Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.34 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH THỊ HOÀNG THƢ

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
Y TẾ DỰ PHÕNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

Đà Nẵng - 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. Lê Văn Huy

Phản biện 1: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA

Phản biện 2: PGS.TS. PHẠM HẢO

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 02 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ,
một trong những chiến lược hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế
giới là chiến lược phát triển con người. Nhân tố con người luôn giữ
vai trò quyết định, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực vừa là nguồn
lực năng động nhất trong mọi nguồn lực của sự phát triển.. Do đó,
hoạt động y tế, chăm lo sức khỏe cho con người là hoạt động rất
quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, Đảng
và nhà nước cũng rất quan tâm và chú trọng đến phát triển ngành y
tế, gắn các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với các mục tiêu phát
triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong công
tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh rất
quan tâm đến lĩnh vực y tế dự phòng, Bác Hồ đã từng nói “Phòng
bệnh cũng cần thiết như chữa bệnh”. Quan điểm về y tế dự phòng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất toàn diện
Đà Nẵng là một thành phố trẻ và năng động, đang chuyển
mình vươn lên phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua. Bên
cạnh các thành tựu về kinh tế, giáo dục, văn hóa… thì ngành y tế
thành phố trong những năm qua cũng đạt được nhiều thành tựu to
lớn, khẳng định vai trò trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân. Đà Nẵng là một trong những tỉnh thành đứng đầu cả nước
về tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95,9 % và đạt tỷ lệ 79,03 giường
bệnh/10.000 dân; 17,49 bác sỹ/10.000 dân. Ngành y tế thành phố đã
triển khai tốt công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh, ngăn
chặn hiệu quả các dịch bệnh mới nổi như: Ebola, Cúm A (H7N9),
Mers-CoV, Zika… và kịp thời khống chế không để dịch bệnh tay

chân miệng, sốt xuất huyết, sởi bùng phát.


2
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực y tế
dự phòng tại thành phố cũng còn nhiều bất cập, hạn chế gây ảnh
hưởng đến chất lượng phòng chống dịch bệnh của nhân dân, đặc biệt
là hoạt động quản lý nhà nước về y tế dự phòng. Những hạn chế của
hoạt động này chủ yếu xoay quanh các vấn đề về tổ chức mạng lưới
y tế dự phòng; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý y tế; hoạt động xây
dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản, các cơ chế, chính sách, quy trình,
thủ tục trong lĩnh vực y tế dự phòng; công tác thanh tra, kiểm
tra….Tôi cho rằng nếu không có những giải pháp khả thi để khắc
phục những hạn chế nêu trên thì hoạt động của lĩnh vực y tế dự
phòng tại thành phố Đà Nẵng chưa thể đạt được các mục tiêu mà
ngành và thành phố Đà Nẵng đặt ra.
Do đó, trước thực trạng trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý
nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵng”
nhằm hệ thống hóa các cơ sở lý luận và đưa ra những giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với nội dung này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động YTDP trong thời
gian qua, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về
lĩnh vực YTDP tại thành phố Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác
QLNN đối với lĩnh vực YTDP.
- Đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với lĩnh vực
YTDP tại thành phố Đà Nẵng

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN
trong lĩnh vực YTDP tại thành phố Đà Nẵng


3
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác QLNN trong lĩnh vực YTDP tại
thành phố Đà Nẵng như thế nào?
- Những giải pháp để hoàn thiện công tác QLNN trong lĩnh
vực YTDP tại thành phố Đà Nẵng?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN đối với lĩnh vực
YTDP tại thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu QLNN đối với lĩnh vực
YTDP theo những quy định của pháp luật Việt Nam trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu vào
hoạt động QLNN đối với lĩnh vực YTDP tại thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu từ năm 2015
đến 2018, thời gian giải pháp phát huy tác dụng là đến 2022.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã s dụng các phương pháp gồm thu thập dữ liệu
về công tác QLNN về YTDP tại thành phố Đà Nẵng bằng các
phương pháp quan sát, khảo sát ý kiến chuyên gia, thu thập tài liệu
sau đó tiến hành chọn lọc, phân loại, sắp xếp, tổng hợp, thống kê,
mô tả, phân tích để từ đó làm r vấn đề cần nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN đối với lĩnh vực
YTDP. Trên cơ sở đó đề ra những vấn đề nghiên cứu để hoàn thiện
công tác QLNN đối với lĩnh vực YTDP tại thành phố Đà Nẵng. Phân


