Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CÁC THƯƠNG TỔN DA CĂN BẢN , ĐH Y DƯỢC TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.51 KB, 8 trang )

THƯƠNG TỔN CĂN BẢN
BS. LÊ MINH PHÚC

I. ĐẠI CƯƠNG
Chẩn đoán đúng bệnh da thì chủ yếu phải dựa vào khám lâm sàng, mà trong đó
việc xác đònh được sang thương da căn bản là gì là điều quan trọng nhất.

II. CÁC DẠNG THƯƠNG TỔN
Lồi
lên

(gồ Lõm (dưới Phẳng
mặt mặt da)

da)

(ngang

Thay

đổi Chứa dòch

Mạch máu

Xuất huyết

bề mặt

mặt da)

Sẩn



Trợt

Dát

Vảy

Mụn nước

Mảng

Loét

Khoảng

Mài

Bóng nước Giãn mạch

Nốt

Teo

Vết xước

Mụn mủ

Nang

Xơ hóa


Lichen hóa

Sẩn phù

Rạn da

Sẹo

1) DÁT (macule)- KHOẢNG (patch)
Là sang thương phẳng không sờ được, là một vùng thay đổi màu sắc da. Kích
thước của dát thường nhỏ hơn 5 mm, còn nếu lớn hơn 5 mm thì gọi là khoảng.
Giới hạn có thể rõ hoặc không, có nhiều màu sắc khác nhau.

1


- Dát sắc tố: màu trắng trong bạch biến, màu nâu là tàn nhang, màu xanh
trong bớt Mongolian, màu đỏ trong bớt rượu vang…
- Dát hồng ban:
 Biến mất dưới kính đè: dát hồng ban có tính chất viêm do dãn
mạch máu dưới da.
 Không biến mất dưới kính đè: thay đổi màu sắc theo thời gian từ đỏ
qua tím, nâu, vàng  ban xuất huyết.
2) SẨN (papule)
- Tổn thương nhô cao trên mặt da, đường kính nhỏ hơn 5 mm, đặc, giới hạn có
thể rõ hay không rõ.
- Sẩn có nhiều hình dạng, có thể phẳng, nhọn, tròn hay đa giác. Đặc biệt có
trường hợp bò lõm trung tâm ( u mềm lây).
- Có thể có nhiều màu sắc khác nhau như hồng, tím, đỏ hay nâu.

- Có thể tập hợp nhiều sẩn lại tạo thành mảng lớn.
3) MẢNG (plaque)
- Sang thương đặc gồ cao hơn mặt da, kích thước lớn hơn 5 mm.
- Độ gồ cao so với mặt da là không đáng kể khi so sánh với đường kính của
sang thương.
- Có thể hình thành do sự hợp lại của nhiều sẩn, giới hạn có thể rõ hay không,
hình dạng phong phú.
4)

CỤC (nodule)

- Sang thương đặc nằm sâu trong bì hay hạ bì. Cục có hình cầu hay hình trứng.
Nhiều khi người ta phát hiện thương tổn bằng cách sờ nắn dễ hơn là nhìn.

2


- Gôm là cục có tính chất viêm bán cấp hay mạn tính, ban đầu cứng sau đó hóa
mềm, da bề mặt trở thành đỏ tím, cuối cùng loét ra, thường gặp trong bệnh
giang mai, nấm sâu, lao.
5) NANG (cyst)
Là sang thương hình tròn hay bầu dục, tương tự sẩn to hay cục nhưng không đặc
mà chứa dòch, khi ấn chẩn có cảm giác lình bình.
6) SẨN PHÙ (wheal)
- Sẩn phẳng, đôi khi có hình bán cầu, có thể tròn, dài bầu dục hay không đều ,
màu hồng hay trắng với viền đỏ xung quanh. Khi lấy ngón tay đè thì có cảm
giác căng.
- Sẩn phù thường chỉ tồn tại vài giờ rồi biến mất không để lại dấu vết gì.
- Ví dụ mề đay, da vẽ nổi.
7) SẸO (scar)

Sẹo có thể phì đại do sự phát triển quá mức củ a chất tạo keo hoặc có thể teo.
Trên mặt sẹo, da trơn mỏng và không có các phần phụ như lông và tuyến.
8) TRT (erosion)
- Hay còn gọi là lở.
- Thượng bì bò tróc mất.
- Ví dụ săng giang mai, Lyell.
9) LOÉT (ulceration)
- Da bò tổn thương mất đến tận lớp bì, do đó khi lành để lại sẹo.
- Ví dụ loét trong bệnh hạ cam mềm.
10) TEO (atrophy)

3


- Teo thượng bì: thượng bì mỏng đi, da có nhiều nếp nhăn, dễ xếp nếp, hơi trong
nên có khi thấy được tónh mạch bên dưới. Nhưng trong trường hợp teo do viêm
hay thương tích, da trơn không còn những đường rãnh mặc dù dễ xếp nếp.
- Teo bì: da bò lõm xuống, teo bì có thể đi kèm với teo thượng bì, chẳng hạn như
vết rạn da.
11)

XƠ HÓA (sclerosis)

- Da cứng lại do xơ hóa lớp bì.
- Sờ nắn dễ phát hiện được hơn là nhìn, da cứng như gỗ, không di động và rất
khó véo da, bề mặt thường có tăng hay giảm sắc tố.
- Ví dụ bệnh xơ cứng bì.
12)

