Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Nguyên nhân và chủ trương đổi mới của kinh tế Việt Nam từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.98 KB, 15 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lời cam đoan
Chúng tôi xin cam đoan nội dung của bài thảo luận này hoàn toàn
được hình thành và phát triển từ chính các thành viên trong nhóm, được
thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu giáo trình và dưới
sự hướng dẫn khoa học, tận tình của thầy giáo Phạm Ngọc Phương.
II.Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Ngọc Phương đã truyền
dạy những kiến thức qúy báu trong chương trình học, đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ kinh nghiệm cho bài thảo luận được hoàn thành thuận
lợi.
III.Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, từ cuối thập niên 1970, làn sóng cải cách kinh tế rộng
khắp các nước trên thế giới đã tạo áp lực mạnh mẽ với Việt Nam.Sang
thập niên đầu thế kỉ XXI, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu đã diễn ra cũng tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế nước
ta, nhất là lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài do nhu cầu
tiêu dùng trong nước giảm và sự đình đốn của những tập đoàn kinh tế
nước ngoài.Điều đó cho thấy, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với
những khó khăn thách thức lớn để tránh suy giảm tăng trưởng.
Trong nước, khủng hoảng kinh tế - xã hội đã diễn ra ở nước ta vào
giữa những năm 1980.Những cải tiến quản lý trong những năm 19791985 chính là những bước tìm tòi, thử nghiệm đầu cho cuộc cải cách
toàn diện nền kinh tế.Vì vậy, đổi mới toàn diện nền kinh tế trở thành yêu
cầu cấp bách ở nước ta.Trước bối cảnh đó, Nhà nước Việt Nam chính
thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986.Kể từ đó,
Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy
kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp,


sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các


quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con
đường đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng đói nghèo, bước
đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Để làm rõ
được tình hình đó, nhóm 8 xin trình bày đề tài thảo luận:” Nguyên
nhân và chủ trương đổi mới của kinh tế Việt Nam từ 1986 đến nay”.

B. NỘI DUNG
I.NGUYÊN NHÂN CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT
NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
1.Trên thế giới
- Tứ cuối thập niên 1970, làn sóng cái cách kinh tế rộng khắp các nước
trên thế giới đã tạo nên áp lực mạnh mẽ ở Việt Nam. Trong bối cảnh
phát triển kinh tế sôi động của thế giới, đặc biệt là các nước trong khu
vực, Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình đó.
+Ở một số nước đang phát triển, quá trình điều chỉnh kinh tế diễn ra với
nội dung chính là cải cách cơ cấu, xác đinh các chiến lược kinh tế đúng
đắn để cạnh tranh và phát triển, thực hiện chính sách mở cửa, tăng
cường liên kết kinh tế khu vực và quốc tế, khuyến khích xuất khẩu và
coi xuất khẩu là động lực để phát triển kinh tế.

+Ở các nước xã hội chủ nghĩa, trước những khó khăn của nền kinh tế,
các nước xã hội củ nghĩa nhứ Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung
Quốc...đã tiến hành cải tổ, cải cách nền kinh tế. Cải tổ, cải cáchở các nhà


nước nay đã diễn ra ở các thời điểm khác nhau nhưng đều có điểm
chung là nhằm khắc phục sự trì trệ của nền kinh tế do ảnh hưởng của cơ
chế kinh tế tập trung và chuyển sang phát tiển kinh tế thị trường.


-Toàn cầu hóa là hiện tượng nối bật là xu thế khách quan của của nền
kinh tế thế giới từ đầu những năm 1980. Mỗi nước đang trong quá trinh
phát triển không thể tách rời sự tác đọng của thị trường trong khu vực và
thế giới. Liên kết kinh tế và hội nhập trở thành xu thế tất yếu của thời
đại.

-Sang thập niên đầu thế kỷ XXI, cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái toàn cầu đã diễn racũng tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế
nước ta, nhất là với lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài do
nhu cầu tiêu dùng nước ngoài giảm và sự đình đốn của những tập đoàn
kinh tế nước ngoài. Đây là 2 vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam. Điều đó cho thấy, kinh tế Việt Nam sẽ phải
đối mặt với những khó khăn thách thức lớn để tránh suy giảm tăng
trưởng.

