Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và sản xuất hoàng mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.55 MB, 78 trang )

Báo cáo thực tập lần 1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng
Mai, được tiếp cận với thực tế, vận dụng kiến thức đã được trang bị trong nhà trường
em đã phần nào củng cố thêm kiến thức trang bị cho hành trang tương lai của mình.
Đồng thời, với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán
tài chính cùng sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Bùi Thị Hằng, em
đã chọn đề tài “ Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh”,
với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình hoàn thiện công tác kế
toán tại Công ty nói chung và công tác kế toán bán hàng nói riêng. Sau quá trình tìm
hiểu, em xin báo cáo tình hình thực tập hiện tại của em tại Công ty TNHH Thương
mại và sản xuất Hoàng Mai.
Bài Báo cáo bao gồm những nội dung chính sau:
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoàng Mai.
Phần II: Bộ máy kế toán tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoàng Mai.
Phần III: Một số phần hành cơ bản tại công ty TNHH Thương mại và sản xuất
Hoàng Mai

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

1


Báo cáo thực tập lần 1

Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN
XUẤT HOÀNG MAI
1.1.

Thông tin chung về công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoàng Mai


Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Hoàng Mai được thành lập năm 2001

tại Hà Nội theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102003620 do Sở Kế
Hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Hoàng Mai đăng ký kinh doanh lần
đầu ngày 09 tháng 10 năm 2001 đăng ký thay đổi lần thứ sáu ngày 18 tháng 01 năm
20015.
Tên Công ty:“CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HOÀNG MAI”
Tên giao dịch quốc tế: HOANG MAI PRODUCE AND TRADING COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: HOANG MAI P & T CO., LTD
Vốn điều lệ: 96.000.000.000 đồng.( Chín mươi sáu tỷ đồng)
Địa chỉ: P 204/C3, số 34A, phố Trần Phú, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh bánh kẹo.
1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH thương mại và sản xuất
Hoàng Mai
Công ty TNHH Thường mại và sản xuất Hoàng Mai được thành lập tháng 10

năm 2001 với trụ sở ban đầu đặt tại 48 Hàng Tre, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tháng 10 năm 2006 Văn phòng công ty chuyển về số 40 Trần Nhật Duật, Quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

2



Báo cáo thực tập lần 1
Tháng 4 năm 2011 Văn phòng công ty chuyển về Tầng 9, tòa nhà văn phòng
HCMCC Tower, số 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
Số lượng công nhân viên khi thành lập có 15 người và tính đến nay gần 400
nhân viên.
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty: Nhập khẩu và Phân phối độc quyền các sản
phẩm bánh kẹo cao cấp tại Việt Nam. Sản phẩm của Công ty hiện được phân phối
trên toàn quốc thông qua hệ thống các nhà phân phối, các siêu thị và nhân viên bán
hàng trực tiếp tại công ty.
Các nhãn hàng mà công ty Hoàng Mai phân phối qua các năm:
Năm 2001: Chỉ tập trung phân phối duy nhất sản phẩm bánh Apollo của Tập
đoàn sản xuất bánh Apollo của Malaysia
Năm 2002: Đã phát triển lên 15 nhãn hàng bao gồm: Bánh Apollo – Malaysia,
Kẹo Gula Rinda – malaysia, Kẹo Koko – Malaysia, Bánh Crow – pie của Hàn
Quốc,...
Năm 2003 – 2004: Phát triển thêm 21 nhãn hàng lên tổng số 36 nhãn hàng của
8 công ty.
Năm 2005: Công ty mở rộng số nhãn hàng phân phối lên 60 nhãn hàng của 8
công ty.
Năm 2006: Công ty mở rộng kinh doanh sang Châu Âu, Châu Mỹ, Trung
Đông,... với việc độc quyền phân phối các thương hiệu sản phẩm: Bánh Euro Cake,
Bánh trứng London, Bánh Montresor,...
Năm 2007 đến nay: Công ty độc quyền phân phối sản phẩm của các hãng:
nhà máy Apollo, nhà máy Lonbisco, nhà máy Montresor, nhà máy Euro Cake, nhà
máy Garuda food, Nhà máy LB, Nhà máy Rinda, Nhà máy sugus, nhà máy Lambertz,
nhà máy Kemm.

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

3



Báo cáo thực tập lần 1
1.3.

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH thương mại và sản
xuất Hoàng Mai

Tổng
Giám Đốc
Phó Tổng
Giám đốc

Phòn
g
HC NS

Phòn
g kế
toán

Phòn
g
Kinh
doan

BPKD
NPP

Phòn

g
XNK

Phòn
g

Kho

Phòn
g
MKT

CSK

BPKD
siêu thị
Kho
Ngọc
Lâm

Kho
Diễn

Kho
Triều
Khúc

Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoàng Mai
Ban lãnh đạo công ty bao gồm: 1 Tổng Giám đốc, 1 phó Tổng Giám đốc, 1 kế
toán trưởng.

Các phòng ban chức năng và các đội trực thuộc gồm:
- Phòng Hành chính – Nhân sự.

