Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.35 KB, 40 trang )

i

TÓM LƯỢC
Tên đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo
Bảo Minh”
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong chương này khóa luận đã làm rõ một số lý thuyết về cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh trong doanh nghiệp. Đồng thời trình bày một số nội dung nghiên cứu
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: phân loại cạnh tranh, các công cụ cạnh
tranh, các chỉ tiêu đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh
Qua một số phương pháp nghiên cứu đã đánh giá được tổng quan tình hình và
ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty . Có những kết quả điều tra đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty, đồng
thời có những kết quả phân tích của các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về năng lực cạnh
tranh của Công ty.
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh
Từ những phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh trong chương 2 từ đó chỉ
ra được những cơ hôi và thách thức của Công ty và một số đề suất nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh ” em đã


nhận được rất nhiều sự tận tình giúp đỡ.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thầy TS Lê Tiến Đạt về những chỉ bảo
của thầy trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này cũng như những chỉnh sửa
mang tính thực tế của thầy.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Đại học Thương Mại,
đặc biệt là các thầy cô khoa quản trị doanh nghiệp về những kiến thức các thầy cô đã
chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Bà Ngô Thị Tính – Tổng Giám đốc Công
ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh cùng tập thể cán bộ, nhân viên của Công ty đã tạo
điều kiện và tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành
bài khóa luận này.
Sinh viên
Nguyễn Thu Hương


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1
2
3
4
5
6

Tên bảng
Trang
Bảng 2.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty
21

Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh từ 2015 - 2017
Bảng 2.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của
21
Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh từ 2015 - 2017
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Bánh mứt
22
kẹo Bảo Minh
Bảng 2.4. Bảng so sánh giá 1 số loại bánh năm 2016 của 3
23
Công ty bánh kẹo tại Việt Nam
Bảng 2.5. Thị phần của Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo
25
Bảo Minh trên cả nước
Bảng 2.6. Lợi nhuận và chi phí của Công ty Cổ phần Bánh
26
mứt kẹo Bảo Minh qua các năm 2015 - 2017

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
STT
1
2
3

Tên hình, sơ đồ, biểu đồ
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Hành Chính của Công ty
Sơ đồ 2.2. Kênh phân phối của Công ty Cổ phần Bánh mứt
kẹo Bảo Minh
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam năm
2020


Trang
17
24
30


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đứng
trước những cơ hội và thách thức mới. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
một cách bền vững phải đánh giá được năng lực thực sự của mình, đánh giá được sức
mạnh của doanh nghiệp và tương quan với các đối thủ cạnh tranh để có thể tìm ra các
giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tạo chỗ đứng trên thị
trường trong nước và quốc tế.
Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh hoạt động trong lĩnh vực bánh mứt
kẹo, một lĩnh vực khá là đa dạng và phong phú, vậy nên Công ty gặp phải nhiều đối
thủ cạnh tranh với các ưu thế nổi bật và chính sách marketing hiệu quả nhằm thu hút
khách hàng. Vì vậy, Công ty cần phải tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu để có thể
đưa ra các chính sách phù hợp, thu hút thị phần hơn các đối thủ khác. Do đó, em xin
lựa chọn đề tài :” Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo
Bảo Minh” làm đề tài khóa luận năm 2017-2018.
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đứng trước áp lực cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc nâng cao năng lực
cạnh tranh ra rất quan trọng. Do đó đã có nhiều đề tài nghiện cứu liên quan đến vấn đề
này, em xin đưa ra một số đề tài nghiên cứu có thể tham khảo như sau:
- “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Biotech Việt Nam” – (
khóa luận tốt nghiệp năm 2016) Nguyễn Thị Hồng Lê, khoa Quản trị doanh nghiệp,
trường Đại học Thương Mại.
- “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần may Sông Hồng Nam

Định” – ( khóa luận tốt nghiệp năm 2016) Lê Thị Phương Thảo, khoa Quản trị doanh
nghiệp, trường Đại học Thương Mại.
Các khóa luận trên đã có đề cập đến cơ sở lý thuyết của năng lực cạnh tranh
và các giải pháp cho từng công ty cụ thể để nâng năng lực cạnh tranh của họ. Tuy
nhiên, chưa đề tài nào làm về Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh nên đề tài của
em là mới và có thể tham khảo thêm từ các đề tài trên.


2
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo
Bảo Minh từ đó đưa ra một số giải pháp giúp Công ty nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục tiêu trên, bài khóa luận phải giải quyết được các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
+ Hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
+ Khảo sát các điều kiện về nguồn lực và hoạt động kinh doanh, các nhân tố
cấu thành và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty từ đó làm rõ
năng lực cạnh tranh của Công ty, đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân thực
trạng đó.
+ Đưa ra các định hướng, tìm kiếm và đề xuất giải pháp hữu hiệu để nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
4.2.1. Về thời gian

Các dữ liệu, thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập trong thời
gian từ 2015– 2017, đề tài có ý nghĩa ứng dụng đến năm 2020.
4.2.2. Về không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh
mứt kẹo Bảo Minh trên thị trường Việt Nam.
4.2.3.Về nội dung
Đề tài khóa luận nghiên cứu các nội dung về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh
và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.


