Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Các nhân tố tác động đến hành vi QTLN của người quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 168 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

---  ---

NGÔ HOÀNG ĐIỆP
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN
TRỊ LỢI NHUẬN CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TẠI CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HCM – Naêm 2018


iv

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.

LÝ DO NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 1

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 3


3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 3

4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................... 3

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 4

6.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ............................................................................. 5

7.

KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ................................................................................................. 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 7
1.1.

CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG HÀNH VI QTLN ........................ 7

1.1.1.

Nghiên cứu về các mô hình đo lường...................................................................... 7

1.1.1.1.


Mô hình Healy (1985) ........................................................................................... 8

1.1.1.2.

Mô hình DeAngelo (1986) .................................................................................... 9

1.1.1.3.

Mô hình Jones (1991) ........................................................................................... 9

1.1.1.4.

Các mô hình cải tiến mô hình của Jones (1991) ............................................... 10

1.1.1.5.

Mô hình Roychowdhury (2006) .......................................................................... 13

1.1.2.
1.2.

Nghiên cứu kiểm định sự phù hợp của các mô hình đo lường ........................... 14

CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QTLN ............. 17

1.2.1.

Cấu trúc của HĐQT ............................................................................................... 18


1.2.1.1.

Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành........................................................ 18

1.2.1.2.

Tính độc lập của Hội đồng quản trị ................................................................... 19

1.2.1.3.

Qui mô Hội đồng quản trị ................................................................................... 20

1.2.1.4.

Số lần họp của Hội đồng quản trị ...................................................................... 21

1.2.1.5.

Chuyên môn về tài chính của thành viên Hội đồng quản trị ............................ 22

1.2.1.6.

Thành viên nữ trong HĐQT ............................................................................... 23

1.2.2.

Ủy ban kiểm toán ................................................................................................... 23

1.2.2.1.


Qui mô Ủy ban kiểm toán ................................................................................... 23

1.2.2.2.

Chuyên môn của thành viên ủy ban kiểm toán ................................................. 24

1.2.2.3.

Số lượng cuộc họp của ủy ban kiểm toán .......................................................... 25

1.2.3.
1.2.3.1.

Kiểm toán độc lập................................................................................................... 25
Qui mô công ty kiểm toán ................................................................................... 26


v

1.2.3.2.

Thay đổi công ty kiểm toán ................................................................................. 27

1.2.3.3.

Phí kiểm toán....................................................................................................... 27

1.2.4.

Cấu trúc sở hữu vốn ............................................................................................... 28


1.2.4.1.

Sở hữu quản lý .................................................................................................... 28

1.2.4.2.

Sở hữu Nhà nước ................................................................................................ 29

1.2.4.3.

Sở hữu Nước ngoài ............................................................................................. 29

1.2.4.4.

Sở hữu tổ chức .................................................................................................... 30

1.2.4.5.

Sở hữu tập trung ................................................................................................ 31

1.3.

KHE HỔNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 32

1.3.1

Nhận xét các công trình nghiên cứu đã công bố .................................................. 32

1.3.2


Định hướng nghiên cứu của luận án..................................................................... 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................. 35
2.1.

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI HÀNH VI QTLN .................................................... 35

2.1.1.

Định nghĩa............................................................................................................... 35

2.1.2.

Phân loại.................................................................................................................. 37

2.2.

MỘT SỐ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN PHỔ BIẾN .................................. 38

2.2.1.

QTLN thông qua các khoản dồn tích ................................................................... 38

2.2.2.

QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh .............................................. 42

2.3.


CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG ................................................................................... 43

2.3.1.

Lý thuyết đại diện................................................................................................... 43

2.3.2.

Lý thuyết các bên liên quan................................................................................... 46

2.3.3.

Lý thuyến tín hiệu .................................................................................................. 47

2.3.4.

Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource dependency theory) ........................ 49

2.3.5.

Lý thuyết kế toán thực chứng ............................................................................... 50

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 52
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 53
3.1.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 53

3.1.1


Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 53

3.1.2

Qui trình nghiên cứu .............................................................................................. 55

3.2.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 57

3.3.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 66

3.4.

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH HỒI QUY .............................................. 68

3.4.1

Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 68


vi

3.4.2
3.5.

Mô hình hồi quy ..................................................................................................... 72


ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY .......................................... 73

3.5.1.

Đo lường biến phụ thuộc ....................................................................................... 73

3.5.2.

Đo lường biến độc lập ............................................................................................ 79

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................................ 83
4.1.

MỨC ĐỘ QTLN TẠI CÁC CTNY TRÊN TTCK VIỆT NAM ................................. 83

4.1.1

QTLN thông qua các khoản dồn tích (A_EM) .................................................... 83

4.1.2

QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (R_EM) ............................... 86

4.1.3

Kết luận về mức độ QTLN tại các CTNY trên TTCK Việt Nam ...................... 89

4.2.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ...................................................................... 90

4.3.

THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI QTLN
.......................................................................................................................................... 92

4.4.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY .......................................... 95

4.4.1.

Kết quả phân tích tương quan .............................................................................. 95

4.4.2.

Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................... 101

4.5.

BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 111

4.5.1.

Nhóm giả thuyết Hội đồng quản trị .................................................................... 111

4.5.2.

Nhóm giả thuyết Ban kiểm soát .......................................................................... 116


4.5.3.

Nhóm giả thuyết kiểm toán độc lập .................................................................... 118

4.5.4.

Nhóm giả thuyết cấu trúc sở hữu vốn và cơ cấu vốn ........................................ 120

4.5.5.

Nhóm giả thuyết về quy mô và hiệu quả kinh doanh ........................................ 126

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 130
CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 132
5.1.

NHẬN XÉT ............................................................................................................... 132

5.2.

KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 135

5.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NHIÊN CỨU TRONG
TƯƠNG LAI ......................................................................................................................... 144
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................................. 146
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................................. 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 150



x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Mẫu nghiên cứu của luận án ................................................................ 65
Bảng 3.2 Ý nghĩa của hệ số tương quan .............................................................. 67
Bảng 3.3 Bảng mô tả giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 71
Bảng 3.4 Kết quả hồi quy các hệ số α, β .............................................................. 80
Bảng 3.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình mô hình Roychowdhury (2006) ... 80
Bảng 3.6 Bảng mô tả biến độc lập và phương pháp đo lường .............................. 81
Bảng 4.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc A_EM ................................................. 86
Bảng 4.2 Thống kê mô tả biến phụ thuộc A_EM (trị tuyệt đối) theo năm ........... 87
Bảng 4.3 Thống kê mô tả biến phụ thuộc A_EM (trị tuyệt đối) theo ngành.......... 87
Bảng 4.4 Thống kê mô tả biến phụ thuộc A_EM (dương) theo ngành .................. 88
Bảng 4.5 Thống kê mô tả biến phụ thuộc A_EM (âm) theo ngành ....................... 88
Bảng 4.6 Thống kê mô tả biến phụ thuộc R_EM ................................................. 89
Bảng 4.7 Thống kê mô tả biến phụ thuộc R_EM (trị tuyệt đối) theo năm............. 90
Bảng 4.8 Thống kê mô tả biến phụ thuộc R_EM (trị tuyệt đối) theo ngành .......... 90
Bảng 4.9 Thống kê mô tả biến phụ thuộc R_EM (dương) theo ngành .................. 91
Bảng 4.10 Thống kê mô tả biến phụ thuộc R_EM (âm) theo ngành ..................... 91
Bảng 4.11 Thống kê mô tả các biến độc lập định tính .......................................... 95
Bảng 4.12 Thống kê mô tả các biến độc lập định lượng ...................................... 95
Bảng 4.13 Ma trận tương quan hồi quy Person mô hình 1.................................... 98
Bảng 4.14 Ma trận tương quan hồi quy Person mô hình 2.................................. 101
Bảng 4.15 Kết quả hồi quy mô hình 1................................................................ 104
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình 1 ..................................... 106


xi


Bảng 4.17 Kết quả hồi quy mô hình 2................................................................ 108
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình 2 ..................................... 110
Bảng 4.19 Bảng tổng kết kết quả hồi quy hai mô hình nghiên cứu ..................... 112

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận án .......................................................... 58
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu 1 .......................................................................... 69
Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu 2 .......................................................................... 70


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình hình tài chính,
kết quả kinh doanh, các dòng tiền và những thông tin bổ sung khác giúp cho các đối
tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định kinh tế (Epstein và Jermakowicz, 2008;
Mackenzie và cộng sự, 2012). Mức độ hữu ích của thông tin tài chính phụ thuộc nhiều
vào chất lượng thông tin về lợi nhuận (Ball và Shivakumar, 2005). Thông tin về lợi
nhuận và các bộ phận hợp thành của nó ngày càng đóng vai trò quan trọng cho các
bên liên quan, có thể đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và dự đoán được
dòng tiền trong tương lai (Dechow, Kothari và Watts, 1998). Chính vì vậy, chất lượng
thông tin về lợi nhuận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước.
Tính linh hoạt của kế toán cho phép người quản lý vận dụng để cung cấp thông
tin thích hợp và đáng tin cậy giúp cho các bên liên quan đánh giá hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp, kịp thời thay đổi quyết định cho phù hợp với thực tế kinh doanh
của họ, nhưng cũng chính sự linh hoạt này tạo cơ hội cho người quản lý tham gia
quản trị lợi nhuận (Healy và Wahlen, 1999; Dechow và Skinner, 2000). Nhiều nghiên
cứu đã công bố cho thấy người quản lý quản trị lợi nhuận (QTLN) xuất phát từ những

mục đích, những động cơ đã định trước như: vì lợi ích cá nhân của người quản lý, để
tránh vi phạm các thỏa thuận trên các hợp đồng, để đạt lợi ích từ thị trường vốn (đạt
được lợi nhuận mục tiêu, để phát hành cổ phiếu với giá cao, để được lợi khi sáp nhập,
chia tách hay mua bán doanh nghiệp), hoặc phản ứng lại với các chính sách của Nhà
Nước như giảm số thuế TNDN, để được ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế,…. Bên cạnh
đó, người quản lý có thể QTLN bằng cách cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển,
chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, tăng thời gian bán chịu cho khách hàng, giảm giá
bán niêm yết nếu mua hàng với số lượng lớn,… QTLN có liên quan chặt chẽ đến chất
lượng thông tin của BCTC của các công ty và là chủ đề thường xuyên được quan tâm


2

trong nghiên cứu lĩnh vực kế toán (Collins, Pincus và Xie, 1999; Barth, Landsman và
Lang, 2008).
Từ những năm cuối của thế kỷ XX đến nay, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã
tìm hiểu, thu thập nhiều bằng chứng về hành vi QTLN của người quản lý, tìm kiếm
ra những mô hình hữu hiệu để phát hiện hành vi QTLN, cũng như tìm hiểu những
động cơ, kỹ thuật của người quản lý khi thực hiện hành vi QTLN. Hành vi QTLN
thường được xem là hành vi tiêu cực, đã để lại nhiều vụ bê bối trong quá khứ ở lĩnh
vực tài chính ở Việt Nam và trên Thế giới. Những vụ tai tiếng có tác động tiêu cực
đến niềm tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán, ngân hàng, kiểm toán,
nhà quản lý doanh nghiệp và thậm chí cả Chính phủ (Sanders và cộng sự, 1996). Sự
kiện Enron - tập đoàn năng lượng hàng đầu của Hoa Kỳ - đã lừa dối nhà đầu tư, lừa
dối các bên liên quan vào đầu thế kỷ XXI là một ví dụ, trong đó một trong những
thông tin được điều chỉnh là thông tin về lợi nhuận. Tại Việt Nam, có khá nhiều vụ
tai tiếng đã được phát hiện và công bố liên quan đến công ty CP Bông Bạch Tuyết
(BBT), Tổng Công ty CP Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVX), Công ty CP Tập Đoàn
Kỹ Nghệ Trường Thành (TTF),...
Việt Nam hiện nay là thành viên của nhiều hiệp ước kinh tế như WTO, AEC,...

