Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

mối quan hệ giữa giá cả và cung-cầU.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.52 KB, 4 trang )

Ch ươ ng II
UMỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ CẢ VÀ CUNG-CẦ
Mục Tiêu
- Hiểu khái niệm, đặc điểm và vai trò giá cả nông sản và thực phẩm;
- Sử dụng sơ đồ cung và cầu để xác định giá và lượng cân bằng và dự báo sự
thay đổi của giá và lượng;
- Quan hệ quy luật một giá với tất cả các giá trên một thị trường nông sản và
thực phẩm;
- Phân biệt giữa hình thành giá và định giá
Khái Niệm giá cả
+ Kinh tế chính trị cổ điển
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
+Kinh tế học hiện đại
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện
tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung - cầu hàng hoá, tích luỹ và tiêu dùng
trong nước và nước ngoài v.v... Giá cả là quan hệ lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn
để doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng kinh doanh.
Giá nông sản
- Giá nông sản thường dễ biến động hơn giá của hàng hoá phi nông nghiệp và
dịch vụ khác
- Bản chất sinh học của sản xuất nông nghiệp là một trong yếu tố quan trọng
làm cho sự không ổn định của giá nông sản
- Có thời gian chậm trễ rất lớn từ lúc ra quyết định sản xuất cho tới khi có sản
phẩm cuối cùng
- Bản chất cầu của nông sản cũng là một yếu tố làm giá nông sản không ổn
định
- Định giá ở cấp nông trại thường cạnh tranh hơn và phi tập trung hơn so với
các ngành công nghiệp khác
- Do sự khác nhau về cấu trúc thị trường mà giá nông sản có xu hướng mềm
dẻo (linh hoạt) hơn so với giá của hàng hoá phi nông nghiệp
- Trong ngắn hạn, giá nông sản có thể vượt quá các mức cân bằng dài hạn để


phản ứng với sự thay đổi các yếu tố kinh tế
- Các yếu tố kinh tế bao gồm chính sách liên quan đến cung tiền, thâm hụt
ngân sách, tỷ giá hối đoái, thương mại, và trợ giúp của nước ngoài.
Vai trò của giá cả trong nền kinh tế cạnh tranh
- Giá định hướng và điều chỉnh những quyết định về sản lượng và những
quyết định về phân phối của người sản xuất.
- Giá định hướng và điều chỉnh quyết định tiêu dùng.
- Giá định hướng và điều chỉnh quyết định marketing về thời gian, hình thức
và không gian.
Giá tương quan
- Giá tương quan được hiểu đơn giản là tỷ số giữa giá của các sản phẩm thay
thế cho nhau.
- Giá tương quan của đậu tương và ngô là 2:1 nếu giá đậu tương là 8 nghìn
đồng và giá của ngô là 4 nghìn đồng.
- Đối với người sản xuất, việc điều chỉnh giá tương quan nhằm tăng lợi
nhuận.
- Đối với người tiêu dùng đưa ra quyết định để tối thiểu hoá chi phí và tối đa
hoá lợi ích.
Ý nghĩa của cầu
- Cầu là một bảng tập hợp lượng và giá tương ứng khác nhau của một hàng
hoá mà người mua sẽ mua tại một thời điểm và vị trí xác định.
- Luật cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lượng được mua và giá chọn lựa. Khi
giá thấp hơn sẽ mua nhiều hơn, giá cao hơn mua ít hơn.
Các loại cầu
- Cầu người tiêu dùng (consumer demand) là lượng hàng hoá cụ thể nào đó
mà một cá nhân người tiêu dùng mong muốn và có thể mua khi giá của hàng
hoá đó thay đổi, trong khí tất cả các yếu tố khác ảnh hưởng tới cầu không đổi
- Cầu thị trường (market demand) là tổng lượng một hàng hoá mà tất cả
người tiêu dùng trong một thị trường cụ thể nào đó mong muốn và có thể mua
khi giá thay đổi, trong khi các yếu tố khác không đổi

