Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số tư liệu về nhà văn nhà thơ số 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.91 KB, 24 trang )

Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm
1942, quê quán tỉnh Vĩnh Phúc. Giải thưởng Văn
học ASEAN năm 1999 với tập thơ "Thư mùa
đông". Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ
thuật đợt 1. Hiện là Chủ tịch Hội nhà văn Việt
Nam, Tổng biên tập Tuần báo Văn Nghệ; Đại
biểu Quốc hội khóa X và khóa XI; Phó chủ tịch Ủy ban toàn
quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam
Bùi Giáng
Tiểu sử tự ghi (*)
1926 : được bà mẹ đẻ ra đời
1928 : bị té bể trán, vết sẹo còn nguyên kỷ niệm ,
hai năm trời chết đi sống lại
1933 : bắt đầu đi học a, b, c... trường làng tại Thanh
Châu với Thầy Cù Đình Qúy
1936 : học trường Bảo An với thầy Lê Trí Viễn
1939 : ra Huế học tư thục với những thầy Cao Xuân Huy, Trần
Đình Đàn, Hoài Thanh Nguyễn đức Nguyên, Đào duy Anh, vân
vân
1940 : về Quảng Nam chăn bò
1942 : trở ra Huế, vì nhớ nhung gái Huế
1949 : nhập ngũ là bộ đội công binh. Hai năm sau giải ngũ
1952 : vào Sài gòn .
1955 (57) : khởi sự viết về Nguyễn Du và một vài nhận xét về
Truyện Kiều và một vài nhận xét về Bà Huyền Thanh Quan, một
vài nhận xét về Chinh Phụ Ngâm ...(TÂN VIỆT xuất bản)
1957 : TÂN VIỆT xuất bản giảng luận về Tản Đà Nguyên Khắc
Hiếu, giảng luận về Chú Mạnh Trinh, giảng luận về Tôn Tho
Trường và Phan Văn Trì
1


1962 :
Tập thơ Mưa Nguồn
Tư Tưởng Hiện Đại
1963 :
Lá Hoa Cồn (thơ)
Ngân Thu Rớt Hột (thơ)
Màu Hoa Trên Ngàn (thơ)
Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại (hai tập) (do đứa em ..)
1965 : nhà cháy mất trụi bản thảo
In vội vàng Sa Mạc Phát Tiết (An Tiêm)
Dialogue (viết Avantpropos (viết giúp cho Nhất Hạnh, Lá Bối) và
Letre à René char) (Lá Bối in)
Sa Mạc Trường Ca (An Tiêm in bản)
1968 :
Dịch Martin Heidegger Erlauteninger gu Heidergger dich . Giảng
giải về thơ .
(Lời, Cố Quận (An Tiêm) Lễ Hội Tháng Ba) (Quế sơn Võ Tánh)
Con Đường Ngã Ba (An Tiêm)
Bài Ca Quần Đạo (Nguyễn Đình Vương)
1969 : Bắt đầu điên rực rỡ
1970 :
1. Lang Thang Du hành Lục Tỉnh (Khách sạn Long xuyên Bà Chủ
cho ở đầy đủ tiện nghi không lấy tiền)
2. Gái Châu Đốc Thương yêu và Gái Long Xuyên Yêu dấu
1971 : 75 - 93
2
Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang
Rong chơi như hài nhi (con nít)
Được gia đình ông Phó Chủ Tịch (482) Lê Quang Định, Hội Đồng
Thành Phố đối xử thơ mộng thênh.

