Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

chuyên đề: Vấn đề phát triển nông nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.88 KB, 42 trang )

1

CHUYÊN ĐỀ: VẤNSỞ
ĐỀGIÁO
PHÁT
TRIỂN
NÔNG
NGHIỆP
HỘI
THẢO
DỤC
VÀ ĐÀO
TẠO--------Tác
giả:
…………………
NĂM
HỌC
…………..
(Áp dụng cho học sinh
khối
12
– ÔN
chương
trình

bản)
CHUYÊN
--------------&&&----------ĐỀ
THI
THPT
QUỐC


GIA


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................................................4
2. Mục đích của đề tài.......................................................................................................................................4
3. Cấu trúc của đề tài.........................................................................................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG...........................................................................................................................................6
Chương 1: HỆ THỐNG HÓA NỘI DUNG KIẾN THỨC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP..............6
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT..................................................................................................................................6
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT..........................................................................6
III. HỆ THỐNG HÓA NỘI DUNG KIẾN THỨC CỦA CHUYÊN ĐỀ.........................................................7
1. Ngành trồng trọt............................................................................................................................................7
2. Ngành chăn nuôi..........................................................................................................................................13
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC....................................................................................................................16
Chương 2: PHÂN LOẠI CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC DẠNG
CÂU HỎI TRONG THI THPTQG.....................................................................................................................17
I. DẠNG CÂU HỎI NHẬN BIẾT..................................................................................................................17
1. Cách hỏi.......................................................................................................................................................17
2. Cách học......................................................................................................................................................17
3. Phương pháp giảng dạy...............................................................................................................................17
4. Một số ví dụ minh họa.................................................................................................................................18
II. DẠNG CÂU HỎI THÔNG HIỂU.............................................................................................................19
1. Cách hỏi.......................................................................................................................................................19
2. Cách học......................................................................................................................................................19
3. Phương pháp giảng dạy...............................................................................................................................20
4. Một số ví dụ minh họa.................................................................................................................................20
III. DẠNG CÂU HỎI VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO........................................................................21
1. Cách hỏi.......................................................................................................................................................21

2. Cách học......................................................................................................................................................22
3. Phương pháp giảng dạy...............................................................................................................................23
4. Một số ví dụ minh họa.................................................................................................................................23
Chương 3: HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ GIẢI..............................................................26
I. NHẬN BIẾT................................................................................................................................................26
II. THÔNG HIỂU............................................................................................................................................30
III. VẬN DỤNG..............................................................................................................................................33
IV. VẬN DỤNG CAO.....................................................................................................................................36
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................41
2


VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Đối tượng học sinh: lớp 12. Dự kiến thời gian: 1 ca chuyên đề.
Tác giả: ……………………..
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Trong
chương trình Địa lí lớp 12, nội dung về nông nghiệp được trình bày trong năm bài: từ bài 21
đến bài 25. Ngoài ra, các ngành nông nghiệp còn được đề cập nhiều trong nội dung các
vùng kinh tế như: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng
sông Cửu Long… Trong chương trình thi THPTQG những năm gần đây, nội dung địa lí
ngành nông nghiệp được đề cập đến khá nhiều, không chỉ được đề cập đến trong nội dung
phần ngành mà còn được đề cập đến trong nội dung của các phần vùng ở mức độ câu hỏi
vận dụng cao, tạo điều kiện phân hóa học sinh khá rõ.
Mặc dù là nội dung khá gần gũi đối với học sinh, nhưng qua thực tế giảng dạy của
mình tôi nhận thấy nhiều học sinh còn chưa nắm vững và hiểu rõ về nội dung chuyên đề,
dẫn đến tình trạng mặc dù học sinh đã cố gắng, có ý thức trong học tập nhưng vẫn chưa thể
đưa ra phương án trả lời đúng nhất.

Trong thi THPTQG những năm gần đây, hình thức trắc nghiệm đã mang lại không
khí học tập và ôn luyện mới cho thầy, trò trong cả nước. Tuy nhiên, việc ôn luyện qua các
câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở nhiều nhà trường chưa mang tính chất hệ thống, gây khó
khăn cho cách thức ôn luyện và kết quả ôn luyện. Để đạt được kết quả cao trong thi trắc
nghiệm môn Địa lí khá khó, đặc biệt để đạt được điểm 9, điểm 10 lại càng khó. Học sinh
phải nắm kiến thức rộng, hiểu sâu về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng Địa lí, hiểu
được bản chất của mối liên hệ, tìm hiểu được những nhân tố “trội”, những nguyên nhân chủ
đạo… tác động đến vấn đề.
Xuất phát từ vị trí, vai trò và thực trạng dạy và học Địa lí trong giai đoạn hiện nay, tôi
mạnh dạn chọn chuyên đề: “Vấn đề phát triển nông nghiệp Việt Nam” làm nội dung đóng
góp cho Hội thảo chuyên đề ôn thi THPTQG môn Địa lí.
2. Mục đích của đề tài
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về vấn đề phát triển nông nghiệp Việt Nam (gồm
ngành trồng trọt và chăn nuôi) một cách rõ ràng, phù hợp với nội dung thi THPTQG môn
Địa lí.
3


- Xây dựng các dạng câu hỏi phần lí thuyết và phương pháp ôn luyện các dạng câu
hỏi trong ôn thi THPTQG môn Địa lí.
- Xây dựng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm sử dụng trong ôn
luyện thi THPTQG môn Địa lí.
3. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề được xây dựng theo 3 chương
- Chương 1: Hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản
- Chương 2: Các dạng câu hỏi và phương pháp hướng dẫn học sinh ôn tập theo các
dạng câu hỏi thi THPTQG.
- Chương 3: Hệ thống câu hỏi bài tập trắc nghiệm khách quan

