Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng viết viết tả người Tập làm văn 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.28 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------o0o---------

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
(Đề nghị công nhận sáng kiến)

< I.> SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:
- Họ và tên: Châu Thùy Anh. Giới tính: nữ. Năm sinh: …………
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Sư phạm Tiểu học.
- Chức năng, nhiệm vụ được giao: Chủ nhiệm lớp 5.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bình Lợi Trung.
<II.> NỘI DUNG:
1/ Thực trang tình hình của tập thể, cá nhân trước khi có sáng kiến:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nếu không có kiến thức thì
không thể bình đẳng với các dân tộc khác.”Trước yêu cầu phát triển đất nước trong thời kì hội nhập
khu vực và quốc tế , đồng thời nhằm thực hiện chính sách:’Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ
nhau cùng phát triển giữa các dân tộc.”xóa dần khoảng cách chênh lệch các dân tộc giữa miền
ngược, miền xuôi, Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến công tác giáo dục cho đồng bào dân tộc
thiểu số, Để lấp dần khoảng cách trên, thì khâu duy trì sĩ số là rất quan trọng.
Trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, việc duy trì sĩ số học sinh là nhiệm vụ rất quan
trọng đối với người giáo viên, Duy trì sĩ số học sinh tốt không những nâng cao hiêu quả giáo dục ,
mà đặc biệt hơn là hạn chế việc học sinh bỏ học giữa chừng.Những học sinh bỏ học là mối nguy hại
lớn cho xã hội, các em dễ dàng bị kẻ xấu lợi dụng và trở thành mối nguy hại lớn cho xã hội.
Duy trì sĩ số học sinh tốt gắn liền với chất lượng cũng như hiệu quả giáo dục, Đây cũng là một trong
những tiêu chí quan trọng trong đánh giá, nhận xét chất lượng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm
lớp.
Đặc biệt khu vực phường 13 quận Bình Thạnh là nơi rất nhiều người dân nhập cư, tụ tập về đây sinh
sống. Đa số học sinh thuộc diện tạm trú, ở nhà thuê. Nên việc quản lí học sinh cũng như công tác
duy trì sĩ số học sinh là một việc làm hết sức khó khăn.
Vì vậy , một giáo viên chủ nhiệm lớp như tôi, ai cũng phải trăn trở và bức xúc đến việc học sinh bỏ


học, vắng học, không ham học.


Vậy làm thế nào để duy trì tốt sĩ số học sinh trong lớp mình chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường nói riêng và góp phần thực hiện mục tiêu mà Đảng và
Nhà nước ta đã đặt ra cho ngành giáo dục nói chung.
Với những lí do trên , tôi chọn đề tài : Kinh nghiệm duy trì sĩ số học sinh.
2/ Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc viết sáng kiến:
Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò thay mặt Hiệu trưởng quản lí học sinh, tổ chức học tập, rèn luyện
đạt mục tiêu đào tạo, là người thầy, người đại diện cho quyền lợi tập thể của lớp.Bên cạnh đó người
giáo viên còn là cầu nối với Ban giám hiệu nhà trường, và là người chủ chốt làm công tác giáo dục
trong trong nhà trường.
Người giáo viên chủ nhiệm lớp có chức năng, nhiệm vụ: Bồi dưỡng cán bộ lớp để các em có thể
chia sẻ với giáo viên, tổ chức mọi hoạt động của lớp học, là chuyên gia trong việc tổ chức các hoạt
động của lớp.
Giáo viên cần gần gũi với học sinh, cùng các em trao đổi tâm tư nguyện vọng, chia sẻ cùng nhau.
Như vậy người giáo viên kịp thời nắm được hoàn cảnh học sinh và từ đó cùng ban cán sự lớp tìm
cách giải quyết vấn đề.
Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ dựa vào tình hình thực tế, vạch ra kế hoạch giúp lớp thực hiện
chương trình hoạt động học tập trong từng tuần, tháng, học kì, năm học.
Để đạt hiệu quả trong các hoạt động nhất là hoạt động học tập, người giáo viên cần tạo hứng thú
cho học sinh, vui mà học, học mà vui. Giúp các em hiểu được ý nghĩa, trọng trách việc học, từ đó
xây dựng ý thức tự giác học tập. Các em sẽ thích học, thích đến trường.
Làm thế nào để thực hiện tốt việc duy trì sĩ số, học sinh ham thích học tập, nâng cao chất lượng giáo
dục và đạt kết quả tốt theo chỉ tiêu nhà trường đề ra hàng năm, góp phần nâng cao hiệu quả giảng
dạy, hoàn thành trọng trách làm người mà xã hội đã giao phó? Đội ngũ giáo viên, mà nhất là giáo
viên chủ nhiệm lớp phải luôn có ý thức và trách nhiệm trong việc duy trì sĩ số.
Nhiều năm đứng lớp, bản thân tôi luôn suy nghĩ :” Làm sao để duy trì sĩ số lớp ? Làm sao giúp học
sinh chuyên cần?”
3/ Tên sáng kiến: Kinh nghiệm duy trì sĩ số học sinh.