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

4


Báo cáo thực tập lần 1
- Phòng Kế toán.
- Phòng Kinh doanh.
- Phòng xuất nhập khẩu.
- Phòng Marketing.
- Các kho: Kho Diễn, kho Triều Khúc, kho Ngọc Lâm
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
1. Tổng Giám đốc: ( Nguyễn Thị Tuyết Mai)
Trực tiếp điều hành, chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn
công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty, đại diện cho toàn bộ quyền lợi của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong
công ty. Phân công nhiệm vụ quản lý cho Phó Tổng giám đốc phụ trách và chịu trách
nhiệm về những nhiệm vụ phân công cho Phó Tổng giám đốc.
2. Phó Tổng giám đốc: (Nguyễn Thị Hương)
Là người tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc, được, Chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về những công việc và bộ phận được phân công quản lý. Thay mặt
Giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh khi được ủy quyền.Phó
tổng giám đốc còn được quyền triệu tập, làm việc với các phòng ban, phân xưởng,
các kho để tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
3. Phòng Hành chính – Nhân sự:
Có nhiệm vụ sắp xếp nhận sự, nâng hạ bậc lương, khen thưởng, kỷ luật, tiếp
nhận hoặc thuyên chuyển công tác, cho thôi việc, lập kế hoạch đào tạo cho cán bộ

công nhân viên, tiếp thu chế độ chính sách của Nhà nước để đảm bảo quyền và nghĩa
vụ của người lao động, thực hiện công tác lễ tân, quản lý điều động xe, quản lý công
tác bảo vệ, tự vệ của Công ty.

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

5


Báo cáo thực tập lần 1
4. Phòng Kế toán :
Tổ chức theo dõi nghiệp vj kinh tế phát sinh trong công ty, từ đó đề xuất Tổng
giám đốc các biện pháp nhằm đảm bảo và tăng cường công tác quản lý tài chính
trong đơn vị, phát huy tốt hiệu quả sử dụng vốn. Kịp thời làm BCTC của công ty. Tổ
chức quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm tra đánh giá định kì nhằm xử lý kịp thời
những tài sản hư hỏng, kiểm tra chặt chẽ việc thu chi tiền mặt trong công ty.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về chế độ kế toán, thống kê,
quản lý tài chính của công ty. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty theo
nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, trực tiếp điều hành phòng kế toán tài vụ.
5. Phòng Xuất nhập khẩu:
Chịu trách nhiệm làm các thủ tục Hải quan, the tàu xe, bảo hiểm để xuất hàng
hóa từ trong nước ra nước ngoài và nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác về công
ty. Ngoài ra phòng XNK còn đảm nhận công việc đối ngoại với các đối tác nước
ngoài nhằm giữ mối quan hệ tốt đẹp.
6. Phòng Kinh doanh:
Tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm đối tác và thị trường tiêu thụ sản phẩm, lạp và
kí kết các hợp đồng kinh tế. Tham mưu với Tổng giám đốc về các hoạt động sản xuất
kinh doanh trong công ty.
Phòng kinh doanh chia làm 2 bộ phận: Bộ phận kinh doanh siêu thị, bộ phận
kinh doanh Nhà Phân Phối.

7. Phòng Marketing:
Với nhiệm vụ chính tạo dựng hình ảnh và thương hiệu công ty, đưa hình ảnh
của công ty đến gần hơn với người tiêu dùng. Bộ phận Marketing đảm nhận công
việc: tổ chức hội chợ, thực hiện các chương trình Quảng cáo trên vô tuyến, quảng cáo
thông qua hệ thống biển bảng,....
8. Phòng Admin và CSKH
Đây là phòng kiểm soát toàn bộ hệ thống mạng trong công ty, mọi phần mềm
kế toán, mọi thông tin kinh doanh phòng admin chịu trách nhiệm giữ bí mật và cập
nhật kiên tục. Ngoài ra, nhiệm vụ phòng này phải cập nhật các ý kiến của khách hàng
và giải đáp thắc mắc cho khách hàng để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

6


Báo cáo thực tập lần 1
9. Các Kho
Công ty có 3 kho, bao gồm: Kho Diễn, kho Ngọc Lâm, kho Triều Khúc,...Với
hệ thống các kho nằm dàn trải các phía của thành phố Hà Nội rất tiện lợi cho công tác
phân phối hàng hóa đi tất cả các tỉnh.
Các kho với nhiệm vụ kiểm tra và theo dõi việc xuất nhập tồn của thành
phẩm, hàng hóa cả công ty. Làm thủ tục nhập xuất kho thành phẩm hàng hóa vào thẻ
kho và các chứng từ liên quan.
1.4.

Đặc điểm quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Hoạt động chính của công ty là nhập khẩu bánh kẹo từ các quốc gia khác về

Việt Nam và xuất khẩu bánh gạo RICHY từ Việt Nam sang 15 quốc gia trên thế giới.

