Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

90 câu lý thuyết kim loại nhôm và hợp chất file word (có lời giải chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.73 KB, 24 trang )

Lý thuyết trọng tâm về nhôm và hợp chất (Đề 1) - Cơ bản
Bài 1. Một nguyên tố X thuộc 4 chu kì đầu của bảng HTTH, mất dễ dàng 3 electron tạo ra ion M3+ có cấu
hình giống khí hiếm. Cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. 1s22s22p1.
B. 1s22s22p63s23p1.
C. 1s22s22p63s23p63d104s2.
D. 1s22s22p63s23p3.
Bài 2. Chọn phát biểu đúng về phản ứng nhiệt nhôm:
A. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau H trong dãy điện hoá.
B. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hoá.
C. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng trước và đứng sau Al trong dãy điện hoá với điều kiện kim
loại đó dễ bay hơi.
D. Nhôm khử tất cả các oxit kim loại.
Bài 3. Trong các hợp chất sau: AlF3, AlCl3, AlBr3, AlI3. Chất có liên kết ion, liên kết cộng hoá trị có cực là
(độ âm điện của Al: 1,6 ; F: 4,0 ; Cl: 3,2 ; Br: 2,8 ; I: 2,6)
A. Ion: AlF3, AlCl3 ; cộng hoá trị có cực: AlBr3, AlI3.
B. Ion: AlF3 ; cộng hoá trị có cực: AlCl3, AlBr3, AlI3.
C. Ion: AlCl3 ; cộng hoá trị có cực: AlF3, AlBr3, AlI3.
D. Ion: AlF3, AlCl3, AlBr3 ; cộng hoá trị có cực: AlI3.
Bài 4. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng
chảy của chúng, là:
A. Na, Ca, Al.
B. Na, Ca, Zn.
C. Na, Cu, Al.
D. Fe, Ca, Al.
Bài 5. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Fe, Cu, Ag.
B. Al, Cu, Ag.
C. Al, Fe, Cu.
D. Al, Fe, Ag.


Bài 6. Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Al2O3 → Y → Z → Al(OH)3
X, Y, Z lần lượt có thể là
A. Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3
B. Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl3
C. AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2
D. AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3
Bài 7. Phương pháp nào dùng để điều chế Al(OH)3 tốt nhất ?
A. Cho dung dịch Al3+ tác dụng với dung dịch NH3
B. Cho dung dịch Al3+ tác dụng với dung dịch NaOH
C. Cho dung dịch AlO2- tác dụng với dung dịch H+
D. Cho Al tác dụng với H2O
Bài 8. Cho Al có số hiệu nguyên tử là Z = 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về Al ?
A. Al thuộc chu kì 3, phân nhóm chính nhóm III.
B. Cấu hình electron nguyên tử Al là 3s23p1.
C. Al nằm ở ô số 13, sau một kim loại kiềm thổ thuộc chu kì 3.
D. Al là nguyên tố p.
Bài 9. Phát biểu nào không đúng về nguyên tử nhôm ?


A. Vỏ nguyên tử có một electron p.
B. Bán kính nguyên tử Al nhỏ hơn bán kính nguyên tử Na, Mg nhưng lớn hơn bán kính nguyên tử Cl.
C. Phân lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử có 1 electron.
D. Các nguyên tử và ion sau có cùng cấu hình electron: Na+, Mg2+, Al3+, Ar.
Bài 10. Trong các tính chất vật lí sau, tính chất nào không phải là tính chất vật lí của nhôm?
A. Màu trắng bạc.
B. Khá mềm.
C. Dễ kéo sợi, dễ dát mỏng.
D. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt (tốt hơn sắt và đồng).
Bài 11. Những vật dụng bằng nhôm không bị gỉ khi để lâu trong không khí vì bề mặt của những vật dụng
này có một lớp màng. Lớp màng này là ?

A. Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua.
B. Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho Al tiếp xúc với nước và không khí.
C. Hỗn hợp Al2O3 và Al(OH)3 đều không tan trong nước đã bảo vệ nhôm.
D. Nhôm tinh thể đã bị thụ động hóa bởi nước và không khí.
Bài 12. Vì sao có thể dùng thùng nhôm để chuyên chở axit HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội ?
A. Nhôm là kim loại có tính khử yếu nên không tác dụng với các axit này.
B. Các thùng nhôm thường rất dày nên có thể chuyên chở các axit này.
C. Nhôm bị thụ động hóa bởi các axit này.
D. Nhôm có giá thành rẻ hơn các vật liệu khác.
Bài 13. Cho 2 phương trình phản ứng sau:
(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
(2) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng?
A. Nhôm khử được ion H+ của axit trong dung dịch axit.
B. Nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm.
C. Nhôm phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm nên nhôm là chất lưỡng tính.
D. Nhôm là kim loại có tính khử mạnh. Trong cả 2 phản ứng này, Al đều bị oxi hóa thành ion dương.
Bài 14. Không dùng bình bằng nhôm để đựng các dung dịch kiềm vì:
A. Nhôm là chất lưỡng tính nên bị kiềm phá hủy.
B. Al2O3 và Al(OH)3 lưỡng tính nên nhôm bị phá hủy.
C. Nhôm bị ăn mòn hóa học.
D. Nhôm dẫn điện tốt nên bị NaOH phá hủy.
Bài 15. Cho các phản ứng sau:
o

t
(a) 8Al + 3Fe3O4 
→ 9Fe + 4Al2O3

o


t
(b) 2Al + 3CuO 
→ 3Cu + Al2O3
o

t
(c) 2Al + 3FeCl2 → 3Fe + 2AlCl3
(d) 4Al + 3O2 
→ 2Al2O3
(e) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Trong các phản ứng trên, những phản ứng nào là phản ứng nhiệt nhôm ?
A. a
B. a, b
C. a, b, d
D. Tất cả các phản ứng trên
Bài 16. Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm: NaOH; Al; Mg và Al2O3. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử
để phân biệt 4 chất trên, thuốc thử được chọn là:
A. Dung dịch KOH.
B. H2O.
C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Bài 17. Để tách nhanh Al ra khỏi hỗn hợp Mg, Al, Zn có thể dùng hóa chất nào sau đây ?


A. H2SO4 loãng dư
B. H2SO4 đặc nguội dư
C. Dung dịch nước vôi trong, khí CO2
D. Dung dịch NH3 dư
Bài 18. Ứng dụng nào sau đây không phải của nhôm ?

