Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Soft skills - Kỹ năng mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.4 KB, 9 trang )

SOFT SKILLS - KỸ NĂNG MỀM
Kỹ năng mềm - Quyết định 75% sự thành đạt
Trong buổi phỏng vấn thi tuyển vào công ty Unilever, đang trao đổi về nghiệp vụ kinh
doanh, bất ngờ nhà tuyển dụng hỏi: “Theo em, nếu phi một con dao vừa dùng để phết bơ thì
mặt nào sẽ tiếp đất, mặt phết bơ hay không phết bơ?”. Trước câu hỏi bất thình lình như thế,
bạn sẽ lúng túng hay bạn sẽ mỉm cười và đáp lại câu hỏi bằng một câu trả lời đầy thuyết
phục? Thật ra, ý đồ của các nhà tuyển dụng chính là nằm ở những câu hỏi "vu vơ" này là
nhằm kiểm tra kỹ năng "mềm" của các ứng viên. Với những câu hỏi này, không có một đáp
án cụ thể nào cả mà quan trọng là ứng viên phải thuyết phục được nhà tuyển dụng tin vào
đáp án của mình.
Thế nào là kỹ năng mềm?
- Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc
sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý
thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... là những thứ thường không
được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm,
không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người.
Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
- Những kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch,
khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Bạn nghĩ rằng
người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh
nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể
không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả
những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức
chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa
khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.
9 kỹ năng "mềm" cơ bản (Theo Sean Hawitt - Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp - Every
2nd Thursday):
1. Có ý chí chiến thắng, có quan điểm lạc quan
Bạn có lạc quan, vui vẻ không? Bạn sẽ tạo được niềm sự thích thú và say mê công việc đó
chứ?
-Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn


nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên
một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có
thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.
1/9
-Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như
thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ
về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn.
2. Có tinh thần đồng đội, hòa đồng với tập thể
Bạn có khả năng làm việc tốt theo nhóm? Bạn đóng góp tích cực và đôi khi như kiêm vai trò
là người lãnh đạo?
- Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong
tập thể. Hòa đồng với tập thể không chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được
khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.
- Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động
dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay
chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình thường
bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và
thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những
điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.
3. Giao tiếp hiệu quả
Bạn có phải là người vừa biết nói chuyện, vừa biết lắng nghe? Bạn có thể chia sẻ những tình
huống trong công việc và yêu cầu của mình với các đồng nghiệp, khách hàng… một cách
tích cực và xây dựng.
- Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là
phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp
nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.
-Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày - có thể có những điều bạn không
từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là
những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác:
+ Nhìn thẳng vào mắt người đối diện.

+ Đừng tỏ ra bồn chồn.
+ Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ.
+ Đừng nói chuyện chỉ để nói, hãy tập trung vào một vấn đề.
+ Phát âm một cách chính xác.
+ Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường.
2/9
- Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối
thoại. Cũng đừng quên rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe.
4. Tự tin
Bạn có thực sự tin rằng mình có thể làm được công việc này? Bạn có thể hiện thái độ bình
tĩnh và tạo sự tự tin cho người khác? Bạn có khuyến khích được mọi người đặt các câu hỏi
cần thiết để đóng góp ý kiến xây dựng?
- Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một
thái độ rất hiệu quả. Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời tán dương là rất quan
trọng thì sự thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Hãy tin chắc rằng
bạn có sự nhận biết và kỹ năng để có thể bày tỏ được sự tự tin của mình.
5. Mài dũa kỹ năng sáng tạo
Bạn có thể thích nghi được với những tình huống và những thách thức mới? Bạn có sẵn sàng
đón nhận những thay đổi và đưa ra những ý tưởng mới?
- Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm
chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn
khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng
tạo.
-Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc phục nó theo
cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm, hãy nghĩ
ra một giải pháp sáng tạo hơn. Nếu không được, ít ra bạn đã từng thử nó.
6. Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình
Bạn có thể biến những lời phê bình thành những kinh nghiệm và bài học cho bản thân? Bạn
có thể học hỏi và tự phát triển để trở thành một người chuyên nghiệp?
- Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn

tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều
về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính
xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không
kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu
cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy
rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể
hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe
dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.
7. Thúc đẩy bản thân và dẫn dắt người khác
- Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người
năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra
3/9
những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả
những công việc mang tính lặp đi lặp lại.
- Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm để theo đuổi
một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt qua được nó. Dẫn dắt
những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung, và người lãnh đạo giỏi
là người có thể lãnh đạo được người khác bằng chính tấm gương của mình.
8. Đa nhiệm vụ và xác định trước những việc cần làm
Bạn năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề chắc chắn sẽ nảy sinh trong quá
trình làm việc? Bạn sẽ đảm nhận giải quyết công việc hay "nhường phần" cho người khác?
-Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một
số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình
của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng
nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.
-Đừng than phiền rằng bạn phải làm thêm các công việc khác. Hãy thể hiện khả năng đa kỹ
năng của bạn. Chắc chắn cái bạn nhận lại sẽ là rất lớn như kinh nghiệm hay các mối quan hệ
mới.
9. Có cái nhìn tổng quan
- Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn

tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy
ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để
quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy
rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng
về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn
bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.
Học kỹ năng "mềm" ở đâu?
Hầu hết cả nhà tuyển dụng và những người giàu kinh nghiệm đều khẳng định: cách duy nhất
để trau dồi kỹ năng "mềm" là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản
xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết.
Top 10 Kỹ năng “mềm” để sống học tập và làm việc hiệu quả
Có một nghịch lý rất khó lý giải: Người VN thi các giải quốc tế (toán, vật lý, cờ vua,
robotcom...) đều được đánh giá rất cao, thế nhưng lại chưa thành đạt nhiều trong công việc.

Năm nào nước ta cũng có rất nhiều giải vàng, giải bạc quốc tế - điều mà nhiều nước trong
khu vực phải ghen tị. Nhưng mỗi khi nói về năng lực của lao động VN thì chắc chắn chúng
ta dừng ở một vị trí đáng buồn. Tại sao lại thế? Rõ ràng là có một khoảng hẫng hụt lớn giữa
cái được dạy và nhu cầu xã hội, thực tế sản xuất kinh doanh.
4/9
Trong hội nghị với bộ Đại học, UNESCO đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để
làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện đang nặng
về học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO.
Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based
Economy ( Năng lực của con người được đánh
giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để
thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí
tuệ logic) chỉ chiếm 15% ( />Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 đã 10 năm, thế mà chương trình đào tạo và việc đánh giá
năng lực của học sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức. Peter M. Senge nói “Vũ khí
cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Rõ ràng muốn tăng cường năng lực cạnh
tranh chúng ta không những phải học nhanh mà phải học đúng.

Ngày xưa, nhà trường là nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức. Thế giới ngày càng
phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp cận được thông tin, dữ liệu một cách bình
đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức ngày càng nhiều và từ việc có kiến thức đến thực hiện một
công việc để có kết quả cụ thể không phải chỉ có kiến thức là được. Từ biết đến hiểu, đến
làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là:
“Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc
sống?”
Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát
triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một
cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ
năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:
1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills)
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)
9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)
13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy ban Thư ký về Rèn luyện các Kỹ
năng Cần thiết (The Secretary’s Commission on Achieving Necessary Skills - SCANS).
Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, doanh
5/9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×