Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế cơ cấu vốn mục tiêu cho các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
******************

NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN

CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY
NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
******************

NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN

CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY
NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
Chun ngành

: Tài chính - Ngân hàng

Mã số



: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS LÊ VĂN LUYỆN
2. PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

PGS, TS Lê Văn Luyện

tháng

năm 2019

Tác giả luận án


Nguyễn Thị Tuyết Lan


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài ..........................................................................................1
2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................4
4. Đóng góp mới của luận án .................................................................................4
5. Cấu trúc của luận án ..........................................................................................6
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VỀ CƠ CẤU VỐN, CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP ....................7
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ cấu vốn và cơ cấu vốn mục tiêu .....7
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới ..........................................................................7
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam.........................................................................17
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................21
1.2 Cơ sở lý thuyết về cơ cấu vốn và cơ cấu vốn mục tiêu ................................22
1.2.1 Tổng quan về cơ cấu vốn .............................................................................22
1.2.2. Các lý thuyết về cơ cấu vốn ........................................................................25
1.2.3. Cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp ......................................................36
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp ........................37
1.3.1. Các nhân tố vi mô .......................................................................................39
1.3.2. Các nhân tố vĩ mô .......................................................................................44

1.4 Tác động của cơ cấu vốn mục tiêu đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp .....................................................................................................................48
1.4.1 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .......................................................48
1.4.2 Vai trò của cơ cấu vốn đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ......51


iii

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................53
2.1 Khung phân tích và mơ hình nghiên cứu .....................................................53
2.2 Nguồn dữ liệu ..................................................................................................60
2.3 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng.................................................................................63
2.4 Nghiên cứu định tính ......................................................................................65
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT

TRÊN THỊ

TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2017 .................66
3.1 Tổng quan về ngành Xây dựng ở Việt Nam .................................................66
3.1.1 Lịch sử phát triển ngành Xây dựng .............................................................66
3.1.2 Đặc điểm ngành Xây dựng Việt Nam..........................................................67
3.1.3 Chi phí Xây dựng .........................................................................................70
3.1.4 Thị trường Xây dựng ...................................................................................71
3.2 Thực trạng về cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành Xây
dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017 ......75
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CƠ CẤU VỐN
VÀ CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM.................93
4.1 Mơ tả thống kê và tƣơng quan các biến trong nghiên cứu định lƣợng .....93

4.2 Kết quả ƣớc lƣợng và thảo luận trong nghiên cứu định lƣợng ..................97
4.2.1 Kết quả ước lượng và thảo luận các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và
cơ cấu vốn của các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam ....................................................................................................97
4.2.2 Kết quả ước lượng và thảo luận tác động của cơ cấu vốn mục tiêu tới hiệu
quả kinh doanh của các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam ..................................................................................................102
4.3 Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................107


iv

CHƢƠNG 5 XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY
NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM ............................................................................................................109
5.1 Triển vọng và xu hƣớng của ngành Xây dựng...........................................109
5.2 Giải pháp xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho các cho các công ty ngành
Xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ..........................112
5.2.1 Điều chỉnh quy mô doanh nghiệp một cách hợp lý ...................................112
5.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................113
5.2.3 Gia tăng vốn tự có và khai thác thêm các kênh huy động vốn ..................115
5.2.4 Đầu tư đổi mới tài sản cố định ...................................................................116
5.2.5 Đổi mới phương thức làm việc ..................................................................118
5.2.6 Mở rộng danh mục tài sản thế chấp ...........................................................119
5.2.7 Hoàn thiện hệ thống đánh giá các doanh nghiệp .......................................119
5.2.8 Tăng cường độ minh bạch của thông tin ...................................................120
5.2.9 Hồn thiện các hình thức hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp ..............120
5.2.10 Phát triển, mở rộng các thị trường vốn vay .............................................121
5.3 Các khuyến nghị về luật và chính sách liên quan đến ngành Xây dựng .121
5.3.1 Chính sách kích cầu thị trường Bất động sản ............................................121

5.3.2 Luật Đấu thầu 2013 Và Nghị định 63 về công tác đấu thầu ......................122
5.3.3 Khung pháp lý mới cho hình thức PPP......................................................122
5.3.4 Luật Xây Dựng (sửa đổi) 2014 ..................................................................123
5.3.5 Các quy hoạch phát triển ...........................................................................123
KẾT LUẬN ............................................................................................................124
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..........................................................................126
DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................128


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BĐS

Bất động sản

CCV

Cơ cấu vốn

CCVMT

Cơ cấu vốn mục tiêu

CSH


Chủ sở hữu

CSHA

Cơ sở hạ tầng

DN

Doanh nghiệp

FE

Mơ hình tác động cố định

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

GTVT

Giao thơng vận tải

HOSE

Sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh


HNX

Sàn giao dịch Hà Nội

HQKD

Hiệu quả kinh doanh

NCS

Nghiên cứu sinh

NĐT

Nhà đầu tư

OLS

Bình phương nhỏ nhất thơng thường

RE

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng các doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết trên các sàn giao
dịch chứng khoán Việt Nam ..................................................................60
Bảng 2.2

Giả thuyết về tác động của các nhân tố đến cơ cấu vốn của doanh
nghiệp và cơ sở khoa học .......................................................................61

Bảng 2.2. Giả thuyết về tác động của các nhân tố đến cơ cấu vốn của doanh
nghiệp và cơ sở khoa học (tiếp) .............................................................62
Bảng 2.3

Quy mô mẫu theo sàn và loại hình sở hữu.............................................63

