Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Một số khía cạnh pháp lý về thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.31 MB, 95 trang )






BỘ
• GIÁO DỤC
• VÀ ĐÀO TẠO


BỘ Tư PHÁP•

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
VŨ HẢI ANH

MỘT SỐ KHÍ A CẠNH PHÁP LÝ VỂ
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


*

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số:
50515

, THƯ VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG c ó c
'

IXLỈL



LUẬN
ÁN THẠC
s ĩ LUẬT
HỌC




NGỮỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC:
PGS., TS. LÊ HỔNG HẠNH
7

Hà nội, 1999




M ộ t s ố khía cạnh p h á p lý về th ư ơ n g mại điện tứ

'

M Ụ C LỤC

LỜI M Ở Đ Ầ U ................................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM TH Ư Ơ NG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ MỘT s ố VẤN ĐỂ PHÁP LÝ
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN T Ử ....... ' .........'....................................................................................... 9
I. S ự PHÁ T TRIỂN CỦA CÔNG NG H Ệ THÔNG TIN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA N Ó TỚI HOẠ T
DỘNG THƯƠNG M ẠI............................... ................ .................................. .............................. ..........................9
//. KHÁI NIỆM THƯƠNG M ẠI ĐIỆN TỬ . ......................................................................................................... 12

1. Thương mại Điện tủ theo nghĩa rộ n g ................................................................................................... 12
2. Thương mại điện tử theo nghĩa h ẹ p ...................................................................................................... 14

III. PH Â N LO ẠI THƯƠNG M ẠI ĐIỆN TỬ . ...................................................................................................... 17
1. Theo chủ thê tham gia ................................................................................................................................. 1 7
2. Thương mại điện tứ trực tiếp L)à thương mại diện tứ gián tiếp ................................................... 18
IV. NHỮNG THUẬN LỢ I [/À KH Ó K H Ă N CHO s ự PHÁ T TRIẼN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ ........................................................................... ........... ....................................................... ....... .............. ...1 9
1. Thuận lợ i ............................................................................................................................................................19
2. Khó k h â n ........................................................................................................................................................... 22
ự. NHỮNG VẤN ĐỂ PH Á P L Ý TRONG GIA o DỊCH THƯƠNG M ẠI ĐIỆN TỬ . ............................ 23
1. Sự an toàn uà độ tin cậy cho các giao dịch thương mại điện t ủ ................................................ 24
2. Đảm bảo bí một cho thông tin cá nhân của người sử d ụ n g ..........................................................25
3. Bảo vệ người tiêu d ù n g ................................................................................................................................ 25
4. Các vấn đề về luật hợp đ ồ n g ..................................................................................................................... 26
5. Chứng c ứ ............................................................................................................................................................ 31
6. Trách nhiệm của các cơ quan trung g ia n ............................................................................................ 32
7. T h u ế và hải quan ............................................................................................................................................ 33
8. Giải quyết tranh c h ấ p ................................................................................................................................... 34
CHƯƠNG II: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG PH ÁP LUẬT Q UỐ C TẾ VÀ PHÁP LUẬT
MỘT S Ố N Ư Ớ C .......................................................................................................................................... 3 6
/. PH ÁP L U Ậ T VỂ THƯƠNG M ẠI DIỆN TỬ Ở M Ộ T S Ố NƯ ỚC. ......................................................... 36
1. Pháp Luật về Thương mại diện tủ ở Singapore ................................................................................ 36
2. Pháp luật về Thương mại diện tử ở Châu  u ..................................................................................... 41
3. Pháp luật về thương mại diện tử Ở Hoa k ỷ .........................................................................................4 5

II. LUẬT MẪU CỦA ƯỶ BAN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC T Ế CỦA LIÊN HỢP QUỐ c
(UNCITRAL) VẾ THƯƠNG M ẠI DIỆN TỬ...................................................................................................... 4 9
1. v ể khái niệm Thương mại diện tủ và phạm ui áp d ụ n g ................................................................ 50
2. Áp dụng các ỵêu cầu pháp lý cho m ột tệp dữ liệu ........................................................................... 51

3. Trao đổi tệp dữ liệu ..................................................................................................................................... 5 7
4. Thương mại diện tử trong các lĩnh uực cụ th ể. .................................................................................. 62

1


M ộ t s ố khía cạnh p h á p lỷ ưề thương mại điện tử

CHƯƠNG III : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỂ PHÁP LÝ
CẦN GIẢI Q UYẾT.................................................................................................................................... 6 5
/. S ự T Ấ T YẾU CỦA P H Á T TRỈẺN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT N A M .....................................6 5
1. Sự phát triển của công nghệ thông tin ờ Việt N a m ......................................................................... 6 5
2. Nền kinh tế phát triển theo hướng xuất khẩu .................................................................................. 65
3. Việc hội nhập uào các tổ chức khu uực và toàn cẩu ......................................................................... 6 6
4. S ự phát triển Internet ớ Việt N am .......................................................................................................... 6 7
5. Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về thương mại điện t ử ................................6 7

II. M Ộ T S Ố VẤN ĐỂ PH ÁP L U Ậ T TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM: .................... 6 9
1. Luật hợp dồng ................................................................................................................................................. 6 9
2. Chứng c ứ ........................................................................................................................................................... 7 7
3. Trách nhiệm cùa nhà cung cấp dịch uụ m ạng .................................................................................... 78
4. Siêu thị ảo ..........................................................................................................................................................79
UI. HƯ ỚNG XÁ Y DỤNG PH ÁP LUẬ T VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM . ....................... 82
PH Ụ LỤC 1 ................................................................................................................................................8 9

DA N H MỤC TÀI LIỆU THAM K H A O ...............................................................................................91
/V T à i liệu Tiếng Việt ............................................................................................................................................... 91
B /T ài liệu Tiếng nước ngoài: ................................................................................................................................9 2

