Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 232 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGÔ NGUYỄN HIỆP PHƯỚC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGÔ NGUYỄN HIỆP PHƯỚC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS. Nguyễn Hữu Thắng
2. TS. Trần Thị Hằng

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là
trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Ngô Nguyễn Hiệp Phước


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch và quản lý nhà nước về du
lịch ở nước ngoài
1.2. Các công trình nghiên cứu về du lịch và quản lý nhà nước về du
lịch ở trong nước
1.3. Đánh giá về chung về kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
Chương 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU

LỊCH TRÊN ĐIA BÀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1. Khái quát chung về du lịch trên địa bàn thành phố
2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và các nhân tố tác động đến quản
lý nhà nước về du lịch cấp thành phố trực thuộc trung ương
trong hội nhập quốc tế
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở một số tỉnh, thành phố
và bài học rút ra
Chương 3:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

8
8
15
23

26
26

35
64
71

3.1. Điều kiện, tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn
thành phố Cần Thơ
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ
3.3. Đánh giá chung đối với quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
thành phố Cần Thơ


120

Chương 4:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG
HỘI NHẬP QUỐC TẾ

131

4.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà
nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
thành phố Cần Thơ
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

71
91

131
137
150
152
153



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CNTT

: Công nghệ thông tin

DLST

: Du lịch sinh thái

DNDL

: Doanh nghiệp du lịch

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bàn

HDV


: Hướng dẫn viên

HĐDL

: Hoạt động du lịch

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HNQT

: Hội nhập quốc tế

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

MDEC

: Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long

PATA

: Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương

QLNN

: Quản lý nhà nước


TMV

: Thuyết minh viên

TTTƯ

: Trực thuộc trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNWTO

: Tổ chức du lịch của Liên hợp quốc

VH-TT-DL

: Văn hóa, thể thao và du lịch

VNACCS/VCIS : Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia
WTTC

: Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới

XHH

: Xã hội học



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1

Các cơ sở lưu trú du lịch Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2017

76

Bảng 3.2

Nguồn nhân lực ngành du lịch Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2015

76

Bảng 3.3

Cơ sở lưu trú và kinh doanh du lịch Cần Thơ 2006 - 2017

80

Bảng 3.4

Số lượt khách theo mục đích du lịch của du khách dến Cần Thơ

83

Bảng 3.5

Lượng khách đến Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2017


84

Bảng 3.6

Doanh thu du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 -2017

85

Bảng 3.7

Số ngày du lịch của du khách ở Cần Thơ

87

Bảng 3.8

Điểm du lịch du khách lựa chọn khi đến Cần Thơ

88

Bảng 3.9

Số lượng cơ sở lưu trú năm 2017

115

Bảng 3.10

Ý kiến đánh giá về nguồn thông tin chọn du lịch đến Cần Thơ


122

Bảng 3.11

Ý kiến đánh giá một số nội dung quản lý nhà nước về du lịch ở Cần Thơ

123

Bảng 3.12

Ý kiến đánh giá về hạ tầng du lịch ở Cần Thơ

126


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1

Sơ đồ hệ thống quản lý

36

Hình 2.2

Hệ thống quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ở thành phố

38


Hình 2.3

Kiến nghị vấn đề cần cải thiện mạnh nhất ở Cần Thơ hiện nay

57

Hình 3.1

Cơ cấu lao động Cần Thơ 2016

72

Hình 3.2

Cơ cấu kinh tế Cần Thơ năm 2016

72

Hình 3.3

Tỷ lệ nhựa hóa các tuyến đường Cần Thơ

73

Hình 3.4

Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2017

80


Hình 3.5

Doanh thu du lịch 2006 - 2017

85

Hình 3.6

Đánh giá ý nghĩa của hoạt động du lịch đối với thành phố Cần Thơ

86

Hình 3.7

Mức độ phát triển hoạt động du lịch Cần Thơ

86

Hình 3.8

Đánh giá sự hài lòng của du khách về hoạt động du lịch ở Cần Thơ

87

Hình 3.9

Tỷ lệ số ngày du lịch của du khách ở Cần Thơ

87


Hình 3.10 Tỷ lệ khách sạn đã phân hạng năm 2017

115

Hình 3.11 Mức độ hài lòng đối với kết quả quản lý nhà nước về du lịch ở Cần Thơ

121

Hình 3.12 Đánh giá mức độ khuyến khích phát triển hoạt động du lịch

121

Hình 3.13 Đánh giá các chính sách du lịch được chú trọng phát triển ở Cần Thơ

122


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển
nhanh nhất và phạm vi lớn nhất trên thế giới hiện nay, góp phần quan trọng vào
sự phát triển thịnh vượng của nhiều quốc gia. Theo báo cáo của Hội đồng Du
lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), năm 2015, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra
hàng triệu việc làm cho nền kinh tế thế giới, đóng góp hàng nghìn tỷ USD cho
GDP toàn cầu mỗi năm. Cũng theo tổ chức này, hoạt động du lịch (HĐDL)
có tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Trải qua các
biến cố, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, du lịch được xác định là ngành có
khả năng phục hồi nhanh nhất. Các nước phát triển hàng đầu như Mỹ coi du