Bảng 3.1

Chi phí xây dựng tại một số nước ở Châu Á .........................................71

Bảng 3.2


Chương trình phát triển đơ thị Quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 ............72

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu .............................94
Bảng 4.2. Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình .....................................96
Bảng 4.3

Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn ...................97

Bảng 4.4

Cơ cấu vốn mục tiêu bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2005 – 2017 101

Bảng 4.5: Kết quả ước lượng cho ROA ...............................................................102
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng cho ROE ................................................................104
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng cho ROA ...............................................................105
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng cho ROE ................................................................106


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biến động của ngành Xây dựng và GDP ...............................68
Biều đồ 3.2 Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong ngành Xây dựng .....................69
Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng ngành xây dựng theo nhóm cơng trình và vùng miền ..........70
Biểu đồ 3.4 Cơ cấu chi phí xây dựng......................................................................70
Biểu đồ 3.5 Tình hình nợ xấu BĐS.........................................................................72
Biểu đồ 3.6 Dư nợ cho vay BĐS ............................................................................73
Biểu đồ 3.7 Cơ cấu vốn bình quân của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây
dựng giai đoạn 2005-2017...................................................................76

Biểu đồ 3.8 Cơ cấu nguồn vốn bình quân của các doanh nghiệp thuộc bộ Xây
dựng tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017 ...........................................77
Biểu đồ 3.9 Cơ cấu nguồn vốn bình quân của các doanh nghiệp tư nhân tại Việt
Nam giai đoạn 2005 - 2017 .................................................................78
Biểu đồ 3.10 Quy mô của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt
Nam giai đoạn 2005-2017 ...................................................................79
Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định/Tổng tài sản của các doanh nghiệp
niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017 ...........81
Biểu đồ 3.12 Tỷ lệ thu nhập trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản của các doanh
nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2008-201782
Biểu đồ 3.13 Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình/Tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm
yết ngành Xây dựng giai đoạn 2005-2017 ..........................................83
Biểu đồ 3.14 Tỷ lệ thuế thu nhập/Lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ngành
Xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017 .....................................84
Biểu đồ 3.15 Tỷ lệ chi đầu tư tài sản cố định/Tổng tài sản của các doanh nghiệp
niêm yết ngành Xây dựng Việt Nam giai đoạn 2005-2017 ................85
Biểu đồ 3.16 Tỷ lệ lãi vay/Thu nhập trước lãi vay và thuế của các doanh nghiệp
niêm yết ngành Xây dựng giai đoạn 2005-2017 .................................87
Biểu đồ 3.17 Tỷ lệ tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp niêm yết
ngành Xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017 ..........................88


viii

Biểu đồ 3.18 Tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại
Việt Nam giai đoạn 2005-2017 ...........................................................89
Biểu đồ 3.19 Tỷ lệ giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần của các doanh nghiệp niêm
yết ngành Xây dựng giai đoạn 2005-2017 ..........................................90
Biểu đồ 3.20 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ..............................................91
Biểu đồ 3.21 Mối quan hệ giữa CCV và HQKD ......................................................92

Biểu đồ 5.1 Dự báo tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng và tổng mức đầu tư ......111


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vận hành theo cơ chế thị trường,
các ngành kinh tế, nhất là những ngành thâm dụng vốn như ngành Xây dựng, được
tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn để mở rộng quy mô hoạt động. Trong giai đoạn
2005-2009, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng bình quân đạt 9,6%/năm và giai
đoạn 2010-2015 đạt 4,6%/năm. Dự tính từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần thu hút
khoảng 202 nghìn tỷ đồng mỗi năm để phát triển hạ tầng giao thông và khoảng 125
nghìn tỷ đồng mỗi năm cho các dự án hạ tầng điện, v.v... Đây sẽ là thị trường tiềm
năng vô cùng to lớn cho ngành Xây dựng để phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội phát triển, doanh nghiệp ngành Xây dựng
tại Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Những ảnh hưởng xấu của các
cuộc khủng hoảng kinh tế, những biến động liên tục của lãi suất và lạm phát cũng
như các chính sách quản lý của Nhà nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh
nghiệp ngành Xây dựng. Những vấn đề này khiến các doanh nghiệp ngành Xây
dựng Việt Nam ngày càng quan tâm đến bài tốn quản trị tài chính doanh nghiệp
mà trọng tâm là thiết lập một cơ cấu vốn mục tiêu cho doanh nghiệp. Cơ cấu vốn
mục tiêu hợp lý sẽ giúp các doanh nghiệp ngành Xây dựng tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp, hạn chế rủi ro tài chính và là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp
đương đầu với những biến động từ bên ngoài. Việc nghiên cứu về cơ cấu vốn mục
tiêu, đặc biệt là các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành
Xây dựng là rất cần thiết và có tính ứng dụng cao trong thực tế.
Bên cạnh đó, theo tính tốn từ số liệu báo cáo tài chính của các DN niêm yết
trên thị trường chứng khoán cho thấy, ngành xây dựng có tỷ lệ vốn vay so vốn chủ
sở hữu rất cao, lên tới 3,10 lần (2017). Các DN Xây dựng gặp khó khăn ở đầu ra vì

khơng bán được sản phẩm, trong khi tiến độ thanh tốn của các dự án đầu tư cơng
cũng bị chậm. Khâu cuối cùng bị chậm, tắc thanh tốn thì đương nhiên các khâu
nằm trong chuỗi giá trị cũng bị tắc lại, sự chiếm dụng vốn, tắc vốn sẽ diễn ra từ chỉ