2



M ộ t s ố khía cạnh p h á p lý về thương mại điện tủ

Lời m ỏ đẩu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây chúng ta đã được chứng kiến một cuộc cách
mạng vể công nghệ thông tin với sự ra đời của máy tính cá nhân, các phương
tiện truyền thông điện tử hiện đại và đặc biệt là sự kết nối các máy tính cá
nhân thành mạng lưới. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã có những tác
động và ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống của con người trên toàn trái đất
nói chung cũng như tới sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế
của mỗi quốc gia nói riêng. Sự ra đời của Phương thức Trao đổi Dữ liệu Điện
tử (EDI), thư điện tử (E-mail) và Internet không những làm thay đổi cách thức
làm việc, học hành, giao tiếp ... của con người mà còn tác động mạnh mẽ tới
cách thức tiến hành các giao dịch thương mại. Các phương thức thông tin liên
lạc điện tử thay thế cho các tài liệu trên giấy tờ ngày càng nhiều hơn và đến
nay việc tiến hành các giao dịch/hoạt động mang tính thương mại thông qua
các phương tiện điện tử (hay còn gọi là thương mại điện tử) đã trở nên phổ
biến.
Thời gian vừa qua, Thương mại điện tử chủ yếu phát triển trong hoạt
động kinh doanh ở nhữhg mạng nội bộ hoặc mạng chuyên dùng của các
doanh nghiệp và tổ chức như ngân hàng, các hãng hàng không. Gần đây nó
đang được mở rộng nhanh chóng, vươn tới hoạt động thương mại phức tạp
có phạm vi giao dịch trên toàn cầu với số người tham gia tăng nhanh chưa
từng thấy. Nó không chỉ có các doanh nghiệp mà còn có cả chính phủ các
nước và các cá nhân, đã biết hoặc chưa biết nhau, tham gia vào các mạng mở
toàn cầu như Internet.
Các phương tiện thông tin liên lạc điện tử đem đến những cơ hội mới
cũng như các thách thức mới trong kinh doanh. Đáp ứng được sự phát triển

nhanh chóng của thương mại điện tử về khuôn khổ pháp lý và công nghệ là
những thách thức lớn đối với tất cả những người tham gia. Để tất cả mọi
người tham gia thu được lợi ích từ các cơ hội có được do thương mại điện tử
đem lại thì cần phải có một khung pháp luật đầy đủ và phù hợp với khả năng

3


M ộ t s ố khía cạnh p h á p lý ưề thương mại điện tủ

dự báo các vấn đề sẽ nảy sinh trong một môi trường ảo. Tuy nhiên, những
tiến bộ về mặt công nghệ thông tin nêu trên đây lại hầu như chưa được ghi
nhận và quy định đầy đủ trong pháp luật của mỗi quốc gia cũng như pháp
luật quốc tế.
Pháp luật hiện hành, với những quy định dựa vào các tài liệu trên giấy
tờ truyền thống đã không thể hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động thương mại
tiến hành thông qua các phương tiện điện tử. Ngược lại, các quy định về “văn
bản’, “bản gốc”, “chữ ký tay” của pháp luật quốc gia hoặc các công ước quốc
tế điều chỉnh các giao dịch thương mại truyền thống lại tạo nên không ít
những trở ngại, khó khăn cho việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc
điện tử trong hoạt động thương mại. Trong nhiều trường hợp tệp dữ liệu điện
tử hay các bản ghi điện tử vẫn có thể không được chấp nhập là phương tiện
thông tiên liên lạc có giá trị pháp lý. Để đáp ứng được với nhu cầu thực tiễn
thì vấn đề đặt ra là cần phải có một khung pháp lý chung để xoá bỏ nhữhg
hạn chế trong pháp luật hiện hành đối với việc sử dụng phương tiện thông tin
liên lạc điện tử trong thương mại.
2. Tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, Cộng đồng quốc tế và các cơ quan có thẩm quyền của
các nước đã và đang làm việc rất tích cực để xây dựng nên một môi trường
pháp lý phù hợp cho các hoạt động thương mại điện tử. Một số nước đã ban

hành hoặc đang trong quá trình chuẩn bị các quy định pháp luật điều chỉnh
một số khía cạnh nhất đính của thương mại điện tử. Các văn bản tài liệu quốc
tế mới ban hành gần đây đã có dự liệu trước cho các phương thức thông tin
liên lạc thay thế cho phương thức trên cơ sở giấy tờ.
Một số nước đang phát triển đã tìm cách đưa ra những hành lang pháp
lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử và đã đạt được những
tiến triển trong vấn đề này. Các nước đang phát triển chỉ mới bắt đầu quan
tâm tới hệ thống pháp luật của mình và xem xét việc ban hành các quy định
pháp luật có thể thúc đẩy thương mại điện tử. Nếu không kịp thời tiến hành
sửa đổi bổ sung và ban hành mới các quy định liên quan tới thương mại điện

4


M ộ t s ố khía cạnh p h á p lỷ về thương mại diện tủ

tử cho phù hợp, các nước chậm trễ trong vấn đề này sẽ có thể bị loại dần ra
khỏi các hoạt động thương mại quốc tế.
Trên bình diện quốc tế, các diễn đàn và tổ chức quốc tế như Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD),
UNTAD, đã có nhiều cuộc họp để bàn về tăng cường hiệu quả thương mại và
hỗ trợ kinh doanh, trong đó để cập đến sự cần thiết xem xét hơn nữa các vấn
đề liên quan tới thương mại điện tử và sự quan trọng của một khung pháp lý
phù hợp. Vào tháng 12/97, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đề nghị UNTAD
và các cơ quan có liên quan khác trong Liên hợp quốc hỗ trợ các nước đang
phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển cũng như các nước đang
chuyển đổi trong vấn đề này.
Việt Nam cũng là một trong những nước mới xúc tiến nghiên cứu về
thương mại điện tử. Vấn đề Thương mại điện tử đã được đưa ra thảo luận
trong một số cuộc họp ở Việt Nam như Cuộc “Hội thảo về phát triển thương

mại điện tử ở Việt Nam” do Bộ Thương mại tổ chức vào tháng 3/1999, cuộc
họp về thương mại điện tử do Tổng cục Bưu điện tổ chức vào tháng 6/1999.
Thương mại điện tử là một trong những vấn đề mới đối với Việt Nam
và việc xây dựng khung pháp lý cho Thương mại điện tử ở Việt Nam là chủ đề
mới được đề cập. Với lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số vấn đề
pháp lý về Thương mại điện tử” cho Bản luận án tốt nghiệp cao học Luật của
mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án








Thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quan hệ giao
dịch thương mại, các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại
truyền thống, những vấn đề khó khăn sẽ gặp phải khi tiến hành các giao dịch
thương mại truyền thống thông qua các phương tiện điện tử và môi trường
mạng máy tính, sự ảnh hưởng, chi phối của các quy định pháp luật Việt Nam
hiện hành đối với việc xây dựng pháp luật về thương mại điện tử, luận án làm
sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng pháp luật điều chỉnh giao
dịch thương mại điện tử.

