Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Văn hóa làng trong truyện ngắn kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.13 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***************

HOÀNG VŨ THỊ THU HÀ

VĂN HÓA LÀNG
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS.
Nguyễn Phương Hà giảng viên khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận
tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các
thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức về văn học và
tạo điều kiện tốt nhất để em có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Để hoàn
thành khóa luận này, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình,
bạn bè, những người thân là điểm tựa vững chắc giúp em hoàn thành tốt nhiệm
vụ học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Hoàng Vũ Thị Thu Hà



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự
hướng dẫn của ThS. Nguyễn Phương Hà. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào. Nếu phát hiện có bất kì sự sai lệch nào, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Hoàng Vũ Thị Thu Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1...................................................................................................... 7
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................................... 7
1.1. Đặc trưng văn hóa làng xã Việt Nam ......................................................... 7
1.1.1. Làng xã Việt Nam mang tính cộng đồng ................................................ 8
1.1.2. Làng xã Việt Nam mang tính chất tự trị ............................................... 10
1.2. Tác giả Kim Lân ....................................................................................... 11
1.2.1. Cuộc đời ............................................................................................... 11
1.2.2. Sự nghiệp.............................................................................................. 12
1.3. Đóng góp của Kim Lân về đề tài văn hóa làng trong văn học Việt Nam

hiện đại ............................................................................................................ 13
CHƢƠNG 2.................................................................................................... 15
NHẬN DIỆN VĂN HÓA LÀNG VÀ NHỮNG KIỂU NHÂN VẬT ĐẶC
TRƢNG TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN......................................... 15
2.1. Các kiểu loại làng quê Việt ...................................................................... 15
2.1.1. Làng quê truyền thống .......................................................................... 16


2.1.2. Làng xóm ngụ cư................................................................................... 24
2.1.3. Làng xóm thời kì cải cách ruộng đất..................................................... 29
2.1.4. Làng xóm tản cư .................................................................................... 32
2.2. Những kiểu nhân vật đặc trưng trong truyện ngắn Kim Lân ................... 36
2.2.1. Nhân vật nghệ sĩ .................................................................................... 36
2.2.2. Nhân vật thượng võ ............................................................................... 42
2.2.3. Nhân vật nhỏ bé, đời thường ................................................................. 47
KẾT LUẬN .................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Kim Lân là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Sự nghiệp văn học của Kim Lân tuy không đồ sộ nhưng lại rất
đặc sắc và khó trộn lẫn bởi lối viết văn giản dị, gần gũi, dễ hiểu. Một số
truyện ngắn của ông được xếp vào hàng xuất sắc trong văn xuôi Việt Nam thế
kỉ XX, có thể kể đến tác phẩm: Vợ nhặt, Làng, Con chó xấu xí... Là nhà văn
luôn lấy hiện thực cuộc sống làm chất liệu sáng tác, Kim Lân đã vẽ lên bức
tranh làng quê với vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt Nam trong sáng, yêu
đời. Hồn quê đã thấm đẫm vào ông, khiến cho hầu hết các truyện ngắn của
ông đều có dáng dấp và hình ảnh của làng quê Việt và của chính bản thân tác

giả.
1.2. Kim Lân được biết đến là nhà văn của làng quê Việt. Chính bởi vậy,
để tạo nên những trang văn thấm đẫm không gian văn hóa làng quê Kinh Bắc
cũng như tạo dựng phong cách riêng khi viết về đề tài nông thôn Việt Nam,
Kim Lân đã thể hiện sự am hiểu, tài năng khám phá, yếu tố đời sống, lối sống
và phông văn hóa làng xã Việt Nam. Bản thân là người cầm bút, Kim Lân
hiểu rằng chiều sâu của các tác phẩm không chỉ là những mối quan hệ đơn
thuần về quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội mà còn là mối quan hệ về văn hóa.
Văn hóa chính là chất liệu để tạo nên đề tài, chủ đề… góp phần nuôi dưỡng
văn học phát triển. Bởi vậy, hướng tiếp cận tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa
sẽ cắt nghĩa một cách đầy đủ hơn về tác phẩm của nhà văn.
1.3. Hiện nay những truyện ngắn của Kim Lân được giảng dạy ở nhiều
cấp học trong nhà trường: THCS, THPT. Vì thế tìm hiểu đề tài Văn hóa làng
trong truyện ngắn Kim Lân là việc làm mang ý nghĩa khoa học, thực tiễn,
giúp cho học sinh có sự cảm thụ văn chương tinh tế cùng với vốn hiểu biết