đòi hỏi phải hội nhập nhanh các định chế quốc tế để tăng tính minh bạch thông tin
công bố. Liên quan đến CTNY, Nhà Nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để hoàn
thiện dần hệ thống pháp lý cần thiết nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của TTCK,
thu hút vốn đầu tư thông qua TTCK, đồng thời cũng hướng đến mục tiêu gia tăng
chất lượng thông tin BCTC của các CTNY. Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng
việc tìm hiểu, phát hiện, đo lường hành vi QTLN và xác định các nhân tố tác động và
mức độ tác động đến hành vi QTLN là rất cần thiết xét về lý luận khoa học và ứng
dụng thực tế. Về lý luận, luận án mong muốn góp phần làm rõ lý thuyết liên quan đến
hành vi QTLN thông qua cơ sở dồn tích và QTLN thông qua việc tác động vào các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Về mặt ứng dụng, luận án kỳ vọng đo lường mức độ
QTLN của người quản lý tại CTNY và xác định các nhân tố tác động đến hành vi


3

QTLN tại các CTNY trên TTCK Việt Nam, đưa ra các kiến nghị cho các bên liên
quan để kiểm soát hành vi QTLN, nâng cao chất lượng BCTC của CTNY.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi QTLN của
người quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ kết
quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những kiến nghị nhằm kiểm soát hành vi QTLN, nâng
cao chất lượng BCTC của CTNY. Luận án đề xuất 2 mục tiêu:
Thứ nhất, đo lường và đánh giá thực trạng hành vi QTLN của người quản lý tại
các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Thứ hai, xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến
hành vi QTLN của người quản lý tại các CTNY trên TTCK Việt Nam. Từ đó, luận
án đưa ra những kiến nghị nhằm kiểm soát hành vi QTLN, nâng cao chất lượng BCTC
cho CTNY Việt Nam.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu và nhằm đạt được hai mục tiêu

nghiên cứu như đã trình bày trên, luận án đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Người quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam thực hiện QTLN ở mức độ nào?
Câu hỏi 2: Những nhân tố nào tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến
hành vi QTLN của người quản lý tại các CTNY trên TTCK Việt Nam như thế nào?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành vi QTLN và các nhân tố tác động đến
hành vi QTLN của người quản lý doanh nghiệp.
Hành vi QTLN được xác định thông qua hai chỉ tiêu đại điện, tương ứng với hai
loại QTLN. Đối với QTLN thông qua các khoản dồn tích thì chỉ tiêu đại diện là khoản
dồn tích bất thường. Đối với QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì chỉ
tiêu đại diện là tổng khoản bất thường của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, chi phí
tuỳ biến và chi phí sản xuất.


4

Phạm vi nghiên cứu
-

Xét về không gian: Luận án phân tích các nhân tố tác động đến hành vi QTLN
của người quản lý tại các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán
của Việt Nam (HOSE và HNX), không bao gồm các công ty đại chúng giao
dịch cổ phiếu trên sàn Upcom. Mẫu phân tích được giới hạn là các công ty
không thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các quỹ đầu tư.
Số liệu được thu thập thủ công từ BCTC, BCTN và BCQT của các CTNY.
Một số số liệu được cung cấp từ công ty Vietstock.

-


Xét về thời gian: Luận án sử dụng số liệu báo cáo năm, giai đoạn 2010 – 2016.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó phương pháp định
lượng là chính. Cụ thể:
Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn
chuyên sâu với các chuyên gia, tham vấn ý kiến về các biến nhân tố đưa vào mô hình
nghiên cứu. Người tham gia phỏng vấn là những chuyên gia đang là thành viên
HĐQT, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của công ty đang niêm yết trên
TTCK Việt Nam, kiểm toán viên thuộc Big có trình độ chuyên môn từ cử nhân trở
lên và có thời gian công tác tối thiểu 5 năm.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng phương pháp này để kiểm
định giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân
tố đến hành vi QTLN. Luận án xác định biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu dựa
trên mô hình phát hiện hành vi QTLN thông qua các khoản dồn tích – Mô hình
Kothari, Leone và Wasley (2005), mô hình phát hiện hành vi QTLN thông qua tác
động vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh – Mô hình Roychowdhury (2006). Các biến
độc lập là các biến nhân tố có được từ kết quả nghiên cứu định tính, kết hợp với hai
biến phụ thuộc trên hình thành hai mô hình nghiên cứu. Bằng phương pháp hồi quy
đa biến dữ liệu bảng trên phần mềm phân tích Stata 13.0, luận án xác định các nhân
tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến hành vi QTLN của người quản
lý. Đồng thời, thông qua kết quả xác định 02 biến phụ thuộc, bằng phương pháp thống


5

kê mô tả, luận án biện luận mức độ QTLN của người quản lý tại các CTNY trên
TTCK Việt Nam.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Về mặt nghiên cứu: Trên thế giới, hành vi QTLN được sự quan tâm nghiên cứu
của rất nhiều chuyên gia từ hơn 30 năm qua. Tại Việt Nam, chưa có nhiều công trình
nghiên cứu mang tính toàn diện liên quan đến các nhân tố tác động đến hành vi QTLN
tại CTNY. Với thực trạng này, luận án mong muốn: (1) Hệ thống hoá các lý thuyết
nền tảng về hành vi QTLN, đánh giá thực trạng của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam liên quan đến hành vi QTLN (QTLN thông qua các
khoản dồn tích và QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh) và xác định các
nhân tố tác động cũng như mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi này; và (2)
mở rộng thêm cánh cửa khoa học nghiên cứu về hành vi QTLN tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu của luận án kỳ vọng sẽ có ý nghĩa thực tiễn đối
với: (1) Những nhà hoạch định chính sách, các đơn vị lập pháp có cái nhìn sâu sắc
hơn, bao quát hơn, từ đó xây dựng được hệ thống các quy định mang tính khả thi cao
hơn, phù hợp với đặc thù của đất nước, gắn kết với xu thế hội nhập quốc tế; (2) Các
công ty niêm yết có thể tự đánh giá và tự kiện toàn hệ thống quản trị cho công ty
mình, từ đó gia tăng chất lượng BCTC doanh nghiệp; và (3) Những đối tượng có lợi
ích trực tiếp (như nhà đầu tư, chủ nợ,…) có thể đánh giá mức độ QTLN của công ty
mà họ đầu tư, từ đó có thể gia tăng hiệu quả của các quyết định đầu tư, giảm thiểu rủi
ro.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Kết cấu chính của luận án gồm:
Phần mở đầu: Trình bày vai trò của thông tin lợi nhuận đối với người sử dụng
thông tin kế toán dẫn đến khả năng người quản lý doanh nghiệp thực hiện QTLN để
đạt được những mục tiêu đã định trước. Trên cơ sở những phân tích này tác giả đã
xác định mục tiêu nghiên cứu, đặt ra các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và giới thiệu phương pháp nghiên cứu của luận án.