4



PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: HỆ THỐNG HÓA NỘI DUNG KIẾN THỨC
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Trình bày được những đặc điểm ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi nước ta.
- Phân tích được đặc điểm cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta và sự thay đổi cơ cấu
trong từng phân ngành (trồng trọt, chăn nuôi).
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến các phân ngành trong trồng trọt và chăn
nuôi.
- Giải thích được sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực – thực phẩm và
sản xuất cây công nghiệp, các vật nuôi chủ yếu.
2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích biểu đồ - bản đồ.
- Xác định trên bản đồ các vùng trọng điểm về cây lương thực - thực phẩm và cây
công nghiệp.
- Đọc bản đồ/ lược đồ và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi.
- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng.
3. Thái độ:
Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh
tế xã hội nước ta.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng biểu đồ
và lược đồ.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Nội dung


Nhận biết

Vấn đề phát - Trình bày
triển
nông được cơ cấu
ngành
nông
nghiệp (ngành nghiệp
nói
trồng trọt và chung và cơ cấu
ngành trồng trọt
chăn nuôi)
nói riêng.
- Trình bày
được tình hình

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

- Phân tích
được đặc điểm
các ngành trồng
cây lương thực
và cây công
nghiệp.
- So sánh được
đặc điểm giữa

sản xuất lương

- Giải thích
được quy luật
sự phát triển và
phân bố của cây
trồng, vật nuôi

- Liên hệ thực
tế phát triển
nông nghiệp ở
nước ta hiện
nay.
- Giải thích
được một số
đặc điểm phát
triển và phân bố
5


phát triển một thực ĐBSH và
số cây trồng, ĐBSCL
vật nuôi chính
của nước ta.
- Nêu được sự
phân bố của
một số cây
trồng, vật nuôi
chính.


của các cây
trồng, vật nuôi
trong giai đoạn
hiện nay.

III. HỆ THỐNG HÓA NỘI DUNG KIẾN THỨC CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Ngành trồng trọt
1.1. Vai trò ngành trồng trọt
Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp với chức năng cung cấp lương thực
thực phẩm cho con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là cơ sở phát
triển chăn nuôi và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
Ở nước ta, ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, hiện
nay chiếm đến 75% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Mặc dù tỉ lệ giá trị sản xuất trong
nông nghiệp giảm nhẹ, nhưng trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính.
Hiện nay, ngành trồng trọt nước ta có cơ cấu đa dạng và phong phú, gồm các phân
ngành: sản xuất cây lương thực, thực phẩm, cây rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả và các
loại cây khác.
1.2. Sản xuất cây lương thực
1.2.1. Vai trò
Việc đẩy mạnh sản xuất cây lương thực có tầm quan trọng đặc biệt, là mối quan tâm
thường xuyên của Đảng và Nhà nước vì:
Cung cấp lương thực cho người dân – đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho con
người, trong điều kiện nước ta là một nước đông dân với hơn 90 triệu người, đảm bảo an
ninh lương thực là một vấn đề quan trọng khi đất nước bước vào công cuộc hiện đại hóa và
công nghiệp hóa.
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như xay xát gạo, ngô, các ngành
công nghiệp chế biến khác, thúc đẩy thành công quá trình công nghiệp hóa.
Các sản phẩm cây lương thực còn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, góp
phần đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính.
Cây lương thực còn tạo nguồn hàng xuất khẩu với khối lượng ngày càng lớn, chủng

loại măt hàng ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao và có khả năng cạnh tranh trên
thị trường.
6


Sản xuất cây lương thực tạo nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động dư thừa của
xã hội, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội trong những thập nên tới.
Việc đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
(cung cấp lương thực cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi...).
1.2.2. Điều kiện phát triển cây lương thực
a. Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
Địa hình và đất đai: Nước ta có ¼ điện tích đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất phù
sa màu mỡ, thuận lợi cho việc thâm canh lúa nước. Ở những vùng đồi núi cao, có một số
thung lũng sông và cánh đồng giữa núi: Nghĩa Lộ (Yên bái), Trùng Khánh (Cao Bằng), Mường
Thanh (Điện Biên), có thể phát triển cây lương thực. Ngoài ra, vùng đồi núi còn có đất phù sa
cổ thuận lợi cho phát triển cây hoa màu.
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có nền nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, số giờ nắng
nhiều, cho phép nước ta có thể canh tác quanh năm, có khả năng thâm canh, xen canh, tăng
canh, gối vụ. Nền nhiệt cao, số giờ năng lớn, tạo thuận lợi cho việc phơi sấy, bảo quản sản
phẩm. Khí hậu có sự phân hóa đa dạng (theo mùa, Bắc Nam, độ cao, Đông Tây) là cơ sở để
xây dựng cơ cấy mùa vụ khác nhau giữa các vùng miền.
Nguồn nước: Dồi dào, được cung cấp bởi các hệ thống sông, nguồn nước ngầm
phong phú thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu nước cho cây
trồng.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân cư – lao động: Nước ta có dân số đông (trên 96 triệu người - 2019) vừa cung cấp
nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người dân có truyền thống,
kinh nghiệm trong sản xuất cây lương thực, đặc biệt là thâm canh lúa nước.
Cơ sở vật chất kĩ thuật đang ngày càng được tăng cường, đầu tư: hệ thống các công

trình thủy lơi, cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng có năng suất cao, các dịch vụ
nông nghiệp, công nghiệp chế biến lương thực phát triển,...
Đường lối chính sách: coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lương thực là 1/3
chương trình kinh tế lớn của nhà nước, những chính sách khuyến nông (khoán 10, luật
ruộng đất mới...) tạo điều kiện cho người nông dân làm chủ đất đai, giải phóng sức lao
động, phát huy tính sáng tạo để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa.
Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng: Trong nước (dân đông, nhu cầu sử dụng
lương thực trong bữa ăn hàng ngày lớn), Ngoài nước (các thị trường truyền thống và thị
trường mới).
b. Khó khăn
7