1


thêm về phông nền văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán, con người thế kỉ
XX.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kim Lân là cây bút truyện ngắn sớm có chỗ đứng trên văn đàn dân tộc
và là nhà văn được bạn đọc trân trọng, yêu mến. Kim Lân và các truyện ngắn
của ông đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều học giả, độc giả dưới
nhiều góc độ, phương diện khác nhau trước Cách mạng tháng Tám và sau
Cách mạng tháng Tám.
Nổi bật hơn cả và cũng sớm hơn cả là hướng nghiên cứu tập trung vào
nội dung sáng tác của Kim Lân. Đây cũng là điều tất yếu, bởi vấn đề nhà văn
phản ánh cũng chính là chìa khóa để mở cánh cửa những điều trăn trở, quan

tâm của họ trước cuộc đời. Nhà văn Nguyên Hồng trong Những nhân vật ấy
đã sống với tôi kể lại rằng: “Từ giữa những năm 1943 - 1944 ấy, tôi được đọc
mấy truyện của Kim Lân… Thoạt tiên tôi chẳng những không để ý mà còn
thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi, định đả
chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương, hay Hoài Trạch,
Hoài Tâm… lúc bấy giờ vậy. Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện của anh mà
tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại có một cái gì đó
chân chất của đời sống con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung
cảm thắm thiết, đặc biệt là lại gần gũi với mình…” [5]. Đây có thể xem là một
ý kiến rất đáng chú ý khi tìm hiểu truyện ngắn của Kim Lân. Ở những tác
phẩm đầu tay, Kim Lân dường như chưa ý thức phản ánh hiện thực sâu sắc
nhưng chất hiện thực vẫn toát ra một cách tự nhiên từ những hình tượng nhân
vật của ông. Bởi đó thường là những con người sống ở quê hương Kim Lân,
ruột thịt với ông, từ cuộc sống lam lũ bần cùng, họ đã trực tiếp bước vào văn
học.

2


Điểm lại lịch sử nghiên cứu về Kim Lân, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân
cũng đưa ra nhận xét: “Đọc văn Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của những
người dân nghèo vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người dân miền
xuôi mất nhà, mất đất, xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ, bến
sông, một góc phố hay ven một đồn điền, một xóm trại, tiếp tục vật lộn với
miếng sống sơ đẳng hàng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân
vật thân thuộc ấy của ngòi bút mình là “những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó
xỉnh cuộc sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của
chính các nhân vật ấy (...) mạch kể chuyện của Kim Lân dường như bắt rất
nhạy vào những cảnh thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế
khóa, cảnh ăn xin, cảnh chết đường chết chợ, cảnh bị áp bức đọa đày” [2].

Tìm hiểu về quan niệm sáng tác của Kim Lân, nhà nghiên cứu Trần Hữu
Tá cho rằng: “Kim Lân quan niệm viết văn như cách đòi cho mình một thân
phận, một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của
quê hương” [17].
Đáng chú ý nhất là đánh giá của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh. Trong cuốn
Tổng tập văn học Việt Nam, tác giả đã tỏ ra khá tinh tế vá sắc sảo khi nhận
xét về đề tài phong tục và thú chơi đồng quê của Kim Lân. Ông cho rằng:
“Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là
“thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”… Sở dĩ có sự hấp dẫn, không
phải vì ở đấy những tập quán ngộ nghĩnh, kỳ lạ, những thú chơi phiền phức,
cầu kỳ được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã thể hiện lên được
những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ thiếu thốn
mà vẫn yêu đời” [8].
Từ đó, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khái quát nội dung truyện ngắn
Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám 1945: “Đó là những trang số phận của
các đầu thừa, đuôi thẹo, được đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt trang giấy

