Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Giai phap xay dung data warehouse

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 42 trang )

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG DATA WAREHOUSE CHO BẢO VIỆT BANK

1. Hệ thống Oracle GoldenGate (OGG)
1.1 Giới thiệu
Oracle GoldenGate (OGG) được Oracle mua lại từ GoldenGate Software Inc vào năm 2009
và được phát triển lại, phiên bản hiện tại là Oracle GoldenGate 12.3 hay còn gọi lại 12c.
Những lợi ích mà GoldenGate mang lại:
• Có cơ chế đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu đồng bộ và khả năng tự khôi phục tiến trình
đồng bộ sau khi mất kết nối giữa CSDL nguồn và CSDL đích
• Có khả năng đồng bộ dữ liệu với độ trễ thấp với hàng nghìn transaction/s và chiếm ít tải
của hệ thống CSDL
• Duy trì các hoạt động liên tục cho các ứng dụng
• Giảm thiểu chi phí thông qua hỗ trợ các môi trường không đồng nhất
• Hiệu suất cao, có khả năng mở rộng
1


• Giảm thiểu rủi ro sai lệch dữ liệu, đảm bảo được tính toàn vẹn và độ tin cậy dữ liệu
• Vượt qua rào cản về việc chia sẻ dữ liệu
• Hỗ trợ trợ nhiều loại CSDL như Oracle, SQL Server, DB2, MySQL, BigData
• Có khả năng chạy được trên nhiều hệ điều hành như Solaris, Linux, AIX, Window
• Hỗ trợ kết nối bảo mật, mã hóa dữ liệu khi truyền tải dữ liệu
1.2 Kiến trúc tổng quan
Oracle GoldenGate có thể sử dụng nhiều mô hình đồng bộ như từ một nguồn sang nhiều
đích, từ nhiều nguồn về một đích, hoặc đồng bộ 2 chiều…

1.2.1 Nhân bản dữ liệu 1 chiều (Unidirectional Replication):
Đây là kiến trúc thông dụng nhất của OGG. Kiến trúc này cho phép đồng bộ 1 chiều từ
CSDL nguồn sang CSDL đích.

2




1.2.2 Nhân bản dữ liệu 2 chiều (Bidirectional/Active-Active Replication):
Kiến trúc này cho phép đồng bộ dữ liệu theo cả 2 chiều, giữa CSDL nguồn và CSDL đích.

2 trường hợp phổ biến thường được sử dụng trong kiến trúc này là:
- Nâng cấp CSDL: trong quá trình nâng cấp từng CSDL thì hệ thống vẫn phải đảm bảo các
giao dịch phát sinh được ghi nhận vào CSDL.
- Mô hình CSDL có tính sẵn sàng cao (High Availability) để dự phòng khi có thảm hoạ xảy
ra.
Trong xu thế điện toán đám mây ngày nay, nhiều tổ chức cũng đã áp dụng kiến trúc này cho
việc di chuyển dữ liệu lên/xuống giữa Public/Private Cloud.

1.2.3 Kho dữ liệu theo thời gian thực (Real-time Data Warehousing):
Trong thế giới mà việc kinh doanh phát triển nhanh chóng thì dữ liệu đóng vai trò hết sức
quan trọng đối với các tổ chức. Dữ liệu có giá trị được sử dụng để doanh nghiệp ra các
quyết định kinh doanh quan trọng. OGG trong trường hợp này là 1 công cụ tốt cho việc hợp
nhất tất cả các dữ liệu có liên quan từ các hệ quản trị CSDL không đồng nhất về 1 kho dữ
liệu tập trung.

3


1.2.4 Phân tán dữ liệu theo thời gian thực (Real-time Data Distribution):
Như phân tích ở trên, OGG là 1 công cụ tốt cho việc hợp nhất các nguồn dữ liệu về 1 nguồn
tập trung. Ngoài ra, OGG còn thể hiện vai trò là 1 công cụ để phân tán dữ liệu ra các vị trí
dữ liệu đích khác nhau.

