Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thực trạng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường đại học Thương Mại trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.75 KB, 27 trang )

MỤC LỤC

Phần Mở Đầu
Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, một nhà đạo đức lớn, là tấm gương đạo đức
trong sáng nhất đã được thế giới thừa nhận. Người đã nêu một tấm gương mẫu
mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng , Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục,
rèn luyện đạo đức với cán bộ, đảng viên, sinh viên và toàn nhân dân cả nước.
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng và vấn
đề đạo đức cách mạng: “ Đảng ta là một Đảng cầm quyền . Mỗi đảng viên và cán
bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thực sự cần,kiệm, liêm,
chính, chí công vô tu. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Để thực hiện học tập, rèn luyện và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học Thương
mại, chúng em đã quyết định thảo luận đề tài: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên
trường Đại học Thương mại trong giai đoạn hiện nay”. Đây là một đề tài khá sâu
sắc mặc dù nhóm chúng em đã rất cố gắng, song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và
thiếu sót cả về nội dung cũng như hình thức. Vì vậy, chúng em rất mong được
giảng viên và các bạn đóng góp ý kiến để bài thảo luận của chúng em được hoàn
thiện hơn .


Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.1Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
1.1.1 Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc
Việt Nam, đồng thời kế thừa những tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh
hoa đạo đức của nhân loại và đặc biệt quan trọng là tư tưởng đạo đức của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh có sử dụng một số khái
niệm và mệnh đề tư tưởng đạo đức của Nho giáo, nhưng trên cơ sở mới, chuyển tải


những nội dung mới, và vì vậy, về thực chất, đó là đạo đức mới – đạo đức cách
mạng.
Quan điểm "đức là gốc" của con người đã xuất hiện từ xa xưa trong học thuyết
"đức trị" của Nho giáo. Rõ ràng, quan điểm "đức là gốc" của Nho giáo chứa đựng
những yếu tố hợp lý nhất định, nhưng vấn đề ở đây là "đức" mà Nho giáo nói đến
lại là những chuẩn mực đạo đức phong kiến trói buộc con người vào những lễ giáo
hủ bại, phục vụ cho chế độ đẳng cấp, tôn ti trật tự hết sức hà khắc của giai cấp
phong kiến. "Đức là gốc" trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức mới – đạo đức
cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân, kết hợp truyền thống đạo đức tốt đẹp


của dân tộc và những tinh hoa của đạo đức nhân loại. Sự khác biệt giữa đạo đức cũ
với đạo đức mới đã được Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Có người cho đạo đức cũ và đạo
đức mới không có gì khác nhau. Nói như vậy là lầm to. Đạo đức cũ và đạo đức mới
khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời.
Đạo đức mới như người hai chân đứng vững dưới đất, đầu ngẩng lên trời"1Đó
quyết không phải là đạo đức thủ cựu. "Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không
phải vì danh vọng cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài
người"2.
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng ,như gốc của cây,
ngọn nguồn của sông suối. Người nói thật dễ hiểu, nhưng là cả một chân lý tuyệt
đối: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây
phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không
có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Không phải ngẫu nhiên mà khi Lênin mất, Hồ Chí Minh đã viết những dòng đầy
xúc động trước tấm gương đạo đức trong sáng mẫu mực của người thầy vĩ đại :
"Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh
thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và
cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến
cho trái tim của họ hướng về người, không gì ngăn cản nổi"3.

Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt,
rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân
tộc và của loài người mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân
mình. Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Đó là
biểu hiện rất rõ rệt, cao quý của đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh coi đạo đức là sức mạnh,là tiêu chuẩn hàng đầu của con người
cách mạng “sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.Người cách mạng
phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng ,mới hoàn thành được nhiệm vụ cách
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 6, tr 320-321.
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 5, tr 252.
3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 1, tr 295


mạng vẻ vang”.
Bác nói: Có đạo đức thì khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh
thần gian khổ, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành
nhiệm vụ cho tốt, chứ không tính toán, kèn cựa để hưởng thụ; không công thần,
không quan liêu, không kiêu ngạo, hủ hoá. Người còn nói: Đạo đức cách mạng
không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà
phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong.
Quan hệ giữa tài và đức: Đức với tài trong tư tưởng Hồ Chí Minh phải luôn kết
hợp chặt chẽ, hòa quyện với nhau, là cơ sở, điều kiện, tiền đề của nhau thúc đẩy
lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách người cán bộ.
Theo Người, đức - tài, hồng - chuyên, phẩm chất - năng lực thống nhất làm
một.Trong đó,đức là gốc của tài,hồng là gốc của chuyên,phẩm chất là gốc của năng
lực, ”có tài mà không có đức thì là người vô dụng,có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó”.
"Đức là gốc" vì trong đức đã có tài, có cái đức sẽ đi đến cái trí. Bởi người thật sự
có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực để

hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Và khi đã thấy sức không vươn lên được thì
sẵn sàng nhường bước, học tập và ủng hộ người tài đức hơn mình, để họ gánh vác
việc nước việc dân. Như vậy, "đức là gốc" ở đây phải là "đức lớn" – đức tận tâm,
tận lực phấn đấu hy sinh vì cách mạng, vì nước vì dân, nó không đồng nhất với
những phẩm chất đạo đức thông thường cụ thể, như hiền lành, ngoan ngoãn, tốt
bụng... trong đời sống hàng ngày.
Ví dụ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng dù là Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền, đặc
lợi nên trong công việc cũng như đời sống thường nhật mọi điều Người đều chú ý
sao cho bình đẳng như tất cả.
Thứ nhất, Bác không bao giờ đòi hỏi là Chủ tịch nước phải được ăn thứ này,
thứ kia. Kháng chiến gian khổ đã đành là Bác sống như một người bình thường,
khi hoà bình lập lại có điều kiện Bác cũng không muốn coi mình là vua có gì ngon,
lạ, là cống, hiến.
Thứ hai, món ăn của Bác rất giản dị, toàn các món dân tộc, tương cà, cá
kho....thường là chỉ 3 món trong đó có bát canh, khá hơn là 4, 5 món thôi...


