Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu ứng dụng virus vaccine sởi và quai bị gây ly giải tế bào điều trị ung thu gan và đại trực tràng trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

LÊ DUY CƯƠNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG UNG THƯ
ĐẠI TRÀNG NGƯỜI CỦA VIRUS VACCINE SỞI
VÀ QUAI BỊ TRÊN THỰC NGHIỆM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

LÊ DUY CƯƠNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG UNG THƯ
ĐẠI TRÀNG NGƯỜI CỦA VIRUS VACCINE SỞI
VÀ QUAI BỊ TRÊN THỰC NGHIỆM
Chuyên ngành: Khoa học y sinh
Mã số: 9720101


LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Lĩnh Toàn
2. PGS.TS. Hồ Anh Sơn

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc!
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc Học Viện, Bộ môn
Sinh lý bệnh, Viện nghiên cứu Y-Dược học quân sự, Phòng Sau đại học, Học
viện Quân y đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Sinh học tế bào, khoa Sinh học và
Phòng Thí nghiệm Trọng điểm công nghệ Enzym và Protein (KLEPT),
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Hình thái, Viện 69, Bộ Tư Lệnh
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Nguyễn Lĩnh Toàn, PGS.TS.
Hồ Anh Sơn, những người thầy đã tận tình trực tiếp dạy dỗ, dìu dắt, hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đến các thầy cô trong hội
đồng chấm luận án đã dành nhiều thời gian và công sức chỉ bảo, giúp đỡ tôi
hoàn thành bản luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ vô tư, tận tình của
các anh chị đi trước, đồng nghiệp, bạn bè trong quá trình học tập.

Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới công ơn nuôi dạy của cha mẹ tôi,
sự quan tâm giúp đỡ, động viên của vợ, con, anh, chị, em và bạn bè thân thiết
để tôi có được ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Lê Duy Cương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu trong
đề tài nghiên cứu có tên: “Nghiên cứu ứng dụng virus vaccine sởi và quai bị
gây ly giải tế bào điều trị ung thu gan và đại trực tràng trên thực nghiệm”. Kết
quả đề tài này là thành quả nghiên cứu của tập thể mà tôi là một thành viên
chính. Tôi đã được Chủ nhiệm đề tài và toàn bộ các thành viên trong nhóm
nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng đề tài này vào trong luận án để bảo vệ
lấy bằng tiến sĩ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Lê Duy Cương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................... 3
1.2. Ung thư đại trực tràng ............................................................................ 5
1.2.1. Tình hình ung thư đại trực tràng ...................................................... 5
1.2.2. Nguyên nhân ung thư đại trực tràng ................................................ 6
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh của ung thư đại trực tràng .................................. 7
1.3. Liệu pháp virus vaccine sởi và quai bị điều trị ung thư đại trực tràng
người ........................................................................................................... 22
1.3.1. Sinh học virus sởi và quai bị .......................................................... 22
1.3.2. Virus vaccine sởi và quai bị lây nhiễm đặc hiệu tế bào ung thư
đại trực tràng............................................................................................ 24
1.3.3. Các cơ chế virus vaccine sởi và quai bị ly giải tế bào ung thư
đại trực tràng............................................................................................ 27
1.4. Các nghiên cứu virus vaccine sởi và quai bị điều trị ung thư trên lâm
sàng.............................................................................................................. 35
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 38
2.1.1. Động vật ......................................................................................... 38
2.1.2. Chất liệu nghiên cứu ...................................................................... 38


2.1.3. Trang thiết bị sử dụng cho nghiên cứu .......................................... 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 40
2.2.1. Phương pháp nuôi cấy và tăng sinh các dòng tế bào .................... 40
2.2.2. Phương pháp tăng sinh và chuẩn độ virus vaccine sởi và quai bị
từ nguồn virus vaccine ............................................................................. 42

2.2.3. Phương pháp đánh giá virus vavccine sởi và quai bị ly giải tế bào
bằng thử nghiệm 3- (4,5-Dimethylthiazol-2-yl) -2,5 diphenyl tetrazolium
bromide ..................................................................................................... 45
2.2.4. Chuẩn bị mẫu tế bào HT-29 nhiễm virus vaccine sởi và quai bị
đánh giá tỉ lệ tế bào chết theo chương trình và tế bào hoại tử bằng
phương pháp dòng chảy ........................................................................... 48
2.2.5. Đánh giá tỉ lệ tế bào ung thư đại tràng người HT-29 chết theo
chương trình và hoại tử bằng phương pháp phân tích tế bào dòng
chảy........................................................................................................... 51
2.2.6. Phương pháp nuôi chuột thiếu hụt miễn dịch (chuột nude) ........... 54
2.2.7. Phương pháp tạo khối u dòng tế bào ung thư đại tràng người HT29 trên dùi chuột thiếu hụt miễn dịch và tính kích thước khối u .............. 55
2.2.8. Phương pháp điều trị chuột nude bằng virus vaccine sởi và
quai bị ....................................................................................................... 56
2.2.9. Phương pháp đánh giá đáp ứng điều trị bằng virus vaccine sởi và
quai bị trên chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối u tế bào HT-29..56
2.2.10. Phương pháp phẫu tích lấy mô u và lách chuột thiếu hụt miễn
dịch mang khối u tế bào HT-29 sau điều trị bằng virus vaccine sởi và
quai bị ....................................................................................................... 57
2.2.11. Đánh giá tỉ lệ các tế bào miễn dịch ở lách chuột thiếu hụt miễn
dịch mang khối u tế bào HT-29 sau điều trị virus vaccine sởi và quai bị
bằng phương pháp phân tích tế bào dòng chảy ....................................... 59
2.2.12. Phương pháp phân tích siêu cấu trúc tế bào u HT-29 sau điều trị
bằng virus vaccine sởi và quai bị ............................................................. 61
2.2.13. Phương pháp phân tích kết quả ................................................... 62


SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 64
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 65
3.1. Tăng sinh dòng tế bào HT-29, Vero, virus vaccine sởi và quai bị .......... 65
3.1.1. Tăng sinh các dòng tế bào HT-29 và Vero ....................................... 65

3.1.2. Tăng sinh virus vaccine sởi và quai bị từ nguồn virus vaccine ..... 66
3.2. Chuẩn độ virus vaccine sởi và quai bị theo phương pháp TCID50 ........ 67
3.3. Virus vaccine sởi và quai bị ly giải trực tiếp dòng tế bào ung thư đại
tràng người HT-29 in vitro .......................................................................... 68
3.3.1. Tế bào HT-29 nhiễm virus vaccine sởi và quai bị tạo hợp bào in
vitro........................................................................................................... 68
3.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả ly giải tế bào ung thư đại tràng người
HT-29 của virus vaccine sởi và quai bị bằng nghiệm pháp 3- (4,5Dimethylthiazol-2-yl) -2,5 diphenyl tetrazolium bromide........................ 69
3.3.3. Đánh giá tỉ lệ tế bào ung thư đại tràng người HT-29 chết theo
chương trình và hoại tử sau nhiễm virus vaccine sởi và quai bị in vitro.73
3.4. Virus vaccine sởi và quai bị kháng u dòng tế bào ung thư đại tràng
người HT-29 cấy ghép trên chuột thiếu hụt miễn dịch ............................... 90
3.4.1. Kết quả ghép u dòng tế bào ung thư đại tràng người HT-29 ........ 90
3.4.2. Kết quả điều trị chuột nude mang khối u tế bào ung thư đại tràng
người HT-29 bằng virus vaccine sởi và quai bị ....................................... 91
3.4.3. Tỉ lệ tế bào miễn dịch trong lách chuột thiếu hụt miễn dịch ở các
nhóm nghiên cứu sau điều trị bằng virus vaccine sởi và quai bị............. 96
3.4.4. Hình ảnh siêu cấu trúc tế bào u đại tràng người HT-29 sau điều
trị bằng virus vaccine sởi và quai bị ........................................................ 99
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 101
4.1. Tăng sinh các dòng tế bào Vero và tế bào ung thư đại tràng người
HT-29 in vitro ........................................................................................... 101
4.1.1. Tăng sinh dòng tế bào Vero ......................................................... 101
4.1.2. Nuôi cấy, tăng sinh dòng tế bào ung thư đại tràng người HT-29.. 102
4.2. Tăng sing virus vaccine sởi, quai bị và Chuẩn độ TCID50 ................ 103


4.3. Virus vaccine sởi và quai bị ly giải tế bào ung thư đại tràng người
HT-29 in vitro ........................................................................................... 107
4.3.1. Virus vaccine sởi và quai bị ly giải trực tiếp tế bào ung thư đại

tràng người HT-29 bằng cách tạo hợp bào in vitro ............................... 107
4.3.2. Đánh giá khả năng ly giải tế bào HT-29 của virus vaccine sởi và
quai bị bằng nghiệm pháp 3 - (4,5-Dimethylthiazol-2-yl) - 2,5 diphenyl
tetrazolium bromide ............................................................................... 109
4.3.3. Virus vaccine sởi và quai bị ly giải tế bào HT-29 thông qua kích
hoạt con đường tế bào chết theo chương trình in vitro ......................... 112
4.4. Virus vaccine sởi và quai bị kháng u tế bào ung thư đại tràng người
HT-29 trên chuột thiếu hụt miễn dịch ....................................................... 123
4.4.1. Đánh giá độc tính của virus vaccine sởi và quai bị trên chuột thiếu
hụt miễn dịch mang khối u tế bào ung thư đại tràng người HT-29 ....... 123
4.4.2. Virus vaccine sởi và quai bị kháng u tế bào ung thư đại tràng
người HT-29 trên chuột thiếu hụt miễn dịch .......................................... 125
4.4.3. Virus vaccine sởi và quai bị kích thích miễn dịch đặc hiệu kháng
u tế bào ung thư đại tràng người HT-29 trên chuột thiếu hụt miễn dịch.128
4.4.4. Kết quả siêu cấu trúc tế bào u đại tràng người HT-29 ghép trên
chuột thiếu hụt miễn dịch sau điều trị bằng virus vaccine sởi và
quai bị ..................................................................................................... 134
KẾT LUẬN ................................................................................................... 140
1. Phối hợp virus vaccine sởi và quai bị có hiệu quả ly giải trực tiếp và kích
hoạt con đường chết tế bào apoptosis in vitro ở dòng tế bào ung thư đại
tràng người HT-29 .................................................................................... 140
2. Phối hợp virus vaccine sởi và quai bị có hiệu quả kháng u dòng tế bào
ung thư đại tràng người HT-29 cấy ghép trên chuột nude........................139
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI, LUẬN ÁN ............................................................................ 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 144


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT


APC

Adenomatous polyposis coli (Coli polyp tuyến)

AIF

Apoptosis inducing factor (yếu tố tạo ra chết tế bào theo chương
trình)

CEA

Carcinoembryonic Antigen (kháng nguyên ung thư biểu mô phôi)

CIMP

CpG island methylator phenotype (kiểu hình methyl hóa đảo CpG)

CPE

Cytopathic effect (hiệu ứng gây độc tế bào)

CpG

Cytosine – Guanine nucleotide

CRC

Colorectal Cancer (ung thư đại trực tràng)


DAMP

Damage-Associated Molecular Pattern (kiểu phân tử liên quan đến
các tổn thương)

DC

Dedritic Cell (tế bào đuôi gai)

DNA

Deoxyribonucleic acid

F

Fusion (hòa màng)

