Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI THU HOẠCH GDPT 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.07 KB, 4 trang )

BÀI THU HOẠCH
Bồi dưỡng Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
Họ và tên giáo viên: ......................................................
Đơn vị công tác: ...............................................................
CÂU HỎI
Câu 1: Chương trình GDPT 2018 hình thành và phát triển những phẩm chất,
năng lực nào?
Câu 2: Thầy cô hãy thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề theo hướng phát triển
năng lực và phẩm chất học sinh theo chương trình môn, lớp các thầy cô đang trực
tiếp giảng dạy?
BÀI LÀM
Câu 1: Chương trình GDPT 2018 hình thành và phát triển 5 phẩm chất và
10 năng lực.
Cụ thể:
1. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh
những phẩm chất chủ yếu sau: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách
nhiệm.
2. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh
những năng lực cốt lõi sau:
a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các
môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua
một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính
toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ,
năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương
trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học
sinh.
Câu 2: Thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng tích phát triển năng lực và
phẩm chất học sinh
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1


CHỦ ĐỀ
THÀNH VIÊN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA
ĐÌNH
I. Mục tiêu:
- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.
- Nêu được một số công việc của bản thân và các thành viên trong gia đình.
- Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia
đình.
1


* Bài học bước đầu góp phần hình thành ở học sinh:
- Năng lực:
+ Năng lực giao tiếp ( tổ chức và đánh giá hoạt động hợp tác): Cố gắng
hoàn thành công việc của mình và chia sẻ công việc nhà với các thành
viên trong gia đình. Báo cáo kết quả khi hoạt động nhóm,…
+ Năng lực khoa học:
- Phẩm chất: Nhân ái (yêu thương, quan tâm chăm sóc người thân trong gia
đình), Chăm chỉ (Chăm làm việc nhà)
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh ảnh, video về gia đình.
2. Học sinh: SGK, tranh ảnh về gia đình của bản thân.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động: Khởi động
* Mục tiêu: Gây được sự tò mò và hứng thú cho học sinh.
Hình thức: Cả lớp.
- Cho HS hát bài: “ Cả nhà thương nhau”
- GV hỏi HS một số câu hỏi mở:
- Trong lời bài hát có những thành viên nào? (ba, mẹ, con)
- Các thành viên trong gia đình có yêu thương nhau không? (có)

* Lời dẫn :….
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu: HS giới thiệu được về gia đình và công việc của mỗi thành viên trong
gia đình của mình. Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự
học.
Hình thức: Cá nhân
a. Giới thiệu về bản thân
- GV yêu cầu 1 số HS lên giới thiệu về bản thân mình. Theo các câu hỏi: bạn tên
gì? Bao nhiêu tuổi? Sở thích của ban là gì?...
- HS lên giới thiệu về bản thân mình.
b. Giới thiệu về các thành viên
- GV yêu cầu 1 số HS lên giới thiệu về gia đình của mình qua tranh ảnh đã chuẩn
bị sẵn. Theo các câu hỏi: Gia đình em có bao nhiêu người? Đó là những ai? Thành
viên đó làm những việc gì?
- HS lên giới thiệu về các thành viên trong gia đình.
c. Công việc và tình cảm của các thành viên trong gia đình.
- GV: Đưa ra một số hình ảnh yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và đưa ra nội dung của
các bức tranh.
- HS tiến hành thảo luận đưa ra nội dung của từng bức tranh.
2


3


3. Hoạt động: Luyện tập
* Mục tiêu: HS hệ thống lại được các thành viên trong gia đình, công việc và tình
cảm, cách ứng xử của các thành viên trong gia đình.
Hình thức: Trò chơi “ Mảnh ghép yêu thương”
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi và cách đánh giá (Trò đánh giá chéo nhau, cô

đánh giá chung)
- HS chơi trò chơi.
- Lớp nhận xét, đánh giá. GV đánh giá.
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: HS thực hiện được cách ứng xử của mình với các thành viên trong gia
đình.
Hình thức: Cá nhân
+ Khi ông bà hoặc bố mẹ em bị ốm em sẽ làm gì ?
+ Em sẽ làm gì để giúp đỡ bố mẹ công việc nhà ?
+ Công việc của em khi đến lớp là gì?
Tả Phìn, ngày 12 tháng 12 năm 2019
NGƯỜI VIẾT BÀI THU HOẠCH

...................................

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×