Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.67 KB, 47 trang )

TÓM LƯỢC
Với tình hình thị trường nhiều biến động, sự phát triển không ngừng của kinh tế,
kĩ thuật công nghệ và sự cạnh tranh ngày càng cao trong ngành xây dựng, các doanh
nghiệp muốn hội nhập thành công và hiệu quả công ty cần có các chính sách hoạt động
phù hợp với điều kiện mới trong đó có việc làm tốt quản trị rủi ro. Nắm bắt được tình
hình đó Công ty cổ phần phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh
không ngừng phát triển công nghệ, nhân lực cho việc chú trọng vào vấn đề quản trị rủi
ro trong các hoạt động kinh doanh của công ty. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay, việc đầu tư nguồn lực cho hoạt động quản trị rủi ro chưa được quan tâm đầy
đủ. `Hơn nữa, có rất ít các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện quản trị rủi ro một cách
đồng bộ và toàn diện dẫn đến thực trạng là các doanh nghiệp không có khả năng kiểm
soát các rủi ro và hạn chế tổn thất hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên mà em lựa chọn đề tài khóa luận “Hoàn thiện công tác
quản trị rủi ro của Công ty cổ phần phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà
Tĩnh. Khóa luận đã hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro làm cơ sở phân
tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty và tìm kiếm các giải pháp
hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty. Các nội dung chính của khóa luận là trình
bày lý thuyết về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp như khái niệm rủi ro, rủi ro trong kinh
doanh, quản trị rủi ro, phân loại rủi ro, vai trò của quản trị rủi ro, các nguyên tắc quản trị
rủi ro, qui trình quản trị rủi ro và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong kinh
doanh. Tiếp theo là phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty và
từ đó đề xuất một số giải pháp như giải pháp hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro, hoàn
thiện các nguồn lực trong triển khai quản trị rủi ro… Cuối cùng, kiến nghị với các cơ quan
hữu quan nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần phát triển công
nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận, em đã nhận được sự quan tâm,
hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên, em
xin chân thành cảm ơn cô Th.S Đào Hồng Hạnh. Người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp

1




đỡ tận tình cho em trong suốt thời gian viết khóa luận. Đồng thời, em cũng gưi lời cảm
ơn đến sự giúp đỡ và tạo điều kiện thực tập của ban lãnh đạo, các phòng ban của công
ty cổ phần phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh. Cuối cùng em xin
chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa quản trị doanh nghiệp – trường Đại
học Thương Mại đã tạo điều kiện cho em hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiên
Nguyễn Thị Duyên

MỤC LỤC
TÓM LƯỢC.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ......................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài...........................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................2

2


5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
6. Kết cấu đề tài............................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP....................................................................................................................... 5

1.1. Các khái niệm cơ bản...........................................................................................5
1.1.1.Khái niệm rủi ro....................................................................................................5
1.1.2. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh......................................................................6
1.1.3. Khái niệm quản trị rủi ro....................................................................................6
1.2. Các nội dung lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.................7
1.2.1. Phân loại rủi ro...................................................................................................7
1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro....................................................................................8
1.2.3. Các nguyên tắc quản tri rủi ro............................................................................8
1.3. Quy trình quản trị rủi ro......................................................................................9
1.3.1. Nhận dạng rủi ro.................................................................................................9
1.3.2. Phân tích và đo lường rủi ro................................................................................9
1.3.2. Kiểm soát và tài trợ rủi ro.................................................................................10
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.....................11
1.4.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.......................................................................11
1.5. Nhân tố bên trong doanh nghiệp........................................................................12
1.5.1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.........................................................12
1.5.2. Nguồn lực của doanh nghiệp............................................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CP
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH...........14
2.1. Khái quát về công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và Thương Mại
Hà Tĩnh...................................................................................................................... 14
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP phát triển công nghiệp- xây
lắp và thương mại Hà Tĩnh..........................................................................................14
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần phát triển công
nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh...................................................................17
2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công nghiệpxây lắp và thương mại Hà Tĩnh................................................................................18

3



2.3.1. Đánh giá tổng quan về tình hình quản trị rủi ro của công ty CP phát triển công
nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.......................................................................18
2.3.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công nghiệp- xây
lắp và thương mại Hà Tĩnh..........................................................................................20
2.3.4. Thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty CP phát triển công nghiệp- xây
lắp và thương mại Hà Tĩnh..........................................................................................22
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của công ty CP phát
triển công nghiệp – xây lắp và thương mại Hà Tĩnh...............................................26
2.4.1. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài công ty..................................................26
2.4.2. Ảnh hưởng của yếu tố bên trong công ty............................................................27
2.5. Các kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển
công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh..........................................................28
2.5.1. Những thành công trong công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công
nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh......................................................................28
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tại công ty CP
phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.............................................29
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP- XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH..............................................31
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và
thương mại Hà Tĩnh trong thời gian tới...................................................................31
3.2. Quan điểm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công
nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh...................................................................32
3.2.1. Quan điểm thứ nhất: Phổ biến chức năng quản trị rủi ro tới toàn bộ cán bộ
công nhân viên công ty................................................................................................32
3.2.2. Quan điểm thứ hai: Thực hiện công tác quản trị rủi ro theo phong cách chuyên
nghiệp.......................................................................................................................... 32
3.2.3. Quan điểm thứ ba: Công tác quản trị rủi ro phải thực hiện một cách thống nhất
và đồng bộ...................................................................................................................32
3.2.4. Quan điểm thứ tư: Phát triển hoàn thiện các biện pháp kĩ thuật an toàn..........32


