Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quan niệm về nhà nước pháp quyền của ch s montesquieu trong bàn về tinh thần pháp luật và ý nghĩa của nó với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
======== *** ========

NGUYỄN THỊ HOÀN

QUAN NIỆM VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA CH.S.MONTESQUIEU
TRONG BÀN VỀ TINH THẦN PHÁP LUẬT VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỚI XÂY
DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội, 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Nội dung và các trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và chính
xác. Những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoàn


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử tư tưởng Nhà nước pháp quyền là lịch sử hình thành và phát
triển của những tư tưởng về tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy nhà
nước nói chung thông qua hệ thống pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà


nước được xem xét dưới góc độ pháp luật, trong đó tính tối cao của pháp luật
được tôn trọng, các tư tưởng và hành vi chính trị, tôn giáo của bất kỳ tổ chức
hoặc cá nhân nào cũng được giới hạn bởi khuôn khổ của pháp luật và chịu sự
điều chỉnh của pháp luật. Với cách tiếp cận như thế, theo chúng tôi, tư tưởng
về Nhà nước pháp quyền ra đời từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Và tương
ứng với mỗi kiểu nhà nước đều có một hệ thống pháp luật tương ứng và đạt
mức độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, không phải bất kỳ nhà nước nào
trong lịch sử có hệ thống pháp luật cũng được gọi là Nhà nước pháp quyền.
Ở nước ta, ý tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân đã được Đại hội VII, XIII, IX
của Đảng đặt sự quan tâm và mong muốn thiết lập. Tại Đại hội X, Đảng ta
tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa trên tất cả các mặt; Hệ thống thể chế, chức năng, nhiệm vụ; tổ
chức bộ máy; cán bộ, công chức; phương hướng hoạt động” [13, 253]. Chủ
trương của Đảng là xây dựng Nhà nước được tổ chức và vận hành một cách
khoa học theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, có sự phân công phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước. Để thực hiện đường lối đúng đắn của
Đảng cộng sản Việt Nam về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do
dân và vì dân, theo chúng tôi, việc nghiên cứu những tư tưởng, quan điểm có
giá trị về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử là một trong những nhân tố quan
trọng xúc tiến vào quá trình xây dựng ấy. Bởi lẽ, cho tới nay Nhà nước pháp
quyền đã trở thành giá trị văn minh của nhân loại mà mọi nhà nước mong

1


muốn trở thành nhà nước dân chủ, nhà nước văn minh đều phải hướng tới
không phân biệt chế độ chính trị.
Chúng tôi quyết định lựa chọn Quan niệm về nhà nước pháp quyền của
Ch.S. Montesuquieu trong Bàn về tinh thần pháp luật và ý nghĩa của nó với

việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
làm đề tài cho luận văn của mình bởi những lý do sau:
Lý do thứ nhất, theo chúng tôi, việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng về Nhà
nước pháp quyền nói chung và giai đoạn Khai sáng Pháp nói riêng là thực sự
cần thiết. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, đứng trước những thách thức
ngày càng lớn của công cuộc hội nhập và phát triển, có rất nhiều vấn đề thực
tiễn đặt ra cần phải giải quyết. Chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu cơ sở lý
luận về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học sẽ góp một phần nào đó
cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Bên cạnh
đó, chúng tôi cũng nhận thấy việc trở lại nghiên cứu những tư tưởng giai đoạn
Khai sáng Pháp với những quan điểm về nhà nước, xã hội công dân, về con
người…là một trong những hướng nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa lý luận
và còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
Lý do thứ hai để chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài chính bởi những
giá trị hiện thời quý báu của những quan điểm về nhà nước pháp quyền của
Nam tước Ch.S. Montesquieu (1689-1755)- Đệ nhất Khai sáng Pháp thế kỷ
XVIII. Sinh ra trong dòng dõi quý tộc nhưng suốt cuộc đời mình Montesquieu
đã có những đóng góp tích cực nhằm chống lại chế độ phong kiến, thiết lập
những nguyên tắc căn bản cho việc xây dựng thể chế chính trị mới. Bản thân
Montesuquieu là nhà Khai sáng, nhà triết học, nhà xã hội học, nhà sử học và
nhà tư tưởng luật gia xuất sắc của nước Pháp. Cùng với Francois-Marie
Voltaire, Jean-Jacques Rousseau…Montesquieu đã góp phần tạo nên một thời
kỳ Khai sáng huy hoàng trong lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử văn hóa

2


Pháp nói riêng. Montesquieu viết khá nhiều tác phẩm cho tới những năm cuối
đời, trong đó Bàn về tinh thần pháp luật được xem là “viên ngọc sáng trong
kho tàng lý luận về khoa học pháp lý cũng như triết học và nhiều khoa học xã

hội của nhân loại” [40, 5]. Với tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật,
Montesquieu thể hiện không chỉ là nhà luật học với tư duy sắc sảo, mà còn để
lại một dấu ấn sâu sắc trong tư duy nhân loại với tư cách là một triết gia pháp
quyền. Trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật, Montesquieu đã đưa ra
những kiến giải hết sức sâu sắc về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền.
Mặc dù khái niệm “Nhà nước pháp quyền” chưa một lần được gọi tên trong
các văn bản của ông nhưng ở Bàn về tinh thần pháp luật, Montesquieu đã
trình bày những quan niệm tiến bộ về những cơ sở của nhà nước pháp quyền.
Cho tới nay gần ba thế kỷ đã trôi đi nhưng thời gian không làm phai mờ sức
sống mãnh liệt của tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật. Sức hấp dẫn của tác
phẩm vẫn thu hút sự quan tâm của những nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước. Những quan niệm bước đầu về Nhà nước pháp quyền của Montesquieu
trong Bàn về tinh thần pháp luật không chỉ có ý nghĩa trên phương diện lý
luận mà còn có giá trị hiện thời sâu sắc với xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những thập kỷ trước đây, do những lý do chủ quan và khách
quan khác nhau, việc nghiên cứu các học thuyết tư sản nói chung và các học
thuyết triết học pháp quyền của Montesquieu nói riêng ở Việt Nam còn khá
khiếm tốn. Những tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp như Montesquieu,
Rousseau…bắt đầu được nhắc tới trong các Tân văn, Tân thư cũng như trong
các tư liệu sách báo du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, tác
phẩm Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu chính thức xuất hiện ở
Việt Nam vào năm 1963 với tên gọi Vạn pháp tinh lý do Trịnh Xuân Ngạn
dịch. Sau đó, năm 1996 nhà xuất bản Giáo dục ra mắt bạn đọc cuốn Tinh thần

3


pháp luật của dịch giả Hoàng Thanh Đạm với lối văn hiện đại, dễ hiểu hơn.