3
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm hai nguồn:
- Nguồn bên trong công ty: thu thập từ phòng kế toán và phòng kinh doanh.
Các dữ liệu gồm: Báo cáo kết qủa hoạt động năm 2015 – 2017 ( Doanh thu, lợi
nhuận ), báo cáo tài chính ( nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, thuế, thu nhập, cán bộ
công nhân viên),…
- Nguồn bên ngoài công ty: Thông qua các đối thủ cạnh tranh, các thông tin về
thị trường ngành và qua một số trang mạng điện tử.
5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Sử dụng bảng câu hỏi, phiếu điều tra
Trong quá trình thực tập và viết khóa luận, phương pháp nghiên cứu chính đó
là phương pháp điều tra trực tiếp tại Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh.
Hình thức điều tra được tiến hành dưới hình thức điền phiếu điều tra bao gồm
các câu hỏi được xây dựng dựa vào tính chất công việc của công ty và tình hình kinh
doanh của công ty trong những năm gần đây. Đặc biệt là những câu hỏi về tình hình
năng lực cạnh tranh về nguồn cũng như về thị trường của Công ty. Mẫu điều tra cho

cán bộ công nhân viên là 30 phiếu.
- Phương pháp phỏng vấn
Bên cạnh hình thức phiếu điều tra đó là hình thức phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo
công ty. Những người được phỏng vấn đó là bà Ngô Thị Tính (tổng giám đốc), ông
Phạm Thế Hiệp (giám đốc kinh doanh). Qua cuộc phỏng vấn tìm hiểu những ưu và
nhược điểm đang tồn tại trong công tác cạnh tranh của công ty. Từ đó đưa ra những đề
xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo
Minh.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phân tích tổng hợp: là quá trình tính toán các chỉ tiêu liên quan đến năng lực
cạnh tranh của công ty sau đó dùng phương pháp phân tích kinh tế để làm rõ hơn thực
trạng kinh doanh, năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ trên thị trường.
Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong công ty từ đó em có những đánh giá,


4
đóng góp các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị
trường.
- So sánh đối chứng: trên cơ sở các số liệu liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi
nhuận… của công ty trong 3 năm 2015 – 2017 so sánh sự tăng lên hay giảm đi của các
chỉ tiêu này qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh
mục tham khảo, phụ lục và kết luận thì bài khóa luận có kết cấu theo 3 chương như
sau:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty
Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh


5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ CẠNH TRANH VÀ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong giai
đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất là cạnh tranh. Môi trường hoạt động
của doanh nghiệp ngày nay đầy biến động và cạnh tranh hiện nay là cuộc đấu tranh
gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường nhằm giành giật
nhiều các lợi ích kinh tế hơn về mình. Đứng trên mỗi góc độ khác nhau thì có các quan
điểm cạnh tranh là khác nhau.
Theo cuốn Kinh tế học, Paul Samuelson: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng”, Adam Smith: “Cạnh tranh
có thể làm giảm chi phí và giá cả sản phẩm, từ đó khiến cho toàn bộ xã hội được lợi do
năng suất của các doanh nghiệp tăng lên tạo ra”.
Theo Michael Porter thì:”Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh
tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà
doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận
trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”.
Vậy có thể rút ra khái niệm cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh của doanh nghiệp
là quan hệ kinh tế mà ở đó các doanh nghiệp kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện
pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, thông
thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản
xuất,kinh doanh, thị trường có lợi nhất.”.
1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo quan điểm của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) định nghĩa: “Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp là năng lực cạnh tranh, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự

duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý trí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo
thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu
của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện những mục tiêu doanh nghiệp đề ra”.
Theo quan điểm tổng hợp của Wan Buren, Martin và Westqren năm 1991: Năng
lực cạnh tranh của một ngành, một doanh nghiệp là khả năng tạo ra và duy trì lợi
nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước.


6
Như vậy, có thể hiểu năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là năng lực mà
doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý trí trên thị trường
cạnh tranh, đảm bảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho
việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện những mục tiêu mà
doanh nghiệp đề ra.
1.1.3. Khái niệm về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để
“nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi
thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh
tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh
nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia).
Theo quan điểm của Michael Porter, doanh nghiệp chỉ tập trung vào hai mục tiêu
tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược đó không đảm bảo sự thành công lâu
dài cho doanh nghiệp. Điều quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là
xây dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh bền vững. Theo Michael Porter lợi thế cạnh
tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá
trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được.
1.1.4. Phân loại năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn. Như vậy để đánh giá năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp cần phải đánh giá theo năng lực cạnh tranh marketing và năng
lực cạnh tranh phi marketing.
Theo Michael Porter thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm 4 yếu tố:
- Các yếu tố bản thân doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về con người (chất
lượng, kỹ năng); các yếu tố về trình độ (khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường);
các yếu tố về vốn; các yếu tố môi trường tự nhiên,...
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ cho doanh nghiệp như: thị
trường tài chính, sự phát triển của công nghệ thông tin…
- Chiến lược của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Theo giáo trình “Quản trị chiến lược” của trường Đại học Thương mại, năng lực
cạnh tranh của một doanh nghiệp được phân chia thành năng lực cạnh tranh marketing
và năng lực cạnh tranh phi marketing.