Trong kiến trúc phân tán dữ liệu, OGG chuyển toàn bộ dữ liệu hoặc 1 phần dữ liệu từ CSDL
nguồn đến các CSDL đích ở các vị trí địa lý khác nhau. Cách thực hiện này cho phép các tổ

chức phân chia dữ liệu dựa trên khu vực địa lý hoặc khu vực kinh doanh khác nhau. Kiến
trúc này đảm bảo được việc bảo mật dữ liệu theo vùng.
4


1.2.5 Phân tán dữ liệu thông qua việc chuyển thông điệp (Data Distribution via
Messaging):
Kiến trúc này tương tự như kiến trúc phân tán dữ liệu theo thời gian thực đã được đề cập ở
trên, điểm khác biệt duy nhất chính là cách chuyển dữ liệu từ nguồn đến đích.

Kiến trúc này sử dụng Flat file cho việc phân tán dữ liệu. Việc sử dụng Flat file đảm bảo
OGG có thể chuyển dữ liệu đến bất kỳ hệ thống nào từ bất kỳ CSDL nào hoặc các ứng dụng
văn phòng như Microsoft Excel hay các hệ thống lớn chạy Big Data.
VD: Mô hình hệ thống Real-Time Data Warehousing (được tích hợp với ODI)

1.3 Nguyên lý hoạt động

5


Điều làm cho OGG trở nên linh hoạt và có khả năng mở rộng đó chính là các tiến trình xử lý Sao
chụp dữ liệu (Capture), Truyền dữ liệu (Transmit) và Phân phối dữ liệu (Deliver) trên các môi
trường không đồng nhất. Các tiến trình này kết hợp với các tập tin Trail để đồng bộ các giao dịch
giữa các môi trường với nhau. Phần tiếp theo sẽ lần lượt giới thiệu về các tiến trình của OGG.

1.3.1 Manager Process
Tiến trình Manager đảm nhận các công việc sau đây:


Khởi động hoặc khởi động lại các tiến trình khác của OGG




Quản lý cổng kết nối của các tiến trình



Quản lý các tập tin Trail



Quản lý các sự kiện, lỗi và báo cáo vượt ngưỡng
1 tiến trình Manager có thể quản lý nhiều loại tiến trình khác của OGG. Điều này giúp cho việc
quản lý trở nên tập trung hơn trên 1 môi trường.

6


1.3.2 Collector Process
Tiến trình này là 1 tiến trình chạy ngầm ở môi trường đích khi việc đồng bộ thay đổi trực tuyến
hoạt động. Tiến trình này đảm bảo các công việc sau:


Đảm bảo yêu cầu kết nối giữa tiến trình Extract ở môi trường nguồn và tiến trình Manager ở môi

trường đích hoạt động ở cổng kết nối hợp lệ


Nhận các giao dịch từ CSDL nguồn chuyển sang và ghi thành tập tin Trail ở môi trường đích
Khi có 1 yêu cầu kết nối, tiến trình Manager sẽ tự động kích hoạt tiến trình Collector để hoạt

động mà không cần người dùng can thiệp vào. 1 tiến trình Collector chỉ có thể nhận thông tin
duy nhất từ 1 tiến trình Extract. Tiến trình Collector sẽ tự ngừng khi tiến trình Extract ngừng.

1.3.3 Capture Process
Tiến trình này sẽ theo dõi sự thay đổi của dữ liệu (Change Data Capture - CDC) trong CSDL
nguồn. Khi dữ liệu được “commit”, tiến trình này sẽ ghi những giao dịch thay đổi vào file trên
đĩa cứng gọi là các tập tin Trail. Các tập tin Trail này có thể chuyển qua lại giữa các môi trường
nguồn-đích thông qua giao thức TCP-IP.
Trường hợp môi trường nguồn-đích cùng sử dụng chung hệ thống file trên local hoặc Network
File System thì các tập tin Trail này không cần chuyển qua lại giữa 2 môi trường.

1.3.4 Data Pump Process
Tiến trình này dùng để chuyển dữ liệu qua lại giữa môi trường nguồn-đích thông qua môi trường
mạng. Trong 1 số trường hợp chúng ta không cần tiến trình này nếu như tiến trình Extract dữ liệu
đẩy các giao dịch thay đổi ra tập tin Trail và lưu trực tiếp lên hệ thống đích. Tuy nhiên, điểm lợi
khi sử dụng tiến trình này đó là: trong trường hợp mất kết nối mạng, tiến trình này vẫn tiếp tục
thu thập các tập tin Trail phát sinh bên hệ thống nguồn, giữ chúng lại đến khi hệ thống mạng
được khôi phục. Việc này đảm bảo các giao dịch mới phát sinh luôn được lưu lại và không bị thất
thoát khi có sự cố mạng xảy ra.