Thứ ba, Bác thường bảo chúng tôi, ăn món gì cho hết món ấy, không đụng
đĩa vào các món khác. Gắp thức ăn phải cho có ý. Cắt miếng bơ cũng phải cho
vuông vức. Nhớ lần đi khu 4, đồng chí bí thư và chủ tịch Quảng Bình ăn cơm với
Bác, trong mâm có một bát mắm Nghệ hơi nhiều. Bác dùng bữa xong trước, ngồi
bên mâm cơm. Hai cán bộ tỉnh ăn tiếp rồi buông đũa. Bác nhìn bát mắm nói:
- Hai chú xẻ bát mắm ra, cho cơm thêm vào ăn cho hết.
Hai quan đầu tỉnh đành phải ăn tiếp vừa no, vừa mặn.... Chiều hôm đó, hai
đồng chí đưa Bác đi thăm bờ biển, trời nắng, ăn mặn nên khát nước quá.
Lần khác, một cán bộ ngoại giao cao cấp người Hà Tĩnh được ăn cơm với
Bác, đã gắp mấy cọng rau muống cuối cùng vào bát tương ăn hết. Tưởng là đã
hoàn thành nhiệm vụ nào ngờ Bác lại nói:
- Tương Nghệ đồng bào cho Bác, ngon lắm. Cháu cho thêm ít cơm vào bát,

quẹt cho hết....
Thứ tư, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình, Bác sẻ cho người
này, người kia rồi sau cùng mới đến phần mình, thường là phần ít nhất. Ăn xong
thu xếp bát đũa gọn gàng, để đỡ vất vả cho người phục vụ.
Câu chuyện đạo đức ăn cơm
HNMC (Sưu Tầm)
Nguồn: Bệnh Viện Trưng Vương
1.1.2 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

-Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội là ở những giá trị đạo đức cao đẹp,nhân
văn,phẩm chất của những người cộng sản ưu tú,bằng hành động của mình chiến
đấu cho lý tưởng cộng sản.
-Cán bộ,đảng viên của Đảng phải là một tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh yêu
cầu:Đảng phải “là đạo đức,là văn minh” tiêu biểu cho trí tuệ,danh dự,lương tâm
của dân tộc và thời đại”.
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội không phải ở lý tưởng cao
xa nào, mà trước hết, cụ thể và trực tiếp là ở những người cộng sản ưu tú bằng tấm
gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó thành hiện thực.
Củng cố hay làm suy giảm niềm tin của quần chúng vào tương lai của chủ nghĩa xã
hội không phải ở những sai lầm và thất bại tạm thời, mà chủ yếu là ở sự sa sút
thoái hóa của những người được mệnh danh là “những chiến sĩ tiên phong” của
cách mạng.


Trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng ta, Hồ Chí Minh
đã đưa ra một hình tượng về Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản:
"Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình.
Đảng ta là đạo đức, là văn minh"4
Một đảng nếu xa rời mục tiêu lý tưởng cách mạng, nếu thoái hóa về đạo đức thì

tức là đã hỏng từ "gốc" và cuộc cách mạng nếu được tiếp tục, tất yếu sẽ bị biến
chất và không còn ý nghĩa. Tất nhiên, một đảng tiên phong cách mạng nếu chỉ có
đạo đức cách mạng thì chưa đủ mà Đảng còn phải "là văn minh", phải tiêu biểu
cho trí tuệ của cả dân tộc. Ngoài đạo đức cách mạng là yêu cầu tiên quyết, Đảng
còn phải có trí tuệ, có năng lực nhận thức quy luật và hành động cách mạng đúng
đắn, biết phân tích chính xác tình hình, đề ra đường lối, chủ trương sát đúng, đưa
cách mạng tiến lên từng bước.
1.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.
1.2.1 So sánh đạo đức truyền thống và đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
nhằm nổi bật sự sáng tạo về đạo đức của Bác
*Tương đồng
Một trong những nguồn gốc của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là những tinh
hoa tư tưởng đạo đức phương Đông, trong đó đáng kể là tư tưởng đạo đức Nho
giáo do Khổng Tử sáng lập và do vậy, những tương đồng trong tư tưởng đạo đức
giữa Khổng Tử và Hồ Chí Minh là hoàn toàn có cơ sở.
Thứ nhất, cả Khổng Tử và Hồ Chí Minh đều đề cao vai trò của đạo đức trong đời
sống xã hội ở thời đại của mình. Khổng Tử quan niệm: “Đức mà thuần nhất, không
việc gì làm là không tốt. Đức mà ô tạp, không việc gì làm mà không xấu... Trời
gieo tai vạ, hay ban cho sự tốt lành bởi tại đức của mình ô tạp hay thuần nhất đấy
thôi”5; “Làm chính trị (trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa dân) thì như sao Bắc Đẩu
ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về cả (tức thiên hạ theo về)”6. Còn theo Hồ

4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 10, tr 5.