7
Các yếu tố năng lực cạnh tranh marketing bao gồm:
- Tổ chức marketing.
- Hệ thống thông tin marketing.
- Hoạch định chiến lược marketing.
- Các công trình marketing mix.
- Kiểm tra marketing.
- Hiệu suất hoạt động marketing.
Các yếu tố năng lực cạnh tranh phi marketing bao gồm:
- Vị thế tài chính.
- Năng lực quản trị và lãnh đạo.
- Nguồn nhân lực.
- Năng suất lao động.
- Chi phí nhân công.
1.2. Các nội dung lý luận của vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp
1.2.1. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.1. Giá
Giá cả là phạm trù trung tâm của kinh tế hàng hoá của cơ chế thị trường. Giá cả
là một công cụ quan trọng trong cạnh tranh. Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá
sản phẩm mà người bán có thể dự tính nhận được từ người mua thông qua sự trao đổi
giữa các sản phẩm đó trên thị trường.
Các chính sách để định giá trong cạnh tranh:
- Chính sách giá thấp : Là chính sách định giá thấp hơn thị trường để thu hút
khách hàng về phía mình. Chính sách này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực vốn
lớn, phải tính toán chắc chắn và đầy đủ mọi tình huống rủi ro có thể xẩy ra đối với
doanh nghiệp khi áp dụng chính sách giá này.
- Chính sách giá cao : Là chính sách định giá cao hơn giá thị trường hàng hoá.
Chính sách này áp dụng cho các doanh nghiệp có sản phẩm độc quyền hay dịch vụ độc
quyền không bị cạnh tranh.
- Chính sách giá phân biệt : Nếu các đối thủ cạnh tranh chưa có mức giá phân
biệt thì cũng là một thứ vũ khí cạnh tranh không kém phần lợi hại của doanh nghiệp.
Chính sách giá phân biệt của doanh nghiệp được thể hiện là với cùng một loại sản
phẩm nhưng có nhiều mức giá khác nhau và mức giá đó được phân biệt theo các tiêu
thức khác nhau.
- Chính sách phá giá : Giá bán thấp hơn giá thị trường, thậm chí thấp hơn giá
thành.Doanh nghiệp dùng vũ khí giá làm công cụ cạnh tranh để đánh bại đối thủ ra


8
khỏi thị trường. Nhưng bên cạnh vũ khí này doanh nghiệp phải mạnh về tiềm lực tài
chính, về khoa học công nghệ, và uy tín của sản phẩm trên thị trường. Việc bán phá giá
chỉ nên thực hiện trong một thời gian nhất định mà chỉ có thể loại bỏ được đổi thủ nhỏ
mà khó loại bỏ được đối thủ lớn.
1.2.1.2. Chất lượng và đặc tính sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm
thể hiện mức độ thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định
với công dụng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm đã trở thành một vũ khí cạnh tranh
quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường bởi nó biểu hiện sự thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng về sản phẩm. Chất lượng sản phẩm càng cao tức là mức độ thỏa mãn
nhu cầu càng tăng, làm tăng khả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm cao sẽ làm tăng uy tín cho nhãn mác sản phẩm của
doanh nghiệp và do vậy doanh nghiệp có khả năng định giá cao hơn, đem lại lợi nhuận
cao cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên nhiều khi chất lượng quá cao cũng không thu hút được khách hàng vì
khách hàng sẽ nghĩ rằng những sản phẩm có chất lượng cao luôn đi kèm với giá cao.
Khi đó, họ cho rằng họ không có đủ khả năng để tiêu dùng những sản phẩm này.
Nói tóm lại muốn sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh được trên
thị trường thì doanh nghiệp phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra được những
sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt.
1.2.1.3. Hệ thống phân phối
Trước hết để tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải lựa chọn thị trường,
nghiên cứu thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu
thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt được hiệu quả cao. Thông thường kênh phân phối của
doanh nghiệp được chia thành 5 loại sau: Đại lý, bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng,
người sản xuất.
Theo sự tác động của thị trường, tuỳ theo nhu cầu của người mua và người bán,
tuỳ theo tính chất của hàng hoá và quy mô của doanh nghiệp theo các kênh mà có thể
sử dụng thêm vai trò của người môi giới. Bên cạnh việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm,
doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, yểm trợ bán hàng để
thu hút khách hàng. Nhưng nhìn chung việc lựa chọn kênh phân phối phải dựa trên đặc
điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đặc điểm kinh tế kỹ thuật của
sản phảm cần tiêu thụ. Đồng thời việc lựa chọn kênh phân phối cũng như lựa chọn trên