A. Dùng trang trí nội thất.
B. Dùng sản xuất hợp kim nhẹ, bền.
C. Dùng làm dây cáp dẫn điện.
D. Dùng làm bình chuyên chở dung dịch H2SO4 và HNO3 đặc nguội.
Bài 19. Tại sao nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ?
A. Nhẹ, bền đối với không khí và nước.
B. Có màu trắng bạc, đẹp.
C. Dẫn điện tốt.
D. Dễ dát mỏng, dễ kéo sợi.
Bài 20. Trong công nghiệp người ta sản xuất Al bằng cách nào sau đây?
A. Điện phân nóng chảy hỗn hợp Al2O3 và criolit.
B. Điện phân nóng chảy AlCl3.
C. Dùng chất khử mạnh như C, H2, CO,… để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.
D. Dùng kim loại mạnh để đẩy Al ra khỏi muối.
Bài 21. Tại sao để điều chế Al người ta điện phân nóng chảy Al2O3 mà không điện phân nóng chảy AlCl3?
A. Điện phân nóng chảy Al2O3 sẽ thu được Al tinh khiết.
B. AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3 nên cần tiêu tốn năng lượng nhiều hơn Al2O3.
C. Khi nung nóng, AlCl3 thăng hoa.
D. Điện phân nóng chảy AlCl3 tạo ra khí Cl2 gây ô nhiễm môi trường. Còn điện phân nóng chảy Al2O3 sinh
ra khí O2.
Bài 22. Trong các chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính?
A. NaHCO3
B. Al(NO3)3
C. Al2O3
D. Al(OH)3
Bài 23. Các phương trình phản ứng nào sau đây chứng minh Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính ?
A. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
to
2Al(OH)3 
→ Al2O3 + 3H2O

B. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
to
2Al(OH)3 
→ Al2O3 + 3H2O
C. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
to
2Al(OH)3 + 6KHSO4 
→ Al2(SO4)3 + 3K2SO4 + 6H2O
D. 2Al(OH)3 + 6KHSO4 → Al2(SO4)3 + 3K2SO4 + 6H2O
to
Al(OH)3 + NaOH 
→ NaAlO2 + 2H2O
Bài 24. Khi nhỏ vài giọt quì tím vào dung dịch phèn nhôm amoni thì dung dịch
A. có màu xanh.
B. có màu hồng.
C. không có màu gì.
D. có màu tím.
Bài 25. Dãy gồm tất cả các chất tác dụng được với nhôm (dạng bột) là
A. O2, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch HCl.
B. dung dịch Na2SO4, dung dịch NaOH, Cl2.


C. H2, I2, dung dịch HNO3 đặc nguội, dung dịch FeCl3.
D. dung dịch FeCl3, H2SO4 đặc nguội, dung dịch KOH.
Bài 26. Dãy gồm tất cả các chất tác dụng được với Al2O3 là
A. kim loại Ba, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch Cu(NO3)2.
B. dung dịch HNO3, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch NH3.
C. khí CO, dung dịch H2SO4, dung dịch Na2CO3.
D. dung dịch NaHSO4, dung dịch KOH, dung dịch HBr.
Bài 27. Nhôm có thể hoà tan trong các dung dịch

A. H2SO4 loãng, CuCl2, HNO3 loãng, NaCl.
B. HCl, NaOH, MgCl2, KCl.
C. Fe2(SO4)3, Ba(OH)2, BaCl2, CuSO4.
D. Ba(OH)2, CuCl2, HNO3 loãng, FeSO4.
Bài 28. Cho hỗn hợp Al và Fe2O3 (cùng số mol). Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm xảy ra hoàn toàn thì thu
được hỗn hợp rắn gồm
A. Al2O3, Fe.
B. Al2O3, Fe, Fe2O3.
C. Al2O3, Fe, Al.
D. Al2O3, Fe, Fe2O3, Al.
Bài 29. Thu được kim loại nhôm khi
A. khử Al2O3 bằng khí CO đun nóng.
B. khử Al2O3 bằng kim loại Zn đun nóng.
C. khử dung dịch AlCl3 bằng kim loại Na.
D. điện phân nóng chảy hỗn hợp Al2O3 với criolit.
Bài 30. Cho hỗn hợp gồm AlCl3 và ZnCl2 tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa X. Lọc lấy X rồi
đem nung thu được chất rắn Y. Cho khí H2 dư đi qua Y nung nóng thu được chất rắn gồm
A. Al và Zn.
B. Al2O3 và Zn.
C. Al và ZnO.
D. Al2O3.
Bài 31. Những tính chất vật lí không phải của Al là
A. dẫn điện yếu hơn Fe.
B. nhẹ hơn Cu khoảng 3 lần.
C. dẫn điện tốt, bằng 2/3 lần độ dẫn điện của Cu.
D. có màu trắng bạch, rất dẻo.
Bài 32. Kết luận không đúng với Al là
A. là nguyên tố họ p.
B. ở trạng thái cơ bản có 1 electron độc thân.
C. có nhiều tính chất hoá học giống Be.

D. có bán kính nguyên tử lớn hơn Mg.
Bài 33. Biến đổi hoá học nào sau đây là do Al(OH)3 có tính axit ?
A. Al(OH)3 → Al3+ .
B. Al(OH)3 → [Al(OH)4]–.
C. Al(OH)3 → Al2O3.
D. Al(OH)3 → Al2O3 → Al.
Bài 34. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng khi trộn lẫn hai dung dịch vào nhau
A. AlCl3 và Na2CO3.
B. HNO3 và NaHCO3.
C. NaOH và NaAlO2.


D. NaCl và Ag NO3.
Bài 35. Hãy chọn câu sai khi nhận xét về vai trò của criolit (Na3AlF6)
A. tăng độ dẫn điện của hỗn hợp các chất trong bình điện phân.
B. hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 để tiết kiệm nhiên liệu.
C. chống phản ứng phụ xảy ra ở anot của bình điện phân.
D. bảo vệ Al lỏng khỏi bị không khí oxi hoá.
Bài 36. Kim loại Al được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp
A. Khử Al2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao.
B. điện phân nóng chảy AlCl3 với hai điện cực trơ.
C. dùng Mg đẩy Al ra khỏi dung dịch AlCl3.
D. điện phân nóng chảy Al2O3 với hai điện cực trơ có mặt criolit.
Bài 37. Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt
A. dùng dung dịch NaOH dư, khí CO2, rồi đun nóng.
B. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH dư.
C. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl dư.
D. dùng dung dịch NaOH dư, dung dịch HCl dư, rồi đun nóng.
Bài 38. Phân biệt ba hỗn hợp chất rắn là X (Fe, Al), Y(Al, Al2O3), Z(Fe, Al2O3) có thể chỉ dùng một hoá
chất duy nhất là

