Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de cuong mon tieng viet ki 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.27 KB, 3 trang )

I/ Đọc bài văn sau:
Hũ bạc của người cha
Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy
,ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
Một hôm, ông bảo con:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!
Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn một vài
đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm
giọng:
- Đây không phải tiền do con làm ra.
Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. n hết tiền, anh ta đành vào làng xin xay thóc
thuê.Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng , dành dụm được chín
mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về.Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người
con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:
- Bây giờ cha tin tiền đó do chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo:
- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không hết chính là hai
bàn tay con.
Truyện cổ tích Chăm
II/ Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
1/ Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
A. Là người trung thực, không nói dối.
B. Là người biết yêu quý lao động.
C. Là người biết quý tiền bạc.
2/ Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
A. Vì số tiền người con mang về quá ít.
B. Vì người con lười lao động nên ông bực mình.
C. Vì ông muốn thử xem tiền đó có phải do chính người con làm ra hay không.
3/ Thộng điệp của câu chuyện muốn nói với chúng ta là:
A. Phải biết lao động và yêu quý lao động.


B. Phải biết vâng lời và hiếu thảo với cha mẹ.
C. Phải trung thực không nên nói dối.
4/ Câu “ Con hãy đi làm và mang tiền về đây!” là kiểu câu:
A. Câu cảm.
B. Câu kể.
C. Câu khiến.
5/ Trong câu “ Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra” vò ngữ là:
A. lấy ra
B. thọc tay vào lửa lấy ra.
C. vội thọc tay vào lửa lấy ra.
6/
III/ Viết một đoạn văn tả hình dáng , tính tình của ông già trong bài văn. ( 5-6 câu)
I/ Đọc bài văn sau: Đất quý, đất yêu
Ngày xưa, có hai người khách du lòch đến nước Ê-ti-ô-pi-a.Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi,
sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi họ và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó,
vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.
Lúc hai người khách đònh bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo
sạch đất ở đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao các ông lại phải làm như vậy?
Viên quan trả lời:
- Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất
này, chúng tôi trồng trọt , chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha .là mẹ, là anh em ruột thòt của chúng tôi. Chúng tôi đã
tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với
chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý
mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô-pi-a.
Truyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a
II/ Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
1/ Tại sao viên quan lại phải cạo sạch đất ở đế giày của 2 người khách trước khi họ xuống tàu trở về nước?
A. Vì họ muốn giữ vệ sinh trên tàu, không muốn có đất cát rơi trên tàu.

B. Vì họ muốn tỏ rõ lòng yêu quý khách, đón khách theo nghi lễ long trọng.
C. Vì họ muốn tỏ rõ lòng yêu quý ,và quyết tâm bảo vệ đất nước của họ.
2/ Theo em, phong tục cạo sạch đất ở đế giày khách trước khi họ ra về nói lên tình cảm cuả người Ê-ti-ô-pi-a với
quê hương như thế nào?
A. Họ rất yêu quý đất đai của quê hương. B. Họ rất yêu quý quê hương.
B. Họ rất yêu quý quê hương và tỏ rõ quyết tâm bảo vệ quê hương của họ.
3/ Chúng ta nên học tập điều gì ở người Ê-ti-ô-pi-a sau câu chuyện này?
A. Phải biết lòch sự và yêu quý khách nước ngoài khi họ đến thăm đất nước ta.
B. Phải có lòng yêu quý đất nước sâu sắc như người Ê-ti-ô-pi-a. C. Phải biết yêu quý đất đai.
4/ Câu :’Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi.” là:
A. Câu ghép có 2 vế câu. B. Câu ghép có 3 vế câu. C. Câu đơn.
5/ Từ “chân tình” là từ loại:
A. Tính từ. B. Động từ. C. Từ ghép.
6/ Chủ ngữ trong câu:’Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi.” là:
A. Trên mảnh đất này,chúng tôi. B. chúng tôi C. chúng tôi trồng trọt .
7/ Trong đoạn văn :” Lúc hai người khách đònh bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông
sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu trở về nước” các câu văn được liên kết với
nhau bằng:
A. Bằng cách thay thế từ B. Bằng cách lặp từ C Cả thay thế từ và lặp từ.
8/ Viết lại một câu ghép có trong bài văn trên: ……………………………………………………………………………………………..................
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
9/ Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? “Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi.”
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vò ngữ trong câu
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
10/ Đồng nghóa với từ :” khâm phục “ là:
A. Phục tùng B.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×