4
tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với lĩnh vực YTDP tại thành phố
Đà Nẵng giai đoạn 2015 – 2018, thông qua đó tìm ra những mặt tích
cực và rút ra những hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế.
Đồng thời đưa ra những đề xuất những phương hướng, giải pháp
hoàn thiện về QLNN đối với lĩnh vực YTDP tại thành phố Đà Nẵng
trong thời gian đến, phục vụ nhu cầu phát triển của khu vực nói riêng
và đất nước nói chung .
7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu
Nguyễn Thị Kim Uyên (2011), “Đại cương về quản lý nhà
nước”, NXB trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2005), “Giáo trình Quản lý
Nhà nước về kinh tế”, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
Phan Huy Đường (2010), “Quản lý nhà nước về kinh tế”,
Nhà xuất bản đại học quốc gia.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về y tế nói
chung và y tế dự phòng nói riêng. Tác giả xin giới thiệu một số công
trình nghiên cứu trong lĩnh vực này như:
Nguyễn Quang Huy (2003), “Quản lý nhà nước bằng pháp
luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay”, luận văn thạc sĩ quản lý
Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
Lê Thế Vương (2017), “Quản lý nhà nước về dịch vụ khám,
chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đăk Lăk”, luận văn thạc sĩ
Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

Nguyễn Thị Vân (2016), “Quản lý nhà nước về y tế cấp xã
trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ Quản
lý công, Học viện Hành chính quốc gia.
Đỗ Mạnh Hùng (2019), “Đánh giá khoảng trống miễn dịch


5
bệnh sởi tại thành phố Đà Nẵng – Việt Nam năm 2014, Tạp chí Y
học thực hành số 1105-2019.
Nguyễn Hóa (2019), “Bệnh không lây nhiễm, vấn đề hiện
nay”, Tạp chí Y học thực hành số 1105-2019.
Tôn Thất Thạnh (2019), “Nghiên cứu văn hóa sức khỏe ở
người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp đang được quản lý tại các
trạm y tế huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng năm 2018”, Tạp chí
Y học thực hành số 1105-2019.
Lê Thành Chung (2019), “Khảo sát chất lượng cuộc sống và
một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị Methadone taị
thành phố Đà Nẵng năm 2018”, Tạp chí Y học thực hành số 11052019.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước đối
với lĩnh vực y tế dự phòng
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế
dự phòng tại thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵng.


6

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI

VỚI LĨNH VỰC Y TẾ DỰ PHÕNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y TẾ DỰ PHÕNG
1.1.1. Một số khái niệm về y tế dự phòng và quản lý nhà nƣớc
đối với y tế dự phòng
a. Khái niệm y tế dự phòng
Y tế dự phòng là một lĩnh vực y tế liên quan đến việc thực
hiện các biện pháp để phòng bệnh. Song song với y học điều trị, y tế
dự phòng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, đẩy mạnh các hoạt
động nghiên cứu và chính sách thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe để giảm
bệnh tật hoặc ngăn chặn và kiểm soát sự tiến triển, giám sát vấn đề
sức khỏe, xác định nhu cầu sức khỏe và lập kế hoạch, quản lý và
đánh giá các dịch vụ y tế.
b. Khái niệm quản lý nhà nước về y tế dự phòng
Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng là dạng
quản lý mà trong đó, chủ thể quản lý chính là nhà nước. Đó là dạng
quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được s dụng quyền
lực nhà nước bộ máy hành chính nhà nước để điều chỉnh các quan hệ
xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực hoạt động
y tế dự phòng.
1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực y
tế dự phòng
Thứ nhất, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng là
hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
Thứ hai, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng là



