Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Vận dụng những nguyên lý cơ bản của Chủ Nghĩa Mác- Lênin vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam XHCN. [ Bài thảo luận 8.7 điểm]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.22 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT
--------------------------

BÀI THẢO LUẬN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NHĨA MÁC-LÊNIN

2

K54I
ĐỀ TÀI : Nhà nước, người dân và bản thân Anh/chị cần

làm gì để vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác Lênin vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam
XHCN.

Nhóm thực hiện: 7
Lớp học phần:

Giáo viên giảng dạy:
HÀ NỘI - 2019

1

HOÀNG VĂN MẠNH


1921MLNP0211
MỤC LỤC

2




BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN
ST
T

HỌ TÊN

CHỨC VỤ

TỰ
ĐÁNH
GIÁ

NHÓM
ĐÁNH
GIÁ

GV
ĐÁNH
GIÁ

8
6
2
9
1
10
3
7

5
4

Nhóm trưởng

Thư ký nhóm

3


I.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, thấm sâu vào lĩnh vực đời
sống xã hội và tinh thần của con người
Văn hóa có mặt trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi hành
vi con người nhằm hoàn thiện con người, điều chỉnh suy nghĩ và
hành vi của con người
Xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nền tảng tinh thần,
là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, phát triển kinh tế mạnh và
bền vững
Nước ta đang trong quá trình hội nhập đi lên xây dựng nhà nước
XHCN, vì thế đồng hành với xây dựng nhà nước XHCN chính là xây
dựng nền văn hóa XHCN
“ Nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người,
Thì văn hóa là cái nôi thứ hai,
Ở đó toàn bộ đời sống tinh thần của con người được hình thành,
nuôi dưỡng và phát triển
Con người không thể tồn tại nếu tách rời đại tự nhiên

Cũng như con người không thể thực sự là con người nếu tách rời
môi trường văn hóa.”
CHỦ NGHĨA MAC LÊ NIN VÀ NỀN VĂN HÓA XHCN
a) Chủ nghĩa Mác – Lênin
à hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải
phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ
áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người
được sáng lập bởi c.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.
Lênin.
II.

4


Được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa giá trị tư
tưởng tiến bộ của nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại.
Vai trò là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến cho sự
sáng tạo trong nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng
Ba bộ phận lý luận cơ bản hợp thành: Triết học; Kinh tế chính
trị học; Chủ nghĩa xã hội khoa học.
b) Nền văn hoá XHCN.
Khái niệm văn hóa:
Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá
trình lịch sử của mình
Văn hóa biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời
kỳ lịch sử nhất định.
+ Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và
hoạt động thực tiễn

+ Theo nghĩa hẹp, văn hóa là sản phẩm tinh thần của con
người bao gồm ba giá trị trụ cột là: Chân Thiện Mỹ.
Khái niệm nền văn hóa
Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa được xây
dựng trên cơ sở hệ giá trị tư tưởng cách mạng của giai cấp
công nhân, có sự kế thừa và tiếp thu chọn lọc với những tinh
hoa văn hóa được con người sáng tạo ra trong lịch sử.
Nền văn hóa bao gồm các lĩnh vực: Khoa học, đạo đức,
nghệ thuật, văn hóa....
c) Những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa.
Một là, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nội dung cốt
lõi, giữ vai trò chủ đạo, quyết định phương hướng phát triển
nền VHXHCN
Hai là, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa có
tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
Ba là, VHXHCN là nền văn hóa được hình thành, phát
triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp
công nhân thông qua tổ chức đảng cộng sản, có sự quản lý
của nhà nước XHCN
d) Đặc trưng bản chất của cnxh .
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đặc trưng bản chất của
CNXH bao gồm:
5


− CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải
phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được
tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây
dựng CNXH.
− CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản

xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ
yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
− CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức,
trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em,
con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống
vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát
triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.
− CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng
nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, các dân tộc
bình đẳng, miền núi tiến kịp miền xuôi.
− CNXH là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân
tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.
3. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC XÂY DỰNG NỀN VHXHCN
Tính triệt để, toàn diện của cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi
hỏi phải thay đổi phương thức sản xuất tinh thần
Đòi hỏi cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của chế
độ cũ, tư tưởng, ý thức của xã hội cũ lạc hậu.
Đòi hỏi nâng cao trình độ văn hóa cho quần chúng nhân
dân lao động.
Tính khách quan, vì văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
III.