2

đầu tư, nhà thầu đến các nhà cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu khác. Vì thế, tỷ lệ nợ
của các DN nhóm này có xu hướng cao.
Sử dụng vốn vay là một trong những cách tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh
nghiệp, làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tuy nhiên, theo dự thảo về
khống chế tỷ lệ vay đến năm 2019 nếu được thông qua và áp dụng vào thực tế thì
chi phí lãi vay mà doanh nghiệp được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp chỉ nằm trong các khoản vay thỏa mãn tỷ lệ quy định, còn khoản chi lãi vay
vượt trên tỷ lệ này sẽ khơng được khấu trừ. Do đó, chi phí thuế của doanh nghiệp sẽ
tăng lên.
Đối với các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng có tỷ lệ nợ vay/vốn chủ
sở hữu rất cao, chi phí tài chính là một gánh nặng đối với doanh nghiệp và sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến con số lợi nhuận của họ. Để giảm tỷ lệ này, hay sử dụng tỷ
lệ vay hợp lý các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng cần xây dựng được cơ cấu
vốn mục tiêu cho mình.
Cơ cấu vốn là vấn đề quan trọng trong quản trị tài chính cơng ty. Vì vậy,
nghiên cứu về cơ cấu vốn thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế
giới cũng như trong nước. Kể từ sau khi nghiên cứu của Modiglani & Miller (1958)
được công bố, có rất nhiều các tác giả đã thực hiện các nghiên cứu về cơ cấu vốn ở
các quốc gia phát triển như: Rajan và Zingales (1995) (Các nước G-7), Burgman
(1996) (Mỹ), Bevan và Danbolt (2002) (Anh), Akhtar và Oliver (2009) (Nhật)… và
các quốc gia đang phát triển như: Booth và cộng sự (2001) (Brazil, Mexico, Ấn
Độ, Hàn Quốc, Jordan, Malaysia, Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Zimbabwe),
Pandey (2001) (Malaysia), Chen (2003) (Trung Quốc)…

Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây cũng đã xuất hiện nhiều nghiên cứu về
cơ cấu vốn dưới nhiều góc độ. Chẳng hạn như nghiên cứu của Lê Hoàng Vinh
(2009), Đỗ Văn Thắng và Trịnh Quang Thiều (2010), Lê Thị Thanh Tú (2012), Lê
Đạt Chí (2013), Võ Thị Quý (2014)... Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thối
cũng như tình hình kinh tế trong nước cịn nhiều khó khăn như hiện nay, muốn tồn
tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải phát huy tối đa sức mạnh nội tại của
mình. Việc xây dựng được cơ hợp lý là cơ cấu vốn phù hợp với mục tiêu phát triển


3

của DN ở một giai đoạn nên được gọi là cơ cấu vốn mục tiêu. Bên cạnh đó, mỗi giai
đoạn cụ thể, các DN có mục tiêu hoạt động khác nhau thì cơ cấu vốn mục tiêu cũng
khác nhau, cùng với nó là các điều kiện cũng thay đổi nên tác động của các nhân tố
ảnh hưởng tới cơ cấu vốn mục tiêu cũng thay đổi theo. Đồng thời, cơ cấu vốn mục
tiêu cũng có vai trị quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trên thế giới và ở Việt Nam khi nghiên cứu về cơ cấu vốn, đầu tiên các nhà
quản trị phải xem xét là các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn như thế nào, sau đó,
nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh (tỷ suất lợi nhuận)
của cơng ty. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến cơ
cấu vốn, mỗi nghiên cứu phân tán ở các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu
về các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn từ đó xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu và ảnh
hưởng của cấu vốn mục tiêu đến hiệu quả kinh doanh của các cơng ty ngành Xây
dựng thì cịn hạn chế. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Cơ cấu vốn mục tiêu cho
các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”
làm đề tài luận án

2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận án này phân tích cơ cấu vốn mục tiêu thơng qua phân tích cơ cấu vốn
của các cơng ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kết quả phân tích thực nghiệm sẽ là một trong những cơ sở quan trọng cho các các
nhà đầu tư và các nhà quản lý ra quyết định cấu trúc vốn hợp lý hơn nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu sẽ trả lời các câu
hỏi sau:
i)

Những nhân tố nào tác động đến cơ cấu vốn của các công ty ngành xây
dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

ii) Cơ cấu vốn ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh doanh (tỷ suất lợi
nhuận) của các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam?


4

iii) Xác định cơ cấu vốn mục tiêu cho các công ty ngành Xây dựng niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu vốn và cơ cấu vốn mục tiêu của các công ty
ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể,
luận án nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến cơ cấu cấu vốn của các
công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chướng khốn Việt Nam.
Từ mơ hình nghiên cứu, luận án xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho các công
ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

-


Khách thể nghiên cứu: Các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.

-

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện khảo sát và phân tích thực tiễn
đối với 109 cơng ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khốn
Việt Nam. Trong đó có 75 cơng ty niêm yết trên sàn giao dịch Hà Nội
(HNX) và 34 công ty niêm yết trên sàn giao dịch TP.HCM (Xem Phụ Lục 1).
Với dữ liệu thứ cấp được lấy trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2017 và dữ
liệu sơ cấp được thực hiện trong năm 2018.