HN

Hemagglutinin neuraminidase

H

Hemagglutinin

HNPCC

Hereditary nonpolyposis colorectal cancer (ung thư đại trực tràng
di truyền không do Polyp)


IFN

Interferon

IL

Interleukin

LINE-1

(Long interspersed nuclear elements-1) yếu tố nhân kích thước dài
rải rác 1

LLC

Lewis Lung Cancer (ung thư phổi chuột)

MeV

Mealse vaccine virus (virus vaccine sởi)

MHC

Major Histocompatibility Complex (phức hợp tương hợp mô
chính)


MMR

Mismatch Repair (sửa chữa ghép đôi không xứng)


MOI

Multiplicity of infection

MSI

Microsatellite Instability (bất ổn trình tự lặp ngắn của DNA)

MTT

3-[4,5-dimethylthiazole-2-yl]-2,5-diphenyl tetrazolium bromide

MuV

Mumps vaccine virus (virus vaccine quai bị)

NIS

Sodium-Iodine Symporter (chất mang iod natri)

NK

Natural Killer (giết tự nhiên)

OV

Oncolytic Virus (virus ly giải tế bào ung thư)

PAMP


Pathogen-Associated Molecular Pattern (kiểu phân tử liên quan đến
tác nhân gây bệnh)

PBS

Phosphate buffered saline (dung dịch muối đệm phosphat)

PCR

Polymerase Chain Reaction (phản ứng chuỗi polymerase)

PFU

Plaque forming units (Số hạt virus nhiễm vào một tế bào)

RNA

Ribonucleic acid

ROS

Reactive Oxygen Species (các gốc tự do chứa oxy hoạt động)

TCID

Tissue Culture Infectious Dose (liều nhiễm mô nuôi cấy)

TGFβ


Transforming Growth Factor β (yếu tố tăng trưởng chuyển dạng β)

TNF

Tumor necrotic factor (yếu tố hoại tử khối u)

Wnt

Wingless-related integration (tên của con đường truyền tín hiệu vào
nội bào thông qua các thụ thể trên bề mặt tế bào)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Các thử nghiệm lâm sàng của MeV và MuV………………………36

3.1.

Kết quả tạo khối u tế bào HT-29 trên đùi chuột nude…………...…90

3.2.

Kết quả theo dõi sức khỏe chuột sau điều trị MeV và MuV ............ 92



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.
3.12.
3.13.
3.14.
3.15.
3.16.
3.17.
3.18.
3.19.
3.20.
3.21.
3.22.
3.23.
3.24.


Tên biểu đồ

Trang

KếT quả MTT tế bào HT-29 nhiễm MeV, MuV ngày thứ 3 ............ 69
Kết quả MTT tế bào HT-29 nhiễm MeV, MuV ngày thứ 4 ............. 70
Kết quả MTT tế bào HT-29 nhiễm MeV, MuV ngày thứ 5 ............. 71
So sánh kết quả MTT các nhóm MuV+MeV ngày 3, 4 và 5 ............ 71
So sánh kết quả MTT các nhóm MeV ngày 3, 4 và 5....................... 72
So sánh kết quả MTT các nhóm nhiễm MuV ngày 3, 4 và 5 ........... 72
Tỉ lệ tế bào chết apoptosis ở ngày thứ 5 nhiễm MeV, MuV ............. 74
Tỉ lệ tế bào apoptosis sớm ở ngày thứ 5 nhiễm MeV, MuV............. 74
Tỉ lệ tế bào apoptosis muộn ở ngày thứ 5 nhiễm MeV, MuV .......... 75
Tỉ lệ tế bào HT-29 hoại tử ở ngày thứ 5 nhiễm MeV, MuV............. 76
Tỉ lệ tế bào chết apoptosis ở ngày thứ 4 nhiễm MeV, MuV ............. 78
Tỉ lệ tế bào apoptosis sớm ở ngày thứ 4 nhiễm MeV, MuV............. 78
Tỉ lệ tế bào apoptosis muộn ở ngày thứ 4 nhiễm MeV, MuV .......... 79
Tỉ lệ tế bào hoại tử ở ngày thứ 4 nhiễm MuV, MeV ........................ 80
Tỉ lệ tế bào apoptosis ở ngày thứ 3 nhiễm MeV, MuV .................... 82
Tỉ lệ tế bào apoptosis sớm ở ngày thứ 3 nhiễm MeV, MuV............. 82
Tỉ lệ tế bào apoptosis muộn ở ngày thứ 3 nhiễm MeV, MuV .......... 83
Tỉ lệ tế bào hoại tử ở ngày thứ 3 nhiễm MeV, MuV ........................ 84
So sánh tỉ lệ tế bào chết apoptosis ở ngày thứ 3, 4 và 5 nhiễm
MeV, MuV ........................................................................................ 86
So sánh tỉ lệ tế bào giai đoạn apoptosis sớm ở ngày 3, 4 và 5
nhiễm MeV, MuV ............................................................................. 88
So sánh tỉ lệ tế bào giai đoạn apoptosis muộn ở ngày 3, 4 và 5
nhiễm MeV, MuV ............................................................................. 89
Thay đổi trọng lượng chuột sau điều trị bằng MeV, MuV ............... 92
Kết quả kích thước khối u (mm3) sau điều trị bằng MeV, MuV ...... 93

So sánh thời gian sống trung bình ở các nhóm chuột sau điều trị
bằng MeV và MuV ........................................................................... 94


Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.25. Kết quả tỉ lệ chuột còn sống sau điều trị bằng MuV, MeV .............. 95
3.26. Kết quả tỉ lệ các tế bào miễn dịch ở lách chuột nude sau điều trị
bằng MeV và MuV. .......................................................................... 98