Năm 2004, được sự đồng ý của Hoàng Thanh Đạm, nhà xuất bản Lý luận
chính trị đã xuất bản tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu
trên cơ sở bổ sung từ cuốn Tinh thần pháp luật năm 1996.
Xung quanh đề tài luận văn, chúng tôi khảo sát nguồn tư liệu trên hai
phương diện: Thứ nhất là loại nghiên cứu liên quan trực tiếp tới quan niệm
nhà nước pháp quyền của Montesquieu trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp
luật. Thứ hai là loại nghiên cứu liên quan tới nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Ở loại nghiên cứu thứ nhất, các nghiên cứu liên quan tới quan niệm về
nhà nước pháp quyền của Montesquieu trong Bàn về tinh thần pháp luật,
chúng tôi xin kể tên các công trình nghiên cứu như sau :
Công trình nghiên cứu Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc
tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước của Nguyễn Thị Hồi được Nhà xuất
bản Tư Pháp Hà Nội phát hành năm 2005. Đây là công trình tương đối đầy đủ
và hiện thiện về tư tưởng phân quyền và việc áp dụng nó trong tổ chức và
hoạt động của một số bộ máy nhà nước mang tính tiêu biểu hiện nay. Trong
công trình nghiên cứu này, Nguyễn Thị Hồi đã đi khảo sát những tư tưởng
phân quyền qua các nhà tư tưởng như Aristote, Locke, Montesquieu,
Rousseau…Từ phương diện lý thuyết, tác giả đi phân tích sự tác động trở lại
của các tư tưởng phân quyền đó phục vụ thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước
qua sự áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Sự mạnh dạn nghiên cứu những tư
tưởng phân quyền của tác giả đã giúp chúng tôi có điều kiện hiểu sâu sắc hơn
về Montesquieu trên khía cạnh lý thuyết phân quyền của ông.
Một công trình khác cũng có giá trị trong thời gian gần đây là Triết học
pháp quyền của Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam của Lê Tuấn Huy được Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
xuất bản năm 2006. Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu khá chi tiết

4



về các quan niệm triết học pháp quyền của Montesquieu. Đồng thời, tác giả
trẻ Lê Tuấn Huy còn đưa ra nhiều phân tích về nhà nước pháp quyền, nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở những nghiên cứu
triết học pháp quyền của Montesquieu. Chính vì vậy, công trình này có giá trị
lớn với chúng tôi không chỉ ở các khía cạnh các quan niệm triết học pháp
quyền của Montesquieu mà còn ở ý nghĩa hiện thời của chúng với quá trình
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Lịch sử triết học Pháp là công trình của tác giả Jean Wahl (do tập thể
tác giả Nguyễn Hải Bằng, Đào Ngọc Phong, Trần Nhựt Tân dịch), Nhà xuất
bản Văn hóa thông tin, năm 2006 và công trình Lý luận giáo dục châu Âu của
tác giả Nguyễn Mạnh Tường, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1994 cũng
là hai công trình nghiên cứu tương đối kỹ về lịch sử triết học Pháp. Tác giả
của các công trình nghiên cứu này đã cho người đọc thấy cái nhìn bao quát
theo chiều dài lịch sử triết học Pháp qua một số triết gia tiêu biểu, trong đó có
Montesquieu. Riêng tác phẩm Lý luận giáo dục châu Âu, tác giả Nguyễn
Mạnh Tường tập trung vào các lý thuyết giáo dục từ thế kỷ XVI tới thế kỷ
XVIII ở châu Âu, tuy nhiên tác giả không những đưa ra những khái quát cơ
bản về tình hình kinh tế xã hội châu Âu trong giai đoạn này mà còn trình bày
khá kỹ lịch sử phát sinh và đấu tranh của giai cấp tư sản. Chính điều đó đã
giúp cho chúng tôi thêm những cơ sở lý luận khi nghiên cứu bối cảnh lịch sử
và tiền đề lý luận cho các quan niệm pháp quyền của Montesquieu.
Bên cạnh đó cũng có một số luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Một trong số đó phải kể tới đó là công trình Quan niệm của
Montesquieu về xã hội công dân và Nhà nước pháp quyền của Nguyễn thị
Thu Hương, viện Triết học, năm 2006. Tác giả đã đưa ra sự phân tích quan
niệm của Montesquieu qua một số tác phẩm của ông trên hai khía cạnh : Xã
hội công dân và Nhà nước pháp quyền. Đây là tài liệu tham khảo khá gần gũi
với đề tài luận văn chúng tôi nghiên cứu.


5


Nghiên cứu tác phẩm cụ thể trong giai đoạn Khai sáng Pháp, Nguyễn
Thị Châu Loan có luận văn Tư tưởng cơ bản của triết học chính trị Rútxo
trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
năm 2007. Luận văn đi sâu vào phân tích các tư tưởng chính trị của Rútxô
thông qua nghiên cứu tác phẩm nổi tiếng của ông Bàn về khế ước xã hội.
Công trình đã đưa lại cái nhìn tương đối toàn diện về triết học chính trị Rútxô,
đồng thời cũng cung cấp cho chúng tôi những kinh nghiệm nghiên cứu bước
đầu về việc phân tích một tác phẩm cụ thể của thời kỳ Khai sáng Pháp.
Khi nói tới những nghiên cứu về Montesquieu chúng ta không thể
không kể tới nỗ lực to lớn dịch giả Hoàng Thanh Đạm khi ông cho ra mắt bạn
đọc bản dịch tiếng Việt tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật. Không chỉ có
vậy, dịch giả còn cung cấp những tư liệu lịch sử rất quan trọng về thân thế sự
nghiệp cũng như phụ lục tóm tắt các tác phẩm của Montesquieu. Đây là tác
phẩm gốc rễ để luận văn nghiên cứu những nội dung cụ thể của tác phẩm.
Bên cạnh đó, trên các tạp chí Triết học, Luật học, Thông tin xã
hội…cũng có một số bài viết liên quan tới đề tài luận văn như: Học thuyết
phân quyền của Montesquieu và việc áp dụng ở một số nước Tư bản phát triển
của Bùi Việt Hương, Thông tin chính trị số 1, năm 2005; Xã hội công dân và
xã hội dân sự: từ Arixtot đến Hêghen của Trần Tuấn Phong trên tạp chí Triết
học ; Học thuyết phân chia quyền lực- một cách tư duy về quyền lực nhà nước
của tác giả Bùi Ngọc Sơn, Khoa Luật, Đại học quốc gia…Tuy vậy, có thể nói
việc đi sâu nghiên cứu triết học chính trị của Montesquieu nói chung và quan
niệm về Nhà nước pháp quyền của Montesquieu trong tác phẩm Bàn về tinh
thần pháp luật vẫn là mảnh trống cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng rõ.
Loại tư liệu nghiên cứu thứ hai có số lượng không nhỏ bao gồm các
công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Từ các góc nhìn của các chuyên ngành khác nhau như triết học, luật học, xã

hội học…nhiều tác giả đã trình bày những nghiên cứu về nhà nước pháp
quyền khá sâu sắc.

