Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hình tượng nghệ thuật trong thơ nữ thái nguyên (qua thơ trần thị vân trung, nguyễn thúy quỳnh, lưu thị bạch liễu)​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRỊNH VĂN QUỲNH

HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NỮ THÁI NGUYÊN
(Qua thơ Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh,
Lưu Thị Bạch Liễu)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÁI NGUN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRỊNH VĂN QUỲNH

HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NỮ THÁI NGUYÊN
(Qua thơ Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh,
Lưu Thị Bạch Liễu)
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG ĐIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan ḷn văn “Hình tượng nghệ thuật trong thơ nữ Thái
Nguyên” (Qua thơ Trần Thị Vân Trung, Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn
Thúy Quỳnh) là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn không sao chép
của bất cứ ai. Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các
công trình khác.
Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên
các tác phẩm, tạp chí, các trang website theo danh mục tài liệu tham khảo của
luận văn.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Trịnh Văn Quỳnh

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc cùng những tình cảm chân thành tới
TS.Hoàng Điệp - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về sự hướng
dẫn tận tình, đầy đủ, chu đáo và đầy tinh thần trách nhiệm của cô trong toàn bộ
quá trình em hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Ban chủ nhiệm
Khoa Ngữ Văn và các thầy cô giáo Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ em thực hiện đề tài luận văn này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Trịnh Văn Quỳnh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
7. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 7
NỘI DUNG ......................................................................................................... 8
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH TƯỢNG NGHỆ
THUẬT VÀ THƠ NỮ THÁI NGUYÊN.......................................................... 8
1.1. Những vấn đề lí luận về hình tượng nghệ thuật và hình tượng nghệ
thuật trong thơ trữ tình ......................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm hình tượng, hình tượng nghệ thuật .......................................... 8

1.1.2. Hình tượng nghệ thuật trong thơ trữ tình ................................................ 10
1.2. Thơ nữ Thái Nguyên trong dòng chảy thơ ca quê hương .......................... 11
1.2.1. Giới thiệu về thơ Thái Nguyên đương đại và các nhà thơ nữ Thái Nguyên.. 11
1.2.2. Giới thiệu về ba nhà thơ Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh,
Lưu Thị Bạch Liễu............................................................................................. 12
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 16

iii


Chương 2: HÌNH TƯỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NỮ
THÁI NGUYÊN (QUA THƠ TRẦN THỊ VÂN TRUNG, NGUYỄN
THÚY QUỲNH, LƯU THỊ BẠCH LIỄU) .................................................... 17
2.1. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Trần Thị Vân Trung......................... 17
2.1.1. Người tình đắm say, người vợ thủy chung .............................................. 17
2.1.2. Người mẹ minh triết và vẻ đẹp mẫu tính ................................................. 20
2.2. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Thúy Quỳnh ....................... 22
2.2.1. Người phụ nữ với những nỗi niềm thân phận ......................................... 22
2.2.2. Người phụ nữ với trái tim yêu bình dị mà sâu sắc .................................. 28
2.3. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Thị Bạch Liễu .......................... 35
2.3.1. Cái tôi cô đơn của người phụ nữ ............................................................. 35
2.3.2. Cái tôi bất an, không yên ổn .................................................................... 40
2.3.3. Tình yêu trong thơ Lưu Thị Bạch Liễu ................................................... 43
Chương 3: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
THƠ NỮ THÁI NGUYÊN (QUA THƠ TRẦN THỊ VÂN TRUNG,
NGUYỄN THÚY QUỲNH, LƯU THỊ BẠCH LIỄU) ................................. 55
3.1. Hình tượng thời gian trong thơ Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy
Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu................................................................................ 55
3.1.1. Thời gian hoài niệm trong thơ Trần Thị Vân Trung ............................... 55
3.1.2. Thời gian hiện tại với cảm nhận cá nhân trong thơ Lưu Thị Bạch Liễu ....... 60

3.1.3. Thời gian đêm tối trong thơ Nguyễn Thúy Quỳnh.................................. 64
3.2. Hình tượng không gian trong thơ Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy
Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu................................................................................ 69
3.2.1. Hình tượng không gian quê hương gần gũi, thân thiết trong các sáng
tác của ba nhà thơ .............................................................................................. 69
3.2.2. Những không gian riêng .......................................................................... 74
KẾT LUẬN....................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 89

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc với
nhiều phong cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử, là vùng đất cách mạng và là một
trong những tỉnh có tớc đợ phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất cả
nước. Thêm vào đó, Thái Nguyên còn là mợt trong ba tỉnh có sớ lượng các
trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp lớn nhất cả nước. Chính
những điều này đã là ng̀n cảm hứng cũng như nguồn đề tài phong phú để cho
các nhà văn, nhà thơ Thái Nguyên sáng tác.
Cũng hòa cùng với sự phát triển của thơ ca Việt Nam đương đại, các tác
phẩm thơ của các nhà thơ Thái Nguyên vừa mang nét chung của các nhà thơ
cùng thời vừa mang những đặc điểm riêng của thơ Thái Nguyên. Góp phần tạo
nên sự lớn mạnh của thơ Thái Nguyên không thể không kể đến sự đóng góp
của các nhà thơ nữ. Nếu như các nhà thơ nam mang đến cho thơ sự mạnh mẽ,
phóng khoáng thì thơ của các nhà thơ nữ chúng ta bắt gặp sự nhẹ nhàng, sâu
lắng nhưng cũng chứa đầy những tình cảm đằm thắm, mãnh liệt. Trong những
nhà thơ nữ Thái Nguyên, chúng ta thấy nổi bật lên ba gương mặt tiêu biểu, đó
là nhà thơ Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh và Lưu Thị Bạch Liễu.