lịch là động lực cho tăng trưởng kinh tế, còn đối với các nước đang phát
triển thì du lịch là công cụ xóa đói, giảm nghèo, đóng góp đáng kể cho nền
kinh tế quốc dân.
Ở Việt Nam, ngành du lịch cũng được chú trọng phát triển. Nhờ đó, du lịch
đóng góp ngày càng tăng trong nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai
đoạn 2010 - 2017, du khách quốc tế đến Việt Nam tăng từ 5 triệu lượt khách lên đến
trên 10 triệu lượt khách/năm; khách trong nước tăng từ 28 triệu lượt khách lên
đến 73,2 triệu lượt khách/năm; doanh thu ngành du lịch từ 96 nghìn tỷ đồng lên
trên 500 nghìn tỷ đồng mỗi năm [67].
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương (TTTƯ) được thành lập vào
đầu năm 2004, nằm ở vị trí trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vùng kinh tế quan trọng, vựa lúa của cả nước. Đây là vùng đất giàu tiềm năng
phát triển du lịch, nhất là du lịch sông nước, miệt vườn, du lịch hội nghị, hội họp khuyến thưởng và hội chợ (MICE), du lịch khám phá nền văn hóa dân tộc và văn

minh nông nghiệp.
Trong những năm qua, ngành du lịch thành phố Cần Thơ đã phát triển khá
nhanh, chính quyền thành phố đã có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch,


2
hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý du lịch, tạo lập môi trường, điều kiện thuận
lợi cho các chủ thể kinh doanh du lịch. Nhờ đó, hoạt động du lịch trên địa bàn đã có
những bước khởi sắc và đạt được một số thành tựu quan trọng. Các sản phẩm du
lịch ngày càng đa dạng, doanh thu du lịch và lượt khách lưu trú ngày càng tăng.
Năm 2017, lượng du khách đến Cần Thơ trên 7,5 triệu lượt khách, trong đó, khách
có lưu trú tại thành phố trên 2 triệu lượt, tăng 4 lần so với năm 2006 và tăng 27% so
với năm 2016. Năm 2007, tổng thu nhập của toàn ngành du lịch mới đạt 365 tỷ
đồng thì đến năm 2017 thu nhập du lịch đạt 2.879 tỷ đồng [55].
Tuy nhiên, quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch còn nhiều hạn chế như
thiếu tầm nhìn tổng thể về phát triển du lịch nên sản phẩm du lịch còn đơn điệu,
trùng lặp, kém hấp dẫn và không thể hiện được tính đặc thù. Quản lý và quy hoạch

du lịch chưa hiệu quả, vấn đề liên kết phát triển du lịch chưa được chú ý. Ngoài
ra, còn hạn chế, yếu kém về kết cấu hạ tầng kỹ thuật du lịch, đội ngũ nhân lực du
lịch, năng lực xúc tiến quảng bá du lịch và thiếu sự ổn định về tổ chức bộ máy
QLNN trong lĩnh vực du lịch, nhiều di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng đang
trong tình trạng xuống cấp chưa được tu bổ, tôn tạo lại. Bên cạnh đó, so với tiềm
năng, lợi thế so sánh vốn có thì sự phát triển du lịch thành phố Cần Thơ vẫn chưa
tương xứng, số ngày lưu trú bình quân (1,5 ngày/khách) và chi tiêu của du khách
còn thấp, khách quốc tế đến Cần Thơ chưa nhiều.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế (HNQT) hiện nay và cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, nhu cầu du lịch gia tăng, lưu lượng du khách tăng mạnh, đặc
biệt là khách quốc tế, xu hướng du lịch thay đổi, hình thức và loại hình du lịch gia
tăng. Bên cạnh những tích cực của HNQT đối với du lịch, thì những hiện tượng
tiêu cực cũng gia tăng, ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa và xã hội địa phương, như
hiện tượng "tour 0 đồng", mại dâm, gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến
văn hóa địa phương… Trong bối cảnh đó, yêu cầu đối với QLNN về du lịch tăng
cao. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm giải pháp đổi mới QLNN về du lịch nhằm
thúc đẩy HĐDL phát triển bền vững, góp phần làm cho du lịch thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Cần Thơ và phát triển bền vững là vấn đề


3
bức thiết hiện nay. Đây là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn ở địa
phương cũng như trong cả nước. Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài "Quản
lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế"
làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn của QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố để đề xuất giải pháp hoàn
thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong điều kiện đẩy
mạnh HNQT.