6


Từ góc nhìn văn hóa, tác giả Bùi Ngọc Sơn với công trình nghiên cứu
Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, Nhà xuất
bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2004 cũng là một nguồn tài liệu quý giá với luận
văn. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Bùi Ngọc Sơn đã phân tích khá kỹ
bối cảnh văn hóa của sự hình thành lý thuyết về Nhà nước pháp quyền, trong
đó có bối cảnh văn hóa châu Âu thế kỷ mà Montesquieu sinh sống. Đồng thời,
tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cơ bản góp phần xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh văn hóa hiện nay.
Trong số các công trình thuộc loại này, có thể kể tên tới Xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đào Trí Úc, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2005. Đây là công trình nghiên cứu khá công
phu về Nhà nước pháp quyền. Tác giả đã đi sâu phân tích khái niệm Nhà nước
pháp quyền trên bình diện rộng trong lịch sử tư tưởng phương Tây, phương
Đông, các học thuyết tư sản cũng như các quan niệm Mác-Lênin về Nhà nước
và pháp luật. Từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị về xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Với những điều đó, công
trình đã đưa lại cái nhìn khá toàn diện về Nhà nước pháp quyền, đồng thời
cũng đã cung cấp cho chúng tôi những kiến giải nhất định về việc xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tác giả Trần Hậu Thành, Nhà
xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội năm 2005 là một công trình khá sâu sắc về
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trên cả khía cạnh
lý luận và thực tiễn xây dựng. Đồng thời, trong nghiên cứu của mình, tác giả

Trần Hậu Thành cũng đưa ra một số quan niệm hiện nay về nhà nước pháp
quyền và thực tiễn tổ chức nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền hiện
nay trên thế giới. Đây cũng là tư liệu khá gần gũi của luận văn.
Ngoài những tư liệu nghiên cứu gần đây về nhà nước pháp quyền kể
trên còn có một số tác phẩm như : Sự hạn chế quyền lực nhà nước của tác giả

7


Nguyễn Đăng Dung, nhà xuất bản Đại học quốc gia năm 2006; Thể chế tư
pháp trong nhà nước pháp quyền của Nguyễn Đăng Dung, nhà xuất bản Tư
pháp năm 2004; Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của
Hoàng Thị Kim Quế, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2005…
cũng là những tài liệu tham khảo quý báu cho luận văn chúng tôi không chỉ
trên khía cạnh lý luận về nhà nước, nhà nước pháp quyền mà còn cả thực tiễn
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Do những điều kiện hạn chế về ngoại ngữ, chúng tôi chưa trực tiếp
nghiên cứu được nhiều tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật cũng như các tài
liệu liên quan bằng tiếng nước ngoài. Luận văn chủ yếu dựa trên tư liệu đã
được dịch ra tiếng Việt và những nghiên cứu ở trên làm tư liệu tham khảo.
Chính vì thế, những ý kiến đánh giá trong luận văn không tránh khỏi những
hạn chế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rõ quan niệm cơ bản về nhà nước pháp
quyền của Montesquieu trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật, từ đó làm
rõ ý nghĩa của những quan niệm đó đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích này, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ

sau đây :
- Phân tích bối cảnh lịch sử, những tiền đề lý luận hình thành quan
niệm nhà nước pháp quyền của Montesquieu trong tác phẩm Bàn về tinh thần
pháp luật.
- Làm rõ quan niệm cơ bản về nhà nước pháp quyền của Montesquieu
trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật.
- Làm rõ ý nghĩa của quan niệm trên với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

8


4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu của luận văn
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn này được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa MácLênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh và dựa vào phương pháp luận mác xít nghiên
cứu lịch sử triết học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp của phép biện chứng duy vật trong
nghiên cứu, trong đó phối hợp các phương pháp như lôgic và lịch sử, phân
tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, khái quát hóa các quan niệm về nhà
nước pháp quyền của Montesquieu trong Bàn về tinh thần pháp luật.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích quan niệm về nhà nước pháp quyền của
Montesquieu trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về triết học chính trị của Montesquieu nói chung và nghiên
cứu các quan niệm về nhà nước pháp quyền của Montesquieu nói riêng là một
vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi đầu tư công sức của nhiều nhà khoa học. Vì
thế, trong một đề tài nghiên cứu bước đầu, luận văn chỉ tập trung vào những

nội dung quan niệm cơ bản về nhà nước pháp quyền của Montesquieu trong
tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật. Và ở đây những tư tưởng về nhà nước
pháp quyền của Montesquieu chủ yếu được xem xét từ góc độ triết học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Với mục đích nghiên cứu đi sâu về những quan niệm cơ bản về nhà
nước pháp quyền của Montesquieu trong một tác phẩm cụ thể và nổi tiếng là
Bàn về tinh thần pháp luật, luận văn này có thể coi là những cố gắng bước
đầu nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này.

9


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong nghiên cứu
học tập về lịch sử triết học phương Tây nói chung và các học thuyết triết học
chính trị giai đoạn Khai sáng Pháp nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương 8 tiết.

10


CHƢƠNG 1
Ch.S. MONTESQUIEU VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO SỰ
RA ĐỜI QUAN NIỆM NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN CỦA ÔNG
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Ch.S. Montesquieu
Montesquieu sinh ngày 18/01/1689 trong một gia đình dòng dõi quý tộc
lâu đời tại Boócđô ở Tây Nam nước Pháp. Cha ông là một quý tộc bị sa sút,