Về tự nhiên: Thiên nhiên nhiệt đới kém ổn định, nhiều thiên tai (hạn hán, bão lụt) và
sâu bệnh vẫn thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực; có năm thiên tai diễn ra trên diện
rộng. Đất đai bị thoái hóa, bạc màu, khả năng mở rộng diện tích còn hạn chế. Nguồn nước:
thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô (đặc biệt ở miền Nam)
Về kinh tế - xã hội: Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, lạc hậu (phân bón, thuốc
trừ sâu, dịch vụ nông nghiệp còn thiếu thốn, chưa phát triển rộng khắp, hệ thống thủy lợi
chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghệ sau thu hoạch còn yếu... Thị trường lương thực
không ổn định. Giá lương thực thấp so với giá vật tư nông nghiệp và hàng công nghiệp. Giá
gạo xuất khẩu còn bấp bênh.
1.2.3. Tình hình phát triển
* Về diện tích: Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt có xu hướng tăng lên, mặc
dù có sự biến động nhẹ (giai đoạn 2015 – 2017) có xu hướng giảm nhẹ (do việc chuyển đổi
diện tích trồng cây lương thực không hiệu quả sang trồng các loại cây khác), nhưng giữ
vững ở mức ổn định trên 8,8 triệu ha.
* Về năng suất: Do áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh
thâm canh, đặc biệt thay các giống mới vào sản xuất, năng suất cây lương thực nói chung và
cây lúa nói riêng có sự tăng trưởng nhanh chóng. Năng suất cây lương thực tăng từ 30,7

tạ/ha (1990) lên 53,4 tạ/ha (năm 2017). Trong đó, năng suất lúa cao nhất tăng từ 31,8 tạ/ha
(năm 1990) lên đến 55,4 tạ/ha (năm 2019).
* Về sản lượng: Nhờ những chính sách khuyến nông và đầu tư đúng mức vào nông
nghiệp, năng suất và diện tích cây lương thực ngày càng tăng làm cho sản lượng cây lương
thực tăng đáng kể, từ 19,9 triệu tấn (1990) tăng lên gần 47,9 triệu tấn (năm 2017).
* Bình quân lương thực có hạt theo đầu người và xuất khẩu lúa gạo: Năm 1995 bình
quân lương thực có hạt theo đầu người mới chỉ là 363,1 kg thì đến năm 2017 bình quân
lương thực đạt 511,4 kg. Từ chỗ sản xuất không đảm bảo nhu cầu trong nước, Việt Nam đã
trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Lượng gạo xuất khẩu hàng năm
đạt từ 3-4 triệu tấn/năm.
1.2.4. Sự phân bố sản xuất lương thực
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, dẫn đầu cả nước về diện ích
và sản lượng lúa. Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của vùng đạt gần 4 triệu ha,
chiếm hơn 46% tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của cả nước. Diện tích gieo
trồng lúa cả năm dao động trong khoảng 3,7 – 3,9 triệu ha, chiếm gần 51% tổng diện tích
gieo trồng lúa cả nước. Nhờ ưu thế về diện tích, sản lượng lúa của vùng luôn vượt quá ½
sản lượng lúa toàn quốc, đạt bình quân từ 17 – 19 triệu tấn. Bình quân lương thực có hạt
hàng năm theo đầu người trên 1000kg, gấp hơn 2 lần mức trung bình cả nước.
8


Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm sản xuất lúa thứ hai cả nước, liên tục đứng
đầu cả nước về năng suất lúa, năm 2010 đạt gần 60 tạ/ha cao hơn nhiều so với Đồng bằng
sông Cửu Long và trung bình cả nước.

9


1.3. Sản xuất cây công nghiệp
1.3.1. Vai trò

Việc phát triển cây công nghiệp góp phần khai thác thế mạnh vùng đồi núi và trung
du, khắc phục tính mùa vụ, phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp
phát triển theo con đường đa canh, đa dạng hóa.
Sản xuất cây công nghiệp tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế
biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa cơ cấu công nghiệp và
phân bố lại sản xuất công nghiệp.
Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng nhất là các cây công nghiệp nhiệt đới, có giá
trị cao: cà phê, hồ tiêu, cao su... góp phần thực hiện 1/3 chương trình kinh tế lớn của Nhà
nước.
Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn
loai động đặc biệt lao động ở nông thôn, từ đó phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn
cả nước.
Phát triển cây công nghiệp còn nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu
ăn, mặc, hàng tiêu dùng cho người lao động.
Ngoài ra, việc trồng cây công nghiệp, đặc biệt là nhóm cây công nghiệp lâu năm có
giá trị như trồng rừng nên đóng vai trò quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Nhìn chung, việc đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp trong giai đoạn hiện nay là
hướng chiến lược trong việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa nhiệt đới của nước ta.
1.3.2. Điều kiện phát triển
a. Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: ¾ diện tích là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao
nguyên, đồi thấp, mặt bằng rộng. Đây là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các loại cây
công nghiệp.
- Đất đai: hệ đất trồng phong phú, đa dạng thích hợp cho phát triển cây công nghiệp,
đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm:
Đất đỏ bazan: có khoảng 2 triệu ha, phân bố thành khối lớn trên các cao nguyên xếp
tầng ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, thích hợp cho trồng cà phê, cao su với quy mô lớn.
Đất feralit phát triển trên các loại đá khác (phiến, gonai): chiếm diện tích khá lớn,
thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như chè và một số loại cây đặc sản khác.

Đất feralit trên đá vôi phân bố ở Trung du và miền núi Bắc Bộ thích hợp trồng các
loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá...