2.Trong nước
-Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975), mô hình
kinh tế hoạch hóa tập trung được áp dụng trên vi cả nước. Mặc dù đã có
nhiều nỗ lực xây dựng và phát triển kinh tế nhưng trong 5 năm đầu
(1976-1980) tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, thậm chí có xu hướng
giảm sút và bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng. Để khắc phục tình
trạng đó, từ năm 1981 đến 1985 đã có những cải tiến cơ chế quản lý với


nông nghiệp, công nghiệp và lĩnh vực giá-lương-tiền. Cải tiến có tác
dụng bước đầu với sản xuất và lưu thông nhưng nó chưa thoát khỏi tư
duy kinh tế cũ và không khắc phục được khuyết tật của mô hình kinh tế
kế hoạch hóa tập chung và khi ấy, sản xuất lại rơi vào tình trạng trì trệ.
Khủng hoảng kinh tế-xã hội đã diễn ra ở nước ta vào giữa những năm
1980.


-Những cải tiến quản lý trong những năm 1979-1985 chính là những
bước tìm tòi, thử nghiệm bước đầu chi cuộc cải cách toàn diện nền kinh
tế. Đó là làn sóng đầu tiên cảu quá trình phi tập trung hóa, xóa bỏ dần cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp ở Việt Nam. Song những cải tiến cục bộ
chưa làm thay đổi căn bản thực trạng của nền kinh tếvà khủng hoảng vẫn
rất trầm trọng. Vì vậy, đổi mới toàn diện nền kinh tế trở thành yêu cầu
cấp bách của nước ta.

-Về kinh tế đối ngoại cũng xảy ra nhiều khó khăn với tình hình kinh tế
đất nước. Nguồn viện trợ không hoàn lại của cái nước xã hội chủ
nghĩa(Lên Xô và Đông Âu) không còn nữa. Đồng thời, khó khăn của các
nướ xã hội chủ nghĩa nên nguồn vốn vay từ các nước này (chủ yếu là
Liên Xô) ngày càng giảm sút. Trong khi đó, Mỹ tiếp tục thực thiện chính
sách bao vây, ccaams vận kinh tế, ngăn cản Việt Nam bình thường hóa
quan hệ với các nước và tổ chức quốc tế.

II.CHỦ TRƯƠNG CỦA CÔNG CUỘC ĐỐI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ
NĂM 1986 ĐẾN NAY


1.Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
-Quan điểm mới về nền kinh tế nhiều thành phần : đi đôi với việc phát
triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích lũy tập
trung cảu nhà nước và tranh thủ vốn nước ngoài, cần có chính sách sử
dụng và cải tọa đúng đắn các thamhf phần kinh tế.
-Đổi mới doanh nghiệp nhà nước:
+ Từng bước mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước đi
đôi với việc xóa bỏ dần chế độ nhà nước bao cấp tài chính, cung ứng và
bao cấp giá vật tư và định giá với hầu hết các sản phẩm do doanh nghiệp

nhà nước sản xuất và tiêu thụ. Chế độ th quốc doanh cũng được bãi bỏ,
thay bằng chế dộ thuế.
+ Sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước theo hướng giải thể các
doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thau lỗ kéo dài, sáp nhập các
doanh nghiệp có liên quan với nhau và công nghệ và thị trường. Tổ cức
lại các công ty các liên hiệp công nghiệp, thành lập các tổng công ty mới
bổ nhiệm hội đồng quản trị.
+ Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, túc đẩy nhanh hơn tiến
trình cổ phần háo bằng nhiều hình thức: giao bán, khoán kinh doanh...

- Đổi mới kinh tế hợp tác :
+ Giải thể các tập đoàn sản xuất, các hợp tác xã làm ăn kém, thua lỗ
kéo dài hoặc chỉ tồn tại trên hình thức.
+ Giao khoán hoặc nhượng bán tư liệu sản xuất cho xã viên để họ
trực tiếp quản lý, sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình.
-Phát triển kinh tế cá thể , tư nhân và các loại hình sở hữu hỗn hợp.