6

Chương 1- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Trình bày khái quát các công trình

nghiên cứu trong và ngoài nước, xác định khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu
của luận án.
Chương 2- Cơ sở lý thuyết: Trình bày khái niệm, phân loại hành vi QTLN, các lý
thuyết nền tảng làm cơ sở cho việc biện giải kết quả nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu, quy
trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp xác định các biến trong mô
hình nghiên cứu của luận án.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Trình bày kết quả nghiên cứu định
tính và định lượng, bàn luận kết quả nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu
của luận án.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và bàn luận, tác
giả nêu nhận xét và đề xuất các giải pháp kiến nghị cho các đối tượng sử dụng thông
tin kế toán.


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết cho bất kỳ
công trình nghiên cứu khoa học nào. Tác giả phát hiện có 03 hướng nghiên cứu chính
liên quan đến hành vi QTLN: Đó là (1) Các nghiên cứu về mô hình đo lường hành vi
QTLN, (2) nghiên cứu về động cơ QTLN và (3) nghiên cứu các nhân tố tác động đến
hành vi QTLN. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, luận án sẽ trình bày các công trình
nghiên cứu về mô hình đo lường hành vi QTLN được vận dụng phổ biến và các
nghiên cứu về nhân tố tác động đến hành vi QTLN của người quản lý doanh nghiệp.
Từ kết quả phân tích tổng quan vấn đề nghiên cứu, luận án sẽ đưa ra khe hổng nghiên
cứu và biện luận cho định hướng nghiên cứu của luận án.
Nội dung của chương này gồm:
-


Các nghiên cứu về mô hình đo lường hành vi QTLN;

-

Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến hành vi QTLN;

-

Khe hổng nghiên cứu.

1.1.

CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG HÀNH VI QTLN

1.1.1. Nghiên cứu về các mô hình đo lường
Các công trình nghiên cứu đã cố gắng tìm ra phương pháp để phát hiện và đo
lường hành vi QTLN. Dựa trên nguyên tắc cơ sở dồn tích của kế toán thì lợi nhuận
đạt được trong một kỳ sẽ bao gồm lợi nhuận thu bằng tiền và lợi nhuận dồn tích. Lợi
nhuận thực thu bằng tiền được tính dựa vào doanh thu thực thu bằng tiền trừ chi phí
đã thực chi bằng tiền. Lợi nhuận dồn tích chính là hiệu số giữa doanh thu bán chịu và
chi phí chưa thực chi bằng tiền như chi phí trích trước, chi phí khấu hao, chi phí dự
phòng phải trả, chi phí trả trước, các khoản dự phòng giảm giá… đã phát sinh trong
kỳ kế toán. Người quản lý doanh nghiệp không thể điều chỉnh được lợi nhuận đã thu
bằng tiền. Đối với lợi nhuận dồn tích thì họ có thể điều chỉnh được, bằng cách điều
chỉnh khoản lập dự phòng giảm giá, gia tăng công nợ bán chịu, thay đổi thời gian
khấu hao để điều chỉnh chi phí khấu hao để đạt được mức lợi nhuận như mong muốn.


8


Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng người quản lý dùng thủ thuật điều
chỉnh chủ yếu là tìm cách tác động đến sự chênh lệch giữa dòng tiền thực tế tại doanh
nghiệp và lợi nhuận, tạo ra các khoản dồn tích bất thường (DA) trên báo cáo tài chính.
Để phát hiện hành vi QTLN, cách tiếp cận phổ biến là tính tổng dồn tích (TA) trên
báo cáo tài chính trừ đi các khoản dồn tích bình thường (NDA) phát sinh tại doanh
nghiệp. NDA là những khoản dồn tích được thực hiện đúng theo nguyên tắc của kế
toán. DA là những khoản dồn tích do người quản lý tạo ra để làm thay đổi lợi nhuận
của doanh nghiệp.
Trong hơn 30 năm qua, trên thế giới, nhiều mô hình được ứng dụng để phát hiện
hành vi QTLN của người quản lý doanh nghiệp. Các công cụ đo lường được phát
triển dần qua thời gian và ngày một hữu hiệu hơn. Luận án hệ thống hóa quá trình
phát triển của các mô hình phát hiện hành vi QTLN trên thế giới như sau:
1.1.1.1. Mô hình Healy (1985)
Mô hình Healy (1985) có thể được xem là mô hình đầu tiên cố gắng đo lường
hành vi QTLN. Healy (1985) lập luận rằng, QTLN được thực hiện trong một khoảng
thời gian nhất định do đó tổng dồn tích là chênh lệch giữa lợi nhuận trên báo cáo và
dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Ông cho rằng dồn tích bình thường kỳ vọng sẽ
bằng 0 (zero) nên dồn tích bất thường cũng chính là tổng dồn tích tại một thời điểm
và được xác định bằng công thức bên dưới. Nếu tổng dồn tích không bằng 0 thì đó là
biểu hiện của QTLN. Vì là sự nỗ lực đầu tiên để phát hiện hành vi QTLN nên mô
hình này được đánh giá là còn nhiều thiếu sót.
=

Trong đó:
DAit: Biến dồn tích bất thường
TAit: Tổng biến dồn tích năm t
Ait -1 : Tổng tài sản của năm t-1


9


1.1.1.2. Mô hình DeAngelo (1986)
DeAngelo (1986) cho rằng dồn tích bình thường NDA phát sinh là ngẫu nhiên.
Nếu doanh nghiệp ở trạng thái đứng yên thì NDA ở thời điểm t bằng với NDA ở thời
điểm t-1. Vì vậy, sự khác biệt giữa NDA ở thời điểm t và thời điểm t-1 chính là DA
và cũng chính là biểu hiện của hành vi QTLN. DeAngelo (1986) đã tiến thêm một
bước, đã xác định dồn tích bất thường riêng biệt cho mỗi DN bằng cách tính chênh
lệch giữa tổng dồn tích của hai kỳ kế tiếp nhau trên tổng tài sản.