10


Đất xám phù sa cổ phân bố tập trung ở Đông Nam Bộ thích hợp với trồng cây lâu
năm như cao su, cà phê, điều, hồ tiêu và các cây công nghiệp ngăn ngày khác như: mía, lạc,
đậu tương...
Đất phù sa phân bố ở các vùng đồng bằng châu thổ thích hợp trồng các loại cây công
nghiệp ngắn ngày xen canh trên đất lúa.
Đất mặn ven biển có thể trồng cây ưa mặn như: dừa, đước, đay, cói,...
- Khí hậu: mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nền nhiệt cao, thích hợp
trồng các loại cây công nghiệp mang nguồn gốc nhiệt đới.
Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo mùa, theo chiều bắc nam, đông tây và theo độ
cao tạo ra cơ cấu cây trồng đa dạng: bên cạnh các cây có nguồn gốc nhiệt đới (cà phê, cao
su, hồ tiêu) còn có thể phát triển các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè) và ôn đới (trẩu,
sở, hồi).
Khí hậu có mùa khô sâu sắc, thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản nông sản.
- Nguồn nước: khá dồi dào cả nước mặt và nước ngầm, là điều kiện thuận lợi cho
việc xây dựng hệ thống thủy lợi.
* Điều kiện kinh tế xã hội
- Dân cư – lao động:
Dân đông, tăng nhanh tạo nên nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
Hiện nay đang có sự phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng ngày càng hợp lí
hơn.
Mức sống người dân tăng nhanh tại nên thị trường trong nước rộng lớn để tiêu thụ
sản phẩm cây công nghiệp.
Người dân nước ta có nhiều truyền thống, kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến
cây công nghiệp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật – hạ tầng
Hệ thống thủy lợi đầu tư, cải thiện.
Nhà nước đã xây dựng và quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là
các cây công nghiệp mũi nhọn có giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra, việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến gắn
liền với các vùng chuyên canh đã tạo sự phát triển ổn định cho các vùng này.
Những chính sách đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân các vùng chuyên canh
cây công nghiệp lâu năm được chú trọng, góp phần ổn định đời sống đồng bào vùng chuyên
canh, tập trung phát triển cây công nghiệp.
- Chính sách phát triển:
Sự Đổi mới chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản có giá trị xuất
khẩu là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
11


Nhà nước cũng có chính sách ưu tiên, hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Điều kiện khác: thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, vốn đầu tư tăng...
b. Khó khăn
* Về tự nhiên
Mùa khô kéo dài, đặc biệt ở những vùng phía Nam (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) gây
ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất cây công nghiệp.
Khí hậu nhiệt đới ẩm có nhiều thiên tai và biến động thời tiết...
* Về kinh tế - xã hội
Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng còn yếu kém, lạc hậu: công nghiệp chế biến chưa phát
triển mạnh mẽ, giao thông vận tải còn lạc hậu.
Thị trường nông sản biến động, nhiều sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp
ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.
1.3.3. Tình hình phát triển và phân bố
* Về quy mô, vai trò: Ngành trồng cây công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong ngành nông nghiệp. Đến năm 2007, giá trị cây công nghiệp chiếm 35,6% tổng

giá trị ngành nông nghiệp.
* Cơ cấu gồm: cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp hàng năm: thường được trồng xen canh trên đất lúa, có nhiều loại
cây công nghiệp hàng năm: thuốc lá, dừa, đậu tương, mía, lạc,…
Cây công nghiệp lâu năm: đa dạng gồm: cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc cận
nhiệt, ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi…) và cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới (cà phê, cao
su, hồ tiêu, điều…)
* Về diện tích: Tổng diện tích cây công nghiệp ngày càng tăng lên. Năm 2005 là gần
2,5 triệu ha, đến năm 2015 đạt trên 2,8 triệu ha, trong đó cây công nghiệp lâu năm chiếm tới
75% diện tích.
* Một số loại cây công nghiệp chính ở nước ta
- Cây công nghiệp lâu năm:
Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè...Việt Nam
đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, điều, hồ tiêu.
Cà phê được trồng chủ yếu trên đất bazan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở Đông
Nam Bộ, rải rác ở Bắc Trung Bộ, cà phê chè mới được trồng ở Tây Bắc.
Cao su được trồng chủ yếu trên đất bazan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông
Nam Bộ và duyên hải Miền Trung. Điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ. Dừa được
trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Chè được trồng nhiều nhất ở trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên nhiều nhất là
tỉnh Lâm Đồng.
12


- Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương,bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá...
Các vùng chuyên canh mía đường được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long,
Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.
Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc màu
ở Đông Nam Bộ và Đắc Lăk.
Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du miền núi Bộ, những năm gần đây phát triển

mạnh ở Đắk Lăk, Hà Tây, Đồng Tháp.
Vùng trồng đay truyền thống là đồng bằng sông Hồng.
Vùng trồng cói lớn nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.
1.4. Các loại cây khác
1.4.1. Cây thực phẩm
Diện tích trồng rau của cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, ray đậu được trồng nhiều ở những vùng ven
các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng nhằm phục vụ nhu cầu
tiêu dùng lớn của dân cư.
Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên.
Các vùng trồng cây thực phẩm đã, đang được hình thành và phát triển mạnh nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa, nhất là các loại rau sạch.
1.4.2. Cây ăn quả
Cây ăn quả được phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Vùng trồng cây ăn
quả lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Tuy nhiên sự phát trển của ngành ngày còn thiếu ổn định. Hiện nay, thị trường tiêu
thụ đang ngày càng mở rộng đã thúc đẩy sự phát triển các loại cây ăn quả, đặc biệt các loại
cây có nguồn gốc nhiệt đới.
2. Ngành chăn nuôi
2.1. Vai trò
Cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt,
sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng.
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu,
da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm.
Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng
phụ phẩm của ngành trồng trọt.
13