4


3.2.5. Quan điểm thứ năm: Hoàn thiện các biện pháp phòng chống, hạn chế rủi ro
phải được tiến hành đồng thời với các biện pháp phát triển kinh doanh.....................33
3.3. Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty
CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh..................................33
3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công
nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.......................................................................33
3.4. Các kiến nghị với cơ quan hữu quan để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại
công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.....................36
KẾT LUẬN................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢ
Bảng 1: Số lượng người được phỏng vấn làm rõ quan điểm của ban lãnh đạo công ty...........3
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP phát triển công nghiệp- xây
lắp và thương mại Hà Tĩnh..........................................................................................17
Bảng 2.3: Thực trạng các rủi ro kinh doanh tại công ty CP triển công nghiệp – xây lắp
và thương mại Hà Tĩnh................................................................................................20
Bảng 2.4. Đánh giá quy trình quản trị rủi ro................................................................22
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Đánh giá thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro hướng vào mục tiêu phòng
ngừa và khắc phục hậu quả rủi ro................................................................................24
..................................................................................................................................... 25

Biểu đồ 2.2: Đánh giá thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm của nhà
quản trị......................................................................................................................... 25
Biểu đồ 2.3: Đánh giá thực hiện quản trị rủi ro gắn với tổ chức..................................25
HÌNH
Hình 2.1: sơ đồ cơ cấu tổ chức.....................................................................................16
Y

6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Từ Viết Tắt
CP
TNHH
SL
TS
NXB

Nghĩa Đầy Đủ
Cổ phần
Trách nhiệm hữu hạn
Số lượng
Tiến sĩ

Nhà xuất bản

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước tình hình kinh tế thế giới đầy biến động, xu hướng hội nhập kinh tế toàn
cầu, sự ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát,… Mang đến
cho các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nhiều cơ hội cũng
như thách thức lớn. Trước tình hình đó, nhiều nhà quản trị và các nhà nghiên cứu kinh
tế bắt đầu đi sâu và nhận thức được rằng quản tri rủi ro trong doanh nghiệp rất quan
trọng và không thể bỏ qua. Doanh nghiệp cần phải chủ động phòng tránh trước những
biến động đầy rủi ro và có các biện pháp hạn chế tổn thất, biến các rủi ro thành những
cơ hội phát triển.
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong công tác quản lý,
điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ
giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với những biến động bất lợi mà còn giúp doanh
nghiệp phòng tránh, loại bỏ được những tổn thất mà rủi ro mang lại. Tuy nhiên, đa số
các doanh nghiệp hiện nay chưa chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, hầu hết chưa có
bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro cũng như chưa có các chương trình cụ thể để
phòng ngừa, khắc phục rủi ro.
Công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh là công ty
chuyên về thầu các công trình xây dựng, hoạt động kinh doanh của công ty cho mỗi
gói thầu thường cần thời gian khá dài. Do vậy, những biến động về kinh tế, chính trị,
công nghệ… Trong thời gian thực hiện gói thầu là những mối đe dọa, rủi ro có thể gây
tổn thất hoặc chậm tiến độ làm việc của công ty. Xuất phát từ tính cấp thiết của quản
trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty và mong muốn được làm rõ những lý
thuyết đã được học trên ghế nhà trường vào thực tiễn của doanh nghiệp. Cùng với thời
gian thực tập và tìm hiểu về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty còn nhiều

thiếu sót em lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công
ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây có rất nhiều nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề quản trị
rủi ro và đây là lĩnh vực nghiên cứu không còn mới, đã và đang trở thành vấn đề quan