- Cầu đầu cơ (speculative demand) là cầu liên quan tới lượng sử dụng và giá
cả của một hàng hoá trong tương lai
- Cầu cơ bản (primary demand) là quan hệ cầu của người tiêu dùng và giá cả
hàng hoá trên thị trường tiêu dùng
- Cầu dẫn suất (derived demand) được sử dụng để xác định lượng yếu tố
sản xuất để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Hàm cầu dẫn suất còn được sử
dụng mở rộng trong trường hợp hàm cầu giữa cầu trang trại và cầu bán buôn
- Khái niệm tĩnh (static) của cầu chỉ đề cập sự di chuyển dọc theo đường cầu
- Khái niệm động (dynamic) của cầu đề cập tới 2 khía cạnh: sự dịch chuyển
cầu; thứ hai là sự trễ (lag) trong quá trình điều chỉnh cầu.
Ý nghĩa của cung
- Cung là tập hợp lượng sản phẩm sẽ được đưa ra bán ở các mức giá khác
nhau tại một thời điểm và một vị trí xác định.
- Luật cung biểu diễn mối quan hệ đang tồn tại giữa giá và lượng được bán ra
thị trường: giá cao hơn, sẽ nhiều sản phẩm được đưa ra tiêu thụ; giá thấp hơn
sẽ có ít sản phẩm được đưa ra tiêu thụ
Các yếu tố làm thay đổi đường cầu
- Thay đổi số người mua
- Thay đổi thu nhập hoặc sức mua của người dân
- Thay đổi thị hiếu và sở thích đối với sản phẩm
- Thay đổi của giá cả hàng hoá liên quan khác
- Thay đổi kỳ vọng của người mua về mức giá trong tương lai và thái độ của
họ tới việc đầu cơ tích trữ
- Thay đổi chi phí tiêu thụ và dịch chuyển đường cầu bán lẻ hoặc cầu dẫn suất
ở cấp người sản xuất
Yếu tố làm dịch chuyển đường cung
- Ngắn hạn: chi phí bảo quản, nhu cầu tiền mặt của người bán và kỳ vọng về
giá tương lai
- Trong trung hạn và dài hạn có sự thay đổi về chi phí sản xuất ra hàng hoá đó
- Thay đổi giá các yếu tố đầu vào sản xuất

- Thay đổi lượng hàng hoá khác được sản xuất cùng loại nguồn lực
- Thay đổi giá của sản phẩm sóng đôi (ví dụ như các sản phẩm cùng được sản
xuất ra gạo và cám gạo hay thịt nạc và thịt mỡ)
- Thay đổi mức giá và/hoặc rủi ro năng suất mà người sản xuất gặp phải
- Những cản trở về mặt thể chế chẳng hạn như chương trình kiểm soát diện
tích cây trồng của chính phủ.
Độ co giãn cầu và cung
- Độ co giãn đo sự phản ứng của lượng cung và cầu đối với sự thay đổi giá.
- Ep=%thay đổi lượng cầu/ % thay dổi lượng giá
-Giả sử rằng giá giảm đi 10%. Theo luật cầu thì lượng sẽ thay đổi khác nhau
dựa trên độ co giãn của nó, theo một số trường hợp dưới đây:
- Với co giãn đơn vị, lượng sẽ tăng 10%
- Với đường cầu co giãn, lượng sẽ tăng lớn hơn 10%
- Với đường cầu không co giãn, lượng sẽ tăng nhỏ hơn 10%.
Độ co giãn giá với tổng doanh thu
TR = P.Q
Trong đó: TR - Doanh thu (Total Revenue)
P - Giá của hàng hoá
Q - Khối lượng hàng hoá tiêu thụ.
Mối quan hệ giữa các độ co giãn
- Đối với cầu tiêu dùng
- Điều kiện đồng nhất (Homogenety condition): Nghĩa là tổng các độ co giãn
bằng 0; Eii + Ei1 + Ei2 + . . . + Eiy = 0
Trong đó: Eii = Co giãn giá riêng; Ei1 = Co giãn chéo; Ei2 = . . .
Eiy = Co giãn thu nhập
Mối quan hệ giữa các độ co giãn
- Hệ số biến đổi của giá (Price Flexibility Coefficients): là hệ số nghịch đảo
của hệ số co giãn giá
Fii=1/Eii
Trong đó: Fii = hệ số biến đổi giá

Eii = hệ số co giãn giá
Áp dụng phân tích cung cầu
- Tính không ổn định của giá nông sản
- Kiểm soát cung trong nông nghiệp
- Tác động của thương mại ảnh hưởng tới giá
- Ảnh hưởng của giá trần và giá sàn
- Điều phối giá cả (rationing)
- Hỗ trợ người sản xuất hay người tiêu dùng
- Mối quan hệ giữa giá cả và chi phí trong nông nghiệp
- Hoạt động kinh doanh trên thị trường và luật một giá (law of one price

×