Ba nhà thơ với ba thế hệ khác nhau ngồi những nét giớng nhau thì
chúng ta thấy họ còn để lại dấu ấn trong lòng độc giả bởi những nét riêng có
của mình. Việc lựa chọn ba nhà thơ ở ba thế hệ để nghiên cứu là một sự nỗ lực
nhằm kiến giải sự khác biệt được biểu hiện trong thơ Thái Nguyên nói chung
và ba nhà thơ nói trên. Đó sẽ là nguồn tư liệu tài liệu tham khảo cho rất nhiều
người nghiên cứu, giảng dạy, học tập về văn học Thái Nguyên.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, các bài viết, các cơng trình
nghiên cứ về những đặc điểm nội dung, phong cách nghệ thuật của các nhà thơ
Thái Nguyên nói chung, của ba nhà thơ Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy
Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu nói riêng vẫn cịn hạn chế. Chúng tơi ḿn dành
1


cơng trình nghiên cứu đầu tiên của mình để nghiên cứu về ba nhà thơ nữ Thái
Nguyên mà bản thân đã từng gặp gỡ và quen biết, kính trọng và cũng là tư liệu
cho các bạn giáo viên dạy văn trong tỉnh Thái Nguyên có thêm hướng tiếp cận
với văn học địa phương. Vì những lí do nói trên, chúng tơi chọn đề tài: “Hình
tượng nghệ thuật trong thơ nữ Thái Nguyên”(Qua thơ Trần Thị Vân
Trung, Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh) làm vấn đề nghiên cứu cho
luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về thơ Thái Nguyên
Thái Nguyên là mảnh đất có truyền thớng văn hóa, văn học, có những
điều kiện tḥn lợi để nuôi dưỡng và phát triển truyền thống văn học nói chung
và thơ ca nói riêng. Thơ Thái Nguyên đã có một chặng đường lịch sử lâu dài
với những tên tuổi như Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh,
Trần Thị Việt Trung, Hồ Thủy Giang, Nguyễn Đức Hạnh… Với những nhà thơ
thuộc thế hệ những nhà thơ trước, với những sáng tác được khẳng định, những
nghiên cứu về thơ của các tác giả này cũng được quan tâm trong nhiều bài báo
khoa học, là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên luận, luận văn, luận án, đề

tài nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm… Trong các cơng trình nghiên
cứu ấy có thể kể đến các bài viết của Nguyễn Kiến Thọ. Trong các bài nghiên
cứu của mình anh đã khẳng định vai trò, đóng góp của các nhà thơ Thái
Nguyên với chặng đường hơn 30 năm phát triển. Anh viết về các nhà thơ trẻ
trong bài “30 năm thơ Thái Nguyên” trên báo điện tử Văn nghệ Thái Nguyên:
“Những đóng góp của thơ Thái Nguyên thời kì đầu cịn phải kể đến những nhà
thơ trẻ. Họ cũng là thế hệ đầu tiên cùng với các bậc tiền bối góp phần tạo dựng
nền móng cho thơ Thái Nguyên. Đó là Trần Thị Vân Trung, một giảng viên đại
học, một chuyên gia giáo dục tại nước bạn Campuchia, thơ của chị duyên dáng
một cách hồn hậu thể hiện một tâm hồn nữ sĩ khao khát mà kín đáo, mãnh liệt
mà dịu dàng, khổ đau mà lạc quan…” [27].

2


Có thể nói, với những nghiên cứu đó, sáng tác của các nhà thơ Thái
Nguyên tiêu biểu đã được tìm hiểu trên nhiều phương diện, từ nợi dung đến
hình thức nghệ tḥt, từ ngơn ngữ, hình ảnh đến cấu trúc, nhịp điệu hay những
sáng tạo mới mẻ và những nỗ lực cách tân nghệ thuật trong thơ. Nói đến thơ nữ
Thái Nguyên, Nguyễn Kiến Thọ cũng dành những lời ngợi ca cho những đóng
góp của các nhà thơ nữ trong sự phát triển của thơ ca đương đại Việt Nam nói
chung và thơ Thái Nguyên nói riêng: “Thơ nữ Thái Ngun trong thời điểm
hiện tại, ít nhiều đã có được vị thế nhất định trong thơ nữ Việt Nam đương đại.
Những tác giả nữ Thái Nguyên là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như Trần Thị
Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh, Cao Hồng, và bên cạnh đó là Minh Thắng,
Lưu Thị Bạch Liễu… là những đại diện xứng đáng của thơ nữ Thái Nguyên,
cũng là những gương mặt khá quen thuộc của thơ nữ Việt Nam hiện đại. Tác
phẩm của họ đã là đối tượng nghiên cứu của các luận văn, luận án, những
cơng trình nghiên cứu về thơ Thái Nguyên cũng như thơ các dân tộc thiểu số
Việt Nam thời kì hiện đại.”[27] (Ba mươi năm thơ Thái Nguyên). Hay trong

một số luận văn tốt nghiệp Đại học, Luận văn ThS cũng đã đền cập đến những
đóng góp của các nhà Thái Nguyên đối với sự phát triển thơ ca cũng như văn
học nghệ thuật của tỉnh nhà. Có thể kể đến luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị
Tuyến với đề tài “Thế giới nghệ thuật trong thơ trẻ Thái Nguyên” [29] , Luận
văn ThS của Trần Thị Lan “Thơ Thái Ngun dưới góc nhìn sinh thái” [52]
hay dưới dạng những bài viết, những dòng cảm nhận trên các trang báo mạng.
Hành trình nghiên cứu về thơ Thái Nguyên đã và đang diễn ra không
ngừng, đó vẫn là mảnh đất màu mỡ cho những ai quan tâm và yêu mến thơ của
các nhà thơ Thái Nguyên có thể tìm hiểu, khai thác để tìm ra những cái hay, cái
mới, cái thú vị trong những sáng tác đầy tâm huyết của các nhà thơ trên mảnh
đất này.