-

Góc độ nghiên cứu: Nghiên cứu độc lập nhưng đứng trên góc độ của các
nhà quản trị doanh nghiệp ngành Xây dựng

4. Đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới trên cả hai phương diện: lý luận và thực tiễn.
Về mắt lý luận:
Một là, nghiên cứu là một sự tổng kết, phân tích và đánh giá các lý thuyết,
các kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp
và vai trò của cơ cấu vốn đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, kết
quả của nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hệ thống hóa và phát
triển các lý thuyết về cơ cấu vốn cũng như các quan điểm lý thuyết về cơ cấu vốn
mục tiêu của doanh nghiệp. Góp phần làm rõ khái niệm về cơ cấu vốn, cơ cấu vốn


5


mục tiêu nhằm thống nhất về mặt lý luận, nhận thức đối với một phạm trù quen
thuộc trong khoa học quản lý đối với các nhà quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam
Hai là, nghiên cứu góp phần phát triển phương pháp đo lường cơ cấu vốn
mục tiêu của các doanh nghiệp.
Ba là, nghiên cứu là một thể nghiệm về sự kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm
với nghiên cứu ứng dụng. Đó là xây dựng và kiểm định mơ hình nghiên cứu, khảo
sát phỏng vấn khẳng định kết quả nghiên cứu. Phát triển thêm một bước về mặt
phương pháp luận và công cụ nghiên cứu.
Luận án được nghiên cứu lần đầu tiên nhằm cung cấp một phân tích học
thuật về cách xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho các doanh nghiệp và đánh giá ảnh
hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đây, NCS mong muốn
phương pháp này được ứng dụng vào việc quản lý tài chính của các doanh nghiệp
ngành xây dựng nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Về mặt thực tiễn:
Một là, kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản
trị tài chính có cách nhìn đầy đủ và tồn diện hơn về phương thức tiếp cận và đo
lường cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp.
Hai là, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của cơ cấu vốn mục tiêu đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng nợ bước
đầu sẽ đem lại hiệu quả hoạt động tích cực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu vượt
qua ngưỡng thì sử dụng nợ sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp (ảnh hưởng của CCVMT đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tuân
theo quy luật cận biên giảm dần)
Ba là, luận án sử dụng kết hợp giữa nghiên cứu định lượng với nghiên cứu
định tính. Trong đó thơng qua nghiên cứu định lượng luận án xây dựng CCVMT và
đánh giá ảnh hưởng của nó đến HQKD của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, luận án sử dụng nghiên cứu định
tính là phỏng vấn sâu đối với các nhà quản trị tài chính để đánh giá kết quả nghiên



6

cứu định lượng. Do đó luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo vể phương pháp luận,
thiết kế nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu và xử lý dữ liệu nghiên cứu cho các nhà
nghiên cứu, giảng viên, học viên và sinh viên trong cùng lĩnh vực.

5. Cấu trúc của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, luận
án có kết cấu 5 chương, cụ thể:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về cơ cấu vốn và cơ cấu vốn mục tiêu của
doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty
ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017
Chƣơng 4: Kết qủa nghiên cứu thực nghiệm về cơ cấu vốn và cơ cấu vốn
mục tiêu của các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam
Chƣơng 5: Xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho các công ty ngành Xây dựng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam


7

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN,
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ cấu vốn và cơ cấu vốn mục tiêu
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Sự cân bằng tối ưu giữa nợ và vốn đã trở thành một vấn đề trung tâm được
nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp từ trước đến nay. Theo đó, các
cơng ty lựa chọn cấu trúc vốn tùy thuộc vào thuộc tính ảnh hưởng bởi các yếu tố chi
phí và lợi ích khác nhau thơng qua việc tài trợ bằng nợ và vốn cổ phần. David
Durand (1952) đưa ra phương pháp tiếp cận thu nhập rịng của cấu trúc vốn, trong
đó cho rằng cơng ty có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp hoặc giảm chi phí sử dụng
vốn bằng cách tài trợ bằng nợ. Hay, Ezra Soloman (1963) đưa ra quan điểm cho
rằng, giá trị của doanh nghiệp tiếp tục tăng đến một mức độ nhất định của việc sử
dụng nợ và sau đó giá trị doanh nghiệp có xu hướng cố định với mức sử dụng nợ
cao hơn và cuối cùng là giá trị doanh nghiệp sẽ giảm. Jensen và Meckling (1976) đã
phát triển lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên chi phí đại diện nơi cơng ty phải chịu hai
loại chi phí đại diện - chi phí từ các cổ đơng bên ngồi và chi phí liên quan
đến khoản nợ hiện tại trong cấu trúc vốn. Đầu tiên, tổng chi phí đại diện sẽ giảm và
sau khi đạt mức độ nhất định về vốn chủ sở hữu bên ngoài trong cấu trúc vốn, chi
phí đại diện sẽ tăng lại. Tổng chi phí đại diện sẽ tối thiểu tại một mức độ nhất định
của vốn chủ sở hữu bên ngoài. Các tác giả này cho rằng, một cấu trúc vốn tối ưu có
thể thu được bằng cách đánh đổi chi phí đại diện của nợ và lợi ích của nợ.
Bên cạnh đó, Ross (1988) đã phát triển lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên các
thơng tin bất cân xứng trong đó dẫn chứng rằng sự lựa chọn cấu trúc vốn của
doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tư bên ngồi các thơng tin trong nội bộ
công ty. Myers và Majluf (1984) đã phát triển lý thuyết cho rằng cấu trúc vốn