7
hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành
pháp.
Thứ ba, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng là
hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ.
Thứ tư, hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự
phòng có tính chấp hành và điều hành.
Thứ năm, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng là
hoạt động mang tính liên tục.
1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực y tế
dự phòng
Thứ nhất, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng
góp phần quản lý hoạt động y tế dự phòng đi vào nề nếp, ổn định
đồng thời cung cấp được những dịch vụ y tế dự phòng tốt nhất đến
người dân.
Thứ hai, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng
ngày càng hướng đến sự hài lòng, giảm thiểu được những dịch bệnh,
bệnh tật trong cuộc sống thường nhật của người dân, gây ảnh hưởng
đến sức khỏe.
Thứ ba, trong xã hội hiện đại ngày nay, y tế dự phòng là một
hoạt động rất phổ biến và ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, hoạt
động này cũng đã và đang phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần
phải giải quyết như các dịch bệnh mới nổi, các hoạt động tiêm chủng
vắc xin... Để duy trì và phát triển các hoạt động này đạt được mục
tiêu và yêu cầu nhất định thì vai trò quản lý nhà nước của các cơ
quan nhà nước là rất quan trọng.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LĨNH
VỰC Y TẾ DỰ PHÕNG



8
1.2.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật; xây dựng và ban hành chƣơng trình, kế hoạch, văn bản chỉ
đạo về YTDP theo thẩm quyền
Hoạt động QLNN đối với lĩnh vực YTDP được thực hiện
dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định, các văn bản pháp luật là tiền
đề quan trọng cho hoạt động QLNN, việc triển khai thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong hoạt động QLNN
đảm bảo cho các quan hệ xã hội vận hành đúng mục đích, đúng định
hướng theo yêu cầu của nhà nước.
Việc ban hành VBQPPL khá đầy đủ nên tạo một hành lang
pháp lý vững chắc để tổ chức thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực
YTDP và điều chỉnh các vấn đề có thể phát sinh, khi đó sẽ dễ dàng
hơn cho các cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng trong việc QLNN.
Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực YTDP tiến
hành triển khai các VBQPPL, xây dựng các chương trình, kế hoạch
cho từng hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực y
tế dự phòng
Ở tuyến Trung ương, Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, Bộ
có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị
định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ,
cơ quan ngang bộ.
Ở tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Y tế là cơ
quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực
hiên công tác quản lý nhà nước về công tác y tế nói chung và y tế dự
phòng nói riêng trên địa bàn tỉnh, thành phố.



9
1.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các chính sách và
các hoạt động về YTDP
Hiệu lực quản lý nhà nước đôí với lĩnh vực y tế dự phòng
phụ thuộc rất nhiều vào công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức về y tế dự phòng và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đây là cầu
nối để đưa chủ trương, chính sách các văn bản của nhà nước ban
hành đến với mọi tầng lớp nhân dân. Để từ đó, họ có những nhận
thức đúng đắn về các quy định trong lĩnh vực y tế dự phòng, tôn
trọng pháp luật và tự giác thực hiện theo quy định của pháp luật.
Công tác tuyên truyền, PBGDPL trong lĩnh vực y tế dự
phòng cũng được thực hiện bằng nhiều hình thức như: hội thảo, tập
huấn, báo đài, xe tuyên truyền, ra quân trong các chiến dịch như:
Phòng chống Sốt xuất huyết, Phòng chống tác hại thuốc lá…
1.2.1. Tổ chức thực hiện các hoạt động y tế dự phòng
a. Công bố các cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn
sinh học cấp I và cấp II
Theo Nghị định 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016
của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn sinh học tại phòng thí
nghiệm, cơ sở xét nghiệm tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học
cấp I và cấp II. Trên cơ sở văn bản tự công bố của cơ sở, Sở Y tế
đăng tải trên trang thông tin điện t danh sách các cơ sở xét nghiệm
đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I và cấp II.
b. Công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
Theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016
của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng, trình tự công bố
cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng. Trên cơ sở văn bản tự công bố của cơ
sở, Sở Y tế đăng tải trên trang thông tin điện t danh sách các cơ sở đủ
điều kiện tiêm chủng.



10
1.2.4. Tổ chức thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm
tra chuyên ngành về lĩnh vực y tế dự phòng theo quy định của
pháp luật
Để nâng cao chất lượng của hoạt động YTDP, chăm sóc sức
khỏe của người dân được tốt hơn, Nhà nước cần tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra các hoạt động YTDP. Trong mối quan hệ giữa
QLNN và thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo,
chi phối hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tiếp đó, thanh tra, kiểm tra lại
có vai trò tích cực đối với quản lý, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của QLNN. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực y tế dự
phòng được quy định tại Điều 16, Nghị định số 122/2014/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 25/12/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh
tra y tế.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ Y TẾ DỰ PHÕNG
1.3.1 Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nƣớc đối với lĩnh vực y tế dự phòng
1.3.2 Cơ cấu, diễn biến bệnh tật trong cộng đồng; tiến
bộ khoa học kĩ thuật về y tế
1.3.3. Đặc điểm địa lý, dân cƣ của địa phƣơng
1.3.4. Nguồn nhân lực về y tế dự phòng
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ Y TẾ DỰ
PHÕNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Thuận
1.4.3. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
1.4.4. Bài học rút ra cho thành phố Đà Nẵng