=
Trong đó:
DAit: Biến dồn tích bất thường
TAit: Tổng biến dồn tích năm t
TAit-1: Tổng biến dồn tích năm t-1
Ait -1 : Tổng tài sản của năm t-1

Trong TA đã bao gồm cả NDA nên dù mô hình có bước phát triển hơn mô hình
của Healy (1985) nhưng mô hình này cũng bị phê phán vì kết quả của mô hình trên
thực tế bao gồm cả dồn tích bình thường NDA.
1.1.1.3. Mô hình Jones (1991)
Jones (1991) tin rằng sự biến đổi của doanh thu sẽ mang đến sự thay đổi của vốn
kinh doanh, dẫn đến sự thay đổi trong việc tính toán các khoản trích trước và khấu
hao tài sản cố định. Tất cả các điều này đều tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Jones (1991) đã dùng biến doanh thu (REV) và biến tài sản cố định (PPE) như là các
biến độc lập để đo lường DA.
Tổng biến dồn tích = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Khoản dồn tích bình thường (NDA) sẽ được tính bằng phương trình sau:
=∝


+ β1

+ β2


10

Trong đó:
NDAit: Biến dồn tích bình thường
Ait -1 : Giá trị sổ sách của tổng tài sản doanh nghiệp i tại năm t-1
Δ REVit: Chênh lệch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp i trong năm t so với
doanh thu năm t-1 của doanh nghiệp i
PPE it: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp i năm t
α, β1, β2 : Các thông số ước tính.
i = 1,2,3…n: Số lượng doanh nghiệp khảo sát
Các tham số α, β1, β2 được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất
của mô hình :
=∝

+ β1

+ β2

+ εit

Công thức tính DA như sau:
=

−∝


+ β1

+ β2

1.1.1.4. Các mô hình cải tiến mô hình của Jones (1991)
Được coi là mô hình nổi tiếng, khắc phục được những sai sót của mô hình Healy
(1985) và DeAngelo (1986), trong rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm, mô hình
Jones (1991) được sử dụng rất phổ biến để phát hiện hành vi QTLN thông qua các
khoản dồn tích. Tuy nhiên, bản thân cha đẻ của mô hình Jones (1991) cũng khẳng
định hạn chế của mô hình là đã đưa vào biến nghiên cứu là Δ REV để tính phần dồn
tích bình thường. Bởi vì khi doanh thu bị khai khống hoặc hạch toán không đúng niên
độ thì xác định NDA sẽ trở nên không còn đáng tin cậy. Để khắc phục lỗi này các mô
hình cải tiến cho mô hình Jones (1991) lần lượt được công bố.
Dechow, Sloan và Sweedney (1995)
Dechow, Sloan và Sweedney (1995) đã cải tiến mô hình Jones (1991) bằng cách
bổ sung thêm một yếu tố tạo ra dồn tích bình thường là nợ phải thu. Họ cho rằng,


11

người quản lý điều chỉnh doanh thu không liên quan đến tiền thì phải ghi nhận nợ
phải thu.
=∝

+ β1

+ β2

+ εit


ΔARit là sự thay đổi khoản phải thu của công ty i năm t so với năm t -1.
Mô hình Dechow, Sloan và Sweedney (1995) đưa thêm vào biến ΔARit để loại
bỏ sự gia tăng của doanh thu tương ứng với sự gia tăng của khoản nợ phải thu, khắc
phục những hạn chế của mô hình Jones (1991). Dechow, Sloan và Sweedney (1995)
cũng chứng minh mô hình của mình có khả năng phát hiện hành vi QTLN tốt hơn mô
hình Jones (1991) và các mô hình trước đó.
Kothari, Leone và Wasley (2005)
Kothari, Leone và Wasley (2005) đã phát triển mô hình của Jones (1991) và Mô
hình Dechow, Sloan và Sweedney (1995) trên cơ sở xem xét thêm biến ROA. Họ cho
rằng, việc đo lường DA ở mô hình Jones (1991) và Jones cải tiến (1995) có thể bị lỗi
đo lường nghiêm trọng là không xét đến hiệu suất hoạt động của công ty. Chính vì
vậy, Kothari đã đưa vào mô hình Dechow, Sloan và Sweedney (1995) thêm biến
ROA. Mục đích của Kothari, Leone và Wasley (2005) là xem xét mối quan hệ giữa
biến dồn tích và hiệu suất hoạt động của công ty.


+ β1

+ β2

+ β3 ROAit -1 + εit

Trong đó, ROAit-1 là lợi nhuận trên tổng tài sản của năm t -1.
Yoon, Miller và Jiraporn (2006)
Yoon, Miller và Jiraporn (2006) cho rằng mặc dù mô hình Jones (1991) và các mô
hình Jones cải tiến được xem là phù hợp để phát hiện hành vi QTLN của người quản
lý ở rất nhiều quốc gia nhưng lại không phù hợp để phát hiện hành vi này ở Hàn
Quốc. Họ đã tiếp tục cải tiến mô hình của Jones điều chỉnh (1995) bằng việc đưa
thêm các biến nợ phải trả, chi phí trả cho nhân viên hưu trí và thay tổng tài sản đầu
năm trên mô hình Jones điều chỉnh bằng chỉ tiêu doanh thu thuần. Họ cho rằng tổng

dồn tích thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của doanh thu bằng tiền, thay đổi của chi


12

phí bằng tiền và một số chi phí không dùng tiền như chi phí khấu hao, chi phí cho
nhân viên hưu trí. Người quản lý không những QTLN thông qua việc tác động vào
doanh thu với nợ phải thu, mà còn tác động vào cả chi phí với nợ phải trả. Trên cơ sở
đó, nhóm tác giả đã xây dựng 03 yếu tố như mô hình bên dưới.
= β+ β1

+ β2

+ β3

+ εit

Trong đó:
NDAit: Biến dồn tích bình thường
REVit: Doanh thu bán hàng thuần doanh nghiệp i tại năm t
Δ REVit: Chênh lệch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp i trong năm t so với
doanh thu bán hàng năm t-1
ARit : Nợ phải thu năm i