3


2.2. Lịch sử nghiên cứu về thơ của ba nhà thơ Trần Thị Vân Trung, Nguyễn
Thúy Quỳnh và Lưu Thị Bạch Liễu
Trong những năm gần đây, dưới sự hướng dẫn của các giảng viên thuộc
Đại học Thái Nguyên, đã có những luận văn đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu về
thơ của các nhà thơ Thái Nguyên nói chung cũng như thơ của ba nhà thơ Trần
Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh và Lưu Thị Bạch Liễu nói riêng, tuy
nhiên những nghiên cứu này cịn rất khiêm tớn.
Việc nghiên cứu thơ nữ Thái Nguyên hiện đại được nhiều người quan
tâm. Ngày 20/10/2009, tại Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo thơ nữ Thái
Ngun đương đại. Tham gia hợi thảo có nhiều nhà phê bình, nhiều nhà thơ
như: Vũ Đình Toàn, Nguyễn Kiến Thọ, Phạm Văn Vũ, Ma Trường Nguyên…,
tại Hội thảo đã giới thiệu một số tập thơ, bài thơ đánh giá trên phương diện nội
dung tư tưởng. Tại Hội thảo, chúng ta thấy những nhận xét, đánh giá hữu ích
như thơ của các chị làm cho người đọc thấy yêu đời hơn, bởi họ quá đẹp, đepj
trong tình yêu, hạnh phúc và trong cả nỗi đau. Qua thơ của các nhà thơ nữ,

người đọc thấy mình ḿn sớng tớt đẹp hơn.
Đánh giá về nhà thơ Lưu Thị Bạch Liễu, Tạ Văn Sỹ viết trên trang
wedsite Lưu tộc Việt Nam (ngày 19/9/2014): “Thơ Lưu Thị Bạch Liễu giàu nữ
tính mà cũng đầy cá tính, nhạy cảm và tinh tế trong quan sát và trong liên
tưởng và cách biểu đạt hàm xúc, sắc nét. Đây là thơ của một cây bút chắc tay
và có ý thức sáng tạo. Người đọc tin rằng nhà thơ nữ trẻ này còn tiếp tục
những bước thong dong rộng dài và ngày càng đằm thắm”[60].
Khi nói về nữ sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Kiến Thọ viết “Ẩn ức
trong đêm thơ Nguyễn Thúy Quỳnh” trên trang mạng Văn học Việt: “Không
gian tinh thần trong thơ Nguyễn Thúy Quỳnh như bị nêm cứng bởi những lịch
lí, khơng dễ gì tháo gỡ hay vứt bỏ. Cảm giác tù túng châm ngòi cho sự sụp đổ.
Thơ Nguyễn Thúy Quỳnh là những mảnh vỡ của trạng thái tinh thần ấy” [28].
4


Hay nhận xét thơ Vân Trung, tác giả Nguyễn Kiến Thọ trong bài viết 30
năm thơ Thái Nguyên nhân dịp Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Văn học nghệ
thuật tỉnh Thái Nguyên (1987 - 2017): “Đó là Trần Thị Vân Trung....thơ của
chị duyên dáng một cách hồn hậu thể hiện một tâm hồn nữ sĩ khao khát mà kín
đáo, mãnh liệt mà dịu dàng, khổ đau mà lạc quan”[27].
Đặc điểm thơ nữ Thái Nguyên cũng không ngoài đặc điểm chung của thơ
nữ nói chung đó là rất giàu nữ tính: dịu dàng, đằm thắm mà mãnh liệt, ý thức
sâu sắc về giá trị nhân phẩm và nỗi bất hạnh của cá nhân nhưng vẫn giàu nghị
lực, khát vọng và tình yêu. Các nhà thơ nữ Thái Nguyên không chỉ tạo nên vẻ
đẹp riêng của mình mà cịn thể hiện tầm nhìn và bóng dáng rất rõ của họ qua
thế giới nghệ thuật trong thơ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thơ của họ chưa
thành hệ thống và chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về các đặc điểm thế
giới nghệ thuật trong thơ của họ. Thực hiện đề tài “Hình tượng nghệ thuật
trong thơ nữ Thái Nguyên qua thơ: Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh,
Lưu Thị Bạch Liễu”, chúng tơi hi vọng sẽ có những đóng góp mới, bù đắp vào

khoảng trống đó. Trong khuôn khổ của mợt ḷn văn, chúng tơi sẽ cớ gắng tìm
hiểu và trình bày để làm rõ được nét riêng về thế giới nghệ thuật qua thơ của
các tác giả nữ Thái Nguyên và bản sắc văn hóa thể hiện trong thơ của họ
Tuy nhiên, để đi sâu vào hiểu hết thơ của họ, con người họ qua thơ thì
vẫn còn nhiều đất trống. Chúng tôi hiểu rằng, điều đó vừa là thuận lợi nhưng
đồng thời cũng là thách thức không nhỏ trong quá trình thực hiện luận văn. Với
tinh thần làm việc nghiêm túc và sự cố gắng trong quá trình nghiên cứu, chúng
tơi hi vọng ḷn văn sẽ góp thêm cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn trong công tác
nghiên cứu, đánh giá và phê bình các nhà thơ nữ trên. Đồng thời chúng tôi cũng
mong muốn, khi hoàn thành luận văn sẽ là một trong những công trình tham
khảo trong quá trình giảng dạy tại trường chuyên nghiệp cũng như trong
chương trình văn học địa phương ở các nhà trường phổ thông.