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Gia đình Paramyxoviridae ................................................................ 23
MeV, MuV lây nhiễm đặc hiệu tế bào CRC ..................................... 25
MeV, MuV ly giải tế bào CRC trực tiếp và qua trung gian miễn
dịch…………………………………………………………………30
1.4. Vai trò sialidase của MeV, MuV hoạt hóa tế bào lympho T gây
độc tế bào u. ...................................................................................... 35
2.1. Các máy sử dụng cho nghiên cứu…………………………..………39
2.2. Nuôi cấy và tăng sinh tế bào trong phòng thí nghiệm ...................... 40

2.3. Sơ đồ nhiễm MeV, MuV để chuẩn độ TCID50 ................................. 43
2.4. Sơ đồ pha loãng nồng độ MeV, MuV ............................................... 44
2.5. Sơ đồ các nhóm nhiễm MeV, MuV làm nghiệm pháp MTT ............ 47
2.6. Bộ Kit làm nghiệm pháp MTT.......................................................... 47
2.7. Sơ đồ nhiễm MeV, MuV theo các nhóm đánh giá tỉ lệ tế bào chết
apoptosis và tế bào hoại tử in vitro ................................................... 49
2.8. Mẫu xác định thông số chuẩn cho máy trên phần mềm BD FACS
Diva đánh giá tỉ tế bào apoptosis và tế bào hoại tử .......................... 53
2.9. Buồng nuôi chuột nude ..................................................................... 54
2.10. Ghép u tế bào HT-29 và đo kính thước u trên đùi chuột nude ......... 56
2.11. Mẫu xác định thông số chuẩn cho máy trên phần mềm BD FACS
Diva đánh giá tỉ lệ tế bào miễn dịch trong lách chuột nude ............. 61
3.1. Tế bào HT-29 bám đáy và phát triển……………………………….65
3.2. Tế bào Vero bám đáy và phát triển ................................................... 65
3.3. Tế bào Vero nhiễm MeV, MuV ........................................................ 66
3.4. Kết quả nhuộm xanh methylen chuẩn độ TCID50............................. 67
3.5. Hình ảnh tế bào HT-29 nhiễm MeV, MuV tạo hợp bào in vitro ...... 68
3.6. Biến đổi hình thái của tế bào HT-29 chết theo chương trình............ 73
3.7. Kết quả phân tích dòng chảy các tế bào ung thư đại tràng người
HT-29 nhiễm MeV, MuV ở ngày thứ 5 ............................................ 77
1.1.
1.2.
1.3.


Hình
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.

3.12.
3.13.

Tên hình

Trang

Kết quả phân tích dòng chảy các tế bào ung thư đại tràng người
HT-29 nhiễm MeV, MuV ở ngày thứ 4 ............................................ 81
Kết quả phân tích dòng chảy các tế bào ung thư đại tràng người
HT-29 nhiễm MeV, MuV ở ngày thứ 3 ............................................ 85
Kết quả ghép u tế bào HT-29 dưới da đùi chuột nude ...................... 91
Lách và tế bào lách chuột nude ở các nhóm nghiên cứu .................. 96
Hình ảnh siêu cấu trúc tế bào u HT-29 bình thường......................... 99
Hình ảnh siêu cấu trúc tế bào u HT-29 sau điều trị MeV, MuV....... 99


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng (colorectal cancer-CRC) là quá trình bệnh lý
phát sinh từ đại trực tràng, gây nên bởi sự tăng bất thường các tế bào có khả
năng xâm lấn hay lan rộng vào các bộ phận khác của cơ thể. Là quá trình
bệnh lý phát triển qua nhiều giai đoạn, hậu quả từ sự tích lũy tăng dần của đột
biến gen, đột biến ngoài gen và kết quả bất thường trong con đường tín hiệu
nội bào Wnt. Số bệnh nhân bị CRC và số ca tử vong do CRC vẫn tăng theo
thời gian. Những năm gần đây, đã có nhiều phương pháp mới, tiến bộ áp dụng
điều trị CRC như: liệu pháp miễn dịch, gen trị liệu, điều trị đích, liệu pháp sử
dụng các hạt nano, …. Mặc dù có các phương pháp điều trị mới với nhiều hứa
hẹn, nhưng kết quả vẫn chỉ là kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, tiên

lượng bệnh nhân CRC đã di căn sống trên 5 năm chỉ dưới 20%.
Sự phát triển của sinh học phân tử đã cho chúng ta hiểu biết hơn về cơ
chế bệnh ung thư và virus. Các nhà khoa học đã tạo ra các chủng virus có khả
năng lây nhiễm và ly giải chọn lọc các tế bào ung thư, kích thích đáp ứng
miễn dịch đặc hiệu kháng ung thư. Sử dụng virus ly giải tế bào u (OV) điều trị
ung thư là một phương thức biến sự sao chép của virus thành vũ khí tiêu diệt
các tế bào ung thư và hầu như không ảnh hưởng đến các tế bào lành. OV có
nhiều lợi thế hơn so với các phương pháp điều trị ung thư truyền thống như:
giảm độc tính tác dụng phụ, có khả năng áp dụng rộng rãi cho nhiều loại ung
thư, là một phương thức tự khuếch đại các hoạt động kháng u bằng cách virus
tự nhân lên ly giải tế bào u lan rộng. Hiện nay, với sự phát triển về sinh học
phân tử, các nhà khoa học có thể thiết kế bộ gen của virus nhằm tăng khả
năng lây nhiễm và ly giải tế bào ung thư đặc hiệu cũng như kiểm soát được
mức độ virus nhân lên trong cơ thể.
Liệu pháp sử dụng các chủng virus vaccine sởi (MeV) và virus vaccine
quai bị (MuV) sống, giảm độc lực điều trị ung thư người đã được chứng minh


