Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài tập lớn môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin Thuyết địa tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
---o0o---

BÀI TẬP LỚN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: HỌC THUYẾT VỀ ĐỊA TÔ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC
THUYẾT ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Tác giả: Trần Minh Long
MSV: 11182831
Ngày sinh: 23/05/2000
Lớp tín chỉ: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa
Mác Lênin
Người hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Thông

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: HỌC THUYẾT VỀ ĐỊA TÔ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC
THUYẾT ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2019



MỤC LỤC

A-Lời giới thiệu..................................................................................................................1
B-Nội dung của học thuyết................................................................................................2
Phần 1: Phân tích học thuyết địa tô.................................................................................2
I, Nguồn gốc của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp....................2
1, Sự ra đời của học thuyết địa tô.....................................................................................2
II, Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa.........................................................................3
III, Các loại hình thức địa tô tư bản chủ yếu..................................................................4
1, Địa tô chênh lệch.............................................................................................................4
2, Địa tô tuyệt đối.................................................................................................................6
IV, Những loại địa tô khác.................................................................................................8
1, Địa tô đất xây dựng..........................................................................................................8
2, Địa tô hầm mỏ..................................................................................................................8
3, Địa tô về cây đặc sản.......................................................................................................8
4, Địa tô độc quyền..............................................................................................................8
Phần 2: Ảnh hưởng của lí thuyết địa tô của Mác đến quản lý ngành nông nghiệp ở
Việt Nam.............................................................................................................................9
1, Khái quát thực trạng chung..............................................................................................9
2, Nội dung: Bước ngoặt trong chính sách cho thuê ruộng đất tại Việt Nam: Chính sách
‘’Khoán 10’’.........................................................................................................................9
3, Sự thành công của chính sách ‘’Khoán 10’’..................................................................10
4, Áp dụng học thuyết địa tô vào các điều luật đất đai......................................................11
C- Kết luận........................................................................................................................12
I, Tóm tắt lại phần trình bày..........................................................................................12
II, Tình cảm và thái độ của bản thân.............................................................................12
III, Tài liệu tham khảo:...................................................................................................13


A-Lời giới thiệu

Khi nhắc đến các học thuyết trong kinh tế, ta không thể không nhắc đến học thuyết
địa tô, đây là một trong những học thuyết rất quan trọng. Ở từng thời kì, từng giai đoạn
thì học thuyết địa tô lại được biểu hiển dưới các hình thức khác nhau như: ở chế độ
phong kiến thì được biểu hiện bằng tô lao dịch, tô hiện vật, tô tiền,… còn ở trong chế độ
tư bản chủ nghĩa địa tô được biểu hiện bằng một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận
bình quân. Nó là một đối tượng nông nghiệp xuất hiện ở hầu hết tất cả các chế độ trong
lịch sử của loài người từ thời kì chiếm hữu nô lê, thời kì phong kiến cho đến thời kì chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên hình thức và tính chất bóc lột địa tô tư bản
chủ nghĩa cũng là bóc lột người lao động.
Việc nghiên cứu địa tô của tư bản chủ nghĩa là một việc hết sức quan trọng , nó
giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các mối quan hệ của các đối tượng trong đó với nhau
cũng như có thể hiểu thêm về đặc điểm, hình thức cũng như bản chất của chúng từ đó
đưa ra các bình phẩm, đưa ra các quan điểm,… Rồi đưa ra các quyết định đúng đắn nhất
để áp dụng vào trong thực tiễn, vào trong đời sống của bản thân, cũng như có thể nhìn
nhận và đánh giá sự vận động và phát triền của xã hội. Học thuyết về địa tô của tư bản
chủ nghĩa đã được rất nhiều nhà lí luận ở nhiều quốc gia khác nhau, ở nhiều thời điểm
giai đoạn khác nhau thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện. Có thể khẳng định một lần nữa,
học thuyết về địa tô tư bản chủ nghĩa là học thuyết quan trọng cần thiết được nghiên cứu
và phát triển bởi những đóng góp vô cùng to lớn của học thuyết vào trong nhiều lĩnh vực
của đời sống.
Việt Nam là một trong những đất nước đi lên phát triển từ ngành nông nghiệp nên
để việc vận hành và phát triển nền kinh tế một cách đúng đắn, có hiệu quả thì phải
nghiên cứu, phân tích, đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau để áp dụng vào nền kinh tế
nước nhà hợp lí nhất. Học thuyết địa tô có lẽ là một học thuyết cần chúng ta nghiên cứu
kĩ nhất để có thể làm nền tảng, đưa đất nước ngày càng phát triển. Không một ai có thể
giúp chúng ta trong việc này, chúng ta phải tự thân vận động như thế mới có thể đem lại
hiệu quả tốt cho nền kinh tế. Đặc biệt là một người sinh ra và lớn lên tại quê lúa Thái
Bình, em rất muốn tìm hiểu các học thuyết liên quan đến ruộng đất, đất đai và các chính
sách vận hành của nó. Vì những lí do cơ bản trên nên em đã chọn đề tài về học thuyết địa
tô và ứng dụng vào trong kinh tế Việt Nam để nghiên cứu.

Cơ sở lý luận: Đất đai là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất và tái
sản xuất. Từ xa xưa, vấn đề đất đai đã được các nhà triết học nghiên cứu tìm hiểu như:
W.Petty, A.Smith, C.Mác,… để giải thích các hiện tượng quá trình của nền kinh tế nông
nghiệp cũng như giải thích các cách thức vận hành và mối quan hệ của các chủ thể trong
đó.
Cơ sở thực tiễn: Dựa theo các chế độ sở hữu đất đai, chế độ sử dụng đất đai. Về
chế độ sở hữu đất đai thì hiện tại đang tồn tồn 2 hình thức là công hữu và tư hữu, như ở
nước Anh thì toàn bộ đất đai thuộc quyền sở hữu của Nữ hoàng hay ở Đài Loan toàn bộ
ruộng đất thuộc quyền sở hữu của tư nhân, ở Nhật Bản trong 25 triệu ha đất thì đất của

1


nhà nước chiếm 10 triệu ha tương đương 40%. Về chế độ sử dụng đất thì các giao dịch
mua bán đất đai chủ yếu là mua bán quyền sử dụng đất chứ không phải mua bán quyền
sở hữu đất. Dựa trên câu chuyện có thật về Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc là Kim Ngọc và
chính sách “Khoán 10” của ông.