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra gồm:
- Phân tích, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về du lịch ở cấp
thành phố TTTƯ; luận giải đặc thù và nội dung của QLNN về du lịch theo ngành
kết hợp lãnh thổ;
- Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về du lịch của thành phố Cần
Thơ, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu của
QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đặc biệt là quản lý của chính
quyền thành phố Cần Thơ; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du
lịch ở Cần Thơ, đặc biệt là trong điều kiện HNQT.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố
Cần Thơ trong HNQT và luận giải các điều kiện, kiến nghị các cơ quan chức
năng hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là QLNN ở cấp thành phố TTTƯ đối với
HĐDL trên địa bàn thành phố, trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ được phân
cấp cho chính quyền cấp thành phố dưới góc độ quản lý kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu:
Về phạm vi đối tượng quản lý, du lịch nói chung có thể được nhìn nhận
dưới nhiều giác độ: như một loại sản phẩm - dịch vụ du lịch; như một loại hoạt
động kinh tế - xã hội (KT-XH); như một ngành, lĩnh vực kinh tế. Trong luận án


4
này, du lịch - đối tượng của quản lý ở cấp chính quyền địa phương, được xem
xét như một loại hoạt động kinh tế.
Về phạm vi nội dung, việc nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ những
nội dung QLNN về du lịch của cấp thành phố TTTƯ, trong đó chú trọng việc
hoạch định phát triển các HĐDL ở thành phố TTTƯ; xây dựng và triển khai thực
hiện cơ chế, chính sách về HĐDL trên địa bàn; tổ chức HĐDL; phát triển kết cấu
hạ tầng du lịch trên địa bàn; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch

trên địa bàn; và kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn.
Về không gian, việc nghiên cứu QLNN về du lịch chủ yếu tập trung trên
địa bàn thành phố Cần Thơ, có khảo cứu các tỉnh lân cận để kết nối du lịch.
Về thời gian, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng QLNN về du lịch ở
thành phố Cần Thơ chủ yếu từ năm 2010 đến nay; các giải pháp đề xuất hoàn
thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định
hướng đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Về cơ sở lý luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết về quản
lý kinh tế, trong đó có du lịch; lý luận về QLNN, các mô hình lý thuyết của quản
lý du lịch trong nước và trên thế giới.
Về phương pháp luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận
duy vật biện chứng để làm rõ vấn đề QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố
trong sự biến đổi không ngừng, trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, gắn
với những điều kiện cụ thể.
Về phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các phương pháp nghiên cứu cụ thể
được sử dụng bao hàm cả phương pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp;
phương pháp định tính, định lượng và phối hợp.
Việc sử dụng phương pháp diễn dịch nhằm hình thành khung lý thuyết về
QLNN đối với du lịch trên địa bàn thành phố theo cách tiếp cận QLNN nhằm phát
triển du lịch bền vững. Trên cơ sở đó để rút ra những kết luận cần thiết, những
kiến nghị về QLNN nhằm phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.


5
Phương pháp quy nạp được sử dụng trên cơ sở các dữ liệu thực tế về HĐDL,
thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ để khái quát hóa (quy
nạp), rút ra những nhận định, kết luận về QLNN nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên
địa bàn thành phố Cần Thơ một cách có hiệu quả và bền vững.

Việc nghiên cứu đề tài đòi hỏi sử dụng cả phương pháp định tính, định
lượng và phối hợp cả hai phương pháp đó. Theo đó, phương pháp định tính được
sử dụng trong việc mô tả, đưa ra các khái niệm, đặc điểm của du lịch, nội dung và
phương thức QLNN nhằm phát triển du lịch ở đô thị nói chung và trên địa bàn
thành phố Cần Thơ nói riêng. Phương pháp định tính cho chúng ta biết như thế
nào và tại sao: QLNN về du lịch ở cấp thành phố TTTƯ nên như thế nào và tại
sao nhằm phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả trên địa bàn?
Phương pháp định lượng được sử dụng để xem xét, đánh giá sự phát
triển của HĐDL, những chuyển động trong QLNN về du lịch trên địa bàn thành
phố Cần Thơ cũng như lượng hóa một số vấn đề nghiên cứu có liên quan.
Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng gồm phương pháp nghiên
cứu tài liệu, phương điều tra xã hội học (XHH).
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được dùng để thu thập, phân tích các tư
liệu, tài liệu liên quan như giáo trình, các tài liệu về QLNN về du lịch, tìm hiểu các
bài báo, bài viết về du lịch và QLNN về du lịch, các báo cáo của cơ quan nhà nước
về HĐDL và QLNN về du lịch với trọng tâm là những nội dung, những yêu cầu,
những yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề liên quan đến QLNN về du lịch.
Phương pháp điều tra XHH được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp về
du lịch và QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
+ Mục đích điều tra: Nắm bắt thực trạng du lịch và QLNN về du lịch trên
địa bàn thành phố Cần Thơ, những đề xuất, kiến nghị đối với chính quyền Cần Thơ.
+ Việc điều tra được tiến hành theo ba khâu: chuẩn bị điều tra, tiến hành
điều tra, xử lý và sử dụng kết quả điều tra.
+ Đối tượng điều tra: Để đảm bảo tính khách quan trong kết quả điều tra,
việc chọn mẫu điều tra được cân nhắc kỹ lưỡng theo các nhóm đối tượng điều tra: du
khách - người thụ hưởng dịch vụ du lịch; các cơ sở kinh doanh du lịch - người cung