Chăn nuôi góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp, nông thôn
2.2. Điều kiện phát triển
2.2.1. Thuận lợi
a) Cơ sở thức ăn
- Thức ăn tự nhiên: Diện tích đồng cỏ năm 2005 trên 500 nghìn ha, phân bố chủ yếu
ở các cao nguyên thuộc TDMNBB, Tây Nguyên, BTB. Năng suất đồng cỏ ngày càng được
nâng cao, đây là cơ sở để chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê, ngựa,…
- Thức ăn từ nông nghiệp, thủy sản: là nguồn thức ăn chủ yếu. Nhờ giải quyết tốt
lương thực cho người nên phần lớn hoa màu lương thực được dành cho chăn nuôi. Diện tích
trồng hoa màu hàng năm giành cho chăn nuôi khá ổn định. Ngoài ra, hằng năm còn có 13 –
14 nghìn tấn bột cá làm thức ăn cho chăn nuôi.
- Thức ăn từ CNCB: CNCB ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho hình thức chăn
nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các đồng bằng.
b) Giống gia súc
- Nhiều giống bản địa chất lượng tốt như giống trâu ở Tuyên Quang, Yên Bái; bò
Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên; lợn Móng Cái, Mường Khương, gà Mía Sơn Tây,… Đàn
gia súc gia cầm nước ta đãng được cải tạo nhiều.
- Nhập nội nhiều giống ngoại có năng suất cao như: bò sữa Cuba, Hà lan, bò thịt
Thụy sĩ, trâu sữa Mur (Ấn Độ), lợn Yooc sai, Đại Bạch,…
c) Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng
- Hệ thống chuồng trại, xí nghiệp chăn nuôi được xây dựng. Mạng lưới thú y, cung
ứng vật tư thú y được mở rộng khắp cả nước. Áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật tiên
tiến trong việc lai tạ các giống gia súc gia cầm cho năng suất cao.
- Mạng lưới các xí nghiệp chế biến (đóng hộp, đông lạnh thực phẩm) khá phát triển.
d) Thị trường
- Trong nước: Đông dân, mức sống người dân ngày càng cao, nhất là thị trường các
đô thị, đây là động lực quan trọng để phát triển chăn nuôi. CNCB phát triển đòi hỏi nhiều
nguyên liệu từ ngành chăn nuôi.

- Ngoài nước: ngày càng mở rộng, bên cạnh các thị trường truyền thống đã xâm nhập
vào thị trường mới, giàu tiềm năng: Hoa Kì, Nhật Bản, Tây Âu,…
e) Các điều kiện khác:
- Khí hậu: nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho các đồng cỏ phát triển quanh năm và
thuận lợi cho sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
- Dân cư, lao động: đông, nhiều truyền thống kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi,
chính sách: khuyến nông
14


2.2.2. Khó khăn
a) Về tự nhiên
- Diện tích đồng cỏ nhỏ, phân tán, nhiều cỏ tạp, khó cải tạo, năng suất đồng cỏ thấp.
- Mùa khô các tỉnh phía Nam thiếu nước (Tây Nguyên), đồng cỏ khó phát triển.
- Môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiều thiên tai, hiện tượng thời tiết bất
thường gây nhiều dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
b) Về kinh tế xã hội
- Hình thức chăn nuôi chủ yếu theo lối quảng canh, lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp.
- Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu
xuất khẩu.
- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa thực sự đảm bảo.
- CNCB thức ăn gia súc và dịch vụ thú y còn hẹn chế, dẫn đến nhiều dịch bênh phát
triển (dịch cúm gia cầm) gây thiệt hại cho đàn gia súc.
2.3. Tình hình phát triển và phân bố
2.3.1. Tình hình chung
- Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từng
bước tăng khá vững chắc.
- Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay:
Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức
công nghiệp.

Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá
trị sản xuất ngành chăn nuôi.
2.3.2. Tình hình phát triển và phân bố một số vật nuôi chính
a) Chăn nuôi lợn và gia cầm
- Tình hình phát triển: Lợn và gia cầm là hai nguồn thịt chủ yếu. Đàn lợn 27 triệu con
(năm 2005), cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh, tổng
đàn 220 triệu con (2003).
- Phân bố: Chăn nuôi gà công nghiệp đã phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành
phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) và ở các địa phương có các cơ sở công nghiệp
chế biến thịt. Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long.
b) Chăn nuôi gia súc ăn cỏ
- Tình hình phát triển: Chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên. Đàn trâu khoảng 2,9
triệu con. Đàn bò từ chỗ chỉ bằng 2/3 đàn trâu (đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX), đến năm 2005
là 5,5 triệu con (2005) và có xu hướng tăng mạnh.
15


- Phân bố: Trâu được nuôi nhiều ở trung du miền núi Bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu cả
nước) và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ , duyên hải Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội.
IV. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp thảo luận nhóm, cặp đôi.
- Các phương pháp dạy học tích cực: tia chớp, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, chia sẻ
nhóm đôi, kĩ thuật Kipling (5W1H)…
Các cách tiến hành phương pháp giảng dạy sẽ được tác giả mô tả chi tiết trong từng
nội dung phân loại các câu hỏi ở chương 2 của chuyên đề.