5


M ộ t s ố khía cạnh p h á p lỷ ưề thương mại điện tủ


Để đạt được mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu những quan điểm về thương mại điện tử, giao dịch
thương mại cũng như thực tiễn sử dụng các phương tiện điện tử để tiến hành
các giao dịch thương mại hiện nay và các vấn đề pháp lý đặt ra đối với thương
mại điện tử.
- Nghiên cứu những kinh nghiệm của pháp luật các nước cũng như
các tổ chức quốc tế về xây dựng pháp luật điều chỉnh thương mại điện tử và
khả năng vận dụng các quy định quốc tế.
- Nghiên cứu một số vấn đề pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt
nam liên quan tới giao dịch thương mại điện tử để từ đó đưa ra những kiến
nghị hướng xây dựng pháp luật về thương mại điện tử và các nguyên tắc trong
việc xây dựng khung pháp luật cho thương mại điện tử ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề pháp lý trong thương mại điện tử liên quan tới nhiều chế
đính pháp luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khuôn khổ một bản luận án
thạc sĩ và với một đề tài mới, bao trùm nhiều lĩnh vực và nhiều vấn đề, với
khả năng nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế, bài viết
chỉ dừng lại ở mức độ tiếp cận ban đầu và đưa ra đề xuất về các giải pháp
trước mắt, chite thể đi sâu vào toàn bộ các vấn đề liên quan.
Bản luận án không nhằm cung cấp một tập hợp tất cả các vấn đề pháp
lý liên quan tới thương mại điện tử mà chỉ nhằm giới thiệu về thương mại điện
tử và nghiên cứu một số vấn đề pháp lý đặt ra khi tiến hành các giao dịch
thương mại điện tử. Bản Luận án cũng cung cấp những bước phát triển của
việc xây dựng khung pháp luật điều chỉnh thương mại điện tử trên bình diện
quốc tế hiện nay đồng thời xem xét những vấn đề pháp lý được coi là những
trở ngại cho việc sử dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động thương
mại. Trên cơ sở những phân tích về các giải pháp nêu ra trong Luật Mẫu về
Thương mại Điện tử của uỷ ban Luật thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc
và xu hướng lập pháp ở một số nước trên thế giới cũng như nghiên cứu về
các quy định hiện hành trong chế đính luật hợp đồng, các quy định về quản lý

và sự dụng Internet của Việt nam, Luận án cũng đưa ra một số gợi ý và đề

6


M ộ t s ố khía cạnh p h á p ỉỷ uề thương mại diện tử

xuất một vài vấn đề chủ yếu liên quan đến việc xây dụng khung pháp luật điều
chỉnh thương mại điện tử ở Việt Nam mà cụ thể là nhữỉig vấn đề về hợp
đồng, vể chứng cứ, trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ mạng và về siêu thị
ảo. Trong số những vấn đề pháp lý cần phải giải quyết trong thương mại điện
tử thì đây là bốn vấn đề mà chúng tôi cho là bức xúc nhất đối với đất nước ta
khi xây dựng và áp dụng pháp luật về thương mại điện tử.
5. Cơ sỏ phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản
của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế nhằm xây dựng một nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập đồng bộ các
yếu tố thị trường, phát huy hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước đối với
nền kinh tế quốc dân, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật kinh tế với xu hướng
hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và toàn cầu. Phương pháp luận để
nghiên cứư và thực hiện luận án này là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Các phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu, thực hiện luận
án gồm phương pháp tổng hợp, phân tích, lịch sử và liên hệ so sánh. Phương
pháp phân tích và liên hệ so sánh được sử dụng nhằm làm rõ khái niệm về
thương mại điện tử, sự khác biệt của thương mại điện tử với thương mại
truyền thống và các vấn đề pháp lý nảy sinh khi sử dụng các quy đính pháp
luật hiện hành điều chỉnh giao dịch thương mại điện tử. Hai phương pháp nêu
trên cũng được sử dụng trong việc nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng pháp

luật về thương mại điện tử ở các quốc gia và quốc tế. Trên cơ sở đó, phương
pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hoá nhằm đưa ra các kết luận và
khuyến nghị của luận án. Phương pháp sơ đồ cũng được sử dụng để thể hiện
rõ mối quan hệ giữa các bên trong một giao dịch thương mại điện tử.

7


M ộ t s ố khía cạnh p h á p /ý về thương mại điện tủ

6. B ố cục của Luận án.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Bản luận án được kết cấu thành ba
chương như sau:
Chương I:
Chương II:
Chương III:

Thương mại điện tử
Pháp luật về thương mại điện tử ở một số nước.
Thương mại điện tử ở Việt Nam

Thương mại điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều chuyên ngành
luật khác nhau và là vấn đề mới phát triển với tốc độ nhanh ở nước ta. Để
thực hiện luận án này, chúng tôi đã tiến hành xử lý một khối lượng lớn các
tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Tuy nhiên do điều kiện về thời
gian, luận án không thể tránh khỏi một số hạn chế, khiếm khuyết, chúng tôi
rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà giáo, nhà nghiên cứu, và các
bạn bè, đồng nghiệp quan tâm để luận án được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS., PTS Lê
Hồng Hạnh; cảm ơn các thầy cô giáo đã trang bị cho tôi nhũhgkiếnthức

quý báu trong quá trình đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà nội; cảm ơn bạn
bè, đồng nghiệp đã cung cấp nhiều thông tin, tài liệu liên quan để tôi hoàn
thành luận án này.
Hà nội, ngày 11 tháng 11 năm 1999
Vũ Hải Anh

8


M ộ t s ố khía cạnh p h á p /ý về thương mại diện tử

CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM TH Ư Ơ N G MẠI ĐIỆN TỬ VÀ MỘT s ó VẤN ĐỂ PH Á P LÝ
TRO N G TH Ư Ơ N G MẠI ĐIỆN TỬ