Chí Minh, mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức
cách mạng hay không.
Thứ hai, Khổng Tử và Hồ Chí Minh đều đề cao vai trò đạo đức của người cầm
quyền, đều coi trọng việc tu dưỡng đạo đức cá nhân. Khổng Tử yêu cầu người
quân tử phải “lấy nghĩa làm gốc, nói năng khiêm tốn, nhờ thành tín mà nên việc”7,

“sửa mình để cho trăm họ yên trị”. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Cũng như sông thì
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc,
giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức,
không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”8.
Thứ ba, Khổng Tử và Hồ Chí Minh đều coi “đức là gốc” trong mối quan hệ giữa
đức và tài. Khổng Tử từng nói: “Như có tài năng tốt đẹp của Chu Công, mà có tính
kiêu ngạo, biển lận thì những tài đức gì khác cũng không xét nữa”9. Hồ Chí Minh
quan niệm: “Đức là gốc”, vì trong đức đã có tài, có cái đức sẽ đi đến cái trí. Giống
như cây phải có gốc, sông, suối phải có nguồn, “người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”10.
Thứ tư, Khổng Tử và Hồ Chí Minh đều chủ trương đạo đức hóa chính trị. Với
Khổng Tử, đó là đường lối “đức trị”. Với Hồ Chí Minh, đó là sự thống nhất, sự hòa
5 Khổng Tử. Kinh thư (dịch giả Thẩm Quỳnh). Sài Gòn, 1973, tr.147.
6 Khổng Tử. Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chủ dịch). Nxb Văn học, 1995, tr.37.

7 Khổng Tử. Luận ngữ. Sđd., tr.260.
8 Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.5. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.252 - 253.
9 Khổng Tử. Luận ngữ. Sđd., tr.144.
10Hồ Chí Minh. Sđd., t.9, tr.283.


quyện giữa chính trị và đạo đức, văn hóa, nhân văn. Khổng Tử và Hồ Chí Minh
đều chủ trương một đường lối chính trị nhân nghĩa, “lấy dân làm gốc”, dùng đạo
đức mẫu mực của người cầm quyền để làm gương cho dân chúng noi theo.
*Khác nhau:
_ Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có sự khác
biệt về bản chất. Điều này đã được chính Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có người cho đạo
đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau. Nói như vậy là lầm to. Đạo đức cũ

và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân
chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu
ngửng lên trời”(7). Đó quyết không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới,
đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng,
của dân tộc, của loài người.
_ Hồ Chí Minh đã kế thừa, sử dụng nhiều phạm trù, mệnh đề, có giá trị và sức sống
của Nho giáo, đồng thời đã bổ sung, phát triển những nội dung mới, phù hợp với
thời đại.
Có thể nêu ra một số phạm trù của Nho giáo được Hồ Chí Minh sử dụng như
Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm, Trung, Hiếu, v.v.. Việc Hồ Chí Minh cải tạo các
phạm trù của Nho giáo thể hiện rõ nhất ở hai phạm trù Trung và Hiếu. Hồ Chí
Minh viết: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay,
thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân,
với đồng bào”(5). Rõ ràng, ở Hồ Chí Minh, nếu chữ Trung mang một nội hàm hoàn
toàn mới, từ Trung với vua trở thành Trung với nước, thì chữ Hiếu lại được mở
rộng trên cơ sở phổ quát hoá đạo đức cá nhân, trong đó gốc của Hiếu với Dân phải
là Hiếu với cha mẹ.
Những mệnh đề tư tưởng của Nho giáo được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều lần như:
“Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”; “Phú quý bất năng dâm; Bần tiện bất
năng di; Uy vũ bất năng khuất”, “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc
nhi lạc”, v.v..
Những mệnh đề trên được Hồ Chí Minh tiếp thu, và trong nhiều trường hợp, được
Hồ Chí Minh khẳng định chính là những phẩm chất của những người cách mạng,
những người cộng sản trong thời đại mới. Điều đó cho thấy, trong quan niệm của
Hồ Chí Minh, mặt giá trị, tính thời đại của Nho giáo là rất lớn.
_ Khác biệt lớn nữa giữa tư tưởng đạo đức của Khổng Tử và Hồ Chí Minh thể hiện
ở chỗ: Khổng Tử có xu hướng tuyệt đối hóa “đức trị”. Ông chủ trương “nặng đức


nhẹ hình” và đối lập một cách siêu hình giữa đức trị với pháp trị. Hạn chế trong tư

tưởng này của Khổng Tử là ông không thấy rõ vai trò cực kỳ quan trọng của pháp
luật và có xu hướng phủ nhận tư tưởng pháp trị. Những quan niệm của Khổng Tử
về “an bần lạc đạo”, “trọng nghĩa khinh lợi” không phải là không có những mặt
hạn chế.
Khác với Khổng Tử, tuy đề cao vai trò của đạo đức, nhưng Hồ Chí Minh gắn “đức
trị” với “pháp trị”, chủ trương tăng cường pháp luật với đẩy mạnh giáo dục đạo
đức cho cán bộ và nhân dân. “Đức trị” ở Khổng Tử thuần túy là chủ trương dùng
đức để trị dân, dẫn dắt dân chúng bằng đạo đức. “Đức trị” của Hồ Chí Minh là sự
kết hợp chặt chẽ với pháp trị, trên cơ sở pháp trị và bao hàm cả một phần của pháp
trị. Bởi Hồ Chí Minh quan niệm rằng, người cán bộ cách mạng phải làm gương
không chỉ về đạo đức, mà trước hết còn phải làm gương trong việc chấp hành
nghiêm chỉnh kỷ cương, phép nước, cho nhân dân noi theo.
_ Hồ Chí Minh tuy có kế thừa một số tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, có sử dụng
một số phạm trù đạo đức Nho giáo do Khổng Tử khởi xướng, nhưng đã bổ sung
thêm những nội dung mới, lý giải theo quan điểm mới, mang những giá trị đạo đức
mới. Bởi thế, nhiều khái niệm đạo đức ở Khổng Tử và Hồ Chí Minh tuy có sự
giống nhau về hình thức, nhưng lại khác biệt về chất, như quan niệm “đức là gốc”.
Hồ Chí Minh quan niệm “đức là gốc” không chỉ của con người nói chung, mà còn
đặc biệt nhấn mạnh “đức là gốc” của Đảng cách mạng. Người khẳng định: "Đảng
ta là đạo đức, là văn minh" và cảnh báo rằng, một dân tộc, một Đảng và mỗi con
người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và
ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng
nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Trong Di chúc của mình, ở phần nói về những
công việc phải làm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh
cũng đã chỉ rõ: "việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi
đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó
cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc
to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi"11. Và, không chỉ
trong Di chúc, bài viết cuối cùng mà Hồ Chí Minh để lại cũng viết về vấn đề nâng
cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân - một trong những điều mà

Người tâm huyết nhất, quan tâm, trăn trở nhất trong sự nghiệp cách mạng, bởi vì
"thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ
bỏ chủ nghĩa cá nhân".