16



Chương 2: PHÂN LOẠI CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN
GIẢI CÁC DẠNG CÂU HỎI TRONG THI THPTQG
I. DẠNG CÂU HỎI NHẬN BIẾT
1. Cách hỏi
Dạng câu hỏi nhận biết nhằm yêu cầu học sinh nắm được kiến thức cơ bản của nội
dung bài học. Cách hỏi của dạng câu hỏi này thường được diễn đạt một cách ngắn gọn, tập
trung chủ yếu vào nội dung sách giáo khoa. Hướng hỏi của dạng câu hỏi này thường có các
cách hỏi hoặc nội dung trả lời cho các câu hỏi sau:
- Cái gì?
Ví dụ: Các loại cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới chủ yếu ở nước ta là những loại
cây nào?
- Ở đâu?
Ví dụ: Vùng sản xuất cây lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?
- Như thế nào?
Ví dụ: Xu hướng nổi bật trong ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là…
- Khi nào?
Ví dụ: Các loại rau màu ôn đới được trồng ở Đồng bằng sông Hồng vào vụ nào?
2. Cách học
Với dạng câu hỏi này, học sinh cần ghi nhớ các từ/ cụm từ chìa khóa – đây là những
từ, cụm từ quan trọng nhất để giải quyết cho các câu hỏi.
Học sinh dựa vào sách giáo khoa và bài học để ghi nhớ những từ chìa khóa
Ví dụ: Phần ngành trồng trọt, một số từ chìa khóa như:
- Cơ cấu đa dạng, tỉ trọng cao (75%).
- Đảm bảo lương thực cho số dân đông.
- An ninh lương thực, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
- Đồng bằng, đất phù sa.
- Thiên tai, sâu bệnh.
- Diện tích, sản lượng tăng.

- Năng suất tăng, thâm canh, áp dụng giống mới.
- Đồng bằng sông Cửu Long, vùng sản xuất lúa lớn nhất.
- Đồng bằng sông Hồng, năng suất lúa cao nhất cả nước.
3. Phương pháp giảng dạy
Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm mang lại hứng
thú cho người học sinh như: hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật
khăn trải bàn… để tìm ra các từ chìa khóa.
17


Sau khi tìm các từ chìa khóa, học sinh được thực hành đặt câu hỏi cho mỗi từ chìa
khóa đó. Học sinh càng đặt được nhiều câu hỏi sẽ càng lĩnh hội được kiến thức cơ bản dễ
dàng.
4. Một số ví dụ minh họa
Câu 1: Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là dạng câu hỏi Ở đâu?, học sinh có thể nhìn lấy thông tin phần sản xuất lương
thực và tìm được đáp án là phương án D.
Câu 2: Các loại cây công nghiệp hàng năm thường được trồng ở vùng đồng bằng là
A. cói, đay, mía, lạc, đậu tương.
B. mía, lạc, đậu tương, chè, thuốc lá.
C. mía, lạc, đậu tường, điều, hồ tiêu.
D. điều, hồ tiêu, dâu tằm, bông.
Câu hỏi thuộc dạng câu hỏi Cái gì?, thuộc nội dung phần cây công nghiệp hàng năm,
học sinh có thể thấy đáp án ở những từ chìa khóa của phần này, tìm được đáp án A.
Câu 3: Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là
A. Cà phê, cao su, mía.

B. Hồ tiêu, bông, chè.
C. Cà phê, điều, chè.
D. Điều, chè , thuốc lá.
Tương tự câu 2, học sinh có thể tìm được đáp án là C.
Câu 4: Các cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là
A. cà phê, cao su, mía.
B. lạc, bông, chè.
C. mía, lạc, đậu tương.
D. lạc, chè, thuốc lá.
Ví dụ này tương tự với câu 2,3 học sinh dựa vào những từ chìa khóa đẻ tìm thấy đáp
án là C. Mặc dù có thêm phần hỏi về giá trị kinh tế nhưng thực tế các đáp án nhiễu đã cho
thêm nội dung cây công nghiệp lâu năm nên học sinh có thể nhận biết được nội dung trả lời.
Câu 5: Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta là
A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng.
18


D. Đông bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Câu hỏi ở dạng Ở đâu, nội dung thuộc về cây ăn quả, phần này dựa vào từ chìa khóa
học sinh có thể nhận biết câu trả lời là B.
II. DẠNG CÂU HỎI THÔNG HIỂU
1. Cách hỏi
Dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự
phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, phân tích được tình hình phát triển và phân bố
các ngành nông nghiệp nước ta.
Dựa trên yêu cầu được nêu ra, cách hỏi của câu hỏi thường được tập trung vào dạng
hỏi như thế nào?
Ví dụ:

Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm nền nông nghiệp nước ta?
Đặc điểm nào sau đây không phải là xu hướng nổi bật của nền nông nghiệp nước
ta?
Khó khăn nào sau đây của ngành chăn nuôi của nước ta đã được khắc phục?
Đặc điểm khí hậu đã gây ra khó khăn chủ yếu nào cho ngành nông nghiệp nước ta?
2. Cách học
Với dạng câu hỏi này, học sinh cần nắm vững các nội dung bài học. Để nhớ được đầy
đủ, mang tính hệ thống, cách học có hiệu quả có thể sử dụng sơ đồ tư duy, kẻ bảng so
sánh…
Việc xây dựng sơ đồ tư duy không còn xa lạ với học sinh nên cách thiết lập sơ đồ tư
duy có thể thực hiện toàn bài hoặc có thể lập sơ đồ 1 mục nào đó của bài.

19


Nhánh sơ đồ tư duy ngành trồng trọt
Để hiểu hơn về các ngành, học sinh cũng nên đưa ra những bảng so sánh giữa các
cặp đối tượng như: điều kiện tự nhiên phát triển cây lương thực và cây công nghiệp; đồng
bằng sông Hồng – đồng bằng sông Cửu Long, cây công nghiệp hàng năm – cây công nghiệp
lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn với chăn nuôi lợn và gia cầm…
3. Phương pháp giảng dạy
Giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm thực hiện vẽ sơ đồ tư
duy và lập 1 bảng so sánh giữa các đối tượng.
Sau khi lập vẽ xong sơ đồ tư duy và bảng so sánh, học sinh sẽ trình bày sản phẩm và
thảo luận về sản phẩm.
Từ đây, học sinh có thể tham gia tự đặt các câu hỏi cho nội dung học tập hoặc trả lời
một số nội dung câu hỏi giáo viên đưa ra.
4. Một số ví dụ minh họa
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu
Long?