3


trắng chứa nhân thế, nhân tình hoặc những trang tuy nghiêng về phía phong
tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh… nhưng vẫn biểu hiện một
phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám những
người sống vất vả, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, trong sáng thông minh, tài
hoa” [8].
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã nhận xét về truyện ngắn của Kim
Lân sau Cách mạng tháng Tám bằng cái nhìn biện chứng sắc sảo và quan
điểm lịch sử như: “Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Kim Lân tập trung
vào phương diện xã hội chính trị, của đời sống nông dân gắn liền với vận
mệnh đất nước. Về đề tài này Làng và Vợ nhặt xứng đáng được xem là những

truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại” [9].
Trong Tuyển tập mười năm tạp chí văn học và tuổi trẻ (2003), những
dòng cô đúc đã cố gắng khái quát về truyện ngắn sau cách mạng của Kim
Lân: “Kim Lân vẫn tiếp tục viết về làng quê Việt Nam. Ông thường viết về
những cảnh tội nghiệp, cuộc sống khốn khó đến cùng cực của người nông dân
dưới chế độ cũ và sự đổi đời của họ nhờ cách mạng” [16].
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong Tạp chí văn học số 6 cũng đã
trích dẫn lời nhận xét của tác giả Lữ Huy Nguyên về toàn bộ truyện ngắn Kim
Lân: “Nếu có dịp đọc toàn bộ tác phẩm của Kim Lân mà chủ yếu là truyện
ngắn ta sẽ thấy, ông không chỉ là đại diện văn học của loại nhân vật đầu thừa
đuôi thẹo; ông còn là đại diện văn học sáng giá của những người tài hoa, bặt
thiệp, phong lưu riêng…” [2]. Rõ ràng, trong truyện ngắn Kim Lân, người đọc
dễ dàng bị cuốn hút bởi những tố chất và vẻ đẹp dung dị, kín đáo của con
người làng quê Bắc bộ - những con người lịch lãm, hào hoa và đầy tinh thần
thượng võ.
Khẳng định về tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, tác giả Hà Minh
Đức viết trong Nhà văn nói về tác phẩm cho rằng: “Kim Lân là một trong

4


những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân
đã tạo được cách viết độc đáo… Phải nói rằng Kim Lân viết không
nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc” [3]. Cả
đời văn Kim Lân chỉ chuyên tâm viết truyện ngắn. Truyện của ông thường tập
trung miêu tả sinh hoạt làng quê và hình tượng người nông dân. Nhưng thế
giới nghệ thuật của ông không vì vậy mà bị giảm sức sống và sự hấp dẫn.
Trên đây là một số trong rất nhiều công trình nghiên cứu về con người và
văn chương Kim Lân. Có thể thấy dù tiếp cận và nghiên cứu ở góc độ khác
nhau nhưng nhìn chung ta vẫn nhận thấy dấu ấn văn hóa làng đậm chất trong

các sáng tác của nhà văn được các nhà nghiên cứu quan tâm và bàn tới song
tất cả đều là những bài viết lẻ tẻ, mang tính chất gợi mở. Trên tinh thần tiếp
thu và vận dụng những thành quả nghiên cứu của những người đi trước,
chúng tôi đi sâu tìm hiểu đề tài: Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân
với mong muốn giúp người đọc cảm nhận rõ yếu tố văn hóa đồng thời thể
hiện sự yêu quý, sáng tạo của Kim Lân.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đề tài dưới góc nhìn văn hóa làng, khóa luận giúp cho người
đọc hiểu được pphẩm chất, hào hoa, khí cốt của dân tộc, gắn liền với những nét
đẹp văn hóa làng quê truyền thống.
2.2.3. Nhân vật nhỏ bé, đời thường
Quan điểm sáng tác của Kim Lân là viết cho người nghèo. Bởi vậy như
một lẽ tự nhiên, Kim Lân đã trở thành nhà văn của những con người nghèo
khổ trong xã hội. Cũng do đó chiếm số lượng nhiều nhất trong các sáng tác
của Kim Lân là những nhân vật nhỏ bé, đời thường, kiểu nhân vật thấp cổ bé
họng. Đây là mẫu nhân vật “đầu thừa đuôi thẹo” vô danh tiểu tốt ở chốn làng
quê nông thôn Việt Nam nói chung trong cả hai giai đoạn trước Cách mạng và
sau Cách mạng tháng Tám.
Có thể nói, nhìn người nông dân ở góc độ con người văn hóa, nhà văn
Kim Lân không chỉ dừng lại với những con người thượng võ, tài hoa, bặt
thiệp mang thứ “phong lưu đồng ruộng”. Hay nói cách khác, ông không chỉ
làm sống lại những phong tục, những thú chơi, những sinh hoạt văn hóa
truyền thống của con người ở làng quê Bắc bộ Việt Nam. Kim Lân còn muốn
tạo dựng cái cốt cách tâm hồn của con người Việt - cái cốt cách mà ông cho là
rất cao quý, những con người nghèo mà Kim Lân gọi họ là “Những con người
mà như là những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh của cuộc sống” [15].
Mỗi con người một số phận, một cảnh ngộ khác nhau. Người thì trôi dạt
khốn cùng bởi chiến tranh, đói khát cùng đường, người bị chà đạp, áp bức,
bóc lột, khinh rẻ. Ngòi bút Kim Lân tập trung miêu tả số phận của những con