8

được thiết kế để giảm thiểu sự kém hiệu quả trong quyết định đầu tư do thông
tin bất cân xứng (Harris và Raviv, 1991). Trong lý thuyết thứ tự tăng vốn của Myers
(1984), việc quản lý chặt chẽ các yếu tố nội tại được xem như một nguồn quỹ mới
kể cả khi loại trừ những nguồn từ bên ngoài, ngoại trừ những chi phí phát sinh
khơng thể tránh khỏi để hình thành các quỹ. Lý thuyết này giải thích các mối quan

hệ nghịch giữa khả năng sinh lợi và tỷ lệ nợ, và cho rằng khơng có tỷ lệ mục tiêu
giữa nợ và vốn. Đầu tiên, trong tài trợ, các nhà quản lý mong muốn tài trợ thông
qua các nguồn vốn tự có và sau đó tài trợ thơng qua nợ và cuối cùng là từ phát hành
tăng vốn (Martin, 1988). Do đó, lý thuyết này giải thích các hành vi tài chính của
các nhà quản lý doanh nghiệp. Chudson (1945) quan sát thấy, có bằng chứng trực
tiếp về các công ty với tỷ lệ tài sản cố định cao có xu hướng sử dụng nợ dài hạn
nhiều hơn. Gordon (1962) tìm thấy rằng, quy mơ cơng ty càng lớn thì vay nợ càng
nhiều; trong khi lợi tức đầu tư thì có mối quan hệ nghịch với tỷ lệ nợ và cũng xác
nhận mối quan hệ nghịch giữa rủi ro hoạt động và tỷ lệ nợ. Baxter (1967) kết
luận rằng, đòn bẩy sẽ phụ thuộc vào phương sai của thu nhập rịng từ hoạt động
và cịn kết luận rằng có mối quan hệ nghịch giữa phương sai của thu nhập ròng từ
hoạt động và đòn bẩy. Bray (1967) cho rằng, các cơng ty rủi ro có thể có tỷ lệ nợ
thấp hơn và tìm thấy mối quan hệ nghịch giữa tổng nợ và tỷ lệ tài sản cố định, giữa
lợi nhuận trên đầu tư và tỷ lệ nợ, và không có mối quan hệ tuyến tính giữa quy mơ
và tỷ lệ nợ. Schwartz và Aronson (1967) kết luận rằng cấu trúc tài chính được đo
bằng giá trị sổ sách khơng thay đổi đáng kể trong nội tại một ngành công nghiệp,
nhưng biến thiên giữa các ngành công nghiệp. Gupta (1969) đề xuất rằng các tỷ lệ
tổng nợ có mối quan hệ thuận với tăng trưởng và mối quan hệ nghịch với quy mơ
doanh nghiệp. Lev (1969) kết luận rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa các ngành
công nghiệp và tỷ lệ nợ. Hat (1980) tiết lộ, đòn bẩy tài chính của cơng ty khơng liên
quan đến quy mơ và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và tiếp tục kết luận rằng
có mối quan hệ nghịch giữa địn bẩy tài chính với năng lực trả nợ và việc chi trả cổ
tức. Ferri và Jones (1979) tìm thấy rằng các ngành công nghiệp được liên kết với
việc sử dụng địn bẩy của cơng ty nhưng khơng thơng qua một cách trực tiếp hơn so


9

với những vấn đề đã được nêu trong các nghiên cứu trước đó và kết luận của việc sử
dụng nợ của các cơng ty thì có liên quan đến quy mơ của nó. Titman và Wessels

(1988) cho rằng, các doanh nghiệp có các sản phẩm độc đáo hoặc duy nhất có tỷ lệ
nợ tương đối thấp. Marsh (1982) tiết lộ rằng, các công ty đang chịu ảnh hưởng nặng
nề bởi các điều kiện thị trường và lịch sử của giá chứng khoán trong việc lựa chọn
sử dụng giữa nợ và vốn. Barclay và Smith (1995) chỉ ra rằng, nợ tối ưu của các
công ty là chức năng làm giảm thu nhập của doanh nghiệp. Pandey (1985), Mathew
(1991), Taub (1975), Brealey, Hodges và Capron (1976) và nhiều học giả khác đều
nhấn mạnh những yếu tố quyết định khác nhau ảnh hưởng lên cấu trúc vốn trong
các nghiên cứu thực nghiệm của họ.
Ngồi ra, Dev và cộng sự (1997) trong mơi trường hỗn loạn gia tăng, việc
quản lý chiến lược của công ty ngày càng chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên cho đến
nay, mối liên hệ giữa quản lý chiến lược và quản lý tài chính của cơng ty phần
lớn chưa được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp
phân tích khác nhau để xác nhận mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và vị thế chiến
lược của công ty. Cụ thể, các nhà quản lý được nghiên cứu đã cấu trúc sự lựa
chọn thông qua việc sử dụng nợ và vốn cho phù hợp với việc kiểm soát dài hạn
rủi ro hệ thống theo mục tiêu chiến lược.
Phần lớn các kết quả nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn của các nền kinh tế đã
phát triển có nhiều điểm tương đồng về thể chế (xem Hodder và Senbet, 1990;
Rajan và Zingales, 1995; Wald, 1999; Ozkan, 2001; De Miguel và Pindado, 2001;
Bevan và Danbolt, 2002, 2004). Điều này chỉ là trong những năm này thì câu hỏi về
các yếu tố ảnh hưởng nào có ảnh hưởng quan trọng trong bối cảnh thay đổi nhanh
chóng của khn khổ thể chế của các nước đã phát triển này. Các nước đang phát
triển đã thực hiện nhiều cải cách theo hướng thị trường ở khu vực tài chính. Hơn
nữa, việc thiết lập thể chế mà trong đó các cơng ty đã hoạt động đã trải qua chuyển
đổi cơ bản từ giữa những năm của thập niên 80 và đầu thập niên 90. Việc di chuyển
theo hướng tư nhân hóa/ thị trường tự do, cùng với việc mở rộng và làm sâu sắc
thêm sự đa dạng của thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn, điều này đã


