Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích hệ thống kiểm soát của Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.51 KB, 15 trang )

BÀI TẬP QUẢN LÍ HỌC
Phân tích hệ thống kiểm soát của
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Đối Quỳnh Anh –
Đặng Nguyễn Hải Linh –
Đỗ Thị Ngọc Mai – Kinh tế quốc tế 60B
Nguyễn Thị Thu –
Hoàng Thị Thúy –
Đỗ Ngọc Tuân –
Nguyễn Hồng Nhung –
Đỗ Văn Long -


A. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC:
I.GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT:
Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt
Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng
8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống
thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa
Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa


Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày
15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt
Nam với mã chứng khoán HPG. Đến tháng 3/2017, Hòa Phát đã có 11 công ty thành
viên.
-

Định hướng phát triển:

Hòa Phát sẽ vào Top 50 Doanh nghiệp Thép lớn nhất thế giới với Doanh thu trên
100.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2020.
-

Tầm nhìn:

Trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó Thép là
lĩnh vực cốt lõi.
-

Sứ mệnh:

Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được sự
tin yêu của khách hàng.
-

Định vị:

Tập đoàn Hòa Phát – Thương hiệu Việt Nam – Đẳng cấp toàn cầu
-

Triết lý kinh doanh:


Hòa cùng sự phát triển của xã hội, sản phẩm luôn hướng tới lợi ích khách hàng.
Hợp tác bền vững, đối tác tin cậy, mang lại giá trị lâu dài cho các cổ đông.
Phát huy tài năng, trí tuệ và đem đến cuộc sống tốt đẹp cho các thành viên công ty.
Triển vọng mở rộng đầu tư để góp phần to lớn vào sự hưng thịnh của Việt Nam.
-

Các sản phẩm của Hòa Phát

Hoạt động rộng về các lĩnh vực : nội thất. bất động sản, thiết bị xây dựng, thức ăn
chăn nuôi,… nhưng lĩnh vực mang lại thu nhập lớn nhất ( chiếm 80% doanh thu và
lợi nhuận) cho Hòa Phát chính là Sản xuất thép.


Các sản phẩm của công ty bao gồm: Tôn cuộn mạ kẽm, ống thép đen hàn, thép V,
thép U, thép I, thép H, thép tấm/kiện/cuộn cán nóng, ống mạ kẽm nhúng nóng, ống
thép tôn mạ kẽm

-

Cơ cấu tổ chức công ty thép Hòa Phát Hải Dương

II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THÉP HÒA PHÁT HẢI DƯƠNG:
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương thành lập tháng 8/2007 là chủ đầu tư
dự án Khu liên hợp (KLH) sản xuất gang thép Hòa Phát (Kinh Môn – Hải Dương).
Đây là dự án trọng điểm của Tập đoàn Hòa Phát trong lộ trình trở thành nhà sản xuất
thép hàng đầu Việt Nam.
Khu liên hợp gang thép Hòa Phát sử dụng công nghệ lò cao với công suất thiết kế
lên đến 1.700.000 tấn/ năm. Hiện tại, cả ba giai đoạn đầu tư của KLH đã hoàn thành,
góp phần nâng công suất sản xuất thép xây dựng của Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm từ

quý I/2016. Mô hình khu liên hợp được đánh giá là đồng bộ, hiện đại và quy mô lớn
nhất Việt Nam hiện nay.
Năng lực sản xuất của Khu liên hợp gang thép Hòa Phát:
– Nhà máy chế biến quặng sắt công xuất 300.000 tấn tinh quặng/năm


