Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

luận văn thạc sĩ hoạt động của các startup thực phẩm hữu cơ tại việt nam trong bối cảnh “nền kinh tế số” – thực trạng và một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC STARTUP THỰC PHẨM HỮU CƠ
TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

NGUYỄN QUỲNH THỦY LINH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC STARTUP THỰC PHẨM HỮU CƠ
TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 83.40.101

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN QUỲNH THUỶ LINH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG ANH

Hà Nội - 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực. Số liệu tại các bảng biểu và nội dung phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn tài liệu tin cậy khác nhau có ghi rõ
trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Nếu không đúng như nêu trên tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2019
Học viên thực hiện

Nguyễn Quỳnh Thủy Linh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
từ PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh – người đã trược tiếp hướng dẫn và góp ý cho
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn
cô với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương,
Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, giảng
viên, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường để tôi có một nền tảng kiến thức cơ bản phục vụ cho việc
hoàn thiện đề tài này.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được
những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2019


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ......................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ STARTUP VÀ THỰC PHẨM HỮU
CƠ.............................................................................................................................................................. 7
1.1. Tổng quan về hoạt động của startup – công ty khởi nghiệp.............7
1.1.1. Khái niệm startup..............................................................................7
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của startup.................................................... 8
1.2. Tổng quan về ngành thực phẩm hữu cơ............................................10
1.2.1. Khái niệm thực phẩm hữu cơ..........................................................10
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của thực phẩm hữu cơ................................13
1.2.3. Các tiêu chuẩn chất lượng hữu cơ...................................................14
1.3. Bài học kinh nghiệm cho các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt
Nam.................................................................................................................................................... 18
1.3.1. Bài học từ các Quốc gia khởi nghiệp..............................................18
1.3.2. Kinh nghiệm từ nông nghiệp hữu cơ tại Úc và Nhật Bản...............23
1.4. Tổng quan về “nền kinh tế số”...........................................................27
1.4.1. Khái niệm và đặc điểm “nền kinh tế số”.........................................27
1.4.2. Tác động chung của “nền kinh tế số” đến hoạt động của các doanh

nghiệp............................................................................................................................................ 28
1.4.3. Tác động của “nền kinh tế số” đến hoạt động của các startup hữu cơ
tại Việt Nam............................................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC STARTUP
THỰC PHẨM HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN
KINH TẾ SỐ.................................................................................................................................... 32


iv

2.1. Sự ra đời và phát triển của ngành thực phẩm hữu cơ và các startup
thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam...................................................................................... 32
2.1.1. Tình hình phát triển của ngành thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam....32
2.1.2. Sự ra đời và phát triển của các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt
Nam................................................................................................................................................ 34
2.2. Thực trạng hoạt động của các Startup thực phẩm hữu cơ tại Việt
Nam trong bối cảnh nền kinh tế số................................................................................ 36
2.2.1. Thực trạng của hoạt động xác định chiến lược kinh doanh của các
Startup thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số....36
2.2.2. Thực trạng của hoạt động huy động vốn của các Startup thực phẩm
hữu cơ tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số............................................... 40
2.2.3. Thực trạng của hoạt động marketing của các startup thực phẩm hữu
cơ trong bối cảnh nền kinh tế số..................................................................................... 43
2.2.4. Thực trạng của hoạt động lựa chọn đầu vào của các startup thực
phẩm hữu cơ trong bối cảnh nền kinh tế số.............................................................. 48
2.2.5. Thực trạng của hoạt động lựa chọn kênh phân phối của các startup
thực phẩm hữu cơ trong bối cảnh nền kinh tế số.................................................... 54
2.2.6. Thực trạng của hoạt động lựa chọn hình thức thanh toán của các
startup thực phẩm hữu cơ trong bối cảnh nền kinh tế số.................................... 60
2.2.7. Thực trạng lựa chọn nguồn nhân lực của các startup thực phẩm hữu

cơ trong bối cảnh nền kinh tế số..................................................................................... 62
2.3. Đánh giá hoạt động của các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt
Nam trong bối cảnh nền kinh tế số................................................................................ 66
2.3.1. Thành tựu và cơ hội........................................................................ 66
2.3.2. Hạn chế và thách thức.....................................................................70
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÁC STARTUP THỰC
PHẨM HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ
SỐ............................................................................................................................................................ 72
3.1. Định hướng chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với các
startup ngành thực phẩm hữu cơ trong bối cảnh nền kinh tế số...............72


v

3.2. Giải pháp cho các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam trong
bối cảnh nền kinh tế số.......................................................................................................... 77
3.2.1. Giải pháp từ Chính phủ...................................................................77
3.2.2. Giải pháp từ các cấp trung gian.......................................................81
3.2.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp...................................................... 84
KẾT LUẬN.................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................89


vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1: Chuỗi giá trị của startup hữu cơ............................................................. 37
Sơ đồ 2.3: Mô hình Marketing Mix (Marketing 4p)................................................ 44
Biểu đồ:

Biểu đồ 1.1: Thống kê số thương vụ đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp tại
Việt Nam năm 2011 đến 2017.......................................................................................................... 9
Biểu đồ 3.1: Tình hình thành lập, đóng cửa của startup tại Israel qua các năm.......21
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ số người tham gia khảo sát sẵn sàng chi trả cho TPHC..............67
Bảng:
Bảng 2.1: Diện tích sản xuất đất cho nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam giai đoạn
2007 – 2014.......................................................................................................................................... 51


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

ADDA

Agricultural Development
Denmark Asia

Tổ chức Phát triển Nông nghiệp
châu Á, Đan Mạch

Bộ NN – PTNT

Ministry of Agriculture and
Rural Development


Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn

Công ty TNHH

Limited Liability Company

Công ty Trách nhiệm hữu hạn

GMO

Genetically modified organism

Thực phẩm biến đổi gen

GAP

Good Agricultural Practices

Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp hiệu quả

Forschungsinstitut fur
Biologischen Landbau –
Research Institute of Organic
Agriculture
Hazard Analysis and Critical
Control Point System


Nguyên tắc quản lý an toàn thực
phẩm

IFOAM

The International Federation of
Organic Agricultural Movements

Tổ chức các phong trào Nông
nghiệp hữu cơ quốc tế

PGS

Participatory Guarantee System

Hệ thống đảm bảo cùng tham gia

QR Code

Quick Response Code

Mã phản hổi nhanh

TTXVN

Vietnam News Agency

Thông tấn xã Việt Nam

TP. HCM


Ho Chi Minh City

Thành phố Hồ Chí Minh

USDA

The United States Department of
Agriculture

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

USDA – NOP

National Organic Program of
USDA

Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ

FiBL

HCCP

Viện Nghiên cứu Nông nghiệp
hữu cơ


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi áp lực dân số đang gia tăng, ô nhiễm môi trường đất, nước
đáng báo động, kèm theo đó là nhu cầu về thực phẩm sạch của người dân ngày càng
đi lên nhưng diện tích đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp lại bị thu hẹp thì
nguồn thực phẩm hữu cơ lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đặc biệt trong bối
cảnh nền kinh tế số như hiện nay, nhu cầu “ăn no, mặc ấm” của con người dần được
chuyển thành “ăn ngon, mặc đẹp”. Trong vài năm trở lại đây, xu hướng “tiêu dùng
an toàn” đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng
– thực phẩm phải an toàn và đảm bảo sức khỏe. Theo đó, các sản phẩm từ rau hữu
cơ, cá hữu cơ, thịt hữu cơ,…đều nằm trong danh sách các sản phẩm được các bà nội
trợ lựa chọn cho bữa ăn gia đình, đây là những thực phẩm được sản xuất theo
phương thức canh tác, nuôi trồng hữu cơ và được kiểm định nghiêm ngặt về chất
lượng và độ an toàn.
Ở một số nước tiên tiến, sản phẩm được chứng nhận là hữu cơ (Organic) khi
nguồn nguyên liệu để làm ra sản phẩm đó đảm bảo một loạt những yêu cầu nghiêm
ngặt như: không sử dụng thuốc trừ sâu, không phẩm màu, không chất bảo quản,
không sử dụng hoocmon tăng trưởng, không sử dụng nguyên liệu biến đổi gen (Non
GMO)…Ở thị trường Việt Nam, khi thực phẩm không an toàn luôn ám ảnh tâm trí
người tiêu dùng thì thực phẩm hữu cơ lại là cứu cánh cho các gia đình. Nắm bắt
được xu hướng này, các doanh nhân trẻ đã bắt tay vào khởi nghiệp kinh doanh thực
phẩm hữu cơ và đặc biệt là nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước cũng đã
mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này như: VinGroup, Vitamin, Saigon Co.op,… Nhờ
vào sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp khởi nghiệp
(startup) thực phẩm hữu cơ gặp được nhiều thuận lợi trong việc áp dụng công nghệ
vào canh tác, nuôi trồng và cả khâu tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm cũng
như phân phối giúp đẩy nhanh tiến độ và gia tăng năng suất, hiệu quả của công việc.