5


3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi nghiên cứu đề tài này với mục đích :
Nhằm lí giải, cắt nghĩa những nét đặc trưng mang tính bản sắc riêng của
ba nhà thơ thuộc ba thế hệ khác nhau.
Đề tài chỉ đi sâu tập trung nghiên cứu vào các tập thơ tiêu biểu của ba
nhà thơ từ góc nhìn nợi dung biểu hiện cái tôi cá nhân và thế giới nghệ thuật
không gian và thời gian mang tính đặc trưng của vùng miền.
Đánh giá những thành công và đóng góp của ba nhà thơ trong nền văn
học thơ Thái Nguyên.
Đề tài cũng giúp người viết hiểu thêm về con người và phong cách sáng
tác của các nhà thơ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu như đã nêu ở trên,chúng tơi thực hiện
các nhiệm vụ sau:

Vận dụng lí thút về lí ḷn văn học để đi sâu tìm hiểu.
Tìm hiểu khái quát về ba nhà thơ và đi sâu vào các tập thơ có giá trị của
các nhà thơ .
Tìm hiểu về c̣c đời và những ́u tớ đã tạo nên những nét đặc sắc cho
ba nhà thơ.
Tìm hiểu đặc điểm thơ của ba nhà thơ trên một số phương diện nội dung
và nghệ thuật thơ.
Xác định những đóng góp của ba nhà thơ cho thơ Thái Nguyên.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: những đặc sắc trong hình tượng nghệ thuật thơ nữ Thái
Nguyên: Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu
Phạm vi nghiên cứu : Đi sâu vào nghiên cứu các tập thơ của các nhà thơ
và chỉ ra được sự khác biệt của ba thế hệ nhà thơ.
6


Nguyễn Thúy Quỳnh thể hiện qua ba tập thơ: “Giá mà em từ chối ”,
“Mưa mùa đơng”, “Những tích tắc quanh tôi”.
Lưu Thị Bạch Liễu với các tập thơ: “Sông Cầu đang chảy đâu đây”,
“Cõi tôi”, “Trường Sa ơi Trường Sa”
Trần Thị Vân Trung với các tập thơ: “Hoa bất tử”, “Xin đừng té nước
vào em”
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp: Làm rõ những đặc điểm chính về nội
dung và hình thức của các tập thơ tiêu biểu của ba nhà thơ làm cơ sở để đưa ra
các nhận định, kết luận thuyết phục và có ý nghĩa khoa học.
Phương pháp đối chiếu so sánh: So sánh, đối chiếu giữa các sáng tác của
từng nhà thơ; giữa các tác giả, tác phẩm khác nhau, giữa các giai đoạn văn học
khác nhau... để có những kết luận cần thiết.
Phương pháp hệ thớng: hệ thớng hóa các nét riêng, những điểm chung

trong thế giới nghệ thuật trong thơ của ba nhà thơ.
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: sử dụng những kiến thức lý luận văn
học chung để làm nền tảng cho những kết luận khoa học.
7. Đóng góp của luận văn
Khẳng định được những thành tựu và đóng góp của Trần Thị Vân Trung,
Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu trong thơ Thái Nguyên.
Luận văn thể hiện rõ sự khác biệt trong phong cách sáng tác của ba thế
hệ khác nhau khi viết về thơ Thái Nguyên.
Đồng thời ở mức độ nào đó, luận văn cũng đóng góp làm tài liệu tham
khảo cho công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy về văn học Thái Nguyên.
8. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Nội dung:
Chương 1: Giới thuyết chung.
Chương 2: Hình tượng cái tôi trư tình trong thơ nữ Thái Nguyên (Qua
thơ Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu)
Chương 3: Hình tượng không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ nữ
Thái Nguyên (Qua thơ Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị
Bạch Liễu)
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.

7


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT
VÀ THƠ NỮ THÁI NGUYÊN
1.1. Những vấn đề lí luận về hình tượng nghệ thuật và hình tượng nghệ

thuật trong thơ trữ tình
1.1.1. Khái niệm hình tượng, hình tượng nghệ thuật
Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật
dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh đợng, điển hình, nhận thức trực
tiếp bằng cảm tính.
Khái niệm hình tượng nghệ tḥt: Mỗi mợt loại hình nghệ thuật sử dụng
chất liệu riêng biệt để xây dựng hình tượng. Chất liệu của hội họa là đường nét,
màu sắc, của kiến trúc là mảng khối, của âm nhạc là giai điệu, âm thanh. Ngôn
từ là chất liệu của văn học cho nên hình tượng nghệ thuật là hình tượng của
ngơn từ.
Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong
cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2010 thì
Hình tượng nghệ thuật là “Sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh và tái tạo
hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, của hư cấu nghệ thuật, người nghệ sĩ
sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng
và tình cảm của mình, giúp con người thể hiện ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi
quan hệ có ý nghĩa mn màu, muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh.
Nhưng khác với những nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩa
và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lý, công thức mà bằng hình
tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự
việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình
đời, tình người qua một chất liệu cụ thể” [15, tr. 147].

8


Như vậy, hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ
tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Khi nói
đến hình tượng nghệ thuật, người ta thường nghĩ tới hình tượng con người như:
hình tượng tập thể như hình tượng nhân dân, hình tượng Tổ quốc, hình tượng

cá nhân nhân vật như hình tượng chị Dậu, hình tượng Chí Phèo… với những
chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú.
Nhưng cũng cần lưu ý rằng: hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sớng
nhưng tái hiện mợt cách có chọn lọc thơng qua trí tưởng tượng và tài năng của
tác giả (chứ không sao chép y nguyên những hiện tượng có thật). Qua đó, các
hình tượng tạo ra được những ấn tượng sâu sắc, những day dứt, trăn trở không
nguôi đối với bạn đọc. Mặt khác, hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện
những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, vừa có khả năng khái quát, bợc lợ được
bản chất của con người hoặc sự vật theo quan niệm của tác giả.
Tóm lại, theo Từ điển thuật ngữ văn học, qua hình tượng nghệ thuật,
“Người đọc không chỉ thưởng thức “bức tranh” hiện thực, mà còn thưởng thức cả
nét vẽ, màu sắc, nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy. Hình tượng nghệ thuật
thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật” [15, tr. 148].
Một trong những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hình
tượng nghệ thuật trong thơ của ba nhà thơ Nữ Thái Nguyên: tác giả Trần Thị
Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu - nên người viết muốn
làm rõ hơn khái niệm lý thuyết lý luận có liên quan nữa đó là khái niệm về hình
tượng tác giả trong sáng tác nghệ thuật.
* Hình tượng tác giả:
Trong ćn Từ điển tḥt ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi (2010) thì Hình tượng tác giả là “Phạm trù thể hiện cách tự ý
thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trị văn học của mình trong tác phẩm,
một vai trò được người đọc chờ đợi … hình tượng tác giả trong tác phẩm văn
học gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội, tư thế văn học rất đa dạng của