9
đặc điểm thị trường cần tiêu thụ, đặc điểm về khoảng cách đến thị trường, địa hình và
hệ thống giao thông của thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường. Từ việc phân
tích các đặc điểm trên doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một thệ thống kênh phân
phối hợp lý, đạt hiệu quả cao.
1.2.1.4. Các công cụ cạnh tranh khác
- Dịch vụ sau bán hàng: Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không dừng lại sau
lúc bán hàng thu tiền của khách hàng mà để nâng cao uy tín và trách nhiệm đến cùng
đối với người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải làm
tốt các dịch vụ sau bán hàng. Nội dung của hoạt động dịch vụ sau bán hàng:
+ Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền cho khách hoặc đổi lại hàng nếu như
sản phẩm không theo đúng yêu cầu ban đầu của khách hàng.
+ Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định. Qua các dịch vụ sau bán hàng,
doanh nghiệp sẽ lắm bắt được sản phẩm của mình có đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng hay không.
- Phương thức thanh toán: Đây cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều
doanh nghiệp sử dụng, phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay nhanh chậm sẽ
ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp như:
+ Đối với khách hàng ở xa thì có thể trả tiền hàng qua ngân hàng, vừa nhanh vừa
đảm bảo an toàn cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp.
+ Với một số trường hợp đặc biệt, các khách hàng có uy tín với doanh nghiệp
hoặc khách hàng là người mua sản phẩm thường xuyên của doanh nghiệp thì có thể
cho khách hàng trả chậm tiền hàng sau một thời gian nhất định.
+ Giảm giá đối với khách hàng thanh toán tiền ngay hoặc mua với số lượng lớn.
1.2.2. Các chỉ tiêu đáng giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.2.1. Thị phần
Thị phần là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ
chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần càng lớn thể hiện
sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh.Thị phần của doanh nghiệp được

chia thành hai loại sau:
- Thị phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối: Là phần trăm kết quả tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp so với kết quả tiêu thụ sản phẩm cùng loại của tất cả các
doanh nghiệp khác trên cùng một thị trường .
.
Thị phần tuyệt đối của

=

Doanh thu của doanh nghiệp

x 100%


10
Doanh thu của toàn bộ thị

doanh nghiệp

trường
- Thị phần chiếm lĩnh thị trường tương đối: Là tỷ lệ giữa phần chiếm lĩnh thị

trường tuyệt đối của doanh nghiệp so với phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối của đối
thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành trên cùng một thị trường.
Thị phần tuyệt đối của doanh
Thị phần tương đối của
doanh nghiệp

=


nghiệp
Thị phần tuyệt đối của dối thủ

x 100%

cạnh tranh mạnh nhất
Thị phần được coi là công cụ để đo lường vị thế của doanh nghiệp trong thị
trường do đó doanh nghiệp cần phải duy trì và phát triển thị phần.
1.2.2.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
- Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định hay là phần vượt trội giữa giá bán của sản phẩm so
với chi phí tạo ra và thực hiện sản phẩm đó. Lợi nhuận được sử dụng để chia cho các
chủ sở hữu và được trích để lập quỹ đầu tư và phát triển. Đồng thời giúp cho việc phân
bổ các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế hiệu quả hơn.
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi
nhuận sau thuế so với doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp.
-

Tỷ suất lợi nhuân theo doanh thu

Lợi nhuận sau thuế
= Doanh thu tiêu thụ

x100%

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của đồng
vốn kinh doanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn
gốc của vốn kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn
kinh doanh


=

Lợi nhuận sau thuế
Tổng vốn kinh doanh bình quân trong

x100%

kỳ

1.2.2.3. Chi phí và tỷ suất chi phí
- Chi phí là chỉ tiêu phản ánh số tiền doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh. Nếu chi phí thấp doanh nghiệp có thể định giá bán sản phẩm
thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng và thu được lợi nhuận cao hơn.


11
- Tỷ suất chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tương đối quan trọng phản ánh tỷ lệ
phần trăm chi phí trên doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này thể hiện trình độ tổ chức quản
lý hoạt động kinh doanh, chất lượng quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp.
Tổng mức chi phí kinh doanh
Tỷ suất chi phí kinh doanh

=

Tổng doanh thu trong kỳ

x100%

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.1.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
- Các nhân tố kinh tế: Các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ
giá hối đoái hay lạm phát có ảnh hưởng nhất định tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao, thu nhập của người dân tăng, nhu
cầu có khả năng thanh toán cũng tăng lên, đây là cơ hội lớn bởi doanh nghiệp nào đáp
ứng được nhu cầu đó, doanh nghiệp ấy sẽ thành công. Khi lãi suất tăng, chi phí vốn
cũng tăng, khi đó lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu
lớn. Khi đồng nội tệ lên giá sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm
trên cả thị trường nước ngoài và nội địa bởi giá xuất khẩu bằng đồng ngoại tệ sẽ cao
hơn các đối thủ cạnh tranh, trong khi đó giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ lại giảm.
Lạm phát tăng cũng có tác động to lớn đối với doanh nghiệp bởi đôi khi tỷ suất sinh
lời của doanh nghiệp không thể bù đắp sự sụt giảm giá trị của tiền tệ.
- Các nhân tố chính trị – pháp luật: Một nền chính trị ổn định sẽ là điều kiện
để các doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Một hệ
thống luật pháp đồng bộ, nhất quán và ổn định sẽ tạo lập môi trường cạnh tranh bình
đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Các nhân tố khoa học – công nghệ: Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa
quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm là chất
lượng và giá bán, qua đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong
thời đại ngày nay khi tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng trở nên nhanh chóng, lợi thế
cạnh tranh về công nghệ của doanh nghiệp chỉ tồn tại trong thời gian ngắn buộc các
doanh nghiệp phải luôn đổi mới công nghệ để duy trì bền vững năng lực cạnh tranh
của mình.
- Các nhân tố về văn hoá - xã hội: bao gồm các yếu tố về nhân khẩu, văn hóa,
tâm lý. Đây là các nhân tố quan trọng quyết định quy mô và phong cách tiêu dùng, quy