– Nhà máy luyện gang công suất 1.700.000 tấn/năm
– Nhà máy luyện thép công suất 1.700.000 tấn/năm
– Nhà máy cán thép công suất 1.700.000 tấn/năm
Hoạt động sản xuất thép xây dựng của Hòa Phát hiện tập trung tại hai tỉnh Hưng Yên
và Hải Dương với nhà máy Phôi thép và Cán thép tại Hưng Yên do Công ty TNHH
Thép Hòa Phát Hưng Yên vận hành vchià Khu liên hợp gang thép tại Hải
Dương do Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương vận hành. Đặc biệt, Tập đoàn đang
triển khai đầu tư dự án có tính đột phá là Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát
Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Với tổng công suất hiện tại lên đến trên 2 triệu tấn thép/năm (từ năm2016), thép Hòa
Phát đang chiếm thị phần lớn nhất cả nước. Hòa Phát cũng là nhà sản xuất đầu tiên
tại Việt nam sản xuất thành công thép xây dựng D55 mác cao phục vụ công trình cầu
lớn, nhà siêu cao tầng.
Chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2010 với tổng diện tích lên tới 132 ha, Khu
liên hợp gang thép Hòa Phát tại Hải Dương bao gồm một tổ hợp khép kín từ Nhà
máy chế biến nguyên liệu, Nhà máy than coke và nhiệt điện, Nhà máy luyện gang,
Nhà máy luyện thép đến Nhà máy cán thép.
Tại Hòa Phát, quy trình sản xuất khép kín đã không chỉ xử lý được triệt để vấn đề khí
thải, ô nhiễm môi trường mà còn tái sử dụng, phát điện nhiệt dư phục vụ trở lại sản
xuất, làm lợi cho công ty hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
B. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT:
Tập đoàn Hòa Phát nói chung và Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương nói
riêng đều có thực hiện kiểm soát theo 2 hệ thống kiểm soát: Hệ thống phản hồi về kết
quả (kiểm soát đầu ra) và Hệ thống phản hồi dự báo (kiểm soát đầu vào và quá trình)

I. ĐỐI TƯỢNG KIỂM SOÁT:
1. Kiểm soát tài chính và ngân sách.
2. Kiểm soát nhân viên
3. Kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Ta đi vào nghiên cứu và làm rõ hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty
Thép Hòa Phát Hải Dương.
II.CHỦ THỂ KIỂM SOÁT:
Có 2 loại chủ thể kiểm soát:
• Bên trong công ty:


1. Ban kiểm soát : Là cơ quan kiểm soát do đại hội đồng bầu ra nhằm thực
hiện chức năng kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp.
- Trưởng ban kiểm soát: bà Bùi Thị Hải Yến: Ngày vào Công ty: năm 2008 Trước
khi giữ chức vụ Trưởng ban Kiểm soát, bà Bùi Thị Hải Yến đã từng giữ chức vụ
Phó Phòng Kế toán – Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương (2008-2016); Trưởng
Ban Kiểm soát nội bộ Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (2016 đến nay).
- Thành viên ban kiểm soát:
+ Bà Phan Thị Thùy Trang: Ngày vào Công ty: Tháng 3/2017 Bà Phan Thị Thùy
Trang được bầu làm thành viên Ban Kiểm soát tại Đại hội đồng cổ đông năm
2017. Trước đó, Bà Phan Thị Thùy Trang từng giữ chức vụ Trưởng phòng Thẩm
định tài chính tại Công ty KPMG Việt Nam, Trưởng phòng Đầu tư tại Penm
Partners ApS.
+ Bà Vũ Thanh Thủy: Ngày vào Công ty: năm 2005 Trước khi giữ vị trí thành
viên Ban Kiểm soát, Bà Vũ Thanh Thủy đã có kinh nghiệm làm việc tại các vị
trí như: nhân viên phòng kế toán, Công ty Cổ phần thép Hòa Phát (2005-2006);
Chuyên viên Ban Tài chính Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (2007 đến nay)
- Hoạt động của ban kiểm soát:
+Báo cáo kiểm soát: Ban Kiểm soát đã lập kế hoạch, xây dựng chương trình công tác
và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên triển khai giám sát các mặt hoạt