9


mình”[15, tr. 149]. Theo đó, cơ sở tâm lý hình tượng tác giả là hình tượng “cái
tôi” trong nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp, mang đậm cá tính sáng

tạo của tác giả. Cũng theo quan niệm của các tác giả ćn Từ điển tḥt ngữ văn
học, thì “ phạm trù hình tượng tác giả chẳng những cho phép nhận ra phong cách
cá nhân, mà cịn giúp tìm hiểu hệ thống của văn bản tác phẩm, mối quan hệ của
nó với ý thức về vai trị xã hội và văn học của bản thân văn học” [15,tr. 150].
1.1.2. Hình tượng nghệ thuật và hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ
Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,
(2010) Thơ trữ tình là một “thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình,
trong đó những cảm xúc, những suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình
trước các hiện tượng đời sống được thực hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá
thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu
hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả
năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc
của tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học” [15,tr. 317].
Hình tượng nghệ thuật trong thơ trữ tình thường được biểu hiện qua cái
“ tơi” trữ tình. Tuy nhiên, hình tượng nghệ tḥt là sáng tạo của người nghệ sĩ.
Hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái tạo bằng
tưởng tượng. Bởi vậy mà thế giới nghệ thuật thường sẽ vơ cùng phong phú.
Cái tơi trữ tình là một sản phẩm độc đáo trong thế giới hình tượng do
người nghệ sĩ sáng tạo nên. Trong quá trình sáng tác, cái tôi nghệ sĩ bước vào
thế giới nghệ thuật và trở thành một hình tượng trọn vẹn.
Cái “tôi” trữ tình là mợt trong những ́u tớ quan trọng bợc lộ tư tưởng
và phong cách của mỗi nhà thơ. Đó chính là tâm trạng, là cảm xúc, là thế giới
nội tâm của nhà thơ trước hiện thực khách quan. Do vậy, tìm hiểu hình tượng
nghệ thuật trong thơ trữ tình khơng thể khơng tìm hiểu về cái “tơi” trữ tình
trong thơ, nhờ đó người đọc có được cái nhìn thấu đáo và toàn diện về thế giới
cảm xúc và tư duy nghệ thuật của nhà thơ.

10



1.2. Thơ nữ Thái Nguyên trong dòng chảy thơ ca quê hương
1.2.1. Giới thiệu về thơ Thái Nguyên đương đại và các nhà thơ nữ Thái Nguyên
Thái Nguyên có đầy đủ các điều kiện thuận lợi về truyền thống văn hóa,
thắng cảnh cũng như nhân lực để có mợt nền văn học phát triển mạnh. Cũng
như tiến trình phát triển của văn học cả nước, văn học nói chung và thơ ca Thái
Nguyên nói riêng cũng được phát triển bắt đầu từ văn học dân gian, thơ ca dân
gian. Ngoài số lượng người Kinh chiếm đa số thì Thái Nguyên còn là nơi tập
trung của các dân tộc anh em như Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao,
H'Mông và người Hoa cho nên có mợt nền văn hóa rất phong phú, đa dạng.
Văn học Thái Ngun chính là tổng hịa của tất cả những giá trị văn học dân
gian và đương đại của các dân tộc anh em đang sinh sớng trên địa bàn Thái
Ngun. Nó vừa chứa đựng những ng̀n sớng trong mạch chảy chung của văn
hóa cợng đờng người Việt Nam nói chung vừa tích tụ những nét bản sắc mang
tính đặc trưng riêng của cộng động dân cư Thái Nguyên.
Bước sang thế kỉ XXI, cùng với sự chuyển mình về mọi mặt kinh tế, văn
hóa, xã hợi, Thái Nguyên đang từng ngày thay da đổi thịt. Theo đó nền văn học
Thái Nguyên trong đó có thơ ca có bước tiến mới, đạt được nhiều thành tựu
mới cả về số lượng, giá trị tác phẩm cũng như đội ngũ sáng tác. Thơ ca Thái
Nguyên đã kịp thời phản ánh sự lớn mạnh của quê hương cũng như phản ánh
những tâm tư của con người trước những đổi thay của c̣c sớng. Hịa vào dịng
chảy văn chương của thời đại, sự xuất hiện của hàng loạt các nhà thơ mới bên
cạnh những nhà thơ cũ với nhiều lứa tuổi, nhiều thể loại, nhiều bút pháp khác
nhau đã làm cho kho tàng thơ ca nói riêng, văn chương Thái Nguyên nói chung
ngày càng thêm phong phú, tiêu biểu là: Trần Thị Vân Trung, Võ Sa Hà, Ma
Trường Nguyên, Minh Thắng, Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh,
Hồng Tớ Nga, Cao Hờng... Trong thơ của mình, các nhà thơ đều ít nhiều tự
tạo cho mình mợt hướng đi riêng, khơng hòa lẫn với nhau: có nhà thơ thì nhẹ
nhàng, có nhà thơ lại mạnh mẽ, thách thức hoặc khiêm nhường, gai góc hoặc