B-Nội dung của học thuyết
Phần 1: Phân tích học thuyết địa tô
I, Nguồn gốc của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
1, Sự ra đời của học thuyết địa tô
Trước khi kinh tế chính trị cổ điển của Anh ra đời thì học thuyết địa tô bị bỏ ngỏ,
không được mọi người quan tâm và chú ý đến, khi đó người ta chỉ quan tâm và chú trọng
vào lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp. Sau khi kinh tế chính trị cổ điển Anh ra đời thì
các nhà lí luận như là W. Petty, A. Smith, D. Ricardo đã bắt đầu nghiên cứu về vấn đề
này, và người khơi xướng vấn để này là W. Petty.
Theo W. Petty thì nguồn gốc của địa tô trong quá trình sản xuất chính là số chênh
lệch giữa giá trị của các sản phẩm so với chi phí sản xuất các sản phẩm đó ví dụ như: chi
phí để thuê nhân công, chi phí để mua cây, mua giống,… Thực chất thì địa tô là những

giá trị dôi ra là sản phẩm của lao động thặng dư. Ông đã nghiên cứu và nhận ra được
rằng có sự khác nhau về số lượng và chất lượng của sản phẩm (dẫn đến sự khác nhau về
lượng thặng dư) khi canh tác trên những cánh đồng khác nhau từ đó ông đưa ra thuyết
địa tô chênh lệch, nhưng ông vẫn chưa phát hiện ra thuyết địa đô tuyệt đối. (Hai thuyết
đại tô chênh lệc và tuyệt đối sẽ được phân tích rõ hơn vào phần sau). Việc mới bước đầu
phát hiện vấn đề nên việc nghiên cứu của W. Petty còn rất nhiều hạn chế cần được đưa ra
giải quyết.
Kế thừa của W. Petty, A. Smith cho rằng đại tô là tiền trả cho việc sử dụng ruộng
đất, nó là khoản khấu trừ đầu tiên vào trong vào trong sản phẩm lao động và cách để có
thể chiếm hữu địa tô chính là phải độc quyền được về việc sở hữu ruộng đất hay chính là
nắm tất cả quyền ruộng đất vào trong tay, từ đây ông đưa ra nhận xét kết quả của giá
thành sản phẩm chính là do quy mô của độc quyền quyết định, quy mô độc quyền càng
lớn thì giá thành sản phẩm càng lớn và ngược lại. Ông đã phát huy hơn W. Petty khi phân
biệt được chênh lệch độ màu mỡ của đất đai nhưng ông chỉ dừng lại ở đố và không tiếp
tục đi sâu hơn để nghiên cứu để làm rõ rang vấn đề này và chỉ ra được nguồn gốc chính
xác của giá trị thặng dư trong lao động. Học thuyết địa tô của A. Smith vẫn chưa những
hạn chế cơ bản nhất là việc coi địa tô thuộc phạm trù vĩnh viễn, cho luôn rằng là thặng
dư cũng chính là lợi nhuận và tất cả chúng đều do tư bản sinh ra và ông chưa phân biệt
được lĩnh vực lưu thông và lĩnh vực sản xuất, vẫn phủ nhận địa tô tuyệt đối.
Kế thừa W. Petty và A. Smith, David Ricardo tiếp tục phát triển học thuyết dựa
trên những luận điểm khoa học đi trước. Ông giải thích lại khái niệm địa tô dựa vào cơ
sở lí luận giá trị- lao động. Theo Ricardo, địa tô được hình thành theo qui luật giá trị. Giá
trị sản phẩm, giá cả của sản phẩm được hình thành dựa trên việc sản xuất sản phầm trên
ruộng đất có điều kiện xấu nhất, vì trong khi sản xuất chúng ta không thể bỏ qua được

2


những mảnh ruộng xấu mà chỉ chọn những mảnh ruộng tốt để canh tác được. Tuy nhiên,
vẫn có những hạn chế từ thuyết của Ricardo, là vẫn phủ nhận địa tô tuyệt đối và thừa

nhận rằng địa tô tuyệt đối vi phạm vào quy luật giá trị.
2, Sự kế thừa và phát triển hoàn thiện học thuyết địa tô của C. Mác
C. Mác kế thừa tinh hoa từ các nhà lí luận đi trước sau đó phát triển hoàn thiện học
thuyết địa tô hoàn hảo nhất từ nguồn gốc đến bản chất thực sự của đại tô tư bản. Ông đã
phân biệt địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tô phong kiến, phân biệt 2 hình thức địa tô: địa tô
chênh lệch (chênh lệch I, chênh lêch II) và địa tô tuyệt đối.
II, Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa
Khi mà chế độ phong kiến đến thời kì sụp đổ và phải đòi hỏi thay thế vào đó một
chế độ mới và ở đây là chế độ tư bản chủ nghĩa nên kéo theo sự thay đổi trong các mối
quan hệ sản xuất, các phương thức sản xuất, các hình thức bóc lột,… và địa tô phong
kiến cũng thay đổi thành địa tô tư bản vì thế chúng có những điểm giống và khác nhau
cơ bản như sau:
Đia tô phong kiến
Địa tô tư bản
Giống nhau
Về mặt kinh tế: Liên quan đến vấn đề sở hữu ruộng đất
Kết quả của 2 hình thức địa tô: Đều đến từ sự bóc lột của các giai
cấp đứng đầu đối với người giai cấp dưới (người lao động)
Khác nhau
-Về QHSX: Địa tô phong kiến phản -Về QHSX: Địa tô tư bản
ánh mối quan hệ sản xuất và bóc lột phán ảnh mối quan hệ giữa
giữa 2 giai cấp là địa chủ và nông 3 giai cấp là địa chủ, tư bản
dân nông nghiệp (trong đó địa chủ kinh doanh nông nghiệp và
bóc lột trực tiếp sức lao động của nông dân nông nghiệp
người nông dân)
(trong đó địa chủ không
bóc lột trực tiếp sức lao
động của người nông dân
mà thông qua tư bản kinh
doanh nông nghiệp để bóc