I. S ự PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI.
Cuộc cách mạng công nghiệp cách đây hai thế kỷ được bắt đầu với việc
phát minh ra máy hơi nước và sau đó là việc tạo ra điện đã làm thay đổi cơ
bản phương thức lao động của con người, cũng như làm thay đổi cách thức tổ
chức nền kinh tế và mang đến sự phồn vinh cho nhân loại.
Ngày nay, chúng ta lại đang đứng trước một cuộc cách mạng khác đó
là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin. Sự phát minh ra máy vi tính, việc
kết nối các máy vi tính với nhau thành các mạng và sự ra đời của Internet1 đã
có những tác động lớn tới cuộc sống và làm thay đổi hoàn toàn cách thức làm
việc, học hành và giao tiếp với nhau, tức là làm thay đổi toàn bộ cuộc sống
của con người trên thế giới.
Ví dụ giờ đây các sinh viên và thầy giáo có thể truy nhập vào các kho
thông tin dữ liệu hoặc thư viện của các trường đại học khác nhau trên thế giới
từ chính lớp học của mình; các bác sĩ có thể chẩn đoán cho các bệnh nhân từ

một khu vực rất xa xôi hẻo lánh mà không cần phải rời khỏi bệnh viện của
mình; người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới có thể tìm thấy những đồ mình
cần mua như quần áo, sách báo, phim ảnh ... và đặt mua chúng ngay từ nhà
mình mà không phải đi tới cửa hàng.
Cùng với việc làm thay đổi cuộc sống của con người, các phương tiện
thông tin điện tử và đặc biệt là Internet cũng làm thay đổi cách thức tiến hành
1 Internet là một mạng lưới các máy tính kết nối với nhau sử dụng giao thức Internet (Internet
Protocol) thể trao đổi thông tin liên lạc qua lại. Nói một cách đơn giản hơn, thuật ngữ “Internet” được
sử dụng để chỉ tất cả các mạng dữ liệu và hàng trăm các ứng dụng khác như World Wide Web và thư
điện tử trên các mạng đó.

9


M ộ t s ố khía cạnh p h á p lỷ uề thương mại điện tử

các hoạt động kinh doanh, thương mại. Các doanh nghiệp, thương nhân có
thể sử dụng Internet như một công cụ đắc lực cho các hoạt động kinh doanh
của mình hoặc có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh mới một cách dễ dàng
hơn thông qua mạng Internet để vươn tới các bạn hàng và người tiêu dùng
trên toàn cầu; các giao dịch thương mại mà đối tượng là các phần mềm máy
tính, các sản phẩm giải trí, dịch vụ thông tin, tư vấn chuyên ngành, dịch vụ tài
chính, giáo dục, khám chữa bệnh, quảng cáo tiếp thị... đang gia tăng một
cách nhanh chóng thông qua Internet do giảm được chi phí và hỗ trợ được
các giao dịch thương mại mới.
Trước khi Internet2 ra đời, máy tính cũng đã bắt đầu được sử dụng cho
các mục đích thương mại. ứng dụng thương mại đầu tiên của máy tính xuất
hiện vào những năm 1960 với máy ghi và thanh toán điện tử3. Trong những
năm 1970 và 1980, các doanh nghiệp, công ty đã mở rộng úhg dụng tin học
trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách gửi, nhận các đơn đặt hàng,

hoá đơn và thông báo vận chuyển bằng phương thức điện tử qua dịch vụ trao
đổi tệp dữ liệu điện tử (EDI).
Việc tiến hành các hoạt động thương mại thông qua các phương tiện
điện tử đã được các doanh nghiệp chú trọng phát triển, đặc biệt là thông các
các mạng máy tính nội bộ. Sau khi Internet ra đời, Thương mại trên Internet
bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ đầu nhữhg năm 1990 và có những bước đột
biến vào các năm 1996, 1997, 1998 nhờ các lợi ích mà nó mang đến. Theo
một số dự báo, thương mại thông qua mạng Internet đã đạt con số 80 tỷ đô la
Mỹ trong năm 1998 và sẽ đạt tới con số 330 tỷ đô la Mỹ khi bước sang thế
kỷ 2 1 4.

2 v ề Lịch sử hình thành và phát triển của Internet, đề nghị xem thêm phụ lục I.
3 Electronic Recording Machine - Accounting
4 Xem bài: “Thương mại điện tử - một số vấn đề quan điểm hệ thống", Tùng Hoa, Tạp chí bưu chính
Viln thông 8 /1 9 9 9 , Tr. 10.


M ộ t s ố khía cạnh ph á p lý về thương mại diện tử

Mô hình sau đây sẽ mô tả theo cách đơn giản nhất một giao dịch
thương mại diễn ra trên mạng Internet:
Ngưòi mua

Ngân hồng ngưòi mua

Ngân hàng n8ưc^ bốn

Qui trình giao dịch mua bán hàng hoá qua Internet diễn ra theo các
bước sau:
1. Người bán đưa thông tin về công ty và sản phẩm, hàng hoá của

mình lên Internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ Internet;
2. Người mua truy nhập vào Internet và thăm trang web giới thiệu về
hàng hoá, sản phẩm của Người bán để lựa chọn.

11


M ộ t s ố khía cạ n h p h á p ìý ưề thương mại điện tử

3. Sau khi quyết định mua hàng, Người mua điền các thông tin vào
phiếu mua hàng như chủng loại, số lượng, phương thức thanh toán,
phương thức giao nhận, các thông tin về người mua (nếu có yêu
cầu) ... theo mẫu đã tạo sẵn trên trang web của người bán. Khi đã
điền hết các thông tin theo yêu cầu (nói cách khác là hoàn thành
đơn đặt hàng), Người mua nhấn nút chấp nhận gửi đơn đặt hàng đĩ.
Thông thường các trang web được thiết kế với một số các thủ tục
xác nhận lại các thông tin và đơn đặt hàng của người bán.
4. Thông tin trên được chia làm hai phần. Phần đặt hàng được chuyển
tới người bán để mua hàng. Phần thông tin thanh toán được gửi tới
Ngân hàng người mua qua cổng thanh toán chung để thực hiện thủ
tục thanh toán.
5. Ngân hàng người mua chấp nhận hoặc từ chối thanh toán và gửi mã
cấp phép cho ngân hàng người bán, và tiếp theo là thông tin được
gửi tới người bán.
6. Sau khi thanh toán được chấp nhận, người bán chuyển hàng cho
người mua và đồng thời gửi hoá đơn điện tử cho người mua.