6
cấp dịch vụ du lịch và chịu tác động trực tiếp của QLNN; các cơ quan QLNN ở địa

phương; các đối tượng khác như các nhà nghiên cứu, người dân.
+ Quá trình điều tra được tiến hành theo ba loại phiếu hỏi: phiếu hỏi du
khách nước ngoài (100 phiếu), phiếu hỏi du khách trong nước (200 phiếu) và
phiếu hỏi 4 nhóm đối tượng khác (500 phiếu), gồm các cơ sở kinh doanh du lịch,
quan chức QLNN ở địa phương, các chuyên gia nghiên cứu du lịch và người dân
ở thành phố Cần Thơ. Tổng số phiếu thu được sau khi làm sạch là 800 phiếu.
Phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng SPSS và phân tích nhân
tố khám phá (EFA). Kết quả xử lý phiếu điều tra được sử dụng trong 3 chương
của luận án, đặc biệt là chương 3.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn sau:
Xây dựng mô hình quản lý của chính quyền cấp thành phố TTTƯ về du
lịch trong sự kết hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên địa bàn
thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong bối
cảnh HNQT. QLNN về du lịch cấp thành phố trực thuộc trung ương có sự gắn kết
giữa chức năng, nhiệm vụ của chính quyền thành phố được giao để quản lý ngành
đặc thù, có tính nối kết phức tạp của HĐDL (liên ngành) để thực hiện mục tiêu phát
triển KT-XH địa phương và của ngành.
Phân tích, đánh giá có kiểm chứng bằng số liệu điều tra thực tế về thực
tiễn mô hình kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ trên địa bàn thành phố
Cần Thơ.
Đề xuất các giải pháp để vận hành mô hình QLNN này một cách hiệu
quả và phù hợp với các đặc thù của thành phố Cần Thơ, bao gồm từ thiết kế lại
tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, tăng cường công tác hoạch định,
phát triển, chính sách hỗ trợ, kiểm tra, kiểm soát.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Bổ sung một số vấn đề mang tính chất lý luận của
QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ trong sự kết hợp giữa quản lý theo ngành
và quản lý theo lãnh thổ trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.



7
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần tạo cơ sở khoa học trong việc hoạch định cơ
chế, chính sách và phương hướng QLNN về du lịch nói chung và ở thành phố Cần
Thơ nói riêng. Làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy QLNN về
du lịch ở các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề cũng như biên soạn tài liệu
cho các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức QLNN về du lịch.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 4 chương, 11 tiết.


8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và ngày càng có
vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học và tổ chức xã hội
của các nước trên thế giới và Việt Nam đã có những nghiên cứu chuyên sâu về
du lịch và QLNN về du lịch.
Những công trình khoa học đó được đăng tải dưới các hình thức như: đề
tài khoa học, luận án tiến sỹ, sách, bài tạp chí, bài báo chuyên ngành.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở nước ngoài
1.1.1.1. Về quan niệm, ý nghĩa và tác động của hoạt động du lịch
Ở các nước phát triển, việc nghiên cứu về du lịch được quan tâm và tiến
hành từ lâu. Chính vì thế, khi bàn về du lịch, có rất nhiều quan điểm nói về ý
nghĩa và tác động của HĐDL. Theo quan điểm của Guer Freuler, du lịch với ý

nghĩa hiện đại là một hiện tượng của thời đại, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu
khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát
sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên [60, tr. 8].
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara -Edmod
cũng chỉ ra ý nghĩa của HĐDL, khi cho rằng: Du lịch là việc tổng hòa việc tổ
chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về
phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với
một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm
thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí [60, tr. 9].
Những học giả Trung Quốc nghiên cứu về du lịch cũng có chung quan
điểm với hai giáo sư trên nêu ra, họ đưa ra nhận định: Du lịch là một hiện