10


cung cấp phạm vi cho các lĩnh vực của công ty để tối ưu việc xác định cấu trúc
của họ. Một vài nghiên cứu thực nghiệm đã cố gắng để làm sáng tỏ về vấn đề
cấu trúc vốn trong các đặc tính thể chế riêng ở các nước đang phát triển.
Booth và cộng sự (2001) là một trong số những người cung cấp các nghiên
cứu thực nghiệm toàn diện đầu tiên để kiểm tra khả năng giải thích của mơ hình cấu
trúc vốn ở các nước đang phát triển. Họ đã chọn các nước đang vận hành theo hệ
thống kinh tế định hướng thị trường, việc chọn lựa này nhằm mang đến cho nghiên
cứu nhiều điểm tương đồng với các nghiên cứu ở các nước đã phát triển trước đó.
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ 10 nước đang phát triển để đánh giá liệu lý
thuyết cấu trúc vốn có thể được ứng dụng giữa các quốc gia có cấu trúc thể chế
khác nhau hay không. Họ điều tra xem các sự kiện cách điệu, được quan sát từ các
nghiên cứu của những quốc gia đã phát triển, có thể áp dụng chỉ cho những thị
trường này hay có thể áp dụng một cách tổng quát hơn. Các kết quả đưa ra có một
chút hồi nghi trong phân tích các tiền đề này. Họ đã cung cấp bằng chứng cho thấy
các quyết định lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty ở các nước đang phát triển bị
ảnh hưởng bởi các biến tương tự như các nước đã phát triển. Tuy nhiên các quyết
định này còn bị ảnh hưởng do sự khác biệt của các cấu trúc tổ chức giữa các
quốc gia và phụ thuộc các yếu tố cụ thể của từng quốc gia. Các kết quả nghiên
cứu của họ cho thấy rằng mặc dù một số hiểu biết của họ từ lý thuyết tài chính hiện
đại được ứng dụng giữa các quốc gia, phần lớn vẫn được thực hiện để hiểu tác động
của các đặc điểm công ty khác nhau về sự lựa chọn cấu trúc vốn.
Gần đây, Deesomsak, Paudyal và Pescetto (2004) cũng đã khảo sát các yếu
tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các cơng ty hoạt động trong khu vực Châu Á
Thái Bình Dương, trong bốn quốc gia (cụ thể là Thái Lan, Malaysia, Singapore và
Úc) với mơi trường pháp lý, tài chính và thể chế khác nhau. Họ nhận thấy rằng
quyết định cấu trúc vốn của các công ty bị ảnh hưởng bởi những mơi trường này,
trong đó họ cũng dựa trên các yếu tố doanh nghiệp cụ thể được xác định trong hệ
thống lý thuyết hiện tại. Trong thực tế, có rất ít nghiên cứu đã được thực hiện để
nâng cao kiến thức của chúng ta về cấu trúc vốn trong các nước đang phát triển có



11

cấu trúc thể chế khác nhau và đối với kiến thức của chúng ta thì khơng đủ đối với
trường hợp của những nền kinh tế đang phát triển nhỏ, lẻ. Với đặc trưng của thị
trường tài chính và nền kinh tế chung trong các nền kinh tế này và cùng với thực tế
là họ có thị trường chứng khốn non trẻ và trải qua chuyển đổi cơ bản trong thập kỷ
trước; các chứng cứ thực nghiệm về sau dự kiến sẽ mang lại những hiểu biết quan
trọng về các tranh luận và bổ sung các lý thuyết hiện có.
Philippe và cộng sự (2003) trong nghiên cứu của mình đã phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của 106 công ty Thụy Sỹ niêm yết trên thị trường
chứng khoán Thụy Sỹ. Các phương pháp kiểm định được thực hiện cho giai đoạn
1991-2000. Qua đó, tìm thấy rằng quy mô của các công ty, tầm quan trọng của tài
sản cố định và rủi ro kinh doanh có mối quan hệ thuận với đòn cân, trong khi tăng
trưởng và khả năng sinh lợi có mối quan hệ nghịch với địn bẩy. Dấu hiệu của mối
quan hệ này cho thấy rằng cả lý thuyết thứ tự tăng vốn và lý thuyết đánh đổi cấu
trúc vốn đều có ý nghĩa trong việc giải thích cấu trúc vốn của các cơng ty Thụy Sỹ,
mặc dù nhiều bằng chứng tồn tại để nghiên về lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn. Phân
tích cũng cho thấy các công ty Thụy Sỹ điều chỉnh hướng tới một tỷ lệ nợ mục tiêu,
nhưng quá trình điều chỉnh chậm hơn nhiều so với hầu hết các nước khác. Người ta
lập luận rằng lý do cho điều này có thể được tìm thấy trong bối cảnh thể chế của
riêng Thụy Sỹ.
Wolfgang và Roger (2003) thử nghiệm đòn bẩy dự đốn của mơ hình đánh
đổi cấu trúc vốn và mơ hình thứ tự tăng vốn bằng cách sử dụng dữ liệu của các công
ty tại Thụy Sỹ. Ở cấp độ tổng hợp, địn bẩy của các cơng ty Thụy Sỹ là tương đối
thấp, nhưng kết quả phụ thuộc chủ yếu vào định nghĩa chính xác của địn bẩy. Việc
xác nhận mơ hình thứ tự tăng vốn nhưng mâu thuẫn với mơ hình đánh đổi cấu trúc
vốn, nhiều cơng ty có lợi nhuận ít sử dụng địn bẩy hơn. Các doanh nghiệp với
nhiều cơ hội đầu tư hơn sẽ sử dụng dụng địn bẩy ít hơn, điều này ủng hộ cho cả mơ