II. KHÁI NIỆM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
(Electronic Commerce _ E-commerce)
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Thương mại Điện tử.

Tuỳ theo mục đích nghiên cứư người ta có thể hiểu Thương mại điện tử theo
hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
1. Thương mại Điện tử theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng nhất có thể được hiểu là toàn bộ
các giao dịch mang tính thương mại được các bên tham gia thực hiện thông
qua các phương tiện điện tử từ điện thoại, telex, íacimile, hệ thống thanh toán
và chuyển tiền điện tử ... tới các máy tính kết nối với nhau trong một mạng
lưới kín hay một mạng lưới mở như Internet.

12


M ộ t s ố khía cạnh p h á p ỉỷ uề thương mại điện tủ

Theo Luật Mẫu về Thương mại điện tử của uỷ ban Luật Thương mại
Quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) thì: “Thương mại”5 trong khái niệm
Thương mại điện tử được hiểu là mọi vấn đề phát sinh từ các mối quan hệ
mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ
mang tính chất thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung
cấp hoặc trao đổi hàng hoá hay dịch vụ; thoả thuận về phân phối; đại diện
hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây dựng các
công trình; tư vấn; thiết kế; chuyển nhượng quyền sử dụng (Li xăng); đầu tư;
tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; các hợp đồng khai thác hoặc chuyển
nhượng; liên doanh hoặc các hình thức hợp tác kinh doanh hay sản xuất; vận
chuyển hành khách hay hàng hoá bằng đường biển, đường không, đường sắt
hoặc đường bộ ... Như vậy phạm vi của Thương mại điện tử là rất rộng, bao
quát hầu như mọi hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm mua
bán hàng hoá và dịch vụ, vì mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong
hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của Thương mại Điện tử”
uỷ ban Châu Âu đưa ra định nghĩa như sau6: Thương mại điện tử được

hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó
dựa trên việc xử lý và truyền số liệu điện tử dưới dạng chữ, âm thanh và hình
ảnh. Thương mại Điện tử gồm nhiều hành vi trong đó có hoạt động mua bán
hàng hoá và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật
số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử,
đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng,
tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng, và các dịch vụ sau bán hàng (hậu mãi).
Thương mại Điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ
như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví
dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động
truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như
siêu thị ảo).

5 Xem Luật Mẫu của UNCITRAL về Thương mại Điện tử, Điều 1.
6 Xem “Sáng kiến của Châu Âu về Thương mại Điện tử”, Phần I - Cuộc cách mạng Thương mại Điện
tử.

13


M ộ t s ố khía cạnh p h á p Ịỷ uề thương mại điện tử

Bộ Thương mại Việt Nam cũng đã đưa ra định nghĩa của mình7, theo
đó: “Thương mại điện tử là một bộ phận hữu cơ của nền “kinh tế số hoá”, là
hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao
thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói
chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình
giao dịch (nên còn gọi là thương mại không giấy tờ). Bên cạnh đó, trong Báo
cáo về Thương mại điện tử, Tổng cục Bưu điện lại đưa ra đỊnh nghĩa:'Thương
mại điện tử là mọi hình thức giao dịch thương mại trong đó các bên hữu quan

tương tác với nhau qua phương tiện điện tử chứ không trao đổi hoặc gặp gỡ
trực tiếp”
Như vậy hiểu theo nghĩa rộng thì Thương mại điện tử không chỉ giới
hạn trên Internet mà nó bao gồm một loạt các ứng dụng khác như videotext,
truyền thông (mua hàng từ xa), và môi trường ngoài mạng (catolo bán hàng
trên đĩa CD-ROM), cũng như là các mạng lưới riêng của các công ty (đặc biệt
là trong lĩnh vực ngân hàng). Tuy nhiên, Internet với các giao thức mạng độc
lập và sức mạnh của mình sẽ là tập hợp các loại hình thương mại điện tử khác
nhau. Các mạng lưới máy tính trong công ty sẽ trở thành mạng nội bộ. Đồng
thời, Internet đang huy động rất nhiều các loại hình Thương mại điện tử kết
hợp, ví dụ như thông tin thương mại điện tử trên TV với cơ chế phản hồi trên
Internet (đối với việc đặt hàng ngày tức khắc), catolo trên CD-ROM có sự kết
nối với Internet (để cập nhật được về nội dung và giá cả), và các trang chủ
thương mại với đĩa CD-ROM bổ trợ.
2. Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các hoạt động thương
mại được thực hiện thông qua mạng Internet. Đưa ra các khái niệm theo xu
hướng này có một số tổ chức quốc tế như: Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ
chức Hợp tác Phát triển Kinh tế,
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra khái niệm về thương mại
điện tử, theo đó hiểu một cách đơn giản nhất: Thương mại điện tử bao gồm
7 Xem “Khái niệm về Thương mại điện tử” của N.T.P, tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và Kinh
tế Bưu điện, sô 5 /1 9 9 9 .

14


M ộ t s ố khía cạnh p h á p Ịý về thương mại điện tủ

việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và

thanh toán trên mạng Internet nhưng được giao nhận một cách hữu hình và
cả các sản phẩm được giao nhận như những thông tin số hoá thông qua
mạng Internet8.
Theo Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế của Liên hợp quốc (OECD):
“Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa
trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”.
Như vậy một cách khái quát nhất theo nghĩa hẹp Thương mại điện tử
chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng
Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoai, fax,
telex ...
Từ các định nghĩa trên ta có thể thấy rằng nếu hiểu theo nghĩa rộng thì
Thương mại điện tử gồm tất cả các hoạt động mang tính thương mại được
thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc điện tử từ điện thoại,
telex, fax, hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử, Internet... Còn hiểu
theo nghĩa hẹp nhất hay nói một cách chặt chẽ hơn cả thì thương mại điện tử
chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở
như Internet.
So với các hoạt động thương mại truyền thống thì thương mại điện tử
có rất nhiều điểm khác nhau cơ bản. Trong thương mại truyền thống, các bên
thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch hoặc là những người đã
quen biết nhau từ trước. Còn trong thương mại điện tử, các chủ thể không
tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các giao
dịch mang tính thương mại truyền thống được thực hiện với sự phân định rõ
về gianh giới quốc gia trong khi đó thương mại điện tử lại được thực hiện
trong một môi trường hay có thể gọi là thị trường phi biên giới. Một điểm
khác nữa là hầu hết các hoạt động hay giao dịch thương mại điện tử đều có sự

8 X em “Thương m ại Điện tử và vai trò của W T O ” của M arc B acchetta, Patrick Low, Aaditya
M attoo, Ludger S chuknecht, H annu W ager và M adelon W ehrens,


W TO PUBLICATION,

1 9 9 8 , Tr. 1.