lột)
-Về chất: Địa tô phong kiến ngoài -Về chất: Chỉ là phần giá trị
những sản phẩm thặng dư còn có thặng dư dôi ra ngoài lợi
thể có cả thêm sản phẩm cần thiết
nhuận bình quân của nhà tư
bản kinh doanh nông
nghiệp
-Về lượng: Địa tô phong kiến là tất -Về lượng: Địa tô tư bản
cả những sản phẩm thặng dư tạo ra chỉ là một phần nào đó
trong toàn bộ sản phẩm
thặng dư tạo ra

Khái niệm:’’ Địa tô tư bản là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần

3


lọi nhuận bình quân mà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ’’- trích
giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Nhận xét: Các mối quan hệ trong địa tô tư bản đã có sự phức tạp hơn địa tô phong kiến
từ đó dẫn đến các hình thức bóc lột cũng phức tạp hơn, và cuối cùng người chịu thiệt vẫn
là người chính thức bỏ sức lao động của mình vào sản xuất (người nông dân nông
nghiệp), họ ngày căng bị bóc lột sức lao động nhiều hơn. Địa tô tư bản được C.Mác chia
thành nhiều loại khác nhau.
III, Các loại hình thức địa tô tư bản chủ yếu
1, Địa tô chênh lệch
Lợi nhuận siêu ngạch là điều không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất từ
ngành nông nghiệp đến công nghiệp, thương nghiệp. Trong ngành công nghiệp, thì lợi
nhuận siêu ngạch chỉ là tạm thời và nó không ổn định như trong ngành nông nghiệp. Lí
do đơn giản là trong sản xuất công nghiệp có thể chủ động xây dựng được các nhà máy

hiện đại áp dụng những công nghệ cao, có địa bàn phù hợp, điều kiện hợp lí (xây dựng
các công ty sản xuất muối gần các bãi muối lớn) còn trong ngành nông nghiệp thì không
thể áp dụng như thế, chúng ta không thể thay đổi hay di dời ruộng đất về những vị trí
khác cũng như khó có thể tăng được quy mô, diện tích canh tác được (thường sẽ trồng
lúa ở những khu đồng bằng) và hầu như tất cả các ruộng đất có thể canh tác đều bị tư
nhân chiếm đoạt (các độc quyền trong kinh doanh đã chiếm hết những mảnh đất màu mỡ
cũng như có điều kiện thuận lợi) để có thể thu được nguồn lợi nhuận siêu ngạch một
cách nhiều nhất và đảm bảo trong thời gian dài.
Tuy nhiên không phải chỉ có những mảnh đất có độ màu mỡ, tốt hay là mức trung
bình mới có thể thu được lợi nhuận mà ở cả những mảnh đất có điều kiện xấu hơn vẫn có
thể thu được lợi nhuận- đây là điểm khác nhau lớn nhất giữa sản xuất trong công nghiệp
với sản xuất trong nông nghiệp. Trong khi sản xuất trong công nghiệp giá cả của hàng
hóa được quyết định bởi những nơi có điều kiện sản xuất hàng hóa đạt mức trung bình
thì trong sản xuất nông nghiệp thì giá cả của hàng hóa lại được quyết định bởi những nơi
có điều kiện sản xuất hàng hóa bởi những nơi có điều kiện sản xuất xấu nhất bởi vì để
đáp ứng được nhu cầu vô cùng lớn của con người thì không thể chỉ sản xuất trên những
mảnh đất tốt/trung bình được mà còn phải sản xuất trên những mảnh có điều kiện xấu
nữa.
Khái niệm: “Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân thu
được trên những điều kiện sản xuất thuận lợi hơn,là sự chênh lệch giữa giá cả của sản
phẩm sản xuất trên những ruộng đất tốt/trung bình so với giá cả sản phẩm sản xuất trên
những ruộng đất xấu’’.-trích Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
Lênin.
*Chú ý: Địa tô chênh lệch không phải chênh lệch của độ màu mỡ, tốt giữa các thửa
ruộng, mà địa tô chênh lệch được tạo ra bởi lao động thặng dư nông dân nông nghiệp tạo
ra. Độ màu mỡ, tốt chỉ là điều kiện cơ sở của tự nhiên làm cho năng suất lao động có
hiệu quả, năng suất cao hơn ngoài ra còn có yếu tố sức lao động của con người tác dộng