1


trọng và được quan tâm hàng đầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung.
Đã có một số khóa luận tốt nghiệp có liên quan đến đề tài quản trị rủi ro do sinh
viên trường Đại Học Thương Mại nghiên cứu như:
- Khóa luận tốt nghiệp sinh viên Phạm Thị Hoa ( năm 2013. Hoàn thiện công tác
quản trị rủi ro của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nghiệp Hưng Việt ). Khóa
luận đã đưa ra được thực trạng hoạt động kinh doanh và một số giải pháp hoàn thiện
công tác quản trị rủi ro của công ty.
- Khóa luận tốt nghiệp sinh viên Nguyễn Thị Ngọc ( năm 2014. Hoàn thiện công
tác quản trị rủi ro của công ty cổ phần Sông Đà 6). Khóa luận đã đưa ra cơ sở lý
thuyết về quản trị rủi ro, công tác quản trị rủi ro tại công ty từ đó đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty.
- Khóa luận tốt nghiệp sinh viên Nguyễn Thị Hằng (năm 2014. Hoàn thiện công
tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH cơ khí xây dựng VDC). Khóa luận đã hệ thống
hóa các vấn đề lý luận về rủi ro và đánh giá được hiệu quả hoạt động trong các gói
thầu xây dựng của công ty qua các năm đồng thời đưa ra được một số giải pháp hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro của công ty.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh
của doanh nghiệp
Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro trong quá trình kinh doanh

của công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh. Từ đó đưa ra
các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực trạng công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Quản trị rủi ro và các giai đoạn của quản trị rủi ro tại công ty CP phát
triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh phương pháp nghiên cứu
- Về không gian: công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà
Tĩnh hoạt động với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là thầu xây dựng các công trình

2


giao thông, thủy lợi. Công ty tập trung phát triển thị trường trong nước nên khóa luận
sẽ nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp
và thương mại Hà Tĩnh ở trong nước.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh của công
ty CPphát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2014
đến năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp này được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp thông
tin thu thập bằng việc hỏi trực tiếp về công tác quản trị rủi ro tại công ty. Đối tượng
phỏng vấn là các nhà quản trị của công ty phỏng vấn làm rõ quan điểm của ban lãnh

đạo công ty về thành công và hạn chế công tác quản trị rủi ro tại công ty hiện nay.
Bảng 1: Số lượng người được phỏng vấn làm rõ quan điểm của ban lãnh đạo công ty.
STT
1
2
3
4

Họ và Tên
Hoàng Thị Đức
Trân Hậu Hải
Nguyên Thị Cảnh
Nguyễn Duy Phú

Vị Trí
Hành Chính
Kế Hoạch
Kế Toán
Điều Hành

Chức Vụ
Trưởng Phòng
Trưởng Phòng
Phó Phòng
Phó Gám Đốc

- Phỏng vấn qua điện thoại: Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại (Telephone
Interviews) tiếp cận với khách hàng bằng phương tiện điện thoại. Với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin và máy tính, khả năng của phương pháp này được mở rộng. Nhờ
sự hỗ trợ này, việc quay số điện thoại có thể được thực hiện ngẫu nhiên, các câu trả lời

có thể được lưu trữ với dung lượng lớn. Ưu điểm của phỏng vấn qua điện thoại là khả
năng tiếp cận nhanh không phụ thuộc vào khoảng cách, chi phí thấp, thời gian ngắn, dễ
quản lý. Nhược điểm của phương pháp này là không phù hợp với các phỏng vấn có nội
dung dài, không quan sát được hành vi của khách hàng. Ngoài ra, các số điện thoại
được in trong danh bạ có thể đã lạc hậu vào thời điểm phỏng vấn; một số hộ gia đình
không có máy điện thoại hoặc có điện thoại nhưng không đăng ký vào danh bạ.
5.1.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

3


Dữ liệu được thu thập thông qua sưu tập số liệu phòng tài vụ kế toán, phòng tổ
chức hành chính, phòng kế hoạch kĩ thuật hoạt động. Ngoài ra tìm hiểu các báo cáo tài
chính, kết quả hoạt động kinh doanh và dựa vào hoạt động nghiên cứu của công ty
trong những năm trước. Nguồn tài liệu bên ngoài công ty như các tài liệu về rủi ro,
quản trị rủi ro trên các trang mạng, giáo trình, bài giảng của trường Đại học Thương
mại và các trường kinh tế khác.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp phân tích, so sánh giữa các năm,
giữa kế hoạch với thực tế rồi đưa ra kết luận về hoạt động kinh doanh của công ty. Từ
đó thống kê về các tổn thất qua các năm đưa ra nhận xét chung, phân tích, đánh giá
tổng thể để tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu rủi ro, đề xuất
các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công nghiệpxây lắp và thương mại Hà Tĩnh.
6. Kết cấu đề tài
Kết cấu khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp
Chương 2 : Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công
nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.