Kính dâng Kim Thúy, Kim Hồng, Kim Hoa, đôi lời rốt cuộc.....
Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương
Nương Tử, Hà Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh (tức
Trí Hải Ni Cô)
Do đâu mà ra được như thế ?
Đáp: Có lẽ đầu tiên kỳ tuyệt là do ân nghĩa bốn bề thiên hạ đi về
tập họp tại Già Lam, Vạn Hạnh và Long Huê và Tịnh Xá Trung
Tâm và Pháp Vân và xiết bao Chùa Chiền Miền Nam nước Việt,
không biết nói sao cho hết.
22-8-93

(*) Đây là tài liệu do cố thi sĩ Bùi Giáng ghi chép ngay trong cuốn
sổ tay vào một buổi trưa ngày mùng 10 tháng 11 năm 1993 tại
chùa Pháp Vân, Gia Định, Sàigòn.
Thu Bồn
Nhà thơ Thu Bồn (tên khai sinh là Hà Đức Trọng) sinh năm 1935
tại Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam.
Năm 1965, trường ca Bài ca chim Chơ Rao từ miền Nam gửi ra
được in toàn bộ trên báo Văn nghệ, giới thiệu Thu Bồn với độc giả
miền Bắc. Trường ca được đón nhận như một thành tựu thơ ca
của miền Nam.
Gần 40 năm đã trôi qua, Thu Bồn đã mở rộng sức hút sang nhiều
thể loại. Ông có thơ ngắn, tiểu thuyết, nhưng trường ca vẫn là sở
trường của ông. Trong đó Bài ca chim Chơ Rao vẫn được coi là
thành công có tính định hướng cho phong cách tiêu biểu của ông.
Đây là khúc ca lãng mạn ca ngợi lòng yêu tự do, ý chí bất khuất.
Cốt truyện đậm màu sắc lãng mạn nhưng tính cách các nhân vật
chân thật, hợp lôgich. Thu Bồn sử dụng tiếng hát như một biểu
3
tượng của sức mạnh chân lý. Tiếng hát giúp ông mở rộng không

gian trường ca: Từ không khí âm u của mấy dãy xà lim chết chóc
ở Tây Nguyên, tiếng hát gợi hình ảnh quê hương miền xuôi, miền
ngược. Ngòi bút Thu Bồn vốn phóng khoáng và gợi cảm được dịp
tung hoành trong các khung cảnh hoành tráng, hành động, hùng
vĩ, kỳ ảo. Hùng và Rin bị giặc thiêu sống trước đồng bào, trước
rừng núi Tây Nguyên, Thu Bồn dựng một khung cảnh bi tráng:
Ùn ùn ngọn lửa cao như núi
Chúng chờ nghe những tiếng rên la
Nhưng lạ lùng thay hai ngọn lửa
Bỗng trầm hùng vang vọng khúc ca
Và một chi tiết sáng tạo như trong bi kịch Hy Lạp cổ xưa: Khi hai
sợi dây trói đã cháy, hai người con Kinh Thượng ấy:
Hai ngọn lửa đuốc rùng rùng tiến lại
Hai vòng tay lửa gắn vào nhau
Thu Bồn có sức bút mạnh mẽ. Ông viết nhanh, viết nhiều, chất
lượng khá đều. Ông hay trở lại với đề tài Tây Nguyên, vùng đất
đánh thức trí tưởng tượng của ông từ tuổi bé thơ, khi bỏ cả ngày
xuống chợ Thanh Quýt để xem người Thượng cưỡi voi về mua
bán. Trong kháng chiến chống Pháp, ông sống với đồng bào Tây
Nguyên, xúc động trước bao tấm gương hy sinh cao cả của đồng
bào. Ông sử dụng nhuần nhuyễn các chất liệu Tây Nguyên, hơn
thế ông kỳ ảo hóa, tạo thêm sức mê đắm hoang dại và thần kỳ.
Những cuộc săn thú săn người trong Ba Dan khát kỳ lạ và lôi
cuốn. Đất nước Campuchia hiền hòa tương phản gay gắt với hành
động diệt chủng man rợ, quái đản của bọn Pôn Pốt. Chỗ xung đột
gay gắt là chỗ Thu Bồn thường cất lên những cảm xúc mạnh mẽ,
xây dựng các hình tượng có tầm vóc. Ông lựa chi tiết đặc tả rất có
thần. Thủ đô Phnôm Pênh trong nạn diệt chủng:
Những con chuột ăn gót chân người sống
Những con mèo hoang bị chuột tha đi