Về hoạt động xuất khẩu: Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoàng Mai
xuất khẩu hàng hóa trực tiếp theo điề kiện giá FOB, công ty sẽ thuê xe vận chuyển
hàng hóa ra cảng, làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan, sau đó chịu
trách nhiệm vận chuyển hàng lên bong tàu cho bên mua, khi hàng hóa được chuyển
lên boong tàu thì mọi rủi ro về hàng hóa được chuyển giao cho bên mua. Người mua
có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa, vận chuyển hàng hoá và các công việc
sau đó. Mọi chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa và làm thủ tục xuất khẩu được ghi
nhận là chi phí bán hàng.
Về hoạt động nhập khẩu: Công ty nhập khẩu hàng hóa trực tiếp theo điều
kiện CIF, người bán hết trách nhiệm với hàng hóa kể từ khi hàng hóa được giao lên
boong tàu do người bán thuê tại cảng đi. Mọi phát sinh sau thời điểm giao hàng,
người mua phải chịu trách nhiệm. Người bán phải mua bảo hiểm và chịu mọi chi phí
phát sinh liên quan như giấy phép, thông quan xuất khẩu.....

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

7


Báo cáo thực tập lần 1
Chương 2:
BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT
HOÀNG MAI
2.1.

Đặc điểm kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Hoàng Mai

2.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
a) Số lượng và trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán .
Phòng kế toán có 8 người với chức vụ như sau:

STT

CHỨC VỤ

SỐ LƯỢNG

1

Kế toán trưởng

01

2

Kế toán thuế

01

3

Kế toán doanh thu, công nợ, TSCĐ

01

4

Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán lương, BHXH, BHYT

01


5

Kế toán kho

03

6

Thủ quỹ

01

b) Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán trước hết phải xác định số lượng nhân viên kế toán,
nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán, mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng
ban có liên quan khác trong công ty.
Tổ chức hạch toán phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, phân công trách nhiệm hợp
lý , khoa học. Áp dụng phương pháp hạch toán phù hợp, nhằm quản lý chặt chẽ hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cũng như đặc điểm
của kế toán phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý Công ty TNHH Thương mại
và sản xuất Hoàng Mai tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung.
Theo mô hình này toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng kế
toán của công ty.

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

8



Báo cáo thực tập lần 1

1. Kế toán trưởng ( Doãn Thị Minh)
Là người bao quát toàn bộ công tác kế toán của Công ty, quyết định mọi việc
trong phòng kế toán, tham mưu giúp việc cho Giám đốc và là người chịu trách nhiệm
của công ty. Đồng thời kế toán trưởng còn kiêm phần hành kế toán vật tư, kế toán
tổng hợp, lên báo cáo biểu kế toán.
2. Kế toán doanh thu, công nợ, tài sản cố định:
Có nhiệm vụ viết hóa đơn hàng hóa bán ra, kê khai doanh thu từng loại hàng
hóa, theo dõi quản lý tình hình thanh toán tiền nước, tiền lắp đặt của khách hàng, tình
hình thanh toán công nợ nội bộ, các khoản tạm ứng.
Theo dõi cơ cấu tài sản cố định, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định,
trích khấu hao, phân bổ khấu hao theo đúng chế độ, theo dõi chi tiết tài sản cố định
sử dụng ở các bộ phận.
3. Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán lương, BHXH và BHYT:
Có nhiệm vụ mở sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi tình hình thu
chi về các khoản thu tiền nước, tiền lắp đặt, mua vật tư, chi trả các khoản dịch vụ
mua ngoài.
Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng kết quả lao động của
CBCNV trong công ty, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản trích theo lương,
phân tích tình hình sử dụng quỹ lương.
4. Kế toán thuế
Nhiệm vụ kế toán thuế kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất nhập khẩu,
kiểm tra hóa đơn GTGT với sổ kê thuế đầu ra đầu vào. Cuối tháng lập báo cáo tổng
hợp thuế, đóng chứng từ thuế.
5. Kế toán kho

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

9



Báo cáo thực tập lần 1
Nhiệm vụ kế toán kho hàng ngày viết các hóa đơn hàng nhập xuất trên hệ
thống, theo dõi lượng hàng tồn kho. Cuối ngày phải báo cáo lượng hàng tồn kho cho
phòng kế toán và phòng kinh doanh để có kế hoạch bán hàng hợp lý.
6. Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng hàng ngày và cuối tháng cùng với kế toán vốn bằng tiền, đối chiếu, kiểm kê tồn
quỹ để lập báo cáo kiểm quỹ.

Kế Toán Trưởng

KT

KT

Thuế

Công
nợ

KT
Lương,..

Thủ
Quỹ

KT
Kho


Sơ đồ 02: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và sản
xuất Hoàng Mai
2.1.2. Đặc điểm kế toán của công ty:
Hiện nay Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoàng Mai đang áp dụng
Chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/03/2006 của
Bộ tài chính, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ
sung có liên quan của Bộ Tài chính.
* Niên độ kế toán: Được tính theo năm dương lịch, năm tài chính được bắt
đầu từ 01/01 đến ngày 31/12.
* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ
kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VND).