động của Tập đoàn với những nội dung sau: Ban Kiểm soát tham gia đầy đủ các cuộc
họp của HĐQT, nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,
tình hình thực hiện các dự án, giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng
cổ đông, Hội đồng Quản trị, Điều lệ công ty và các văn bản của Ban lãnh đạo Tập
đoàn. Trong các cuộc họp, Ban Kiểm soát tham gia ý kiến đóng góp với những nội
dung về công tác sản xuất kinh doanh, công tác đầu tư và một số Công tác khác.
+ Giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh của các Công ty thành viên trong Tập đoàn.
+ Kết hợp với Ban Kiểm soát nội bộ xem xét về các quy trình quản lý hàng tồn kho,
công nợ phải thu, phải trả, chính sách bán hàng.
+ Cập nhật, xem xét tiến độ thực hiện triển khai các dự án trong giai đoạn đầu tư (Ví
dụ: Dự án thép Dung Quất, dự án Tôn và các Dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động
sản xuất kinh doanh bao gồm Dự án thức ăn chăn nuôi Hưng Yên, Đồng Nai, Dự án
chăn nuôi gia súc, gia cầm).
+ Kiểm soát Báo cáo tài chính: Xem xét Báo cáo tài chính từng tháng và Báo cáo tài
chính từng năm của Tập đoàn theo kế hoạch đề ra. Ban Kiểm soát thường xuyên trao
đổi với đơn vị kiểm toán độc lập toàn Tập đoàn là Công ty TNHH KPMG, nắm bắt
các biến động cũng như những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của Công ty, đề
xuất giải pháp phòng ngừa với Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc.


+ Trong một năm, các thành viên BKS đã tổ chức họp 2 lần với sự tham gia đầy đủ
của các công ty thành viên, cùng nhau thảo luận và thống nhất các nội dung trong định
hướng phát triển chung của Tập đoàn. Ngoài các buổi họp và làm việc trực tiếp, Ban
Kiểm soát cũng đã thường xuyên liên lạc, trao đổi thông tin, tài liệu và đề ra các giải
pháp cụ thể, thiết thực trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban nhằm không ngừng
nâng cao hiệu quả hoạt động. Thông qua hoạt động giám sát định kỳ và thường xuyên
2. Giám đốc doanh nghiệp:
+ Tổ chức và thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, chính
sách pháp luật và xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền trong phạm vi

cơ quan, đơn vị mình.
+ Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra của tổ chức thanh tra, đoàn
thanh tra, thanh tra viên hoặc cơ quan quản lí cấp trên của cơ quan , đơn vị mình.
+ Tạo điều kiện cho ban thanh tra nhân dân trong cơ quan.
3. Các nhà quản lí bộ phận chức năng: Đây là nhóm các nhà quản lí tiếp cận các chủ
trương, chính sách từ các nhà quản lí cấp cao, chuyển nó thành các kế hoạch, hành
động cụ thể hơn và đưa xuống các cấp cơ sở để triển khai.
4. Kiểm tra của người làm công: Người làm công ăn lương trong doanh nghiệp không
phải là hội viên của doanh nghiệp, nhưng có đóng góp vào hoạt động của doanh
nghiệp nên có quyền tham gia kiểm tra trong phạm vi nhất định.
Cấp nhà máy có các phòng KCS: Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm
• Bên ngoài công ty:
- Thanh tra của Tổng thanh tra Nhà nước và thanh tra Nhà nước chuyên ngành:
+ Tổng thanh tra chính phủ (ông Lê Minh Khái) và các phó tổng thanh tra
+ Vụ trưởng (ông Đặng Khánh Toàn) và các phó vụ trưởng vụ Thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo kinh tế ngành (Vụ I)
- Kiểm toán Nhà nước: Hoạt động kiểm tra nhằm xác định tính đúng đắn, hợp pháp
của các tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước,
các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội sử dụng ngân sách Nhà nước cấp:
+ Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V kiểm toán lĩnh vực đầu tư, dự án công nghiệp,
dân dụng, tổng kiểm toán nhà nước là ông Hồ Đức Phước cùng các phó kiểm toán
khác


+ Kiểm toán nhà nước khu vực I, trụ sở tại Hà Nội, kiểm toán trưởng là ông Vũ Khánh
Toàn cùng các phó kiểm toán khác
- Khách hàng sử dụng sản phẩm.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM SOÁT:
1 Phương pháp:
- Bên trong công ty:

+ Thu thập thông tin về chỉ số thành phẩm trong các công đoạn, nguyên liệu đầu vào
từng giai đoạn của quy trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng phải được phân tích các
chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn.
+ Nhà quản lý bộ phận chức năng cần nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến của các
chuyên gia nhằm đưa ra những tiêu chuẩn về chất lượng kỹ thuật trong quá trình sản
xuất, từ đó tư vấn cho ban lãnh đạo về chiến lược mục tiêu và chính sách chất lượng
- Bên ngoài công ty:
+ Tự thu thập thông tin qua các đợt kiểm soát đột xuất, đồng thời nghiên cứu những
báo cáo tự kiểm tra của công ty nhằm có được những đánh giá khách quan về chất
lượng sản phẩm và quy trình sản xuất của công ty có đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ
thuật và vệ sinh môi trường hay không.
+ Khách hàng thực hiện giám sát chất lượng sản phẩm thông qua quá trình sử dụng và
phản ánh lại với nhà cung cấp.
2 Hình thức:
Do hoạt động sản xuất được diễn ra hàng ngày nên để kiểm soát có hiệu quả
Thép Hoà Phát Hải Dương áp dụng hình thức kiểm soát quá trình hoạt động bao gồm
kiểm soát trước, trong và kết quả hoạt động: kiểm soát chất lượng cả quá trình sản
xuất: từ khâu nguyên liệu đầu vào, đến lúc cho ra sản phẩm.
Quy trình sản xuất của công ty thép Hòa Phát:


A.

Kiểm soát đầu vào:

Áp dụng theo điều khoản 8.5.2 của bộ tiêu chuẩn ISO 9001-2015. Cụ thể đối
với Hòa Phát Hải Dương:
Thủ tục kiểm soát vật tư khá chặt chẽ từ khâu mua, nhập kho, theo dõi,
quản lý và xuất kho vật tư. Do đó, giảm thiểu được độ lãng phí vật tư, giảm thiểu chi
phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn

trong cơ cấu sản xuất của công ty
Khuyến khích đo lường sự tuân thủ các chính sách của công ty, giúp ban
quản trị công ty chống gian lận và giảm thiểu việc sử dụng các khoản chi không hiệu
quả, tăng sự chính xác và đáng tin cậy của việc ghi chép sổ sách kế toán, thực hiện
chức năng tự giám sát, tạo giá trị gia tăng cho tổ chức
Phòng quản lý chất lượng đưa ra các yêu cầu về chất lượng: nguồn
nguyên liệu ổn định, phôi thép ổn định và chất lượng. Quặng sắt được chế biến và lựa
chọn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tổng hợp các loại có độ hạt chưa phù hợp sẽ
được đưa vào lò thiêu kết và vê viên để tạo độ phù hợp. ( chế biến quặng thô thành
quặng tinh)
B.

Trong quá trình sản xuất:

Thực hiện theo điều khoản 8.5.1 của bộ tiêu chuẩn ISO 9001-2015. Cụ thể đối
với Hòa Phát Hải Dương:
Tất cả chu trình sản xuất thép của Hòa Phát đều là chu trình khép kín,
thân thiện với môi trường, mọi giai đoạn đều được kiểm soát chặt chẽ, lưu hồ sơ và
phân tích.
Trong khu liên hợp còn có nhà máy phụ trợ: nhà máy cơ điện: sửa chữa
cho toàn bộ nhà máy trong khu liên hợp, đảm bảo toàn bộ các dây chuyền sản xuất
được hoạt động trơn tru, hoàn hảo.
Đo lường các chỉ tiêu hóa học và vật lý sau mỗi công đoạn và cả khi đã
thành phẩm.
Tại mỗi vị trí sản xuất đều có các hướng dẫn công nghệ, kiểm tra vận
hành tương ứng
Công nhân vận hành căn cứ vào hướng dẫn để tiến hành công việc đồng
thời kiểm tra lại kết quả thực tế trong quá trình sản xuất. nếu các thông số khác với
quy định trong hướng dẫn thì tiến hành xử lý, điều chỉnh kịp thời. Nếu không xử lý
được thì báo cho ban quản lý để có các biện pháp khắc phục

Công nhân KCS được phân công tại các vị trí sản xuất, cắn cứ vào hướng
dẫn kiểm tra để tiến hành kiểm tra nguyên vật liệu, bán sản phẩm, sản phẩm, đồng thời
thông báo kết quả kiểm tra cho công nhân vận hành để điều chỉnh các thông số nếu
cần thiết


Các hoạt động giám sát, đo lường tiêu chuẩn thành phẩm trong quá trình sản
xuất gang thép của công ty:
C.