THỰC TRẠNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY.
1. Điểm mạnh
Tư tưởng đạo đức và lối sống vận dụng và phát triển sáng
tạo. Ý thức rèn luyện phấn đấu cho lý tưởng của Đảng được
nâng cao lên

Sự nghiệp giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật
thu được rất nhiều thành quả, trình độ dân chúng nâng cao,
học vấn của thế hệ trẻ mở rộng, các hoạt động sáng tạo có
bước phát triển mới,...
Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được gìn giữ như:
6


hội họa, sơn mài, tuồng, cải lương, các loại hình văn hóa
nghệ thuật dân gian, nhiều tác phẩm về đề tài cách mạng
kháng chiến hay công cuộc đổi mới
Đời sống văn hóa cơ sở đã có bước phát triển rộng khắp sôi
nổi cùng với xây dựng các thiết chế văn hóa như gia đình
văn hóa, khu dân cư văn hóa
-Công cuộc xây dựng nông thôn mới đang từng bước thành
công tốt đẹp làm cho đời sống tinh thần của nhân dân thêm
đa dạng, phong phú.
Có nhiều hoạt động văn hóa lễ hội như: Hội Lim, Giỗ Tổ
Hùng Vương, lễ hội đền Gióng, lễ hội Chử Đồng Tử,... trở
thành bản sắc văn hóa đạo lý truyền thống của người Việt
Nam, thể hiện lòng biết ơn tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước
và giữ nước.
2. Hạn chế.
− Sa sút về đạo đức, lối sống của một bộ phận xã hội. Biểu
hiện suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống xuất hiện
ở một bộ phận cán bộ cấp cao, ở một số ngành bảo vệ pháp
luật, giáo dục, y tế.
− Cách ứng xử thiếu văn hóa, sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn
mực trong giao tiếp làm phương hại đến sự trong sáng của
Tiếng Việt, và đặc biệt là căn bệnh “ vô cảm” đối với nỗi đau

của con người nạn tham nhũng, hối lộ, mất đoàn kết,...đang
làm dư luận xã hội dậy sóng.
Gia đình vốn được coi là “tế bào “ của xã hội ngày càng
lỏng lẻo : ly hôn, bạo lực gia đình, ít thời gian giáo dục, con
cái mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật...
Khi con người tham gia vào các hoạt động văn hóa cộng
đồng và sinh hoạt cộng đồng bộc lộ nhiều biểu hiện đáng lo
ngại:
➢ Cơ sở hạ tầng
Thiếu đồng bộ, xuống cấp
Phương tiện GT: không đảm bảo chất lượng, quá hạn sử dụng
vẫn được lưu thông; phát triển quá nhanh gây quá tải
➢ Người tham gia giao thông , người dân xung quanh
− Ý thức kém, không tự giác, tuân theo quy định
− Không có thói quen tự bảo vệ mình và người khác khi tham
gia giao thông ( VD: chưa có thói quen sử dụng các thiết bị
an toàn: thắt dây an toàn trên ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi
xe gắn máy)
7


− Thói quen còn lạc hậu khi đi trên đường( bộc lộ rõ nhất ở
người đi bộ và người điều khiển xe thô sơ)
− Thiếu tôn trọng, thiếu đoàn kết, giúp đỡ khi tham gia giao
thông ( VD: vụ hôi của khi có người bị tai nạn trên đường)
➢ Khâu quy hoạch, quản lý
Còn nhiều yếu kém, bất hợp lý( việc thiếu các bãi đỗ xe công
cộng, nhiều cơ quan công sở bám trụ ở nội đô)
➢ Lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự
− Còn xảy ra nhiều tiêu cực, sách nhiễu

− Không linh hoạt trong cách giải quyết khi tai nạn, ùn tắc
− Một số nơi tình trạng mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu có
biểu hiện hồi phục, tiệc cưới, việc tang, lễ hội,...có chiều
hướng phô trương lãng phí.
Di sản văn hóa đang đứng trước nhiều thách thức, chưa giải
quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, môi trường
xung quanh các khu di tích, di sản khu du lịch dần xấu đi...
− Thiếu những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng
và nghệ thuật cao.
Giao lưu văn hóa còn thiếu chủ động, chưa tạo được nhiều
nguồn lực để mở rộng hợp tác giao lưu, chưa chủ động giới
thiệu được nhiều tinh hoa văn hóa Việt Nam ra nước ngoài...