2

có hiệu quả. Nhiều thử nghiệm lâm sàng sử dụng các virus này bằng các con
đường khác nhau: tiêm nội u, tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mạc… điều trị nhiều
loại ung thư như: u lympho tế bào T ở da, ung thư đại trực tràng, ung thư
buồng trứng, u nguyên bào đệm đa dạng… đã được báo cáo là có kết quả khả
quan (bảng 1.1).
Trong nhiều năm qua, các chương trình tiêm chủng mở rộng với quy
mô toàn cầu bằng MeV và MuV sống, giảm độc lực cũng đã rất thành công,
thiết lập 1 hồ sơ an toàn rộng khắp thế giới. Các chủng MeV và MuV rất khó
gây bệnh trở lại vì hầu hết mọi người đều đã được chủng ngừa. Bên cạch đó,
hầu hết các nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng cũng đã chứng minh sử

dụng MeV, MuV điều trị ung thư là an toàn và rất ít tác dụng phụ.
Sử dụng MeV và MuV điều trị ung thư là liệu pháp có tiềm năng đang
được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước phát triển. Nhưng cho đến nay vẫn
chưa có nghiên cứu nào đi sâu đánh giá hiệu quả sử dụng phối hợp MeV và
MuV điều trị ung thư đại tràng người. Nghiên cứu phối hợp MeV với MuV
kháng ung thư đại tràng người trên thực nghệm sẽ mở đầu cho việc đi sâu
nghiên cứu, áp dụng một phương pháp mới điều trị ung thư đại tràng người.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “nghiên cứu tác dụng kháng ung
thư đại tràng người của virus vaccine sởi và quai bị trên thực nghiệm” với
mục tiêu sau:
1. Đánh giá khả năng gây độc tế bào và chết tế bào theo chương trình
(apoptosis) của phối hợp virus vaccine sởi và quai bị trên dòng tế bào ung
thư đại tràng người HT-29 in vitro.
2. Đánh giá hiệu quả kháng u của phối hợp virus vaccine sởi và quai bị
trên mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch (chuột nude) mang khối u dòng tế bào
ung thư đại trực tràng người HT-29.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung
OV gần đây đã được công nhận là một phương pháp điều trị ung thư có
nhiều hứa hẹn. OV có thể là virus tự nhiên hoặc là virus đã biến đổi gen, có
khả năng nhân lên và giết chết các tế bào ung thư một cách chọn lọc mà hầu
như không làm tổn hại các tế bào bình thường xung quanh. Khác với liệu
pháp gen, OV không đơn thuần là một chất mang gen trị liệu, nó là tác nhân
thuốc điều trị ung thư. Giả thuyết nhiễm virus có thể kháng ung thư bắt đầu
bằng phát hiện khối u bị thoái triển trong và sau khi nhiễm virus [1]. Năm

1949, có 22 bệnh nhân bị bệnh Hodgkin được điều trị bằng chế phẩm chiết
xuất từ huyết thanh hoặc mô có chứa virus viêm gan, kết quả cho thấy virus
làm thoái triển các khối [2]. Từ năm 1950 đến 1980, các thử nghiệm lâm sàng
điều trị ung thư được thực hiện bằng các chủng virus hoang dã hoặc các virus
tự nhiên, giảm độc lực, bao gồm cả virus viêm gan, virus West Nile, virus
dengue và các adenovirus… [3] Tuy nhiên, những loại virus này chưa thực sự
chứng minh được hiệu quả điều trị, cũng như chưa kiểm soát được độc tính
với cơ thể cũng như mức độ virus nhân lên trong tế bào ung thư.
Hiện nay, OV đã được công nhận là một phương pháp điều trị ung thư.
Để tăng cường cho virus nhân lên và ly giải đặc hiệu tế bào ung thư, các nhà
nghiên cứu đã lựa chọn loại virus không gây bệnh cho người nhưng lại có khả
năng nhằm đích các tế bào ung thư, hoặc biến đổi bộ gen virus để tăng cường
khả năng nhằm đích tế bào ung thư. Đại diện cho chiến lược này là virus
chủng reolysin, một biến thể của reovirus, có thuộc tính ly giải tế bào u thông
qua hoạt hóa tín hiệu RAS, do đó hạn chế được mức độ gây độc cho các tế
bào bình thường. Vào năm 1994, Mineta T và cộng sự đã chúng minh chủng
virus herpes simplex là hrR3 đột biến mang gen lacZ của Esckerichia coli, có


4

khả năng điều trị khối u não in vivo hiệu quả hơn nhiều so với các chủng
hoang dã [4]. Tác giả có thể theo dõi được chủng virus này nhân lên rất tốt
trong các tế bào ung thư não và hầu như không có độc tính với tế bào lành.
Phát hiện này đã mở ra một lĩnh vực mới về thiết kế và biến đổi bộ gen của
OV làm tăng hiệu quả ly giải tế bào u.
OV phát triển mạnh mẽ trong suốt ba thập kỷ qua, phát hiện quan trọng
nhất trong quá trình hoạt động ly giải tế bào ung thư là OV có khả năng tạo ra
miễn dịch đặc hiệu chống khối u [5]. Hiện nay, vấn đề này đã được công nhận
đây là tính năng quan trọng của liệu pháp OV. Có hai chủng virus biến đổi

gen đã được chấp thuận để tiếp thị dưới dạng thuốc: một là Oncorine (H101)
hay ONYX-015, một Adenovirus bị mất đoạn gen E1B, đã được các cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt cho điều trị ung thư đầu, cổ và ung thư thực quản ở
Trung Quốc năm 2005 [6]. Cho đến nay, việc sử dụng Oncorine trên lâm sàng
vẫn còn hạn chế. Hai là T-Vec, 1 chủng virus herpes biến đổi gen, được cục
quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ chấp thuận cho điều trị u tế bào hắc tố
vào tháng 10 năm 2015, sau đó được phê duyệt ở Châu Âu vào tháng 1 năm
2016 và tại Úc vào tháng 5 năm 2016 [7]. Nhiều thử nghiệm T-Vec trên lâm
sàng hiện đang được các công ty dược phẩm thực hiện trên toàn thế giới nhằm
mở rộng ứng dụng và thị trường.
Trong số các chủng virus ly giải tế bào ung thư, chủng MeV và MuV
cho thấy có nhiều tiềm năng chống ung thư. Đến nay, MeV và MuV đã được
chứng minh là có khả năng kháng nhiều loại tế bào ung thư trong đó có cả
CRC in vitro, in vivo và cả trên lâm sàng ở các giai đoạn khác nhau. Ngoài
tính lựa chọn đặc hiệu tế bào ung thư, MeV và MuV còn kích hoạt mạnh đáp
ứng miễn dịch của vật chủ góp phần rất quan trọng vào hiệu quả ly giải tế bào
ung thư [8], [9].