Kiểm soát đầu ra:

Thực hiện theo điều khoản 8.5.4 của bộ tiêu chuẩn ISO 9001-2015:
Sử dụng các công cụ đo lường tiến hành kiểm tra lại thành phẩm theo
những chỉ tiêu cụ thể đặt ra
Công nhân vận hành ghi đầy đủ các thông tin vào các biểu mẫu được quy
định trong hướng dẫn, đồng thời trưởng ca tổng hợp toàn bộ thông tin sản xuất vào sổ
giao ca (BM-75-01), báo cáo cho quản đốc và bàn giao cho ca sau
IV. CÔNG CỤ KIỂM SOÁT:
- Công cụ kiểm soát truyền thống:
+ Dữ liệu thống kê bao gồm các bảng biểu, đồ thị phản ánh kết quả thực hiện
trong từng quá trình sản xuất
+ Các thiết bị đo lường vật lý và hóa học
- Công cụ kiểm soát hiện đại: Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO:
ISO – international Organisation for Standardization: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn
hóa (kiểm soát chất lượng):
+ Là một hệ thống quản lý chất lượng, tổng kết và chuẩn hóa định hướng những thành
tựu và kinh nghiệm quản lý chất lượng của nhiều nước giúp cho việc quản lý các
doanh nghiệp, quản lý các định chế công ích 1 cách hiệu quả hơn
+ Thực hiện các nguyên tắc:

“Viết những gì đã làm, làm những gì đã viết, kiểm tra lại những gì đã viết so với
những gì đã làm, lưu trữ hồ sơ, xem xét và duyệt lại hệ thống một các thường xuyên.”
V. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT:
• Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung kiểm soát:
+ Mục tiêu: phát hiện, sửa chữa sản phẩm lỗi, đảm bảo chất lượng thép đầu ra.
Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, giúp Hòa Phát trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp
với chất lượng dẫn đầu, trong đó Thép là lĩnh vực cốt lõi, lọt Top 50 Doanh nghiệp
Thép lớn nhất thế giới với Doanh thu trên 100.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2020.
+ Khu vực hoạt động thiết yếu: kiểm soát chất lượng thép
+ Điểm kiểm soát thiết yếu: khâu đầu vào, khâu chế biến, khâu đầu ra.


Bước 2: Các tiêu chuẩn kiểm soát:


a) Mục tiêu với tư cách là các tiêu chuẩn: thép Hòa Phát phấn đấu phù hợp
với các loại tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G3505 – 1996, JIS G3112 – 1987.
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 1651 – 1985, TCVN 1651 – 2008.
- Tiêu chuẩn quốc tế:
+ ISO 9001:2015 đối với hệ thống quản lý về chất lượng.
+ ISO 14001:2004 đối với hệ thống quản lý môi trường.
- Tiêu chuẩn Hoa Kỳ: ASTM A615/A615M-08.
- Tiêu chuẩn Anh Quốc: BS 4449:1997.
b) Các tiêu chuẩn vật lý, hóa học:
Bảng 1: Thành phần hóa học
Ký hiệu loại chất lượng
SPCC
SPCD
SPCE


C
0.12 Max
0.10 Max
0.08 Max

Mn
0.50 Max
0.45 Max
0.40 Max

P
0.040 Max
0.035 Max
0.030 Max

S
0.045 Max
0.035 Max
0.030 Max

Bảng 2: Dung sai chiều dày (loại A, Đơn vị:mm.)
Chiều dày danh nghĩa
Từ 0.80 đến nhỏ hơn
Từ 0.80 đến nhỏ hơn 1.0
Từ 1.0 đến nhỏ hơn 1.25
Từ 1.25 đến nhỏ hơn 1.6
Từ 1.6 đến nhỏ hơn 2.00