Ngày nay, toàn cầu hóa không còn là hiện tượng mới mẻ
.Toàn cầu hóa đang đưa lối sống Phương Tây vào nước ta:
thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có
của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự
lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại.
Xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc: công nghệ
thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng
bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa
hoa, lãng phí, sống trụy lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực… Lối
sống đó đang tác động mạnh mẽ đến một bộ phận nhân
dân, thanh thiếu niên mà đặc biệt là sinh viên lối sống thử




3. Những nguyên nhân dẫn tới thành tựu và hạn chế.
KHÁCH QUAN
8


+ Sự tác động mạnh mẽ của những mặt trái do quá trình toàn
cầu hóa kinh tế .
+ Những tiền đề vật chất xây dựng nền văn hóa còn yếu kém,
mức sống của nhân dân còn thấp, nhận thức chưa cao.


CHỦ QUAN

+ Nhận thức trong Đẳng từ trung ương đến các cấp uỷ đảng
các cấp về vai trò của văn hóa chưa thật đầy đủ
+ Do tập trung vào phát triển kinh tế nên chưa nhận thức rõ
vai trò và nhiệm vụ xây dựng văn hóa và còn có nơi xem
nhẹ.
+ Ý thức của người dân chưa cao, chưa thực sự biết được tầm
quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà
bản sắc dân tộc trong tình trạng văn hóa nước ngoài đổ bộ...
+ Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách và giải pháp kịp thời
phù hợp để phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
+ Một số bộ phận tri thức văn nghệ sĩ định hướng sáng tạo và
hoạt động nghiệp vụ chạy theo chủ nghĩa thực dụng tạo ra
một số tác phẩm văn hóa chất lượng thấp, thậm chí sai trái...
+ Các văn bản pháp luật về văn hóa còn thiếu đồng bộ, chậm
đổi mới...
4. Thực trạng về nền văn hóa XHCN trong trường Đại
học Thương Mại.

Là một ngôi trường có bề dày lịch sử nên vấn đề văn hóa trong
trường Đại học Thương Mại rất được chú trọng. Phần lớn sinh viên,
thanh niên trí thức vẫn luôn giữ được lối sống lành mạnh, tình
nghĩa, khiêm tốn, luôn cần cù, sáng tạo, sống hiếu thảo, có trước
có sau... Trong các giờ kiểm tra thi cử sinh viên chấp hành tốt
nghiêm túc cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục”. Sinh viên có nhiều nghĩa cử cao
đẹp như: hiến máu nhân đạo, tích cực tham gia tình nguyện,
hướng dẫn giao thông, tiếp sức mùa thi,....
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng trước những biến động của
xã hội nền văn hóa học đường của trường cũng ít nhiều sa sút như
:
9


− Thi cử : có biểu hiện gian lận thi cử quay cóp bài, giao tiếp

cẩu thả, sử dụng ngôn ngữ không phù hợp
− Về trang phục và cách ăn mặc của một số sinh viên không
phù hợp tùy tiện
− Quan hệ thầy trò mang nặng tính chất một chiều thầy nói trò
nghe không có sự tương tác, một số có thái độ không tốt với
giảng viên, thiếu tôn trọng, ý thức giữ gìn bảo quản tài sản
của nhà trường chưa tốt,....

IV.

VẬN DỤNG NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC LÊNIN VÀO XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT
NAM XHCN.