11
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
Y TẾ DỰ PHÕNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến
16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông. Phía Bắc
giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam,
phía Đông giáp biển Đông. Thành phố Đà Nẵng nằm ở vào trung độ
của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường
sắt, đường biển và đường hàng không, cách thủ đô Hà Nội 764 km
về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía nam.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2018 tiếp
tục phát triển với 9 chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều tăng trưởng khá,
trong đó 6/9 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm xã hội
trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) ước tăng 7,86% so với năm
2017. Thu hút đầu tư trong nước đạt kết quả khá tích cực, đã cấp
Quyết định chủ trương đầu tư cho 6 dự án đầu tư trong nước với tổng
mức đầu tư 6.340,6 tỷ đồng; cấp mới giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp tăng 8,6% và tăng 6,2% về vốn; thu hút đầu tư nước
ngoài được 117 dự án mới với tổng vốn 153,6 triệu USD, tăng 2 lần
so với năm 2017. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố
ước đạt 39.000 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm 2017 (KH tăng 6-7%).
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG Y TẾ DỰ PHÕNG TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1. Công tác phòng chống dịch


12
Trong giai đoạn 2015-2018, một số bệnh như sốt xuất huyết,
tay chân miệng, tỷ lệ mắc bệnh vẫn tăng, giảm thất thường. Từ năm
2015 đến 2017 tăng từ 2.474 ca lên đến 7.136 ca, năm 2018 giảm
còn 5.160 ca, không có ca nào t vong. Tuy nhiên, số ca mắc sốt xuất
huyết so với mặt bằng chung cả nước vẫn rất cao (5.160 ca/29.577
ca), chiếm 17,5%.

STT

Bảng 2.1. Tình hình ca mắc sốt xuất huyết ở các
quận huyện giai đoạn 2015-2018
Địa
Số mắc
Số mắc
Số mắc
Số mắc
phƣơng
2015
2016
2017
2018

1
2

Hải Châu

Thanh Khê

371
360

921
929

1.147
1.264

831
958

3
4

Sơn Trà
Ngũ Hành
Sơn

502
406

809

1.075

648


585

1.007

582

5

Liên Chiểu

362

708

1.178

986

6
7

Cẩm Lệ
Hòa Vang

218
255

797
473


855
610

543
612

Tổng cộng

2.474

5.222

7.136

5.160

(Nguồn: Sở Y tế thành phố Đà
Nẵng)
2.2.2. Chƣơng trình tiêm chủng mở rộng quốc gia
Công tác tiêm chủng mở rộng (TCMR) được duy trì đạt hiệu
quả, công tác giám sát tiêm chủng được triển khai thường xuyên; Sở
Y tế phối hợp với các đoàn kiểm tra đánh giá công tác tiêm chủng
của Viện Pasteur Nha Trang, Tiêm chủng Quốc gia, chuyên gia Tổ
chức Y tế thế giới kiểm tra đánh giá công tác tiêm chủng vắc xin mở
rộng, dịch vụ, giám sát bệnh truyền nhiễm trong chương trình TCMR
trên địa bàn thành phố.


13
Bảng 2.2. Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng từ năm 2015-2019

Tỷ lệ tiêm
Năm 2015
2016
2017
2018
chủng mở
98,87 %
99,57 %
99,96 %
98,4 %,
rộng
(Nguồn: Sở Y tế thành phố Đà Nẵng)
2.2.3. Công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm
Triển khai tốt công tác điều tra dịch tễ học đái tháo đường ở
người 30-69 tuổi tại thành phố Đà Nẵng, qua đó cho thấy tỷ lệ mắc
đái tháo đường là 14,2% và tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là
40,0%.Công tác khám sàng lọc phát hiện sớm THA đã được triển
khai tại 18 xã, phường trên địa bàn thành phố với 9.000 người được
sàng lọc THA. Hoạt động phòng chống các rối loạn do thiếu iốt trên
địa bàn đã được triển khai như: Giám sát, điều tra đánh giá độ bao
phủ muối I ốt tại 1.120 hộ gia đình với 910 dương tính; Cấp phát
muối I ốt cho đồng bào dân tộc.
2.2.4. Công tác kiểm dịch y tế
Kiểm dịch viên y tế thực hiện chế độ thường trực 24/7, kiểm
tra và x lý các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm. Từ
tháng 6/2015, Sở Y tế đã triển khai Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế
triển khai kiểm dịch y tế chiều xuất tại Ga đi quốc tế Cảng Hàng
không Đà Nẵng.
Bảng 2.3. Công tác kiểm dịch y tế giai đoạn 2015-2018
STT