Nhỏ hơn 500
± 0.06
± 0.06
± 0.07
± 0.08
± 0.10

Từ 500 đến nhỏ hơn 650
± 0.06
± 0.06
± 0.07
± 0.09
± 0.11

Bước 3: Đo lường việc thực hiện:

Cho đến nay, Hòa Phát là doanh nghiệp thép xây dựng duy nhất ở Việt Nam thành
công với công nghệ lò cao liên động khép kín từ quặng sắt đến thép thành phẩm, hay
còn gọi là sản xuất thép từ thượng nguồn.
Có thể hiểu đơn giản quy trình sản xuất thép từ thượng nguồn qua các bước sau:


 B1. Xử lý quặng sắt:

Sắt được khai thác từ đất, khi đó, sắt ở dạng thô chưa tinh chế, không tinh khiết. Cần
phải qua quá trình luyện để thành một kim loại mạnh mẽ hơn. Có ba cách xử lý, một
trong số cách đó là sản xuất thép chế tạo. Đây là kim loại tinh tế nhất có thể được
làm từ sắt.
Đưa các nguyên liệu có chứa nhiều quặng sắt vào lò nung ở nhiệt độ cao, tạo thành
dòng chảy và chuyển đến lò oxy.

Lò oxy là phương pháp hiện đại mà được nhiều nhà máy áp dụng vào công nghệ sản
xuất thép chế tạo hiện nay. Khi quặng sắt vào, Oxy tinh khiết thổi qua sắt làm tan
chảy và giảm mức độ của các tạp chất. Và hóa chất cũng được thêm vào đó để làm
sạch lưu huỳnh và phốt pho.
 Tiêu chuẩn cần đáp ứng:

+ Quặng sắt được chế biến và lựa chọn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tổng hợp
các loại có độ hạt chưa phù hợp sẽ được đưa vào lò thiêu kết và vê viên để tạo độ
phù hợp. ( chế biến quặng thô thành quặng tinh)
+ Quặng sắt cần có chất lượng tốt, hàm lượng 58-60% Fe (đủ tiêu chuẩn cho lò cao).
+Hòa Phát đảm bảo 100% nguyên liệu đầu vào của Khu Liên Hợp trong vòng 20
năm nhờ các mỏ và nhà máy chế biến với tỷ lệ tiêu hao trung bình 1,7 tấn tinh quặng
sắt/ 1 tấn thép xây dựng thành phẩm theo công nghệ lò cao.
+ Trang bị phương tiện bảo hộ đầy đủ cho công nhân để hạn chế xảy ra tai nạn lao
động (bỏng, nồng độ CO cao từ lò nung khiến giảm hô hấp dễ gây ngất xỉu hay thậm
chí tử vong,…)
 B2: Tạo dòng thép nóng chảy:

Để sản xuất thép chế tạo, dòng kim loại nóng chảy được hình thành từ giai đoạn 1 và
được dẫn tới lò cơ bản hoặc lò hồ quang điện. Tại đây, kim loại nóng được xử lý,
tách tạp chất và có thể thêm vào một số các kim loại khác để tạo ra các loại thép
khác nhau. Một loại thép được gọi là thép chế tạo, thường được dùng để chế tạo các
sản phẩm như máy công nghiệp có sức chịu đựng cao và bền hơn sắt.
 Tiêu chuẩn cần đáp ứng:

+ Trang bị phương tiện bảo hộ đầy đủ cho công nhân: quần áo, mũ, giày cách nhiệt,
kính,…


+ Thường xuyên kiểm tra dây chuyền máy móc và sửa chữa kịp thời, tránh gây rò rỉ

kim loại lỏng nhiệt độ cao ra ngoài.
+ Các chỉ tiêu hóa học, vật lí được đảm bảo trong quá trình sản xuất theo quy định.
 B3: Hôi thép và thành phẩm:

Xong giai đoạn 2, dòng kim loại được đưa tới các lò để đúc thành phôi hoặc các sản
phẩm thép khác:
Thông thường sẽ có 3 loại phôi chính:
+ Phôi thanh là loại phôi có tiết diện 100×100, 125×125, 150×150. Chúng thường
dài 6-9-12m.Phôi thanh thường dùng để cán kéo thép cuộn xây dựng, thép vằn.
+ Phôi phiến loại phôi thường dùng để cán ra thép cuộn cán nóng, thép tấm cán
nóng, thép cuộn cán nguội hoặc thép hình.
+ Phôi Bloom là loại phôi có thể sử dụng thay thế cho phôi thanh và phôi phiến.
Sau khi phôi được đúc sẽ ở hai trạng thái khác nhau đó là trạng thái nóng và trạng
thái làm nguội.
– Khi ở trạng thái nóng, phôi được duy trì ở một nhiệt độ cao sau đó chuyển tiếp tại
chỗ đến quá trình cán tạo ra sản phẩm thép chế tạo khác nhau.
– Trạng thái nguội của phôi để chuyển tới các nhà máy khác và sau đó sẽ được làm
nóng lại rồi mới chuyển tiếp đến quá trình cán tạo hình ra sản phẩm.
 Tiêu chuẩn cần đáp ứng:

+ Thép thành phẩm đạt chuẩn iso 9001:2015 như chiều dày từ 10 mm trở lên.
+ Thép cây đặc có đường kính từ 50 mm trở lên.
+ Sản phẩm thép góc, thép hình, thép hình lượn sóng; Sản phẩm thép dạng khuôn
hộp kín, có chiều rộng trên 150 mm và chiều dày không dưới 4 mm, không ở dạng
cuộn.
+ Đo lường các chỉ tiêu hóa học và vật lý sau khi đã thành phẩm.
+ Hạn chế lượng khí thải được thu gom từ các nhà máy và xử lí làm sạch, tái sử
dụng làm chất đốt cho các nhà máy khác nhau, tận dụng thu hồi nhiệt cung cấp điện
năng cho hoạt động của nhà máy lên đến 43%; lượng nước được sử dụng tuần hoàn



trong tất cả các công đoạn, không xả thải ra môi trường; nước thải sau khi được xử
lý sẽ được tái sử dụng.


-

Bước 4: Đánh giá việc thực hiện:

Quản đốc đánh giá thành quả đạt được có phù hợp với mục tiêu đặt ra hay không:
chất lượng sản phẩm cho ra thị trường có phù hợp với hình ảnh công ty đang
hướng đến hay không
- Quản đốc đánh giá tính hiệu quả của quá trình sản xuất: sản lượng thép cho ra
thị trường là bao nhiêu, doanh thu và chi phí có nằm trong dự kiến không
- Quản đốc xem xét những việc xảy ra ngoài dự đoán: như nguyên liệu đầu vào
không đạt chuẩn, thiếu nguyên liệu đầu vào, máy móc kỹ thuật bị lỗi vv…


Bước 5 : Điều chỉnh sai lệch: Thực hiện theo điều khoản 8.7.1 của bộ tiêu
chuẩn ISO 9001-2015

-

Trong quá trình kiểm tra, sản xuất, lưu kho nếu phát hiện thấy sản phẩm không
phù hợp thì người phát hiện phải để riêng, gắn nhãn nhận biết (theo quy định
nhận biết và truy tìm QĐ-75-01) và thông báo trưởng đơn vị phụ trách để giải
quyết.

-


Nếu số lượng sản phẩm không phù hợp ít hơn ngưỡng, mức độ sai nhẹ, thì phải
thực hiện biện pháp sửa chữa ngay và ghi sổ năng suất, sổ kiểm tra tương ứng.
Nếu số lượng sản phẩm vượt quá ngưỡng cho phép hoặc mức độ sai lỗi lớn, thì
người phát hiện phải mở phiếu xử lý sản phẩm không phù hợp (BM-83-01). Các
piếu xử lý sản phẩm không phù hợp sau khi mở được người mở gửi tới trưởng
các đơn vị có liên quan và đại diện ban lãnh đạo để có các biện pháp xử lý thích
hợp.