+ Các khu vực kinh tế tư nhân va cá thể còn tồn tại từng ước được
hồi phục và phát triển theo chủ trương cải cach của nhà nước.
+ Chủ trương giao ruộng đất cho xã viên hợp tác xã nông nghiệp
dẫn đến các hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất tự chủ hoàn toàn.
 Sự tan rã của các tập đoàn sản xuất và các hợp tác xã đã thúc đẩy sự
phục hồi rất nhanh của kinh tế cá thể.
+ Quyết định 26,27 cho phép các cơ sở kinh tế tư nhân quy mô nhỏ
được hoạt động trong các ngành sản xuất công nghiệp xây dựng vận tải
và dịch vụ.
+1990 quốc hội ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp tư
nhân, luật thuế doanh thu... tạo cơ sở tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động
trong lĩnh vực này. Sau đó hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn chỉnh,

nhiều chính sách mới được ban hành nhằm khuyến khích phát triển kinh
tế tư nhân và cá thể.
1988 nhà nước ban hành luật đầu tư nước ngoài thì các liên doanh
với nước ngoài phát riển dưới nhiều dạng: doanh nghiệp liên doanh,
doanh nghiệp hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài.
+

2. Điều chỉnh cơ cấu các ngành kinh tế.
-Tập trung sức thực hiện ba chương trình kinh tế ạo tiền đề cho đẩy
mạnh công nghiệp hóa. Ba chương trình mục tiêu quốc gia về lương
thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu,đưa nông nghiệp lên
vị trí hàng đầu.
=> Nhấn mạnh vai trog của nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công
nghiệp, còn công nghiệp nặng phải phát triển một cách có chọn lọc,
nhằm phục vụ đắc lực cho ba chương trình kinh tế lớn.


-Chủ trương 1986-1990 nhà nước liên quyết đình và hoãn gân f40 công
trình lớn, cắt giảm 300 công trình nhỏ, tập trung vốn cho 3 chương trình
lớn hơn 50% vốn đầu tư của ngân sách trung ương và 70% ngân sách địa
phương.
=> Góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội, tạo tiền đề cho việc đẩy
mạnh công nghiệp hóa.
-Đại h ội VII năm 1991 chủ trương điều chỉnh cơ câu skinh tế theo
hướng đẩy mạnh ba chương trình kinh tế với nội dung cao hơn trước và
từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa.
+Yêu cầu: tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp trong nền
kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới căn bản về
công nghệ =>tạo nền tảng tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao, lâu bền của

toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
-Từ giữa thập kỷ 90 đảng chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện
đại hóa phấn đấu đến 2020 trở thành 1 nước công nghiệp.
+ tiếp tục nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng xã hội chủ nghĩa
và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa.
+ chủ trương xây dựng có chọn lọc một số nghành công nghiệp nặng
trọng yếu và cấp thiết, có điều kiệ về vốn, công nghệ...
 Điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới, thực chất là cụ thể
hóa nội dung của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa cho phù hợp với
trình độ phát triển kinh tế ở Việt Nam trong từng giai đoạn. Con
đường công nghiệp hóa của nước ta vừa có những bước đi tuần tự ,
vừa có bước nhảy vọt , tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều, từng
bước phát triển kinh tế tri thức .


3. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
-Đại hội VI chủ trương đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế và chỉ ra thực
chất của cơ chế “cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh
doanh xã hội chủ nghĩa đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”.
=> Cơ chế: xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hinh thành cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
=>Là quá trình đổi mới có hệ thống các công cụ chính sách quản lý
kinh tế, tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, và tăng cường chức
năng quản lý nhà nước.
* Đổi mới các công cụ và chính sách quản lý kinh tế.
- Cải tiến công tác kế hoạnh hóa.
+ Chuyển từ kế hoạch hóa tập trung mang tính chất pháp lệnh trực tiếp
sang kế hoạch hóa gián tiếp nhà nước xây dựng chiến lược phát triển với
các mục tiêu lớn, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu và điều tiết nền kinh tế

bằng các chính sách, các công cụ kinh tế để dẫn nền kinh tế theo hướng
cho từng giai đoạn.
+Quyết định 217/HĐBT tháng 11- 1987quy đinh các doanh nghiệp
nhà nước giảm bót các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh nhà nước giao cho
doanh nghiệp.
+Đến năm 1988 phần kế hoạch nhà nước giao cho chỉ còn chiếm
30%- 35% tổng sản phẩm của kinh tế quốc doanh. Các doanh nghiệp
nhà nước ngày càng tự chủ hơn trong xây dựng và và thực hiện kế hoạch
sản xuất- tài chính .