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

10


Báo cáo thực tập lần 1
* Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
* Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng.
* Hệ thống chứng từ sử dụng:
Hệ thống chứng từ kế toán Công ty hiện đang áp dụng đều tuân thủ theo đúng
mẫu do Bộ Tài chính quy định. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập, phản
ánh theo đúng mẫu và phương pháp đã quy định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
* Hệ thống tài khoản kế toán:
Hiện nay, Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Hoàng Mai đang sử dụng
hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng thống nhất đối với các doanh nghiệp hoạt

động trong nền kinh tế theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày
20/03/2006 của Bộ Tài chính.
* Hệ thống Báo cáo kế toán:
Hàng quý, kế toán Trưởng của Công ty TNHH thương mại và sản xuất
Hoàng Mai phải tiến hành lập các Báo cáo tài chính theo đúng quy định mới nhất của
Bộ Tài chính về chế độ lập và trình bày các Báo cáo tài chính bao gồm: Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 và chuẩn mực số 21, để nộp cho các
cơ quan quản lý của Nhà nước.
Ngoài ra, để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu quản lý tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị, Công ty TNHH thương mại và sản xuất
Hoàng Mai còn sử dụng một số báo cáo khác để cung cấp đầy đủ và kịp thời các
thông tin cần thiết từ đó giúp quá trình ra quyết định được chính xác và phù hợp.
2.1.3. Quy trình kế toán tại công ty:
Công ty áp dụng hình thức Nhật Ký Chung trong điều kiện có sử dụng kế toán
trên máy. Đây là hình thức kế toán khá đơn giản, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn
cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian và nội
dung nghiệp vụ kinh tế. Phản ánh mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán
(quan hệ đối ứng giữa các tài khoản). Việc hạch toán các nghiệp vụ vào sổ kế toán,
lập các báo cáo kế toán đều được thực hiện trên máy. Các máy tính ở phòng kế toán
và các máy tính của phòng kinh doanh được nối mạng với nhau nên đảm bảo việc
chuyển số liệu lên phòng kế toán được thuận tiện, nhanh chóng và kịp thời. Việc ứng
dụng máy vi tính vào công tác kế toán vừa giảm bớt công việc ghi chép đồng thời
tránh được sự trùng lắp các nghiệp vụ, tăng tốc độ xử lý thông tin, lập các Báo cáo
Tài chính nhanh chóng và cung cấp số liệu kịp thời cho yêu cầu quản lý.

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

11



Báo cáo thực tập lần 1
Hình thức nhật ký chung bao gồm các loại sổ kế toán sau:
- Sổ nhật kí chung
- Sổ cái các tài khoản
- Các bảng kê
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trước khi áp dụng phần mềm kế toán, kế toán công ty tổ chức khai báo các
tham số hệ thống phù hợp với tổ chức công tác kế toán của công ty và tuân thủ chế độ
kế toán hiện hành.đồng thời mã hoá các danh mục đối tượng cần quản lý một cách
hợp lý, khoa học.
Chứng từ gốc, các bảng phân bổ

Sổ NK đặc biệt

Nhật ký chung

Sổ cái

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp, chi
tiết

Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi cuối ngày

Ghi cuối kỳ

Quan hệ đối chiếu

Sơ đồ 03: Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại công ty
Hiện nay tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoàng Mai đang đưa vào
sử dụng “hệ thống phần mềm kế toán máy EFFECT ” nhằm hỗ trợ và giúp cho công
việc của các kế toán viên được giảm bớt, nhẹ nhàng hơn. Trước khi áp dụng phần
mềm kế toán, kế toán công ty tổ chức khai báo các tham số hệ thống phù hợp với tổ
chức công tác kế toán của công ty và tuân thủ chế độ kế toán hiện hành. đồng thời mã
hoá các danh mục đối tượng cần quản lý một cách hợp lý, khoa học.

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

12


Báo cáo thực tập lần 1
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán viên sẽ kiểm tra chứng từ, phân
loại chứng từ theo đối tượng, nghiệp vụ phát sinh rồi xác định tài khoản ghi Nợ, tài
khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào phần mềm máy vi tính theo các bảng, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Kế toán luôn phải kiểm tra tính chính xác, khớp đúng số liệu trên máy với
chứng từ gốc. Máy tính sẽ thực hiện các bút toán hạch toán, phân bổ, kết chuyển.
Đồng thời, các báo cáo kế toán sẽ được kết xuất từ các số liệu ban đầu sau một số
thao tác nhất định trên phần mềm sử dụng. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các
thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Nhật ký chung) và các sổ, thẻ
kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các
thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số
liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông
tin đã được nhập trong kỳ.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
2.2.