A. Dung dịch HNO3 đặc nguội.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch FeCl3.
Bài 39. Dùng phèn nhôm–kali (Al2O3.K2SO4.24H2O) không nhằm mục đích
A. khử chua cho đất.
B. làm trong nước.
C. dùng trong công nghiệp sản xuất giấy.
D. dùng làm chất cầm màu.
Bài 40. Khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] thì hiện tượng xảy ra là
A. ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau một thời gian kết tủa tan dần.
B. ban đầu không có hiện tượng gì, sau một thời gian xuất hiện kết tủa keo trắng.
C. xuất hiện kết tủa keo trắng.
D. không có hiện tượng gì xảy ra.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
X dễ dàng mất 3 electron tạo ra ion
→ X có 3 electron lớp ngoài cùng và là kim loại điển hình → Lớp
ngoài cùng của X có dạng
→ Đáp án đúng là đáp án B (Vì đáp án A là nguyên tố Bo là á kim)
Câu 2: Đáp án B
• Đáp án A sai vì ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều oxit kim loại như Fe2O3, Cr2O3 .. thành kim loại tự do
• Đáp án B đúng
• Đáp án C sai vì Al chỉ khử được oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa
• Đáp án D sai vì Al chỉ khử được oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa
→ Ta chọn đáp án B
Câu 3: Đáp án B


nên là liên kết ion

nên là liên kết cộng hóa trị có cực
Chọn B
Câu 4: Đáp án A
• Đáp án A đúng
• Đáp án B sai vì Zn không điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
• Đáp án C sai vì Cu không điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
• Đáp án D sai vì Fe không điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
Câu 5: Đáp án A
• Khi cho Al, Fe vào dung dịch Cu(NO3), AgNO2 thứ tự các phản ứng như sau
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag
Sau phản ứng thu được hỗn hợp ba kim loại → Fe còn dư → Ba kim loại là Fe, Ag, Cu
→ Đáp án đúng là đáp án A
Câu 6: Đáp án A
Câu 7: Đáp án A

→ Đáp án A đúng

→ Đáp án B sai

→ Đáp án C sai
• Al + H2O → không phản ứng → Đáp án D sai
→ Ta chọn đáp án A
Câu 8: Đáp án B
Al có cấu hình electron
→ Đáp án B sai (Đấy chỉ là lớp electron ngoài cùng của Al)
Câu 9: Đáp án D

Ta có cấu hình của
→ Ba
nguyên tử và ion không cùng cấu hình electron → Đáp án D sai
Câu 10: Đáp án D


Nhôm dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Độ dẫn nhiệt bằng 2/3 đồng nhưng lại nhẹ hơn đồng
→ Đáp án D sai
Câu 11: Đáp án A
Những vật làm bằng nhôm có một lớp oxit
rất mỏng, bền và mịn, ngăn không cho nước và khí thấm
qua, còn
màng

xuất hiện khi Al tác dụng với nước ngăn cản nhôm tiếp xúc với nước

Chọn A
Câu 12: Đáp án C
Nhôm không tác dụng với H2SO4 và HNO3 đặc, nguội. Những axit này đã oxi hóa bề mặt kim loại tạo thành
màng oxit có tính trơ, làm cho nhôm thụ động. Nhôm bị thụ động sẽ không tác dụng với dung dịch HCl,
H2SO4 loãng → Đáp án đúng là đáp án C
Câu 13: Đáp án C
Nhôm không phải là chất lưỡng tính, nó tác dụng được với dung dịch kiềm là do tác dụng với nước tạo
tan
được trong dung dịch kiềm
Câu 14: Đáp án B
Bình thường nhôm có màng oxit bảo vệ nên bền, tạo màng
dung dịch

khi tác dụng với nước nhưng đối với


kiềm thì cả
đều bị hòa tan nên nhôm sẽ bị phá hủy
Câu 15: Đáp án B
Phản ứng của Al với oxit kim loại gọi là phản ứng nhiệt nhôm. Nhiệt lượng do phản ứng tỏa ra nóng chảy
các kim loại → Hai phương trình mà Al tác dụng với oxit kim loại là a, b
→ Đáp án đúng là đáp án B
Câu 16: Đáp án D
• Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm: NaOH, Al, Mg và Al2O3. Ta dùng dd HNO3 đặc, nguội để phân
biệt. Khi cho HNO3 vào chất rắn lấy dư:
- Mg: chất rắn tan ra, có hiện tượng sủi bọt khí; khí không màu hóa nâu trong không khí.
3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
- NaOH, Al2O3: chất rắn tan ra.
NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O
- Al: không có hiện tượng gì.
• Phân biệt NaOH và Al2O3 bằng cách cho Al + dung dịch sau phản ứng.
- Dung dịch có chứa NaOH: có hiện tượng sủi bọt khí, khí có mùi khai.
8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2H2O → 3NH3↑ + 8NaAlO2
- Dung dịch chứa Al2O3: không có hiện tượng gì
Câu 17: Đáp án B


HD Al bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội dư; còn Mg, Zn phản ứng với H2SO4 → Ta dùng H2SO4 đặc
nguội dư để tách nhanh Al ra khỏi hỗn hợp → Đáp án đúng là đáp án B
Câu 18: Đáp án D
Nhôm không tác dụng với
đặc nguội nhưng người ta cũng không dùng nhôm làm bình để
chuyên
chuyên chở các dung dịch đó, người ta thường dùng bình thép, có thêm 1 số chất nào đó

Chọn D
Câu 19: Đáp án A
• Nhôm và hợp kim của nhôm có đặc tính nhẹ, bền đối với không khí và nước, được dùng làm vật liệu chế
tạo máy bay, ôtô, tên lửa, tàu vũ trụ.
• Nhôm và hợp kim nhôm có màu trắng bạc, đẹp, được dùng làm khung cửa và trang trí nội thất.
• Nhôm có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, được dùng làm dây cáp dẫn điện thay thế cho đồng là kim loại đắt
tiền. Nhôm được dùng chế tạo các thiết bị trao đổi nhiệt, các dụng cụ đun nấu trong gia đình.
• Bột nhôm dùng để chế tạo hỗn hợp tecmit (hỗn hợp bột nhôm và Fe2O3), được dùng để hàn gắn đường
ray...
→ Đáp án đúng là đáp án A
Câu 20: Đáp án A
Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng boxit bằng phương pháp điện phân nóng chảy hỗn hợp
Al2O3 và criolit (Na3AlF6)