1 Người dân :
Để vận dụng được điều đó, thứ nhất, bản thân cần phải nắm chắc
bản chất cách mạng và khoa học, năm chắc những nguyên lý, tư
tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin để vận dụng đúng đắn,
sáng tạo vào thực tiễn nước ta, và cần thực hiện các yêu cầu sau:
1. Một là, cần nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MacLênin. Khi vận dụng một quan điểm tư tưởng nào đó của chủ
nghĩa Mac-Lênin, phải nắm chắc bối cảnh ra đời, phạm vi nhiệm
vụ mà tư tưởng, nguyên lý đó phải giải quyết. Không thể dựa vào
một câu nói, một luận điểm tư tưởng của C.Mac, Ph. Ăngghen, V.I.
Lênin mà không rõ bối cảnh ra đời của nó như thế nào đã bê
nguyên xi vận dụng vào tình hình thực tiễn, bởi vì có những luận
điểm tư tưởng mà các nhà kinh điển đưa ra chỉ mang tính chất dự
báo, hoặc có những luận điểm, tư tưởng do có người đọc không kỹ
nên có thể dẫn đến hiểu nhầm và vận dụng máy móc.
2. Hai là, khi vận dụng, phải nắm chắc đặc điểm nước ta, xuất
phát đầy đủ từ tình hình thực tiễn đất nước, xác định rõ những
yêu cầu và nhiệm vụ thực tiễn cần giải quyết, đồng thời cân nhắc
kỹ lưỡng bối cảnh quốc tế.
3. Ba là, phải đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn đất nước, tham khảo kinh nghiệm đất nước, từ đó khái
quát thành những bài học cho cách mạng nước ta trong từng giai
đoạn, từng thời kỳ.
10


Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin phải đi liền với bổ sung và phát
triển dựa trên những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Phải chăm chú
phát hiện, tổng kết thực tiễn để tìm ra cái mới của lý luận, bổ
sung cho khi tàng lý luận Mácxít, dùng nó như 1 kim chỉ nam dẫn

đường, chứ không phải kinh thánh để rơi vào giáo điều
4. Bốn là, muốn vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa MácLênin chúng ta cần phải vững các hệ thống quan điểm tư tưởng ,
nắm chắc mục tiêu, yêu cầu từng giai đoạn, gắng chặc với tổng
kết thực tiễn để hiểu sâu sắc quá trình vận dụng chủ nghĩa MácLênin vào thực tiễn Việt Nam, để hình thành hệ thống quan điểm
tư tưởng của Người về cách mạng Việt Nam.
Đặc biệt, bản thân cần phải kiên quyết đấu tranh chống những
luận điệu và thủ đoạn đã kích, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa
Mác-Lênin. Bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ nguyên tắc lý
luận của nó. Những nguyên tắc lý luận có giá trị bền vững nằm
trong toàn bộ các bộ phận cấu thành của nó, trước hết thể hiện
trong các học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin
Để đấu tranh có hiệu quả, bản thân cần phải nắm có hệ thống
từng luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin gắn liền với hoàn cảnh
lịch sử và yêu cầu cụ thể cần giải quyết. Đồng thời phải tiếp tục
phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện mới, đưa những tư
tưởng , quan điểm đó vào thực tế cuộc sống, đem lại hiệu quả
thiết thực nhằm hiện thực hoá thắng lợi những đặc trưng cơ bản
của chủ nghĩa xã hội, hiện thực hoá thắng lợi mục tiêu "dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Bản thân cần phải kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng cơ hội,
xét lại và bảo thủ, giáo điều. Cả hai loại đó đều rất nguy hiểm,
nhất là khi các thế lực thù địch lồng ghép vào chiến lược "diễn
biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá.
5. Nhà Nước
a Những vận dụng cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ
nghĩa
• Một là, cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội
ngũ trí thức của xã hội mới



Hai là, xây dựng con người mới phát triển toàn diện.
11


Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con người:
Con người là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự
nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con
người.
Quan điểm tin vào dân, vào nhân tố con người của Người
thống nhất với quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin:
"Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch
sử".


Ba là, Xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa.



Bốn là, xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Mác và Ăngghen khi nghiên cứu về vấn đề gia đình đã khẳng
định: Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con
người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở đó là
quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái” đó là gia đình.

• Năm là, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng “văn hóa soi đường cho
quốc dân đi” chính là muốn nói văn hóa đã làm cho lý trí của
con người thêm sáng suốt và tình cảm con người ngày càng

trở nên cao đẹp hơn.
Chủ trương trên đây thể hiện rõ ràng quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về giá trị văn hoá dân tộc. Người cho rằng:
“Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin bao nhiêu thì càng
phải coi trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha
ông bấy nhiêu”. Người đòi hỏi phải biết giữ gìn vốn văn hoá
quý báu của dân tộc, khôi phục những yếu tố tích cực trong
kho tàng văn hoá dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực
trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.




e) Phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
Thứ nhất, giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư
tưởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội.
Thứ hai, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản và vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với
hoạt động văn hóa.