người đầu thừa đuôi thẹo. Những mẫu người ấy có diện mạo, hồn cốt riêng
biệt, ấn tượng trong nhiều tác phẩm của nhà văn. Họ là những người nghèo
khổ, khốn cùng vậy nhưng dưới ngòi bút của Kim Lân vẫn lấp lánh một vẻ
đẹp tâm hồn, lòng vị tha và đức hy sinh, niềm khát khao sống và thiết tha

47


hạnh phúc. Những nhân vật nhỏ bé đời thường, thấp cổ bé họng, đầu thừa
đuôi thẹo là sự hiện thân của cái nghèo đói, cái khổ, một đứa con người cô
đầu bị mẹ nhẫn tâm bỏ rơi sống chơ vơ, tủi cực trong cuộc sống mưu sinh
(Đứa con người cô đầu), hay người kép già hết thời chỉ biết vùi dập cuộc đời
còn lại của mình trong làn khói thuốc phiện, nghèo túng, mơ màng về thời trẻ
(Người kép già)… Nhiều hơn cả là những người nông dân nghèo không sống
nổi ở làng phải bỏ làng đi phiêu bạt khắp nơi, tất cả họ đều giống nhau ở cái
đói, cái nghèo. Ta còn bắt gặp thế giới của những người nông dân nghèo khổ
vốn là hạ lưu của cái xã hội cũ, những người nông dân hiền lành chất phác ở
miền xuôi mất nhà, mất ruộng đất xiêu dạt lên miền ngược, túp vào một xó
chợ bên sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền, một xóm trại, tiếp tục
vật lộn với miếng cơm manh áo hàng ngày. Trong truyện ngắn Vợ nhặt đó là
anh cu Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ và cả những con người sống vất vưởng
trong xóm ngụ cư, lúp xúp, tối om, một vùng đất ảm đạm, tối tăm của kiếp
người nhỏ bé trong xã hội. Bản thân họ đều mang thân phận của người nông
dân sống trong bối cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám nghèo đói, khốn
khổ và phải xiêu dạt đến nơi khác chỉ vì miếng cơm, manh áo. Cuộc sống
cùng cực, họ phải đi tha hương cầu thực từng ngày, từng bữa kiếm miếng ăn
để mưu sinh. Hình ảnh người vợ nhặt, áo quần “tả tơi như tổ đỉa”, gầy sọp
trên cái “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt” [12, 153] cũng
vất vả trong cuộc sống mưu sinh, ngồi đợi nhặt hạt rơi, hạt vãi, hay có công
việc gì gọi đến thì làm và chẳng ai biết thị đến từ đâu, tên họ là gì và dường

như cũng không có ai quan tâm đến thị… Nhân vật như một minh chứng rõ
nét cho hạng người bần cùng trong xã hội hiện thực đương thời.
Chính vì thế mà trên hành trình khám phá và thể hiện những người nông
dân Việt Nam ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ, Kim Lân đã tập trung xoáy vào
chủ đề sức sống mãnh liệt của con người ngay trong những lúc cùng quẫn,