Giới thiệu phần mềm kế toán công ty đang áp dụng:

Hiện nay Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoàng Mai đang sử dụng
phần mềm kế toán Effect
2.2.1. Một số đặc điểm của phần mềm:


Mô hình hoá chức năng, quy trình làm việc bằng sơ đồ trên màn hình



Giao diện trực quan bằng tiếng Việt, dễ nhập liệu



Quản lý tiền tệ theo nhiều đơn vị tiền tệ



Quản lý chi tiết vật tư hàng hoá theo: mã hàng, nhóm hàng, nguồn gốc, kho
hàng, nhà cung cấp, người mua, vv…



Quản lý tài sản cố định chi tiết theo: mã tài sản, tên tài sản, nguyên giá, giá trị
còn lại, hao mòn luỹ kế, nguồn hình thành tài sản, vv…




Quản lý công nợ phải thu - phải trả chi tiết từng khách hàng theo từng hoá đơn



Quản lý chi phí và tính giá thành đến từng đơn hàng, sản phẩm, công trình




Xác định hiệu quả kinh doanh đến từng ngành nghề, hoạt động kinh doanh,
nhóm hàng, mặt hàng, công trình, nhân viên, thị trường
Tất cả các báo cáo đều có thể lọc số liệu theo nhiều tiêu thức khác nhau.

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

13


Báo cáo thực tập lần 1


An toàn dữ liệu với tính bảo mật cao, phân quyền chi tiết cho từng kế toán, dễ
dàng tích hợp với những chức năng mới phù hợp từng giai đoạn phát triển
doanh nghiệp.
2.2.2. Màn hình hệ thống của phần mềm:

Hình 2.1. Màn hình hệ thống phần mềm sử dụng

Phần mềm EFFECT được tích hợp từ 3 phân hệ chính, bao gồm: chức năng,
thao tác cuối kì, hệ thống; trong mỗi phân hệ lại chia ra thành các phân hệ nhỏ hơn.
Số liệu cập nhật ở các phân hệ được lưu ở phân hệ của mình, ngoài ra phần mềm sẽ
tự động chuyển các thông tin cần thiết sang các phần hành kế toán khác để tổng hợp
lên các sổ sách, báo cáo. Trước khi sử dụng phần mềm, người sử dụng phải tiến hành
khai báo các thông tin thông qua việc mã hóa các đối tượng và công cụ quản lý.Việc
khai báo các thông tin ban đầu được thực hiện một lần đầu và sau đó sẽ được bổ sung
theo yêu cầu quản lý.


Mã hóa danh mục tài khoản: Để phục vụ nhu cầu quản trị, hạch toán kế
toán, kế toán cần khai báo hệ thống tài khoản sử dụng. Thông thường, trong phần
mềm kế toán EFFECT sử dụng đã khai báo sẵn các tài khoản và tiểu khoản để phục
vụ cho nhu cầu hạch toán. Sau đây là giao diện hệ thống tài khoản

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

14


Báo cáo thực tập lần 1

HÌNH 2.2. Giao diện màn hình mã hóa hệ thống tài khoản
- Chọn Menu Danh mục / Danh mục tài khoản. Phần mềm kế toán effect
được cài đặt sãn hệ thống tài khoản, để phục vụ nhu cầu quản lý có thể thêm các tài
khoản chi tiết hơn, ta có thể thực hiện như sau:
- Để con trỏ vào dòng ta định thêm sau đó ấn tổ hợp phím Ctrl + I và ghi nội
dung tài khoản cần thêm vào, nếu mốn sửa có thể ấn F6 để sửa dữ liệu danh mục.
 Mã hóa danh mục khách hàng tại Công ty
Để đáp ứng yêu cầu theo dõi chi tiết đối với từng khách hàng, và sự thuận

tiện trong việc nhập dữ liệu vào phần mềm, kế toán tiến hành mã hoá đối với các
khách hàng
Được dùng để quản lý chung các khách hàng có quan hệ mua, bán với công
ty. Mỗi khách hàng được nhận diện bằng một mã hiệu gọi là mã khách hàng. Bên
cạnh mã hiệu, mỗi khách hàng được mô tả chi tiết thông qua các thuộc tính khác nhau
như tên khách hàng, địa chỉ, mã số thuế. Việc khai báo danh mục khách hàng được
thực hiện khi bắt đầu đưa chương trình phần mềm cho khách hàng mới
Đối với khách hàng mua hàng của công ty, kế toán tiến hành xây dựng hệ thống
mã hoá theo phương pháp mã hoá kiểu ký tự như sau:
Tất cả các khách hàng có chung cùng một tỉnh hoặc khu vực sẽ được đặt mã hoá
ký hiệu theo mã vùng điện thoại của từng tỉnh đó, sau đó mỗi khách hàng sẽ được
đánh lần lượt từ 1 cho đến khách hàng cuối cùng của khu vực hoặc tỉnh đó
Ví dụ: Khách hàng Mai Hương 192 Tây Sơn - Đống Đa Hà Nội được đánh mã
hoá ký hiệu như sau:
040001: Mai Hương 192 Tây Sơn