5

1.2. Ung thư đại trực tràng
1.2.1. Tình hình ung thư đại trực tràng
CRC vẫn là một gánh nặng sức khỏe rất lớn cho cộng đồng. Trên thế
giới, nó là loại ung thư phổ biến thứ ba ở nam giới và phổ biến thứ hai ở nữ
giới, là nguyên nhân đứng thứ ba gây tử vong liên quan đến ung thư. Trong
năm 2017, ước tính có khoảng 95.520 trường hợp ung thư đại tràng và 39.910
trường hợp ung thư trực tràng mới được chẩn đoán tại Mỹ. Trong khi số liệu
cho thấy ung thư đại tràng ở nam giới (47.700 trường hợp) và nữ giới (47.820
trường hợp) là khá bằng nhau, nhưng ung thư trực tràng ở nam giới (23.720

trường hợp) lại cao hơn nữ giới (16.190 trường hợp). Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất
ở thổ dân Alaska (91/100.000 người), người Mỹ gốc Phi (49/100.000 người),
thấp nhất ở người Mỹ gốc Á và người dân đảo Thái Bình Dương (32/100.000
người). Ước tính có 27.150 bệnh nhân nam giới và 23.110 nữ giới sẽ chết vì
CRC vào năm 2017 [10].
Tỉ lệ mắc CRC rất đa dạng về tuổi, chủng tộc, sắc tộc và kiểu mắc. Ở
các nước thu nhập cao, tỉ lệ ung thư đại tràng cao hơn ung thư trực tràng và
tăng khởi phát sau tuổi 50 là đặc trưng của ung thư trực tràng. Tỷ lệ mắc CRC
đang có xu hướng trẻ hóa người mắc. Tỉ lệ mắc CRC tiếp tục giảm ở những
người từ 50 tuổi trở lên (giảm 32% kể từ năm 2000). Có được xu hướng này
là do sàng lọc CRC có hiệu quả, có thể ngăn ngừa CRC sớm bằng cách phát
hiện và loại bỏ polyp tiền ung thư. Tỷ lệ mắc CRC giảm nhanh nhất ở những
người từ 65 tuổi trở lên và đối với các khối u nằm ở đại tràng xa. Trong khi
đó tỷ lệ giảm chậm nhất ở những người từ 50-64 tuổi và đối với các khối u
trực tràng (giảm 9% tỷ lệ mắc khối u trực tràng ở nam giới từ 50-64 tuổi và
giảm không đáng kể ở phụ nữ trong độ tuổi này; giảm 38% ở nam giới và
41% nữ giới ở độ tuổi từ 65 tuổi trở lên). Tỷ lệ mắc CRC ở những người từ 50
tuổi trở lên đang giảm ở hầu hết các tiểu bang của Mỹ, với mức giảm hơn 5%
hàng năm từ năm 2009-2013 tại bảy tiểu bang (Nebraska, Maine, Rhode


6

Island, Delaware, Massachusetts, South Dakota và California). Đáng chú ý,
các bang có tỷ lệ mắc cao nhất như: bang Kentucky, Mississippi và Louisiana.
Trái ngược hoàn toàn với xu hướng tỷ lệ mắc CRC ở những người từ 50 tuổi
trở lên, tỷ lệ mới mắc ở những người dưới 50 tuổi tiếp tục tăng, tăng 22% từ
năm 2000-2013. Tương tự như mô hình tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong của CRC
giảm 34% ở những người từ 50 tuổi trở lên trong giai đoạn 2000-2014, nhưng
lại tăng 13% ở những người dưới 50 tuổi [10].

Năm 2012, dữ liệu từ GLOBOCAN cho thấy tỉ lệ mắc CRC cao nhất ở
Australia, New Zealand, Europe, Bắc Mỹ, tỉ lệ mắc thấp nhất được tìm thấy ở
Châu Phi và Trung Nam Châu Á. Tỉ lệ mắc CRC ở các khu vực khác nhau về
địa lý có thể là do thay đổi ở chế độ ăn uống, môi trường tiếp xúc kết hợp với
sự nhạy cảm về di truyền đã có từ trước ở từng khu vực [11].
Tình trạng kinh tế xã hội thấp cũng liên quan với việc gia tăng nguy cơ
phát triển CRC, nguy cơ CRC tăng lên ở nơi tình trạng kinh tế xã hội thấp.
Các nguy cơ có khả năng thay đổi được như: không hoạt động thể chất, chế
độ ăn uống không khoa học, hút thuốc lá, và béo phì… chiếm một tỉ lệ đáng
kể [12]. Các yếu tố khác, đặc biệt là mạng lưới y tế dự phòng CRC kém ở các
nước điều kiện kinh tế thấp cũng góp phần đáng kể làm tăng tỉ lệ bị CRC.
1.2.2. Nguyên nhân ung thư đại trực tràng
Ung thư đã được xác định là do biến đổi DNA trong tế bào gây ra.
DNA là một chất trong nhân tế bào chứa đựng các gen điều khiển chức năng
tế bào. Hiện nay, hiểu biết về các biến đổi DNA làm cho tế bào bình thường
chuyển thành ung thư đã rõ ràng hơn. Trong DNA có những gen với chức
năng điều khiển tăng trưởng tế bào, chia tách, chết tế bào, có các gen gây ung
thư và gen ức chế khối u… Đáng chú ý, quá trình hình thành ung thư là do
các đột biến DNA làm cho gen gây ung thư hoạt động hoặc làm bất hoạt gen
ức chế khối u. Ngoài ra, sự thay đổi trong một số gen khác cũng có vai trò gây
ra CRC.