4/ Nội dung sáng kiến:
4.1.Tìm hiểu và nắm bắt tình hình học sinh của lớp.
Ngay khi nhận được danh sách lớp, tôi tìm gặp giáo viên lớp dưới. Tìm hiểu thật kĩ tình hình lớp,
tình hình học sinh.
+ Học lực: Học sinh giỏi? Học sinh yếu kém?
+Hạnh kiểm: Học sinh ngoan? Học sin cần giáo dục?
+Phong trào: Học sinh tích cực tham gia phong trào?Học sinh thụ động?
+Sức khỏe: Học sinh có tiền sử bệnh tật? Dị ứng? Học sinh cần lưu ý?
Năm học 2018-2019, tôi nhận lớp bốn một. Tình hình như sau:
Sĩ số : 52 học sinh
Nam: 32
Nữ : 20


Dân tộc kinh: 51
Dân tộc Hoa: 01
Học sinh khuyết tật: 04
Học lực: Học sinh hoàn thành xuất sa71c nhiệm vụ học tập: 12, Học sinh kém: 04
Hạnh kiểm: Tốt : 48, Đạt: 04
Học sinh có hộ khẩu phường 13: 35, học sinh tạm trú:17 , trong đó có 3 em ở quận Thủ Đức, 03 em
ở quận 12 và 1 em ở Bình Dương.
Trường hợp cần lưu ý:
+ 1 học sinh ba mẹ ở quê, em hiện sống với ông bà.
+2 em ở với mẹ, 1 em ở với cha ( li hôn)
Việc làm này giúp tôi nắm rõ hoàn cảnh từng học sinh, từ đó xây dựng và tìm ra biện pháp giáo dục
phù hợp.
2.Lập kế hoạch chủ nhiệm lớp:
Muốn lớp đi vào ổn định và có nề nếp sớm, tôi đã lập ra kế hoạch chủ nhiệm tỉ mỉ:
-Xây dựng lực lượng nòng cốt: cán bộ lớp.
-Phân công nhiệm vụ cụ thể:

+Lớp trưởng : chịu trách nhiệm chung,thay mặt giáo viên giữ lớp . Chịu trách nhiệm khi các bạn
xếp hàng dưới sân.
+Lớp phó kỉ luật: Chiu trách nhiệm về mặt kỉ luật của lớp, nhất là khi không có giáo viên.
+Lớp phó học tập: Chịu trách nhiệm về mặt học tập của lớp, cùng giáo viên có kế hoạch phụ đạo
các bạn yếu.
+Tổ trưởng: Chịu trách nhiệm, báo cáo kịp thời với giáo viên, với lớp trưởng tình hình của tổ.
3.Công tác điểm danh đầu giờ học:
Việc đầu tiên của một ngày, cũng là việc làm quan trọng nhất là điểm danh hàng ngày.
Các tổ lấn lượt điểm danh, lớp trưởng tổng kết ghi lên bảng và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm lập tức nhập chuyên cần vào cổng thông tin điện tử.
Sau đó lập tức liên lạc với phụ huynh, xác nhận việc học sinh nghỉ học cũng như tìm hiểu nguyên
nhân.
Vào các mùa bệnh, dịch. Khi có học sinh nghỉ vì sốt, giáo viên cần nhắc nhở phụ huynh đưa con em
vào cơ sở y tế khám bệnh, theo dõi và cập nhật kịp thởi với Ban giám hiệu.
4.Công tác chủ nhiệm lớp
Giáo viên cần nắm bắt tâm lí học sinh, tạo điều kiện để học sinh trình bày tâm tư: Thích học môn
nào? Sợ học môn nào? Không thích đi học…
Ngoài ra nhờ vào lượng thông tin từ Ban cán sự lớp, từ học sinh, giáo viên sẽ kịp thời nắm bắt tình
hình lớp.
Ví dụ khi nghe được thông tin: Ba mẹ bạn Thu nói sẽ cho bạn ấy nghỉ học đi chơi hai ngày. Ngay
lập tức, tôi tạo điều kiện để chuyện trò với Thu: Con đi học thích không? Nếu nghỉ học con có sợ
mất bài không? Trong thời gian ôn tập gần thi, con cố gắng đi học đều để ôn tập tốt nhé. Kì này thi
tốt, cô sẽ thưởng….Và kết quả là Thu về nói với cha mẹ, em ấy không đi chơi vì cần ôn tập, em ấy
không nghỉ vì sợ mất bài vở.
Lần ấy tôi rất vui vì làm tốt công tác chủ nhiệm.
5.Thực hiện: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui.”