không giàu có nhưng sống nhờ hoa lợi bên vợ. Mẹ ông xuất thân từ một dòng
dõi quý tộc họ Penel người Anh. Mẹ của ông là một phụ nữ thông minh, rất
sùng đạo và có thiên hướng bí ẩn. Bà mất năm Montesquieu mới lên 7 tuổi.
Người có ảnh hưởng tới Montesquieu nhiều hơn cả là người chú ruột của ông
- Giăng đơ Sơcongđơ - người đã từng là Chủ tịch Nghị viện Boócđô.
Montesquieu được học luật từ nhỏ. Khi còn là học sinh trung học, ông
tỏ ra khá say mê văn học và triết học cổ điển. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học
luật năm 1714, ông vào làm tại Nghị viện Boócđô với cương vị Nghị sĩ. Hai
năm sau, ông trở thành Chủ tịch Nghị viện Boócđô do thừa hưởng chức vụ từ
người chú của mình. Cùng năm đó ông trở thành thành viên của viện Hàn lâm
Pháp. Chế độ phong kiến ở châu Âu nói chung và ở Pháp nói riêng trong giai
đoạn này đang bước vào thời kỳ suy tàn và phản động. Nhà nước chuyên chế
lúc đó trở thành lực cản cho sự phát triển xã hội. Chính điều kiện sống và đặc
biệt hơn 10 năm giữ cương vị làm Chủ tịch Toà án Boócđô đã giúp cho
Montesquieu hiểu sâu sắc hơn về thực chất chế độ chuyên chế phong kiến
đương thời ở Pháp. Năm 1728, Montesquieu quyết định từ bỏ các chức vụ để
dành thời gian chuyên tâm vào công việc nghiên cứu lý luận. Ông đi tới nhiều
nước ở châu Âu và lưu lại Anh hai năm cuối. Trong thời gian ở Anh, ông có
điều kiện tìm hiểu trực tiếp nền quân chủ lập hiến - một chính thể khác hẳn
với chính thể quân chủ chuyên chế ở Pháp. Và quả thực “Một nước Anh mới

11


thực trực tiếp hiện diện trong đời sống cộng đồng của Montesquieu trong thời
gian đó, đã là chất liệu thực tiễn quý báu nữa cho công việc của tư tưởng gia
này” [22, 85]. Montesquieu say sưa tìm hiểu và tỏ ra khá thích thú với nền
quân chủ lập hiến ở Anh lúc bấy giờ. Điều khá thú vị là “tại Nghị viện Anh,
người ta cho phép ông có mặt trong các cuộc tranh luận giữa Chính phủ và
phe đối lập kéo dài tới 12 giờ. Các tư tương về phân quyền của ông chín muồi

ở Anh” [50, 688,689]. Năm 1731, ông trở lại lâu đài Brét tại Pháp và hoạt
động nghiên cứu lý luận cho tới cuối đời. Montesquieu mất vào ngày
10/2/1755 khi ông ở tuổi 66.
Nghiên cứu về cuộc đời Montesquieu, có nhiều ý kiến cho rằng: so với
các nhà triết trước đó cũng như với các nhà triết gia đương thời thì cuộc đời
Montesquieu tương đối “thành đạt và suôn sẻ”, bản thân ông cũng không trở
thành đối tượng đàn áp của nhà nước chuyên chế. Về điều này chúng tôi đồng
ý với quan niệm của tác giả Lê Tuấn Huy khi cho rằng có lẽ tất cả những điều
may mắn đó “chỉ nói lên được một điều, là điều kiện xuất thân của ông, mà
không thể hiện những gì mà triết gia đầu tiên của thế hệ Khai sáng thứ nhất
này đã đóng góp cho Khai sáng, với xuất phát điểm không chỉ là tinh thần phê
phán đối với xã hội chuyên chế, mà còn là thái độ khai sáng công nhiên và có
ý thức” [22,89]. Trong suốt hơn 60 năm của cuộc đời mình, Montesquieu đã
để lại nhiều tác phẩm có giá trị không chỉ trên lĩnh vực triết học, luật học mà
cả trên lĩnh vực khoa học tự nhiên và văn chương.
Tác phẩm đầu tiên đánh dấu con đường nghiên cứu lý luận của nhà
Khai sáng thuộc thế hệ thứ nhất này phải kể tới Những bức thư Ba Tư năm
1721. Đây là tác phẩm văn chương thể hiện sâu sắc triết lý về con người, đạo
đức, tôn giáo và nhà nước. Tác phẩm ra đời gây chấn động dư luận không
riêng chỉ ở Pháp mà còn cả ở châu Âu đương thời. Thông qua câu chuyện trao
đổi thư của hai người Ba Tư gửi về quê nhà, Montesquieu đã cho công chúng
thấy bộ mặt thật của vua Lui XIV. Đó là một ông vua sống xa hoa trên máu

12


thịt của nhân dân, ông vua đó tuy “không có mỏ vàng như vua Tây Ban Nha
láng giềng nhưng lại có của cải nhiều hơn, bởi vì của cải của ông được khai
thác trong các hư danh của thần dân, là một thứ kho vô tận hơn cả mỏ vàng”
[55, 161]. Chi tiết thú vị trong tác phẩm chính là thân phận người thái giám người bị xã hội chuyên chế phương Đông tước đoạt quyền công dân của mình

theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thông qua nhân vật này, Montesquieu đã đề
cập tới những con người “mà trước quyền lực và phong tục, định kiến cổ hủ,
thực tế đã bị làm cho kém đi, bị tước bỏ những quyền tự nhiên của mình, luôn
lo sợ bị trừng phạt, không giám phản kháng” [22, 86]. Mặc dù dưới hình thức
văn chương với hình ảnh ẩn dụ độc đáo nhưng theo chúng tôi, ở tác phẩm
này Montesquieu đã bước đầu gián tiếp đề cập tới quyền tự nhiên của con
người dù chưa nhiều. Ông đã thể hiện sự phê phán gay gắt nhà nước chuyên
chế phong kiến tồn tại lâu đời ở cả phương Đông và phương Tây. Nhà nước
đó không chỉ là lực cản đối với sự phát triển của xã hội mà còn là chế độ tước
đoạt quyền công dân của con người bằng những tư tưởng bảo thủ và phản
động. Riêng về điều này chúng tôi đánh giá cao tinh thần cách mạng ở
Montesquieu, bởi lẽ, không phải bất kỳ nhà quý tộc nào cũng có đủ bản lĩnh
đứng lên phê phán chính chế độ sản sinh ra họ.
Năm 1734, Montesquieu cho xuất bản tác phẩm Bàn về nguyên nhân
hưng thịnh và suy vong của Rome. Trong tác phẩm này, Montesquieu lý giải
về nguyên nhân hưng thịnh của người La mã. Theo ông: “Những chiến thắng;
việc chấp nhận các phong tục nước ngoài mà dân Rome cho là thích hợp với
mình; khả năng của các đạo luật; những thắng lợi mà các vị tổng tài chấp
chính theo đúng phong cách quân tử nên giành được.” [40, 304]. Sau này
D’Alembert phân tích nhận định nguyên nhân hưng thịnh của Rome trong tư
tưởng của Montesquieu khái quát lên chính là “tình yêu tự do, lao động và tổ
quốc”. Montesquieu cũng nhấn mạnh tới việc sử dụng khôn khéo các đường
lối quân sự, chính trị với các nước láng giềng để củng cố quyền lực của mình.