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

15


Báo cáo thực tập lần 1
Kế toán chỉ cần đánh mã số của khách hàng này lập tức trên danh mục khách
hàng chi tiết sẽ hiện lên mã khách hàng là: 040001 chi tiết tên khách hàng hiện lên là:
Mai Hương 192 Tây Sơn.
.
Từ giao diện nền Effect chọn “Danh mục/ Danh mục đơn vị khách
hàng/ nhập các thông tin khách hàng theo yêu cầu, có thể chi tiết tới các cấp:
Tên, địa chỉ, mã khách hàng ,… ”, màn hình minh họa:


Hình 2.3: Màn hình mã hóa danh mục khách hàng
 Mã hóa danh mục hàng hóa:
Là một trong những danh mục hết sức quan trọng. Nó được dùng để quản lý
chung các loại hàng hoá của công ty. Do số lượng danh điểm hàng hoá của Công ty
TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai không nhiều nên việc xây dựng hệ thống
mã hoá danh mục này được áp dụng theo phương pháp mã hoá kiểu số. VD:
Nhóm Apollo: 041 chi tiết cho từng mặt hàng:
0411c1: Apollo Stick wafer
0411c2: Apollo Cherker
04125: Apollo bông lan
Bên cạnh mã hiệu là các thuộc tính mô tả khác nhau: Tên hàng hoá, đơn vị
tính, tài khoản kho, tài khoản giá vốn, cách tính giá hàng tồn kho. Các thông tin này
được sử dụng để tự động hạch toán khi nhập các chứng từ nhập xuất hàng hoá. Việc
khai báo danh mục hàng hoá thực hiện ngay từ khi chương trình đưa vào sử dụng tại
công ty. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, nếu có phát sinh thêm hàng hoá mới phần
mềm cũng cho phép kế toán có thể khai báo thêm trong mục danh mục hàng hoá.

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

16


Báo cáo thực tập lần 1
Để theo dõi giá vốn hàng bán của từng mặt hàng được tiêu thụ, kế toán phải
khai báo danh mục hàng hóa. Công ty quản lý các hàng hóa theo từng mã hàng hóa,
trên giao diện chính của màn hình, kế toán chọn “ Danh mục\ Danh mục vật liệu,
sản phẩm, hàng hóa/ điền các thông tin liên quan đến hàng hóa: Tên hàng, mã
hàng, kho, tài khoản

Hình ảnh minh họa:


Hình 2.4: Màn hình mã hóa danh mục hàng hóa
 Mã hóa danh mục Kho
Để theo dõi tình hình nhập xuất tồn ở từng kho, đồng thời đảm bảo việc phân phối
hàng hợp lý, kế toán khai báo danh mục khi. Công ty quản lý các thành phần theo
từng mã kho; quy trình nhập liệu: “ Danh mục/ Danh mục kho/ điền các thông tin
về các kho theo yêu cầu của phần mềm: Tên kho, mã kho
Hiện nay hệ thống kho của công ty bao gồm 3 kho: Kho Diễn: KDI; Kho Ngọc
Lâm: KNL; Kho Triều Khúc: KTK
Hình ảnh minh họa:

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

17


Báo cáo thực tập lần 1

Hình 2.5: Màn hình mã hóa danh mục Kho
 Mã hóa danh mục TSCĐ:
Để theo dõi cụ thể về tình hình tăng giảm tài sản cố định cũng như thuận tiện cho
công tác quản lý và tính khấu hao, kế toán tài sản cố định tiến hành mã hóa TSCĐ
của công ty theo từng loại. Tại giao diện chính của phần mềm, kế toán TSCĐ chọn
Danh mục\ Danh mục tài sản cố định, danh mục tài sản cố định xuất hiện. Kế toán
nhập các thông tin về TSCĐ: mã TSCĐ, tên TSCĐ, Đvt, Ngày sử dụng, TK khấu hao
Nợ, TK khấu hao Có,
Hình ảnh minh họa:

Hình 2.6: Màn hình mã hóa danh mục TSCĐ
 Mã hóa danh mục tiền tệ:

Do hoạt động công ty liên quan đến xuất nhập khẩu nên các nghiệp vụ liên quan
đến ngoại tệ thường xuyên và liên tục nên kế toán công ty mã hóa các loại tiền tệ. Từ
màn hình chính của phần mềm chọn Danh mục/ Danh mục tiền tệ/ Điền các thông
tin liên quan. Các loại tiền đang được hệ thống mã hóa: tiền Việt Nam: VNĐ; Tiền
Euro: EUR

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

18


Báo cáo thực tập lần 1
hình ảnh minh họa:

Hình 2.7: Màn hình mã hóa danh mục tiền tệ
Chương 3:
MỘT SÓ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HOÀNG MAI

3.1.

Kế toán vốn bằng tiền :

3.1.1. Nội dung :
 Khái niệm :
- Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc
tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan
hệ thanh toán.
- Vốn bằng tiền của công ty bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền
đang chuyển.

 Nguyên tắc :
Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ những nguyên tắc sau :
- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam
- Các loại ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định và được theo dõi
chi tiết riêng từng loại ngoại tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”.