A. Đóng góp phần lớn lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
B. Là vùng trồng lúa lớn thứ hai cả nước.
C. Bình quân lương thực đầu người cao nhất cả nước.
D. Chiếm trên 50% sản lượng lúa của cả nước.
Với câu hỏi này, yêu cầu học sinh phải nắm được các kiến thức về ngành trồng lúa
của Đồng bằng sông Cửu Long. Từ nội dung đã được học, học sinh có thể thấy các đặc điểm
A, C, D là đặc điểm của vùng, còn đặc điểm B là đặc điểm sản xuất lúa của vùng Đồng bằng
sông Hồng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với cây công nghiệp ở nước ta?
A. Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới.
B. Có rất nhiều cây có nguồn gốc ôn đới.
C. Có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt.
D. Có nhiều loại cây công nghiệp khác nhau.
Với câu hỏi này, thông qua những kiến thức đã nắm vững về cơ cấu cây công nghiệp,
học sinh có thể thấy đáp án B là đáp án không phù hợp với câu dẫn.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay?
A. Tỉ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước tăng khá vững chắc.
20


B. Xu hướng nổi bật là tiến mạnh lên sane xuất hàng hóa.
C. Giá trị các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
D. Hiệu quả chăn nuôi đã đạt được ở mức độ cao và ổn định.
Với câu hỏi này, yêu cầu học sinh nắm vững các đặc điểm chung về sự phát triển
ngành chăn nuôi. Với đặc điểm là một nước đang phát triển như Việt Nam thì hiệu quả
ngành chăn nuôi vẫn chưa cao, vì vậy đáp án là D.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây nói về điều kiện chăn nuôi ở nước ta?
A. Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
B. Xu hướng chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp được phát triển.
C. Gía trị các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

D. Tỉ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước tăng khá vững chắc.
Với câu hỏi này, yêu cầu học sinh không những nắm được nội dung về điều kiện phát
triển mà còn cần nắm được tình hình phát triển của ngành chăn nuôi. Với các phương án này
thì A là đáp án, các phương án còn lại thuộc nội dung về sự phát triển ngành chăn nuôi nước
ta.
Câu 5: Khó khăn nào sau đây không phải là khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi nước ta
hiện nay
A. giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít.
B. chất lượng giống gia súc, gia cầm chưa cao.
C. dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng.
D. lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật còn rất ít.
Với câu hỏi này, học sinh cần nắm được đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến ngành
chăn nuôi. Từ đó, học sinh có thể thấy A, B, C là các khó khăn của ngành còn phương án D
mặc dù cũng là khó khăn, nhưng liên quan nhiều hơn đến các ngành kinh tế cần trình độ cao
như: công nghiệp, dịch vụ còn riêng về chăn nuôi yêu cầu về lực lượng chủ yếu là có kinh
nghiệm.
III. DẠNG CÂU HỎI VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO
1. Cách hỏi
Đây là dạng câu hỏi khó yêu cầu học sinh giải thích được một số đặc điểm phát triển
và phân bố của các ngành nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời, liên hệ thực tế những vấn đề
phát triển nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Với câu hỏi vận dụng và vận dụng cao cách hỏi thường là:
- Tại sao?
- Nguyên nhân nào?
21


- Nguyên nhân chủ yếu… là gì?
Ví dụ:
Nguyên nhân làm cho năng suất lúa nước ta tăng nhanh là gì?

Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành chăn nuôi phát triển nhanh trong những năm
gần đây là
Cây rau đậu phân bố ở ven các thành phố lớn chủ yếu do…
2. Cách học
Với dạng câu hỏi này, học sinh cần dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố các ngành nông nghiệp.
Qua thực tế giảng dạy, nhiều học sinh chưa nắm vững được các nhân tố ảnh hưởng,
nhiều em thường phân chia theo dạng nhóm như: nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã
hội. Nhưng trên thực tế, việc phân chia theo nhóm nhân tố như vậy chưa hoàn toàn phù hợp
với đặc điểm từng ngành. Đồng thời, với dạng hỏi trắc nghiệm như hiện nay, việc nắm đủ
các nhân tố ảnh hưởng là chưa đủ mà còn cần phải nắm chắc tác động của từng nhân tố đến
từng yếu tố của từng phân ngành, đặc biệt nhấn mạnh đến nhân tố “trội” – nhân tố có tác
động mạnh nhất đến đặc điểm phát triển hoặc phân bố của các phân ngành.
Ví dụ: Học sinh có thể lập bảng các nhân tố tác động như sau
Ngành trồng trọt

Ngành chăn nuôi

- Tự nhiên

- Cơ sở thức ăn

+ Địa hình – đất đai

+ Đồng cỏ

+ Khí hậu

+ Phụ phẩm nông – thủy sản


+ Nguồn nước

+ CNCB

- Kinh tế xã hội

- Thị trường

+ Dân cư – lao động

- Cơ sở vật chất kĩ thuật, giống, thú y…

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật

- Khác: dịch bệnh, chính sách…

+ Thị trường
+ Khác: chính sách, vốn…
Như vậy, giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi các nhân tố ảnh hưởng đã có sự khác
nhau. Tuy nhiên, học sinh còn cần phải nắm được các tác động của các nhân tố này đến đặc
điểm phát triển và phân bố của từng ngành, từng phân ngành.
Ví dụ:
Để giải thích sự phân bố của 1 cây trồng cần dựa vào điều kiện sinh thái (địa hình –
đất, khí hậu, nguồn nước) nhưng để giải thích sự phân bố của 1 loại vật nuôi thì cần dựa vào
yếu tố cơ sở thức ăn (gia súc lớn: đồng cỏ; lợn và gia cầm: thức ăn từ phụ phẩm ngành
trồng trọt…) và có cả sự tác động của nhân tố thị trường (bò sữa, rau xanh…)
22


