Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.64 KB, 12 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Song song với sự phát triển của nền kinh tế, con người đã tạo ra nhiều loại
chất thải nguy hại, điều này đe dọa đến môi trường và con người. Chất thải nguy
hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ,
gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Quản lý CTNH là một
công việc rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải đáp ứng rất nhiều điều kiện theo quy
định pháp luật, vì vậy nhu cầu sử dụng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại ngày
càng cao. Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá mới mẻ nên bên cạnh những ưu điểm của những
quy định về quản lí chất thải nguy hại không tránh khỏi những bất cập. Với kiến
thức của mình, dựa trên kiến thức về lí luận và thực tiễn, em xin chọn đề số 35
trong bộ đề bài tập học kì môn Luật Môi Trường để làm rõ vấn đề này.
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

NGUY HẠI
1. Khái niệm chất thải nguy hại
Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định:
“Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ
cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.”
Nếu dựa vào tính chất nguy hại thì chất thải nguy hại bao gồm những chất
thải dễ cháy, dễ nổ, có tính oxi hóa, ăn mòn, hay những chất thải có độc tính đối
với con người và hệ sinh thái và chất thải có tính lây nhiễm.

2


2. Khái niệm quản lý quản lý chất thải nguy hại



Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 ghi nhận: “Quản lý chất thải là quá
trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất thải”.
Ngoài ra, pháp luật còn có quy định riêng về quản lý chất thải tại khoản 1
Điều 3 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT: “Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt
động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng
trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH.”
3. Phân loại chất thải nguy hại

Việc phân định chất thải nguy hại được thực hiện dựa trên Phụ lục 1 kèm
theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT và Quy chuẩn quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại QCVN07:2009/BTNMT. Để phân loại chất thải nguy hại có thể thực hiện
dựa theo các tiêu chí tương tự với các tiêu chí phân loại chất thải như sau:
• Căn cứ theo trạng thái tồn tại: CTNH thông thường tồn tại ở các dạng rắn, lỏng

hoặc bùn.
• Căn cứ theo nguồn phát sinh: Các hoạt động sản xuất công nghiệp (sản xuất
pin, axit,…); các hoạt động sản xuất nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ
thực vật,…); các bệnh viện, trung tâm y tế (formaldehit, phenols,…); các trạm
xăng (dầu thải, giẻ lau dính dầu,…); trong sinh hoạt (chất thải từ các hộ gia
đình như pin cũ, chất tẩy rửa,…).
• Căn cứ theo tính chất nguy hại chính:
o Dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết
quả của phản ứng hóa học hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc
độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
o Dễ mòn: Các chất thải thông qua phản ứng hóa học gây tổn thương nghiêm
trọng các mô sống hoặc phá hủy các loại vật liệu, hàng hóa và phương tiện
3



vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit
mạnh hoặc kiềm mạnh theo QCKTMT về ngưỡng CTNH.
o Dễ cháy:
 Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc
chất lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp
theo QCKTMT về ngưỡng CTNH.
 Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát
lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
 Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự
nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp
xúc với không khí và có khả năng bốc cháy.
 Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả
năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy.
o Oxy hóa: Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy
hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp
phần đốt cháy các chất đó.
o Có độc tính:
 Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành phần nguy hại gây
sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy.
 Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khỏe ở
mức độ thấp thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
 Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong, tổn
thương nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khỏe thông qua đường ăn uống,
hô hấp hoặc qua da.
 Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây
ảnh hưởng xấu cho sức khỏe một cách từ từ hoặc mãn tính thông qua đường
ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
 Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây ra
hoặc tăng tỉ lệ mắc ung thư thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.


4


 Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng

gây tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con người thông qua
đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
 Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc
tăng tỷ lệ tổn thương gen di truyền thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc
qua da.
o Có độc tính sinh thái: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại
nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường và các hệ sinh vật thông qua tích
lũy sinh học.
o Lây nhiễm: Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây nhiễm
trùng hoặc bệnh tật cho người và động vật.
4. Ảnh hưởng và tác hại của chất thải nguy hại
Tác động đến sức khỏe cộng đồng: Chất thải nguy hại không được quản lý
chặt sẽ tạo cơ hội cho những loại vi trùng, côn trùng độc hại hình thành và gây
bệnh cho con người. Những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người
làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt
rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa.
Ảnh hưởng đến môi trường nước: Những chất thải độc hại lâu ngày ngấm
vào đất làm cho mạch nước ngầm bị nhiễm độc hoặc nếp sống xấu của con người
đổ chất thải độc hại xuống ở bờ sông, hồ, ao, cống rãnh, quá trình này góp phần
tạo nên sự nguy hại đến nguồn nước hàng loạt.
Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa
nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ trong rác thải
phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho
con người.


5


Ảnh hưởng đến môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các
chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì
những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật.
Ảnh hưởng đến cảnh quan: Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, chất động lộn
xộn, không thu gom để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan
môi trường.
II.