12
mô và chất lượng thị trường lao động. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới các chiến

lược kinh doanh của doanh nghiệp trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh.
1.3.1.2. Các nhân tố thuộc môi trường ngành
- Các đối thủ tiềm năng: Việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới
trực tiếp làm giảm tính chất quy mô cạnh tranh do tăng năng lực sản xuất và khối
lượng sản xuất trong ngành. Sự xuất hiện của các đối thủ mới có khả năng gây ra
những cú sốc mạnh cho các doanh nghiệp hiện tại vì thông thường những người đi sau
thường có nhiều căn cứ cho việc ra quyết định và những chiêu bài của họ thường có
tính bất ngờ.
Đối thủ tiềm năng là những người mà ý tưởng “nhảy vào cuộc” của họ được
hình thành trong quá trình theo dõi, chứng kiến, phân tích và đi đến những nhận định
cuộc cạnh tranh hiện đại. Tính không hiện diện như là một bức bình phong che chắn
cho hướng suy tính và hành động của đối thủ tiềm năng. Để chống lại các đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược phân biệt sản phẩm,
nâng cao chất lượng, bổ sung thêm những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng
cải tiến, hoàn thiện sản phẩm nhằm làm cho sản phẩm của mình có những đặc điểm
khác biệt hoặc nổi trội trên thị trường, hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ.
- Sức ép của người cung ứng: Với vai trò là người cung cấp các yếu tố đầu
vào của quá trình sản xuất, quyền lực của nhà cung ứng được thể hiện thông qua sức
ép về giá nguyên vật liệu.
Để giảm bớt các ảnh hưởng xấu từ phía các nhà cung ứng, các doanh nghiệp
cần phải có mối quan hệ tốt với họ, hoặc mua của nhiều người trong đó chọn ra người
cung cấp chính đồng thời tích cực nghiên cứu tìm nguyên vật liệu thay thế, dự trữ
nguyên vật liệu hợp lý.
- Sức ép của người mua: Người mua tranh đua với ngành bằng cách bắt ép giá
giảm xuống, mặc cả để có chất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn đồng thời
còn làm cho các đối thủ chống lại nhau. Tất cả đều làm tổn hao mức lợi nhuận của
ngành nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Quyền lực của mỗi nhóm khách hàng
của doanh nghiệp phụ thuộc vào một loạt các đặc điểm về tình hình thị trường của
nhóm và tầm quan trọng của các hàng hoá mà khách hàng mua của doanh nghiệp.
- Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế: Sự ra đời của các sản phẩm thay thế

là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày


13
càng đa dạng hơn, phong phú và cao cấp hơn và chính đó lại làm giảm khả năng cạnh
tranh của các sản phẩm thay thế.
Sản phẩm thay thế thường có sức cạnh tranh cao hơn do được sản xuất trên
những dây truyền sản xuất tiên tiến hơn. Mặc dù phải chịu sự chống trả của các sản
phẩm bị thay thế nhưng các sản phẩm thay thế có nhiều ưu thế hơn, do đó sẽ dần dần
thu hẹp thị trường của các sản phẩm bị thay thế (đặc biệt là các sản phẩm mà nhu cầu
thị trường xã hội bị chặn). Sản phẩm thay thế phát triển sẽ làm giảm khả năng cạnh
tranh của sản phẩm bị thay thế. Cách khắc phục của doanh nghiệp này là hướng tới sản
phẩm mới hay các khách hàng tìm kiếm độ thoả dụng mới.
- Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành: Cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của
môi trường này. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường và tình
hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình
hoạt động của các doanh nghiệp. Trong một ngành bao giờ cũng gồm nhiều doanh
nghiệp khác nhau, nhưng thường trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt như
những đối thủ cạnh tranh chính có khả năng chi phối khống chế thị trường. Do vậy,
nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác
khả năng của những đối thủ cạnh tranh đặc biệt là những đối thủ chính để xây dựng
cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi trường chung.
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Nguồn lực về tài chính
Nguồn lực về tài chính ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Khả năng tài chính ở đây là quy mô tài chính của doanh nghiệp, tình hình
nguồn vốn,đầu tư,…Tình hình tài chính tốt sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng
sản xuất kinh doanh, đầu tư, đổi mới máy móc, trang thiết bị, đầu tư vào các chương
trình quảng cáo marketing, giới thiệu sản phẩm,…từ đó nâng cao chất lượng cạnh

tranh cho doanh nghiệp.
- Nguồn lực về cơ sở vật chất kĩ thuật
Thể hiện ở trình độ khoa học kĩ thuật của doanh nghiệp, nếu một doanh nghiệp
có trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại, phù hợp thì có điều kiện tạo ra các sản phẩm có
chất lượng cao, từ đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.
- Nguồn nhân lực
Con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động, cũng như vậy trong
hoạt động kinh doanh, nguồn nhân lực rất quan trong với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp hay với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đầu tiên là trình độ tổ