Hoạt động kiểm
dịch y tế

01

Kiểm
dịch với

Cảng
hàng

người

không

Năm

Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017


2018

759.266

2.368.643

3.891.351

5.013.299


14

02

03

(lượt

Cảng

33.688

168.997

187.516

234.670

người)


biển

Kiểm
dịch

Tàu
bay

5.789

16.638

24.649

29.104

phương

Tàu

386

940

1.012

792

tiện


biển
48

43

64

63

362

581

338

346

265

397

225

159

1924

1888


3530

767

Kiểm dịch di hài,
tro cốt, hài cốt
(lần)

04

Xét nghiệm
nhanh VSATTP
(mẫu)

05

06

Xét nghiệm nước
trên tàu (mẫu)
Kiểm tra hàng
cung ứng (mặt
hàng)

(Nguồn: Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Đà Nẵng)
2.2.5. Công tác quản lý môi trƣờng y tế
Đối với chương trình Y tế trường học: Các chỉ tiêu đều đạt so
chỉ tiêu được giao, tuy nhiên nội dung nâng cao kiến thức, tuyên
truyền cho học sinh, giáo viên và cán bộ y tế trường học về phòng
chống các bệnh tật học đường chưa đạt.

Đối với chương trình Nước sạch – Vệ sinh môi trường: Các
chỉ tiêu đều đạt so kế hoạch được giao.
Đối với chương trình Phòng chống bệnh nghề nghiệp: Năm
2018, thực hiện lập hồ sơ vệ sinh lao động cho 78 cơ sở, quan trắc
môi trường cho 87 cơ sở; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 14 cơ


15
sở tổ chức với 3.537 người được khám; 22 cơ sở tổ chức được khám
bệnh nghề nghiệp với 3.963 người; đồng thời tổ chức tập huấn vệ
sinh lao động - sơ cấp cứu cho nhiều đơn vị tổ chức trên địa bàn
thành phố.
2.2.6. Công tác phòng chống HIV/AIDS
Từ năm 2015-2018, số bệnh nhân phát hiện nhiễm mới có
địa chỉ tại thành phố Đà Nẵng tăng từ 64 người năm 2015 lên 107
người năm 2018 (tăng 167,2%).
Bảng 2.4. Tình hình nhiễm HIV/AIDS từ năm 2015-2018
Năm 2015
Thông tin

Chung

Năm 2016

Năm 2017

Đà Chung Đà Chung Đà
Nẵng
Nẵng
Nẵng


Năm 2018
Chung

Đà
Nẵng

Phát hiện
nhiễm mới

117

64

154

80

172

94

210

107

Bệnh nhân
AIDS

42


37

27

25

32

27

44

33

T vong do
AIDS

8

8

12

11

12

12


11

11

(Nguồn: Sở Y tế thành phố Đà Nẵng)
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH
VỰC Y TẾ DỰ PHÕNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3.1. Thực trạng tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật; xây dựng và ban hành chƣơng trình, kế hoạch,
văn bản chỉ đạo về YTDP theo thẩm quyền
Trong những năm qua, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã tập
trung chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản quản lý trong
lĩnh vực y tế dự phòng. Hệ thống các văn bản chỉ đạo chính là cơ sở


16
để truyền tải các quan điểm chỉ đạo, kế hoạch công tác trong lĩnh vực
y tế dự phòng của Sở Y tế đến các đơn vị chuyên môn trực thuộc.
Nhìn chung, Sở Y tế triển khai khá đầy đủ và kịp thời các VBQPPL,
văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Cục Phòng chống
HIV/AIDS đến các đơn vị trực thuộc cũng như ban hành các văn bản
thuộc thẩm quyền của mình để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt
động trong lĩnh vực y tế dự phòng. Hằng năm, Sở Y tế đều ban hành
kế hoạch hoạt động cũng như giao chỉ tiêu kế hoạch và phân bổ kinh
phí đối với các Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số đến các đơn vị
dự phòng trực thuộc. 100% văn bản sau khi được ban hành được Sở
Y tế triển khai nhanh chóng đến các đơn vị trực thuộc thông qua
phần mềm Quản lý văn bản và điều hành hoặc văn bản giấy. Các văn
bản hầu hết đều được các đơn vị tiếp nhận và triển khai kịp tiến độ
quy định.