12


Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo
đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau:
Một là, trung với nước hiếu với dân.
Hai là, yêu thương con người.
Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định

hướng sự lãnh đạo của Đảng và việc rèn luyện của mỗi người.
+ Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
+ Xây đi đôi với chống.
+ Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.



− Thứ ba, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo
phương thức kết hợp việc kế thừa những giá trị trong di sản
văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của
văn hoa nhân loại.
− Thứ tư, tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các
hoạt động và sáng tạo văn hóa.
Thứ năm, giải quyết tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
C.Mác khẳng định: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị
áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như là
tinh thần của những trạng thái xã hội không có tinh thần. Tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân”. (C.Mác và Ph.Ăngghen:
Tuyển tập, Nxb Sự Thật, H.1980, t.1,tr.14.)
Trên lĩnh vực phát triển nền kinh tế đất nước, xưa Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển
quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Ngay từ thời điểm
cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đề cập và phát triển 5 loại kinh tế khác nhau ở nước ta
đó là:
A Kinh tế quốc doanh (thuộc CNXH, vì nó là của chung của
nhân dân).
B Các hợp tác xã (nó là nửa XHCN và sẽ tiến lên CNXH)
C Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến

dần vào hợp tác xã, tức là nửa CNXH)
13


D Tư bản của tư nhân.
E Tư bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư
nhân để kinh doanh).
Trong 5 loại ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau
hơn cả, cho nên kinh tế nước ta sẽ phát triển theo hướng CNXH
chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản. Với sự tồn tại của các
thành phần kinh tế, chính sách của Đảng, Chính phủ và Chủ
tịch Hồ Chí Minh là công tư đều lợi, chủ thợ đều lợi, song Đảng
ta, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ về quan hệ chủ thợ: “Nhà tư bản thì
không khỏi bóc lột, nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công
nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của công nhân.
Đồng thời vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ
được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức. Chủ và thợ đều tự
giác tự động tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên”.








f) Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Xây dựng và hình thành các mặt, các lĩnh vực, các yếu tố hợp
thành đời sống tư tưởng, văn hóa ở nước ta như: nền khoa học,
giáo dục, nền đạo đức, văn hóa nghệ thuật…phù hợp và thúc

đẩy sự phát triển kinh tế xã hội mang lại đời sống văn hóa tinh
thần phong phú, văn minh và lành mạnh cho nhân dân lao
động.
Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở nước là nền văn hóa của nhân
dân, vì nhân dân, kế thừa các giá trị truyền thống, mang đậm
bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại và
chứa đựng các giá trị mới của Chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình đổi mới, hội nhập để giải quyết mối quan hệ
giữa văn hóa với chính trị và kinh tế.Nghị quyết Trung ương 5
xác định năm quan điểm lớn chỉ đạo quá trình xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam, đó là:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa

là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.
− Nền văn hóa của chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
− Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
− Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do
Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trò quan
trọng.
14


− Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là

một sự nghiệp cách mạng lâu dài, cần có ý thức cách mạng và
sự kiên trì, thận trọng.
6. Bản thân
Luôn xác định lực lượng chủ chốt , tiên phong trong xây dựng

văn hóa giao thông là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
Vì vậy, sinh viên nói chung và bản thân chúng em nói riêng
nên :
− Bắt đầu từ thói quen nhỏ nhất: đội mũ bảo hiểm...
− Là những tuyên truyền viên tích cực với nhiều hình thức
phong phú sáng tạo( tổ chức diễn đàn; phát tờ rơi; làm áp
phích;...)
− Tham gia vào công tác giữ gìn trật tự giao thông chung ( như
mô hình " Đội thanh niên tình nguyện "; " Đội thanh niên
xung kích, dân quân"...)
− Đóng góp vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và nếp sống văn
hóa ở khu mình sống
− Đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi vi phạm PL