9
tượng kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hợp tất cả các quan hệ và hiện tượng
do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí
và văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của mọi
người dẫn đến [60, tr. 29].
Từ các quan điểm trên, có thể thấy HĐDL là tổng hợp của nhiều hoạt động,
bao gồm các hoạt động lữ hành, lưu trú và các hoạt động khác phục vụ cho nhu cầu
khác nhau của du khách. HĐDL sẽ giúp du khách khôi phục sức khỏe, phát sinh và
phát triển tình cảm với vẻ đẹp thiên nhiên, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa.
Thông qua HĐDL sẽ thúc đẩy tăng trưởng KT-XH địa phương.
Năm 1980, tại Hội nghị Manila, Tổ chức Du lịch Quốc tế đã chỉ ra ý
nghĩa của HĐDL, khi cho rằng: Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích
không phải di cư và một cách hòa bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự
phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần cùng với
việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người [33, tr. 12]. Còn theo
Tổ chức Du lịch của Liên hợp quốc (UNWTO) cho rằng du lịch là một hiện

tượng xã hội, văn hóa và kinh tế phát sinh do sự di chuyển tới các quốc gia hay
điểm đến ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người với các mục đích cá
nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn [11, tr. 5]. Từ đó, ta có thể thấy
rằng, HĐDL có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, đẩy mạnh
sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người.
Nhiều nhà khoa học đã khẳng định HĐDL là hoạt động tổng hợp và phát
triển nhanh với kết quả kinh tế, xã hội và chính trị. Giao lưu văn hóa, hòa bình,
thiện chí và hiểu biết được coi là những tác động tích cực của các luồng du lịch
quốc tế. Các điểm thu hút tự nhiên, văn hóa, vị trí địa lý, hệ thống giao thông
thuận lợi, sự an toàn xã hội và an ninh chính trị ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch
và đích đến. An ninh chính trị và an toàn xã hội cũng là một trong những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển HĐDL [91].
Bàn về ý nghĩa của HĐDL, Salvo Creaco (2003) cho rằng: Du lịch bây
giờ là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới và là một trong


10
những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất. Đối với nhiều quốc gia, du lịch được
coi là một công cụ chính cho sự phát triển vì nó kích thích các hoạt động kinh tế
mới. Du lịch có thể có tác động tích cực về kinh tế đối với cán cân thanh toán, về
việc làm, thu nhập và sản xuất, nhưng cũng có thể có những tác động tiêu cực,
đặc biệt đối với môi trường [100].
Lelei Lelaulu - Chủ tịch Đối tác quốc tế thì khẳng định: HĐDL là
phương tiện chuyển giao của cải tự nhiên lớn nhất từ các nước giàu sang các
nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ còn
lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ [95].
Khi dự báo phát triển du lịch, Priya Chetty khẳng định: Dự báo phát triển
du lịch có giá trị kinh tế lớn đối với cả khu vực công và khu vực tư nhân. Bất kỳ
thông tin liên quan đến sự tiến triển trong tương lai của dòng chảy du lịch là rất
quan trọng đối với khách sạn, nhà điều hành tour du lịch và các ngành công

nghiệp khác liên quan đến du lịch [98];
Tác giả William Theobald (1994) làm rõ ý nghĩa của HĐDL đối với hòa
bình thế giới [108]. Tác giả đã làm rõ HĐDL thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và
hiểu biết lẫn nhau.
1.1.1.2. Về các loại hình du lịch
Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, tùy theo mục đích của du khách
mà có thể phân loại thành nhiều hình thức du lịch khác nhau.
Tác giả Iresh Singh (2011) cho rằng du lịch đề cập đến việc kinh doanh
cung cấp chỗ ở và các dịch vụ liên quan cho những người đến thăm các điểm
đến. Du lịch bao gồm hai yếu tố là hành trình tới đích và ở. Theo đó, các loại
hình du lịch được kể đến bao gồm: du lịch giải trí, du lịch sinh thái (DLST), du lịch
lịch sử, du lịch dân tộc, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du
lịch tôn giáo, du lịch âm nhạc, du lịch làng, du lịch sinh vật hoang dã [90].
Ngoài ra, còn có các bài viết khác cũng bàn về các loại hình du lịch như:
du lịch mạo hiểm, du lịch kinh doanh, du lịch sinh nở, du lịch ẩm thực, du lịch
văn hóa, du lịch đen, du lịch thiên tai, du lịch ma túy, du lịch y tế, du lịch gia


11
phả, du lịch biển, du lịch tình dục, du lịch khu ổ chuột, du lịch không gian, du
lịch thể thao, du lịch ảo, du lịch chiến tranh [103], [105].
Theo UNWTO, tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có của điểm đến để đa dạng
hóa và cung cấp nhiều hơn một loại hình du lịch. UNWTO đưa ra một số giải
thích ngắn gọn về các loại hình du lịch chính như du lịch giải trí, du lịch y tế, du
lịch giáo dục, du lịch kinh doanh, du lịch thăm bạn bè hoặc người thân, du lịch
tôn giáo, du lịch thể thao [109].
Ngoài ra, các công trình khác cũng đề cấp đến một vài loại hình du lịch
theo các cách khác như: du lịch giải trí, du lịch văn hóa [105], DLST [4], du lịch
kinh doanh [104], du lịch y tế [106], du lịch giáo dục [99].
1.1.1.3. Về hoạt động kinh tế du lịch và sự phát triển du lịch