2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc trong
lĩnh vực y tế dự phòng
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân thành phố quản lý nhà nước về y tế nói chung và YTDP nói riêng
trên địa bàn.
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng gồm 07 phòng chức năng: Thanh
tra Sở, Văn phòng Sở, Phòng Tổ chức – Cán bộ, Phòng Tài chính –
Kế toán, Phòng Nghiệp vụ Dược, Phòng Nghiệp vụ Y, Phòng Quản
lý hành nghề với 42 CCVC. 100% CCVC của Sở Y tế có trình độ
Đại học và Sau Đại học và các vị trí làm việc đều được bố trí phù
hợp với trình độ chuyên môn của CCVC. Do khối lượng công việc
so với số lượng CCVC hiện có của Sở là quá nhiều nên việc các cán
bộ phụ trách nhiều lĩnh vực, kiêm nhiệm là không thể tránh khỏi.


17
2.3.3. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các
chính sách về YTDP
Ngành Y tế tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho người dân, thay đổi
nhận thức và hành vi để góp phần nâng cao sức khỏe. Hằng năm, Sở Y
tế đều lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
với rất nhiều hình thức như qua Đài truyền hình, đài phát thanh, mít tin
cổ động, bản tin “Sức khỏe cho mọi nhà”, tờ rơi…Hoạt động truyền
thông đã lồng ghép các nội dung tuyên truyền của từng lĩnh vực, tạo sự
đa dạng nội dung và phương thức phối hợp trong truyền thông. Tập
trung đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống Sốt xuất huyết;
tuyên truyền Luật BHYT, phòng chống Cúm, phòng chống tiêu chảy;
hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá ngày 31/5 hằng năm; tổ chức

họp báo về phòng chống tác hại thuốc lá..
Mặc dù Sở Y tế đã rất chú trọng và triển khai nhiều hình thức
tuyên truyền, tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Ý thức của người
dân đối với công tác phòng chống bệnh tật còn chưa cao, chỉ khi nào
có bệnh thì người dân mới đi khám chứ chưa nhận thức được tầm
quan trọng của việc phòng bệnh trước khi để mắc bệnh.
2.3.4. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động y tế dự
phòng
a. Công bố các cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn
sinh học cấp I và cấp II
Tính đến cuối năm 2018, có 5 phòng xét nghiệm được cấp
giấy chứng nhận/tự công bố an toàn sinh học cấp I và 23 phòng xét
nghiệm được cấp giấy chứng nhận/tự công bố an toàn sinh học cấp II
do Sở Y tế quản lý. Trong quá trình hoạt động, Sở Y tế có nhiệm
vụ quản lý, kiểm tra an toàn sinh học, x lý và khắc phục các sự có an
toàn sinh học theo đúng quy định.


18
b. Công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
Từ năm 2015-2018, có 47 cơ sở được Sở Y tế cấp giấy
chứng nhận và 16 cơ sở tự công bố đủ điều kiện tiêm chủng. Hiện
nay các cơ sở tiêm chủng đều được sự quản lý chặt chẽ của Sở Y tế
kể cả tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Nếu trong quá
trình thanh tra, kiểm tra điều kiện tiêm chủng tại các cơ sở tiêm
chủng nếu phát hiện không đảm bảo đúng các điều kiện như quy
định, cơ sở sẽ bị lập biên bản và tạm đình chỉ hoạt động. Trong thời
hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận biên bản tạm đình chỉ hoạt
động, Sở Y tế rút tên cơ sở khỏi danh sách tự công bố đã đăng tải lên
Trang thông tin điện t của Sở Y tế. Trong giai đoạn từ năm 20152018, chưa có cơ sở tiêm chủng nào bị đình chỉ hoạt động.