11 Hồ

Chí Minh. Sđd., t.12, tr.503.


_ Khổng Tử là một nhà tư tưởng đạo đức vĩ đại, nhưng ông không phải là nhà thực
hành đạo đức lớn. Tuy Khổng Tử là mẫu mực của việc giữ lễ, nhưng thời gian ông
tham chính không nhiều (khoảng 4 năm), không có điều kiện thực hành tư tưởng
“đức trị” của mình trong thực tiễn. Học thuyết của ông được truyền dạy cho học
trò, nhiều người trong số họ có tài đức, được trọng dụng và tham chính ở nhiều
nước, nhưng cũng không ai thực thi được học thuyết của ông. Còn Hồ Chí Minh là
một nhà tư tưởng hành động. Người không chỉ là một nhà tư tưởng đạo đức lớn,
mà còn là một tấm gương đạo đức vĩ đại. Ở Người có sự thống nhất cao độ giữa
nói và làm, giữa tư tưởng và hành động, giữa động cơ, mục đích và hiệu quả. Hồ
Chí Minh luôn là người thực hiện trước nhất, trọn vẹn nhất những tư tưởng đạo
đức cách mạng mà Người đã nêu ra. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cao đẹp đến
mức không chỉ dân tộc Việt Nam, mà cả bạn bè quốc tế cũng ngưỡng mộ, thán
phục. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ hiện thân toàn vẹn ở chính Người,
mà còn đi vào đời sống xã hội, góp phần làm nên nhiều thế hệ chiến sĩ cách mạng
với đạo đức cách mạng trong sáng, mẫu mực và trở thành một trong những nhân tố
quan trọng dẫn đến những thắng lợi huy hoàng của cách mạng Việt Nam.
Tương đồng và khác biệt trong tư tưởng đạo đức giữa Khổng Tử và Hồ Chí
Minh là vấn đề rất cần được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn nữa. Nghiên cứu và
làm rõ vấn đề này không chỉ giúp chúng ta thấy rõ hơn quá trình kế thừa và phát
triển những tinh hoa tư tưởng đạo đức phương Đông cổ đại trong tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh, mà còn góp phần nhận rõ chân giá trị, tính hoàn thiện trong tư tưởng

đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh như là “tài sản tinh thần vô giá của dân tộc
ta”.
Có thể nói, cái thống nhất, xuyên suốt trong tư tưởng đạo đức giữa Khổng Tử và
Hồ Chí Minh là lòng thương yêu con người và niềm tin mãnh liệt vào tính hướng
thiện của con người, là cống hiến suốt đời vì hạnh phúc của con người. Tất nhiên,
do thời đại lịch sử khác nhau, những quan niệm, tư tưởng đạo đức cụ thể của hai
nhà tư tưởng vĩ đại này không thể không có sự khác biệt nhau.
1.2.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng của Bác
Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt
Nam gồm những điểm sau:
• Trung với nước, hiếu với dân
Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với nhân
dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan
trọng nhất, bao trùm nhất.


Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt
Nam và phương Đông, xong có nội dung hạn hẹp. Trung với vua, hiếu với cha mẹ,
phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ.
Hồ Chí Minh đã vận dụng và đưa vào nội dung, mới đạo đức cách mạng: Trung
với nước hiếu với dân, đồng thời người đã loại bỏ đi những yếu tố hạn chế của đạo
đức cũ.
Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước là của
dân, còn nhân dân là chủ của đất nước. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao
nhiêu lợi ích đều vì dân. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này ngay từ những ngày đầu cách mạng. Khi mở
lớp huấn luyện, đào tạo lớp cán bộ đầu tiên của Ðảng (ở Quảng Châu, Trung
Quốc), một trong những vấn đề đầu tiên đồng chí Nguyễn Ái Quốc quan tâm là,
đào tạo những người tự nguyện hy sinh phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp giải

phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; học tập, tìm hiểu chủ
nghĩa Mác - Lê-nin là để "giữ chủ nghĩa cho vững", tuyệt đối trung thành với sự
nghiệp lớn của Ðảng, biết đoàn kết và tổ chức quần chúng thực hiện.
Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân. Hiếu với dân không phải chỉ là
hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn
dân tộc, vì "nước lấy dân làm gốc", dân là "gốc" của nước. Bác Hồ từng chỉ rõ:
"Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân... Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ
vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân"12; "Nhân dân ta từ lâu đã sống với
nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Ðảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa
ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu
bốn biển một nhà... đạo đức ngày nay cao rộng hơn: không phải chỉ có hiếu với bố
mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân"13; "Người kiên quyết cách mạng nhất lại là
người đa tình, chí hiếu nhất. Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những
bố mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến giày
vò. Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của
cả nước nữa...
Chữ tình, chữ hiếu, cũng phải hiểu một cách rộng và hiểu như thế mới là đúng"14
12 (1) Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, T.8, tr 276.
13 (2) SÐD, T.12, tr. 554, 558.
14 (3) SÐD, T.7, tr. 60, 61.