Câu 21: Đáp án C
Trên 180 độ thì AlCl3 đã thăng hoa và nhị hợp thành Al2Cl6 nên không điện phân được nữa
Câu 22: Đáp án B
• Các chất NaHCO3, Al2O3, Al(OH)3 vừa phản ứng với HCl, vừa phản ứng với NaOH nên có tính lưỡng tính
• Al(NO3)3 phản ứng với NaOH nhưng không phản ứng với HCl nên không phải là chất lưỡng tính
Câu 23: Đáp án D
Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nếu nó phản ứng với cả axit và bazơ
• Đáp án A, B sai vì phản ứng nhiệt phân không thể hiện tính lưỡng tính
• Đáp án C sai vì cả HCl và KHSO4 đều là axit, chưa thể hiện được phản ứng Al(OH)3 tác dụng với bazơ
• Đáp án D đúng vì Al(OH)3 vừa tác dụng với axit KHSO4, vừa tác dụng với bazơ NaOH
→ Đáp án đúng là đáp án D
Câu 24: Đáp án B
Dung dịch phèn nhôm amoni có ion
tím vào sẽ

phân li ra


nên dung dịch có tính axit, nhỏ vài giọt quỳ


có màu hống
Câu 25: Đáp án A
Al không tác dụng với
Câu 26: Đáp án D

đặc nguội nên B,C, D sai

không tác dụng với

nên A,B,C sai

Chọn D
Câu 27: Đáp án D
• Đáp án A sai vì Al không phản ứng với NaCl
• Đáp án B sai vì Al không phản ứng với MgCl2, KCl
• Đáp án C sai vì Al không phản ứng với BaCl2
• Đáp án D đúng
Câu 28: Đáp án B

Giả sử nAl = nFe2O3 = 1 mol → Sau phản ứng thu được nFe2O3 dư = 0,5 mol; nAl2O3 = 0,5 mol;
nFe = 1 mol
→ Đáp án đúng là đáp án B
Câu 29: Đáp án D
• Al2O3 + CO → không phản ứng
• Al2O3 + Zn → không phản ứng
• Khử dung dịch AlCl3 bằng kim loại Na : 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2;

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

→ Ta chọn đáp án D
Câu 30: Đáp án D

bị khử

tan trong

do tạo phức tan nên kết tủa chỉ gồm

bởi H2
Câu 31: Đáp án A
Độ dẫn điện của Al lớn hơn sắt 3 lần nên A sai
Chọn A
Câu 32: Đáp án D
Cấu hình của
• Electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p → Al là nguyên tố họ p

, nung X thì được

, không


• Ở trạng thái cơ bản Al có 1 electron độc thân ở phân lớp p
• Al và Be có nhiều tính chất hóa học giống nhau
• Mg thuộc nhóm IIA, Al thuộc nhóm IIIA và cùng thuộc chu kì 3 → bán kính của Mg > Al
→ Kết luận không đúng về Al là đáp án D
Câu 33: Đáp án B
có tính axit khi tác dụng với dung dịch kiềm


Chọn B
Câu 34: Đáp án C
• 2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + 6NaCl + 3CO2↑
• HNO3 + NaHCO3 → NaNO3 + CO2↑ + H2O
• NaOH + NaAlO2 → không phản ứng
• NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
Câu 35: Đáp án C
Công đoạn điện phân Al2O3 nóng chảy : Al2O3 nóng chảy ở 2050 độ C. Người ta trộn nó với criolit
(Na3AlF6). Hỗn hợp này nóng chảy ở khoảng 900 độ C. Việc làm này :
• Tiết kiệm năng lượng
• Tạo ra được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy
• Hỗn hợp chất điện li này có khối lượng riêng nhỏ hơn nhôm, nổi lên trên và ngăn cản Al nóng chảy không
bị oxi hóa trong không khí
→ Câu sai khi nhận xét về vai trò của criolit (Na3AlF6) là đáp án C
Câu 36: Đáp án D


không phản ứng


không phản ứng vì trên 180 độ thì AlCl3 đã thăng hoa và nhị hợp thành Al2Cl6 nên không điện
phân được nữa


không phản ứng


→ Kim loại Al được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp đáp án D
Câu 37: Đáp án A

Khi cho hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3 vào lần lượt dung dịch NaOH, khí CO2, rồi đun nóng ta có các phương
trình


Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3

→ Sau phản ứng thu được Al2O3
• Khi cho hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3 vào lần lượt khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH dư ta có các phương
trình

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
→ Sau phản ứng không thu được Al2O3
• Khi cho hỗn hợp Al2O3, Fe2O3 vào lần lượt khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl dư ta có các phương
trình

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
→ Sau phản ứng không thu được Al2O3
• Khi cho hỗn hợp Al2O3, Fe2O3 lần lượt vào dung dịch NaOH dư, HCl dư, rồi đun nóng
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3
Al(OH)3 + 3HCl dư → AlCl3 + 3H2O
→ Sau phản ứng không thu được Al2O3
→ Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 ta chọn đáp án A
Câu 38: Đáp án B
Ta dùng NaOH để phân biệt ba hỗn hợp chất rắn
• Hỗn hợp có 1 phẩn chất tan ra và có hiện tượng sủi bọt khí → X (Fe, Al)
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
• Hỗn hợp tan hết và có hiện tượng sủi bọt khí → Y (Al, Al2O3)

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
• Hỗn hợp có một phần tan → Z (Fe, Al2O3)


Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Câu 39: Đáp án A
• Tinh thể phèn tan trong nước tạo màng hiđroxit lắng xuống kéo theo các chất bẩn lơ lửng trong nước, vì
vậy, dùng để làm trong nước
• Làm chất cầm màu trong nhuộm vải
• Chất kết dính trong công nghiệp sản xuất giấy; thuốc thử trong các phòng thí nghiệm
→ Dùng phèn nhôm không nhằm mục đích khử chua cho đất → Ta chọn đáp án A
Câu 40: Đáp án A
Khi cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] ta có các phương trình :
HCl + Na[Al(OH)4] → NaCl + Al(OH)3↓ + H2O
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
→ Hiện tượng xảy ra là ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau một thời gian kết tủa tan dần → Đáp án
đúng là đáp án A


Lý thuyết trọng tâm về nhôm và hợp chất (Đề 1) - Nâng Cao
Bài 1. Nhôm là nguyên tố dẫn điện, dẫn nhiệt tốt là do nhôm có cấu tạo mạng tinh thể và mật độ electron
như thế nào ?
A. Mạng lập phương tâm khối, mật độ electron tương đối lớn.
B. Mạng lập phương tâm diện, mật độ electron tương đối lớn.
C. Mạng lập phương tâm khối, mật độ electron tương đối nhỏ.
D. Mạng lập phương đơn giản, mật độ electron tương đối lớn.
Bài 2. Nhôm là kim loại có tính khử mạnh vì:
A. Al có 3 electron hóa trị nên dễ dàng nhường 3 electron này để trở thành ion dương.
B. Al là kim loại đứng sau Na, Mg trong chu kì 3.