+ Đối với hợp tác xã nông nghiệp sau khi giao khoán ruộng đất cho
các hộ gia đình nông dân sử dụng nhà nước cũng không còn giao các chỉ
tiêu kế hoạch sản xuất thu mua nông phẩm như trước nữa.
 Các cơ quan quản lý nhà nước chú trọng nghiên cứu chiến lược, xây
dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn bảo đảm các quan hệ
cân đối tổng hợp trong nền kinh tế và xây dựng chính sách, biện pháp
thực hiện kế hoạch đề ra.
-Xóa bỏ bao cấp, tự do hóa giá cả, khôi phục quan hệ hàng hóa tiền tệ .
+ Đổi mới cơ chế hình thành v à quản lý giá cả dược đề ra ở đại hội
Đảng VI: “ chính sách giá cả phải vận dụng các quy luật trong đó quy
luật giá trị có tác dụng trực tiếp. Giá cả phù hợp với giá trị, đồng thời
phải phù hợp với sức mau của đồng tiền... phải phấn đầu thi hành chính
sách 1 giá kinh doanh.
+ Cải cách giá cả được thực hiện căn bản trong những năm 19871990.
+ Xóa bỏ cơ chế định giá nông sanrbans theo nghĩa vụ đối với nông
dân. Nông dân sau khi hoành thành nghĩa vụ về thuế có quyền tự do bán
sản phẩm trên thị trường.
+Giá vật tư cung ứng của nhà nước điều chỉnh ( tăng dần ) theo sự
điều chỉnh giá mua nông sản và giá vật tư nhập khẩu để giảm bao cấp

của nhà nước đối với tư liệu sản xuất. Thực hiện chính sách 2 giá đối với
một số vật tư mang tính chất chiến lược.
 Như vậy đến năm 1990 nước ta cơ bản đã xóa bỏ được cơ chế nhà
nước định giá và bao cấp giá. Quá trình cải cách giá góp phần thúc
đẩy phân phối và sử dụng các quyền hiệu quả. Đòng thời thúc đẩy
mức giá trung tăng đột biến dẫn tới lạm phát.
-Đổi mới hệ thống chính sách tài chính tiền tệ.


+Về tài chính ngân hàng: ngân sách giảm dần và chấm dứt chế độ
bao cấp qua giá cung cấp vật tư và giá bán lả hàng tiêu dùng từ năm
1990, xóa bỏ chế độ bao cấp trực tiếp của ngân sách đối với việc bù lỗ
hoặc cấp vốn tràn lan do các doanh nghiệp.
+ Về hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ:
 Hệ thống ngân hàng được tổ chức làm 2 cấp là ngân hàng nhà nước
và ngân hàng thương mại. Các ngân hàng nhà nước làm chức năng
quản lý nhà nước và tiền tệ, tín dụng, ban hành và kiểm tra thực
hiện các chính sách tiền tệ trong hệ thống ngân hàng. Các ngân
hàng thương mại quốc doanh có chức năng kinh doanh tiền tệ, hoạt
động như các doanh nghiệp nhà nước khác.
 Chính sách tiền tệ : điều chỉnh lãi suất xóa bỏ phân biệt về lãi suất
theo mục đích và đối tượng vay. Từ tháng 4 năm 1989 thực hành
chính sách lãi suất dương, tháng 6 năm 1991 điều chỉnh lãi suất
linh hoạt phù hợp với thị trường.
*Về tạo lập và từng bước hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường
- Thị trường hàng hóa , dịch vụ được khôi phục và mở rộng nhanh
chóng cùng với quá trình giảm và xóa bỏ bao cấp nhà nước.
- Thị trường lao động sơ khai tự phát hình thành từ nhiều hình thức
cùng với sự phát triển của khu vực kinh tế, cá thể và tư nhân.
- Thị trường tài chính tiền tệ ra đời và phát triển nhở quá trình cải cách

hệ thống ngân hàng.
- Thị trường bất động sản: dù đất đai theo quyền sở hữu nhưng thị
trường bất động sản vẫn tự phát hình thành =>biểu hiện về mặt pháp lý
cũng như quản lý của nhà nước trên thị trường này.
* Về kiện toàn và nâng cao năng lực hiệu quả quản lý kinh tế của nhà
nước.


- Thiết lập khuôn khổ pháp luật, quản lý kinh tế chủ yếu bằng pháp
luật, điều tiết thông qua cá chính sách và công cụ của chính sách kinh tế
vi mô.
- Chính phủ ban hành nghị định xác định rõ hơn nhiệm vụ và quyền
của các bộ.
4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
- Ngoại thương : cải cách ngoại thương thực hiện theo từng bước mới
và hội nhập quốc tế.
+Nhà nước xóa bỏ bao cấp và bù lỗ trong kinh doanh xuất nhập
khẩu đối với các doanh nghệp nhà nước từ cuối năm 1987. Các
doanh nghiệp này phải thực hiện hạch toán kinh doanh sao cho có
hiệu quả.
+ Nhà nước từ bỏ đặc quyền ngoại thương.
+ Điều chỉnh tỷ giá hối đoái để khuyến khích xuất khẩu.
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Nhà nước ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1967. Quy định
không quốc hiệu hóa doanh nghiệp nhà nước, các nhà đầu tư được quyền
chuyển về nước các khoản lợi nhuận.
 Những chủ trương chính sách này nhằm đẩy mạnh hoạt động thương
mại quốc tế và thu hút đầu tư của nước ngoài, kết hợp các nguồn lực
bên trong với các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế.