11



dịu êm... Tuy có những nét rất riêng như vậy nhưng giữa các nhà thơ vẫn có sự
gặp ngỡ nhau trong nỗi b̀n, sự cơ đơn và đều có sự bứt phá về thi pháp thơ.
Đóng góp khơng nhỏ cho sự lớn mạnh của thơ ca Thái Nguyên đó là các
cây bút nữ. Trong sớ các cây bút này có những người khơng chỉ đóng góp vai
trị của mình trong dòng thơ ca Thái Nguyên mà còn có những đóng góp cho
thơ nữ Việt Nam đương đại như Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh,
Cao Hồng, Lưu Thị Bạch Liễu … Các nhà thơ nữ Thái Nguyên mỗi người một
vẻ đã điểm tô những nét duyên dáng, mềm mại bên cạnh những góc cạnh, mạnh
mẽ của các cây bút nam. Chính các chị đã góp phần làm cho thơ ca Thái
Nguyên thêm nhiều màu sắc và có sự hấp dẫn riêng.
1.2.2. Giới thiệu về ba nhà thơ Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh,
Lưu Thị Bạch Liễu
1.2.2.1. Nhà thơ Trần Thị Vân Trung
* Tiểu sử
Trần Thị Vân Trung tên thật là Trần Thị Việt Trung, sinh năm 1956 tại
Thái Nguyên. Chị là ham học, say mê nghiên cứu khoa học và là một trong
những nhà thơ nữ có đóng góp không nhỏ cho thơ Thái Nguyên.
Sinh ra và lớn lên khi đất nước còn khó khăn, gia đình túng thiếu nhưng
với mợt ý chí nỗ lực và phấn đấu mạnh mẽ, chị đã đạt được rất nhiều thành tựu
trong lĩnh vực khoa học, giáo dục và thơ văn.
Ngay từ năm thứ 2 Đại học Vân Trung đã được Khoa Ngữ văn - ĐH Sư
phạm Việt Bắc cử đi tham dự Hợi thảo Khoa học Tồn q́c. Tớt nghiệp ĐH
khi cịn rất trẻ (21 tuổi), chị đã được Trường ĐH Sư phạm giữ lại giảng dạy.
Năm 1977, chị được cử đi học Cao học. Từ đây chị được tiếp sức trên con
đường làm nghiên cứu khoa học, tích lũy kiến thức để giúp chị tiếp tục giảng
dạy và nghiên cứu của mình.
Tháng 12/1979, Vân Trung là mợt trong 10 người đầu tiên có trình độ
Cao học của trường Đại học Sư phạm Việt Bắc lúc bấy giờ. Trong giai đoạn


12


khó khăn của đất nước, nhiều người đã phải bỏ nghề giáo để tìm đường mưu
sinh. Nhưng với niềm say mê với nghề, chị đã bám trụ với trường, lớp.
Chị cùng với một số nhà giáo được cử sang công tác giúp nước bạn
Campuchia một thời gian. Trong thời gian xa nhà, nỗi nhớ chồng, nhớ con đã
được chị thể hiện trong những dòng thơ thấm đẫm tâm sự. Tập thơ đầu tay
“Xin đừng té nước vào em” ra đời đã được sự đón nhận của đông đảo bạn đọc
và là ng̀n đợng viên, khích lệ để chị sáng tác và tiếp tục cho ra mắt bạn đọc
những tập thơ tiếp theo, trong đó có 2 tập thơ được trao tặng giải thưởng Quốc
gia và Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên.
Ngoài làm thơ, Trần Thị Vân Trung cịn là mợt nhà khoa học với tinh thần
làm việc khơng biết mệt mỏi. Chị đã có nhiều cơng trình khoa học cấp nhà nước
được đánh giá rất cao. Ngoài ra chị cịn là cán bợ quản lí đầy kinh nghiệm.
Năm 1995: Phó trưởng ban Đào tạo và Nghiên cứu khoa học
- Năm 1997: Phó trưởng ban Đào tạo và Nghiên cứu khoa học & Hợp tác
quốc tế.
- Năm 2003: Trưởng ban Đào tạo và Nghiên cứu khoa học & Hợp tác
quốc tế.
- Năm 2004: Được phong Phó giáo sư
- Năm 2005: Trưởng Ban Khoa học và Công nghệ
- Năm 2008: Giám đốc - Tổng Biên tập NXB Đại học Thái Ngun
Hiện nay chị là UV BCH hợi nữ trí thức VN tại Thái Ngun, UV hợi
đờng lí ḷn phê bình Văn học Nghệ thuật TW, Hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam và tham gia mợt sớ tổ chức chính trị khác.
* Các tác phẩm thơ
- Xin đừng té nước vào em (Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Thái, 1989)
- Sao đôi xa xăm (NXB Thanh niên, 1991)

- Khoảng cách cuối cùng (NXB Thanh niên, 1999)
- Hoa bất tử (NXB Thanh niên, 2011)

