Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chuong 3 2 logic hoc một số NGUYÊN tắc LOGIC TRONG NGHIÊN cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742 KB, 3 trang )

12/10/2018

TƯ DUY KHÁI NIỆM

TRẦN SƠN NINH

Cấu trúc logic
của khái niệm

 Mỗi khái niệm đều có nội hàm (compréhension) và ngoại diên
(extension).
 − Nội hàm của khái niệm: là toàn bộ những dấu hiệu (thường là
những dấu hiệu cơ bản) mà theo đó người ta khái quát hóa và phân
ra các đối tượng trong khái niệm ấy. Nó cho ta biết sự vật, hiện
tượng đó là như thế nào.
 − Ngoại diên của khái niệm: là lớp các đối tượng được khái quát
trong khái niệm. Nó cho ta biết sự vật, hiện tượng ấy có bao nhiêu
đối tượng cùng loại. Ví dụ: ngoại diên của khái niệm cá, phạm vi
bao quát tất cả loài động vật có xương sống, ở nước, thở bằng
mang và bơi bằng vây đã, đang và sẽ xuất hiện ở tất cả mọi nơi.
Như vậy, cá voi, cá sấu nằm ngoài ngoại diên của khi niệm cá.
Ngoại diên đề cập lượng của khái niệm.

Khái niệm: “một trong những hình thức phản ánh
thế giới vào tư duy, nhờ nó mà người ta nhận thức
được bản chất của các hiện tượng, các quá trình,
mà người ta khái quát được những mặt và những
dấu hiệu cơ bản của chúng”
Khái niệm được thể hiện bằng từ hay ngữ
Ví dụ: Cá loài động vật có xương sống, ở nước,
thở bằng mang, bơi bằng vây



THAO TÁC LOGIC TRÊN KHÁI NIỆM


 Thu hẹp một khái niệm là thao tác logic chuyển một khái niệm
rộng thành một khái niệm hẹp hơn, tức thêm thuộc tính mới vào
khái niệm ban đầu. Ví dụ: Cá →¨ Cá nước ngọt →¨ Cá rô →¨Cá
rô con →¨ … Giới hạn để thu hẹp khái niệm là khái niệm đơn
nhất. Nếu tiếp tục thu hẹp khái niệm đơn nhất thì phải thêm vào
nội hàm của nó những thuộc tính mà đối tượng không hề có,
khái niệm thu được chỉ là một khái niệm rỗng.
 Mở rộng một khái niệm là thao tác logic chuyển một khái niệm
hẹp thành một khái niệm rộng hơn, tức bỏ bớt thuộc tính là đặc
điểm riêng của lớp sự vật trong khái niệm ban đầu. Ví dụ: Sách
Logic học phổ thông →¨ Sách Logic học →¨ Sách →¨ Văn hoá
phẩm →¨ … Khái niệm có thể mở rộng đến phạm trù.

1


12/10/2018

QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM

ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM






 Xét theo nội hàm của khái niệm thì giữa các khái niệm có
thể xảy ra hai trường hợp: quan hệ so sánh được và quan
hệ không so sánh được.
 Xét theo ngoại diên của khái niệm thì có các loại quan hệ:

 Định nghĩa: Định nghĩa khái niệm là một thao tác logic nhằm xác
định nội hàm của khái niệm hay làm rõ nghĩa của từ (thuật ngữ)
biểu thị khái niệm.
 Ví dụ:

 − Quan hệ hợp là quan hệ giữa các khái niệm có ngoại diên
trùng nhau một phần hay hoàn toàn. Đó là các quan hệ đồng
nhất, giao nhau, phụ thuộc.
 − Quan hệ không hợp là quan hệ giữa các khái niệm không
có phần ngoại diên nào trùng nhau. Đó là các quan hệ tách
rời, đối chọi (tương phản), mâu thuẫn, đồng thuộc.

PHÂN LOẠI ĐỊNH NGHĨA



 Định nghĩa thông qua loại và hạng. Đây là kiểu định nghĩa được dùng
trong khoa học nhằm xác định nội hàm của một khái niệm. Ví dụ: “Tam
giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau”.
 Định nghĩa kiến thiết (định nghĩa theo nguồn gốc). khái niệm định nghĩa
nêu rõ nguồn gốc, cách thức hình thành đối tượng cần định nghĩa.
 Định nghĩa qua quan hệ. Đây là kiểu định nghĩa thường dùng cho các
phạm trù triết học;
 Định nghĩa qua miêu tả.
 Định nghĩa qua so sánh.

 Định nghĩa ngoại diên.
 Định nghĩa định danh : hải đăng là đèn biển
 Định nghĩa trực quan: Đây là bông hồng
 Định nghĩa theo chức năng sử dụng: nhà tù là nơi giam giữ phạm nhân

 (1) Nước là thể lỏng không màu, không mùi và không vị.
 (2) Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau.

 Cấu trúc logic của định nghĩa
 Dfd: – Khái niệm được định nghĩa;
 Dfn: – Khái niệm (dùng để) định nghĩa

Dfd = dfn
def

 Nếu khái niệm (dùng để) định nghĩa đứng trước khái niệm được
định nghĩa thì trong tiếng Việt, người ta thay là bằng (được) gọi là.

QUY TẮC ĐỊNH NGHĨA

 Ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải tương
hợp (cân đối) với ngoại diên của khái niệm được định
nghĩa ( Dfd ≡ Dfn). Tránh trường hợp quá rộng hoặc quá
hẹp.
 Định nghĩa phải ngắn gọn và rõ ràng: có nghĩa là trong
khái niệm định nghĩa không được chứa đựng những thuộc
tính có thể suy ra được từ những thuộc tính đã nêu.
 Định nghĩa không được luẩn quẩn
 Định nghĩa không nên theo cách phủ định


2


12/10/2018

PHÂN CHIA KHÁI NIỆM

 Phân chia một khái niệm là thao tác logic nhằm vạch rõ các khái niệm
hẹp hơn của khái niệm đó.
 Các hình thức phân chia khái niệm
 Phân đôi (lưỡng phân − dichotomie): Phân đôi khái niệm là thao tác
logic phân chia một khái niệm thành hai khái niệm mâu thuẫn.
 Phân loại (classification): là thao tác logic nhằm phân chia liên tiếp
một lớp các đối tượng cho trước thành những lớp nhỏ dần cho đến
đơn vị cuối cùng, sao cho mỗi lớp chiếm một vị trí xác định. Có hai
kiểu phân loại: phân loại không tự nhiên và phân loại tự nhiên.
 Phân loại không tự nhiên (bổ trợ, nhân tạo) là kiểu phân loại dựa trên
những dấu hiệu thuận tiện chứ không phải là dấu hiệu quan trọng của đối
tượng.
 Phân loại tự nhiên là kiểu phân loại dựa trên những dấu hiệu cơ bản, trên
sự nhận thức các quy luật về mối liên hệ giữa các loài, chuyển từ loài này
sang loài khác trong quá trìnhphát triển của đối tượng.

3



×