Người đã nêu tấm gương sáng về lòng "tận trung với nước, tận hiếu với dân".
Lòng trung, hiếu ở Người là nhất quán, trước sau như một. Ngay từ những ngày
đầu ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới mục tiêu độc lập cho Tổ quốc, cơm no áo
ấm cho đồng bào, Người đã vượt qua bao khó khăn, thử thách. Trong lao tù của
bọn thực dân, đế quốc, lòng kiên trung bất khuất, quyết tâm giải phóng dân tộc,
cơm no áo ấm cho đồng bào càng được bồi đắp thêm. Khi đất nước giành được
độc lập, Người "tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào", không
muốn "dính líu gì với vòng danh lợi" mà "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột

bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" .
• Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Khổng Tử đã từng nêu lên những khái niệm về cần, kiệm, liêm, chính tuy nhiên
ông cho rằng cần, kiệm, liêm, chính là những đức tính do “thiên phú”. Tuy nhiên,
khi vận dụng những khái niệm này của đạo đức cũ Người lại cho rằng cần, kiệm,
liêm, chính không phải do thiên phú mà do sự rèn luyện bền bỉ mà nên, cho nên
Người đã khằng đinh: đạo đức cách mạng không phải tự trên trời sa xuống mà do
sự rèn luyện bền bỉ mà nên.
Theo Người, cần, kiệm, liêm, chính là tứ đức không thể thiếu được đối với mỗi con
người giống như trời có bốn mùa, đất có bốn phương.
Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất
cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không
dựa dẫm. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của
con người.
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân,
của đất nước, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; không xa sỉ,
không hoang phí, không bừa bãi. Theo Hồ Chí Minh Cần phải đi liền với Kiệm,
cần mà không kiệm cũng giống như gió vào nhà trống, thùng không đáy, và một
dân tộc biết cần, biết kiệm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một
dân tộc văn minh tiến bộ.


Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 12/1953. ( Tư liệu
TTXVN)
Ví dụ:
*Năm 1954, hoà bình lập lại trên nửa nước. Đồng bào các địa phương có sản vật
gì quý đều gửi một ít lên biếu Bác để giới thiệu thành tích tăng gia với Người.
Trong một bữa cơm, Bác thấy món cà Nghệ, quả nhỏ, cùi ròn, ngâm mắm. Bữa ấy
Bác ăn rất ngon. Hôm sau lại có món cà quê hương. Bác ăn hết vài ba quả. Thấy

thế đồng chí anh nuôi lại dọn cà.
Bác hỏi:
- Cà muối mua hay ai cho thế?
- Thưa bác, đồng bào Nghệ An đưa ra tặng Bác.
- Có nhiều không?
- Dạ, một ô tô ạ.
Bác chậm rãi nói:
- Thế này nhé. Cà Nghệ ăn rất ngon. Bác ăn mấy bữa liền là đủ rồi. Bây giờ ai
muốn ăn nữa thì trả tiền cho đồng bào Nghệ An.
Đồng chí chiến sỹ anh nuôi lùi ra nói:
- Chết chưa! Đã bảo mà.
Chỉ một câu chuyện nhỏ của Người nhưng ý nghĩa giáo dục thì rất lớn, đúng
cho mọi thời điểm lịch sử. “Cần, kiệm, liêm, chính”. Đó là cái gốc của con người
cách mạng, cái gốc của đạo đức con người, cả đảng viên và quần chúng nhân
dân.
“Ai ăn thì người ấy trả tiền” một câu nói hàm chứa bao điều dăn dạy về đạo
đức, nhân cách làm người, giá trị và những triết lý của Bác thật sâu xa.


Người ít học thì hiểu và nhận ra rằng, mọi thứ không tự nhiên mà có được, quả
cà cũng có giá trị của nó, người làm ra món cà muối cũng phải trải qua bao gian
truân vất vả, đổ mồ hôi mới có được - họ phải được trả tiền bằng chính sức lao
động của mình.
Người hiểu rộng thì càng nghĩ xa hơn, thấm nhuần hơn tư tưởng của Bác Hồ về
tấm gương đạo đức. Của biếu thì đã là trân trọng rồi, những biếu ở mức độ nào và
nhận ở mức độ nào. Sao cho người biếu và người nhận cảm thấy hạnh phúc vừa
lòng với chính mình.
Nguồn: Bệnh Viện Cấp Cứu Trưng Vương
*Xúc động hơn cả là bản Di chúc lịch sử Bác để lại cho toàn Đảng, toàn dân
trước lúc đi xa cũng được viết ở mặt sau của một tờ bản tin cũ để tiết kiệm giấy.

Liêm là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một
đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân. Phải trong sạch, không tham lam
địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng. Không tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham
là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Hành vi trái với chữ liêm là: cậy quyền thế mà
đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm của riêng. Dìm người giỏi, để giữ
địa vị và danh tiếng của mình là trộm vị. Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy
hiểm, không dám làm là tham uý lạo.
Cụ Khổng nói: người mà không liêm, không bằng súc vật. Cụ Mạnh nói: ai cũng
tham lợi thì nước sẽ nguy.
*Bác Hồ là tấm gương đạo đức trong sáng về cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư. Cả cuộc đời Người vì nước vì dân. Người rất ghét những hành động tham ô,
lãng phí, lấy của công làm của tư, dù là ai, ở cấp nào.
Có một lần Bác đến thăm và nói chuyện tại buổi lễ tổng kết lớp học chính trị của
bộ đội. Vừa bước lên bục, Bác lấy ra một cuốn sổ nhỏ, rồi thong thả đọc rõ những
số liệu mà Bác đã tìm hiểu được của nhà trường. Sau khi đọc xong, Bác hỏi:
- Các chú xem, ở đây chỉ có chừng này cán bộ mà đã lãng phí, tham ô như vậy.
Thử hỏi nếu cán bộ trong toàn quân mà cũng phạm khuyết điểm như các chú thì
thiệt hại cho Nhà nước, cho nhân dân biết bao nhiêu?
Dừng lại một lát, như để cho mọi người suy nghĩ, Bác hỏi tiếp:
- Ở đây những chú nào có vợ rồi, giơ tay
Có đến một nửa số học viên giơ tay. Bác lại hỏi tiếp:
- Những chú nào có con rồi?
Lần này có khoảng một phần ba giơ tay. Bỗng Bác chỉ một đồng chí cả hai lần
đều giơ tay và nói:
- Bác hỏi thật chú, chú có bao giờ ăn bớt phần cơm của vợ con chú không?
Đồng chí cán bộ nọ đứng lên cảm động thưa.
- Dạ, thưa Bác, không ạ!
Không khí hội trường lắng xuống. Bác nhìn cả lớp rồi nói, giọng không vui:



- Thế thì tại sao có một số cán bộ thấy tài sản của nhân dân, tiêu chuẩn của chiến
sĩ, hễ sểnh ra một chút là tìm cách đút túi. Bác vừa nói vừa làm hành động vơ vét
đút vào túi vải bên mình.
Hiện nay ở nước ta tham ô, lãng phí đã trở thành quốc nạn. Tham nhũng không
chỉ đơn thuần làm thất thoát tài sản nhà nước, tiền thuế của nhân dân, góp phần
làm băng hoại đạo đức xã hội, tạo nên tâm lý giàu nhanh bằng tham nhũng, tâm lý
so bì giữa người lao động chân chính và người tham nhũng, tâm lý ăn chơi từ tiền
bất chính góp phần tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo. Tham nhũng làm cho một bộ
phận trong xã hội trở nên siêu giàu và ở một góc khác, một bộ phận bị bần cùng
hoá.
Vì vậy muốn đấu tranh chống tham nhũng không chỉ là trách nhiệm, công việc
của nhà nước mà mỗi cán bộ đảng viên cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách
mạng, thực hành cần kiệm liêm chính. Sự tu dưỡng, rèn luyện này không phải chỉ
trong một ngày, một tháng hay một năm, mà nó phải được tu dưỡng, rèn luyện
trong suốt cả cuộc đời, có như vậy mới như "Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong". Và cũng chỉ như vậy mới, chúng ta mới có thể trả lời được câu
hỏi của Bác "Thế thì lại sao có một số cán bộ thấy tài sản của nhân dân, tiêu chuẩn
của chiến sĩ, hễ sểnh ra một chút là tìm cách đút túi?" được.
Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình, với người, với việc.
Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm
điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.
Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ
chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc.
Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn,
không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước.
Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người chính trị đạo đức cho mỗi
người Việt Nam.
Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên. Nếu đảng viên
mắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng. Cần,
kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần,

sự văn minh của dân tộc. “Nó” là cái cần để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để
phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân
loại”
Chí công vô tư là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì
Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng. Thực hành chí công vô tư
là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, “phải lo trước thiên
hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). Chủ
nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình”. Nó là giặc nội xâm,
còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Hồ Chí Minh viết: “ Một dân tộc, một đảng
và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định


hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng
nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Hồ Chí Minh cũng phân biệt lợi ích cá nhân
và chủ nghĩa cá nhân. Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí,
dũng, liêm. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là
để vững vàng qua mọi thử thách : Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể
chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục.
Ví dụ:
Có một số người có ngôi cao, chức cả, sống trong sự trọng vọng, chiều chuộng
của mọi người, thường xuyên được hưởng sự ưu đãi đặc biệt, lâu dần cũng quen đi
mà không hề biết rằng mình đã nhiễm phải thói đặc quyền, đặc lợi.
Suốt đời tâm niệm là một người công bộc của nhân dân, lo trước thiên hạ, vui
sau thiên hạ, Bác Hồ của chúng ta luôn luôn hòa mình vào cuộc sống chung của
đồng bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho
mình.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên
Việt Bắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lầy, nhiều vị phải nằm
cáng. Anh em phục vụ lo cho Bác mệt cũng đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi: Bác
còn khỏe, còn đi được, các chú có nhiệm vụ đưa Bác đi như thế này là tốt rồi.

Cuối năm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An,
một xã có phong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện
với nhân dân trong xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt.
Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí Chủ tịch huyện cho
tìm mượn được chiếc ô, định gương lên che nắng cho Bác, thì Bác quay lại hỏi:
- Thế chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không ? Thôi, cất đi, Bác có phải
là vua đâu ?
Một lần, trong bữa ăn, đồng chí phục vụ dọn lên cho Bác một đĩa cá anh vũ,
một loại cá sông quý hiếm thường chỉ có ở khúc sông Hồng đoạn Bạch Hạc – Việt
Trì. Nhìn đĩa cá biết ngay là của hiếm, Bác khen và bảo:
- Cá ngon quá, thế mà chú Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng) lại đi vắng.
Thôi, các chú để đến chiều đồng chí Tô về cùng thưởng thức.
Miếng ngon không bao giờ Bác chịu ăn một mình. Chia sẻ ngọt bùi là thế,
tưởng chuyện cũng sẽ qua đi. Nhưng đến bữa sau, trong mâm cơm lại có món cá
hôm trước. Nhìn đĩa cá, Bác hiểu ngay và tỏ ra không bằng lòng.
- Bác có phải là vua đâu mà phải cung với tiến!
Rồi Người kiên quyết bắt mang đi không ăn nữa. Như Bác đã từng nói, ở đời
ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó đánh đổi bằng sự mệt
nhọc, phiền hà của người khác thì Bác đâu có chấp nhận. Những anh em công tác
trong Phủ Chủ tịch hàng ngày vẫn thường đi lại bằng xe đạp, thỉnh thoảng có gặp
Bác đi bộ. Nhìn thấy Bác, mọi người đều xuống dắt xe chờ Bác đi qua rồi mới đi