Nét hùng vĩ của cảnh và người Tây Nguyên được hình tượng hóa:
Quê hương lạnh đắp chăn bằng lửa
Con đại bàng nhắm mắt ngủ trong mây
Cảnh chủ làng săn đuổi đôi trai gái (Ba Dan khát): dòng sông quặn
lại/ Mặt trời đau mờ mịt dưới lòng sâu . Cảnh bà mẹ Chàm có đứa
con bị giết đi tìm giết mẹ tên giết người. Những hành động bất
ngờ của những tính cách mạnh mẽ giàu chất lãng mạn và giàu
chất thơ mang tính nhân dân.
Ở những bài thơ ngắn, Thu Bồn cũng viết bằng hơi trường ca.
Không được kể chuyện thì ông dùng tình và tứ để biểu hiện. Trong
những năm chiến tranh, Thu Bồn muốn mang thơ góp vào công
4
tác tuyên truyền cổ võ chiến đấu, mỗi sự tích ông đều biến thành
một đề tài. Cảm xúc và cả ý tưởng đều không theo kịp.
Thu Bồn giờ đây đã vào tuổi bảy mươi. Những năm gần đây, thơ
ông hướng về khám phá nội tâm, đúng hơn là chiêm nghiệm lại
tháng ngày ông đã sống. Ông nhớ một miền quê thơ ấu, cái làng
Phú Thạch, thị xã Tuy Hòa, những lam lũ vất vả một thời xưa. Ông
nhớ Hà Nội, Nơi không xa cách được mà mình xa cách rồi. Ông
nhớ mùa đông xứ Bắc áo bông rộng thênh thang những năm tập
kết. Ông nhớ Những con người đi qua đời tôi chẳng bao giờ gặp
lại. Ông phát hiện những lẽ đời sâu nặng trong những việc thường
ngày. Đôi lúc thoáng qua cảm giác chua chát trước biến động của
cuộc sống hôm nay. Ông chia sẻ và cảm thông sâu sắc với người
nông dân sương nắng tự bao đời mà hôm nay vẫn còn sương
nắng Ngày úp mặt xuống cánh đồng/ Đêm úp mặt lên hai cánh
tay. Ông cảm nghe cuộc đời trôi nhanh, hoài bão ước mơ còn đầy
ắp mà năm tháng cạn dần tới đáy. Thơ ông thâm trầm hơn nhưng
vẫn đầy phóng khoáng.
14- 11- 2001

Vũ Quần Phương
'Tạm biệt Huế' -Thu Bồn
“Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
Những lăng tẩm như hoàng hôn
Chống lại ngày ngày quên lãng
Mặt trời vàng và mắt em nâu
Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô
Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
Nón rất Huế mà đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng
Nhịp cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu
5
Con sông dùng dằng con sông chảy ngược
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt
Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya
Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về hoá đá phía bên kia”.
(Huế, 1980)
Bài thơ này được Thu Bồn viết sau chuyến đi Huế (đã được nhạc
sĩ Nhạc Xuân An phổ nhạc) bằng giọng địa phương truyền cảm
“rượu hồng đào chưa nhấm đã say”.
Với chỉ chừng hai mươi câu và một trăm sáu mươi âm tiết, thi sĩ
đã là một họa sĩ phác họa cả bức tranh thủy mặc về Huế vừa hữu