7


1.3.5 Delivery Process
Tiến trình này chiụ trách nhiệm đọc các giao dịch từ các tập tin Trail và cập nhật chúng vào
CSDL đích theo trình tự về thời gian dựa vào thứ tự SCN.

1.3.6 Các tập tin TRAIL
Là các tập tin dạng nhị phân của OGG được sử dụng để lưu trữ các giao dịch thay đổi và được
chuyển đổi qua lại giữa môi trường nguồn-đích.

Các tập tin này hỗ trợ cho việc nhân bản và trích xuất liên tục các thay đổi trong CSDL bằng việc
lưu lại các thay đổi trên các mẫu tin tạm thời vào đĩa cứng. Các tập tin Trail có thể tồn tại ở môi
trường nguồn - gọi là các tập tin Local Trail hoặc trên môi trường đích - gọi là các tập tin Remote
Trail.
Bằng việc sử dụng các tập tin Trail, các tiến trình của OGG hoạt động gần như độc lập với nhau
và giúp cho OGG trở nên linh hoạt và dễ dàng trong việc điều khiển xử lý và phân phối dữ liệu.

2. Hệ thống Oracle Data Integrator (ODI)
2.1 Giới thiệu
Như ta đã biết, ETL (Extract-Transform-Load) là nền tảng của kho dữ liệu. Một hệ thống
ETL được thiết kế cho việc trích xuất dữ liệu từ các hệ thống nguồn, chuyển đổi dữ liệu đảm
bảo các nguồn độc lập có thể tích hợp, và cuối cùng dữ liệu sau chuyển đổi được đưa vào kho
dữ liệu phục vụ mục đích phát triển ứng dụng hay phục vụ các mục đích kho dữ liệu.

Và Oracle cung cấp công cụ để triển khai ETL là Oracle Data Integrator (ODI) để làm nhiệm
vụ trên. ODI cung cấp một giải pháp thống nhất để xây dựng, triển khai và quản lý kho dữ

8


liệu phức tạp hoặc là một phần của kiến trúc tập trung vào dữ liệu trong môi trường SOA
hoặc BI.
Ưu điểm của ODI:
• Có thể tích hợp dữ liệu, đồng bộ dữ liệu, quản lý dữ liệu và dịch vụ để đảm bảo thông
tin kịp thời, chính xác và nhất quán trên các hệ thống phức tạp.


Chuyển đổi khối lượng dữ liệu lớn một cách hiệu quả, xử lý các sự kiện trong thời
gian thực thông qua khả năng Ghi dữ liệu thay đổi (CDC) và cung cấp dịch vụ dữ liệu




cho Oracle SOA Suite.
Cung cấp các tính năng kiểm soát toàn vẹn dữ liệu mạnh mẽ, đảm bảo tính nhất quán

và chính xác của dữ liệu.
• Đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất, tính linh hoạt và năng suất của nền tảng tích hợp.
2.2 Kiến trúc hoạt động

Sơ đồ tổng quát kiến trúc ODI
Desktop: Là môi trường Client dành cho người dùng, nhà phát triển cài đặt ODI, và kết nối
đến ODI Server thông qua công vụ ODI Studio. ODI chạy trên nền tảng JAVA
Weblogic Server: Là môi trường Server để cài ODI Server, và các Domain, Agent của ODI
được tạo ra và chạy trên môi trường này, ngoài ra các plugin và thư viện cũng được lưu trữ
tại đây.
Reponsitory: Được lưu trữ trong Database, hoặc có thể trích xuất ra File, là nơi chứa các câu
lệnh, các Models của ODI
Sources and Targets: Là các dữ liệu, kho dữ liệu, các báo cáo hoặc các ứng dụng..được kết
nối đến ODI.
Kiến trúc của ODI bao gồm các thành phần:

9


Responsitory: Đây là nơi lưu trữ các thông tin được xử lý bởi ODI, cụ thể là: các kết nối,
siêu dữ liệu, quy tắc chuyển đổi và các kịch bản, các bản ghi thực hiện, số liệu thống kê.

Mô hình các thành phần của Reponsitory
Studio: Là giao diện đồ họa của ODI, được sử dụng bởi các quản trị viên, các nhà phát triển,
các thành viên khai thác.