C. Tổng năng lượng ion hóa thứ nhất, thứ hai, thứ ba của nguyên tử Al rất lớn nên nguyên tử Al dễ nhường
3 electron để trở thành cation.
D. Bán kính Al nhỏ.
Bài 3. Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với:
A. Khí Oxi
B. Khí Clo
C. Hơi nước
D. Axit nitric đặc nguội
Bài 4. Sau quá trình điện phân nóng chảy Al2O3, ngoài sản phẩm Al và O2, còn thu được sản phẩm khí chứa
CO và CO2. Giải thích ?
A. Ở cực âm, khí O2 được sinh ra. Ở nhiệt độ cao khí O2 đốt cháy cực âm (làm bằng than chì).
B. Ở cực dương, khí O2 được sinh ra. Ở nhiệt độ cao khí O2 đốt cháy cực dương (làm bằng than chì).
C. Ở cực dương, khí O2 được sinh ra. Ở nhiệt độ cao khí O2 đốt cháy cực âm (làm bằng than chì).
D. Ở cực âm, khí O2 được sinh ra. Ở nhiệt độ cao khí O2 đốt cháy cả cực âm và cực dương (làm bằng than
chì).
Bài 5. Để phân biệt 4 oxit riêng biệt: Na2O, Al2O3, Fe2O3 và MgO cần dùng hóa chất nào sau?
A. Dung dịch HCl, dung dịch Na2CO3.
B. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch Na2CO3.
C. Dùng nước, dung dịch NaOH, dung dịch HCl.
D. Nước, dung dịch HCl, dung dịch NaOH.
Bài 6. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch Al(NO3)3. Hiện tượng xảy ra là:
A. Không xuất hiện hiện tượng rõ ràng.
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan trong dung dịch NH3 dư.
C. Xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa không tan trong dung dịch NH3 dư.
D. Xuất hiện kết tủa keo, không màu, tan khi NH3 dư.
Bài 7. Phèn chua và nhôm sunfat đều được sử dụng nhiều trong công nghiệp nhuộm vải vì sinh ra tác nhân
X bị sợi vải hấp thụ mạnh, giữ chặt trên sợi sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền. X là ?
A. ion K+
B. Ion SO42-.
C. Al(OH)3 do sự thủy phân Al3+

D. ion H+ do sự thủy phân Al3+
Bài 8. Tại sao phèn chua có tác dụng làm trong nước ?
A. Phèn chua phản ứng với các chất bẩn thành các chất tan trong nước.
B. Phèn chua chứa các ion K+, Al3+, SO42- có thể hấp phụ các chất lơ lửng trong nước.
C. Khi hòa tan trong nước, phèn chua thủy phân ra ion H+, ion này hấp phụ rất tốt các chất lơ lửng trong
nước.
D. Khi hòa tan trong nước, phèn chua thủy phân ra Al(OH)3. Al(OH)3 với bề mặt phát triển, hấp phụ các
chất lơ lửng trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.


Bài 9. Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Al2(SO4)3 ?
A. Không có hiện tượng.
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan khi Na2CO3 dư.
C. Xuất hiện kết tủa keo trắng, đồng thời dung dịch sủi bọt khí.
D. Xuất hiện kết tủa trắng.
Bài 10. Sắp xếp các dung dịch sau theo thứ tự tăng dần pH:
(1) Al2(SO4)3;
(2) NaAlO2;
(3) (CH3COO)3Al
A. 1, 3, 2
B. 1, 2, 3
C. 3, 2, 1
D. 3, 1, 2
Bài 11. Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 ?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Ba(OH)2
C. Dung dịch NH3
D. Dung dịch nước vôi trong
Bài 12. Có các dung dịch sau: AlCl3, NaCl, Mg(NO3)2, FeCl3, H2SO4. Cần dùng thuốc thử nào sau đây để
nhận biết các dung dịch đó ?

A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch AgNO3
C. Dung dịch BaCl2
D. Quỳ tím
Bài 13. Mặc dù B và Al đều cùng nhóm IIIA nhưng B(OH)3 có tính chất axit còn Al(OH)3 lưỡng tính trong
đó tính chất bazơ mạnh hơn là do:
A. B có độ âm điện lớn hơn Al.
B. Bán kính nguyên tử của B lớn hơn Al.
C. B thuộc chu kì 2 còn Al thuộc chu kì 3.
D. Al có tính chất khử mạnh hơn B.
Bài 14. Khi điện phân Al2O3 nóng chảy người ta thêm Criolit Na3AlF6 với mục đích:
(1) Làm hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3. (2) Làm cho tính dẫn điện cao hơn
(3) Để thu được F2 ở Anot thay vì là O2.
(4) Tạo hỗn hợp nhẹ hơn Al để bảo vệ Al
Các lí do nêu đúng là:
A. Chỉ có 1.
B. Chỉ có 1 và 2.
C. Chỉ có 1 và 3.
D. Chỉ có 1, 2 và 4.
Bài 15. Trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố: Al, Na, Mg, Fe (ở trạng thái cơ bản) có số electron độc thân
lần lượt là
A. 1, 1, 0, 4
B. 3, 1, 2, 2
C. 1, 1, 2, 8
D. 3, 1, 2, 8
Bài 16. Khi hoà tan AlCl3 vào nước, hiện tượng xảy ra là:
A. Dung dịch vẫn trong suốt.
B. Có kết tủa.
C. Có kết tủa đồng thời có giải phóng khí.
D. Có kết tủa sau đó kết tủa tan.

Bài 17. Chỉ dùng 01 chất để phân biệt 3 kim loại sau: Al, Ba, Mg.