tình chất chứa vừa hữu duyên mà mở đầu bài thơ thi sĩ đã có cái
cớ “Bởi vì em dắt anh” mà cảnh và tình ở đây nhập vào làm một.
Con người Thu Bồn là sự kết hợp của những gì tưởng chừng khó
kết hợp, vừa hào sảng vừa nhiệt tình, vừa đa tình vừa thật tính,
anh có cái chất của người rất Quảng Nam nên tình yêu cũng rất
tinh tế, nhịp nhàng.
Thơ kết hợp với hiện thực vì trong đó chất chứa tình cảm của một
người luôn nghĩ tới tình yêu, đa tình đa sầu đa cảm như vậy nên
Thu Bồn đã chỉ có thể “Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt”. Hình
ảnh của người đi và người ở lại, người ra đi vì một lý do khách
quan nào đó còn người ở lại trong hoài cảm “minh mang” chứ
không là “mênh mông”, “tiễn biệt” chứ không là “ly biệt”, “tạm biệt”,
“vĩnh biệt” - một vị từ thật đắt chỉ có Thu Bồn vì yêu quá mới có cái
dùng từ vi diệu như thế. Chỉ “một lần đến” vậy mà “ngàn lần nhớ
trong mơ”. So sánh như thế không gì là khập khiễng vì “Em rất
thực nắng thì mờ ảo/Xin dừng lầm em với cố đô”.
Nhà thơ Thu Bồn
và vợ là nghệ sĩ
Lý Bạch Huệ
6
Cố đô Huế là vẻ đẹp của “lăng tẩm” trầm lặng và là của thiên
nhiên ban tặng cho đất thần kinh nhưng với em là vẻ đẹp của “áo
trắng” thướt tha cầu Tràng Tiền trong cái gió lộng tư bề. Cổ kính
như Huế nhưng với em thì truyền thống trong cách tân hiện đại để
có yêu, có nhớ có nên duyên vợ tình chồng thì âu đó cũng là quy
luật tự nhiên vậy. Thế nhưng lòng thi sĩ đã ngà ngà say men hồng
đào xứ Quảng mà lảo đảo chếnh choáng hơi men tình. Câu ca
dao xưa nói rất thật ở trong tình cảm nhà thơ lúc này: “Học trò ở
Quảng ra thi/Thấy cô gái Huế chân đi không đành!” thật đúng quá
với Thu Bồn.

. Con người Huế, cảnh Huế được con mắt rất tinh của thi sĩ Thu
Bồn chộp lại thật đẹp trong huyền ảo bảng lãng hơi sương của “12
nhịp Tràng Tiền”, Sông Hương làm nên Huế bằng lòng sông của
phá Tam Giang hợp lưu lại:
“Con sông dùng dằng con sông chảy ngược
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Từ láy “dùng dằng” của con sông là sự mềm yếu nhưng rất mạnh
mẽ “giữ mình” của cô gái Huế để khi về thi sĩ chỉ dám “hôn thầm
lặng” rồi “hóa đá”. Xưa nay chỉ có biểu tượng “Hòn vọng phu” chỉ
thiếu phụ chờ chồng chinh chiến trở về mà ôm con hóa đá. Nay
Thu Bồn vì yêu mà “hóa đá bên kia” - ở Ngũ Hành Sơn-quê hương
thi nhân chỉ cách quê em-Huế một dãy đèo Hải Vân.
Như nhà thơ Chế Lan Viên thừa nhận: “Tình yêu làm đất lạ hóa
quê hương” với Thu Bồn quả chẳng ngoa chút nào.
Vài nét về nhà thơ Thu Bồn
Thu Bồn (tên khai sinh là Hà Đức Trọng) sinh năm 1935 tại Điện
Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam. Ông tham gia thiếu sinh quân từ
năm 12 tuổi, làm liên lạc cho bộ đội và trực tiếp chiến đấu. Trong
chiến tranh chống Mỹ, Thu Bồn đã liên tục có mặt ở các chiến
trường Tây Nguyên, khu V, Quảng Trị, biên giới Tây Nam..., lúc
làm phóng viên mặt trận, lúc làm lính xung kích, lính pháo... Thu
Bồn mất ngày 17/6/2003.
7
Tác phẩm đã xuất bản: Với 25 tác phẩm bao gồm
thơ, trường ca, truyện, tiểu thuyết: Bài ca chim Chơ
Rao (trường ca, 1962), Tre xanh (thơ, 1969), Mặt đất
không quên (thơ, 1970), Campuchia hy vọng (trường
ca, 1978), Oran 76 ngọn (trường ca, 1979), Người vắt
sữa bầu trời (trường ca, 1985), Thông điệp mùa xuân
(trường ca, 1985), Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt

tên (thơ, 1992)...
Các giải thưởng: Giải văn học Nguyễn Đình Chiểu; Giải thưởng
văn học quốc tế của Hội Nhà văn Á Phi (1973); Giải thưởng báo
Hà Nội Mới (1969), Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
năm 2001...
Thu Bồn là một trong những nhà thơ mở đầu thể loại trường ca
với Bài ca chim Chơ Rao “không những là tác phẩm từ miền Nam
gửi ra khá sớm, mà còn là bản trường ca đầu tiên của văn học giải
phóng” (Hoài Anh, Tìm hoa quá bước, NXB Văn học, 2001). Xin
lược trích 'Bài ca chim Ch'rao' (1962):
"Xưa kia tráng sĩ hề da ngựa
Ta nay uống cạn mấy rừng mưa
Độc huyền tráng sĩ xưa ca cẩm
Ta ôm xích đạo gãy vòng cung
Môi hôn ngọn gió thơm hoa trái
Núi cũng chiều ta đứng trập trùng.
Ta cũng không ham chi nghiệp lớn.
Bồ đào không có chẳng giai nhân
Cửa nhà thông thốc muôn phương gió
Túi rỗng nhiều phen bạn đỡ đần
Bơi qua biển lửa ta về lại.
Gọi Thái Bình Dương đến dạo đàn.
Những cung xưa cũ lời em hát.
Còn cháy lòng ta lửa thử vàng...
Ta như con dế nằm trên cỏ
Đợi uống từng đêm giọt ngọc sương
Châu báu trọn đời con dâng mẹ
Là trái tim đau lấm bụi đường...”.
o
Nhà thơ

Thu Bồn
(1935-
2003)
8
Chính Hữu
Chính Hữu tên thật Trần Đình Đắc, sinh 1926, tại
Vinh, là nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả
lẫn tác phẩm. Từ lúc viết bài thơ đầu cho đến nay
Chính Hữu vẫn phục vụ trong quân đội. Đề tài thơ
hầu hết là đề tài đánh giặc, nhân vật trung tâm là anh
bộ đội. Tình cảm quán xuyến trong toàn bộ thơ
Chính Hữu là tình cảm người lính, trong đó lòng yêu
Tổ quốc và tình đồng chí là hai chủ đề hay được đề
cập. Thơ Chính Hữu thể hiện một cá tính trầm lặng nhưng cả nghĩ
và dào dạt yêu thương, trong lòng luôn luôn có sự khắc khoải về
trách nhiệm trước những nỗi gian lao của đồng bào, đồng chí. Anh
hay nghiêng về những hy sinh xót xa, với sự chân thành cảm phục
biết ơn và rất nhiều tự vấn về trách nhiệm mình. Trong lễ duyệt
binh, mắt nhìn những đoàn quân hùng mạnh đang tiến theo xe đại
bác, tai nghe tiếng quân nhạc hùng tráng, nhưng tâm trí lại hướng
về Đồng chí thương binh trên đôi nạng gỗ và sự xúc động hướng
vào nhận thức:
mới hiểu được
vì sao những lá cờ bay
theo nhịp bước
vì sao những chân đi làm rơi nước mắt
Cảm hứng lớn trong thơ Chính Hữu cũng như trong cả nền thơ
chúng ta là cảm hứng ca ngợi. Nhưng anh không ca ngợi dễ dãi,
nhẹ lòng. Anh ca ngợi với tư thế người trong cuộc, người gánh
trách nhiệm trên vai. Với anh, nhà thơ không thể chỉ đứng mà xuýt

xoa,cảm thán trước những gian khổ hy sinh của dân tộc mà phải
góp phần gánh vác những gian khổ đó. Ca ngợi anh giải phóng
quân, anh ca ngợi trong sự chia sẻ sâu sắc. Tứ thơ Một nửa rất
sáng tạo:
Tôi ôm anh
Như ôm nửa thân tôi đẫm máu
... cuộc đời anh cho tôi chia một nửa
Nửa giọt mồ hôi vạt áo còn đầm
Nửa dãy Trường Sơn thác ghềnh vất vả
Nửa nắm cơm hạt muối nhọc nhằn
Trong thơ Chính Hữu chúng ta hay gặp tiếng reo nhận thức:
9

×