-

Bước 6: Đưa ra sáng kiến đổi mới:

Ban GĐ công ty xác định ngay từ bây giờ sẽ phải từng bước kiện toàn bộ máy,
sắp xếp lao động một cách phù hợp cho hiệu quả hơn. Áp dụng các giải pháp cải
tạo, cải tiến thiết bị, công nghệ, tự động hóa và tin học hóa trong quá trình sản
xuất và quản lý nhằm giảm sức lao động, tinh gọn bộ máy, giảm chi phí sản xuất,
cải thiện môi trường. Ngoài ra, công ty cũng đang đi sâu vào nghiên cứu sản xuất
các sản phẩm thép chất lượng cao như thép que hàn, thép dự ứng lực đáp ứng nhu
cầu trong nước, thay thế hàng nhập khẩu.


- 6 tháng đầu năm, Công ty thép Hòa Phát Hải Dương có 12 sáng kiến cải tiến, trong
đó có những sáng kiến góp phần làm lợi cho công ty hàng trăm tỷ đồng góp phần
tăng năng suất, giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, tiết kiệm năng lượng. Đáng chú
ý là Phòng Công nghệ với sáng kiến sử dụng bổ sung hợp chất SiO2 cho nguyên
liệu quặng thiêu kết đem lại lợi ích kinh tế lớn, tiết kiệm cho công ty 144 tỷ
đồng/năm.

VI. ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT:



Ưu điểm:

- Công cụ kiểm soát được áp dụng là tiêu chuẩn ISO – một bộ tiêu chuẩn mang
tầm cỡ quốc tế thiết thực, có tầm ảnh hưởng rộng rãi
- Thực hiện kiểm soát theo cả 2 hệ thống kiểm soát là kiểm soát phản hồi-kết
quả và phản hồi-dự báo -> mang lại sự hiệu quả tối ưu, giảm thiểu tối đa những
rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo sự thống nhất trong quá trình vận hành sản xuất
- Có các tiêu chuẩn cụ thể và minh bạch đối với thành phẩm thép đầu ra, giúp
cho việc kiểm soát chất lượng diễn ra được chính xác, trơn tru, đảm bảo tính
đồng bộ trong sản phẩm
- Đưa ra các phương án phòng ngừa rủi ro rõ ràng giúp nhà sản xuất phản ứng
kịp thời với các vấn đề xảy ra liên quan đến số lượng cũng như chất lượng thành
phẩm


Nhược điểm:

- Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được chú trọng đặc biệt dẫn đến số liệu
cung cấp trên báo cáo không đáng tin cậy: có thể vì mục tiêu lợi nhuận mà khai
khống chi phí hoặc vì mục tiêu kế hoạch chiến lược hoạt động đã được xây dựng
mà số liệu báo cáo không đúng so với thực tế.
Cụ thể, theo báo cáo của UBND huyện Kinh Môn, khu Liên hợp sản xuất gang
thép Hòa Phát của Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát tại xã Hiệp Sơn (huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương) từ khi đi vào hoạt động đã xảy ra nhiều sự cố về môi
trường. Hàng trăm hộ dân trong khu vực đã phải kêu trời vì khói bụi dày đặc từ
nhà máy thép Hòa Phát phủ kín mái nhà, vườn cây, gây ô nhiễm không khí suốt
bao năm qua. Thế nhưng, báo cáo mới đây của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh
Hải Dương lại khẳng định Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương trong quá

trình hoạt động đã cơ bản chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, thực


hiện đầu tư các công trình xử lý chất thải cũng như thực hiện các biện pháp quản
lý, xử lý chất thải trong quá trình hoạt động sản xuất.
 Tăng cường các hoạt động kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, nhà nước cần

có các biện pháp cưỡng chế cứng rắn hơn thay vì chỉ răn đe và phạt tiền.
- Nguồn nhân lực có chuyên môn còn khan hiếm khiến cho quá trình vận hành
sản xuất vẫn còn tốn khá nhiều thời gian, chất lượng làm việc chưa hiệu quả
 Tích cực có những chính sách thu hút nguồn nhân lực giỏi thông qua việc trao
học bổng doanh nghiệp cho sinh viên có thành tích tốt tại các trường đại học
chất lượng như Xây dựng, Bách Khoa vv…



×