Mô hình thành phần của ODI Studio
Agents: Chứa các tác tử phục vụ mục đích chạy tự động các yêu cầu trên server

10


Mô hình hoạt động của Agent trên ODI
Console: là một công cụ web cho phép người dung duyệt kho lưu trữ ODI
Oracle Enterprise Manager plugin: là plugin cho ODI tích hợp với OEM, để các quản trị
viên có thể giám sát trực tiếp các sản phẩm của Oracle trên giao diện web.

11


Mô hình quản lý trên giao diện console của ODI
3. Hệ thống Data Warehouse (DW)
3.1 Giới thiệu
Data Warehouse là hệ thống cơ sở dữ liệu (kho dữ liệu) được thiết kế hướng tới truy vấn, phân
tích dữ liệu một cách chính xác trên tập dữ liệu lớn chuyên dùng cho tạo báo cáo và phân tích dữ
liệu. Kho dữ liệu vừa hỗ trợ các truy vấn phức tạp, vừa là điểm tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn
khác nhau để có được thông tin phân tích đầy đủ nhất.

12


Data Warehouse là một cấu phần vô cùng quan trọng trong hệ thống báo cáo quản trị thông minh
(BI – Business Intelligence). Đây là kho tổng hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau để từ đó chuẩn
hóa và cung cấp thông tin cho hệ thống BI tổng hợp, xử lý thành báo cáo, dự đoán những biến
động trong tương lai.

Data Warehouse có khả năng lưu trữ rất lớn tới hàng trăm Gigabyte hay thậm chí hàng Terabyte.
Kho dữ liệu được xây dựng để tiện lợi cho việc truy cập theo nhiều nguồn, nhiều kiểu dữ liệu
khác nhau sao cho có thể kết hợp được cả những ứng dụng của các công nghệ hiện đại và kế thừa
được từ những hệ thống đã có sẵn từ trước.
3.2 Đặc điểm của Data Warehouse
Tính hướng chủ đề (subject – oriented): Data Warehouse tập trung vào việc phân tích các yêu
cầu quản lý ở nhiều cấp độ khác nhau trong quy trình ra quyết định. Các yêu cầu phân tích này
thường rất cụ thể, và xoay quanh loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính toàn vẹn (integrated):
13


Data Warehouse giải quyết các khó khăn trong việc kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu khác
nhau. Giải quyết các sai khác về tên trường dữ liệu (dữ liệu khác nhau nhưng tên giống nhau). Ý
nghĩa dữ liệu (tên giống nhau nhưng dữ liệu khác nhau). Định dạng dữ liệu (tên và ý nghĩa giống
nhau nhưng kiểu dữ liệu khác nhau).
Tính bất biến (nonvolatile)
Quy định rằng dữ liệu phải thống nhất theo thời gian (bằng cách hạn chế tối đa sửa đổi hoặc xoá
dữ liệu). Từ đó làm tăng quy mô dữ liệu lên đáng kể so với hệ thống nghiệp vụ
Giá trị lịch sử (time – varying):
Data Warehouse là gì – Data Warehouse có khả năng lấy các giá trị khác nhau của cùng một
thông tin và thời điểm xảy ra thay đổi. Ví dụ thông tin địa chỉ, email, số điện thoại của khách
hàng có thể thay đổi. Nhưng việc thay đổi đó không được phép tác động đến giá trị báo cáo, phân
tích thực hiện trước khi sự thay đổi xảy ra.
3.3 Kiến trúc hoạt động
A, Kiến trúc 1 tầng:

14



Kiến trúc đơn giản của hệ thống Data Warehouse gồm 3 phần:


Data Source: Là nơi dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau được thu thập.



Warehouse: Nơi lưu trữ dữ liệu đã được xử lý, gồm Metadata, Raw Data và Summary
Data.



User: Gồm các hệ thống phân tích, báo cáo và Mining.

Đây là một kiến trúc đơn giản với phần ETL (extraction, transformation, and loading) đã bị lược
bỏ, người dùng cuối truy xuất dữ liệu trực tiếp từ các hệ thống xử lý nghiệp vụ thông qua data
warehouse.
B, Kiến trúc 2 tầng:

15


Tại kiến trúc 2 tầng, có thêm bước chuyển dạng và tích hợp dữ liệu. Dữ liệu trước khi đưa vào
Data Warehouse, được tập hợp từ nhiều nguồn, chuyển đổi dạng và lưu trữ tại bước Staging
Area, người dùng cuối truy xuất dữ liệu trực tiếp từ các hệ thống xử lý nghiệp vụ thông qua Data
Warehouse.