7

1.2.2.1. Đột biến gen di truyền
Bệnh đa polyp tuyến và hội chứng Gardner: là do các đột biến di
chuyền ở gen coli gây polyp tuyến (APC), đây là một gen ức chế khối u, bình
thường nó duy trì tế bào tăng trưởng trong giới hạn kiểm soát. Những người
bị đột biến ở gen này, sự kìm hãm phát triển khối u trong tế bào bị “tắt”, do

đó, hình thành hàng trăm polyp ở đại tràng. Theo thời gian, các đột biến gen
mới tiếp theo sẽ xảy ra ở tế bào trong các polyp này và hình thành ung thư.
Hội chứng Lynch: là do những biến đổi ở các gen hỗ trợ sửa chữa
DNA. Đột biến một trong các gen mã hóa các enzyme sửa chữa DNA làm cho
DNA bắt cặp sai, dẫn đến phát triển ung thư.
Hội chứng Peutz-Jeghers: là do những biến đổi di truyền ở gen ức chế
khối u, làm chúng không hoạt động và kết quả là hình thánh các khối u.
1.2.2.2. Các đột biến gen mắc phải
Một số đột biến gen xảy ra trong thời gian sống và không truyền qua
các thế hệ, chúng chỉ có ở các tế bào sinh ra từ tế bào gốc bị đột biến. Trong
hầu hết các trường hợp bị CRC, đột biến gen mắc phải gây ra ung thư nhiều
hơn so với các đột biến gen di truyền. Các yếu tố nguy cơ CRC đóng một vai
trò quan trọng trong việc tạo ra các đột biến mắc phải. Không có đột biến gen
đơn gây ra CRC, hầu hết đột biến đầu tiên xảy ra ở gen ức chế khối u hay gen
gây ung thư, dẫn đến tế bào đại trực tràng tăng sinh không kiểm soát, các đột
biến tiếp theo có thể xảy ra sau đó ở các gen khác và gây ra CRC.
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh của ung thư đại trực tràng
1.2.3.1. Gen, vi môi trường và di truyền ngoại gen (epigenetic)
Các cơ chế bệnh sinh cơ bản của CRC là những vấn đề ở phạm vi rộng
trong lĩnh vực sinh học ung thư. CRC là hậu quả từ tích lũy về cả biến đổi gen
và di truyền ngoại gen làm biến đổi tế bào biểu mô tuyến bình thường thành
ung thư tuyến. Các tế bào biểu mô tuyến có thể bị thay đổi cả cấu hình gen và
ngoại gen để có được khả năng xâm lấn, di căn cơ quan xa, chủ yếu là đến


8

gan và phổi. Tuy nhiên, cơ chế phân tử của CRC chưa được hiểu biết đầy đủ.
Nhiều mô hình phân tử khác nhau đã được đề xuất cho cơ chế bệnh sinh CRC.
Đầu tiên, mô hình Loeb khẳng định quá trình phát triển khối u được kích

thích bởi sự bất ổn định về gen, tạo ra số lượng lớn đột biến ngẫu nhiên và sự
chọn lọc các đột biến này. Kế tiếp ngay sau đó, công trình của Nowell về vai
trò sai lệch nhiễm sắc thể tạo ra khối u đã dẫn đến giả thuyết về từng kiểu gen
riêng lẻ của ung thư là do các vòng chọn lọc vô tính. Cả 2 giả thuyết này cùng
phù hợp với giả thuyết tạo khối u nhiều bước của Fould. Trong 2 thập kỷ qua,
các nghiên cứu mô hình Darwin Vogelstein về sự tiến triển của u tuyến thành
ung thư biểu mô tuyến, cùng với các công trình nghiên cứu về gen ung thư đại
trực tràng di truyền không do polyp ở người đã cung cấp nhiều hiểu biết về cơ
chế bệnh sinh CRC. Những nghiên cứu này đã đưa ra bằng chứng polyp ống
nhỏ và polyp tuyến hỗn hợp là các dạng tiền ung thư, chúng có thể tiến triển
thành ung thư biểu mô tuyến xâm lấn. Tiến bộ hơn trong lĩnh vực nghiên cứu
CRC, các nhà khoa học đã chứng minh được những phân nhóm nhỏ của polyp
tiền ác tính như polyp có răng cưa, rất dễ biến đổi thành CRC [13], [14]. Tuy
nhiên, kết quả thu được từ các mô hình biến đổi gen gây CRC chỉ đưa ra được
rất ít gen bị đột biến hình thành CRC, khó khăn cho việc chứng minh sự tích
lũy đột biến gen ở các trường hợp CRC lẻ tẻ. Rất ít dữ liệu về giả thuyết biến
đổi gen trong các mô lão hóa để giải thích cho sự gia tăng theo cấp số nhân tỷ
lệ mắc CRC tương xứng với tuổi cao. Hiện nay, có nhiều giả thuyết về cơ chế
phân tử gây ra CRC, những cơ chế này liên quan đến cả đột biến di truyền và
biến đổi ngoại gen. Ví dụ, polyp có răng cưa liên quan đến sự bất ổn trình tự
lặp ngắn (MSI) trong DNA và sự gia tăng quá trình methyl hóa làm bất
thường ngoại gen, cytosine và adenosine trong DNA. Trong khi polyp ống
nhỏ thường gặp hơn do các biến đổi ở gen ức chế khối u đồng thời với bất ổn
nhiễm sắc thể khác gây ra. Hơn nữa, những tiến bộ về công nghệ sinh học,
giải trình tự gen đã cho thấy có hàng ngàn thay đổi phân tử trong hệ gen CRC,