13


Nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thoái của người La Mã theo Montesquieu
là do: “Các cuộc chiến tranh ở những vùng xa xôi; Sự nhượng “quyền trưởng
giả” của công dân Rome cho các đồng minh của họ; sự bất lực của luật pháp

trong tình trạng đất nước đã bành trướng” [40, 305]. Điều này về sau
D’Alembert cho rằng Montesquieu đã tìm thấy những nguyên nhân suy thoái
của Rome ngay trong sự bành trướng của đất nước này. Khi phân tích nguyên
nhân dẫn tới suy thoái ở Rome, Montesquieu trình bày quan điểm về quy luật
diễn biến của lịch sử. Ông cho rằng: “Một nước cộng hoà thông minh thì chớ
nên phó mặc số phận tốt hay xấu của mình cho những điều ngẫu nhiên” [40,
308]. Ở đây Montesquieu đã thể hiện quan điểm duy vật khi phủ nhận quan
điểm cho rằng sự vận động của lịch sử dân tộc là sự sắp đặt của thần linh, do
ý muốn chủ quan của cá nhân hay do ngẫu nhiên chi phối. Tuy nhiên do
những hạn chế của thời đại nên Montesquieu chỉ thấy được yếu tố tinh thần
mà chưa nhận thấy đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy
sự vận động lịch sử của xã hội có đối kháng giai cấp - điều mà sau này chính
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận thấy khi phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân. Nghiên cứu tác phẩm Bàn về nguyên nhân hưng thịnh và suy
vong của Rome chúng ta cũng thấy có sự khác nhau trong quan điểm của
Montesquieu với nhà Khai sáng sau ông hai mươi năm J.Rousseau( 17121778) - người mà cùng với Montesquieu được xem là “mở đường cho tư duy
xã hội Pháp tới cuộc Đại cách mạng tư sản năm 1789 - 1792” [40, 5]. Sự khác
nhau ở chỗ: khi nghiên cứu về nền cộng hoà Rome theo Lê Tuấn Huy
“Rousseau say sưa nói về một triệu công dân của Rome họp đại hội thường
xuyên, có khi một tuần mấy lần, để thực hiện quyền lực tối cao bằng cách giải
quyết các công việc, bàn thảo các vấn đề. Việc này, ông nói, “từ hiện thực đến
khả năng, tôi thấy hệ quả rõ ràng là tốt” trong khi Montesquieu xem đó là một
trong những nguyên nhân suy vong của Rome” [22, 113]. Tuy vậy, giới nghiên
cứu vẫn khẳng định Bàn về nguyên nhân hưng thịnh và suy vong của Rome là

14


một trong ba tác phẩm thành công trong sự nghiệp của Montesquieu. Tác phẩm
không chỉ có giá trị về lịch sử tư tưởng mà còn có giá trị về triết học.

Bàn về tinh thần pháp luật được Montesquieu cho xuất bản năm 1748.
Ông đã dành thời gian hai mươi năm của cuộc đời mình để viết tác phẩm này.
Từ trước khi cuốn sách này được xuất bản, tình trạng sức khoẻ của
Montesquieu bị suy giảm nghiêm trọng, ông làm việc nhiều tới nỗi gần như
hai mắt bị loà. Và cũng bởi vì sự khổ công nghiên cứu miệt mài ấy mà sau
này Bàn về tinh thần pháp luật được xem là công trình khoa học kết tinh toàn
bộ tài năng trí tuệ và con người Montesquieu. Trong tác phẩm này,
Montesquieu không nghiên cứu luật pháp như một nhà luật học thuần tuý mà
nghiên cứu cái hồn, cái tinh thần cốt lõi của pháp luật. Montesquieu muốn
khám phá quy luật bên trong những hỗn độn các luật pháp của mọi thời đại.
Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện thái độ phê phán gay gắt của Montesquieu
với nền chuyên chính tồn tại ở Pháp lúc bấy giờ. Chính thái độ khách quan,
khoa học ấy của Montesquieu mà ngay khi ra đời, tác phẩm bị công kích dữ
dội từ phía quan phương và bị liệt vào “danh mục sách cấm”. Tuy nhiên, cuốn
sách vẫn lọt qua sự kiểm soát gắt gao của giáo hội để tới với độc giả. Năm
1750, Montesquieu viết tác phẩm luận chiến “Bảo vệ tinh thần pháp luật” để
khẳng định lập trường kiên định của mình với tác phẩm đã xuất bản. Nhiều
học giả đã tìm tới lâu đài “để mong được nói chuyện với Montesquieu hoặc
dù chỉ là nhìn thấy ông” [50, 690]. Một số nhà khoa học đã công khai bảo vệ
mãnh liệt cuốn Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu, trong đó có giáo
sư La- Bômen. Sau đó vị giáo sư này bị bắt giam với tội danh khả nghi về
chính trị. Năm 1754 Montesquieu hăng hái tới Pari để xin giúp cho vị giáo sư
bất hạnh, sử dụng các mối liên hệ có thế lực của mình và giải thoát được cho
ông ta. Trong thời gian đó, ông cũng phải chịu sự hành hạ thân xác khủng
khiếp do bệnh tật ngày một trầm trọng.
Vào những năm cuối đời, Montesquieu sống tại lâu đài La Brét, nghiên
cứu và viết thêm một vài tác phẩm khác nữa như Lyđimác (1751), Atxat và