Chương 3 : Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại
công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.Khái niệm rủi ro
Rủi ro là điều không may xảy ra gắn liền với hoạt động và môi trường sống của
con người. Nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước đã nghiên cứu và đưa ra một số khai
niệm như sau:
Theo từ điển tiếng Việt: Rủi ro là điều không lành không tốt bất ngờ xảy ra.
Theo từ điển tiếng Anh: Rủi ro là khả năng nguy hiểm bị đau đớn hoặc thiệt hại.
Theo Geogra Rejda: Rủi ro là sự không chắc chắn gây ra những mất mát, thiệt hại.
Theo Allan Willett – học giả người Mỹ cho rằng: “ Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên
quan đến một biến cố không mong đợi”. Như vậy cách tiếp cận của ông liên quan đến
thái độ của con người. những biến cố ngoài mong đọi chính là rủi ro còn những biến
cố mong đợi không phải là rủi ro.
Theo trường phái truyền thống: Rủi ro là sự không may mắn, sự tổn thất mất
mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó
là sự tổn thất về tài sản hay là sự sụt giảm về lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự
kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh
doanh, sản xuất của doanh nghiệp tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Theo trường phái hiện đại: Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được vừa
mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất
mát nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, cơ hội. Do đó bằng cách tích cực
nghiên cứu rủi ro người ta có thể phòng ngừa, hạn chế những rủi ro và tận dụng được

những cơ hội phát triển trong tương lai.
Tóm lại, mọi quan điểm trên đều đi đến thống nhất: Rủi ro là khả năng một sự
kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đạt được các
mục tiêu. Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến
nguy hiểm hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người

5


1.1.2.

Khái niệm rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khach quan bên ngoài chủ thể kinh
doanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn phá
các thành quả đang có bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, thời
gian trong quá trình phát triển của mình.
Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh:
- Những yếu tố bất lợi của môi trường kinh tế, suy thoái kinh tế, lạm phát, thay
đổi tỷ giá hối đoái,….
- Sự không ổn định chính trị: thay đổi thể chế, chính sách, luật pháp theo hướng
bất lợi.
- Sự sai lầm về chiến lược của nhà quản lý hay sai sót của nhân viên trong quá
trình tác nghiệp.
Như vậy, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có những rủi ro khách
quan nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, có những rủi ro chủ quan xuất phát từ
bên trong doanh nghiệp có thể kiểm soát. Nhưng nhìn chung, hầu hết rủi ro xảy ra do các
nhân tố khách quan gây nên. Do vậy, doanh nghiệp không thể kiểm soát được rủi ro mà
phải tìm các giải pháp phòng ngừa rủi ro hoặc hạn chế những tổn thất mà rủi ro mang lại.
Nguồn tài liệu: Quản trị rủi ro doanh nghiệp, TS: Nguyễn Quang Thu, NXB

Thống kê.
1.1.3.

Khái niệm quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro: Là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo
lường, đánh giá rủi ro và tòm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục các hậu quả
của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong
doanh nghiệp. Nói cách khác, quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm
cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Các công việc chính trong quá
trình quản trị rui ro của doanh nghiệp bao gồm: Nhận dạng và phân tích các rủi ro, hậu
quả của rủi ro mang lại cho doanh nghiệp tìm các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế
tổn thất, kiểm soát và tài trợ rủi ro bằng cách loại bỏ những nguyên nhân rủi ro, giảm
nhẹ, phân tán mức độ thiệt hại dự phòng chi phí, nguồn lực cần thiết để đối phó với rủi
ro trong trường hợp rủi ro xảy ra.

6


1.2. Các nội dung lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
1.2.1.

Phân loại rủi ro

1.2.1.1. Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội
Rủi ro sự cố: Là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, là những rủi ro
khách quan khó tránh khỏi
Rủi ro cơ hội: Là những rủi ro gắn lền với việc ra quyết định bao gồm: Rủi ro ở
giai đoạn trước quyết định, rủi ro liên quan đến bản thân việc ra quuyết định một khi
quyết định đã được đưa ra sẽ không chỉ có những rủi ro đi liền với hậu quả của quyết

đinh mà còn những rủi ro do không chọn các quyết định khác, rủi ro ở giai đoạn sau
quyết định là rủi ro về sự không tương hợp so với dự kiến ban đầu, phát sinh do việc
lựa chọn quyết định.
1.2.1.2. Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
Rủi ro thuần túy: Tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội
kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng kiếm lời cho chủ thể.
Rủi ro suy đoán: Tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời cũng như một nguy cơ tổm
thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi vừa có khả năng tổn thất, khó
kiểm soát, suy đoán, ước lượng được.
1.2.1.3. Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán
Rủi ro phân tán: Là rủi ro có thể giảm bớt được tổn thất thông qua những thỏa
hiệp, đóng góp, chia sẻ.
Rủi ro không thể phân tán: Là những thoả hiệp đóng góp về tiền bạc hoặc những
tài sản của những người tham gia vào quỹ đóng góp chung và nó được sử dụng khi
người tham gia đó có thể giảm bớt được rủi ro như cổ phần hoá doanh nghiệp .
1.2.1.4. Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Giai đoạn khởi sự: Rủi ro không được thị trường chấp nhận
Giai đoạn trưởng thành: Rủi ro do tốc độ tăng trưởng của kết quả doanh thu lớn
nhất không tương xứng với tốc độ phát triển của chi phí nhỏ nhất
Giai đoạn suy vong: Rủi ro phá sản
1.2.1.5. Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh
Bao gồm các yếu tố luật pháp, kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, khoa học –
công nghệ, yếu tố tự nhiên….