tiếp. Thấy vậy, Bác thường khoát tay ra hiệu bảo anh em cứ đi tiếp, không cần
xuống xe. Nhưng ai có thể cho phép mình ngồi trên xe khi Bác đi bộ. Một lần, Bác
gọi một đồng chí vừa xuống dắt xe, lại gần và bảo:
- Các chú có công việc của mình nên cứ tiếp tục đạp xe mà đi. Bác đâu có
phải là cái đền có biển “hạ mã” ở trước để ai đi qua cũng phải xuống xe, xuống
ngựa ?
Lão Tử có nói: “Trời đất sở dĩ có thể dài và lâu vì không sống cho mình nên

mới được trường sinh. Thánh nhân đặt mình ở sau mà lại lên trước, đặt thân mình ở
ngoài mà lại còn”. Bác Hồ sống quên mình, không nghĩ đến mình mà lại trở thành
sống mãi. Lời Lão Tử thật sâu sắc lắm thay !
Từ nội dung câu chuyện trên tôi nhận thấy ở Bác đức làm người hết sức cao
cả. Mặc dù Bác Hồ là vị lãnh tựu của cả đất nước nhưng Bác vẫn sống gần gũi,
chan hòa với quần chúng nhân dân, anh em cán bộ, Bác không bao giờ nhận bất
cứ một sự ưu tiên đặc biệt nào người khác dành cho mình, không một chút riêng
tư, suốt đời tận tụy vì dân, vì nước, vì con người.
• Yêu thương con người

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa
với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua
nhiều thế kỷ, qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương
con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp
bức, bóc lột. Hồ Chí Minh chỉ ham muốn cho đất nước được hoàn toàn độc lập,
dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chỉ
có tình yêu thương con người bao la đến như vậy mới có cách mạng, mới nói đến
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác. Phải có tình nhân ái với cả
những ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp
trong mỗi con người. Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn
nhau, trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành.


Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng
con người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo.
• Tinh thần quốc tế trong sáng, chung thủy

Đó là tinh thần quốc tế vô sản, bốn phương vô sản đều là anh em. Đó là tinh thần

đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước. Đó là tinh thần
đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà
bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết là nhằm vào mục tiêu lớn của thời đại
hoà bình, độc lập.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước trên thế
giới, các nước tư bản cũng như thuộc địa. Người đã chứng kiến cảnh cùng cực của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đồng thời cũng thấy rõ cảnh sống xa hoa
của bọn tư sản. Thực tế sinh động đã giúp Người đồng cảm và nhận thức rõ: Nơi
đâu cũng có người nghèo như ở xứ mình, dù ở các nước thuộc địa hay chính quốc,
họ đều bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác. Người đi tới kết
luận: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người
bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà
thôi: Tình hữu ái vô sản”1. Kết luận này cho thấy nhận thức của Hồ Chí Minh về ý
thức dân tộc và ý thức giai cấp đã từ tầm nhìn quốc gia tới tầm nhìn quốc tế. Kết
luận trên cũng là sự khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh - đoàn
kết với những người lao khổ, cần lao trên thế giới, luôn gắn liền lợi ích dân tộc với
lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.
1.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
Hồ Chí Minh nêu lên ba nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội và
chính Người đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình làm tấm gương để giáo dục,
động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân cùng thực hiện.
Thứ nhất: Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm trước hết
là sự nêu gương tốt. Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, của lãnh


đạo với nhân viên... là rất quan trọng. Người yêu cầu, cha mẹ làm gương cho các
con, anh chị làm gương cho em, ông bà làm gương cho con cháu, lãnh đạo làm
gương cho cán bộ, nhân viên... Đảng viên phải làm gương trước quần chúng.
Người nói: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản”

mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo
đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt
chước” 15.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Xưởng may 10, Người góp ý kiến về cách cắt may
sao cho nhanh, tiết kiệm, đảm bảo chất lượng (ngày 8/1/1959) Ảnh: Tư liệu

15 - Sđd, Tập 5, tr. 63.


Hồ Chủ tịch tát nước chống hạn ở cánh đồng Quang Tô, xã Đại Thanh, tỉnh Hà Tây
(1958).

*Khi nước nhà mới giành độc lập 1945, cách mạng Việt Nam đứng trước muôn
vàn khó khăn “thù trong, giặc ngoài”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã đưa ra
những chủ trương hết sức đúng đắn, kịp thời đẩy lùi những khó khăn. Để giải
quyết nạn đói trên miền Bắc, Người đề nghị toàn dân tiết kiệm gạo để giúp đồng
bào bị đói, và Người mẫu mực thực hiện trước: “Lúc chúng ta mang bát cơm lên
mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ chúng ta không khỏi động lòng, vậy tôi xin đề nghị với
đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăm một bữa, mỗi
tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”.16
Nói đi đôi với làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện rất nghiêm túc, mặc dù lúc
này sức khỏe Người giảm sút do trải qua trận ốm nặng. Các đồng chí từng phục vụ
bên Người kể lại rằng, một lần tướng Tiêu Văn của Quân đội Tưởng Giới Thạch
mời Người dự chiêu đãi. Hôm đó, đúng vào bữa cơ quan nhịn ăn để góp gạo cứu
đói, mặc dù các đồng chí phục vụ đã báo cáo phần gạo của Người đã cho vào hũ
gạo cứu đói rồi, nhưng Người vẫn quyết định “nhịn ăn một bữa” vào ngày hôm
sau.
*Khi ăn cơm, Bác không bao giờ để rơi một hạt cơm, vì Người biết một hạt cơm
là một giọt mồ hôi của người dân. Cố thủ tướng Phạm văn Đồng nói: ăn cơm với

Cụ hàng trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ tém vén không để rơi một hạt nào. Bởi Cụ
quý và tiết kiệm sức lao động của người làm ra lúa gạo.
16 - Sđd, Tập 4, tr. 33.


