Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài 2. Thông tin và dữ liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.71 KB, 10 trang )

Ngày giảng Lớp Sĩ số
Tiết 2: §2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết KN thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá
thông tin cho máy tính.
- Biết các dạng biểu diễn thông tin trong MT.
- Hiểu đơn vị đo thông tin là Bit và các đơn vị bội của Bit.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy Bit
3. Thái độ:
- Thấy được rõ hơn về cách nhận biết, lưu trữ, xử lý thông tin của máy
tính.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Chuẩn bị của giáo viên.
Giáo án., sách giáo khoa, sách giáo viên.
2. Chuẩn bị của học sinh.
Vở ghi bài, sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết các đặc tính ưu việt của máy tính?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
thông tin và dữ liệu
GV: Đặt vấn đề: Thực ra không có
sự khác biệt nhiều giữa khái niệm
1. Khái niệm thông tin và dữ liệu:
thông tin được hiểu trong đời sống
xã hội và thông tin trong tin học.


Trước mỗi thực thể tồn tại khách
quan, con người luôn muốn biết rõ
về nó càng nhiều càng tốt. Sự hiểu
biết đó càng ít thì con người càng
khó xác định thực thể đó.
GV: Lấy ví dụ
HS: Nghe
GV: Qua ví dụ trên kết hợp với SGK
(tr.7) em hãy cho biết thông tin là
gì?
HS1: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, đưa ra khái niệm
HS: Ghi bài
GV: Làm thế nào để đưa thông tin
vào máy tính? Khi thông tin đã được
đưa vào máy tính gọi là gì?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, đưa ra khái niệm
a) Thông tin:
Thông tin là sự hiểu biết của con người về
một thực thể nào đó, có thể thu thập, lưu trữ,
xử lý được
b) Dữ liệu:
Là thông tin đã được đưa vào máy tính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu và các đơn
vị đo lượng thông tin
GV: Muốn nhận biết một đối tượng
nào đó, ta phải biết đủ lượng thông
tin về nó. Tương tự, để máy nhận
biết một đối tượng nào đó, ta cũng

phải cung cấp cho máy đủ lượng
thông tin về đối tượng này. Chúng ta
xét ví dụ sau: Giới tính của con
người chỉ có thể là Nam hoặc Nữ.
Để máy tính hiểu được giới tính của
một người bất kỳ tôi quy ước Nam
là 1, Nữ là 0. Nếu có 8 người, trong
2. Đơn vị đo lượng thông tin:
đó người thứ 1, 3, 7 là Nam còn lại
là Nữ thì sẽ được biểu diễn như sau:
10100010. Khi đó mỗi chữ số 0
hoặc 1 được gọi là một bit (đó là
đơn vị cơ bản để đo lượng thông
tin).
GV: Qua ví dụ trên em có thể cho
biết đơn vị đo thông tin là gì?
HS: Nghiên cứu SGK.Trả lời câu
hỏi.
GV: Kết luận
HS: Ghi bài
GV: Cũng là ví dụ trên các em hãy
biểu diễn giới tính của 8 người trong
các trường hợp sau:
i. Người thứ 2, 4,
7, 8 là nam, còn lại là nữ.
ii. Người thứ 3, 4, 6
là nam, còn lại là nữ.
HS: Làm trong 2 phút sau đó lên
bảng viết
GV: Gọi học sinh khác nhận xét sau

đó đưa ra kết luận.
GV: Ta vừa tìm hiểu về đơn vị đo
thông tin, em hãy cho biết một số
đơn vị đo thông tin khác?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Đưa ra kết luận – ngoài bit còn
có một số đơn vị đo thông tin khác
HS: Ghi bài
Đơn vị đo thông tin là Bit. Đó là lượng thông
tin vừa đủ để xác định chắc chắn trạng thái
của một sự kiện có hai trạng thái với khả
năng xuất hiện như nhau.
- Ngoài đơn vị bit, đon vị đo thông tin
thường dùng là byte và các đơn vị bội của
byte như bảng sau:
Ký hiệu Đọc Độ lớn
KB Ki – lô - bai 1024 Byte
MB Mê – ga – bai 1024 KB
GB Gi – ga – bai 1024 MB
TB Tê – ra – bai 1024 GB
PB Pê – ta – bai 1024 TB
Hoạt động 3: Làm quen với các
dạng thông tin
3. Các dạng thông tin:
GV: Em hãy đọc SGK (tr.8-9) kết
hợp với hiểu biết của mình hãy cho
biết có các dạng thông tin nào?
HS:
- Tự nghiên cứu SGK
- Trả lời câu hỏi.

GV: Gọi HS khác nhận xét.
GV: Kết luận – có 3 dạng thông tin
cơ bản.
a) Dạng văn bản: tờ báo, cuốn sách, vở
ghi bài…
b) Dạng hình ảnh: bức tranh vẽ, bức ảnh
chụp, băng hình…
c) Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng đài,
chim hót…
Hoạt động 4: Tìm hiểu mã hoá
thông tin trong máy tính
GV: Muốn máy tính xử lý được,
thông tin phải được biến đổi thành
một dãy bít. Chẳng hạn, thông tin về
trọng thái tám bóng đèn trong ví dụ
trước đoợc biểu diễn thành dãy tám
bit 01101001 là mã hoá của thông
tin đó trong máy tính. Để mã hoá
thông tin dạng văn bản ta chỉ cần mã
hoá các ký tự.
Ví dụ, kí tự “A” có mã ASCII thập
phân là 65, và kí tự “a” có mã
ASCII thập phân là 97. Mỗi số
nguyên trong phạm vi từ 0 đến 255
đều có thể viết trong hệ nhị phân với
8 chữ số (8 bit). Nếu kí tự có mã
ASCII thập phân là N, dãy 8 bit biểu
diễn N chính là mã hoá của kí tự đó
trong máy tính. Ví dụ, mã ASCII
của kí tự “A” là 01000001.

A ------> 01000001------>Máy tính
(65) (T.tin mã hoá)
GV: qua VD trên em hãy cho biết
mã hoá thông tin để làm gì? Và quy
trình mã hoá như thế nào?
4. Mã hoá thông tin trong máy tính.
- Mã hoá thông tin để: máy tính xử lí
được thông tin.
HS: Tìm hiểu, trả lời câu hỏi.
GV: Kết luận.
HS: Ghi bài
GV: Để con người có thể biết thông
tin được lưu trữ trong máy, máy tính
phải biến đổi thông tin đã mã hoá
thành dạng quen thuộc như văn bản,
hình ảnh, âm thanh.
- Quy trình:
Thông tin gốc -> T.tin mã hoá -> M.tính.
IV. Củng cố:
- Khái niệm thông tin, dữ liệu.
- Các dạng thông tin.
- Đơn vị đo lượng thông tin.
- Mã hoá thông tin.
V. Bài tập về nhà:
- Học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK (Tr. 17)

×