14
chức, quản lý của đội ngũ lãnh đạo, quản lí doanh nghiệp, đây là lực lượng ra các
quyết định về hoạt động của công ty, mọi quyết định của lực lượng này sẽ tác động tới
các hoạt động khác bên dưới như các phòng ban, đơn vị sản xuất,… lực lượng này nếu
có trình độ cao sẽ ra các quyết định đúng đắn, hợp lí, ngược lại sẽ có các quyết định
sai lầm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh. Tiếp đến là hoạt động
của các phòng ban, các đơn vị sản xuất, trực tiếp thực hiện kế hoạch... cần có kinh
nghiệm thực tiễn, am hiểu chuyên môn, nắm bắt thị trường, ý thức, kỉ luật lao động…
giúp doanh nghiệp có sức bật mạnh mẽ, tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có tác động lớn đến
hiệu quả làm việc của cán bộ công nhan viên trong công ty. Nếu doanh nghiệp tạo
được bầu không khí làm việc khẩn trương, năng động, một bầu không khí mà ở đó mọi
thành viên đều hết lòng tin tưởng và hợp tác với nhau hướng đến hiệu quả công việc
làm gia tăng giá trị cho công ty và cho khách hàng khì doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ
gặt hái được những thành công lớn, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.


15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh
Tên công ty

CTCP BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH

Tên giao dịch

BAOMINH.,JSC

Trụ sở đăng ký

Lô B2-3-3a, Khu Công Nghiệp Nam Thăng Long (Khu
B), Phường Thụy Phương, Quận Bắc Từ Liêm, Thành
phố Hà Nội

Điện thoại

02437185335

Fax

0439274114

Địa chỉ website

www.banhbaominh.com

Địa chỉ email




Mã số thuế

0101966872

Giấy phép kinh doanh 0101966872
Đại diện pháp luật

Ngô Thị Tính

Ngày cấp giấy phép

23/05/2006

Ngày hoạt động

07/06/2006

Vốn điều lệ

60.000.000.000 đồng ( sáu mươi tỷ đồng).

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phàn Bánh mứt
kẹo Bảo Minh
- Năm 1994: Bà Ngô Thị Tính thành lập Cơ sở bánh mứt kẹo, chuyên sản xuất

bánh Trung Thu, bánh Cốm và bánh Xu xê bán lẻ và bán buôn cho các đại lý. Tên của
thương hiệu Bảo Minh bắt đầu được hình thành.

- Năm 2003: Bảo Minh xây dựng xưởng sản xuất với số lượng công nhân
thường trực từ 30 – 40 người và rất chú trọng đến chất lượng của sản phẩm.
- Năm 2004: Bảo Minh đạt 2 huy chương vàng trong hội chợ ẩm thực an
toàn.
- Năm 2005: Tại hội chợ hợp chuẩn, Bảo Minh được Cục vệ sinh an toàn
thực phẩm - Bộ Y tế trao 2 huy chương vàng và 2 dấu hiệu vì sức khỏe cộng đồng.
- Năm 2006: Cơ sở sản xuất Bánh mứt kẹo Bảo Minh trở thành Công ty Cổ
phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh. Tiêu chí của Bảo Minh thời điểm này là quan tâm đến
sức khoẻ và sự an toàn của người tiêu dùng. Tháng 10/2006, Bảo Minh đạt danh hiệu
"Nhãn hiệu cạnh tranh Quốc gia". Tháng 11/2006 giải thưởng danh giá "Thương hiệu
nổi tiếng" đối với người tiêu dùng tại Việt Nam.


16
- Năm 2008: Bảo Minh đạt danh hiệu "Top 500 thương hiệu hàng đầu Việt
Nam", danh hiệu “Top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam” cho sản phẩm bánh Trung
thu, danh hiệu “Doanh nghiệp Việt Nam vàng, Giải thưởng "Tinh hoa Việt Nam" cho
sản phẩm bánh cốm, Cúp vàng "Thương hiệu hội nhập WTO".
- Năm 2011: Ngày 01-09, Bảo Minh khánh thành nhà máy sản xuất, diện tích
6.000m2 tại khu công nghiệp Nam Thăng Long, Hà Nội với tổng vốn đầu tư xây dựng
trên 30 tỷ đồng.
- Năm 2012: Bảo Minh được hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tặng
chữ Tâm trong kinh doanh, sản phẩm bánh cốm, chè lam và kẹo lạc được giải “Hàng
việt nam được người tiêu dùng ưa thích”.
- Năm 2013: Bảo Minh đã tái cấu trúc doanh nghiệp, tập trung xây dựng bộ
máy quản lý chuyên nghiệp chú trọng nhiều tới đào tạo và phát triển con người. Bên
cạnh đó, Bảo Minh luôn phát triển các sản phẩm và hệ thống phân phối trên quy mô
toàn quốc để có thể đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của người tiêu dùng.
- Năm 2014: Công ty đạt danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao".
Đến nay, sản phẩm của công ty đã chiếm lĩnh một thị phần không nhỏ trong thị