Thứ hai : Xây đi đôi với chống
Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất
thiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức, sai trái, xấu xa, trái với những yêu
cầu của đạo đức mới, chống “chủ nghĩa cá nhân”. Xây đi đôi với chống là muốn
xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì
phải chống chủ nghĩa cá nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường phát động các cuộc vận động có tính chất chống
tham ô thông qua triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các quyết
định của Chính phủ, của Quốc hội như phát động phong trào "ba xây, ba chống"...
Trong các cuộc hội nghị, các cuộc gặp mặt cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân
dân, Người luôn luôn nói đến đạo đức cách mạng, giáo dục tinh thần cần, kiệm,
liêm, chính, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu mệnh lệnh, kéo bè, kéo
cánh.
Người cho rằng, nguyên nhân chính của căn bệnh tham nhũng là chủ nghĩa cá
nhân. Vì vậy, Người nhắc nhở mọi người cần hết sức đề phòng căn bệnh chủ nghĩa
cá nhân phát triển ngay trong chính bản thân mỗi người.
Bên cạnh "xây", Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết "chống" tham ô, lãng phí,
quan liêu. Người nói: "Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được
không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người
ta trong sạch được. Phải thấy kẻ địch trong mình ta nó mạnh lắm. Nó vô hình, vô
ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lấn lút trong mình ta. Nó khó thấy, khó
biết, nên khó tránh. Nhưng đã biết thì kiên quyết làm” 17
Đến ngày 18/01/1949, sắc lệnh số: 138/SL về tổ chức thanh tra Chính phủ đã quy
định thêm chức năng "thanh tra cả ủy ban kháng chiến hành chính và viên chức về
phương diện liêm khiết".

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc xử lý các hành vi tham ô, kiên quyết
trừng trị bọn tham ô cho dù những kẻ đó ở vị trí nào trong xã hội. Chính Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ký bản án tử hình đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu
đã tham ô tài sản của quân đội, ăn chơi sa đọa. Qua sự việc này, thái độ kiên quyết
đấu tranh với tệ nạn tham ô của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại hiệu quả cao
trong việc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Thứ ba : Phải tu dưỡng đạo đức suối đời
Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền
bỉ mới thành. “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh,
rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố". Cũng như ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Tu dưỡng đạo đức, tự rèn luyện hằng ngày có vai trò rất quan trọng. Người
khắng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có
17 (Sđd, T.7,

tr.59-60)


thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự
lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở,
cái xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt
động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối
quan hệ của mình.

Chương 2 Thực trạng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
về sinh viên trường đại học Thương Mại trong giai đoạn hiện nay.
2.1 Ưu điểm và nhược điểm của sinh viên Đại học Thương Mại trong việc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Ưu điểm:
_ Đằng sau tình yêu bóng đá cuồng nhiệt là tình yêu Tổ quốc, tinh thần đoàn kết

cộng đồng và khát vọng xây dựng đất nước hùng cường.
_Hầu hết sinh viên kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp, có lối sống
lành mạnh, đoàn kết, nhân ái và có tinh thần cộng đồng
_Gìn giữ phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại
_Có lòng nhân ái, yêu thương con người
_Có động cơ học tập nghiêm túc và chăm chỉ học tập, nghiên cứu khoa học, tích
lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường
lao động(“( Tích cực tham gia câu lạc bộ tình nguyện, yêu thương giúp đỡ bạn bè,
tôn trọng giáo viên, có cách hành xử văn minh)
_Năng động , tự tin
Nhược điểm:
_Nói chưa đi đôi với làm, lý luận chưa bám sát vào thực tiễn.
_ Sinh viên chưa có tính kỉ luật cao, thường đi học muộn
_Văn hóa xếp hàng, xả rác bừa bãi, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, nhiều sinh
viên chưa tuân thủ an toàn giao thông


_ Chưa có ý thức rèn luyện sức khỏe, sống không lành mạnh.
Vì vậy , hiện nay những tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục đạo đức
cho giới trẻ đặc biệt là sinh viên bọn em càng có ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết.

2.2 Giải pháp
_Coi trọng hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp trong
các trường đại học

Các bạn sinh viên nên xem trọng các hoạt động giáo dục đạo đức
_ Coi trọng sự tu dưỡng của bản thân
Đạo đức mới chỉ được hình thành trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng của mỗi sinh viên.
Nó đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn, học



tập, trong các mối quan hệ của mình, không tự lừa dối, phải thấy rõ cái hay, cái tốt,
cái thiện cũng như cái chưa tốt, cái xấu, cái ác của mình để khắc phục.

Các bạn sinh viên tham gia công tác xã hội
_ Nói phải đi đôi với làm, không nói một đằng làm một nẻo.
_ Xây dựng đức tính học tập và làm việc có kỷ luật. Chấp thành nghiêm chỉnh mọi
quy định của pháp luật
_Bảo vệ sức khỏe, có lối sống lành mạnh
_Phát huy vai trò tự học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên
Sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới,
cái tiến bộ. Phát huy vai trò của sinh viên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối
sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành.
Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải
hình thành cho sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho
mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định
mình.
Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải
thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho sinh
viên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của sinh viên về vật chất, tinh
thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của
họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống.


Sinh viên cần nâng cao tinh thần tự học của mình
Phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài
bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện,
biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện
của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người.
Học sinh, sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc

sống, vào các giá trị chân thiện mỹ, vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ
đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”.

KẾT LUẬN

Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ là
người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn
là vì những đóng góp mới của Người và lý luận và sự phát triển văn hóa của nhân
loại. Trong số những di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam,
có một di sản đặc biệt quý giá, đó là đạo đức Hồ Chí Minh. Trong lĩnh vực đạo
đức, Hồ Chí minh đã có những đóng góp vô cùng đặc sắc vào tư tưởng đạo đức của


×