4



vào rất nhiều. Vì thế, địa tô chênh lệch được chia ra thành 2 loại: địa tô chênh lệch I và
địa tô chênh lệch 2.
Mác nói: ‘’Lực lượng tự nhiên không phải là nguồn gốc sinh ra lợi nhuận siêu ngạch,
mà nó chỉ là cơ sở tự nhiên khiến nâng cao năng suất lao động lên thôi’’-trích Tư tưởng
chính trị của C. Mác, Ph.Awngghen V.I.Lênin và Hồ Chí Minh.
a, Địa tô chênh lệch I
Địa tô chênh lệch I là địa tô chênh lệch khi thu trên những mảnh đất có độ màu mỡ
cao, có vị trí địa lí thuận tiện (gần nơi cung cấp những nguyên liệu phục vụ cho sản xuất
hay những nơi gần những thị trường tiêu thụ rộng lớn, gần những nơi có đường giao
thông hiện đại, di chuyển dễ dàng, dễ dàng vận chuyển) so với địa tô khi thu trên những
mảnh đất có độ màu mỡ thấp nhất và vị trí địa lí không thuận lợi. Chính từ những điều
này mà tạo ra địa tô chênh lệch và cụ thể ở đây là địa tô chênh lệch I. Địa tô chênh lệch
do điều kiện tự nhiên quyết định.
b, Địa tô chênh lệch II
Địa tô chênh lệch II là địa tô chênh lệch khiến khi thu trên những mảnh đất được
đầu tư cải tiến về mặt kĩ thuật, đầu tư về thâm canh, cải tiến phương thức sản xuất để
được có năng suất cao hơn khi thu ở những mảnh đất không được quan tâm đầu tư. Khi
mà điều kiện tự nhiên có tốt đến đâu nhưng không có bàn tay của con người can thiệp
vào thì khó có thể tạo ra được những sản phẩm có giá trị được, nên yếu tố con người là
một yếu tố quan trọng tạo nên giá trị thặng dư hay là địa tô. Địa tô chênh lệc II, chủ yếu
do bàn tay con người quyết định.
*So sánh địa tô chênh lệch I và II

Giống nhau

Khác nhau

Địa tô chênh lệch I
Địa tô chênh lệch II

Đều do sự chênh lệch về giá trị của sản phẩm khi thu trên
những mảnh đất có điều kiện tốt so với những mảnh đất
có điều kiện xấu nhất.
Điều kiện thuận lợi trên Điều kiện thuận lợi trên
những mảnh đất canh tác những mảnh đất canh tác
do các yếu tố thiên nhiên do bàn tay của con người
quyết định, không có sự tác động vào thì mới cớ
can thiệp của bàn tay con được, con người có thể thay
người.
đổi và điều chỉnh được điều
kiện của các mảnh đất canh
tác.

*Nhận xét: Sự mâu thuẫn của tư bản kinh doanh nông nghiệp với địa chủ trong việc tạo
ra địa tô chênh lệch: Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp luôn muốn thuê ruộng đất trong
thời gian dài hạn, còn ngược lai các địa chủ chỉ muốn tư bản kinh doanh nông nghiệp
thuê ruộng đất của mình trong ngắn hạn. Lí do ở đây, khi muốn tạo ra địa tô chênh lệch
II, các nhà kinh doanh tư bản nông nghiệp phải bỏ tiền ra để đầu tư, cải tiến ruộng đất
cũng như kĩ thuật canh tác, nhưng nếu như thế rất tốn kém, mất thời gian dài mới có thể

5


thu lại được nguồn vốn, mà thời gian thuê ruộng đất lại có hạn nên cuối cùng người được
hưởng lợi ích từ các việc này là các địa chủ cho thuê đất và để thu được lợi lớn thì họ
càng rút ngắn thời gian cho thuê ruộng đất của mình. Để đối phó với địa chủ thì nhà tư
bản kinh doanh nông nghiệp phải tạo ra địa tô chênh lệch I, họ sẽ cố gắng tận dụng tất cả
những màu mỡ, những điều kiện tốt nhất mà tự nhiên mang lại và từ đây Mác tiếp tục
đưa ra nhận định: Mỗi bước tiến của công nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bước tiến
không những trong nghệ thuật bóc lột sức lao động mà còn là bước tiến trong nghệ thuật

làm cho đất đai ngày càng kiệt quệ, mỗi bước tiến trong nghệ thuật làm tăng độ màu mỡ
trong một thời gian là một bước tiến trong việc tàn phá những nguồn màu mỡ lâu dài”.trích Tư tưởng chính trị của C. Mác, Ph.Awngghen V.I.Lênin và Hồ Chí Minh.
2, Địa tô tuyệt đối
a, Phân tích địa tô tuyệt đối
Trong khi cho thuê ruộng đất địa chủ ngoài thu được địa tô chênh lệch còn thu
được cả địa tô tuyệt đối. Nếu trong phần địa tô chênh lệch thì ta không nhắc đến người
thuê phải đất xấu chỉ thu về chi phí sản xuất và lợi nhuận mà không phải nộp địa tô thì ở
phần này thì người thuê ruộng đất bất kể là người thuê ruộng xấu trung bình hay tốt đều
phải nộp cho địa chủ 1 khoản tiền và khoản tiền này được gọi là tiền địa tô tuyệt đối. Vậy
thế nào là địa tô tuyệt đối?
*Khái niệm: ‘’Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân,
được hình thành do của cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp, luôn thấp hơn cấu
tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là sự chênh lệch giữa giá trị nông phẩm và
giá cả sản xuất chung’’- trích Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa MácLênin.
Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu sâu hơn về địa tô tuyệt đối. Chúng ta có thể thấy
được rằng kể từ xưa đến nay kĩ thuật của ngành sản xuất nông nghiệp luôn kém phát
triển hơn trong ngành sản xuất công nghiệp, từ đó có thể thấy cấu tạo hữu cơ trong sản
xuất nông nghiệp sẽ thấp hơn trong sản xuất công nghiệp. Vì thế, nếu ta xét rằng cùng
với một số lượng tư bản, cùng với trình độ bóc lột như nhau thì lượng giá trị thặng dư dôi
ra trong nông nghiệp sẽ luôn lớn hơn trong công nghiệp. Do có sự độc quyền về việc tư
hữu ruộng đất nên tất cả tư bản của những ngành khác không thể chuyển vào ngành
nông nghiệp được nên nên đã ngăn cản hóa quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận
giữa nông nghiệp và các ngành nghề khác. Vì thế sản phẩm của sản xuất nông nghiệp sẽ
bán ra thị trường với mức giá ứng với giá trị thực sự của nó chứ không giống sản phẩm
trong công nghiệp là được định giá theo chi phí sản xuất ra loại thực phẩm đó, và cũng từ
đây, giá cả của sản phẩm nông nghiệp sẽ được định giá dôi ra khỏi chi phí sản xuất nên
từ đây tạo ra giá trị thặng dư lớn hơn trong công nghiệp. Và phần thặng dư dôi ra như
này là khoản tiền mà các doanh nghiệp tư bản sẽ bỏ ra để trả phần địa tô tuyết đối cho
các địa chủ. Ta đưa ra một ví dụ sau để thấ rõ hơn điều này:
Giả sử có hai nhà tư bản: Tư bản sản xuất nông nghiệp và tư bản sản xuất công nghiệp

