Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bao cao thuc tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.66 KB, 13 trang )

Sinh viên: Hoàng Thị Thu Chuyên đề tốt nghiệp
ĐT: 0984181125
LỜi NÓI ĐẦU
Nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề đặc biệt quan tâm của các Ngân hàng thương
mại. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Song, phải làm thế nào để
quy mô tín dụng Ngân hàng mở rộng nhưng phải đảm bảo được chất lượng hoạt động đó là
một công việc không dễ dàng đối với các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn(NHNo&PTNT) huyện Lục Nam nói riêng. Khi mà
khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất-đối tượng vay vốn chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro.
Cho đến nay, hoạt động tín dụng đối với cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện
Lục Nam đã từng bước đi lên, gặt hái được những thành công đáng kể. Tuy nhiên do các
nguyên nhân chủ quan, khách quan chất lượng tín dụng đối với khách hàng là hộ sản xuất
vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, chưa thực hiện tốt. Cũng bởi đây là nhiệm vụ phức
tạp, khó khăn đòi hỏi nhiều công sức về kiến thức, kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu
kinh tế. Vì vậy trong quá trình thực tập tốt nghiệp tôi đã lựa chọn đề tài “ Giải pháp nâng
cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Lục Nam - Tỉnh Bắc
Giang”. Với khả năng và trình độ của mình, tôi chỉ xin đưa ra một vài ý kiến nhỏ trong
khối giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất mà các nhà kinh tế, các
cán bộ Ngân hàng ít nhiều đang đề cập đến.
MỞ ĐẦU
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất 1
Sinh viên: Hoàng Thị Thu Chuyên đề tốt nghiệp
ĐT: 0984181125
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá cần huy động các yếu tố như: Lao
động, đất đai, công nghệ, vốn,… Trong đó nguồn vốn vay của các Ngân hàng và các tổ
chức tín dụng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hộ. Với tư cách là
người bạn đồng hành của Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, trong những năm qua
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn(NHNo&PTNT) Việt Nam với các chi
nhánh của mình đã và đang là kênh chuyển tải vốn chủ yếu đến hộ sản xuất, góp phần tạo
công ăn việc làm giúp người dân làm giàu chính đáng bằng sức lao động của mình. Tuy


nhiên công tác cho vay hộ sản xuất có tính chất phức tạp như món vay nhỏ lẻ, chi phí
nghiệp vụ cao, địa bàn hoạt động rộng, chế độ tín dụng ban hành còn chưa đồng bộ, chưa
ăn khớp với các chính sách Nông nghiệp-Nông thôn, các thủ tục hành chính tuy đã bước
đầu thực hiện cải cách nhưng vẫn còn rườm rà, chồng chéo, việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất còn chậm,…nên việc cho vay hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
Chính vì các lý do đó nên hiện nay nhiều chi nhánh NHNo&PTNT còn gặp nhiều khó khăn
trong hoạt động tín dụng. NHNo&PTNT huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang tuy đã đạt được
những thành tựu hết sức khả quan về vấn đề chất lượng tín dụng nhưng cũng không tránh
khỏi một số khó khăn khi mà khách hàng có quan hệ với Ngân hàng đa số là hộ nông
dân(chiếm tỉ lệ trên 90% trong tổng dư nợ).
Xuất phát từ vai trò của nguồn vốn tín dụng đối với sản xuất của các hộ và thực trạng của
kinh tế hộ nên tôi chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang” làm chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất và chất lượng
tín dụng, đánh giá vai trò của tín dung đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất.
- Phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện
Lục Nam trong thời gian qua.
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất 2
Sinh viên: Hoàng Thị Thu Chuyên đề tốt nghiệp
ĐT: 0984181125
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất, những nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Tập trung vào một số vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất và thực
tiễn hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Lục Nam qua các năm