C, Kiến trúc 3 tầng:

Kiến trúc 3 tầng bổ sung thêm bước ETL, giúp phân Warehouse ra thành các chủ đề nhỏ hơn

(Data mart).

4. Hệ thống Oracle Business Intelligence (OBI)
16


4.1 Giới thiệu
Business Intelligence (gọi tắt là BI) là quy trình/hệ thống công nghệ cho phép phân tích và thể
hiện thông tin giúp cho các nhà quản lý và người sử dụng của tổ chức đưa ra các quyết định kinh
doanh phù hợp.

BI bao gồm một loạt các công cụ, ứng dụng và phương thức cho phép các tổ chức thu thập thông
tin từ các hệ thống nội bộ và nguồn bên ngoài; chuẩn bị sẵn sàng cho việc phân tích; phát triển
và chạy các truy vấn đối với dữ liệu; tạo các báo cáo, bảng điều khiển (dashboard) và hình ảnh
hóa dữ liệu để cung cấp kết quả phân tích cho những người sử dụng và những người ra quyết
định.
Các lợi ích tiềm năng của BI bao gồm tăng tốc và cải thiện việc ra quyết định, tối ưu các quy
trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, mang lại doanh thu mới và có được nhiều lợi thế
cạnh tranh về mặt kinh doanh hơn so với đối thủ. Các hệ thống BI có thể giúp các doanh nghiệp
xác định được xu hướng thị trường và chỉ ra các vấn đề của kinh doanh cần quan tâm xử lý.
Và để đáp ứng nhu cầu về BI, Oracle đã đưa ra giải pháp cho các vấn đề trên thông qua công cụ
Oracle Business Intelligence (OBI hay OBIEE).

17


Những lợi ích của OBI đem lại:


Hỗ trợ người dùng nội bộ trong đánh giá, cải thiện và tối ưu hóa khả năng cũng như quy

trình hoạt động của tổ chức thông qua việc tạo, quản lý các báo cáo như biểu mẫu, phân



tích, dashboard.
Trình bày các thông tin thiết yếu của doanh nghiệp tới người dùng cu ối về các y ếu t ố



thuộc chuỗi giá trị, ví dụ như khách hàng hay đối tác trong chuỗi cung ứng.
là ứng dụng cho các loại hình doanh nghiệp như hệ thống siêu thị, ngân hàng, viễn thông,
… đó đều là những nơi cần thu thập, xử lý khối lượng dữ liệu cực lớn. Do đó BI có tính
ứng dụng rất cao khi nguồn dữ liệu của doanh nghiệp sẽ lớn d ần theo thời gian ho ạt động



thông qua dạng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị, hình ảnh..
Công nghệ OBI cung cấp cái nhìn toàn cảnh doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự



đoán tương lai. OBI giúp hoạch định chiêń lược của các doanh nghiệp.
OBI giúp thay đôỉ kỹ năng điêù hành từ kinh nghiệm chủ quan bằng cách điêù hành dựa
trên số liệu và thông tin chính xác thu được từ dữ liệu.

18


4.2 Kiến trúc tổng quan


Mô hình kiến trúc OBIEE
OBIEE bao gồm các thành phần sau:
Oracle BI Publisher
tích hợp được nhiều nguồn dữ liệu (Data Source) đáp ứng các tiêu chí
về các yếu tố tổng hợp nói trên và tổng hợp dữ liệu đã được đào sâu
trong các báo cáo tổng hợp.
Oracle BI Answer và BI Dashboard
Là nơi quản lý các báo cáo phân tích giúp người dùng lọc, tìm kiếm,
khai thác các dữ liệu động, là các dạng biểu đồ, đồ thị hay thống kê.
Chịu trách nhiêm thực thi các cube được thiết kế dựa trên các chiều dữ
liệu và các nghiệp vụ.
19


Cube chịu trách nhiệm nhận dữ liệu đầu vào từ Data Warehouse và
thực thi nghiệp vụ theo định nghĩa và trả về kết quả.
Data Sources
Chứa dữ liệu tổng hợp của Doanh nghiệp, thường là cơ sở dữ liệu quan
hệ gồm nhiều phần khác nhau như các dữ liệu về tài nguyên của doanh
nghiệp, dữ liệu về con người, dữ liệu về khách hàng, phần mềm điện
tử, thương mại
Nguồn dữ liệu có thể là bất cứ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào như
SQL, Oracle, MSSQL...
Thông thường dữ liệu trong Data Warehouse có thể được thiết kế theo
mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ nhưng cũng có thể là dữ liệu lớn, có thể
là dữ liệu không quan hệ.
Oracle Database, Data Warehouse
Là cơ sở dữ liệu được thiết kế khác với CSDL thông thường. Đó là cơ sở
dữ liệu được xử lý truyền tải trực tuyến và được thiết kế dành cho việc
đọc/ghi thường xuyên và là nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài của tổ chức.