trường bánh mứt kẹo toàn quốc nên mạng lưới phân phối sản phẩm của Bảo Minh
được mở rộng tại các tỉnh, thành phố, trung tâm dịch vụ hàng không Nội Bài… và các
hệ thống siêu thị lớn như BigC, Metro, Coopmart, Intimex, Fivimart, Hapro,
Citymart…Ngoài ra, sản phẩm của Bảo Minh còn được xuất sang một số nước như
Anh, Đức, Pháp, Ba Lan, Nga, Cộng hoà Séc,… để có thể phục vụ bà con kiều bào ở
nước ngoài.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
2.1.2.1. Chức năng
+ Sản xuất các loại bánh mứt kẹo, đặc sản dân tộc phục vụ nhu cầu tiêu dùng
trong nước cũng như xuất khẩu ra các nước trong khu vực.
+ Tăng cường đào tạo chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, phát triển
các mặt hàng mới nhất là các loại bánh kẹo truyền thống của dân tộc.
+ Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và không ngừng nâng cao hiệu quả thị
trường cũ, mở rộng thị trường mới, nhất là thị trường xuất khẩu.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
+ Cung cấp các sản phẩm bánh kẹo, mứt Tết đa dạng về chủng loại, mẫu mã
đẹp, chất lượng tốt.


17
+ Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân
viên.
+ Thực hiện nghĩa vụ đói với Nhà nước, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách
theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức


18


HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

BAN KIỂM
SOÁT

TỔNG GIÁM
ĐỐC
Ngô Thị Tính

PHÒNG
KINH
DOANH

BAN AN
TOÀN THỰC
PHẨM

GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

GIÁM ĐỐC SẢN
XUẤT

Phạm Thế Hiệp

Mai Đình Lục

PHÒNG
KẾ

TOÁN

PHÒNG
TỔ
CHỨC –
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
KỸ
THUẬT

PHÒNG
SẢN
XUẤT

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Hành Chính của Công ty

PHÒNG
KẾ
HOẠCH
KHO


19
( Nguồn: Phòng Tổ Chức – Hành Chính )
2.1.4. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất và kinh doanh các loại bánh mứt kẹo Đặc Sản dân tộc : Bánh cốm,
bánh phu thê, bánh xu xê, bánh trung thu, bánh chả, bánh khảo, chè lam, …
- Sản xuất các loại kẹo dân tộc: Kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng…

- Sản xuất các loại mứt truyền thống, mứt tết.
- Sản xuất và đóng gói các loại ômai, hoa quả khô
- Sản xuất các loại xôi và bánh ăn tráng miệng phục vụ lễ hội, hội nghị, cưới
hỏi... cho các nhà hàng, khách sạn ….
- Các loại bánh OTA, bánh FUCA mang hương vị trái cây Công nghệ Đài
Loan và Nhật Bản.
- Dịch vụ cưới hỏi trọn gói
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh trong giai đoạn từ 2015 - 2017
2.2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh
2.2.1.1. Các nhân tố bên ngoài Công ty
a. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
- Nhân tố kinh tế
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam đã
bộc lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Tăng trưởng
kinh tế của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% và 5,78% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt
6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra trong
phiên họp thường kỳ tháng 9/2016.
Theo Tổng cục Thống kê, nông nghiệp suy giảm kết hợp với khó khăn trong
trong ngành Công nghiệp khai khoáng được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tăng
trưởng thấp. Khu vực nông nghiệp, vốn chiếm 11-13% GDP, nhưng ước tính mức tăng
trưởng chỉ đạt 0,72% và đóng góp được 0,09 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP.
Trong khi đó, tăng trưởng lâm nghiệp và thủy sản giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước
khiến cả khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ tăng 1,36%, tỷ lệ thấp nhất trong vòng 6
năm trở lại đây.


20

Theo kết quả điều tra thì có đến 80% nhân viên công ty cho rằng môi trường
kinh tế ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong khi đó chỉ có 20%
số nhân viên được hỏi cho rằng ảnh hưởng ít.
- Nhân tố chính trị - pháp luật
Theo kết quả điều tra thì có 40% người được điều tra cho rằng nhân tố môi
trường chính trị, pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. 40%
cho rằng ảnh hưởng bình thường và 20% cho rằng ảnh hưởng ít. Các nhân tố chính trị,
luật pháp tác động đến doanh nghiệp theo nhiều chiều hướng khác nhau. Sự biến động
về chính trị cũng như các quy định của pháp luật có liên quan đến ngành kinh doanh
bánh kẹo có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ. Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12, Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật an toàn
thực phẩm làm cho tình hình kinh doanh càng nghiêm ngặt hơn, ảnh hưởng lớn đến
hoạt động kinh doanh của công ty.
- Nhân tố khoa học - công nghệ
Đã từ lâu khoa học công nghệ trở thành một nhân tố không thể thiếu trong
hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với mục tiêu phát triển các sản
phẩm hiện đại nhưng vẫn duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống, Bảo
Minh đã chú trọng nhiều đến việc áp dụng công nghệ và máy móc thiết bị vào sản
xuất. Bảo Minh đã đầu tư một nhà máy quy mô hiện đại,với các dây truyền sản xuất
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Khu công nghiệp Nam Thăng Long Hà Nội,
diện tích 6.000 m2 với số vốn đầu tư trên 30 tỉ đồng.
Theo kết quả điều tra thì chỉ có 70% cho rằng nhân tố khoa học, công nghệ có
ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, 30% cho rằng ảnh hưởng bình
thường.
- Nhân tố văn hóa - xã hội
Trải qua quá trình lịch sử, nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của sự giao
thoa từ nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là nền văn
hóa Trung Hoa.
+ Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa mà hàng năm vào ngày 15 tháng Tám
Âm lịch là ngày Trung Thu. Vào ngày này, mọi người thường tặng nhau bánh