đều là 120, và cấu tạo hữu cơ tương ứng của 2 nhà tư bản lần lượt là 4/2 và 5/1, cho rằng

6


tỉ suất giá trị thặng dư m’ đều là 100% thì sản phẩm và giá trị thặng dư của 2 nhà tư bản
sẽ là bao nhiêu?
Giải:
+Xét nhà tư bản sản xuất nông nghiệp có cấu tạo hữu cơ là 4/2 nên có :
và m’= 100% nên m=v. Ta có 80c + 40v + 40m= 160
+Xét nhà tư bản sản xuất công nghiệp có cấu tạo hữu cơ là 5/1 nên có :
và m’=100% nên m=v. Ta có 100c + 20v + 20m= 140
 Như vậy có thể thấy ngay được rằng giá trị thặng dư sản xuất của ngành nông nghiệp
hơn ngành công nghiệp l : 160- 140= 20.
b, So sánh giữa địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối :
Địa tô chênh lệch
Địa tô tuyệt đối
Giống nhau
Về bản chất, 2 loại địa tô này đều là lợi nhuận siêu ngạch
Về nguồn gốc, 2 loại địa tô này đều có nguồn gốc là giá
trị thặng dư
Về kết quả, 2 loại địa tô này đều là kết quả bóc lột sức lao
động của các nhà kinh doanh tư bản đối với người lao
động.
Khác nhau
Nguyên nhân dẫn đến địa Nguyên nhân dẫn đến địa
tô chênh lệch : Độc quyền tô tuyệt đối : Độc quyền tư
kinh doanh ruộng đất, sự hữu ruộng đất tạo ra.
chênh lệch khi sản xuất
trên các ruộng đất có điều

kiện khác nhau tạo ra.
*Nhận xét : Địa tô chênh lệch, thì có địa tô chênh lệch I do các yếu tố tự nhiên quyết
định, còn địa tô chênh lệch II do con người quyết định, nên ta có thể thay đổi địa tô
chênh lệch thông qua bàn tay của con ngưới. Về địa tô tuyệt đối, ta có thể xóa bỏ nó bằng
cách xóa bỏ nguyên nhân sinh ra nó chính là sự độc quyền trong tư hữu ruộng đất của địa
chủ. Đây sẽ là một áp dụng có lợi ích, tác động rất lớn khi được vận dụng vào thực tiễn,
khi đó giá cả của các nông sản trong nông nghiệp sẽ được giảm xuống, bằng đúng với
giá trị thực sự của nó. Mác nhận định về địa tô tuyệt đối rằng : Bản chất của đia tô tuyệt
đối là những tư bản ngang nhau của chúng sinh sản những khối lượng giá trị thặng dư
khác nhau’’-trích Tư tưởng chính trị của C. Mác, Ph.Awngghen V.I.Lênin và Hồ Chí
Minh.

7


IV, Những loại địa tô khác
1, Địa tô đất xây dựng
Bản chất của địa tô đất xây dựng giống như địa tô của đất nông nghiệp nhưng nó
có đặc trưng riêng. Thứ nhất, địa tô xây dựng ngày một phát triển hơn, vì lý do cơ bản
nhất là dân số ngày càng tăng, cùng với sự cải thiện trong chất lượng cuộc sống dẫn đến
nhu cầu cao về nhà ở và nhà ở với chất lượng tốt, được đảm bảo. Thứ hai địa tô đất xây
dựng sẽ rất quan trọng về vị trí địa lý của mảnh đất đó nhưng lại không quan trọng về độ
màu mỡ, phì nhiêu của nó. Vì khi đó, ta không cần phải trồng trọt trên đó, mà chi cần địa
điểm đẹp để xây dựng
2, Địa tô hầm mỏ
Bản chất của địa tô hầm mỏ giống như địa tô của đất nông nghiệp, nó cũng làm
xuất hiện các loại địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối. Khi những nhà tư bản kinh doanh
nông nghiệp thuê được những mảnh đất có được những tài nguyên khoáng sản, họ được
tự quyền khai thác và thu lại được chi phí và lợi nhuận bình quân, sau đó đóng địa tô cho
các địa chủ cho thuê.