A. Dung dịch HCl.
B. Nước.
C. Dung dịch NaOH.
D. Dung dịch H2SO4.
Bài 18. Dung dịch nào trong các dung dịch sau đây ở cùng nhiệt độ phòng có giá trị pH nhỏ nhất ?
A. dung dịch AlCl3 0,1M.
B. dung dịch NaHSO4 0,1M
C. dung dịch NaAlO2 0,1M
D. dung dịch NH4HCO3 0,1M
Bài 19. Không dùng xô chậu bằng nhôm đựng vôi vì nó sẽ phá huỷ xô chậu. số phản ứng cần để giải thích
các quá trình đó là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Bài 20. Hoà tan hỗn hợp bột gồm CaO, Al2O3, CuO vào nước dư thì thu được dung dịch X và còn lại chất
rắn Y không tan. Nung Y rồi dẫn khí CO dư đi qua, được chất rắn G. G tan một phần trong dung dịch
NaOH dư. Vậy thành phần của dung dịch X, chất rắn G là
A. X: Ca(OH)2; G: Cu, Al.
B. X: Ca(AlO2)2; G: Cu, Al2O3.
C. X: Ca(OH)2, Ca(AlO2)2; G: Cu, Al2O3.
D. X: Ca(AlO2)2; G: Cu, Al.
Bài 21. Phản ứng của cặp chất nào không tạo đồng thời kết tủa và khí thoát ra
A. dung dịch AlCl3 và dung dịch Na2CO3.
B. dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH.
C. dung dịch AlCl3 và dung dịch Na2S.
D. dung dịch Ba(HCO3)2 và dung dịch NaHSO4.

Bài 22. Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi
thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Bài 23. Cho các mô tả sau:
(1) giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp điện li
(2) tăng độ dẫn điện của hỗn hợp
(3) Ngăn cản Al nóng chảy bị oxi hóa trong không khí
(4) làm cho Al2O3 điện li tốt hơn
Số mô tả về tác dụng của Na3AlF6 trong quá trình sản xuất Al là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Bài 24. Al tác dụng với dung dịch HNO3, thu được muối nitrat và hỗn hợp gồm hai khí N2 và N2O với tỉ lệ
mol 1 : 3 theo phương trình:
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O
Sau khi cân bằng (hệ số các chất tối giản nhất), tổng hệ số của các chất trong phương trình là:
A. 263.


B. 269.
C. 275.
D. 260.
Bài 25. Trộn hỗn hợp bột Al và Fe2O3. Đốt dây Mg để làm mồi cho phản ứng. Kết thúc phản ứng, đem sản
phẩm chia thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, cho phần 2 vào dung dịch
NaOH dư. Thể tích khí sinh ra ở phần 1 gấp đôi ở phần 2. Tỉ lệ số mol của Al và Fe2O3 trong hỗn hợp ban
đầu là:

A. 4:1
B. 5:3
C. 10:3
D. 2:1
Bài 26. Lấy x mol Al cho vào dung dịch chứa a mol AgNO3, b mol Zn(NO3)2. Phản ứng kết thúc được dung
dịch X chứa 2 muối. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư không xuất hiện kết tủa. Mối quan
hệ giữa x, a, b là:
A. 2a < x < 4b
B. a < 3x < a + 2b
C. a + 2b < 2x < a + 3b
D. x = a + 2b
Bài 27. Cho 100 ml H2SO4 1,1M tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Thêm
vào dung dịch X 1,35 gam Al. Thể tích khí giải phóng là:
A. 1,12 lit.
B. 1,68 lit.
C. 1,344 lit.
D. 2,24 lit.
Bài 28. Một hỗn hợp X gồm Al và Fe được chia 2 phần bằng nhau
- Phần I cho tác dụng với HCl dư thu được 44,8 lit khí (đktc).
-Phần II cho tác dụng với NaOH dư thu được 33,6 lit khí (đktc).
Khối lượng Al và Fe có trong hỗn hợp là:
A. 27 gam Al và 28 gam Fe.
B. 54 gam Al và 56 gam Fe.
C. 13,5 gam Al và 14 gam Fe.
D. 54 gam Al và 28 gam Fe.
Bài 29. Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M có hoá trị không đổi, chia X thành 2 phần bằng
nhau:
- Phần I tác dụng với HCl dư thu được 2,128 lit khí (đktc).
- Phần II cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lit NO duy nhất (đktc).
Kim loại M và % M trong hỗn hợp là:

A. Al với 53,68%.
B. Cu với 25,87%.
C. Zn với 48,12%.
D. Al với 22,44%.
Bài 30. Hoà tan hoàn toàn 21,6 gam Al trong dung dịch X gồm NaNO3 và NaOH dư, hiệu suất phản ứng là
80%. Thể tích NH3 giải phóng là:
A. 2,24 lit.
B. 4,48 lit.
C. 1,12 lit.
D. 5,376 lit


Bài 31. Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với 1 lit dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2
0,2M sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y (Không tác dụng với dung dịch HCl) và dung dịch Z
không có màu xanh của Cu2+). Khối lượng chất rắn Y và % Al có trong hỗn hợp là:
A. 23,6 gam và 32,53%.
B. 24,8 gam và 31,18%.
C. 25,7 gam và 33,14%.
D. 24,6 gam và 32,18%.
Bài 32. Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M sau khi phản ứng kết
thúc thu được 5,16 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 0,24.
B. 0,48.
C. 0,81.
D. 0,96.
Bài 33. Hoà tan 0,54 gam một kim loại M có hoá trị không đổi trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M. Để
trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Hoá trị n và kim loại M là:
A. n = 2, kim loại Zn.
B. n = 2, kim loại Mg.
C. n = 1, kim loại K.

D. n = 3, kim loại Al.
Bài 34. Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M thu được chất rắn X.
Khi cho X tác dụng với HCl dư thu được 0,336 lít khí. Giá trị m và khối lượng X là
A. 1,08 và 5,16.
B. 1,08 và 5,43.
C. 0,54 và 5,16.
D. 8,1 và 5,24.
Bài 35. Điện phân Al2O3 nóng chảy với cường độ I = 9,65A trong thời gian 30.000s thu được 22,95 gam Al.
Hiệu suất của phản ứng điện phân là:
A. 100%.
B. 85%.
C. 80%.
D. 90%.
Bài 36. Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344
lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn
dung dịch X, thu được m gam chất rán khan. Giá trị của m là:
A. 97,98.
B. 106,38.
C. 38,34.
D. 34,08.
Bài 37. Hoà tan 21,6 gam Al trong một dung dịch NaNO3 và NaOH dư. Tính thể tích khí NH3 ở điều kiện
tiêu chuẩn thoát ra nếu hiệu suất phản ứng là 75% ?
A. 2,24 lít
B. 4,48 lít
C. 6,72 lít
D. 5,04 lít
Bài 38. Cho 3,87 gam hỗn hợp kim loại Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hai axit HCl 1M và H2SO4
0,5M thu được dung dịch X và 4,368 lit khí H2 (đktc). Kết luận nào sau đây là đúng:
A. dung dịch X không còn dư axit
B. trong X chứa 0,11 mol ion H+