Các công trình nghiên cứu về hoạt động kinh tế du lịch đã giúp người
đọc hiểu về ngành công nghiệp du lịch.
Bàn về hoạt động kinh tế du lịch, theo tác giả Robert Lanquar (1993) kinh
tế du lịch đó là ngành công nghiệp vì toàn bộ hoạt động nhằm khai thác các của cải
của du lịch, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ
và sản phẩm. Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu những vấn đề về yêu cầu, sự tiêu
dùng của du lịch, sản xuất phục vụ du lịch, đầu tư cho du lịch [45].
Trong nghiên cứu The Economics of Tourism, tác giả William S. Reece
(2009) sử dụng phân tích kinh tế hiện đại để giúp người đọc hiểu được hành vi thị
trường du lịch, đề cập đến thay đổi kỹ thuật vì nó liên quan tới việc điều chỉnh mô
hình kinh doanh và chiến lược, giải thích rõ ràng về quản lý doanh thu [107].
Các tác giả John Ward, Phil Higson và William Campbell (1994) trong
nghiên cứu Leisure and Tourism, đã nghiên cứu về ngành công nghiệp du lịch và
giải trí thông qua việc phân tích các hình mẫu và xu hướng, các sản phẩm và
dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động của nó đến kinh tế,
xã hội, văn hóa hay môi trường [93].
Công trình Tourism in Developing Countries, các tác giả tập trung bàn
về sự phát triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển. Bên cạnh đó, công trình


12
này còn đề cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích
phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát
triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du
lịch vùng ngoại ô [96].
John Tribe (1995), trong nghiên cứu The Economics of Leisure and
Tourism, đã làm rõ các vấn đề về tổ chức và quảng bá hoạt động giải trí và du
lịch; nghiên cứu về du lịch, du lịch giải trí ngoài trời, marketing du lịch ở các
nước đang phát triển [92].
Ngoài ra, còn có các công trình khác đề cập đến kinh tế du lịch và phát

triển du lịch như Political and Economic Factors Affecting Tourism Demand
between Countries: A Case from Bosnia Herzegovina and Turkey [91], Tourism
Economics [89], Tourism Economics and Policy [94].
1.1.2. Các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch ở
nước ngoài
1.1.2.1. Về vai trò và nội dung quản lý nhà nước về du lịch
Phutsady Phanyasith (2014), trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tác giả cho
rằng QLNN đối với HĐDL là phương thức nhà nước sử dụng pháp luật tác động
vào đối tượng HĐDL để định hướng hoạt động này vận động, phát triển đạt được
mục đích xác định [37].
W. Susan (1996) khi phân tích nguồn gốc của ngành thương mại giải trí
và du lịch, đã miêu tả về ngành thương mại giải trí và du lịch; miêu tả sứ mệnh
của ngành này; giải thích sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ; giới thiệu
những địa điểm mà thương mại giải trí và du lịch có thể diễn ra; giới thiệu các
cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên tốt nghiệp ngành này. Trên cơ sở đó, tác
giả làm rõ vấn đề quản lý và tổ chức sự kiện, lưu trú, thực phẩm và đồ uống,
nghề nghiệp [102].
Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả S.Medlik (1995) đã đề
cập về sự cạnh tranh trong ngành hàng không, quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự
quản lý du lịch, giới hạn cũng như thách thức đối với ngành du lịch [100].


13
Ngoài ra, còn có các công trình của các tác giả khác đề cập đến vấn đề
này như các tác giả Lelei LeLaulu (2006) [95], Mechthild Kuellmer (2007) [97],
Priya Chetty (2011) [98].
1.1.2.2. Về quản lý nhà nước về du lịch
S.Medlik (1995) đã cho rằng, trong QLNN về du lịch, các chính sách phải
dựa trên một kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về
không gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính

quyết định mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa
cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách trong du lịch
không phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển thông qua
sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch [100].
Khi đề cập đến vấn đề quản lý du lịch của Thái Lan để chuẩn bị sẵn sàng
cho hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, Sokxay Soutthaveth
kiến nghị Nhà nước Thái Lan phải chú ý đến vấn đề quản lý du lịch bền vững, sử
dụng tài sản vốn có gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường và sử dụng lợi ích lâu
dài, chú ý đến HĐDL gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, nhất là nền văn
hóa, phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư [113]. Tác giả Saknalin Keosi,
khi nghiên cứu các biện pháp pháp lý quản lý du khách trong việc mua bán dịch
vụ du lịch theo kiểu đóng tiền phí một lần giữa du khách và các công ty lữ hành,
đã phân tích đánh giá việc thực hiện các biện pháp pháp lý của Thái Lan và quốc
tế về quản lý du khách ở các nước Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản. Tác giả đã
phân tích các vấn đề khi có tranh chấp giữa du khách và các công ty lữ hành, đóng
tiền phí cho công ty lữ hành trước khi đi tham quan, đăng ký hợp đồng có điều
kiện trả lại cho du khách khi có vấn đề xảy ra trong chương trình du lịch, và đề ra
những vấn đề cần tiếp tục sửa đổi bổ sung trong nội dung của Nghị định năm 2007
về quản lý du khách trong việc mua bán dịch vụ du lịch ở Thái Lan [112].
Trong luận án của Phutsady Phanyasith chỉ ra nguyên nhân hạn chế trong
QLNN bằng pháp luật đối với HĐDL ở Lào. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải
pháp: Tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về du


14
lịch; đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch; tăng cường hoạt động
kiểm tra, thanh tra trong xử lý vi phạm hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với
HĐDL; tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất trong lĩnh
vực du lịch; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với
QLNN bằng pháp luật đối với lĩnh vực HĐDL [37].

Nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động kinh doanh du lịch
trong thời kỳ hội nhập, Xu Xeng (2015) cho rằng: Công tác ban hành và thực
hiện pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ khâu ban hành văn bản quy
phạm pháp luật nói chung; tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được kiện
toàn, ổn định nhanh chóng; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính
sách phát triển du lịch cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du
lịch; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du
lịch cần hướng đến việc làm trong sạch môi trường du lịch và áp dụng công nghệ
thông tin (CNTT) trong hệ thống quản lý du lịch [110].
Trong công trình Tourism Economics and Policy, các tác giả tập trung
chỉ ra nhu cầu du lịch và dự báo, nguồn cung cấp du lịch và giá, đo lường tác
động và lợi ích của những thay đổi trong nhu cầu du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng du
lịch và thuế du lịch, hàng không, du lịch và môi trường (bao gồm cả biến đổi khí
hậu) và năng lực cạnh tranh điểm đến. Từ đó cung cấp cơ sở để hiểu được sự
liên quan của phân tích kinh tế và các giải pháp cho vấn đề du lịch trong thực tế
cuộc sống, cũng như hoạch định chính sách du lịch [94].
Theo tác giả của công trình Economic Success of Tourism, du lịch là một
trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới ngày nay. Qua khảo sát sự
thành công kinh tế du lịch ở Peru và Bồ Đào Nha, tác giả khẳng định rằng sự
phát triển du lịch tùy thuộc vào hành chính công [97].
Trong công trình The Business of Rural Tourism International
Perspectives, các tác giả làm rõ những vấn đề cơ bản: chính sách, kế hoạch, các
tác động của nghiên cứu về thương mại du lịch tại khu vực nông thôn, trong đó
phân tích vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn,


15
đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung
Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân… và một số tác động đối với việc phát triển loại hình
du lịch tại khu vực này [101].

Đề tài nghiên cứu Leisure and Tourism, các tác giả đề cập đến cung cấp
các dịch vụ thông tin quản lý, việc lên kế hoạch và đánh giá các sự kiện cũng
như các nguồn cơ sở hạ tầng cho các dự án du lịch, giải trí [93].
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở TRONG NƯỚC

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở trong nước
1.2.1.1. Về vai trò của du lịch
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu có cách nhìn nhận về du lịch dưới nhiều
góc độ khác nhau. Trong cuốn Nhập môn khoa học du lịch của Trần Đức Thanh
(1999), du lịch được giải thích là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong
thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi
sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc
tiêu thụ một giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ của các cơ sở chuyên
nghiệp cung ứng; Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy
sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận
thức tại chỗ về thế giới xung quanh [60, tr. 14].
Luận án Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu
thế hội nhập [69], tác giả đã phân tích làm rõ khái niệm về du lịch, DLST, yêu
cầu và nội dung phát triển DLST trong điều kiện đẩy mạnh HNQT.
Như vậy khi du lịch trở thành một nhu cầu mang tính xã hội cao, nhu cầu
của đại bộ phận các tầng lớp dân cư trong xã hội thì quan niệm về du lịch được
thống nhất, bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay
ngoài nước, trừ việc di trú chính trị, tìm kiếm việc làm (di chuyển nhằm mục
đích sinh lợi) và xâm lược.


16
Về vai trò của du lịch:

Du lịch đóng góp tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân; tham
gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng; làm tăng
thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vào cân bằng cán cân thanh
toán quốc tế; là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả; góp phần củng cố và phát triển
các mối quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa
phương [18], [38].
Khi bàn về vai trò của du lịch, tác giả Nguyễn Đình Sơn (2002) cho rằng
du lịch là hoạt động của con người mà trong quá trình đó đồng thời diễn ra cả hai
mặt: sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm du lịch, người đi du lịch là những người
tiêu dùng các sản phẩm du lịch, người kinh doanh du lịch là người cung cấp các
sản phẩm du lịch, chỉ có hoạt động diễn ra đồng thời thì mới đảm bảo được một
tour du lịch hoàn chỉnh. Để phát triển kinh tế du lịch ở vùng Bắc Bộ kết hợp với
tăng cường củng cố quốc phòng an ninh trong thời gian tới nhằm góp phần tăng
trưởng KT-XH, giải quyết việc làm và tăng thu nhập người dân, tác giả đã đề
xuất phương hướng, mục tiêu và những giải pháp cơ bản để giải quyết những tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của kinh tế du lịch [57].
1.2.1.2. Về hoạt động kinh tế du lịch
Trong luận án Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách
cho Việt Nam, tác giả Nguyễn Trùng Khánh (2012) đã đưa ra bảy bài học thành
công về chiến lược phát triển, marketing, cung cấp dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ
tầng, đảm bảo an ninh, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. Từ phân
tích thực trạng phát triển ngành du lịch của Việt Nam, tác giả chỉ ra những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành và đề xuất một số
giải pháp cơ bản, kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch cho
Việt Nam trong điều kiện HNQT hiện nay [27].
Luận án Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của
Việt Nam, trên cơ sở phân tích tiềm năng, thế mạnh và thực trạng phát triển bền



