Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

suy thai trong chuyển dạ , ĐH Y DƯỢC TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 33 trang )

SUY THAI CẤP TRONG
CHUYỂN DẠ

ThS. Vương Thị Ngọc Lan


MỤC TIÊU
1. Kể ra được nguyên nhân của suy thai cấp trong chuyển
dạ
2. Kể ra các phương tiện chẩn đoán suy thai cấp trong
chuyển dạ
3. Trình bày hướng xử trí suy thai cấp trong chuyển dạ

4. Trình bày hướng dự phòng suy thai cấp trong chuyển
dạ


Đại cương
 Suy thai cấp:
 tình trạng thiếu oxy đến thai khi có cơn co tử cung
 gây toan hóa máu thai

 đe dọa sự sống và sức khỏe thai
 di chứng lâu dài trên sự phát triển tâm thần vận động

trẻ


Sinh lý bệnh
 Thiếu oxy:
 Stress cho thai



 Cạn kiệt năng lượng dự trữ
 Tăng sử dụng glucid, chuyển hóa không hoàn toàn glucid
dẫn đến tích tụ acid lactic

 Toan hóa:
 Toan hô hấp: giai đoạn đầu, có thể hồi phục
 Toan chuyển hóa: nặng, giàm pH máu thai

 Ảnh hưởng trên tim mạch: giảm tần số nhịp tim,
giảm cung lượng tim. Tái phân bố máu đến cơ quan
chủ yếu


Nguyên nhân suy thai cấp
 Mẹ: bệnh lý mạn tính như suy tim, thiếu máu,
suy hô hấp, hạ HA do tai biến gây tê, chèn ép
ĐM chủ và ĐM chậu
 Thai: DTBS, chậm tăng trưởng trong tử cung,
thiếu máu, đa thai, dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt
nút, chèn ép dây rốn

 Nhau và phần phụ: NBN, NTĐ, Cơn co cường
tính, tổn thương nhau trong TSG, tiểu đường,
TQN


Các phương tiện chẩn đoán – Lâm
sàng
 Nước ối lẫn phân su

Đổi màu nước ối: xanh, vàng
Làm nặng thêm tình trạng ngạt sau sanh do hít ối lẫn

phân su

 Tim thai thay đổi
< 120 l/ph hay > 160 l/ph
Dao động không đều

 Cử động thai hỗn loạn


Các phương tiện chẩn đoán – Cận lâm
sàng
 Monitoring
Thay đổi nhịp tim thai
 Xuất hiện nhịp giảm: sớm, muộn, bất địnhTim thai

thay đổi

 Đo pH máu da đầu thai
Khi ối đã vỡ
pH 7,3-7,35: theo dõi; pH 7,25 – 7,3: tiền bệnh lý; pH
≤ 7,25: thai suy


Diễn tiến
 Tốt: sau khi hồi sức tình trạng suy thai chấm
dứt. Cần theo dõi tim thai đến khi sanh.
 Xấu: toan hô hấp chuyển thành toan chuyển

hóa. Cần chấm dứt thai kỳ bằng cách MLT ngay.


Xử trí
 Nằm nghiêng trái
 Thở oxy
 Giảm gò nếu cơn gò TC nhiều
 Nếu bất thường tim thai vẫn tồn tại: lấy thai ra
ngay


Dự phòng
 Phát hiện sớm thai chậm tăng trưởng tử cung,
các bệnh lý của mẹ
 Áp dụng các phương pháp giục sanh, tăng co,
phá ối đúng cách
 Tránh chuyển dạ kéo dài
 Chấm dứt thai kỳ sớm nếu tình trạng thai bị đe
dọa
 Chuẩn bị sẵn phương tiện hồi sức sơ sinh đối
với các thai có nguy cơ


SA DÂY RỐN


MỤC TIÊU
1. Kể ra được các dạng sa dây rốn
2. Trình bày hậu quả sa dây rốn
3. Trình bày biện pháp cấp cứu trong sa dây rốn



Đại cương
 Sa dây rốn:
 một phần dây rốn sa xuống trước ngôi thai và khi
màng ối đã vỡ