EXPit: Tổng giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng và chi phí quản lý không bao
gồm chi phí không dùng tiền.
PAYit: Nợ phải trả cuối năm t của doanh nghiệp i
RETit: Chi phí cho nhân viên hưu trí năm t của doanh nghiệp i
β0 β1 β2 β3 = Các thông số ước tính.
εit: Sai số năm t của doanh nghiệp i

i = 1,2,3…n: Số lượng doanh nghiệp khảo sát
Mô hình Raman and Shahrur (2008)
Mô hình Raman và Shahrur (2008) phát triển mô hình của Kothari, Leone và
Wasley (2005) bằng cách thêm tiếp vào biến MTB là tỷ số giữa giá thị trường của cổ
phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó vào cuối năm. Việc thêm vào mô hình biến
MTB xuất phát từ gợi ý của McNichol (2002), Cohen và cộng sự (2005), cho rằng
công ty có tiềm năng phát triển cao thì khả năng có tổng dồn tích cao.
= α0

+ β1

+ β2

+ β3 ROAit -1 + β4 MTBit + εit

Trong đó: MTB it là tỷ số giá thị trường và giá trị sổ sách của công ty i ở năm t.


13

1.1.1.5. Mô hình Roychowdhury (2006)
Bên cạnh hành vi QTLN thông qua các khoản dồn tích, người quản lý còn có thể
thực hiện QTLN thông qua tác động vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nếu mô
hình phát hiện hành vi QTLN thông qua các khoản dồn tích là mô hình Jones (1991)
và các mô hình Jones cải tiến thì mô hình được sử dụng phổ biến để phát hiện hành
vi QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là mô hình Roychowdhury (2006).
Roychowdhury (2006) đã xem xét mức độ bất thường của 3 yếu tố: Dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh, chi phí tuỳ biến, chi phí sản xuất để xác định mức độ QTLN
thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định mức độ bình thường của dòng tiền hoạt động, chi phí sản xuất
và chi phí tuỳ biến.
Mức độ bình thường của dòng tiền hoạt động được xác định theo công thức:


+ β1

+ β2

+ εit

Trong đó:
CFOit: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty i ở năm t
SALESit: Doanh thu của công ty i ở năm t
ΔSALESit: Sự thay đổi của doanh thu của công ty i ở năm t so với năm t-1
Ait-1: Tổng tài sản đầu năm
Mức độ bình thường của chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất được định nghĩa là
tổng giá vốn hàng bán và sự thay đổi của hàng tồn kho trong năm.
Giá vốn hàng bán (COGSit) được xác định theo công thức:


+ βi

+ εit

Biến động hàng tồn kho trong năm (ΔINVit) được tính theo công thức:


+


β1

+ β2

+ εit


14

Sau khi xác định giá vốn hàng bán (COGSit) và biến động hàng tồn kho trong năm
(ΔINVit), xác định mức độ bình thường của chi phí sản xuất (PRODit) được tính theo
công thức:


+ β1

β2

+β3

+ εit

Mức độ bình thường của chi phí tuỳ biến được thể hiện dưới dạng một hàm tuyến
tính theo doanh thu:


+ β1

+ εit


Bước 2: Xác định mức độ bất thường của dòng tiền hoạt động, chi phí sản xuất và
chi phí tuỳ biến.
Để tính mức độ bất thường của dòng tiền hoạt động (Ab_CFO), chi phí sản xuất
(Ab_PROG) và chi phí tuỳ biến (Ab_DiscEXP), lấy chênh lệch giữa giá trị thực tế và
giá trị vừa xác định được từ mô hình. Khi tính R_EM thì Ab_CFO và Ab_DiscEXP
sẽ được nhân với -1.
R_EM = Ab_CFO *(-1) + Ab_PROD + Ab_DiscEXP*(-1)

1.1.2. Nghiên cứu kiểm định sự phù hợp của các mô hình đo lường
Một số các mô hình đo lường hành vi QTLN được công bố trước mô hình Jones
(1991) như mô hình Healy (1985), mô hình DeAngelo (1986) không được nhiều công
trình nghiên cứu vận dụng do bản thân cách xác định biến dồn tích bất thường đã bộc
lộ một số điểm không hợp lý. Ví dụ, mô hình Healy (1985) cho rằng dồn tích bình
thường kỳ vọng sẽ bằng 0 nên dồn tích bất thường cũng chính là tổng dồn tích tại một
thời điểm. DeAngelo (1986) cho rằng dồn tích bất thường chính là mức chênh lệch
giữa tổng dồn tích của hài kỳ kế tiếp nhau trên tổng tài sản. Cách lý luận này cũng bị
nhiều phê phán do trong nội tại của tổng dồn tích đã bao gồm luôn khoản dồn tích
bình thường.
Dechow, Sloan, và Sweeney (1995) cho rằng mô hình Jones điều chỉnh (1995) là
mô hình tốt nhất để phát hiện hành vi QTLN. Chen (2011) nghiên cứu 77 công ty
niêm yết có BCTC lỗ liên tiếp hai năm liền Trung Quốc, giai đoạn 2007-2008, đã đưa


15

ra 03 nhận định sau khi kiểm định sự phù hợp của mô hình Jones (1991) và các mô
hình Jones điều chỉnh (1995, 2005): Thứ nhất, mô hình Jones điều chỉnh vẫn là sự
lựa chọn tốt nhất để phát hiện hành vi QTLN so với các phương pháp đo lường khác;
Thứ hai, mô hình Jones điều chỉnh đôi khi gặp vấn đề, do đó cần sử dụng thêm cách
tiếp cận khác cùng một lúc, sau đó so sánh với kết quả từ Jones điều chỉnh; Thứ ba,