17
vững kinh doanh lưu trú du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, tác giả đề
xuất các giải pháp thúc đẩy kinh tế cho các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và các
chủ thể QLNN tại vùng du lịch Bắc Bộ tham khảo; tạo môi trường thuận lợi cho
phát triển bền vững kinh doanh lưu trú tại vùng du lịch Bắc Bộ [25].
Trong công trình Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có
tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, các tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề
lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch; phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống
sản phẩm du lịch Việt Nam theo tiêu chí cấu thành sản phẩm chung của điểm
đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch. Các tác giả đã chỉ ra mô hình 10 tiêu
chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản phẩm du lịch bao gồm: Tính hấp dẫn và độc
đáo của tài nguyên du lịch; tính đa dạng của dịch vụ du lịch; chất lượng sản
phẩm du lịch; tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch; đầu tư xúc tiến sản phẩm du
lịch; giá sản phẩm du lịch; khả năng tiếp cận sản phẩm; thương hiệu sản phẩm
du lịch; chu kỳ sống của sản phẩm du lịch; yếu tố đặc biệt của sản phẩm du lịch.
Đề tài còn đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh
tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường trong ngắn hạn [64].
Trong luận án Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, Hoàng Thị Ngọc Lan
(2007) xác định cầu du lịch là bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về
dịch vụ hàng hóa, đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của du khách ngoài nơi ở
thường xuyên của họ nhằm mục đích du lịch [29].
Trong cuốn Thị trường du lịch, tác giả đã nêu những vấn đề tổng quan về
thị trường du lịch: khái niệm và những đặc điểm của thị trường du lịch, các loại
thị trường du lịch, phân tích một số yếu tố cơ bản trên thị trường du lịch. Theo
tác giả, thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, phạm trù của sản xuất
và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa
người mua với người bán, giữa cung với cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông
tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực kinh tế du lịch [31].
Tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2010) trong công trình Năng lực cạnh tranh
điểm đến của du lịch Việt Nam, đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh



18
tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam; chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ
hội và áp lực đối với ngành du lịch Việt Nam cũng như nguyên nhân của hạn chế
về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam. Tác giả đề xuất
bốn quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt
Nam, trong đó đề xuất: ngành du lịch phải được phát triển theo hướng chất
lượng, hiệu quả, bền vững [70].
Trong luận án Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế
quốc tế, tác giả đã hướng nghiên cứu vào làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị
trường du lịch trong HNQT; phân tích thực trạng của thị trường du lịch Quảng
Ninh, trong đó tác giả đã phác họa rõ nét về những thành tựu, đặc biệt là nêu rõ
những vấn đề đặt ra cần khắc phục để mở rộng thị trường du lịch Quảng Ninh
đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Tác giả đã đề xuất bốn nhóm giải
pháp nhằm phát triển thị trường du lịch trong thời gian tới, trong đó chú trọng
tăng nguồn cung hàng hóa du lịch và kích cầu về du lịch [1].
Tác giả Nguyễn Duy Mậu (2011) trong luận án Phát triển du lịch Tây
Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đã đề xuất chín
giải pháp để phát triển du lịch Tây Nguyên trong quá trình HNQT, trong đó chú
trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà hàng; phát triển các hình thức
liên kết các DNDL trên địa bàn khu vực Tây Nguyên [32].
Trong luận án Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam
trong xu thế hội nhập, tác giả chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với phát
triển DLST trong xu thế hội nhập; phân tích những kinh nghiệm phát triển DLST
của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; đề xuất một số giải pháp
chủ yếu phát triển DLST ở Việt Nam [69].
Luận án Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng đã phân
tích các quan niệm về hệ thống đánh giá du lịch bền vững, các kinh nghiệm du
lịch bền vững và không bền vững trên thế giới và đề xuất các giải pháp phát triển

du lịch bền vững Phong Nha - Kẻ Bàng. Đây là luận án về du lịch bền vững ở một
vùng du lịch cụ thể, có tính đặc thù. Tuy nhiên, tác giả tập trung nghiên cứu quan
niệm về du lịch bền vững, cũng như chỉ tiêu đánh giá [13].


×