7


1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro
Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro là một trong những vấn đề trọng tâm của
hệ thống quản trị doanh nghiệp. Hoạt động quản trị rủi ro là bảo vệ và góp phần tăng

hiệu quả kinh doanh, hõ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh và giảm thiểu
tổn thất. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp:
Xây dựng khuôn khổ giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tương lai có tính
nhất quán và có thể kiểm soát. Mọi kế hoạch, chương trình dự án kinh doanh đều
tồn tại những rủi ro đe dọa sự tồn tại và chất lượng hoạt động, do vậy việc nghiên
cứu và phân tích rủi ro sẽ góp phần tạo cơ sở cho việc đề phòng hoặc khắc phục kịp
thời khó khăn.
Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu
tiên công việc trên cơ sở hiểu rõ về hoạt động mà công ty đã, đang và sẽ triển khai.
Góp phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. Đồng thời hỗ
trợ và phát triển nhân viên về kiến thức, đáp ứng đủ và kịp thời lao động và vốn.
Doanh nghiệp sẽ tận dụng được tối đa khả năng làm việc của nhân viên và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn, tiết kiệm tối đa mọi chi phí phát sinh do rủi ro gây ra.
Đảm bảo doanh nghiệp có môi trương kinh doanh thuận lợi, giảm thiểu được các
rủi ro có thể gặp phải, khắc phục kịp thời tổn thất để đưa hoạt động của công ty đi
đúng quỹ đạo, tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh, phát triển, mở rộng thị trường.
1.2.3.

Các nguyên tắc quản tri rủi ro

Nguyên tắc 1: Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu phòng ngừa và khắc phục
hậu quả của rủi ro.
Trong kinh doanh không thể tránh khỏi những rủi ro, muốn đứng vững và phát
triển trên thị trường doanh nghiệp cần có những bước đi mạo hiểm để tìm kiếm những
cơ hội kinh doanh. Quản trị rủi ro sẽ hỗ trợ cho nhà quản trị ngăn ngừa, giảm thiểu
những rủi ro trong quá trình phát triển kinh doanh.
Nguyên tắc 2: Quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm của nhà quản trị
Mọi quyết định được đưa ra hay tất cả các công việc đều thuộc quyền xử lý của
nhà quản trị, nhà quản trị là người quyết định phương hướng hoạt động của doanh
nghiệp, quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. chính vì thế, mỗi


8


quyết định được đưa ra nhà quản trị cần hướng dẫn, chỉ huy nhân viên để đạt được
hiệu quả tốt nhất.
Nguyên tắc 3: Quản trị rủi ro gắn liền với tổ chức, doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, công tác quản trị rủi ro cần được phổ biến cho tất cả các
nhân viên để họ có thể chủ động trong công việc , đưa ra hướng giải quyết kịp thời
trong phạm vi quyền hạn của mình. Nhà quản trị cũng như nhân viên cần nhận rõ được
trách nhiệm của mình trong việc giải quyết những tổn thất khi có rủi ro xảy ra.
1.3. Quy trình quản trị rủi ro
1.3.1.

Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro: Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể
xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tức là xác định một danh sách
các rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu gồm cả các rủi ro, sự cố cũng như các rủi ro
gắn với quá trình ra quyết định.
- Việc nhận dạng rủi ro gồm 3 thành phần:
+ Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng khả năng tổn thất và
mức độ của rủi ro suy thoái.
+ Mối nguy hiểm là nguyên nhân của tổn thất.
+ Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu kết quả hoặc hậu quả.
Mối nguy đạo đức: Mối nguy đạo đức là sự không trung thưc của một cá nhân
nào đó làm tăng khả năng xảy ra mất mát.
Mối nguy vật chất: Là tình trạng vật chất yếu kém làm tăng khả năng xảy ra mất mát.
Mối nguy tinh thần: Là sự bất cẩn hay thờ ơ của một cá nhân dẫn đến mất mát vì
người này chủ quan cho rằng mình đã mua bảo hiểm.

1.3.2. Phân tích và đo lường rủi ro
1.3.1.1. Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro: Là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân
gây ra rủi ro và phân tích nhũng tổn thất.
Phân tích hiểm họa: Phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc những
điều kiện những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra. Có thể sử dụng phương
pháp điều tra bằng mẫu điều tra khác nhau tùy thuộc vào đối tượng rủi ro.