Để giải thích cho tình hình phát triển của 1 ngành trồng trọt người ta thường sử dụng

nhân tố thị trường và cơ sở vật chất kĩ thuật (thâm canh, áp dụng giống mới…) nhưng với
chăn nuôi thì ngoài thị trường còn cần đến tác động của cơ sở thức ăn…
Với những đặc điểm mang tính đột biến nhất định, học sinh cần phải nhớ những nhân
tố mang tính đột biến. Ví dụ: Để giải thích cho sự biến động (hoặc sự giảm sút) về số lượng
gia cầm người ta thường dựa trên diễn biến dịch cúm gia cầm chứ không còn dựa vào nhân
tố thị trường…
3. Phương pháp giảng dạy
Đối với dạng câu hỏi này, giáo viên cần dành nhiều thời gian để học sinh nghiên cứu,
tìm hiểu vì đây là dạng câu hỏi khó, đòi hỏi tư duy liên hệ giữa các đối tượng Địa lí.
Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm, cặp đôi để học sinh có được
những nét khái quát về nội dung cần tìm hiểu.
Với mỗi nội dung hoặc với mỗi câu hỏi, giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra từ chìa
khóa trong câu hỏi – tức là đối tượng chủ yếu được câu hỏi đề cập đến để từ đó vạch ra các
nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng đó.
Đối với mỗi nhân tố, giáo viên cần yêu cầu học sinh thảo luận những tác động của
nhân tố đó đối với sự phát triển và phân bố của ngành, đồng thời so sánh mối quan hệ giữa
các nhân tố khác để tìm nhân tố “trội”.
4. Một số ví dụ minh họa
Câu 1: Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do
A. đẩy mạnh thâm canh.
B. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
D. mở rộng diện tích canh tác.
Với câu hỏi này, học sinh cần xác định từ chìa khóa ở đây là năng suất lúa từ đó
học sinh xác định nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa chủ yếu liên quan đến việc áp dụng
các biện pháp thâm canh, sử dụng giống mới vào sản xuất… Do vậy, đáp án là A.
Câu 2: Nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi của nước ta chưa thật cao và chưa ổn định
không phải là.
A. giá cả sản phẩm chăn nuôi cao.
B. chất lượng nguồn thức ăn kém.

C. hình thức chăn nuôi cổ truyền là chủ yếu.
D. nhiều dịch bệnh bùng phát.
23


Với từ chìa khóa là ngành chăn nuôi, học sinh đưa ra những nhân tố ảnh hưởng
gồm: cơ sở thức ăn, cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch bệnh… Tất cả những hạn chế về những
điều kiện phát triển đã làm hiệu quả ngành chăn nuôi chưa cao và ổn định. Nhân tố giá cả
sản phẩm chăn nuôi ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nên không phải là
nguyên nhân. Đáp án là A.
Câu 3: Yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc đẩy mạnh chăn nuôi gia súc lớn theo quy mô
lớn là
A. tăng cường nguồn thức ăn tổng hợp.
B. mở rộng và cải tạo các đồng cỏ.
C. tận dụng các phụ phẩm của lương thực.
D. lai tạo giống và đảm bảo dịch vụ thú y.
Đây là nội dung khá khó vì ngoài việc học sinh cần nắm vững các nhân tố ảnh hưởng
đến chăn nuôi nói chung còn phải nắm được nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc lớn.
Với từ chìa khóa là chăn nuôi gia súc lớn học sinh có thể thấy các nhân tố ảnh hưởng là:
cơ sở thức ăn (chủ yếu là đồng cỏ), cơ sở vật chất kĩ thuật, thị trường… Tuy nhiên, thêm 1
cái khó nữa mà học sinh cần phải hiểu liên quan đến quy mô sản xuất. Với ngành chăn nuôi
thì cơ sở thức ăn là yếu tố quan trọng hàng đầu vì vậy những đáp án liên quan đến cơ sở
thức ăn phải được chú ý, và với chăn nuôi gia súc lớn thì đồng cỏ là yếu tố quan trọng. Đáp
án là B.
Câu 4: Yếu tố tự nhiên nào quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau về phân bố cây chè và
cây cao su ở nước ta?
A. Khí hậu
B. Địa hình.
C. Đất đai.
D. Nguồn nước.

Với câu hỏi này, học sinh cần hiểu được chè và cao su là hai loại cây khác nhau về
nguồn gốc: chè là cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc cận nhiệt đới, cao su là cây công
nghiệp lâu năm vùng nhiệt đới. Do vậy, đáp án phải là A.
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều
ở các đồng bằng lớn ở nước ta?
A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt.
B. Có nhiều mặt bằng để tập trung chuồng trại.
C. Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến thịt.
24


D. Nhu cầu thịt, trứng của dân cư lớn.
Đây là câu hỏi về sự phân bố của chăn nuôi lợn và gia cầm. Để giải quyết câu hỏi
này học sinh cần nắm vững được nhân tố ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi lợn và gia cầm.
Đồng thời, học sinh cần tìm mối liên hệ giữa nhân tố ảnh hưởng đó tại vùng đồng bằng là
gì. Vùng đồng bằng là nơi có ngành trồng trọt phát triển, vì vậy cơ sở thức ăn (phụ phẩm từ
trồng trọt) rất đa dạng và phong phú nên đây là nguyên nhân chủ yếu cho chăn nuôi lợn và
gia cầm tập trung ở dây. Mặc dù các đáp án C, D cũng là nguyên nhân nhưng không phải là
nguyên nhân quan trọng nhất. Với ngành chăn nuôi thì cơ sở thức ăn là nhân tố trội để giải
thích cho sự phân bố.

25


×