15


M ộ t s ố khía cạnh p h á p ìỷ về thương mại diện tử

tham gia của ít nhất ba chủ thể trong đó có một bên không thể thiếu được là
người cung cấp dịch vụ mạng.
Ngay giữa thương mại điện tử truyền thống với thương mại điện tử trên
mạng mở Internet cũng có những điểm khác biệt. Đối với thương mại điện tử
truyền thống thì mạng lưới là một phương tiện để trao đổi dữ liệu; còn đối với
thương mại điện tử trên Internet thì mạng lưới chính là thị trường. Do vậy vấn
đề pháp lý đặt ra là phải xây dựng khung pháp luật điều chỉnh các quan hệ
nảy sinh trong một thị trường ảo dựa trên các mạng lưới máy tính và thiết bị
điện tử. Các giao dịch thương mại điện tử truyền thống được điều chỉnh bởi
các quy định trong các ngành luật riêng biệt và đã được ghi nhận một phần
trong pháp luật quốc gia cũng những pháp luật quốc tế, còn thương mại điện
tử trên các mạng lưới mở cần có sự kết hợp và thống nhất các quy định của
nhiều ngành luật khác nhau.
Đến nay, Thương mại Điện tử không còn là hiện tượng mới nữa. Trong
nhiều năm vừa qua, các công ty đã trao đổi với nhau số liệu kinh doanh qua
rất nhiều mạng lưới thông tin liên lạc, chủ yếu là qua các phương tiện viễn
thông. Tuy nhiên hiện nay có một sự thay đổi đáng kể và mở rộng nhanh
chóng do sự phát triển của Internet. Cho đến thời điểm cách đây vài ba năm
thì việc trao đổi thông tin qua các phương tiện điện tử không chỉ còn giới hạn
trong quan hệ giữa các doanh nghiệp, công ty với nhau nữa, Thương mại điện
tử đang mở rộng nhanh chóng sang các trang web về các hoạt động thương

mại đa đạng trên phạm vi toàn cầu với số lượng người tham gia tăng nhanh
chưa từng có. Những người tham gia có thể là các cá nhân, các doanh
nghiệp, những người đã biết và những người chưa biết nhau bao giờ trên các
mạng lưới mở toàn cầu như là Internet.
Về mặt pháp lý, các hoạt động thương mại được các bên tham gia thực
hiện bằng các phương tiện điện tử khác ngoài mạng Internet như điện thoại,
fax, telex... đã được ghi nhận và quy định trong pháp luật của các nước cũng
như của các điều ước quốc tế. Vấn đề đặt ra hiện nay là việc điều chỉnh các
hoạt động thương mại thực hiện thông qua các mạng lưới mở như Internet.

16


Một số khía cạnh pháp

/ý về thương mại điện

tử

III. PHÂN LOẠI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ:
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu người ta phânloại thương mại điện tử
theo một số yếu tố như dựa vào chủ thể tham gia, các giaiđoạn củamột giao
dịch... Hiện nay có các cách phân loại sau:
1. Theo chủ thể tham gia:
Nếu dựà trên yếu tố chủ thể tham gia vào giao dịch thương mại điện tử,
chúng ta có thể phân chia thành 3 nhóm giao dịch chính sau đây:
- Giữa khu vực kinh doanh với kinh doanh
- Giữa khu vực kinh doanh với tiêu dùng
- Giữa các chính phủ/cơ quan công quyền - Doanh nghiệp/người dân
1.1. Thương mại điện tử trong khu vực kinh doanh


Đây là các giao dịch giữa các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh vớỉ
nhau thông qua các phương tiện diện tử. Hiện nay Thương mại điện tử trong
khu vực này phát triển mạnh mẽ nhất. Lý do để các doanh nghiệp lựa chọn
phương thức giao dịch này không gì khác ngoài các lợi ích mà thương mại
điện tử đem lại được nêu tại phần trên. Những giao dịch kiểu này đã được các
doanh nghiệp thực hiện từ cách đây khá lâu khi Internet chưara đờithông
qua điện thoại, fax, các mạng lưới chuyên dùng... giữa các bạn hàng quen biết
nhau hay ngay trong nội bộ các doanh nghiệp. Nhưng ngày nay thương mại
điện tử trong khu vực này không chỉ còn giói hạn trong nội bộ doanh nghiệp
hay các mạng chuyên dùng mà đã mở rộng đáng kể thông qua mạng Internet.
1.2. Thương mại điện tử giữa khu vực doanh nghiệp, kinh doanh uà
người tiêu dùng:

Các hoạt động thương mại điện tử thuộc loại này thường tập trung vào
việc mua bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tới người tiêu dùng. Đó có thể là mua bán
hàng trực tiếp giữa người tiêu dùng với các nhà sản xuất nhưhg cũng có thể
thông qua các nhà trung gian như các siêu thị ảo.

THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HOCLỤẬT HÀ NỘI
PHONG ãsic

_ ìjp j ị

17


M ộ t s ố khía cạnh p h á p lỷ uề thương mại điện tủ


Thương mại điện tử phục vụ người tiêu dùng đã xuất hiện từ nhiều năm
trước dưới dạng bán hàng từ xa, hoặc dịch vụ ngân hàng từ xa. Những quan
hệ này trước đây được điều chỉnh bởi từng ngành luật riêng biệt và không
khác nhiều so với hình thức thương mại tiêu dùng truyền thống. Tuy nhiên,
hiện nay Thương mại điện tử tiêu dùng đang phát triển một cách mạnh mẽ
nhất nhờ có sự bùng nổ của Internet và các ứng dụng của nó.
1.3. Chính phủ/cơ quan quản \ỷ nhà nước - Doanh nghiệp/ người
dân:

Thông qua việc cung cấp các dịch vụ công chứng, mã hoá, chứng thực
cho các bên trong các giao dịch thực hiện qua phương tiện điện tử, các cơ
quan quản lý nhà nước/ cơ quan công quyền có thể là một bên thứ ba trong
các giao dịch thương mại điện tử. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà
nước cũng có thể sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện các chức năng
hiện nay của mình như việc nhận hồ sơ, cấp xác nhận, giấy phép, thu thuế và
lệ phí ...
2. Thương mại điện tử trực tiếp và thương mại điện tử gián tiếp:
Một giao dịch thương mại điện tử sẽ được tiến hành qua ba giai đoạn
chính như sau:
- Giai đoạn tìm kiếm (đối tác, khách hàng, hàng hoá, sản phẩm hay
dịch vụ ...)
- Giai đoạn đặt hàng và thanh toán
- Giai đoạn giao nhận hàng hoá/dịch vụ.
Nếu phân biệt theo các giai đoạn tiến hành một giao dịch thìThương
mại điện gồm hai loại chủ yếu: Thương mại điện tử trực tiếp và thương mại
điện tử gián tiếp.
Thương mại điện tủ gián tiếp: là việc đặt hàng hoặc thực hiện một số

khâu trong giao dịch thương mại trên các phương tiện điện tử hoặc qua các
phương thức điện tử và bên cạnh đó là một số khâu còn lại của giao dịch vẫn

phải thực hiện theo phương thức truyền thống như việc giao nhận qua các
kênh phân phối hoặc qua các dịch vụ bưu chính hay các nhà vận chuyển

18


M ộ t s ố khía cạnh p h á p lý ưề thương mại diện tủ

thương mại. Thương mại điện tử gián tiếp thường được thực hiện với các hàng
hoá hữu hình.
Thương mại diện tử trực tiếp: là đặt hàng, thanh toán và chuyển giao

hàng hoá và dịch vụ vô hình trên mạng ví dụ như phần mềm máy tính, các
chương trình giải trí, hoặc cung cấp thông tin trên phạm vi toàn cầu. Toàn bộ
các giai đoạn từ khâu tìm kiếm cho tới khi giao nhận và thanh toán đều được
thực hiện trên mạng máy tính.
Thương mại điện tử gián tiếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài
khác, như hiệu quả của hệ thống phương tiện giao thông vận tải. Thương mại
điện tử trực tiếp cho phép thực hiện các giao dịch điện tử từ đầu tới cuối qua
biên giới về mặt địa lý, khai thác được toàn bộ tiềm năng của thị trường toàn
cầu. Tuy nhiên ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng thương mại điện tử dù dưới
hình thức trực tiếp hay gián tiếp đều mang đến những cơ hội nhất định cho
các chủ thể tham gia, đặc biệt là các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

IV.
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO s ự PHÁT TRIEN
CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thương mại điện tử thực sự là một thị trường đang phát triển. Trong
môi trường chuyển động và thay đổi nhanh chóng ta có thể thấy rõ sự tác
động của nó tới cuộc sống của con người, tới sự phát triển kinh tế của mỗi

quốc gia và của toàn thế giới. Thương mại điện tử mang đến cho các công
ty/doanh nghiệp cũng như cho người tiêu dùng những lợi ích và cơ hội đáng
kể.
1. Những thuận lợi:
Mang đặc tính của một thị trường mở toàn cầu, Thương mại điện tử sẽ
có nhiều thuận lợi để phát triển vì nó mang đến những cơ hội to lớn cho nền
kinh tế thế giới nói chung và kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Với các lợi
thế về mặt giá cả, thời gian, thương mại điện tử đang là hình thức được cả các
doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn để thay thế cho các hình thức

19


M ộ t s ố khía cạnh ph á p /ý về thương mại diện tử

thương mại truyền thống. Ta có thể điểm qua một số lợi ích mà thương mại
điện tử mang đến như sau:
- Góp phần thay đổi nền kinh tế: Trước tiên là thương mại điên tử
có thể góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh thế, rút ngắn khoảng cách giữa nhà
sản xuất và người tiêu dùng, giảm bớt các khâu trung gian, phân phối trong
các hoạt động thương mại truyền thống. Thương mại điện tử có thể cải tiến
cách thức quản lý các hoạt động và giao dịch thương mại cũng như sẽ làm
tăng hiệu quả kinh tế. Nó mang lại khả năng hồi đáp nhanh chóng, độ tin cậy
cao và tất nhiên là giảm chi phí. Thương mại điện tử giảm thiểu các hạn chế
tham gia thị trường, mở rộng thị trường hiện có và tạo nên các lĩnh vực kinh
doanh mới đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hoá vô hình.
Như vậy có thể thấy rõ sự tăng trưởng của thương mại điện tử sẽ dẫn
tới những thay đổi cơ bản về mặt cơ cấu nền kinh tế. Và nếu xét dưới khía
cạnh pháp lý, những thay đổi về cơ cấu kinh tế cũng sẽ dẫn đến những thay
đổi về hệ thống pháp luật.

- Tạo kh ả năng tham gia thi trưòng toàn cầu: Thương mại điện
tử cho phép tất cả mọi người cùng tham gia, từ các cá nhân tới các tập đoàn
đa quốc gia, từ khu vực đô thị tới những vùng xa xôi hẻo lánh, từ những nước
phát triển tới những nước đang phát triển, cho phép phát triển các hình thức
thương mại giữa các cá nhân, những người sử dụng có thể tự có được nhữhg
thu nhập nho nhỏ từ các nội dung mà họ đưa lên các trang chủ. Ví dụ như
một học sinh lập trình được một trò chơi có thể tạo nên một trang web cho
riêng mình để rao bán sản phẩm trò chơi đó của mình. Thương mại điện tử
tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi tham gia vào thị trường.
- Tạo cò hội kinh doanh mối, sản phẩm, hàng hoá dịch vụ mối
Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được
hình thành. Ví dụ như các nhà trung gian ảo được thiết lập để cung cấp các
dịch vụ gia tăng giá trị - như môi giới, tìm kiếm và làm trọng tài cho giới kinh
doanh và người tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành cung cấp hàng hoá
dịch vụ thông qua mạng lưới máy tính.