13


1.2.2.2. Nguyễn Thúy Quỳnh
* Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh
Nguyễn Thúy Quỳnh sinh ngày 09/10/1968. Quê gốc nhà thơ ở Nghĩa
Hưng - Nam Định nhưng nhà thơ lại sinh sống nhiều năm ở xã Hà Thượng,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, nhà thơ đang có hộ khẩu thường
trú tại phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.
Năm 1989, Nguyễn Thúy Quỳnh tốt nghiệp khoa Ngữ Văn - trường đại
học Sư phạm Việt Bắc. Chị từng có thời gian làm giáo viên của trường Phổ
thông Trung học Đại Từ sau đó được chuyển công tác sang làm ở Tỉnh đoàn
Thái Nguyên. Nguyễn Thúy Quỳnh là hội viên Hội nhà báo Việt Nam và hội
viên Hội nhà văn Việt Nam. Hiện nay, Nguyễn Thúy Quỳnh là thạc sĩ văn học,
giữ chức vụ Phó chủ tịch Hợi Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Tổng biên
tập báo Văn nghệ tỉnh Thái Nguyên.
* Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thúy Quỳnh
Ngay từ thời còn rất nhỏ tuổi, Nguyễn Thúy Quỳnh đã có một niềm đam
mê sáng tác văn chương. Đến năm 1982, khi mới 14 tuổi, nhà thơ đã cho ra đời
tác phẩm đầu tay, in trên Tạp chí Văn nghệ Bắc Thái.
Năm 2003, Nguyễn Thúy Quỳnh bắt đầu công tác tại Hội Văn học Nghệ
thuật của tỉnh. Cũng bắt đầu từ đây, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ thật sự bước
sang một trang mới với tư cách là một nhà thơ, một nhà báo chuyên nghiệp.
Nguyễn Thúy Quỳnh đã cho cho xuất bản hai tập thơ là: "Giá mà em từ
chối" (Nxb Văn hóa dân tộc, H.2002), "Mưa mùa đông" (Nxb Hội nhà văn,
H.2004) và mới đây nhất, vào tháng 11/2011 nhà thơ đã cho ra mắt tập thơ thứ
ba với tên gọi "Những tích tắc quanh tơi" viết về sự trải nghiệm mới của nhà

thơ về cuộc đời.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Thúy Quỳnh cũng đạt được
một số giải thưởng cao về văn học của trung ương như: Giải nhì về thơ của Ủy
ban tồn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho tập thơ

14


"Mưa mùa đông", Giải thưởng của tạp chí Văn nghệ Qn đợi, của Tạp chí Văn
hóa các dân tợc Việt Nam. Với những giải thưởng đã đạt được, thơ Nguyễn
Thúy Quỳnh đã bước đầu khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn thi ca
Việt Nam.
Nguyễn Thúy Quỳnh là một nhà thơ có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của
người làm thơ, đó chính là ý thức của mợt con người có trách nhiệm với cợng
đờng. Nhà thơ từng đưa ra quan niệm: "Mình khơng giúp được gì cho những
thân phận nhỏ bé và bất hạnh thì mình chia sẻ bằng trang viết". Cũng chính vì
ý thức đó mà nhà thơ đã có sự chuyển biến lớn về xu hướng sáng tác, từ việc
chủ yếu viết về cuộc đời chính mình, về gia đình, tình u nhà thơ đã chuyển
hướng sự quan tâm, lo lắng, trăn trở đến những điều rợng lớn hơn, vượt hẳn ra
ngồi phạm vi bản thể để hướng tới cộng đồng xã hội.
Nhà thơ quan niệm: "Mình khơng giúp được gì cho những thân phận nhỏ
bé và bất hạnh thì mình chia sẻ bằng trang viết". Đó chính là ý thức của một
nhà thơ có trách nhiệm, điều này đã trở thành một tư tưởng chi phới xun śt
q trình sáng tác về sau này của Nguyễn Thúy Quỳnh.
1.2.2.3. Nhà thơ Lưu Thị Bạch Liễu
* Tiểu sử
Lưu Thị Bạch Liễu sinh 25/12/1973 tại Thành phố Thái Nguyên. Với
Lưu Thị Bạch Liễu chúng ta thấy chị là con người ham học hỏi, đa tài. Chị đã
học rất nhiều chuyên ngành khác nhau nhưng lại không có ngành nào liên quan
đến nghệ tḥt. Chị tớt nghiệp chuyên ngành Toán của trường Đại học Sư

phạm Thái Nguyên năm 1994. Một năm sau chị tốt nghiệp chuyên ngành tiếng
Anh, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1995, chị nhận bằng ĐH tiếng Trung
của trường ĐH Thái Nguyên. Năm 2017, chị tớt nghiệp lớp Cao cấp chính trị Học viện Chính trị Q́c gia Khu vực 1.
Sau khi tớt nghiệp ĐH Sư phạm, Bạch Liễu không đi dạy mà chuyển
sang làm một cán bộ công an tại Công an tỉnh Thái Nguyên (Từ 1994 đến

15


2004). Với tính cách ưa khám phám, thích “rong chơi” nên tháng 12/2004 chị
chuyển sang làm phóng viên báo Sài Gòn giải phóng và đến năm 2013 chị
chuyển hẳn về công tác tại Hội nhà báo tỉnh Thái Nguyên.
* Các tác phẩm
- Cõi tôi - Tập thơ 2007
- Sông Cầu đang chảy đâu đây - Tập thơ 2009
- Nửa đêm gió lùa - Tập truyện ngắn 2011
- Nở muộn - Tập thơ 2013
- Trường Sa! Ơi, Trường Sa! - Tập thơ 2014

Tiểu kết chương 1
Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu là những
nhà thơ nữ tiêu biểu của nền thơ Thái Nguyên. Cả ba nhà thơ đều có mợt q
trình hoạt đợng sáng tác lâu dài cho đến tận ngày nay, trong sáng tạo nghệ thuật
mỗi người lại có mợt quan niệm riêng, khơng giớng nhau. Chính điều này đã
góp phần tạo nên phong cách riêng cho mỗi nhà thơ. Đây cũng là những nhà
thơ đạt được nhiều giải thưởng ấn tượng của cả Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh
Thái Nguyên cũng như giải thưởng của Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

16



Chương 2
HÌNH TƯỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NỮ THÁI NGUYÊN
(QUA THƠ TRẦN THỊ VÂN TRUNG, NGUYỄN THÚY QUỲNH,
LƯU THỊ BẠCH LIỄU)