9

nhưng chỉ có một tập hợp nhỏ những thay đổi trong số này gây ra CRC. Mặc

dù tồn tại các phân nhóm cơ chế phân tử gây CRC, nhưng cho đến nay vẫn
chưa thể xác định được chính xác các phân nhóm này theo kiểu mô học hay
về lâm sàng. Ngược lại, các thay đổi ngoài gen, kiểu hình methyl hóa đảo
CpG có nhiều đóng góp về cơ chế bệnh sinh CRC [14]. Ngoài sự kiện tăng
methyl hóa DNA thường xảy ra ở vùng khởi động của các gen ức chế khối u,
điều tiết ngoại gen trong CRC bao gồm các biến đổi histone sau dịch mã, chủ
yếu là sự acetyl hóa, methyl hóa histone, chúng đóng vai trò quan trọng trong
việc điều hòa biểu hiện gen gây ung thư và gen ức chế khối u.
Đột biến gen gây ra CRC: Giống như các loại bệnh ung thư khác, quan
điểm trước đây cho rằng CRC phát sinh từ hậu quả tích lũy các đột biến ở gen
ức chế khối u hoặc gen gây ung thư, mất chức năng cân bằng nội tại gây ra sự
biến đổi tế bào bình thường thành tế bào ung thư. Phân tích trình tự bộ gen
CRC, người ta đã xác định có khoảng 13.000 gen đột biến trong hệ gen CRC,
chỉ có khoảng 69 đột biến gen điều khiển được đề xuất là các đột biến có vai
trò hình thành CRC [15]. Bộ gen ung thư chứa hàng ngàn đột biến, nhưng đến
nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được đột biết nào có vai trò quyết
định hình thành ung thư (đột biến điều khiển) và đột biến nào là những hậu
quả của quá trình này (đột biến kéo theo). Một số nghiên cứu phạm vi rộng về
CRC đã chứng minh được phần lớn các đột biến kéo theo đều vô hại, không
có lợi thế chọn lọc. Chỉ có một số đột biến điều khiển là yếu tố quan trọng gây
CRC và được chọn lọc. Những đột biến điều khiển này ảnh hưởng đến một
loạt các chức năng tế bào từ sự tăng sinh, di cư, sự biệt hóa, độ bám dính, chết
tế bào, ổn định và sửa chữa DNA. CRC có thể được phân chia theo nhóm, tùy
thuộc vào loại hình bất ổn định của bộ gen mà chúng hiển thị. Bất ổn nhiễm
sắc thể được đặc trưng bởi tính bội không chỉnh, tăng số lượng nhiễm sắc thể
hoặc mất nhiễm sắc thể. Trong khi đó mất ổn định vùng vi vệ tinh của DNA
được xác định bởi sự hiện diện của đột biến chèn và đột biến đứt đoạn hay


10


xảy ra trong các trình tự lặp lại của DNA. Loạn sản các cụm ống tuyến có thể
là do đột biến gen APC, dẫn đến hoạt hóa con đường tín hiệu Wnt, đó là một
cơ chế chung cho khởi phát polyp tiến triển thành ung thư. Các đột biến gen
APC kéo theo là đột biến xảy ra ở gen KRAS hoặc TP53, thúc đẩy sự phát
triển các tế bào polyp tuyến chuyển thành ung thư. Quá trình thành ung thư
cũng có liên quan đến các đột biến trong con đường tín hiệu yếu tố tăng
trưởng chuyển dạng beta (TGFβ). Ở CRC, đột biến gen chịu trách nhiệm thụ
cảm thể TGFβ loại II xảy ra khoảng 30%. Ngoài ra, các đột biến gen khác
trong con đường tín hiệu TGFβ, bao gồm cả gen SMAD2, SMAD4, RUNX3 và
TSP1 cũng có vai trò hình thành CRC. Đột biến gen kích hoạt các gen gây
ung thư và bất hoạt gen ức chế khối u, làm thay đổi các con đường phát tín
hiệu tế bào đều góp phần hình thành CRC. Ví dụ, gen KRAS là một gen gây
ung thư, nó phát tín hiệu thông qua protein B-Raf kích hoạt con đường tín
hiệu protein kinase hoạt hoá phân bào. Khoảng 55-60% CRC có các đột biến
trong gen KRAS hoặc gen B-RAF, kích hoạt con đường tín hiệu protein kinase
hoạt hoá phân bào gây tăng sinh tế bào và ức chế con đường chết tế bào theo
chương trình [16].
Ít gặp hơn là đột biến các gen MSH2, MSH6, MLH1 và PMS2 có vai trò
sửa chữa ghép đôi không xứng DNA ở dòng tế bào gốc, tạo ra đột biến dịch
khung và thay thế cặp base trong chuỗi lặp lại song song ngắn của DNA, gây
ra bất ổn trình tự lặp ngắn của DNA, gặp trong hội chứng ung thư đại tràng di
truyền không polyp /hội chứng Lynch. Ngoại trừ đột biến điểm, gần 85%
CRC được đặc trưng bởi mất đoạn nhiễm sắc thể (8p21-pter, 15q11-Q21,
17p12-13, 18q12-21) và mất dị hợp tử. Do đó, những bằng chứng này gần
như đã khẳng định vai trò của đột biến gen trong tế bào CRC, đặc biệt là đột
biến gen có chức năng điều tiết sự tăng sinh, di cư, biệt hóa, độ bám dính,
chết tế bào và ổn định tế bào cũng như các gen sửa chữa DNA.



×