15



Ixmêni (1754). Trước khi qua đời Montesquieu còn để lại nhiều di cảo trong
đó có tập “Những tư tưởng của tôi”.
Montesquieu là người tiên phong trong phong trào Khai sáng Pháp thế
kỷ XVIII. Tuy không phải là một người đứng đầu, một nhà lãnh đạo nhưng
ông lại là “con người đầu tiên khởi phát cả một cuộc vận động văn hoá và tư
duy. Montesquieu đã lần lần đầu tiên chính thức sử dụng khái niệm “khai
sáng” để nói đến một chương trình học thuật, để rồi sau đó trở thành tên gọi
của cả một giai đoạn triết học và của cả một thời đại” [22, 93].
1.2. Bối cảnh lịch sử và những tiền đề tƣ tƣởng ra đời quan niệm
nhà nƣớc pháp quyền của Ch.S. Montesquieu
1.2.1. Bối cảnh lịch sử
Trước cuộc cách mạng 1789, Pháp là một nước quân chủ phong kiến.
Nhà vua nắm trong tay mọi quyền lực và không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào.
Trong suốt thế kỷ XVIII, mặc dù là nước đứng thứ hai ở châu Âu sau Anh,
song nhìn chung Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu với phần đông dân số
là nông dân. Công cụ và phương thức sản xuất canh tác thô sơ, năng xuất lao
động thấp. Đất đai tập trung chủ yếu trong tay các lãnh chúa phong kiến. Các
đời vua Luiz thay thế nhau đều tiếp tục tăng cường cách cai trị độc đoán và
cuộc sống xa hoa lãng phí của các đời vua trước. Triều đình ra sức bóc lột dân
chúng bằng thuế khoá nhằm phục vụ cho cuộc sống xa xỉ của tầng lớp quý tộc
và không hề chú ý tới phát triển sản xuất. Hệ quả tất yếu của tình trạng đó là
nạn mất mùa, đói kém xảy ra hàng năm liên tiếp ở khắp mọi nơi. Cũng trong
thế kỷ XVIII ở Pháp có một số địa chủ đã tổ chức sản xuất theo phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa trên chính đất đai của mình. Họ tập trung đất đai
lại, xua đuổi những người nông dân đang canh tác lâu đời trên mảnh đất đó đi
nơi khác. Đồng thời họ ứng dụng các thành tựu kỹ thuật du nhập từ Anh vào
quá trình sản xuất. Tuy nhiên, đó là công việc diễn ra hiếm hoi ở một vài nơi
và cũng chưa có vai trò đáng kể trong nền kinh tế -xã hội Pháp. Tuyệt đại bộ


16


phận người dân Pháp lúc bấy giờ vẫn canh tác theo phương thức sản xuất
phong kiến lạc hậu.
Do ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp diễn ra sôi nổi ở eo biển
Măng sơ, công nghiệp Pháp đến nửa cuối thế kỷ XVIII đã có sự phát triển. Ở
một số nơi, người ta đã xây dựng nhà máy đường, xưởng đóng tàu, xưởng dệt,
mỏ khai thác kim loại tương đối lớn. Ngoài ra, việc mua bán với nước ngoài
cũng ngày một mở rộng “dọc theo biên giới từ phía bắc xuống đến tây nam,
người ta thấy nhiều trung tâm kinh tế quan trọng: Ruăng và Havrơ, nơi tập
trung công nghiệp vải sợi; hải cảng Năngtơ và Boođô trông ra Đại Tây
Dương, nơi buôn bán hương liệu sầm uất với các đảo phương Đông: phố
Lyông sản xuất hàng tơ lụa và nhung nổi tiếng châu Âu. Về phía đông giáp
giới nước Đức có Anhat và Lôren, trù phú nguyên liệu với những lò luyện
kim lớn.” [41, 64]. Tình hình thương nghiệp cũng khá phát triển. Pháp mở
rộng buôn bán với nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ và phương Đông. Buôn
bán nô lệ da đen đã đem lại lãi xuất lớn cho ngành thương nghiệp Pháp. Tuy
nhiên, chế độ phong kiến áp dụng quy chế khắt khe như thuế nặng, sự kiểm
soát chặt chẽ, sản xuất theo khuôn mẫu bắt buộc đã ngăn cản sự phát triển của
công thương nghiệp. Và nhìn chung, nửa cuối thế kỷ XVIII những yếu tố tư
bản chủ nghĩa đã nảy sinh và phát triển khá rõ trong lòng chế độ chuyên chế
Pháp. Song với tính chất bảo thủ trì trệ, nhà nước quân chủ phong kiến đã tìm
mọi biện pháp để ngăn cản sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Và do đó, việc
xoá bỏ sợi dây ràng buộc của phong kiến với sự phát triển của lực lượng sản
xuất đang đi lên đã trở thành một yêu cầu khách quan và tất yếu của lịch sử
nước Pháp khi đó.
Tình hình xã hội Pháp thế kỷ XVIII được chia thành ba đẳng cấp khá rõ
là: tăng lữ, quý tộc và “đẳng cấp thứ ba”. Trong ba đẳng cấp đó, tăng lữ và
quý tộc là đẳng cấp trên, được hưởng mọi đặc quyền đặc lợi của xã hội. Hai


17


giai cấp này có liên hệ chặt chẽ về dòng họ, tuy chiếm một số ít trong xã hội
nhưng bản thân họ lại giữ vị trí thống trị nước Pháp phong kiến. Đẳng cấp thứ
ba bao gồm tư sản, nông dân, thợ thủ công, họ là những người chiếm số đông
trong xã hội nhưng lại không có chút quyền lực chính trị nào. Sự phân biệt ba
đẳng cấp trong xã hội Pháp lúc đó được quy định theo công thức: tăng lữ phục
vụ nhà vua bằng lời cầu nguyện, quý tộc bằng lưỡi kiếm, đẳng cấp thứ ba
phục vụ tăng lữ và quý tộc bằng của cải.
Cùng với sự phát triển của công thương nghiệp, bước sang thế kỷ
XVIII, giai cấp tư sản ngày càng có thế lực hơn về kinh tế. Họ nắm trong tay
nhiều xí nghiệp, nhà máy, các ngành nội - ngoại thương, thậm chí cả một số
ruộng đất nhất định. Bọn quý tộc thiếu tiền ăn chơi phải vay nợ các nhà tư
sản. Triều đình phong kiến Pháp nhanh chóng trở thành con nợ của các nhà tư
sản mới. Nói về điều này, C.Mác viết: “Tính chất tiêu cực phổ biến của giới
quý tộc Pháp và của giới thầy tu Pháp là điều kiện có tính chất tích cực phổ
biến của giai cấp gần nhất và đối lập với chúng nhất: giai cấp tư sản” [34, 1].
Giai cấp tư sản vừa giàu có lại có tri thức nên họ nhanh chóng trở thành
những người đại diện cho phương thức sản xuất mới tiến bộ trong xã hội. Họ
mong muốn tham gia chính quyền, xoá bỏ sự ngặt nghèo các luật lệ của nhà
nước chuyên chế để phát triển công thương nghiệp. Những mong muốn đó
của giai cấp tư sản hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của đa số nhân dân
trong xã hội Pháp lúc bấy giờ. Vì thế, giai cấp tư sản Pháp nhanh chóng được
đa số dân chúng ủng hộ làm cách mạng chống lại chế độ phong kiến.
Bên cạnh đó, nước Pháp còn bị suy yếu đi bởi những cuộc tranh chấp
thuộc địa với Anh. Để củng cố địa vị uy tín của nước Pháp và lợi ích của triều
đình, bọn quan lại phong kiến ra sức bóc lột đẳng cấp thứ ba bằng nhiều hình
thức thuế khoá vô lý. Trong xã hội, tệ mua quan bán tước xảy ra phổ biến

trong bộ máy nhà nước Pháp lúc bấy giờ. Và sự thật là: “Người ta chỉ cần bỏ
ra một số tiền là trở thành quan chức và trên cương vị đó có thể bòn rút của