2.1. Hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ Trần Thị Vân Trung
2.1.1. Người tình đắm say, người vợ thủy chung
Đọc thơ Vân Trung, ta thấy đây chính là câu chuyện tình yêu được chị
viết bằng thơ. Với giọng thơ trẻ trung, yêu đời và say đắm trong tình yêu,
chúng ta được chứng kiến những cung bậc cảm xúc của tình u. Những ngày
đi cơng tác xa nhà, những dòng thơ gửi cho người chồng yêu dấu với những nét
tinh nghịch được chị gửi về cho người chồng ở nhà:
Khơng Trung - anh có nhớ
Chơi vơi - một cánh diều?
Mây trắng - xin dệt áo
Choàng bọc trái tim u!
(Mây trắng -Phnơm Pênh, 1986)
Lới chơi chữ hóm hỉnh nhưng ẩn chứ sâu trong từng câu chữ là nỗi
nhớ người chồng. Xa anh, em như cánh diều chơi vơi, liệu anh có giớng
như em khơng?
Nhà thơ cũng khơng giấu giếm nỗi lịng khi nhớ đến những nờng ấm,
nhớ đến những cái ơm của chờng. Mạnh bạo thể hiện nỗi lịng, thể hiện khao
khát mãnh liệt yêu đương của người đàn bà trỗi dậy trong thơ chị. Chị đã dám
nói thật nỗi lịng mình, dám thể hiện khát khao được u thương của mình qua
những dòng thơ gửi về người chờng yêu dấu.
Em cứ run lên - trong nỗi nhớ cồn cào
Cứ muốn nép mình dưới vịm ngực nở,
Cứ lả mềm đi như lá úa
Trong cánh tay Anh - khỏe, ấm, nồng nàn!

(Có nỡ xa)
17


Ta bắt gặp một Vân Trung hóm hỉnh, có duyên khi dùng lối chơi chữ để
mà trao yêu thương, nhung nhớ cho người chồng của mình, một Vân Trung đầy
sức sống khao khát yêu đương, không ngần ngại dâng hiến. Đối với Vân Trung,
chị luôn mong ước và cũng luôn cố gắng để xây đắp một tình yêu bất tử:
Em đi tìm hoa bất tử
Chẳng tin - trẻ mãi khơng già!
Nhưng lịng em hằng khao khát
Tình u Bất tử như hoa!
(Hoa bất tử)
Tin tưởng vào tình yêu, thơ Vân Trung là những dòng tâm sự nhẹ nhàng
với người bạn đời của mình. Chị tự thu mình lại, hóa mình thành nhỏ bé trước
mặt người đàn ông của mình, để được che chở, yêu thương. Ta bắt gặp hình
ảnh chị giống như bao người phụ nữ Việt khác, dù ngoài xã hội có làm những
công việc lớn lao gì đi chăng nữa thì khi về với tổ ấm của mình, chị lại trở
thành người phụ nữ của gia đình, cũng yếu đuối và cần được chở che:
Trước anh - em nhỏ bé
Niềm kiêu hãnh xưa như cháy lụi đi rồi
Chút nhan sắc, tài hoa và tuổi trẻ
Cũng trở thành …. vô nghĩa lắm…
(Không đề)
Với Vân Trung, chị luôn hết mình trong tình yêu, chị giống như một cô
gái dại khờ, ngây thơ, không giữ lại chút gì cho mình. Chị yêu say đắm, yêu
bằng cả trái tim. Có tình yêu, cuộc đời trở nên tươi đẹp biết bao. Chị ngợi ca
tình yêu, chị thấy tình yêu giống như một cơn mưa xuân tưới đẫm tâm hồn
mình, chảy trôi đi những muộn phiền của cuộc sống:
Anh như cơn mưa chợt đến

Thấm dần … ướt đẫm hồn em
Trôi đi bao nhiêu bụi bặm,
Tan đi bao nỗi ưu phiền …
(Mưa xuân)

18


Đang say đắm trong tình yêu, đang được tận hưởng những cảm xúc ngọt
ngào của trái yêu đương thì lại phải chia xa, thơ Vân Trung bật lên nỗi nhớ
nhung, khắc khoải “Có xa ngàn vạn dặm/ Mới hiểu thấu “trăng thề”/ Mới biết
còn khắc khoải/ Mới biết còn đam mê” để rồi tâm hồn trở nên lạnh giá, mọi thứ
đều trở nên vô nghĩa ngày xa anh, đến nỗi “Môi nhạt màu son thắm/ Má phai sắc
hồng đào…” và trái tim thì “Trái tim dường tan nát/ Lại cháy lên nỗi niềm…. /
Tâm hồn dường nguội lạnh/ Lại nhớ thương triền miên…” (Ngày xa anh)
Tình yêu nồng cháy thế nhưng không phải không có những lúc giận hờn.
Đã có lúc chị tự hỏi, tự dằn vặt bởi những lỗi lầm của người yêu, chị âm thầm
khóc cho sự rạn nứt vô hình trong tình yêu đôi lứa, nhưng những kỉ niệm xưa
cứ ùa về, để chị không dám nghĩ tiếp:
Đã bao lần em định viết về anh
Về sụ thật giữ lòng ta - hai đứa
Nhưng kỉ niệm xưa, khiến em chẳng nỡ
Viết cái điều - emm nghĩ về anh!
(Điều không muốn viết)
Chị sợ rằng khi sự thật được phơi bày ra thì sẽ không còn gì có thể níu
kéo lại được. Chị tiếc, chị buồn cho những kỉ niệm đã qua. Chính vì không thể
nói ra được nên:
Đã bao lần anh biết trong đêm
Nước mắt đã hoen vàng gối trắng?
Chuyện chúng mình … trong tận cùng sâu thẳm

Đã bao lần tiếng nấc nuốt vào trong
(Điều không muốn viết)
Khổ đau là vậy, nhưng với bản chất hiền lành nên chị đành một mình
nuốt những nỗi đau ấy vào trong, để cố gắng xây dựng lại một tình yêu đẹp. Sự
vị tha, trái tim nhân hậu của chị đã được đáp đền, để đến bây giờ, chị cười, chị
vui trong niềm vui của tình yêu gia đình, vui với tiếng cười của con cháu:

19


×