mọi nỗ lực tìm ra một phương pháp tốt hơn để phát hiện hành vi QTLN vẫn phải tiến
hành, mô hình Jones điều chỉnh vẫn không có mô hình khác thay thế. Phụ lục số 05
của luận án thống kê một số công trình nghiên cứu gần đây về các nhân tố tác động
đến hành vi QTLN trên thế giới, đa số các tác giả đều sử dụng mô hình Jones (1991)
và Jones cải tiến (1995, 2005, 2006) để xác định biến dồn tích bất thường, đại diện
cho mức độ QTLN của người quản lý tại doanh nghiệp.
Với số liệu thị trường chứng khoán Việt Nam, Nguyễn Anh Hiền và Phạm Thanh
Trung (2015) kiểm định mức độ tương thích của ba mô hình được ứng dụng phổ biến
vào số liệu của 308 công ty niêm yết năm 2014 ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã
chứng minh được rằng, trong ba mô hình gồm mô hình Jones (1991), mô hình
Dechow, Sloan và Sweeney (1995) và mô hình Kothari, Leone và Wasley (2005) thì
mô hình Kothari, Leone và Wasley (2005) là phù hợp nhất để nhận diện hành vi
QTLN tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó,
Nguyễn Anh Hiền và Cộng sự (2015), trong đề tài nghiên cứu khoa học Cấp trường,
nhóm tác giả sử dụng số liệu của 380 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, niên độ 2013 và 2014. Tác giả đã đưa ra kết luận, mô hình Kothari, Leone
và Wasley (2005) là mô hình phù hợp nhất phát hiện hành vi QTLN của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu còn cho thấy có sự khác
biệt trong mức độ QTLN của các công ty niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX, các
công ty gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì mức độ QTLN sẽ cao
hơn những doanh nghiệp khác, xu hướng QTLN giảm ở năm 2014 so với năm 2013.
Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Anh Hiền và Phạm Thanh Trung (2015), Võ
Thị Quý và Dương Trọng Nhân (2017) sử dụng số liệu của 300 công ty phi tài chính
đang niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, giai đoạn 2013-2015, cũng chứng minh


16

được rằng mô hình Jones (1991) và Mô hình Kothari, Leone và Wasley (2005) là phù
hợp hơn mô hình Dechow, Sloan và Sweeney (1995) trong việc phát hiện hành vi

QTLN tại các công ty niêm yết trên HOSE.
Ở chiều ngược lại, Islam, Ali và Ahmad (2011) phân tích hiệu quả của mô hình
Jones cải tiến trong việc phát hiện hành vi QTLN, mẫu nghiên cứu là các công ty phát
hành ra công chúng lần đầu trong giai đoạn 1985-2005, niêm yết trên sàn chứng khoán
Dhaka của Bangladesh. Họ khẳng định rằng mô hình Jones điều chỉnh có hiệu quả
trong việc phát hiện hành vi QTLN ở hầu hết các nước phát triển, nhưng không hiệu
quả trong bối cảnh thị trường vốn ở Bangladesh. Sau đó, nhóm tác giả đã thêm các
biến doanh thu, khấu hao, chi phí hưu trí vào mô hình Jones cải tiến. Mô hình mới
tạo ra hiệu quả hơn trong việc phát hiện hành vi QTLN với số liệu của Bangladesh.
Như vậy, Islam, Ali và Ahmad (2011) đã dựa trên mô hình của Jones cải tiến để xây
dựng một mô hình phù hợp hơn để phát hiện hành vi QTLN với số liệu của của
Bangladesh. Tương tự như Islam, Ali và Ahmad (2011), Phạm Thị Bích Vân (2012)
đã sử dụng số liệu niên độ 2010 của 54 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác
nhau đang niêm yết trên TTCK TP. HCM, sử dụng mô hình Jones (1991) để kiểm
định khả năng phát hiện hành vi QTLN tại Việt Nam. Tác giả đã đưa ra kết luận rằng
“Mô hình Jones (1991) không hiệu quả trong việc phát hiện hành vi QTLN của các
doanh nghiệp niêm yết TTCK Việt Nam”. Sau đó, Phạm Thị Bích Vân (2012) đã thay
thế chỉ tiêu tổng tài sản đầu năm trong mô hình Jones (1991) bằng chỉ tiêu doanh thu
bán hàng, bỏ đi biến tài sản cố định và thêm vào biến khấu hao và biến chi phí dự
phòng. Mô hình mới của Phạm Thị Bích Vân (2012) hữu hiệu hơn trong việc phát
hiện hành vi QTLN tại Việt Nam.
Kết quả công bố trên cho thấy mặc dù mô hình Jones (1991) và các mô hình cải
tiến của Jones (1991) được giới nghiên cứu vận dụng và đánh giá cao nhưng các mô
hình này không hoàn toàn phù hợp với mọi quốc gia, bởi lẽ mỗi quốc gia có đặc điểm
về vốn, chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa…là không hoàn toàn giống nhau. Việc
tìm kiếm phương pháp tốt nhất để nhận diện và đo lường hành vi QTLN không dừng
lại. Phạm Thị Bích Vân (2013), thu thập số liệu của 111 công ty niêm yết trên HOSE


17


niên độ 2009-2011, trình bày bốn cách đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận
của doanh nghiệp. Cách thứ nhất, Bích Vân (2013) tham chiếu kết quả nghiên cứu
của Leuz và cộng sự (2003), đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận bằng cách
tính tỷ lệ giữa độ lệch chuẩn của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chia cho
độ lệch chuẩn của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ này càng nhỏ thể hiện sự
che giấu lợi nhuận càng cao. Cách thứ hai, tham chiếu kết quả nghiên cứu của Barton
và Simko (2002), đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận bằng cách tính tỷ lệ
giữa tài sản hoạt động thuần (Tài sản - Nợ phải trả - tiền và các khoản tương đương
tiền - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) chia cho doanh thu thuần. Tỷ lệ này càng
nhỏ thì sự trung thực của chi tiêu lợi nhuận càng cao. Cách thứ ba, tác giả dựa theo
kết quả nghiên cứu của Penman (2001), đo lường độ trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận
bằng cách tính tỷ số giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế.
Tỷ lệ này càng nhỏ thì độ trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận càng cao. Cách thứ tư là
của chính của chính tác giả, sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận được tính bằng tỷ số
giữa biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được (Discretionary Accruals) chia cho
lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng nhỏ thì độ trung thực của lợi nhuận càng cao. Theo
Bích Vân (2013) “Các bên liên quan khi đánh giá sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận
trên Báo cáo tài chính thì cần tiến hành đồng thời bốn cách nêu trên. Nếu bốn cách
trên đưa ra cùng một kết quả thì các bên liên quan có thể đưa ra quyết định của mình.
Ngược lại, nếu bốn cách cho ra kết quả không thống nhất thì các bên lên quan nên
cẩn trọng hơn khi đưa ra quyết định của mình hoặc thực hiện các điều tra, phân tích,
đánh giá sâu hơn để đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận”.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QTLN
Bên cạnh các nghiên cứu về mô hình đo lường hành vi QTLN, nghiên cứu về động
cơ QTLN thì phần lớn các nghiên cứu khác được công bố trong và ngoài nước tập
trung vào tìm kiếm các nhân tố tác động đến hành vi QTLN từ đó kiến nghị những
giải pháp nhằm kiểm soát hành vi này. Kết quả nghiên cứu có nhiều khác biệt, có thể
do mỗi quốc gia có đặc thù riêng về quy định pháp lý, văn hóa, chính trị… Luận án