( 2007-2009). Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của
NHNo&PTNT huyện Lục Nam đối với hộ sản xuất.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình viết chuyên đề tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp suy luận.
5. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường và chất lượng tín dụng đối với
hộ sản xuất.
Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Lục Nam.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT huyện Lục Nam.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG ĐỐi VỚi HỘ SẢN XUẤT
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất 3
Sinh viên: Hoàng Thị Thu Chuyên đề tốt nghiệp
ĐT: 0984181125
1.1 HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐi VỚi PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ
1.1.1 Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường
1.1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: “Hộ sản xuất là tất cả những người cùng sống
chung trong mái nhà, nhóm người đó bao gồm những người cùng huyết tộc và cùng sản
xuất”.
Theo các nhà kinh tế học Việt Nam: “Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ trực tiếp hoạt
động sản xuất, kinh doanh là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh”.
1.1.1.2 . Đặc điểm của kinh tế hộ sản xuất.
Khác với những hình thức tổ chức kinh tế khác, trong kinh tế hộ sản xuất các thành viên
thường có mối quan hệ với nhau về mặt hôn nhân và huyết thống do đó trong kinh tế hộ
gia đình có sự thống nhất giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng các tư liệu sản xuất, có sự

thống nhất giữa quản lý và lao động trực tiếp. Các thành viên trong gia đình đều tham gia
vào toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất trên cả hai cương vị kiểm tra giám sát và sản
xuất chính. Theo đó đã tạo ra ý thức trách nhiệm cao của từng thành viên đối với tất cả các
khâu cũng như kết quả cuối cùng của quá trình lao động sản xuất.
1.1.1.3. Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1.3.1. Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực ở nông thôn.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông thôn, trình độ lao
động còn hạn chế. Từ khi chuyển nền kinh tế từ quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo song vẫn bị co
hẹp cả về quy mô và số lượng do đó lực lượng lao động trong khu vực đã giảm đáng kể.
1.1.1.3.2. Nền kinh tế hộ góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên và
công cụ lao động.
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất 4
Sinh viên: Hoàng Thị Thu Chuyên đề tốt nghiệp
ĐT: 0984181125
Từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo cơ chế thị trường, hộ sản xuất
được công nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao quyền sử dụng quản lý đất
lâu dài, đã tạo động lực thúc đẩy các hộ sản xuất khai thác có hiệu quả nguồn lực, tài
nguyên thiên nhiên tại chỗ, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
Nhờ chính sách trao quyền sử dụng đất cho người sản xuất lâu năm, người nông dân nhận
thấy lợi ích thiết thực nên việc sử dụng quỹ đất một cách có khoa học và tiết kiệm.
1.1.1.3.3. Kinh tế hộ có khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế hộ
sản xuất hàng hoá.
Trong cơ chế thị trường có sự tự do cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch
vụ,… Là một đơn vị kinh tế tự chủ hộ sản xuất hoàn toàn tự chủ trong việc hoạch toán
kinh tế và đề ra các mục tiêu sản xuất kinh doanh, dịch vụ của mình như: Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Nhằm mục tiêu cuối cùng là có lãi điều đó đòi
hỏi sự không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bằng việc tăng cường đầu
tư, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Kinh tế hộ có quy mô nhỏ đã tạo ra ưu thế về quản lý, năng động trong việc thích ứng với

những biến động của thị trường. Ngoài ra còn có chính sách khuyến khích, hỗ trợ của
Đảng và Nhà nước kinh tế hộ ngày càng phát triển lớn mạnh, vươn lên khẳng định vai trò
và vị trí trên thị trường.
1.1.1.3.4. Kinh tế hộ thúc đẩy sự phân công lao động dẫn tới chuyên môn hoá và tạo khả
năng hợp tác trên cơ sở cùng có lợi.
Từ chỗ các hộ sản xuất chỉ sản xuất thuần nông, lạc hậu, manh mún,…đã không phát huy
được các quan hệ sản xuất, không thúc đẩy được sản xuất hàng hoá phát triển. Một vài năm
trở lại đây, kinh tế hộ đã từng bước tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu nông thôn, thông qua việc
phát triển và có sự chuyên môn hoá trong các lĩnh vực nhỏ. Như vậy nếu chuyên môn hoá
làm cho năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm tốt hơn thì hợp tác hoá được hoàn
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×