48


tuyệt vọng nhất. Đây chính là một biểu hiện cụ thể nhất của con người văn
hóa làng xã Việt Nam. Rất nhiều truyện của Kim Lân nói chung không chỉ
khám phá và thể hiện mà còn khẳng định bản chất lành mạnh, khỏe khoắn
trong nhân cách của người lao động, như khẳng định một chân lý. Điều này
có lẽ tập trung tiêu biểu nhất ở nhân vật Tràng, vợ Tràng, bà cụ Tứ - mẹ
Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt. Anh Tràng lấy vợ trong hoàn cảnh giữa nạn
đói đã mang đến cho con người một niềm tin mãnh liệt về sự sống đang tắt lụi
dần giữa cảnh đói khát, chết chóc, thê lương, ảm đạm. Cụ thể là Tràng đem lại
cho “người vợ nhặt” - con người đói rách có cơ hết sống ấy một chỗ dựa tin
cậy, tồn tại, khiến chị ta vốn chao chát, chỏng lỏn đã sớm hoàn lại tính tình
hiền hậu, đúng mực. Và với bản thân Tràng cũng thế - anh tự thấy mình “nên
người” hơn, anh cảm thấy phải có “trách nhiệm” và “bổn phận” đối với gia
đình hơn. Tất cả càng làm cho người đọc thấm thía hơn về vẻ đẹp trong tâm
hồn những con người nghèo, cần lao cơ cực, cái chết luôn cận kề sự sống
nhưng họ vẫn luôn yêu thương, cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn luôn ước ao
thèm khát hạnh phúc - dù đó chỉ là hạnh phúc nhỏ nhặt, tầm thường. Đây
cũng chính là một biểu hiện cơ bản cho kiểu con người duy tình của làng xã
Việt Nam. Những người dân nghèo với nhau có những cư xử đẹp trong khó
khăn, hoạn nạn. Lối sống duy tình ấy đã tạo nên sự giúp đỡ, tương trợ nhau
gắn bó thành chất keo cố kết gia đình và cộng đồng.
Đáng nói hơn nữa, ở nhân vật bà cụ Tứ - mẹ anh Tràng - một người mẹ

già nua, nghèo khó có tấm lòng nhân hậu và rất yêu thương con. Bà đã thương
con mà chấp nhận người đàn bà xa lạ về nhà làm dâu mình. Thương con, bà
lại càng thương hơn đứa con dâu tội nghiệp của mình. Có lẽ, có một sự đồng
cảm cũng là đàn bà con gái với nhau nên bà cảm thấy xót thương cho “người
vợ nhặt”. Tình thương của bà thật lớn lao và cảm động. Đó là một thứ tình
thương rất gần với bản năng, một lòng thương xót tự nhiên giữa mẹ và con,

49


giữa con người với con người. Tình thương này đặc biệt tiêu biểu cho tấm
lòng của người phụ nữ Việt Nam có từ ngàn đời. Nhưng điều quan trọng là ở
bà cụ Tứ, chính là niềm tin và khát vọng sống lớn lao trong tâm hồn bà. Chính
bà đã thắp lên ngọn lửa hy vọng vào cuộc sống cho vợ chồng Tràng. Bữa cơm
đầu tiên, bà đón tiếp nàng dâu mới chỉ với vài bát cháo loãng cùng lùm rau
chuối thái (cả nhà cùng ăn) và một nồi “chè khoán” nấu loãng cám mà bà cho
là “ngon đáo để”, “xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy!” [12,160]. Bà nói
toàn là chuyện vui, chuyện sung sướng sau này. Trên cái khuôn mặt bủng beo
của bà, luôn hiện lên niềm vui và cả sự lo âu khi gia đình có thêm thành viên
mới. Tình thương của bà cụ Tứ thật lớn lao và cảm động. Chính tình thương
này đã góp phần xua đuổi cái bóng đen của đói khát và cái chết ra khỏi cuộc
sống của con người. Đó cũng chính là vẻ đẹp thuộc về tâm hồn Việt, văn hóa
Việt [15].
Nhân vật Đoàn trong truyện ngắn Ông lão hàng xóm cũng vậy. Đoàn bị
quy oan theo quốc dân Đảng, đang bị truy bức, làm nhục. Không chỉ có Đoàn,
mà cả đồng đội của anh - những chiến sĩ trung kiên của Cách mạng như Mùi
cũng bị quy oan và đã bị bắt. Những lời hát của ông lão hàng xóm như một
ngụ ý về thói đời oan nghiệt, về nỗi oan khúc của kiếp người, về lòng đồng
cảm đầy ân tình, cảm động nhưng không dám công khai trong tình cảnh khắc
nghiệt lúc bấy giờ. Điều đáng nói là nhân vật Đoàn trong lúc bị đày ải, bị ép

cung, bị dồn tứ phía, kể cả bà con và người thân, nhưng anh đã hai lần tâm
niệm, như tự thề nguyền với lương tâm và dũng khí của mình: “phải sống”.
Tác giả để cho Đoàn tâm niệm: “Và Đoàn chết đi, liệu đã thoát chưa? Hay là
rồi đây người ta sẽ cho rằng Đoàn trốn đấu tranh? Bị đồng bọn cắt đứt đầu
mối? Không, Đoàn phải sống! Cho dầu hoàn cảnh có đắng cay, tủi nhục đến
chừng nào đi nữa, Đoàn cũng phải sống. Tình thương yêu và bổn phận làm
cha, làm chồng day dứt trong lòng, Đoàn không thể trốn mà đi được” [12,