2.3.5. Thực trạng tổ chức thực hiện các hoạt động thanh
tra, kiểm tra chuyên ngành về lĩnh vực YTDP theo quy định của
pháp luật
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động y tế dự
phòng trên địa bàn thành phố được ngành Y tế quan tâm đặc biệt và
đã tổ chức triển khai trên nhiều lĩnh vực chuyên môn như: thanh tra
về vắc xin; thanh, kiểm tra về hoạt động phòng chống dịch, công tác
tiêm chủng, hoạt động kiểm dịch y tế…nhằm tăng cường công tác
quản lý nhà nước về y tế dự phòng trên địa bàn.
Bên cạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, hàng năm ngành
y tế thành phố còn thường xuyên giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân, triển khai Quy chế tiếp công dân, tiếp nhận, x lý đơn thư
giải quyết khiếu nại, tố cáo, niêm yết nội quy, lịch tiếp công dân, mở
sổ sách ghi chép những nội dung yêu cầu của công dân về khiếu nại,
tố cáo. Tuy nhiên, các cuộc thanh tra, kiểm tra hầu như đều được
thông báo trước đến các đơn vị được kiểm tra, dẫn đến việc có sự
chuẩn bị trước, không có những vi phạm đáng kể.


19
Bảng 2.7. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành y tế dự
phòng do Thanh tra Sở Y tế thực hiện từ năm 2015-2018
Hoạt động
Năm
Năm
Năm
Năm
2015
2016
2017

2018
Thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành y tế

12 cuộc

10 cuộc

11 cuộc

10 cuộc

0

0

dự phòng
X lý vi phạm

0

0

(Nguồn: Sở Y tế thành phố Đà
Nẵng)
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI LĨNH VỰC Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
Một là, ngành Y tế thành phố đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ

chính trị của ngành. Các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đều đạt kết quả
tốt.
Hai là, hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn, triển khai
hoạt động y tế dự phòng ngày càng hoàn thiện.
Ba là, tổ chức bộ máy quản lý trong lĩnh vực y tế dự phòng
từng bước được hoàn thiện, nâng cao hiệu quả QLNN trong lĩnh vực
y tế dự phòng.
Bốn là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách
về y tế dự phòng được Sở Y tế triển khai, lồng ghép dưới nhiều hình
thức khác nhau.
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành được thực
hiện hằng năm khá nghiêm túc, nhờ đó phòng ngừa, phát hiện và x lý
các hành vi vi phạm trong hoạt động y tế dự phòng.
Sáu là, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực y tế
dự phòng được Sở Y tế triển khai thực hiện khá tốt.


20
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế
Một là, một số văn bản chỉ đạo trong công tác phòng chống
dịch, triển khai các văn bản của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng còn
chậm trễ, gây ảnh hưởng đến công tác chuyên môn.
Hai là, việc hợp nhất các đơn vị trực thuộc Sở Y tế thành Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố kéo theo đó là một số những khó khăn
nhất định như: sắp xếp vị trí việc làm, cơ chế tài chính.

Ba là, trình độ chuyên môn còn chưa cao, cũng như việc phải
kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ đối với viên chức y tế thuộc tuyến
quận/huyện, xã/phường cũng làm hạn chế hiệu quả của công tác y tế
dự phòng tuyến cơ sở.

Bốn là, qua quá trình tổ chức thực hiện công tác phòng
chống dịch, cho thấy vẫn còn thiếu sự quyết liệt vào cuộc của một số
địa phương, ban ngành.
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra còn có một số hạn chế,
đặc biệt là vấn đề hậu kiểm tra và nhắc nhở vi phạm.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Một số biện pháp quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự
phòng trên địa bàn thành phố còn mang tính hình thức, chưa tập
trung, chưa thực hiện quyết liệt.
- Bộ máy quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng
tuy đã có nhiều đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng vẫn
chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và
người dân về phòng chống bệnh tật, xem nhẹ việc tuyên truyền chưa
chuyển thành ý thức và hành động cụ thể, thường xuyên.
- Một số văn bản ban hành nhưng còn nhiều bất cập, chưa có
văn bản hướng dẫn, không có biện pháp chế tài dẫn đến thực hiện


21
văn bản không có hiệu lực, hiệu quả.
- Chưa có các hướng dẫn về tổ chức bộ máy của những mô
hình mới như Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
3.1. CĂN CỨ ĐƢA RA GIẢI PHÁP
3.1.1. Quan điểm QLNN đối với lĩnh vực YTDP
3.1.2. Mục tiêu tăng cƣờng QLNN đối với lĩnh vực YTDP