<III.> KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
- Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không có gì là to lớn, những biện pháp tôi đã làm cũng rất

bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày
càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Tình cảm thầy - trò, bạn bè ngày càng gắn bó
và thân thiện.
- Lớp tôi vẫn luôn duy trì sĩ số 100%, học sinh lên lớp thẳng đạt 100%, không có học sinh yếu;
tỉ lệ học sinh giỏi cao.
- Về học lực: Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ Trung bình Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ 28 8 28,6% 10 35,7% 10 35,7%
0.
- Về hạnh kiểm: TSHS Đạt Tỷ lệ Chưa đạt Tỷ lệ 28 28 100% 0 - Với chất lượng của năm học
như trên, tỷ lệ học sinh yếu được xóa dần, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên.
- Trong các đợt kiểm tra định kỳ lớp luôn đạt chất lượng cao - Tỷ lệ học sinh cá biệt giảm.
- Tinh thần, thái độ học tập của học sinh được nâng cao, nề nếp và chất lượng được ổn định và
phát huy, các em đã phát huy tốt tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện.
- Nề nếp lớp được duy trì tốt trong năm học, chấm dứt tình trạng học sinh đi học trễ. Hầu hết
các em đều học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Tôi đã trao đổi các biện pháp này với các giáo
viên trong tổ, đã triển khai và cùng thực hiện có kết quả tốt
* Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên chủ
nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Thành công tôi đạt được phần lớn đều do sự nổ lực
của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí
nhà trường, sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn.
<IV.> PHẠM VI ÁP DỤNG, KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN :
Đề tài này giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm .
Áp dụng cho công tác chủ nhiệm chủ nhiệm ở cấp tiểu học.
- 9/2013 trao đổi với đồng nghiệp trong khối về tình hình thực hiện và làm đề cương.
Từ tháng 9/2013 - tháng 5/2014: Nghiên cứu, thực hiện và trao đổi với giáo viên trong khối
cùng áp dụng thử.
- Từ tháng 5/2014: hoàn tất các nhiệm vụ cần thực hiện.
- Từ tháng 9/2015: Cùng giáo viên trong khối cùng rút ra kinh nghiệm hoàn tất đề tài.
Từ tháng 10/2015: nộp đề tài về hội đồng khoa học trường.

<V.> CÁC DANH HIỆU THI ĐUA ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG :


Năm học
2013-2014
2014-2015

Danh hiệu thi
đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công
nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành
quyết định

Chiến sĩ thi đua
cơ sở
Chiến sĩ thi đua
cơ sở

- Số 82/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2014 của
Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh.
- Số 78/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh.


2014-2015
2014- 2015
2015-2016
2015-2016
2017-2018
2017-2018


Chiến sĩ thi đua
cơ sở.
Giáo viên giỏi cấp
Quận
Chiến sĩ thi đua
cơ sở.
Giáo viên tốt cấp
Quận
Giáo viên chủ
nhiệm lớp giỏi cấp
Quận
Giáo viên tốt cấp
Quận

- Số 4156/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2015
của Ủy ban nhân dân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Số 25/QĐ-GDĐTngày ngày 06 tháng 5 năm 2015
của Phòng Giáo dục và đào tạo Quận Bình Thạnh.
- Số 75/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2016 của
Ủy ban nhân dân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Số 12/QĐ-GDĐT ngày 06 tháng 5 năm 2016 của
Phòng Giáo dục và đào tạo Quận Bình Thạnh.
- Số 84/QĐ-GDĐT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của
Phòng Giáo dục và đào tạo Quận Bình Thạnh.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Bình Thạnh, ngày tháng 10 năm 2019
Người báo cáo
Nguyễn Minh Trang




×