C. PHẦN KẾT LUẬN
-Như vậy có thể thấy từ những nguyên nhân dẫn tới công cuộc đổi
mới kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay có thể dễ dàng nhận ra làn
sóng cải cách kinh tế rộng khắp ở các nước trên t hế giới từ cuối thập kỷ
70 đã tạo nên áp lực mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong


bối cảnh phát triển kinh tế sôi động của thế giới, đặc biệt là các nước
trong khu vực thì Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình đó. Tuy
nhiên cần nhấn mạnh rằng công cuộc đổi mới ở Việt Nam là sản phẩm
của chính mình, được các yếu tố trong nước quyết định, không có sự
đóng góp đáng kể nào từ bên ngoài.
-Chính vì thế những cải tiến quản lý trong những năm 1979-1985
chính là những bước tìm tòi, thử nghiệm bước đầu cho cuộc cải cách
toàn diện nền kinh tế. Đó là những làn sóng đầu tiên của quá trình phi
tập trung hóa, xóa bỏ dần cơ chế tập trung quan liêu bao cấp ở Việt Nam.
Song những cải tiển cục bộ chưa làm thay đổi căn bản thực trạng của
nền kinh tế và khủng hoảng vẫn rất trầm trọng. Vì vậy đổi mới toàn diện
nền kinh tế trở thành yêu cầu cấp bách ở nước ta vào thời điểm lúc bấy
giờ.
-Và nhìn chung, từ năm 1986 đến nay, quá trình đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế ở nước ta diễn ra từng bước theo hướng vừa làm vừa thử
nghiệm, sửa đổi bổ sung. Trong những năm 1980-1990 là giai đoạn giao
thoa giữa hai cơ chế cũ và mới. Từng bộ phận của cơ chế cũ được xóa
bỏ, từng bước hình thành cơ chế mới. Điều đó đã tạo động lực cho sự
tăng trưởng ngoạn mục của nền kinh tế trong nửa đầu thập kỷ 90. Tuy
nhiên việc hình thành các chính sách và công cụ quản lý kinh tế, nâng
cao hiệu lực của bộ máy nhà nước vẫn là vấn đề nổi cộm hiện nay ở
nước ta.



LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ
trợ giúp đỡ từ mọi người. Trong quá trình học tập môn học phần lịch sử
kinh tế Việt Nam, nhóm chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
của các thầy cô giáo bộ môn.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, nhóm 8 chúng em xin gửi đến thầy
Phạm Ngọc Phương và hai cô đã dùng tri thức và tâm huyết truyền đạt
cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập môn
học phần. Đặc biệt là những lời dạy bảo, góp ý tận tình của thầy và hai
cô đã giúp nhóm chúng em có thể hoàn thiện bài thảo luận này. Bài thảo
luận được thực hiện trong vòng 3 tuần, bước đầu đi vào thực tế, nhóm
chúng em còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ, do vậy sẽ không tránh khỏi
những thiếu xót chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp


quý báu của các thầy cô và các bạn cùng lớp để bài thảo luận và kiến
thức của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin kính chúc các
thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc.
Trân trọng
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2018
Nhóm 8

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................1
I.Lời cam đoan....................................................................................1
II.Lời cảm ơn....................................................................................... 1
III.Lý do chọn đề tài............................................................................1
B. NỘI DUNG........................................................................................ 2



I.NGUYÊN NHÂN CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT
NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY........................................................2
1.Trên thế giới.................................................................................. 2
2.Trong nước.................................................................................... 3
II.CHỦ TRƯƠNG CỦA CÔNG CUỘC ĐỐI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ
NĂM 1986 ĐẾN NAY........................................................................4
1.Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.........................................4
2. Điều chỉnh cơ cấu các ngành kinh tế............................................5
3. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế....................................................6
4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại..........................9
C. PHẦN KẾT LUẬN............................................................................9



×