18

lựa chọn và trình bày một số nghiên cứu điển hình và mang tính tổng quát đã được
công bố trong và ngoài nước trong thời gian gần đây tại phụ lục 05.
1.2.1. Cấu trúc của HĐQT
1.2.1.1. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành
Hội đồng quản trị được tổ chức ở công ty bao gồm đại đa số là các thành viên độc
lập để kiểm soát hoạt động và quyền lực của Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước
cổ đông, đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định của pháp luật và điều
lệ công ty, quan tâm đến quyền lợi của cổ đông. Chính vì thế, ở một số quốc gia Luật
quản trị công ty không chấp nhận Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh
Giám đốc điều hành.
Có hai quan điểm khác nhau về vấn đề kiêm nhiệm CEO của Chủ tịch HĐQT. Lý
thuyết đại diện cho rằng việc kiêm nhiệm này là không tốt cho hoạt động của doanh
nghiệp do làm mất đi tính giám sát và kiểm soát Giám đốc điều hành (Rechner và
Dalton, 1991). Lý thuyết quản lý thì ngược lại, cho rằng việc kiêm nhiệm là tốt cho
doanh nghiệp vì nó tạo sự đồng thuận, thống nhất trong mọi quyết định, mệnh lệnh
sẽ tốt hơn và nhanh hơn những đơn vị tách hai vị trí này ra hai người khác nhau
(Donaldson và Davis, 1991).
Klein và cộng sự (2002) đã chỉ ra rằng các khoản dồn tích bất thường có quan hệ
cùng chiều với vị trí CEO kiêm một vị trí lãnh đạo trong HĐQT, nghĩa là việc kiêm
nhiệm sẽ làm gia tăng mức độ QTLN. Một số nghiên cứu khác cũng có kết quả tương
tự như Wang và Liang (2008), Roodposhti và Cnashmi (2010), Roodposhti và cộng
sự (2010), Gulza (2011), Murhadi (2009), Nekhili và cộng sự (2016).
Ngược lại, Tian và Lau (2001) cho rằng doanh nghiệp kiêm nhiệm CEO sẽ hoạt
động tốt hơn doanh nghiệp không có kiêm nhiệm CEO. Song và cộng sự (2006) cho
rằng việc kiêm nhiệm CEO sẽ phát huy hiệu quả hơn khi cơ cấu vốn Nhà nước ở mức
cao. Một số nghiên cứu gần đây cũng có kết quả tương tự, khi cho rằng việc kiêm
nhiệm CEO của chủ tịch HĐQT có tác động ngược chiều với mức độ QTLN như Liu

và cộng sự (2012), Soliman và cộng sự (2013), Waweru và George (2013), Iraya và
cộng sự (2015), Abbadi và cộng sự (2016)…


19

Bên cạnh đó, Chtourou (2001), Moradi và Salehi (2012), Suzan Abed và Cộng sự
(2012), González và García-Meca (2014), Nguyễn Hà Linh (2017) đã không tìm thấy
mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa kiêm nhiệm CEO với hành vi QTLN. Trong
hai mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), mô hình 1 chứng minh
được rằng công ty có Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm Giám đốc điều hành thì chất
lượng thông tin BCTC cao hơn so với có kiêm nhiệm.
1.2.1.2. Tính độc lập của Hội đồng quản trị
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tính độc lập của Hội đồng quản trị có ảnh
hưởng đến việc kiểm soát hành vi QTLN. Tính độc lập của HĐQT được tính bằng tỷ
lệ thành viên HĐQT độc lập trên tổng số thành viên HĐQT. Lý thuyết đại diện cho
rằng sự hiện diện của nhiều thành viên độc từ bên ngoài thì tính độc lập sẽ cao và họ
sẽ làm việc vì lợi ích chung của cổ đông, giảm xung đột lợi ích giữa cổ đông với
người quản lý. Kết quả nghiên cứu thường cho thấy HĐQT với một tỷ lệ cao những
người ở bên ngoài (tính độc lập cao) có khả năng làm giảm mức độ QTLN, gia tăng
chất lượng thông tin trên BCTC.
Xie và cộng sự (2003) đã sử dụng mẫu nghiên cứu giai đoạn 1992 - 1994 của 282
công ty Mỹ, sử dụng mô hình phát hiện hành vi QTLN của Jones (1991) cho rằng ở
những công ty có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT cao thì ít khả năng phát sinh
hành vi QTLN. Niu (2006) với dữ liệu của công ty tại Canada giai đoạn 2001-2004
tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa độ lớn của khoản dồn tích với mức độ độc
lập của HĐQT. Bằng việc thống kê số liệu của 155 công ty niêm yết ở Tây Ban Nha
giai đoạn 1999 - 2001, Osma và Noguer (2007) đã chứng minh được rằng các qui
định về thể chế của HĐQT, của Giám đốc điều hành có tác dụng kiểm soát hành vi
QTLN. Metawee (2013) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ độc lập của

HĐQT với mức độ QTLN khi sử dụng mẫu nghiên cứu gồm các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Ai Cập giai đoạn 2008-2010. Các nghiên cứu có kết quả
tương tự như Roodposhti và cộng sự (2010), Alves (2014), Liu và cộng sự (2015),
Abbadi và cộng sự (2016).


×