9


Phân tích nguyên nhân rủi ro: Liên quan đến con người, yếu tố kĩ thuật hay liên
quan đến cả hai.
Phân tích tổn thất: Phân tích tổn thất đã xảy ra dựa trên sự đo lường để đánh giá
những tổn thất đã xảy ra. Hoặc căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro người ta dự
đoán tổn thất.
1.3.1.2. Đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro: Là tính toán xác định tần suất và biên độ rủi ro, từ đó phân nhóm
rủi ro. Thu thập số liệu và phân tích đánh giá, tính toán xác định tần suất và biên độ rủi ro.
Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: xác định mức độ, quy mô của tổn thất.
Tần suất của rủi ro: thể hiện số lượng các tổn thất xảy ra trong một khoảng thời
gian nhất định
Chi phí rủi ro: Là toàn bộ thiệt hại mất mát về tính mạng, tài sản trong việc
phòng ngừa, hạn chế rủi ro và bồi thường tổn thất được quy thành tiền.
1.3.2.

Kiểm soát và tài trợ rủi ro

1.3.2.1. Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro: Là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật, công cụ, chiến lược,

chính sách…) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tốn thất, những ảnh hưởng
không mong đợi có thể đến với doanh nghiệp khi rủi ro xảy ra. Các phương pháp kiểm
soát rủi ro như:
Né tránh rủi ro: Là né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh
rủi ro hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.
Ngăn ngừa rủi ro: Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức
độ rủi ro khi chúng xảy ra.
Giảm thiểu tổn thất: Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu những thiệt
hại, mất mát mà rủi ro mang lại hay các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các
rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi rủi ro xảy ra.
1.3.2.2. Tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro: Là những hoạt động nhằm cung cấp những phương tiện để bù đắp
các tổn thất khi rủi ro xảy ra hoặc tạo lập quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm
bớt tổn thất. Các biện pháp tài trợ rủi ro:

10


Tự khắc phục rủi ro: Là biện pháp cá nhân, tổ chức bị rủi ro tự thanh toán các chi
phí tổn thất.
Chuyển giao tài trợ rủi ro: Là công cụ kiểm soát rủi ro tạo ra nhiều thực thể khác
nhau thay vì tự chịu rủi ro.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
1.4.1.

Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.4.1.1. Nhân tố từ môi trường kinh tế
Nhân tố kinh tế thường rất phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh

nghiệp: Sự biến động của chu kì kinh doanh, tài chính, tiền tệ, sự biến động của thị
trường, sự mất cân bằng cung cầu, giá cả, tình hình cạnh tranh, lạm phát… Nhân tố
kinh tố có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tốc độ phát triển kinh doanh dựa vào
khả năng sử dụng các yếu tố đó của doanh nghiệp.
1.4.1.2. Nhân tố từ môi trường chính trị, pháp luật
Môi trường chính trị pháp luật ổn định là cơ sở quan trọng cho sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp. Sự bất ổn về chính trị và sự thay đổi theo hướng bất lợi của
pháp luật sẽ tạo ra những rủi ro, gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Những rủi ro về pháp luật mà các doanh nghiệp có thể gặp phải như: Thắt chặt
chính sách quản lý, tăng thuế xuất nhập khẩu, thuế nội địa…Hoặc có sự chồng chéo
giữa các văn bản pháp luật. Những rủi ro đó làm tăng nguy cơ tổn thất cho doanh
nghiệp và làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp.
1.4.1.3. Nhân tố từ môi trường văn hóa, xã hội
Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro của doanh nghiệp bao gồm: Không
am hiểu phong tục tập quán, lối sống ngôn ngữ và các chuẩn mực đạo đức có liên
quan. Sự thiếu hiểu biết về văn hóa, xã hội khiến doanh nghiệp có sự nhìn nhận thiếu
chính xác về nhu cầu của khách hàng, đối tác, nhà cung ứng…Gây ra những tổn thất
cho chính mình.
1.4.1.4. Nhân tố kĩ thuật, công nghệ
Khoa học - công nghệ phát triển nhằm đáp ứng việc bắt kịp với sự phát triển của
xã hội, hạn chế những rủi ro, chế ngự tự nhiên… Nhưng xét theo khía cạnh khác sự
phát triển của khoa học - công nghệ cũng có thể tạo ra những rủi ro mới cho doanh

11


nghiệp. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của công nghệ sẽ là rủi ro cho doanh
nghiệp nếu không áp dụng kịp thời vào hoạt động kinh doanh của mình chậm tiến so
với đối thủ, không bắt kịp với thị trường sẽ tạo ra những tổn thất đáng kể.
1.4.1.5. Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

Rủi ro xuất phát từ tự nhiên là không thể tránh khỏi, những hiện tượng như thiên
tai, lũ lụt, hạn hán, động đất, phun núi lửa…Những rủi ro đó có xu hướng ngày càng
tăng và là mối lo của nhân loại. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có những chính
sách kịp thời bù đắp rủi ro đó.
1.5. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.5.1.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chính là định hướng hoạt động của
doanh nghiệp trong tương lai, quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Sai
lầm của doanh nghiệp trong vấn đề chiến lược kinh doanh sẽ tạo bước đi không đúng
đắn, sự lung lay trong tổ chức và sự trách nhiệm của nhân viên trong hoạt động kinh
doanh. Điều này sẽ gây tổn thất vô cùng nặng nề cho doanh nghiệp.
1.5.2.