 Các dạng sa dây rốn
 sa dây rốn trong bọc ối

 sa dây rốn ẩn: một bên đầu thai
 sa dây rốn phức tạp: sa dây rốn kèm sa một chi


Nguyên nhân sa dây rốn
 Mẹ: sanh nhiều lần làm TC nhão, chuyển dạ
chậm; KC hẹp; u tiền đạo
 Thai: nhỏ, ngôi bất thường
 Phần phụ: đa ối, dây rốn quá dài, nhau tiền đạo
Thường gặp: ngôi mông, thai thiếu tháng và KC
hẹp


Hậu quả sa dây rốn
 Dây rốn bị chèn ép: thai ngạt nhanh chóng và
chết
 Dây rốn bị khô: mạch máu bị cứng và sự tuần
hoàn dây rốn bị đình trệ, dẫn đến suy thai



Chẩn đoán sa dây rốn
 Thăm âm đạo:
Chú ý xem dây rốn còn đập không

 Phân tích biểu đồ tim thai thấy nhịp giảm bất
định trong trường hợp sa dây rốn ẩn


Xử trí
 Mục đích là cứu con
 Xem xét: xóa mở cổ tử cung, ngôi thai và tình
trạng thai
 Cổ TC trọn: giúp sanh
 Cổ TC chưa trọn: MLT, thở oxy, tay trong âm
đạo đẩy ngôi thai lên, giảm co
 Nếu thai đã chết: không còn cấp cứu nữa


THAI CHẾT LƯU TRONG
TỬ CUNG


MỤC TIÊU
1. Liệt kê nguyên nhân thai chết lưu
2. Trình bày triệu chứng chẩn đoán của thai chết lưu
3. Khám phát hiện thai chết lưu
4. Trình bày phương pháp xử trí thai chết lưu


Đại cương

 Thai đã chết trước khi có chuyển dạ mà không

được tống xuất ra ngoài ngay
 Tỉ lệ giảm dần theo tuổi thai: 5,4% (Mỹ)

 Đặc điểm
 vô khuẩn
 thai bị lưu trên 6 tuần lễ, xảy ra hiện tượng rối loạn
đông máu do thai và nhau phóng thích vào máu mẹ
thromboplastin gây DIC, tiêu thụ fibrinogen


Nguyên nhân thai chết lưu
 Mẹ: nhiễm trùng cấp tính, bệnh lý mạn tính, TC
dị dạng, mẹ dùng thuốc, chấn thương
 Thai: bất thường NST, bất đồng nhóm máu, dị
dạng thai, nhiễm trùng bào thai
 Nhau và phần phụ: NBN, bất thường dây rốn,
truyền máu song thai, viêm màng ối


Giải phẫu bệnh
 Thể tiêu biến: thai lưu dưới 8 tuần
 Thể teo đét: 3-4 tháng
 Thể úng mục: > 5 tháng

 Ối vỡ: nguy cơ nhiễm trùng cao, nguy hiểm


Chẩn đoán thai lưu

 Thai lưu < 20 tuần:
Ra huyết âm đạo, đau trằn bụng, TC không tăng
thêm
Siêu âm: túi thai móp méo, không tim thai

 Thai lưu > 20 tuần:
 Thai không máy, Bụng nhỏ dần, BCTC nhỏ hơn tuổi
thai, Không nghe được tim thai
 Thăm AD: ối quả lê, nếu vỡ: đỏ nâu

 Siêu âm: không tim thai, chồng xương sọ, cột sống
gẫy góc, bóng hơi trong buồng tim và mạch máu
 Fibrinogen/ máu giảm nếu thai lưu > 6 tuần


Diễn biến – Biến chứng
 Thường được tống ra ngoài tự nhiên
 Thai nhỏ < 4 tháng: giống sẩy thai tự nhiên
 Thai > 4 tháng: chuyển dạ sanh
Gò TC yếu
Ngôi bất thường

Nguy cơ BHSS do RLDM nếu thai lưu lâu

 Biến chứng: nguy cơ nhiễm trùng, RLĐM


Xử trí
 Chú ý có RLĐM hay không trước khi can thiệp
 Thai < 18 tuần:

Chờ sẩy tự nhiên
Hút nong nạo, gắp thai bằng dụng cụ
Thuốc Misoprostol

 Thai > 18 tuần: KPCD
Bishop > 6: Oxytocin
Cổ TC không thuận lợi: cơ học, Misoprostol


×