Trung thu và đồng thời món bánh này trở thành một món đãi khách không thể
thiếu trong mỗi gia đình.


21
+ Ngày tết cổ truyền, mọi người thường biếu tặng nhau bánh mứt, cúng ông
bà, mời khách tại gia đình…
b. Các nhân tố thuộc môi trường ngành
- Nhân tố khách hàng
Khách hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng, họ cung cấp nguồn sống cho
doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải đáp ứng được nhu cầu của họ,
làm cho họ mua hàng của doanh nghiệp. Nhưng nhu cầu của họ lại rất khác nhau, tùy
thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, tâm lý, văn hóa… Vì vậy doanh nghiệp phải nắm
bắt được nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau để có thể cung cấp được các
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của họ. Có tới 70% số phiếu nhận xét sức ép của khách
hàng đối với khả năng cạnh tranh của công ty là rất lớn. Chỉ có 30% số phiếu cho là
bình thường.
Khách hàng chính của Bảo Minh là các đại lý bán buôn, bán lẻ như các kênh
siêu thị, chợ,…Họ đưa ra các yêu cầu đối với công ty chủ yếu là về giá, chất lượng sản
phẩm và chất lượng phục vụ. Công ty phải luôn tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng
để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất. Vì vậy
sức ép của khách hàng tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của Công ty Bánh mứt
kẹo Bảo Minh.
- Nhân tố nhà cung ứng
Khi được hỏi có đến 95% phiếu cho rằng nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn
đến năng lực cạnh tranh của công ty. Các nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho
Công ty đều được nhập khẩu nên chi phí vận chuyển khá lớn. Do doanh nghiệp nhập
khẩu nguyên liệu nên đang đứng ở thế bị động như vậy khiến cho mỗi lần giá cả biến
đổi thì việc nhập nguyên liệu, mức tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng phải
thay đổi.

- Nhân tố đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì ảnh hưởng
của đối thủ cạnh tranh là việc rất lớn và khó có thể tránh khỏi. Hiện nay trên thị trường
cũng đã xuất hiện rất nhiều các Công ty sản xuất bánh kẹo lớn như Công ty Cổ phần
Kinh Đô, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà, … khiến cho việc cạnh tranh là vô cùng
khó khăn. Kết quả điều tra cho thấy có 40% số phiếu cho rằng những đối thủ tiềm ẩn


22
gây nhiều ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty. 50% cho rằng ảnh hưởng
của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là bình thường, 10% cho rằng ảnh hưởng ít.
2.2.1.2. Các nhân tố bên trong Công ty
- Nhân tố về tài chính
Công ty có được nguồn tài chính lớn mạnh đảm bảo được hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, có khả năng mở rộng sản xuất, là một thế
mạnh trong cạnh tranh giúp công ty tranh thủ được những thời cơ trong kinh doanh.
Bảng 2.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh mứt
kẹo Bảo Minh từ 2015 - 2017
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

2015

Vốn lưu động
Vốn cố định
Tổng

Giá trị
35.682

15.607
51.289

2016
Cơ cấu
69,57
30,43
100

Giá trị
39.310
19.637
58.947

2017
Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
66,69
44.879 66,47
33,31
22.487 33,53
100
67.066 100
(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Qua bảng số liệu 2.1cho thấy quy mô vốn có sự tăng lên chứng tỏ Công ty có
sự đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình (từ 51 tỷ (2015) lên 67 tỷ (2017)).Tỉ
trọng giữa vốn cố định và vốn lưu động chênh lệch nhau không quá lớn, tuy nhiên vốn
lưu động nhiều hơn do Công ty cần đầu tư vào các máy móc thiết bị sản xuất hiện đại
cũng như nguyên vật liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảng 2.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh

mứt kẹo Bảo Minh từ 2015 - 2017
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

Năm
2015
Số tiền
30.233
9.672
39.905

Cơ cấu
75,76
24,24
100

2016
Số tiền
31.654
10.296
41.950

2017
Cơ cấu
Số tiền
Cơ cấu
75,46

31.422
75,46
25,54
10.459
25,54
100
41.881
100
(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Qua bảng số liệu 2.2 cho ta thấy công ty đã xây dựng được uy tín, thương hiệu,
việc huy động sử dụng vốn tạo đòn bẩy kinh doanh dễ dàng. Nhiều đối tác kinh doanh
sẵn sàng cho phép công ty vay, trả chậm. Tuy nhiên cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn đi


×