hình đánh đổi cấu trúc vốn và phiên bản phức tạp của mơ hình thứ tự tăng vốn. Địn
bẩy cũng liên quan chặt chẽ đến tài sản cố định và biến động của thu nhập của công
ty. Cuối cùng, bằng cách ước tính một mơ hình hồi quy tuyến tính, chúng ta thấy


12

rằng các cơng ty Thụy Sĩ có xu hướng duy trì tỷ lệ địn bẩy mục tiêu. Kết quả
thúc đẩy ra vài kỹ thuật dự báo thay thế.
Nghiên cứu của Chen. J. J (2003) được thực hiện trên 77 công ty lớn có cổ
phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải, Trung Quốc. Tác giả
đã dựa trên lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng để xác định các nhân
tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết gồm: lợi nhuận, khả năng
tăng trưởng, tài sản cố định hữu hình, chi phí kiệt quệ tài chính và lá chắn thuế
đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Chen cho thấy tỷ
suất sinh lợi và quy mơ doanh nghiệp có tác động ngược chiều (-) với cấu trúc
vốn, còn tốc độ tăng trưởng và tài sản cố định hữu hình lại có tác động cùng chiều
với tỷ lệ nợ. Ngồi ra, nghiên cứu cịn cho thấy có sự khác biệt giữa việc lựa chọn
sử dụng nợ giữa các công ty Trung Quốc và các nước phát triển, đó là các cơng ty
Trung Quốc thường ưa thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn là nợ dài hạn. Đồng thời,
theo Chen thì lý thuyết trật tự phân hạng giải thích kết quả nghiên cứu tốt hơn so
với lýthuyết đánh đổi.
Keshar và Baral (2004) cố gắng để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến cấu
trúc vốn - quy mô, rủi ro kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thu nhập, chia cổ tức,
năng lực trả nợ, và mức độ hoạt động địn bẩy của các cơng ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Nepal vào ngày 16/7/2003. Tám mơ hình hồi quy đa biến đã
được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các biến giải thích lên cấu trúc vốn. Đầu
tiên, các công ty sản xuất, các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm và các
cơng ty tài chính được tiến hành phân tích. Tuy nhiên, do những bất thường về vấn
đề trong thời hạn liên tục của mơ hình, các cơng ty sản xuất bị loại trừ trong phân

tích cuối cùng. Nghiên cứu này cho thấy rằng quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ
thu nhập là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê với cấu trúc vốn của các
công ty niêm yết tại thị trường Nepal.
Fakher và cộng sự (2005) cung cấp thêm bằng chứng về các lý thuyết cấu
trúc vốn liên quan đến các nước đang phát triển và kiểm định tác động của việc


13

thiếu một thị trường vốn thứ cấp qua việc phân tích cấu trúc vốn trong điều kiện
mơi trường kinh doanh ở Libya. Các kết quả từ mơ hình hồi quy OLS cho rằng cả
hai lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và lý thuyết chi phí đại diện là các lý thuyết
thích hợp với việc xác định cấu trúc vốn của các cơng ty Libya trong khi có ít bằng
chứng để chứng minh cho lý thuyết về thông tin bất cân xứng. Sự thiếu vắng thị
trường thứ cấp có thể có ảnh hưởng đến các chi phí đại diện, khi mà các cổ đông
không thể bán cổ phiếu của họ có thể gây áp lực lên việc quản lý để phục vụ cho
việc tối đa lợi ích của cổ đơng.
Joshua (2008) trong nghiên cứu của ông so sánh cấu trúc vốn của các công
ty niêm yết, những công ty lớn không được niêm yết và các doanh nghiệp vừa và
nhỏ (DNVVN) ở Ghana. Các kết quả không cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các
cấu trúc vốn của các công ty niêm yết và những công ty lớn không được niêm yết.
Kết quả cho thấy rằng nợ ngắn hạn chiếm một tỷ lệ tương đối cao trong tổng số nợ
của các công ty được lấy mẫu. Các kết quả hồi quy chỉ ra rằng thời gian hoạt động,
quy mô, cơ cấu tài sản, khả năng sinh lợi, rủi ro và vấn đề sở hữu công ty rất quan
trọng ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn của các công ty Ghana. Đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố như giới tính của nhà quản
lý, tình trạng xuất khẩu, ngành cơng nghiệp, vị trí của cơng ty và hình thức kinh
doanh cũng rất quan trọng trong việc giải thích sự lựa chọn về cấu trúc vốn.
Boodhoo (2009) đã gợi ý rằng luôn ln có tranh cãi giữa các học giả trong
thế giới tài chính khi nói đến chủ đề của cấu trúc vốn. Cho đến nay, các nhà nghiên

cứu chưa đạt một sự đồng thuận về cấu trúc vốn tối ưu của các công ty và các vấn
đề liên quan đến chi phí đại diện. Nghiên cứu của Boodhoo cũng cung cấp một đánh
giá ngắn gọn về các lý thuyết về cấu trúc vốn và bằng chứng về mối quan hệ giữa
cấu trúc vốn và cấu trúc chủ sở hữu. Nghiên cứu này cũng cung cấp các bằng chứng
cho các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn.
Mehmet và Eda (2009) kiểm tra xem mức sử dụng đòn bẩy ở một lĩnh vực và
mức sử dụng đòn bẩy ở một lĩnh vực mang tính tiên phong có hiệu quả vào các