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

19


Báo cáo thực tập lần 1
- Các loại vàng bạc, kim khí, đá quý được đánh giá bằng tiền tại thời điểm phát sinh
theo giá thực tế, đồng thời được theo dõi chi tiết số lượng, trọng lượng, quy cách
phẩm chất của từng loại.
- Vào cuối mỗi kỳ, kế toán điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo tỷ giá thực tế
Kế toán vốn bằng tiền phải thực hiện các nghĩa vụ phản ánh chính xác ,kịp
thời ,đầy đủ số hiện có và tình hình biến động của các khoản mục vốn bằng tiền .
Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định và thủ tục quản lý các khoản
mực vốn bằng tiền.
3.1.2. Đặc điểm :
 Tiền mặt :
Tiền mặt là khoản vốn bằng tiền tại đơn vị được thủ quỹ có trách nhiệm quản
lý. Tiền mặt bao gồm : Tiền mặt Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim khí quý,
tín phiếu và ngân phiếu. Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
diễn ra liên tục thì tại đơn vị luôn có một lượng tiền mặt nhất định, do đặc điểm của
tiền mặt là luôn chứa đựng những rủi ro cao, chi phí cơ hội lớn, do đó luôn phải tính
toán định mức tồn quỹ sao cho hợp lý, mức tồn quỹ phụ thuộc vào từng giai đoạn của
quá trình kinh doanh cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể.
Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực

hiện. Tất cả các khoản thu chi tiền mặt đều phải có chững từ hợp lệ chứng minh và
phải có chữ kí của Kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. Sau khi thực hiện thu chi
tiền, thủ quỹ giữ lại chứng từ để cuối ngày ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ.
 Tiền gửi Ngân hàng :
Là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc các
công ty tài chính.
Đối với từng khoản tiền gửi ngân hàng , kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết tạo
điều kiện cho công tác kiểm tra,đối chiếu, theo dõi. Khi có sự chênh lệch giữa số liệu
kế toán của đơn vị với ngân hàng thì phải ghi nhận theo chứng từ của ngân hàng, số
chênh lệch được theo dõi riêng trên tài khoản phải thu hoặc phải trả khác và thông
báo cho ngân hàng đối chiếu xác minh lại.
 Các khoản thu chi bằng ngoại tệ :
Việc hạch toán được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
kinh tế để ghi sổ.
Đối với các tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, vật tư, hàng hóa,
tài sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu hoặc

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

20


Báo cáo thực tập lần 1
bên Có các tài khoản Nợ phải trả…Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại
tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch.
Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu và
bên Nợ của các tài khoản Nợ phải trả khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng
ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán theo tỷ giá trên ghi sổ kế toán ( tỷ giá xuất quỹ tính

theo 1 trong các phương pháp bình quân gia quyền; nhập trước xuất trước; nhập sau
xuất trước…)
Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng CĐKT
Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hoạch toán theo tỷ giá
thực tế mua, bán.
3.1.3. Ảnh minh họa phần mềm:
Khi nghiệp vụ kinh tế thu tiền mặt phát sinh kế toán thực hiện các thao tác:
Từ màn hình nhập liệu cả phần mềm, chọn Nhập dữ liệu/ chọn loại chứng
từ/ Tiền mặt/ thu tiền mặt/ nhập tất cả các thông tin lên phần mềm:
Ngày: hệ thống tự cập nhật ngày đã cài đặt
Chứng từ: ghi số chứng từ trên phiếu thu
Ông bà: Ghi tên khách hàng
Địa chỉ: ghi nhận địa chỉ của khách hàng
Diễn giải: ghi lý do thu tiền mặt
Nợ : 1111
Có : 1311
Mã Dvkh: nếu khách hàng là khách hàng quen thuộc thì đã có mã khách hàng khai
báo sẵn, còn nếu khách hàng mới thì khai báo danh mục khách hàng
VNĐ: Số tiền thu vào
Lưu
hình ảnh minh họa:

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

21


Báo cáo thực tập lần 1


3.1.4. Chứng từ sử dụng :
 Kế toán tiền mặt :
Chứng từ được sử dụng là :
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Bảng kê vàng bạc đá quý
- Bảng kiểm kê quỹ
 Kế toán tiền gửi ngân hàng :
- Giấy báo Nợ
- Giấy báo Có
- Bảng sao kê của ngân hàng
- Ủy nhiệm thu,ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản..
3.1.5. Quy trình luân chuyển chứng từ :
 Luân chuyển chứng từ thu tiền :
(1)

Kế toán tiền mặt viết phiếu thu (2 liên)

(2)

Trình phiếu thu lên kế toán trưởng ký duyệt (cả 2 liên)

(3)

Phiếu thu chuyển lại cho kế toán tiền mặt (cả 2 liên )

(4)

Chuyển 2 liên cho thủ quỹ


(5)

Thủ quỹ thu tiền và ký nhận vào phiếu thu (cả 2 liên)

(6)

Chuyển phiếu thu cho người nộp tiền ký nhận

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

22


Báo cáo thực tập lần 1
(7)

Người nộp tiền giữ lại liên 2 chuyển trả lại liên 1 cho thủ quỹ ghi sổ

(8)