18


nhân dân những món tiền lớn gấp bội. Cách lựa chọn như vậy làm cho nhà
nước trở thành một gánh nặng đối với nhân dân vì tính quan liêu, tham nhũng
và bất công của nó” [41, 60- 61] ngay trong lòng xã hội Pháp lúc đó diễn ra
cuộc khủng hoảng sâu sắc giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị. Nó
đặt ra nhu cầu bức thiết cần phải thay thế chế độ phong kiến đã lỗi thời, thối
nát bằng một chế độ khác tiến bộ hơn. Có thể thấy khá rõ tình hình xã hội
Pháp lúc đó tồn tại những mâu thuẫn mà tính chất của chúng phức tạp hơn so
với các nước khác cùng thời ở châu Âu. Hầu hết các nhà Khai sáng Pháp như
Motesquieu, Vonte, Rousseau đều sinh thời trong điều kiện lịch sử này. Và
chính yếu tố thời đại đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng của các triết gia
Khai sáng này. Cuộc đại cách mạng năm 1789 là tiếng chuông cáo chung với
chế độ phong kiến Pháp và mở ra một thời đại mới trong lịch sử nước Pháp.
Đây là cuộc cách mạng tư sản sâu sắc và toàn diện nhất trong lịch sử nhân
loại chống lại chế độ phong kiến. Thắng lợi của cuộc cách mạng đó phải kể
tới vai trò tích cực của giai cấp tư sản - những người đại diện cho phương
thức sản xuất mới tiến bộ khi ấy. Đồng thời, người ta cũng không quên ơn
những nhà triết học Khai sáng. Chính những tư tưởng của họ đã trở thành tiền
đề lý luận mở đường cho cuộc cách mạng tư sản năm 1789 đi tới thắng lợi,
đập tan xiềng xích của chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở Pháp.
1.2.2. Tiền đề tư tưởng
Tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật” được Montesquieu hoàn thành
năm 1748 sau chuyến đi hiểu phong tục, tập quán, các thể chế chính trị của
nhiều nước châu Âu. Trên thực tế, tác phẩm này là kết quả hai mươi năm
Montesquieu nghiên cứu các thể chế chính trị trước đó. Có thể khẳng định

rằng, tư tưởng của Montesquieu nói chung và tinh thần của tác phẩm Bàn về
tinh thần pháp luật nói riêng có sự kế thừa chọn lọc những tư tưởng chính trị
pháp quyền trước đó và của chính thời đại Montesquieu.

19


Nghiên cứu về lịch sử tư tưởng, chúng ta thấy ngay từ thời Hy Lạp cổ
đại người ta đã quan tâm đến vai trò của pháp luật cũng như mối quan hệ
công dân và nhà nước trong việc thiết lập một xã hội có trật tự, kỷ cương. Có
thể khẳng định rằng, chính những tư tưởng đó đã đặt cơ sở nền tảng cho các
quan niệm triết học pháp quyền về sau này. Hay nói theo cách của C.Mác và
Ph.Ăngghen trong các tác phẩm của mình đều khẳng định: “Không có cái cơ
sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại”
[36, 254]. Trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi không có điều kiện
tìm hiểu hết tư tưởng pháp quyền thời kỳ này mà chỉ tập trung vào hai triết
giai tiểu biểu là Socrates và Aristotle dưới góc độ là tiền đề lý luận cho các
quan niệm về nhà nước pháp quyền của Montesquieu trong tác phẩm “Bàn về
tinh thần pháp luật”.
Socrates (469-399) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ
đại, người mà sau này Hêghen coi là “bước ngoặt lịch sử vĩ đại” trong triết
học cổ Hy Lạp và La Mã. Mặc dù bản thân ông không hề trực tiếp tham gia
các hoạt động nhà nước nhưng Socrates rất quan tâm tới công việc của nhà
nước - thành thị và cố gắng hoàn thiện chúng. Ông cũng là “người đầu tiên
trong lịch sử tư tưởng chính trị châu Âu đã hình thành quan điểm về quan hệ
khế ước giữa nhà nước và công dân của mình” [20, 120]. Socrates cho rằng
việc tổ chức đời sống nhà nước có đạo đức không thể thiếu luật pháp, cũng
giống như không thể có thứ luật pháp nào ở bên ngoài nhà nước - thành thị.
Do đó, luật pháp theo Socrates chính là bản thân nền tảng của nhà nước. Ông
kêu gọi mọi người ủng hộ các điều luật chính nghĩa và coi các điều luật mang

bản chất chính nghĩa này thống trị vô điều kiện trong xã hội. Socrates quan
niệm không phải bất cứ giai cấp thống trị nào cũng có quyền đưa ra các mệnh
lệnh hay quy định buộc luật pháp phải tuân thủ. Ông kịch liệt phê phán nền
bạo chính, ông coi đó là chế độ không có pháp luật, chế độ độc đoán và dã
man. Ông cho rằng, khi đã trở thành thành viên của nhà nước công dân mới

20


thực sự tham gia khế ước với nhà nước và có nhiệm vụ phải tôn trọng các trật
tự cũng như các quy định của nó. Và quả thực “Sự trung thành tuyệt đối của
công dân đối với nhà nước - thành thị và luật pháp của mình là xuất phát điểm
trong toàn bộ quan điểm chính trị - xã hội của Socrates” [20; 120].
Điểm độc đáo trong quan niệm của Socrates theo chúng tôi còn ở chỗ
ông đã đưa ra tiêu chuẩn của người cầm quyền nhà nước là phải có tri thức.
Socrates cho rằng người làm vua phải là những người biết cai trị. Quan điểm
này đã gián tiếp khẳng định tư tưởng của Socrates về sự cần thiết phải có tri
thức để cai quản xã hội, dù ở bất kỳ thể chế chính trị nào. Mặc dù những tư
tưởng của Socrates về nhà nước pháp quyền còn ở mức sơ khai nhưng đóng
góp của ông cho các nhà tư tưởng chính trị về sau chính là ở chỗ Socrates đã
khẳng định tính tất yếu của pháp luật trong xây dựng một xã hội có kỷ cương,
đồng thời ông cũng phác thảo một số tiêu chí đúng đắn khi xây dựng nhà nước.
Nhà nghiên cứu lịch sử triết học cổ đại Renan cho rằng: Nếu như Socrates
đem lại triết lý cho nhân loại thì Aristotle đem lại khoa học cho nhân loại. Chúng
tôi đồng thuận với nhận định này bởi lẽ Aristotle (384-322 TCN) là triết gia có
kiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực, ông là nhà “bách khoa toàn thư” của
thời cổ đại. Đồng thời, Aristotle người vẫn được coi là «ông tổ của khoa học
chính trị”, tư tưởng của Aristotle có ảnh hưởng sâu đậm tới nhiều nhà triết học
chính trị phương Tây sau này. Trong quan niệm của Aristotle, pháp luật đồng
nhất với sự công bằng, ở nhà nước nào không cai quản bằng pháp luật thì không