3, Địa tô về cây đặc sản
Là loại địa tô thu được trên những mảnh đất mà trồng được những loại cây quý
hiếm. Ví dụ như ở Tây Nguyên sẽ rất thích hợp trông cà phê, ở vùng đất Tây Bắc sẽ thích
hợp trồng các loại cây xứ lạnh : mận, đào,… ở Thái Bình sẽ thích hợp với trông lúa
nước. Các loại cây này sẽ có năng suất cao hơn hay sẽ ngon hơn so với khi tròng ở
những nơi khác do có khí hậu cũng như hợp với từng loại đất. Loại cây độc quyền mà
các nhà tư bản kinh doanh sẽ bán với giá cao hơn so với các loại cây thông thường, khi
đó chính những người tiêu dùng loại nông sản này sẽ phải bỏ tiề túi ra để trả loại địa tô
này cho địa chủ.
4, Địa tô độc quyền
Như nói bên trên địa tô về cây đặc sản là một ví dụ điển hình của địa tô độc quyền.
Độc quyền có nghĩa là độc tôn, là duy nhất, không có ‘’hàng hóa thay thế’’ vì có ít, thậm
chí là không có ‘’hàng hóa thay thê’’ nên sức mạnh thị trường của độc quyền rất là lớn,
nhà tư bản có quyền tự ấn định giá cho sản phẩm của mình, việc gia nhập vào thị trường
độc quyền cũng được coi là rất khó. Người tiêu dùng buộc phải chấp nhận giá mà các
nhà kinh doanh tư bản đặt ra và trả tiền, khoản tiền này để các nhà tư bản trả cho địa tô
độc quyền. Chính vì những lợi ích to lớn như thế nên địa tô độc quyền rất là cao. Địa tô
độc quyền cũng được chia ra thành 2 laoij : địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối.
Mác nhận định : ‘’Bất kì ở đâu có những sức tự cho nhà công nghiệp lợi dụng
những sức tự nhiên ấy, chẳng kể đó là thác nước, là hầm mỏ giàu khoáng sản, là những
nơi nhiều cá hay là đất để xây dừng có vị trí tốt, thì số lợi nhuận siêu ngạch đó của nhà
tư bản hoạt động cũng đều bị kẻ có cái giấy chứng nhận quyền sở hữu những của cải tự
nhiện ấy chiếm đoạt với hình thái địa tô’’ -trích Tư tưởng chính trị của C. Mác,
Ph.Awngghen V.I.Lênin và Hồ Chí Minh.

8


Phần 2: Ảnh hưởng của lí thuyết địa tô của Mác đến quản lý ngành
nông nghiệp ở Việt Nam

1, Khái quát thực trạng chung
Địa tô tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: địa tô chênh lệch, địa tô tuyệt đối,
địa tô cây đặc sản, địa tô xây dựng, địa tô hầm mỏ, địa tô độc quyền,… Nhưng cuối cùng
thì bản chất thực sự của địa tô tư bản chủ nghĩa là sự bóc lột sức lao động của các nhà
kinh doanh tư bản với những người lao động. Ngày nay, khi đất nước ta đang trong thời
kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa và cùng với đó là những lý thuyết về học thuyết địa tô
được Đảng và Nhà nước áp dụng một cách rất triệt để vào trong ruộng đất của nước nhà.
Việt Nam là một đất nước đi lên từ ngành nông nghiệp, tuy bây giờ đất nước đang
dần đi lên thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa bằng việc phát triển các ngành công
nghiệp dịch vụ nhưng ngành nông nghiệp vẫn đang đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay
ruộng đất đang thuộc quyền sở hữu của nhà nước và người nông dân được nhà nước cho
thuê ruộng đất để canh tác, sau mỗi thời vụ sẽ nộp lại một khoản tiền gọi là thuế ruộng
đất (bản chất gần giống như địa tô) và người dân được nhà nước cho thuê ruộng đất trong
khoảng thời gian dài để thực hiện canh tác có hiệu quả (ví dụ sẽ được lấy trong phần sau
để giải thích rõ hơn về vấn đề này). Việc áp dụng các học thuyết địa tô như thế nào sao
cho hợp lý là một việc rất quan trọng, nó đóng vai trò thiết yếu quyết định xem ngành
nông nghiệp sẽ phát triển như thế nào.
Vì mỗi đất nước có hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nên việc áp dụng học thuyết
này cũng phải thật khéo léo thì mới phát huy được hiệu quả tốt nhất của nó. Khi này, vai
trò của các nhà lãnh đạo mới được bộc lộ một cách rõ nét nhất.
2, Nội dung: Bước ngoặt trong chính sách cho thuê ruộng đất tại Việt Nam: Chính
sách ‘’Khoán 10’’
Là một người dân Việt Nam, đặc biệt là những người yêu thích lịch sử nước nhà
thì chắc chắn sẽ không còn xa lạ gì với từ ‘’Khoán 10’’. Đây là một chính sách mang tính
lịch sử, tốn biết bao nhiêu giấy mực để tìm hiểu và phân tích. Câu chuyện này diễn ra
vào thời kỳ lịch sử cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỉ XX, câu chuyện kể
về bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc là Kim Ngọc và chính sách ‘’Khoán 10’’ của mình. Sau nạn
đói năm 1945 được khắc phục thì nhân dân đã ổn định được cuộc sống, đã có cái ăn, cái
mặc. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian thì Bí Thư tỉnh ủy Kim Ngọc đã thấy rằng liên
tiếp các vụ mùa chất lượng đều giống nhau, không có sự đi nên, thậm chí năng suất lao

động ngày càng kém đi, mặc dù có mô hình hợp tác xã cấp cao được áp dụng nhưng lại
bộc phát rất nhiều hạn chế. Ông nhận ra rằng, nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng
này là do chính sách cai quản, quản lý của cấp trên có vấn đề, những chính sách này
không khuyến khích được người nông dân tăng gia, sản xuất, lại còn làm xuất hiện thêm
những bộ phận sống thụ động, lười biếng, chỉ biết ỷ lại vào người khác. Thử hỏi rằng:
Với những người làm việc chăm chỉ và những kẻ lười biếng, vào cuối mỗi vụ mùa đều
được nhận thành quả công sức lao động của mình như nhau thì ai sẽ cố gắng phấn đấu để
chăm chỉ đây?