RẠN DA (striae)


- Da lõm xuống dạng đường dài khoảng vài cm, thường xảy ra do da bò kéo
căng quá nhanh.
- Bề mặt vết rạn có thể mỏng hay nhăn nheo, màu hồng hay đỏ, lúc đầu gồ cao
sau đó sẽ phẳng ra và nhạt màu dần.
13)

VẢY (scale)

Là những phiến thượng bì mỏn g tróc trên mặt da.
Có nhiều loại như vảy phấn, vảy phiến mica hay thật dày như vỏ sò.
14)

MÀI (crust)

- Là khối huyết thanh đông lại trong có bạch cầu đa nhân, hồng cầu, vi khuẩn
hay sợi nấm.
- Tùy theo nguyên nhân mà mài có màu sắc khác nhau, như vàng (huyết thanh),
vàng xanh (mủ), đen (máu).
15)

VẾT XƯỚC (excoriation)
4


- Do chấn thương gây ra cho lớp trên của da.
- Nếu lớp sừng bò tổn thương ta có 1 vết trắng hồng ở xung quanh.
- Nếu lớp gai bò tổn thương tiết chất đông lại thành mài.
- Trong trường hợp nhú bì bò tổn thương thì tiết chất có lẫn máu, khi đông lại
thành mài đen và dính.

16)

LICHEN HÓA (lichenification)

- Do gãi hay cọ xát thường xuyên.
- Da dày có màu nâu, các rãnh ngang dọc nằm sâu vẽ thành những ô không
đều, láng, bóng, sáng, đôi có vảy hay vết xước.
- Thường gặp trong bệnh chàm mạn tính.
17)

MỤN NƯỚC (vesicle)

- Thương tổn nhỏ hơn 5mm, nhô cao trên mặt da và chứa đầy chất lỏng.
- Sau khi hình thành một thời gian, mụn nước vỡ ra chảy nước và đóng mài như
trong bệnh chàm cấp, tổ đóa.
18)

BÓNG NƯỚC (bullous)

- Cấu tạo tương tự mụn nước, nhưng đường kính lớn hơn 5mm.
- Bóng nước có thể căng hay chùng, chứa dòch trong hay đục hay dòch máu.
- Thường gặp trong bệnh pemphigus, Duhring.
19)

MỤN MỦ (pustule)

Thương tổn nhô cao, chứa mủ.
- Mụn mủ thượng bì, cạn, hình bán cầu, có thể căng hay xẹp , thường phát sinh
từ mụn nước hay bóng nước bò bội nhiễm.
- Mụn mủ nang lông: nhọn, căng, có quầng viêm rộng và đáy cộm hơn những

mụn mủ cạn.
5


20)

GIÃN MẠCH (telangiectasia)

Nhìn thấy mạch máu dưới da dãn thành đường song song, màu tím.

III. CÁCH SẮP XẾP CÁC DẠNG THƯƠNG TỔN DA
Thương tổn căn bản của nhiều bệnh da thường gặp có thể sắp xếp theo những
mô hình đặc biệt. Do đó, để đi đến chẩn đoán, bên cạnh việc nhận diện các
thương tổn căn bản, ta cần phải phân tích hình dáng, kiểu sắp xếp của các
thương tổn trong tương quan vò trí giữa chúng với nhau và kiểu phân bố của
chúng trên toàn cơ thể.
1)

HÌNH DẠNG VÀ KIỂU SẮP XẾP CỦA CÁC THƯƠNG TỔN
THƯỜNG GẶP

Đònh nghóa

Ví dụ

Mảng


Bờ rõ


Vẩy nến



Bờ gián đoạn

Chàm

Dạng đường

Nevus thượng bì

Vòng

U hạt vòng, hồng ban vòng

Hình cung

Mycosis fungoide

Đa cung

Mề đay

Dạng herpes

Viêm da dạng herpes

Dạng zoster


Zona

Hình bia

Hồng ban đa dạng

Ly tâm

Nấm da, lao da

6


2)

KIỂU PHÂN BỐ TRÊN CƠ THỂ

- Khu trú, lan tỏa, toàn bộ cơ thể.
- Một bên, hai bên cơ thể hay đối xứng.
- Vùng không được che đậy, vùng dễ cọ xát, vùng tập trung các tuyến mồ hôi,
tuyến bã, vùng ấm và ẩm.
Trong thực tế có nhiều vò trí cơ thể có thể chọn lọc cho một số bệnh.
- Vùng tiết bã: mụn trứng cá, viêm da tiết bã.
- Vùng phơi bày ánh sáng: lupus đỏ.

3)

MỘT SỐ HIỆN TƯNG, DẤU HIỆU THƯỜN G GẶP

Để chẩn đoán bệnh da, trong một số trường hợp người ta còn dựa vào mộ t số

hiện tượng hay là một số nghiệm pháp, dấu hiệu.
Dấu hiệu

Giải thích

Ví dụ

Hiện tượng Koebner

Sang thương mới xuất Vảy nến, lichen phẳng
hiện sau chấn thương
da.

Dấu hiệu Nikolsky

Bóng nước lan rộng Pemphigus

thông

dưới một áp lực vừa thường, Lyell
phải.
Lichen hóa

Tiếp theo sự gãi hay Lichen hóa khu trú hay
chà xát liên tục

lan tỏa

7



8



×