20


M ộ t s ố khía cạnh p h á p /ý ưề thương mại điện tử

Giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh: Quan hệ giữa
khách hàng/người tiêu dùng với người bán/nhà cung cấp cũng đã được cải
thiện thông qua các hình thức của thương mại điện tử. Người tiêu dùng sẽ
được hưởng lợi khi họ có được nhiều sự lựa chọn hơn qua việc so sách về giá
cả, về phương thức giao hàng, thanh toán...
Về bản chất, thương mại điện tử mang tính xuyên quốc gia và nó
khuyến khích việc đặt hàng cũng như giao nhận hàng hoá và dịch vụ qua biên
giới. Như vậy Thương mại điện tử sẽ trực tiếp tác động tới môi trường cạnh
tranh toàn cầu. Ngược lại, thị trường toàn cầu cũng tạo điều kiện cho thương

mại điện tử phát triển ở nhiều lĩnh vực kinh doanh mới với hàng tỉ người tiêu
dùng.
Tại Việt Nam, Thương mại điện tử mới chỉ bắt đầu được để ý tới trong
một hai năm gần đây. Tuy nhiên Thương mại điện tử đã và đang mang tới
những khích lệ đáng kể cho những người đã tham gia và nhũhg người mới
tham gia vào thị trường này. Các doanh nghiệp của Việt Nam đang ngày
càng biết tận dụng các cơ hội kinh doanh trên mạng để mở rộng hoạt động
và tăng doanh thu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là những đơn vị biết
tự huy động các nguồn vốn cho mình thông qua các cơ hội do những trang
chủ trên mạng Internet mang đến mà trước đây chưa từng có để xâm nhập
vào thị trường toàn cầu.
Công ty dệt Thành Công tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong
những doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành công phương thức kinh doanh
mới mẻ này. Công ty đã khai trương trang web đầu tiên của mình vào năm
1997 thông qua Công ty Phương Nam (một đơn vị cung cấp dịch vụ internet)
để giới thiệu về sản phẩm và năng lực của công ty cũng như các đơn vị thành
viên. Kết quả là tới cuối năm 1998, Công ty đã có được năm khách hàng
thay vi trước đây chỉ có một. Doanh thu của Công ty đã tăng từ 700-800
ngàn đô la Mỹ lên 3 triệu đô la Mỹ9.

9T h e o

“V ietnam Econom ic N ew s”, s ố 15, ngày 1 2 - 1 8 /4 /1 9 9 9 . trang 14.

21


M ộ t s ố khía cạnh p h á p /ý về thương mại điện tử

2. Những khó khăn:

Cùng với những cơ hội và các thuận lợi, thương mại điện tử cũng mang
đến những thách thức và khó khăn cần được tháo gỡ trong đó có những khó
khăn chủ yếu sau:
- Về mặt kỹ thuật công nghệ: nhu cầu về một cơ sở hạ tầng viễn
thông đủ năng lực để hỗ trợ cho sự phát triển của thương mại điện tử, vấn đề
xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, phát triển mạng Internet cũng như những
giải pháp đảm bảo an toàn cho thương mại điện tử là một trong những điều
kiện tiên quyết cho sự phát triển của thương mại điện tử.
- Về mặt thương mại: yêu cầu về một hệ thống thanh toán và chuyển
tiền điện tử an toàn và phổ biến được đặt lên hàng đầu, bên cạnh đó là hệ
thống thuế công bằng và hữư hiệu, ... cũng là nhữhg vấn đề đặt ra cho các
nước mong muốn phát triển thương mại điện tử, đặc biệt là Việt Nam khi mà
thói quen thanh toán vẫn phổ biến là sử dụng tiền mặt.
- Về mặt pháp lý: Một trong những khó khăn thách thức trước mắt
cần được giải quyết ngay đó là xây dựng một khung pháp luật cho các hoạt
động thương mại tiến hành thông qua các phương tiện điện tử và đặc biệt là
thông qua mạng Internet. Khung pháp luật này sẽ được áp dụng để điều
chỉnh chung cho các hoạt động thương mại nói chung và giao dịch thương
mại điện tử nói riêng, không phân biết nhằm mục đích tiêu dùng hay kinh
doanh.
- Về văn hoá xã hội: Thói quen tiêu dùng của người, Ngôn ngữ sử
dụng trên Internet chủ yếu là bằng Tiếng Anh và điều này có thể làm hạn chế
sự phát triển của thương mại điện tử; Sự lo ngại về ảnh hưởng đối với đạo
đức, chính trị xã hội thông qua những nội dung được đưa lên trên mạng.
Trong những thách thức và khó khăn nêu trên, việc xây dựng khung
pháp luật là một trong những yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự
phát triển của thương mại điện tử. Khi xây dựng khung pháp luật cho thương
mại điện tử, có thể mỗi quốc gia có một cách tiếp cận riêng hoặc áp dụng
nhiều biện pháp lập pháp khác nhau như: sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc


22


M ộ t s ố khía cạnh p h á p /ý uề thương mại diện tủ

ban hành mới. Tuy nhiên để làm tốt được điều nay thì tất cả đều phải tìm ra
được những vướng mắc cũng như các trở ngại của các quy định pháp luật
hiện hành khi chúng được áp dụng để điều chỉnh những quan hệ thương mại
thực hiện theo phương thức mới - Thương maị điện tử.

V. NHỮNG VẤN ĐỂ PHÁP LÝ TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
Để xây dựng được một khung pháp luật điều chỉnh các giao dịch
thương mại điện tử hoàn thiện thì cần phải giải quyết được hàng loạt vấn đề
pháp lý đặt ra trong các giao dịch theo phương thức này khi áp dụng các quy
định pháp luật hiện hành để điều chỉnh chúng. Như đã nêu trong Lời mở đầu
về phạm vi nghiên cứu, phần sau đây chỉ đề cập tới các vấn đề pháp lý đặt ra
đối với các giao dịch thương mại thực hiện thông qua mạng Internet.
Các vấn đề được coi là trở ngại và khó khăn về mặt pháp lý cho sự
phát triển của thương mại điện tử chủ yếu tập trung vào:
- An toàn và đảm bảo độ tin cậy cho các giao dịch
- Đảm bảo bí mật đối với thông tin của người sử dụng.
-

Luật hợp đồng: trong đó có các vấn đề về hình thức hợp đồng,

chứng cứ, thời gian địa điểm giao kết hợp đồng
-

Quyền sở hữu trí tuệ


-

Bảo về người tiêu dùng

- Thuế và hải quan
-

Giải quyết tranh chấp

- Trách nhiệm của bên thứ ba trong giao dịch (Nhà cung cấp dịch vụ
Internet, dịch vụ kết nối, dịch vụ chứng thực, xác nhận ...)

23


×