9


Ví dụ: Một người sở hữu hai mảnh đất để canh tác: Mảnh đất thứ nhất được quyền
sở hữu và sử dụng trong vòng 10 năm, mảnh đất thứ hai được sở hữu và sử dụng trong
vòng 1 vụ (6 tháng) thì người đó sẽ có hành động như sau: tập trung vào để cải thiện
mảnh đất thứ nhất chứ không cải thiện mảnh đất thứ hai. Vì lý do sau:
+Mảnh đất thứ nhất: Được sở hữu trong thời hạn dài (10 năm) nên khi người đó tập trung
vào canh tác, cải tiến và chăm sóc mảnh đất đó, anh ta sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận
cao hơn trong những khoảng thời gian sau (khi mà đất ở đó đã tốt hơn)
+Mảnh thứ hai: Vì được sở hữu trong thời gian quá ngắn nên anh ta sẽ không tập trung
cải thiện vì khi vừa cải thiện xong thì mảnh đất đó phải chuyển nhượng cho người khác,
khi đó anh ta sẽ không thu được lợi ích gì cho riêng mình cả.
Ta có thể suy ra chính sách nhà nước cho người nông dân thuê ruộng đất nên cho thuê
trong dài hạn, như thế người nông dân sẽ coi đó gần như là tài sản của mình để tập trung
cải thiện canh tác, đem lại lợi nhuận cho cả bản thân lẫn xã hội.
Nhận ra được sự cấp thiết của vấn đề không thể để người dân đi làm theo kiểu ‘’tối
ngày đầy công’’, ‘’rong công phóng điểm’’ được nữa, bí thư Kim Ngọc đã đề ra chính
sách ‘’Khoán 10’’ đó là: ‘’Khoán cho hộ làm một khâu hoặc nhiều khâu sản xuất trong
một thời gian dài, khoán cho hộ các khâu dài ngày hoặc suốt vụ, khoán sản lượng cho
hộ, cho nhóm, khoán trắng ruộng đất cho hộ - hình thức khoán trắng đơn giản, dễ tính

toán nên được nông dân hưởng ứng rầm rộ và tự nó đã thành phong trào quần chúng
rộng rãi trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể nói khoán hộ là bước mở đầu cho một tư duy
mới về quản lý kinh tế hợp tác xã’’ theo Wikipedia. Sau khi tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng chính
sách của Bí thư Kim Ngọc, vì khi tham gia lao động sản xuất, thành quả công sức đều về
tay người lao động nên năng suất lao động đã tăng trưởng nhanh chóng, người dân tích
cực tham gia vào hoạt động lao động sản xuất, dân bấy giờ không những có cơm ăn đủ
no mà còn dư thừa của cải, góp phần làm nền kinh tế phát triển. Tuy chính sách của ông
được áp dụng vô cùng hiệu quả nhưng lại bị các tư duy ‘’giáo điều’’ lúc bấy giờ phản đối
rất nhiều. Hội nghị kết luận rất nhiều nội dung nặng nề: “Việc khoán ruộng cho hộ đã
dẫn đến hậu quả tai hại là phát triển tư tưởng tư lợi, làm phai nhạt ý thức tập thể của xã
viên, thủ tiêu phong trào thi đua yêu nước trong hợp tác xã, kìm hãm và đẩy lùi cách
mạng kỹ thuật trong nông nghiệp; phục hồi và phát triển lối làm ăn riêng lẻ, đẩy hợp tác
xã vào con đường thoái hóa và tan rã’’ - theo báo Dân Việt. Tuy ban hành luật cấm chính
sách ‘’Khoán 10’’ nhưng chính sách vẫn được lãnh đạo tỉnh ủy cùng với nhân dân thực
hiện ‘’chui’’ vì nó thực sự đem lại hiệu quả rất cao, nhưng mãi khoảng 20 năm sau chính
sách của ông mới được các cấp lãnh đạo ghi nhận và chính thức cho áp dụng vào tình
trạng thực tế nước nhà.
3, Sự thành công của chính sách ‘’Khoán 10’’
Tuy rằng mãi khoảng hơn 20 năm sau, cụ thể vào năm 1988, Bộ Chính trị, Trung
Ương Đảng mới ban hành Nghị quyết 10 chính thức công nhận cho các hộ nông dân là
một đơn vị kinh tế tự chủ riêng và cho thực hiện chính sách ‘’Khoán 10’’ trong toàn bộ
nền nông nghiệp. Cho đến năm 1990, sau khi áp dụng chính sách ‘’Khoán 10’’ này nền

10


nông nghiệp nước ta có một bước ngoặt lớn, chính thức đi lên một thời kỳ mới, và đạt
được những thành tự đáng kể: năm 1991, nước ta đã bắt đầu xuất khẩu gạo sang các
nước khác và cho đến hiện nay vẫn giữ nguyên được phong độ là nước xuất khẩu gạo
đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Công lao của Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc- Kim

Ngọc là không thể phủ nhận được, ông là người có tư tưởng tiến bộ vượt bậc so với thời
đại, chính sách của ông không những đúng với thời điểm đó mà còn đúng với cả thời
điểm hiện tại, công sức của ông vẫn được mọi người, cách lãnh đạo nước nhà ghi công,
cuộc đời của ông và nguồn gốc, nguyên nhân ra đời của chính sách ‘’Khoán 10’’ còn
được tái hiện một cách hết sức sinh động trong một bộ phim mang tên ‘’Bí thư tỉnh ủy’’.
4, Áp dụng học thuyết địa tô vào các điều luật đất đai
Học thuyết địa tô đã được các cấp lãnh đạo của Việt Nam vận dụng khéo léo để
đưa ra các điều luật và chúng ta thấy rõ nhất ở các điều luật sau:
Điều 9. Khuyến khích đầu tư vào đất đai
Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn
và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây:
1. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;
2. Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước
hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
3. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.
Điều 1.(Luật cải cách ruộng đất)
- Mục đích và ý nghĩa cải cách ruộng đất là:
Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở
Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ,
Để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân,
Để giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường
cho công thương nghiệp phát triển,
Để cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của
kháng chiến,
Để đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải phòng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân
dân, phát triển công cuộc kiến quốc.
Điều 14. Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất
Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch
sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Điều 15. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất

Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức
giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử
dụng đất nông nghiệp.
Điều 3.(Điều luậ thuế nông nghiệp áp dụng ở những nơi đã cải tạo ruộng đất) Thuế
nông nghiệp đánh vào tổng số hoa lợi ruộng đất của mỗi nông hộ và căn cứ vào hoa lợi
bình quân mỗi nhân khẩu nông nghiệp trong nông hộ mà tính thuế theo biểu thuế lũy tiến

11


toàn ngạch.
Nông hộ là một đơn vị sản xuất nông nghiệp gồm những người làm chung, hưởng chung
hoa lợi.
Nhân khẩu nông nghiệp là những người lấy hoa lợi nông nghiệp làm nguồn sống chính,
không phân biệt gái, trai, già, trẻ.
Phàm đất đai có hoa lợi nông nghiệp thì người được hưởng hoa lợi phải đóng thuế, trừ
những trường hợp miễn thuế quy định dưới đây.

C- Kết luận
I, Tóm tắt lại phần trình bày
Phần trình bày về học thuyết địa tô đầu tiên em đưa ra nguyên nhân, nguồn gốc và
trình hình thành hoàn thiện học thuyết được 4 nhà triết học lớn nghiên cứu là W. Petty
khởi xướng, A. Smith và David Ricardo tiếp tục phát triển và được C. Mác hoàn thiện
học thuyết đạt đến ngưỡng cao nhất. Sau đó, phân tích các nội dung chính của học thuyết
do C. Mác hoàn thiện, địa tô gồm rất nhiều loại nhưng đầu tiên phải kể đến là địa tô
chênh lệch- phần địa tô xuất hiện do các điều kiện khác nhau của đất đai (địa tô chênh
lệch I) và bàn tay cải thiện của con người (địa tô chênh lệch II) và địa tô tuyệt đối- do
cấu tạo hữu cơ của ngành nông nghiệp nhỏ hơn trong ngành công nghiệp nên tạo ra
lượng thặng dư lớn đó chính là địa tô tuyệt đối, ngoài ra còn rất nhiều loại địa tô khác:
địa tô cây đặc sản, địa tô hầm mỏ, địa tô xây dựng, địa tô độc quyền,… Những loại địa tô

này có những đặc điểm rất giống nhau vì nó đều cùng mang bản chất là nhà kinh doanh
tư bản bóc lột sức lao động của con người nhưng mỗi loại địa tô cũng lại có những đặc
điểm khác nhau riêng biệt đã được phân tích và so sánh bên trên. Biết được từ nguồn
gốc, nguyên nhân hình thành, cách thức vận hành của các loại địa tô từ đó ta có thể áp
dụng vào thực tiễn một cách hợp lý hơn, phát huy tối đa những ưu điểm và khắc phục
những nhược điểm. Đặc biệt đối với một nước đi lên từ ngành nông nghiệp, coi nông
nghiệp là ngành nghề cốt lõi của nền kinh tế thì việc nghiên cứu kĩ lưỡng học thuyết địa
tô ở Việt Nam là không thể thiếu được. Việc áp dụng học thuyết địa tô một cách đúng
đắn không những làm nền kinh tế đất nước phát triển: Từ một nước nghèo nàn, không đủ
miếng ăn mà trơ thành một nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới, từ đó còn đưa ra các
điều luật rõ ràng chi tiết quy định cụ thể về việc sở hữu, sử dụng, bảo vệ đất đai rất hiệu
quả một lần nữa khẳng định mức đô quan trọng của học thuyết địa tô cũng như sự lãnh
đạo tài tình của các cấp lãnh đạo nước nhà.
II, Tình cảm và thái độ của bản thân
Bản thân là một người lớn lên từ quê lúa Thái Bình, em tự nhận thức được tầm
quan trọng của việc hiểu rõ bản chất của đất đai, quy trình quản lý đất đai để làm sao có
thể sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Đây cũng là lý do lớn nhất làm em đã chọn đề tài
này để nghiên cứu. Lý do thứ hai em chọn đề tài này là do Việt Nam đi lên từ một đất
nước thuần nông nghệp, coi nông nghiệp là nền tảng, tuy hiện nay đất nước đang trong
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng việc tập trung phát triển ngành công- thương
nghiệp, dịch vụ nhưng chúng ta vẫn không thể bỏ ngỏ được ngành nông nghiệp. Sau khi

12


nghiên cứu xong đề tài này, em hiểu rõ hơn về quá trinh hình thành và phát triển của
ngành nông nghiệp nước nhà và từ đây em cũng có thể tự trả lời được các câu hỏi thắc
mắc từ ngày còn nhỏ: Tại sao sổ đỏ lại ghi là chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không
phải quyền sở hữu đất? Hay tại sao sau mỗi vụ mùa mọi người lại đem gạo và tiền ra
đóng cho hợp tác xã? Hay tại sao mỗi người ở quê đều có đất để trồng trọt? Hay tại sao

sau một thời gian mẹ em lại phải ra ngoài xã để bốc thăm chia lại ruộng đất?,… Đây là
một học thuyết rất hay, không những giúp người lao động tố cáo tội ác của các nhà kinh
doanh tư bản cũng như của địa chủ mà còn giúp cho những đất nước lấy nền tảng nền
nông nghiệp để phát triển như Việt Nam có thể vận dụng để có thể phát huy hết nguồn
lực hiện tại của nước nhà.
III, Tài liệu tham khảo:
1, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
2, Luật đất đai 2013
3, Tư tưởng chính trị của C. Mác, Ph.Awngghen V.I.Lênin và Hồ Chí Minh
3, Báo Dân Việt
4, Wikipedia
5, 123.doc

13


14



×