Ngoài ra, giải pháp đặt ra thì phải đi đôi với hành
động cụ thể

a Câu chuyện tai nạn cầu Mai Dịch 2019.
Mới đây, có 1 câu chuyện khá đáng tiếc đối với 1 sinh viên năm
cuối ở chính khoa TMĐT chúng mình của trường ta:
“ Vụ nữ tài xế ô tô đạp nhầm chân ga và gây tai nạn liên hoàn
ở khu vực gầm cầu vượt Dịch Vọng khiến 4 người bị thương.
Nạn nhân nặng nhất là nữ sinh viên năm cuối Trương Thị Hoài khoa TMĐT trường ta “. Về chi tiết hơn các bạn có thể tìm hiểu
trên cộng đồng mạng.
Đại diện Trường ta đã đến thăm hỏi và động viên gia đình chị.
Và từ Giảng viên, cán bộ viên chức, clb, cho đến sinh viên
các khoa đều kêu gọi và chung tay đóng góp để giúp đỡ
giảm thiểu 1 phần chi phí. Và trong đó rất tự hào là có lớp
I3I4 chúng mình.

Và câu chuyện đặt ra là ngoài việc rất nhiều bạn, anh chị, thày cô
đóng góp, ủng hộ, động viên gia đình chị, thì cũng có 1 thành
15


phần nhỏ chỉ dừng ở việc biết đến vụ việc thôi ạ, nhưng ít ra, các
bạn ấy cũng góp phần lan truyền câu chuyện để nhiều bạn biết
đến hơn, để nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn, thậm chí có thể từ
những nguồn trợ giúp bên ngoài.
g) Vấn nạn học hộ thi hộ trường Thương Mại.
Một vấn đề phổ biến ở các trường Đại học đó là việc học hộ, thi
hộ. Trên một số trang web, diễn đàn, nhiều bạn có nhu cầu thuê
người học hộ còn đăng tin công khai với nhiều lí do : lười học, sợ
học, có bệnh trong khi việc xin nghỉ phép mất nhiều thủ tục, bận
đi làm thêm, clb,…
“Sinh viên đi học hộ hoặc nhờ người đi học hộ; sinh viên đi
thi hộ hoặc nhờ người thi hộ; làm hộ báo cáo thực tập, khóa
luận tốt nghiệp hoặc nhờ người làm hộ báo cáo thực tập,
khóa luận tốt nghiệp đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 1
học kỳ đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất; đình chỉ 1
năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai và buộc thôi học
đối với trường hợp vi phạm lần thứ ba.”
Giải pháp chúng em đưa ra :
 Vì vấn đề này phổ biến từ lâu, và mang hướng bản năng lan

truyền với các sinh viên, nên theo em trước hết về phía Nhà
trường và Giáo viên cần phải có đánh giá, xếp loại khách
quan, giảm bớt áp lực học tập lí thuyết để ngoài việc nhận
thành tích từ việc điểm danh và bài kiểm tra thì các bạn còn
có thể nhận điểm thưởng khi xung phong phát biểu xây dựng

bài, nhận xét, phản biện…
 Tổ chức thi cử nghiêm túc, đúng quy chế và phù hợp như :tổ

chức đề thi sát thực tế để giảm áp lực thi cử, đeo đúng thẻ
SV, nghiêm cấm sử dụng tài liệu. Cần xử lý nghiêm túc người
coi thi và người thi vi phạm quy chế thi cử.
KẾT LUẬN
Tóm lại, muốn vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa MácLênin trong công cuộc đổi mới hiện nay, bản thân cần phải học
tập nghiên cứu nghiêm túc, có hệ thống, tìm hiểu đúng đắn, nắm
vững những nội dung cốt lõi và phương pháp luận cơ bản của chủ
16


nghĩa Mác-Lênin.Vì vậy, xưa nay chủ tịch Hồ Chí Minh thường
nhắc nhở chúng ta phải nâng cao tư tưởng về chủ nghĩa MácLênin để dùng lập trường quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa
Mác-Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích
một cách đúng đắn đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta
mới có thể dần dần hiểu được qui luật phát triển của cách mạng
Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ
thể của cách mạng chủ nghĩa xã hội thích hợp với tình hình của
đất nước.

17



×