4.3 Nguyên lý hoạt động

20


Sơ đồ hoạt động của hệ thống OBIEE
Đối với hệ thống OBIEE, người dùng có thể thao tác với các loại báo cáo như báo cáo biểu
mẫu, báo cáo phân tích, bảng điện tử..
Analytics và Oracle BI Publisher: Các bộ phận Analytics sẽ quản lý các báo cáo phân tích,
bảng điện tử, Oracle BI Publisher sẽ quản lý báo cáo biểu mẫu
Oracle BI Presentation Server: quản lý các action về báo cáo, quản lý giao diện người dùng
Oracle BI Scheduler: quản lý việc lập lịch cho báo cáo định kỳ

21


Oracle BI Server: quản lý các service, các ứng dụng chạy, là trung tâm xử lý chính của
OBIEE
Credential Store: quản lý các vấn đề về bảo mật như role, policy
LDAP, OID or extenal authenticator: quản lý về nhận dạng user, đăng nhập
4.4 Ưu điểm của quản lý báo cáo với OBIEE:
Đối với các báo cáo tài chính tĩnh thường là các báo cáo đã có khung sẵn,
tại một thời điểm ta chỉ xem được thông tin liên quan đến 1 thực thể cố
định như các thông tin liên quan đến khách hàng, các thông tin liên quan
đến tài khoản, hoặc các thông tin liên quan đên dòng tiền đầu kỳ, cuối kỳ,
phát sinh trong kỳ....
Còn báo báo tài chính động thì có thể lấy nhiều thực thể vào trong 1 báo
cáo, và có thể xem nhiều báo cáo trên 1 trang để từ đó có thể đánh giá,
so sánh, đối chiếu các đối tượng với nhau trực quan và chính xác.

Báo cáo dựa trên các ưu điểm của các báo cáo động thì Oracle BI
Publisher làm tốt nhiệm vụ tổng hợp và phân tích dữ liệu. Oracle BI
Publisher có thể lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Trong quá trình
xuất ra dữ liệu Oracle BI Publisher có thể bỏ các hàng, các cột không cần
thiết và linh hoạt trong đổi tên, kích thước.
Với hệ thống BI hiện nay thì việc tổng hợp dữ liệu có thể xem được cả hình
ảnh, vùng lãnh thổ và đưa ra các dự đoán, so sánh, phân tích từ đó mang
đến những thông tin cụ thể để đưa ra các quyết định dự đoán tương lai
chính xác có lợi cho doanh nghiệp.
-

Dễ dàng xaŷ dựng các Data Model

22


Maǹ hinh
̀ tao
̣ Data Model hiện ra: choṇ Default Data Source cho Data Model như config
Sau đó taọ Data Sets: là phâǹ code SQL để lâý dữ liệu. Choṇ SQL Query

23


-

Thuận tiện khi taọ ra các Template

Có thể vẽ template ngoaì rôì up len:
̂ choṇ Upload với ten̂ là ten̂ baó cao,

́ att, type RTF, locale
English.

24


-

Xem baó caó tren
̂ Dashboard

Dashboard là cać bang
̉ muc̣ tieû quan̉ trị đu ̛ợc dựng sẵn cać baó caó để ngu ̛ời s ử dung
̣ truy
cập nhanh cać baó caó theo nội dung quan̉ trị mong muôn.
́

Ví du:̣ Payables là bang
̉ muc̣ tieû quan̉ trị cać chỉ tieu:
̂ baó caó cać giao dich
̣ tren̂ AP, chi tiêt́
cać giao dich,
̣ bao
́ cao
́ về nhà cung câp,
́ cać khoan
̉ muc̣ chiêt́ khâu...
́
Người sử dung
̣ khi muôń xem baó caó naò thì click vaò page tab cuả baó caó đo,́ sau đó choṇ

cać tham số để xem bao
́ cao.
́

25


×