C. trong X còn dư kim loại
D. X là dung dịch muối
Bài 39. Khối lượng cực than làm anot bị tiêu hao, khi điện phân nóng chảy Al2O3 để sản xuất 27 tấn nhôm
là (biết khí thoát ra ở anot có phần trăm thể tích: 10% O2, 10% CO, và 80% CO2)
A. 9,47 tấn.
B. 4,86 tấn.
C. 6,85 tấn.
D. 8,53 tấn.
Bài 40. Xét phản ứng: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2. Vai trò của các chất là:
A. Al là chất khử, nguyên tử H trong NaOH đóng vai trò là chất oxi hoá.
B. Al là chất khử, nguyên tử O trong NaOH đóng vai trò là chất oxi hoá.
C. Al là chất khử, nguyên tử H trong H2O đóng vai trò là chất oxi hóa.
D. Al là chất khử, nguyên tử H trong cả NaOH và H2O đóng vai trò là chất oxi hoá.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Al có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện. Loại C,D,A
Đáp án B
Các kim loại có mạng tinh thể lập phương tâm diện: Ca, Sr, Cu, Al, Au, Ag
Câu 2: Đáp án A
Nhận thấy Tổng năng lượng ion hóa thứ nhất, thứ hai, thứ ba của nguyên tử Al phải nhỏ thì mới dễ nhường e
để hình thành cation . Loại C
Các yếu tố B, D không quyết định tính khử của Al
Câu 3: Đáp án B
Nhôm có ái lực lớn với Cl2, có thể tương tác trực tiếp ngay ở nhiệt độ thường tỏa nhiệt (tự bốc cháy). Đáp án
B
Câu 4: Đáp án B
Do ở cực dương làm bằng than chì(C) nên khi O2 được sinh ra do điện phân sẽ tác dụng với thanh chì, tạo ra
CO và CO2


Câu 5: Đáp án D
- Cho 4 oxit hòa tan vào nước thì Na2O tan, Al2O, Fe2O3, MgO không tan.
Na2O + H2O → 2NaOH
- Nhỏ dung dịch HCl vào nhóm 3 oxit không tan thu được 3 dung dịch tương ứng , sau đó nhỏ lần lượt dung
dịch NaOH dư vào dung dịch thấy :
Kết tủa trắng không tan là MgO: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ trắng + 2NaCl
Kết tủa màu nâu đỏ là Fe2O3: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ nâu đỏ + 3NaCl
Kết tủa trắng sau đó tan là Al2O3.
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ trắng+ 3NaCl


Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4] (dung dịch)
Câu 6: Đáp án C
3NH3 + Al(NO3)3 + 3H2O → Al(OH)3↓ (trắng) + 3NH4NO3
Kết tủa Al(OH)3 không tan NH3 dư do không tạo phức.
Câu 7: Đáp án C
Muối nhôm đều bị thủy phân khá mạnh ở trong nước tạo thành nhôm hidroxit, khi nhuộm vải hidroxit đó
được sợi vải hấp thụ và giữ chặt trên sợi kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền, nên tác dụng là chất
cầm màu.
Câu 8: Đáp án D
Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình: Al3+ +
3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+
Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất
nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước
Câu 9: Đáp án C
Chú ý: Muối Al2(CO3)3 không tồn tại dễ bị thủy phân trong nước:
3Na2CO3 + Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3↓ keo trắng + Na2SO4 + 3CO2 ↑
Câu 10: Đáp án A
Nhận thấy (1) Al2(SO2)3 là muối kết hợp bởi cation của bazơ yếu (Al(OH)3) và anion của gốc axit mạnh

(H2SO4) nên tạo môi trường axit pH1 <7
(2) NaAlO2 là muối tạo bởi cation của bazo mạnh và anion của axit yếu (HAlO2 ) nên tạo môi trường bazơ
pH 2 > 7
(3)(CH3COO)3Al là muối tạo bởi cation của bazo yếu (Al(OH)3, anion của axit yếu (CH3COOH) có môi
trường gần như trung tính pH3 7
Vậy thứ tự pH của các dung dịch :(1)<(3) < (2). Đáp án A
Câu 11: Đáp án C
Cho dung dịch

tác dụng với

thì có kết tủa, sau đó kết tủa tan

dung dịch
tác dụng với
thì có kết tủa và không tan
Câu 12: Đáp án A
Nhỏ từ dung dịch NaOH đến dư vào các dung dịch thì :
- Tạo kết trắng sau đó kết tủa tan là AlCl3:
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ trằng + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4] (dung dịch )
-Tạo kết tủa trắng không tan khi NaOH dư là MgCl2.


MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ trắng + 2NaCl
- Tạo kết tủa đỏ nâu là FeCl3
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ đỏ nâu + 3NaCl
- Không hiện tượng là : NaCl, H2SO4
Nhỏ lần lượt 2 dung dịch chưa phân được vào kết tủa Mg(OH)2 dung dịch hòa tan được Mg(OH)2 là H2SO4.
Dung dịch không hòa tan là NaCl

Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + H2O
Câu 13: Đáp án A
Do B có độ âm điện lớn hơn Al nên trong hợp chất H3BO3 (B(OH)3) nguyên tố B dễ nhận thêm OH- của
nước và giải phóng proton H+ → thể hiện tính axit.
H3BO3 + H2O

[B(OH)4]- + H+ ( K= 10-9 )

Chú ý: B có bán kính nhỏ hơn Al. Loại B
Câu 14: Đáp án D
- Hỗn hợp chứa 10 % Al2O3 và 90 % criolit có nhiệt độ nóng chảy 900 0C thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của
Al2O3 nguyên chất 20500C
- Hỗn hợp chứa 10 % Al2O3 và 90 % criolit tạo hỗn hợp nóng chảy có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3( do tạo
nhiều phần tử dẫn điện hơn)
- Hỗn hợp chứa 10 % Al2O3 và 90 % criolit tạo hỗn hợp nóng chảy có khối lượng riêng nhỏ hơn nhôm, nổi
lên trên ngăn cản Al nóng chảy không bị oxi hóa bởi không khí
Câu 15: Đáp án A
Cấu hình e của Al:
có 1 e độc thân
Cấu hình e của Na:

có 1 e độc thân

Cấu hình e của Mg:

không có e độc thân

Cấu hình e của Fe:
Câu 16: Đáp án B
Hòa tan

vào nước thì

có 4 e độc thân
bị thủy phân tạo kết tủa

Câu 17: Đáp án B
Khi cho từng kim loại vào nước thì :
Thấy kim loại tan dần và tạo khí là Ba: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑
Thấy kim loại không tan là Al, Mg