Thủ quỹ chuyển phiếu thu (liên2 ) cho kế toán tiền mặt

(9)

Kế toán tiền mặt ghi sổ kế toán tiền mặt

(10) Chuyển phiếu thu cho các bộ phận lien quan ghi sổ
(11) Chuyển trả phiếu thu về cho kế toán tiền mặt lưu giữ
 Luân chuyển chứng từ chi tiền :

(1)

Bộ phận liên quan nộp chứng từ cho Giám đốc duyệt chi

(2)

Kế toán tiền mặt căn cứ duyệt chi viết phiếu chi (1 liên)

(3)

KTT, chủ TK ký phiếu chi (1 liên)

(4)

KT tiền mặt nhận lại cả phiếu chi đã ký

(5)

Chuyển cho thủ quỹ

(6)

Thủ quỹ xuất quỹ, chi tiền, ký phiếu chi

(7)

Người nhận tiền ký phiếu chi, trả cho thủ quỹ, thủ quỹ ghi sổ.

(8)


Thủ quy chuyển cho kế toán tiền mặt

(9)

KT tiền mặt ghi sổ, chuyển phiếu chi cho bộ phận liên quan ghi sổ

(10) Chuyển trả lại phiếu chi cho KT tiền mặt lưu trữ
3.1.6. Tài khản sử dụng và hạch toán :
 Tài khoản sử dụng :
TK 111- Tiền mặt.
TK 112 – Tiền gửi ngân hàng ( mở chi tiết theo từng ngân hàng)
TK liên quan
 Hạch toán :
Kế toán thu tiền mặt :
Kế toán chi tiền mặt :

Nợ TK 111,112 :
Có TK 131 ( TK 141, TK 711…): TK liên quan
Nợ TK 331, TK 156, TK 157,… TK liên quan
Có TK 111 ,112 :

3.1.7. Ghi sổ kế toán :
- Sổ quỹ tiền mặt :
- Sổ cái tiền mặt, sổ cái tiền gửi ngân hàng

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

23



Báo cáo thực tập lần 1
- Sổ nhật kí chung
- Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt: VNĐ, ngoại tệ
* Minh họa:
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt :
Từ màn hình của phần mềm chọn Sổ sách báo cáo/ chọn báo cáo/ tiền & sổ
sách kế toán/ sổ chi tiết/ điền các thông tin liên quan:
Tài khoản: 1111
Ấn Xem
Lưu
hình ảnh minh họa:

CÔNG TY TNHH TM VÀ SẢN XUẤT HOÀNG MAI
P204 C3 34A TRẦN PHÚ - BA ĐÌNH – H À NỘI

Số: 81/T7
Nợ: 131 - 035001
Có: 111

PHIẾU CHI
Ngày 08 tháng 7 năm 2013
Họ tên người nhận tiền: Đỗ Thị Thanh
Địa chỉ: Công ty TNHH Thương mại Hùng Hằng – Nam Định
Lý do chi: Chi tiền lắp biển quảng cáo

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

24



Báo cáo thực tập lần 1
Số tiền: 14.095.362 đồng
Viết bằng chữ: Mười bốn triệu chín mươi lăm nghìn ba trăm sáu mươi hai đồng chẵn.
Kèm theo: 01. Chứng từ gốc HĐ 0073017
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Mười bốn triệu chín mươi lăm nghìn ba trăm sáu
mươi hai đồng chẵn.
Ngày 08 tháng 07 năm 2013
Thủ trưởng
( Đã ký, họ tên, đóng
dấu)

3.2.

Kế toán
trưởng

Người lập phiếu

Thủ quỹ

( Đã ký, họ tên)

( Đã ký, họ
tên)

( Đã ký, họ
tên)

Người nhận
tiền

( Đã ký, họ tên)

Kế toán các khoản phải thu

Các khoản phải thu là khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức đơn vị bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua hàng hóa chưa thanh toán cho
doanh nghiệp.
Các khoản phải thu bao gồm: Phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ và
phải thu khác.
3.2.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng
Trong quá trình mua bán trao đổi hàng hóa sẽ làm phát sinh quan hệ thanh
toán giữa doanh nghiệp với khách hàng, khi khách hàng nhận đủ hàng nhưng chưa
thanh toán cho người bán, kế toán công ty ghi nhận khoản phải thu khách hàng.
Khi hạch toán khoản phải thu khách hàng cần tôn trọng các quy định:
- Phải mở sổ chi tiết theo từng đối tượng phải thu và theo từng khoản nợ và từng
lần thanh toán.
- Trường hợp bán hàng thu tiền ngay thì không phản ánh vào tài khoản này.
- Những khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có dư Nợ lớn thì
định kỳ cần phải tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu
hồi và số còn nợ, nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận nợ bằng văn bản.
Phải tiến hành phân loại nợ: Loại nợ có thể trả đúng hạn, quá hạn, nợ khó đòi
hoặc không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng hoặc
có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng

Trương Thị Hương Trà – CQ49/21.07

25



×