50


206]. Hai lần, hai tiếng “phải sống” vang lên như một sự quyết đấu, giành lại
chỗ đứng của thân phận giữa thời buổi đảo điên đó. Đây là kiểu con người bất
hạnh, chịu nhiều đau khổ trong cuộc đời, nhưng vẫn luôn tiềm ẩn trong người
một khát vọng sống, một niềm tin, niềm hy vọng vào tương lai, vào cuộc sống
mới có thể làm thay đổi cuộc đời. Có thể nói rằng sức sống của nhân dân là
bất tử, không sức mạnh nào có thể hủy diệt được. Cường quyền, bạo lực, bom
đạn, cái đói, tất thảy đều trở nên bất lực đến mức thảm hại trước sức sống
mãnh liệt của con người. Các tác phẩm của Kim Lân như những bài ca ngợi
ca sự sống, ngợi ca sự bất tử của con người, rộng hơn là của người Việt, tính
cách Việt, tâm hồn Việt. Và đó cũng chính là cốt cách của con người văn hóa
làng xã.
Khi nhìn vào loại nhân vật này với tư cách là con người văn hóa, chúng
ta không thể không nhắc đến tình cảm và trách nhiệm tự nhiên của họ đối với
số phận và sự tồn vong của đất nước. Phải kể đến là nhân vật ông Hai trong
tác phẩm Làng. Với ông Hai, yêu làng tức là yêu nước, gắn bó với số phận và
danh dự của làng cũng chính là gắn bó với số phận và danh dự của đất nước.
Khi nghe tin đồn, làng mình theo giặc, ông Hai tâm niệm: “Không thể được!
Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” [12, 143]. Đúng
là một thái độ lựa chọn dứt khoát, mặc dù phải chịu đau đớn. Trong những

năm tháng kháng chiến, trước họa xâm lăng, bất kể ai là con dân của nước
Việt đều đem lòng mến yêu và trách nhiệm đối với sự an nguy của đất nước.
Thật tự nhiên, họ đã vô cùng gắn bó với quê hương, đất nước trong khung
cảnh thời chiến. Lòng yêu nước đã trở thành một giá trị tinh thần cao quý
chảy trong huyết quản của mỗi người. Có thể nói giá trị tinh thần cao nhất
trong con người văn hóa đó chính là lòng yêu nước một cách tự nhiên máu
thịt, cảm động và bền bỉ. Đó cũng chính là cái mạch nguồn thiêng liêng trong
văn hóa Việt.

51


Có thể thấy, Kim Lân đã ưu ái hơn rất nhiều khi viết hình tượng người
nông dân và đặc biệt là những số phận nhỏ bé, đời thừa của họ. Phát hiện ra
những điểm đáng quý của họ để rồi từ đó ngợi ca, phẩm chất, lối sống tình
làng nghĩa xóm của mỗi nhân vật. Khi soi chiếu hình tượng người nông dân
dưới góc nhìn văn hóa làng xã, chúng tôi đã khẳng định lại một lần nữa giá trị
của văn hóa người Việt xưa. Không gian làng xã khép kín, eo hẹp, cùng với
đó là tổ chức kết cấu của mô hình cấu trúc làng xã tự quản, tự trị hiện diện
trong mỗi tác phẩm. Những người nông dân chất phác, thật thà dù sống trong
môi trường nào đi chăng nữa thì vẫn luôn ánh lên vẻ đẹp của tình người, tấm
lòng vị tha, nhân ái và biết bao phẩm chất tốt đẹp của họ. Lối sống duy tình,
duy nghĩa ăn sâu và luôn chảy trong huyết quản của mỗi người, để rồi từ đó
làm thức tỉnh tâm hồn của họ bất cứ lúc nào. Tình cảm hàng xóm, láng giềng
luôn gắn kết keo sơn giúp cho con người thôn quê hiểu nhau hơn, gần nhau
hơn và từ đó văn hóa Việt theo mãi trong những trang viết của Kim Lân.