14

quyết định cấu trúc vốn của các doanh nghiệp được chọn và các lĩnh vực được niêm
yết trên sàn ISE không. Họ nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận tài chính
hành vi cho vấn đề này như là phương pháp bổ sung cách tiếp cận truyền thống của
các lý thuyết tài chính về cấu trúc vốn. Đối với ảnh hưởng của nó lên mức sử dụng
độ địn bẩy các doanh nghiệp trong bốn lĩnh vực trong giai đoạn 1999-2006 (điện
tử, ngân hàng, xi măng, giấy và đóng gói), trong khi mức trung bình của các lĩnh
vực có hiệu quả tại một mức độ có ý nghĩa trong lĩnh vực hàng điện tử. Trong
nghiên cứu, người ta thấy có mối quan hệ thuận với mức sử dụng đòn bẩy của các
công ty với mức ý nghĩa 10%.
Nghiên cứu của Wanrapee Banchuenvijit (2009) được thực hiện trên 81 công
ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan từ năm 2004 - 2008. Với năm
nhân tố được đưa vào mô hình gồm tỷ suất sinh lợi, quy mơ doanh nghiệp, tỷ lệ tài
sản cố định hữu hình, tốc độ tăng trưởng tài sản, sự biến động của lợi nhuận hoạt
động. Kết quả cho thấy có ba nhân tố có ý nghĩa thống kê ở mức 1% đó là: tỷ suất
sinh lợi, tài sản cố định có mối quan hệ ngược chiều với hệ số nợ, cịn quy mơ cơng
ty lại có mối tương quan cùng chiều với hệ số nợ.
Bên cạnh đó, nghiên cứu tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt của doanh
nghiệp cũng được các học giả quan tâm. Trước hết, nghiên cứu của B.Nimalathasan
và Valeriu Brabete (2010) chỉ ra, cấu trúc vốn và tác động của nó lên khả năng sinh

lợi trong một nghiên cứu của công ty sản xuất được niêm yết ở thị trường Sri Lanka.
Việc phân tích các cơng ty sản xuất niêm yết trên thị trường cho thấy tỷ lệ nợ trên vốn
chủ sở hữu có mối quan hệ thuận có ý nghĩa với tất cả các biến về khả năng sinh lợi
(lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động và tỷ suất lợi nhuận thuần).
Puwanenthiren Pratheepkanth (2011) phân tích cấu trúc vốn và tác động của
cấu trúc vốn lên tình hình tài chính của các cơng ty ở Sri Lanka trong giai đoạn
2005 - 2009 (5 năm). Kết quả cho thấy có mối quan hệ nghịch giữa cấu trúc vốn và
tình hình tài chính của các cơng ty ở Sri Lanka. Do đó các cơng ty này chủ yếu là
phụ thuộc vào việc sử dụng nợ và trả chi phí lãi vay nhiều hơn. Một số lý thuyết,


15

như được trình bày ở trên, đã được phát triển trong vài thập niên nhằm giải thích
việc sử dụng các tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp. Mặc dù chưa có phân định rõ ràng
trong cuộc tranh luận về vấn đề liên kết giữa quyết định tài chính và giá trị của
doanh nghiệp, có tương đối ít bằng chứng thực nghiệm về việc làm thế nào các công
ty thực sự lựa chọn giữa các cơng cụ tài chính tại một thời điểm nhất định.
Nghiên cứu của Rami Zeitun (2007) cho thấy cơ cấu vốn có tác động hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp khi đo lường theo kế toán và theo chỉ số thị trường.
Tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác ñộng dương đến hiệu quả theo thị trường của doanh
nghiệp (đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q). Nghiên cứu của Margaritis (2007) về mối
quan hệ nhân quả giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cho thấy
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ngược lại cơ
cấu vốn cũng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Mesquitavaf Lara (2003) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ
giữa cấu trúc vốn và khả năng sinh lời của 70 công ty niêm yết ở Brazil trong giai
đoạn 1995 -2001 đã phát hiện thấy rằng, nợ ngắn hạn có mối tương quan dương có
ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động đo bằng ROE và nợ dài hạn có mối tương
quan âm có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động đo bằng ROE.

Abor (2005) đã sử dụng dữ liệu tài chính của 20 cơng ty niêm yết để xem xét
mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ở Ghana
cũng phát hiện thấy mối quan hệ dương có ý nghĩa thống kê giữa nợ ngăn hạn với
hiệu quả hoạt động đo bằng ROE và mối quan hệ âm có ý nghĩa thống kê giữa nợ
dài hạn và hiệu quả đo bằng ROE. Đối với tổng nợ, kết quả cho thấy, có mối quan
hệ dương có ý nghĩa thống kê giữa nợ và hiệu quả đo bằng ROE. Kết quả nghiên
cứu của Abor (2005) cho thấy, sự gia tăng quy mơ nợ có liên quan với sự gia tăng
lợi nhuận và do đó nợ cao hơn thì khả năng sinh lời sẽ cao hơn.
San và Heng (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 từ
dữ liệu tài chính của 49 cơng ty xây dựng với 3 cấp độ quy mô lớn, vừa, nhỏ niêm


×