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

NGUY HẠI
1. Sơ lược quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
Hệ thống pháp luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay điều chỉnh 2
vấn đề cơ bản: một là bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
hai là kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Để quản lý chất thải tốt thì trước
tiên phải có hệ thống quản lý chất thải rõ ràng và hoạt động có hiệu quả; có cơ sở
pháp lý để quản lý; có phương tiện và điều kiện để quản lý như thiết bị đo lường,
kiểm tra, kiểm soát nguồn thải; có công nghệ xử lý chất thải thích hợp. Như vậy,
hệ thống pháp lý quy định về quản lý chất thải nguy hại chiếm vị trí đặc biệt quan
trọng trong hệ thống các công cụ được sử dụng để quản lý chất thải nguy hại mà
các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đang sử dụng.
2. Trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động quản lý chất thải nguy hại

Để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải nguy hại, các cơ quan Nhà nước
cần tiến hành ban hành một hệ thống văn bản pháp luật rõ ràng về vấn đề này.
Trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, trách nhiệm

của các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động liên quan đến quản lý chất thải nguy
hại và các chế tài xử lý vi phạm.

6


Những quy định của pháp luật đối với chủ nguồn thải, chủ nguồn xử lý và
vận chuyển được quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và
phế liệu.
Đối với chủ nguồn thải, các chủ thể sản sinh chất thải phải chịu trách nhiệm
về việc quản lý xả thải. Chủ nguồn thải thực hiện tốt trách nhiệm của mình sẽ tạo
điều kiện cho các chủ thể khác thực hiện nghĩa vụ, đồng thời bảo vệ môi trường và
sức khỏe con người.
Đối với chủ vận chuyển, chủ vận chuyển là các chủ thể phát sinh sau chủ
nguồn thải, ký hợp đồng phát sinh với chủ nguồn thải. Luật Bảo vệ môi trường
2014 chưa có quy định định nghĩa về chủ vận chuyển. Tuy nhiên căn cứ vào khoản
10 Điều 3 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT có thể hiểu chủ vận chuyển CTNH là các
tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH. Việc vận
chuyển CTNH được thực hiện bởi các tổ chức có năng lực phù hợp và được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quản lý CTNH. Đối với chủ thu gom, vận
chuyển chất thải rắn nguy hại thì phải thực hiện đúng đầy đủ trách nhiệm của mình
theo quy định tại Điều 8 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định:
“1. Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên
dụng phù hợp và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
2. Chất thải nguy hại được vận chuyển sang nước khác phải tuân thủ các điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Đối với chủ nguồn xử lý chất thải nguy hại, đây là hoạt động cuối cùng của
quá trình quản lý chất thải nguy hại. Hoạt động xử lý CTNH nhằm mục đích giảm
về số lượng, khối lượng, trọng lượng và độ độc hại của CTNH nhằm mục đích

phát triển bền vững. Chủ xử lý tiêu hủy phải lập báo cáo ĐTM trình cơ quan nhà
7


nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với chủ xử lý CTNH có trách nhiệm theo quy
định tại Điều 12 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
3. Nội dung quản lý chất thải nguy hại
• Đánh giá, dự báo nguồn phát thải nguy hại và lượng phát thải.
• Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn.
• Khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng.
• Vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý.
• Công nghệ xử lý chất thải nguy hại.
• Nguồn lực thực hiện.
• Tiến độ thực hiện.
• Phân công trách nhiệm.
4. Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
4.1. Trách nhiệm hành chính

Theo Điều 4 Nghị định 179/2013 của Chính phủ thì những cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị áp dụng một trong các
hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền. Bên cạnh hình phạt chính, đối
tượng vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng
giấy phép quản lý chất thải nguy hại. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm sẽ
tăng lên gấp 2 lần đối với cá nhân vi phạm. Như vậy đối với trách nhiệm hành
chính theo quy định tại Nghị định số 179/2013/NĐ-CP thì mức xử phạt hành chính
cao hơn rất nhiều so với quy định tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP trước đây.
4.2.

Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật hình


sự về chất thải nguy hại được quy định ba hình thức phạt chính: Phạt tiền, cải tạo
không giam giữ và phạt tù. Ngoài ra còn có hai hình thức phạt bổ sung là phạt tiền
và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định. So với quy
định tại BLHS cũ hình phạt tiền đóng vai trò là hình phạt chính và hình phạt bổ
sung đều tăng. Bên cạnh đó BLHS 2015 cũng quy định chỉ xử lý hình sự đối với cá

8


nhân chứ không áp dụng với pháp nhân do đó điều này rất khó thực hiện bởi hầu
hết các hành vi xả thải là do pháp nhân gây ra.
4.3.