Nguồn lực của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có thể hoạt động được phải nhờ vào sự đảm bảo về nguồn lực
tài chính và con người đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Con người và tài
chính là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Một con người khi thiếu trình độ, ý thức trách nhiệm sẽ gây thiệt hại và làm
giảm hiệu quả kinh doanh. Việc bố trí nhân lực phù hợp, tạo môi trường làm việc thoải
mái sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động tốt và hạn chế được những rủi ro. Bên cạnh đó,
trong quá trình kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tôt hơn nhu cầu của khách hàng. Để làm
được điều này doanh nghiệp cần có nguồn lực tài chính an toàn đáp ứng nhu cầu khi
cần thiết hạn chế được rủi ro.
Khách hàng:
Doanh nghiệp quan hệ với khách hàng thông qua các hợp đồng kinh tế, trong đó

có đề cập đến quyền lợi nghĩa vụ của hai bên và những tổn thất nếu có rủi ro xảy ra mà
công ty phải bồi thường. Nếu xảy ra những rủi ro đó doanh nghiệp không chỉ bị bồi
thường mà còn đánh mất úy tín với khách hàng và những đối tác làm ăn khác. Do vậy,

12


yếu tố khách hàng đòi hỏi hoạt động quản trị rủi ro phải kiểm soát chặt chẽ để có các
biện pháp phòng ngừa rủi ro hoặc giảm thiểu tổn thất mà rủi ro mang lại.
Nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh:
Nhũng rủi ro về phía nhà cung ứng mà doanh nghiệp có thể gặp phải như: Năng
lực thực hiện không tốt, khả năng ngừng cung cấp, vi phạm hợp đồng, chất lượng sản
phẩm không ổn định, không đảm bảo chất lượng hoặc không đủ đáp ứng nhu cầu. Về
đối thủ cạnh tranh, những chiến lược cạnh tranh như: Cạnh tranh về năng lực vị thế,
sản phẩm, công nghệ, dịch vụ kèm theo chính sách giá… Có thể mang lại những rủi ro
cho doanh nghiệp.

13


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY
CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH
2.1. Khái quát về công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và Thương Mại
Hà Tĩnh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP phát triển công
nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.
2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty.
* Quá trình hình thành và phát triển.
Thông tin chung:
Tên Công ty: Công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.

Tên giao dịch quốc tế: Haindeco
Trụ sở chính: Số 162 Hà Huy Tập- TP Hà Tĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: (+84)(39) 3855568 - Fax: (+84)(39) 3858136
Vốn điều lệ: 1,800,000,000 VNĐ
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0102025940 Do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.
Hà Nội cấp:
Chi nhánh tại Hà Nội:
Địa chỉ: P804, toà nhà trung tâm đào tạo CNTT-TT Hà Nội Số 1 Hoàng Đạo
Thúy, Q Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (04)66.842.828
Mã số thuế: 3000317348-004
Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển:
Tiền thân của Công ty là Công ty sản xuất kinh doanh tổng hợp Hà Tĩnh được
Tỉnh uỷ Hà Tĩnh thành lập và quản lý vào tháng 11 năm 1991, với chức năng nhiệm vụ
chính trong giai đoạn này là sản xuất vật liệu xây dựng (Gạch ngói), dịch vụ sửa chữa
ô tô xe máy và kinh doanh ăn uống. Đến cuối năm 1992, thực hiện Nghị định số 388/
HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Công ty được chuyển thành
Doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 1474 - QĐ/UB ngày 26/12/1992 của
UBND Tỉnh Hà Tĩnh, với tên gọi là Công ty Phát triển công nghiệp Hà Tĩnh, ngày 20
tháng 6 năm 2003 Quyết định số 1242/QĐUB của UBND tỉnh Hà Tĩnh, chuyển thành
Công ty cổ phần phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh trực thuộc Sở
Công nghiệp Hà Tĩnh cho đến nay.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty đã bổ sung lần lượt các ngành
nghề: Xây lắp điện, thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng dân dụng và

14


xuất khẩu lao động. Bộ máy của Công ty ban đầu chỉ có 3 đầu mối trực thuộc nay đã
mở rộng với quy mô lớn hơn với 5 đầu mối trực thuộc.