có kỷ cương nhà nước. Ông là người đặc biệt coi trọng vai trò của pháp luật với
sự tồn tại của nhà nước. Theo ông trong pháp luật bộc lộ rõ bản chất của nhà
nước bởi lẽ các quyền chung của công dân được thể chế bằng pháp luật. Và
nhiệm vụ của pháp luật chính là “trợ giúp” các công dân thoả mãn quyền lợi của
mình. Tuy nhiên trong quan niệm của Aristotle không có sự bình đẳng chính trị
cho tất cả mọi công dân trong xã hội. Các phạm trù pháp luật theo ông được

21


đồng nhất với công lý. Trong quan niệm của ông các khuynh hướng đạo đức
phải có khuynh hướng phục vụ cho pháp luật.
Khác với người thầy Platôn của mình, Aristotle xem xét cá nhân từ góc
độ nhà nước chứ không phải là nhà nước dưới góc độ cá nhân. Về điều này,
tác giả Lê Tuấn Huy cho rằng: “Aristotle xem khả năng phụng sự lợi ích
chung là tiêu chuẩn xác định nhà nước kiểu mẫu” [22, 70]. Xuất phát từ điều
này, theo Aristotle, có hai tiêu chí để phân biệt các hình thức nhà nước. Hai
tiêu chí đó là: căn cứ vào số lượng người cầm quyền và căn cứ vào mục đích
thực hiện của nhà nước. Dựa theo tiêu chí đầu ông phân biệt quyền lực của
một người, của một số người và của nhiều người. Theo tiêu chí thứ hai ông
phân chia thành hình thức nhà nước đúng và hình thức nhà nước sai. Dưới
hình thức nhà nước đúng thì quyền lực phù hợp với lợi ích chung. Theo
Aristotle trong lịch sử có ba hình thức nhà nước đúng là: Chế độ quân chủ,
chế độ quý tộc và chế độ cộng hoà. Còn dưới hình thức nhà nước sai thì
quyền lực không phù hợp với lợi ích chung mà nó thuộc về một số ít người
trong xã hội. Ba hình thức nhà nước sai trong lịch sử theo ông đó là: Nền bạo
chính - là hình thức nhà nước bảo vệ lợi ích của một người; nhà nước tập
đoàn là hình thức nhà nước bảo vệ lợi ích của số ít; và chế độ dân chủ - hình
thức nhà nước bảo vệ lợi ích của số đông. Aristotle có khuynh hướng nghiêng
về nhà nước quân chủ. Ông xếp chế độ dân chủ là hình thức sai vì theo ông

trong chế độ dân chủ đa số quyền lực thuộc số đông dốt nát, nghèo khổ và xu
nịnh. Aristotle là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng ở phương Tây khi đưa
ra phân tách bộ máy nhà nước thành ba bộ phận: cơ quan tư vấn pháp lý cho
hoạt động nhà nước, toà thị chính và cơ quan xét xử. Tương ứng với ba cơ
quan này hiện nay trong bộ máy chính trị ở các nước hiện đại là: Lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
Tư tưởng chính trị của Aristotle ảnh hưởng tới Montesquieu ngoài các
điều nói trên còn một yếu tố nữa, đó chính là sự ảnh hưởng các điều kiện bên

22


ngoài tới nhà nước. Theo Aristotle “các thể chế chính trị tốt nhất không thể nảy
sinh thiếu những điều kiện bên ngoài thích hợp” [57, 73]. Và do đó Aristotle rất
coi trọng các yếu tố khí hậu, vị trí nhà nước, phạm vi lãnh thổ tới sự tồn tại nhà
nước. Những tư tưởng này có ảnh hưởng khá nhiều tới quan niệm địa khí hậu
của Montesquieu trong tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật”.
Giai đoạn Phục hưng diễn ra ở châu Âu từ thế kỷ XV-XVI. Đây là một
giai đoạn đặc thù của văn hóa Tây Âu chủ nghĩa nhân văn Phục hưng có ảnh
hưởng tới nhiều nước trên thế giới. Đồng thời đây cũng là giai đoạn lịch sản
sinh ra nhiều nhà tư tưởng có tên tuổi như: M. Phichino (1433-1499), L.Valla
(1407-1457), Nicolai (1401-1464), N. Machiavelli (1469-1527), Montaigne
(1533- 1592)…Các nhà triết học trong giai đoạn này chủ yếu tập trung khai
thác yếu tố cá nhân con người và cuộc sống hiện thực của con người. Họ kiên
quyết bác bỏ sự chi phối của thần quyền tới đời sống của con người. Đặc biệt
ở giai đoạn này các nhà triết học cũng bước đầu phác họa các thiết chế trong
đời sống xã hội của con người. Có thể nhận thấy khá rõ những đặc điểm đó
tập trung khá nhiều trong các tác phẩm của N. Machiavelli và Montaigne.
N. Machiavelli (1469- 1527) là nhà văn, chính khách và là một triết gia
người Italia. Với hai tác phẩm nổi tiếng là “Quân vương” và “Những suy

ngẫm về tuần đầu tiên của Tít Livi” Machivelli xứng đáng được mệnh danh là
“Ông tổ của chính trị học hiện đại”. Quan điểm chính trị của Machivelli tập
trung trên khá nhiều khía cạnh. Trên bình diện lịch sử tư tưởng cho quan điểm
pháp quyền của Montesquieu chúng tôi tập trung phân tích quan niệm của
Machiavelli trên ba khía cạnh cơ bản sau:
Thứ nhất: Machiavelli đã luận chứng cho tính độc lập của lĩnh vực
chính trị khi giải quyết mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo, đạo đức. Theo
Maichiavellie, chính trị và đạo đức là hai lĩnh vực tách biệt, không nên can
thiệp vào nhau. Ông còn nhấn mạnh thêm: “Đạo đức như là lĩnh vực của cái
tuyệt đối, còn chính trị là lĩnh vực của cái tương đối” [20, 311] và do đó

23


×