Trách nhiệm dân sự
Hiện nay, có nhiều biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm ngăn chặn, hạn

chế tình trạng này, trong đó các biện pháp pháp lý với nội dung chính là quy định
trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đang
được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành về
cơ chế giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực này ở nước ta chỉ
dừng ở mức chung chung, mang tính nguyên tắc, chưa thể áp dụng ngoài thực tế.
Thực tiễn cho thấy, các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại trong thời gian qua gặp
không ít khó khăn do chưa có sự thống nhất về cách hiểu và áp dụng các quy định
của pháp luật hiện hành.
III.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI VIỆT NAM

VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

1. Một số bất cập trong công tác quản lý CTNH
Theo số liệu thống kê của Sở TN&MT Hà Nội, tổng khối lượng CTNH phát
sinh trên địa bàn TP năm 2017 là 78.219,5 tấn; năm 2018 khoảng 58.692 tấn. Tuy
nhiên, đây chưa phải con số sát thực tế, bởi vẫn còn các khối văn phòng hành
chính, cá nhân, hộ gia đình và cơ sở sản xuất nhỏ có lượng phát sinh <600kg/năm
không cần thực hiện thủ tục lập sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và các đơn vị
không gửi báo cáo hàng năm.
Đối với các cơ sở không thuộc diện bắt buộc phải lập hồ sơ đăng ký chủ
nguồn thải CTNH, hoạt động quản lý CTNH còn tồn tại nhiều bất cập như không
phân loại CTNH, để lẫn CTNH với chất thải thông thường, kho lưu giữ CTNH
không đúng quy định, ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH với đơn vị
không có giấy phép của cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường cấp. Ở một số nơi,
9


còn xảy ra tình trạng CTNH chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ nơi phát
sinh CTNH đến nơi xử lý cuối cùng, không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi
trường. Chưa có yêu cầu mang tính bắt buộc về phân loại tại nguồn. Một số quy
định về chất thải thông thường còn chung chung, quy định về sản phẩm thải bỏ còn
mang tính hình thức, tính khả thi còn thấp.
2. Các biện pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý CTNH
• Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Cần phải quy định trách nhiệm cụ thể của tổ chức dịch vụ thẩm định ĐTM
là những trách nhiệm gì, trách nhiệm này phải đảm bảo được tính nghiêm khắc của
pháp luật. Cần quy định về ký quỹ đối với hoạt động thẩm định ĐTM của tổ chức
dịch vụ thẩm định.
Quy định cho tổ chức dịch vụ thẩm định được quyền ký trước tiếp với chủ
đầu tư có yêu cầu ĐTM vì khi được thành lập tổ chức dịch vụ thẩm định phải đáp
ứng được các yêu cầu theo quy định của pháp luật, họ phải tự chịu trách nhiệm của

mình trước pháp luật.
• Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động

phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải
Cần đưa ra khái niệm về giảm thiểu chất thải và phân loại chất thải tại
nguồn. Trước mắt, để đảm bảo việc phân loại chất thải tại nguồn, Bộ Tài nguyên
và Môi trường nên có văn bản hướng dẫn về cách thức phân loại tại nguồn cho các
chủ thể phát sinh chất thải.
• Hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức có thẩm

quyền quản lý chất thải đối với doanh nghiệp
Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải rà soát lại trong cả nước có bao nhiêu
cơ quan quản lý môi trường và trình độ của họ như thế nào. Căn cứ vào tình hình
10


cụ thể Bộ nên có giải pháp đào tạo cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho
các cơ quan này đồng thời chú trọng công tác giáo dục đạo đức, nghề nghiệp, nâng
cao phẩm chất chính trị, tăng khả năng tránh và chống các biểu hiện tiêu cực chi
phối đến hiệu quả quản lý môi trường. Cần khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về máy móc, thiết bị nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần
phải xem xét đến điều kiện kinh tế, kỹ thuật trong nước để ban hành quy chuẩn kỹ
thuật cho phù hợp, tạo được động lực thu hút công nghệ để phát triển đất nước mà
vẫn bảo đạt được yêu cầu về bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển mạnh khiến lượng chất
thải trên địa bàn tỉnh những năm qua liên tục gia tăng. Trong đó, lượng chất thải
nguy hại phát sinh gây tác động xấu đến môi trường, đe dọa đến sức khỏe người
dân từ lâu đã là một vấn đề bức xúc. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường

từ chất thải, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành thì mỗi người
dân, doanh nghiệp cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong quản lý và giảm
thiểu những ảnh hưởng từ chất thải nguy hại. Các đơn vị, doanh nghiệp cũng
cần chủ động tiếp cận công nghệ xử lý môi trường tối ưu, phù hợp với điều kiện
thực tiễn để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I.
Văn bản pháp luật:
1. Luật Bảo vệ môi trường 2014
2. Luật hình sự 2015
3. Luật dân sự 2015

11


4. Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường
5. Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
6. Nghị định 179/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường
7. Thông tư 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại
8. Quy chuẩn quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại QCVN07:2009/BTNMT
II.
Các nguồn tài liệu tham khảo khác:
1. Minh Nguyệt, “Vướng mắc và đề xuất sửa đổi trong quản lý chất thải”,

31/05/2019.
< >

2. Thương Huế, “Quản lý chất thải nguy hại: Tăng cường thanh, kiểm tra để hạn
chế vi phạm”, 16/05/2019.
< >
3. Trần Linh Huân, “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ quản lý chất thải
nguy hại dưới góc độ luật môi trường”, 11/09/2018.
< >

12



×