3.1.3. Định hƣớng nâng cao hiệu quả QLNN đối với lĩnh
vực YTDP
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI ĐÀ
NẴNG 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật; xây dựng và ban hành chƣơng trình, kế hoạch,
văn bản chỉ đạo về y tế dự phòng theo thẩm quyền
Một là, tổ chức rà soát các VBQPPL không còn phù hợp liên
quan đến lĩnh vực YTDP mà Bộ Y tế đã ban hành để đề nghị bãi bỏ,
s a đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định hiện hành.
Hai là, tăng cường công tác cải cách hành chính như: rà soát,
bổ sung, điều chỉnh quy trình giải quyết hồ sơ thuộc lĩnh vực YTDP.
Ba là, Sở Y tế cần quan tâm xây dựng Kế hoạch đào tạo
nguồn nhân lực quản lý hoạt động YTDP góp phần nâng cao chất
lượng xây dựng văn bản hành chính trong lĩnh vực YTDP.
Bốn là, trong công tác xây dựng các quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội cần gắn với kế hoạch, chương trình phát triển hoạt


22
động y tế dự phòng của thành phố nhằm phát triển bền vững.
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về y
tế dự phòng
Một là, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của
đội ngũ cán bộ quản lý đối với lĩnh vực y tế dự phòng và đội ngũ
trực tiếp làm công tác y tế dự phòng. độ chuyên môn, nghiệp vụ cho
cán bộ quản lý cũng như cán bộ trực tiếp.
Hai là, thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản
lý, không những bồi dưỡng kiến thức pháp luật chuyên sâu về y tế dự
phòng mà còn chú trọng bồi dưỡng cho họ pháp luật có liên quan.


Ba là, tiếp tục triển khai, hướng dẫn các đơn vị ố thực hiện
văn bản chỉ đạo của UBND thành phố Đà Nẵng về phân cấp quản lý
tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ công chức, viên chức cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố quản lý.
Bốn là, triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện văn bản quy
định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành Y tế.
3.2.3. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ
biến kiến thức, pháp luật về y tế dự phòng
Một là, Sở Y tế xây dựng kế hoạch tuyên truyền ngay từ đầu
năm tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách,
pháp luật về y tế dự phòng.
Thứ ba, xây dựng lực lượng tình nguyện viên, tuyên truyên
viên về y tế dự phòng tại từng địa phương.
Thứ ba, Sở Y tế cần phối hợp với UBND cũng như các Sở,
Ban, Ngành trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp
luật về y tế dự phòng.
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức thực hiện các hoạt động y tế dự
phòng


23
Một là, Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở tiêm
chủng, cơ sở xét nghiệm thực hiện việc công bố..
Hai là, tiếp tục theo d i và cập nhật kịp thời các cơ sở tiêm
chủng và phòng xét nghiệm tự công bố lên Trang thông tin Sở Y tế.
Ba là, Sở Y tế kiểm tra, thanh tra cơ sở xét nghiệm đã được
cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và đã tự công bố đạt tiêu
chuẩn an toàn sinh học trên địa bàn quản lý.
Bốn là, Sở Y tế tiếp tục giám sát quá trình hoạt động của các

cơ sở tiêm chủng.
3.2.5. Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành về lĩnh vực y tế dự phòng theo quy định của pháp luật
Một là, tăng cường thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện
chính sách pháp luật, chỉ tiêu kế hoạch được giao hằng năm.
Hai là, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra các cơ
sở tiêm chủng vắc xin nhằm nắm bắt những khó khăn, vướng mắc
của các cơ sở trong quá trình hoạt động, kịp thời giải quyết, tránh
những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Ba là, thanh tra là lĩnh vực nhạy cảm, rất dễ xảy ra tiêu cực
trong khi thực thi công vụ. Vì vậy, tổ chức phải thường xuyên giáo
dục đạo đức công vụ và bản thân công chức thanh tra cũng phải tu
dưỡng để nâng cao phẩm chất.
Bốn là, nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra,
kiểm tra hằng năm nhằm tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm
tra về y tế dự phòng có trọng tâm,trọng điểm.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc
3.3.2. Kiến nghị đối với Thành phố


×