Cho lần lượt kim loại Al, Mg vào dung dịch Ba(OH)2 nếu kim loại tan và tạo khí là Al, còn lại là Mg
2Al + Ba(OH)2 + 6H2O → Ba[Al(OH)4]2 + 3H2↑
Câu 18: Đáp án B
Nhận thấy AlCl3 là muối tạo bởi cation của bazo yếu và axit mạnh nên tạo môi trường có pH<7
Dung dịch NaAlO2 là muối tạo bởi cation của bazo mạnh và anion của axit yếu (HAlO2) nên tạo môi trường
có pH > 7
Dung dịch NH4HCO3 do HCO3- vừa có khả năng nhận proton vừa có khả năng cho proton nên tạo môi
trường có pH ≈ 7
Dung dịch NaHSO4 có ion HSO4- có khả năng nhường proton tạo môi trường có pH < 7. Nhưng trong cùng
nồng độ thì khả năng nhường proton của HSO4- lớn hơn rất nhiều so với Al3+
(KaHSO4- = 10-1,99, KaAl3+ = 10-4,3) → pH của NaHSO4 < pH của AlCl3
Vậy dung dịch có pH thấp nhất là NaHSO4. Đáp án B
Câu 19: Đáp án C
Nhôm được bao bọc bởi 1 màng oxit
bền,mịn, và nếu gặp nước Al sẽ tác dụng với nước tạo màng

ngăn cho Al tác dụng tiếp
Nếu dùng xô chậu bằng nhâm đựng vôi thì cả


đều tan trong môi trường kiềm gây hư chậu

Câu 20: Đáp án B
G tan một phần trong NaOH dư nên Y còn dư

Câu 21: Đáp án B
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6NaCl
AlCl3 + 3NaOH → NaCl3 + Al(OH)3
Nếu dung dịch NaOH dư thì AlCl3 + 4NaOH dư → Na[Al(OH)4](dung dịch) + 3NaCl
2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 ↓+ 6NaCl +3 H2S↑
Ba(HCO3)2 + 2 NaHSO4 →2 CO2↑ + BaSO4↓ + Na2SO4 + 2H2O
Câu 22: Đáp án B

Chọn B


Câu 23: Đáp án C
- Hỗn hợp chứa 10 % Al2O3 và 90 % criolit có nhiệt độ nóng chảy 900 0C thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của
Al2O3 nguyên chất 20500C
- Hỗn hợp chứa 10 % Al2O3 và 90 % criolit tạo hỗn hợp nóng chảy có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3( do tạo
nhiều phần tử dẫn điện hơn)
- Hỗn hợp chứa 10 % Al2O3 và 90 % criolit tạo hỗn hợp nóng chảy có khối lượng riêng nhỏ hơn nhôm, nổi
lên trên ngăn cản Al nóng chảy không bị oxi hóa bởi không khí
Câu 24: Đáp án B

Tổng hệ số là:
Chọn B
Câu 25: Đáp án C
Giả sử:
Ở phần 2 có khí nên Al dư:


Câu 26: Đáp án B
X tác dụng với dung dịch NaOH dư không xuất hiện kết tủa nên lượng
Thu được 2 muối nên

hết

còn dư

Chọn B
Câu 27: Đáp án C

Câu 28: Đáp án B
Nhận thấy khi hòa tan trong dung dịch NaOH thì chỉ có Al tham gia phản ứng
→ nAl = nH2: 1,5 = 1,5:1,5 = 1 mol
Khi hòa tan trong dung dịch HCl thì cả Fe và Al tham gia phản ứng


→ 2×nH2 = 3×nAl + 2nFe → nFe = 0,5 mol
Vậy trong hỗn hợp của X có 2×27 = 54 gam Al và có 2×0,5×56 = 56 gam Fe (chú ý đề bài hỏi lượng Fe và
Al tổng ban đầu)
Câu 29: Đáp án D

Chọn D
Câu 30: Đáp án D

Chọn D
Câu 31: Đáp án A
Chất rắn Y không tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch Z không có màu xanh của
dụng vừa đủ với dung dịch X


nên hỗn hợp tác

Bảo toàn e:

%

%

Chọn A
Câu 32: Đáp án C
Nếu Al dư thì

mà chỉ thu được 5,16 gam

nên loại, Al hết

Chọn C
Câu 33: Đáp án D
Ta có số mol axit H2SO4 tham gia phản ứng với kim loại là 0,1×0,4-0,1×0,2 :2 = 0,03mol
→ nH2 = nH2SO4 pư = 0,03 mol

Gọi hóa trị của kim loại M là n (n nguyên ). Ta có n×

=0,03×2 (Bảo toàn electron)

Xét n với các giá trị 1,2,3 thì n=1 → M= 9 loại, với n =2 thì M= 18 (loại), với n= 3 thì M= 27(Al)


Câu 34: Đáp án B

Nhận thấy X tác dụng với HCl tạo khí H2 → Trong X có Al ( nAl dư= 0,01 mol).
Vậy Cu(NO3)2 và AgNO3 phản ứng hết.
Bảo toàn electron ta có 3×nAl= 2×nCu2+ + nAg+ + 2× nH2 = 0,12 → nAl= 0,04 mol → mAl= 1,08 gam
mX= mCu+ mAg + mAl dư = 0,1×0,3×64 + 0,1×0,3 ×108 + 0,01×27 =5,43 gam
Câu 35: Đáp án B
Lượng nhôm thu được theo lí thuyết là mAl =

=

=27 gam

Vậy hiệu suất điện phân là H=
×100% = 85%. Đáp án B
Câu 36: Đáp án B
Gọi số mol của N2O và N2 lần lượt là x và y

Ta có hệ :



Nhận thấy 3×nAl > 8×nN2O + 10×nN2 → Dung dịch X có NH4NO3 , Al(NO3)3

Bảo toàn e : nNH4NO3=

= 0,105 mol

mmuối = mNH4NO3 + mAl(NO3)3 = 0,105×80 + 0,46×213= 106,38. Đáp án B
Câu 37: Đáp án D

Chọn D

Câu 38: Đáp án B

Chọn B
Câu 39: Đáp án D

Chọn D
Câu 40: Đáp án C



×