52



KẾT LUẬN
Từ việc đi sâu vào tìm hiểu Văn hóa làng trong truyện ngắn của Kim
Lân, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
1. Kim Lân là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại, với các tác
phẩm tiêu biểu như Làng, Vợ nhặt… ông đã tái hiện lại xã hội Việt Nam một
cách sắc nét qua những trang viết của mình, đặc biệt là ở hai mảng đề tài:
người nông thôn và văn hóa phong tục làng quê Bắc Bộ. Ở cả hai mảng đề tài
Kim Lân đều thể hiện một cách sắc nét những hiểu biết của mình để xây dựng
lên bức tranh làng quê mộc mạc giản dị và ông xứng đáng là một cây bút xuất
sắc trong nền văn học Việt Nam.
2. Theo hướng tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa, chúng tôi đã triển khai
một số vấn đề cơ bản để tìm hiểu văn hóa làng trong các sáng tác của Kim Lân.
Cụ thể như sau:
Ở chương thứ hai, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu các sáng tác của Kim Lân
về đề tài nông thôn Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám qua một số
đặc trưng nhất của văn hóa làng xã đó là:
Thứ nhất, xác định một số kiểu làng quê qua các thời kì: làng quê truyền
thống, làng xóm ngụ cư, làng xóm trong thời kì cải cách ruộng đất và làng xóm
tản cư. Đây có thể coi là biểu hiện rõ nhất theo dòng biến thiên của lịch sử. Khi
đi tìm hiểu từng kiểu làng quê chúng tôi phát hiện ra những nét đặc trưng về
không gian văn hóa làng quê. Chúng tôi tìm hiểu bức tranh nông thôn trong các
sáng tác của Kim Lân, đồng thời là lối sống, tình cảm, thói quen của người
nông dân xưa cùng với đó là đặc điểm làng xã Việt Nam. Điều đó đã khẳng
định được bối cảnh không gian làng quê để từ đó tạo dựng lên những nét đặc
sắc trong văn hóa làng xã.
Thứ hai, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những kiểu nhân vật đặc trưng
trong truyện ngắn Kim Lân. Đọc truyện ngắn của Kim Lân người đọc sẽ phát

53



hiện được những kiểu nhân vật đặc trưng sau: Kiểu nhân vật nghệ sĩ chốn làng
quê, kiểu nhân vật thượng võ và những con người bình thường, nhỏ bé. Qua
việc đi sâu vào tìm hiểu từng kiểu nhân vật đã tạo ra bước tiền đề cơ bản để đi
sâu vào khai thác vốn văn hóa phong tục của làng quê truyền thống. Ở đó tồn
tại những trò chơi dân gian như chọi gà, thả chim, đi săn, múa rối nước… thú
vui của những người nông thôn xưa, và cả những phong tục, hủ tục như lễ đuổi
tà trong ngày tết. Đặc biệt là xây dựng kiểu con người mang trong mình tinh
thần, khí phách Việt, thể hiện sức mạnh nội lực, tinh thần dân tộc…
Hiểu rõ như thế, chúng ta sẽ có cơ sở để khám phá đầy đủ hơn về phông
văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, con người cũng như cuộc sống trong văn
chương hiện đại.

54


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài Anh (2003), “Kim Lân nhà tiểu thuyết phong tục sở trƣờng về
miêu tả trạng thái nhân thế”, Tạp chí văn (số 13), hội văn nghệ TP.HCM.
2. Lại Nguyên Ân (1986), “Văn xuôi Kim Lân”, Tạp chí Văn học (số 6).
3. Hà Minh Đức (chủ biên) (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học,
Hà Nội.
4. Lê Văn Hảo (2016) “Về khái niệm tính cộng đồng và tính cá nhân”, Tạp
chí Tâm lí học số 9/24.
5. Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật ấy đã sống với tôi, Nxb Tác phẩm
mới.
6. Nguyễn Văn Hùng (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa.
7. Đặng Thị Huy Lam (2005), Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, Luận văn
Thạc sĩ, ĐHSP. TP.HCM.
8. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn

học, Hà Nội.
9. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Các tác giả văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
10. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
11. Lữ Huy Nguyên (1996), Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học, Hà Nội.
12. Dương Phong (2011), Kim Lân tuyển tập, Nxb Văn học.
13. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
14. Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Nha Trang (2009), “Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim
Lân”, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.
16. Nhiều tác giả (2003), “Tuyển tập 10 năm tạp chí văn học và tuổi trẻ”,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.


17. Nhiều tác giả (2003), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội.
18. .
19. .
20. http://isach/story.



×