2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp
và thương mại Hà Tĩnh.
Chức năng :
- Công ty Cổ phần Phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh là một
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo của
Đảng uỷ cơ sở và UBND tỉnh Hà Tĩnh, thực hiện quyền tự chủ sản xuất kinh doanh
trong phạm vi pháp luật quy định. Công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ
sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể người lao động. Công ty hoạt động theo
phương thức hạch toán kinh doanh, bảo đảm đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích toàn
xã hội, lợi ích tập thể của người lao động, trong đó lợi ích của người lao động là động
lực trực tiếp.
Nhiệm vụ :
-

Tạo việc công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo

công bằng, dân chủ theo pháp luật. Sử dụng và phát huy hiệu quả vốn Nhà nước, vốn
vay ngân hàng. Bảo đảm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, thực hiện đúng pháp
luật các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác.
2.1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

15


Hình 2.1: sơ đồ cơ cấu tổ chức.
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)

16



2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.
ĐVT : Đồng
So sánh
Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

2015/2014
Số

%

2016/2015
Số

%
tuyệt đối
3.161.009.442 19,98
3.161.009.442 19,98
1.262.775.614 9,85

1. Doanh thu
2..Doanh thu thuần
3.Giá vốn hàng bán


tuyệt đối
11.917.460.663 15.817.026.432 18.978.035.854 3.899.565.769
11.917.460.663 15.817.026.432 18.978.035.854 3.899.565.769
9.329.313.627 12.811.763.318 14.074.538.932 3.482.449.691

32,72
32,72
37,33

4. Lợi nhuận gộp

2.588.147.036

3.005.263.114

4.003.496.922

417.116.078

16,12

998.233.808

33,21

5. Doanh thu hoạt động tài chính

8.639.552


7.026.591

8.734.556

(1.612.961)

(18,67)

1.707.965

24,3

6. Chi phí tài chính
8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh

255.796.633

398.017.650

452.308.475

142.221.017

55,60

54.290.825

13,64

1.208.894.675


1.392.629.966

1.835.679.554

183.735.291

15,20

443.049.588

31,8

1.210.984.575

1.409.970.220

1.674.880.246

198.985.645

16,43

264.910.026

18,79

871.908.894

1.015.178.558


1.487.256.679

143.269.664
16,43
472.078.121 46,5
(Nguồn: phòng kế toán tài chính)

doanh
9. Lợi nhuận trước thuế
10. Lợi nhuận sau thuế

17


Từ kết quả bảng 2.2: Ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày
một ổn định và phát triển thể hiện qua việc các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm sau
đều tăng so với năm trước. Sự gia tăng về doanh thu và lợi nhuận của công ty là do sự
cố gắng không ngừng của công ty về vấn đề mở rộng thêm các ngành nghề kinh
doanh, thị trường hoạt động và khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, đồng thời
là việc sử dụng tối đa năng lực của nhân viên về cả chuyên môn và ngoài chuyên môn.
Song kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa thực sự cao, chi phí phát sinh có
xu hướng tăng, việc đảm bảo ổn định nguồn vốn còn gặp nhiều vấn đề. Chứng tỏ việc
kiểm soát các hoat động kinh doanh thực hiện chưa thực sự hiệu quả dẫn đến công ty
gặp phải những tổn thất và nguy cơ rủi ro cao.
2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công
nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.
2.3.1. Đánh giá tổng quan về tình hình quản trị rủi ro của công ty CP phát
triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.
Công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh có lĩnh vực

kinh doanh chính là thầu xây dựng các công trình dân dụng, thủy điện, giao thông, cơ
sở hạ tầng và hoạt động bán buôn vật liệu xây dựng. Vì vậy sản phẩm của công ty có
tính đặc thù và đòi hỏi độ chính xác, chất lượng cao. Để đáp ứng được những yêu cầu
ngành, đòi hỏi công ty phải có những chính sách quản trị rủi ro hợp lý nhằm giảm
thiểu rủi ro và phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Về nhân lực: Công ty có quy mô lớn nên lượng nhân viên khá nhiều, công ty hoạt
động với tổng số 300 nhân viên đã bao gồm các lao động thuê thêm khi chạy các công
trình. Trong thời gian hoạt động chưa có thiệt hại nào đáng kể về nhân lực của công ty.
Công ty đưa ra các chính sách bảo hộ lao động, nâng cao công tác an toàn lao động,
các tổ dự án đều có cán bộ chuyên trách đảm bảo vấn đề thi công an toàn cho lao
động. Nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong xây dựng, cán bộ chuyên trách sẽ thường
xuyên giám sát, theo dõi hoạt động của công trình kịp thời đưa ra những biện pháp
phòng ngừa hoặc khắc phục hậu quả khi có rủi ro xảy ra. Nhân lực của công ty được
trợ cấp cho việc đóng bảo hiểm lao động và cung cấp đầy đủ đồ bảo hộ lao động. Tuy
nhiên, trong bộ máy quản lý có một số cán bộ vẫn đang là cán bộ trẻ thâm niên công
tác ít cho nên kiến thức về chuyên ngành và khả năng công tác còn nhiều hạn chế. Cơ

18


×