2


Sự phát triển của nền kinh tế số mang đến nhiều lợi ích và mở ra các cơ hội
lớn hơn cho các startup thực phẩm hữu cơ trên thế giới nói chung trong bối cảnh
cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Trong các mô hình phát triển trước đây, loại hình
lao động mà con người chủ yếu khai thác và sử dụng là lao động tay chân để phát
triển ngành nông nghiệp nói chung và thực phẩm hữu cơ nói riêng. Tuy nhiên, nếu
cứ mãi sử dụng loại hình lao động đó thì tình hình nông nghiệp của Việt Nam khó
mà phát triển mạnh được. Chính vì thế, chúng ta cần thay đổi loại hình lao động đó
là sử dụng sự sáng tạo của con người và sức mạnh của máy móc hay nói cụ thể hơn
là áp dụng khoa học công nghệ vào việc phát triển lĩnh vực thực phẩm hữu cơ nhằm
mục đích thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp đầy tiềm năng này.
Bên cạnh những cơ hội và lợi ích vốn có trong bối cảnh nền kinh tế kỹ thuật
số, startup thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam trong thời kì này cũng đối mặt với không
ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là khó khăn từ phía người tiêu dùng, các đơn vị
phân phối bán lẻ và khó khăn từ chính doanh nghiệp. Tiềm năng và thách thức của
thị trường thực phẩm hữu cơ Việt Nam đối với các startup hiện nay đều vẫn còn
đang tồn tại, đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này cần phải có những
giải pháp cụ thể nhằm tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng, phổ biến sản phẩm
hữu cơ ra khắp thị trường thực phẩm thông qua sự tham gia của các nhà bán lẻ. Đây
có thể coi là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp startup trong ngành. Chính
vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Hoạt động của các startup thực phẩm hữu cơ
tại Việt Nam trong bối cảnh “nền kinh tế số” – Thực trạng và một số giải pháp”
cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
tuy còn non trẻ nhưng có tiềm năng phát triển rất lớn. Các bài nghiên cứu chỉ ra
điều kiện thuận lợi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng khả năng kết nối IoT
(Internet vạn vật) gia tăng với nhiều ứng dụng, điều kiện phụ trợ nên hoạt động khởi
nghiệp trở nên sôi nổi hơn. Ngày 26/11/2018, báo Công Thương có đăng tải bài viết



3

với tiêu đề “Phân tích thực trạng tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm. Bài báo phân tích thực
trạng về tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, đề xuất một số
giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp trở thành động lực phát
triển của các doanh nghiệp. Tuy đã đưa ra được những số liệu cụ thể về trình độ
nhận thức của xã hội đối với thực trạng khởi nghiệp để cho thấy cơ hội và tiềm năng
của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam cũng như những giải pháp cụ thể
nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam nói chung nhưng bài phân tích
vẫn chưa cho người đọc thấy rõ được những khó khăn và thách thức về cơ chế thành
lập, hoạt động mà những doanh nghiệp khởi nghiệp của từng lĩnh vực đang phải đối
mặt trong thời kỳ cạnh tranh ngày càng lớn như hiện nay.
Ngày 17/11/2016, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có đăng tải bài
nghiên cứu “Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về thực phẩm hữu cơ: trường
hợp nghiên cứu tại thành phố Hà Nội” của tác giả Ngô Minh Hải. Với những phương
pháp phân tích, đánh giá dữ liệu thu thập, bài nghiên cứu đưa ra nhận định về các
đặc điểm của người tiêu dùng từ xu hướng đến nhận thức và phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến nhận thức về thực phẩm hữu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bài viết
lại chưa đi từ những vấn đề cơ bản nhất, bao gồm khái niệm, tiêu chuẩn hiện hành
của thực phẩm hữu cơ, cách thức sản xuất thực phẩm hữu cơ hay những khó khăn,
thuận lợi trong việc phân phối thực phẩm hữu cơ đến tay người tiêu dùng.
Startup thực phẩm hữu cơ ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường Việt
Nam và nhận được nhiều sự hỗ trợ tuy nhiên những người hoạt động trong lĩnh vực
này vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ngày 27/8/2018, báo Người lao
động đăng tải bài viết “Khởi nghiệp mảng hữu cơ cần sức bền” (Ngọc Ánh). Bài
báo tập trung vào những doanh nhân cụ thể khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm
hữu cơ như trồng rau, chăn nuôi, mở trang trại, phân phối… theo các quy chuẩn

hiện hành của nông phẩm hữu cơ. Tác giả chỉ ra những thuận lợi của các startup
kinh doanh thực phẩm hữu cơ bao gồm nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, công
nghệ được ứng dụng nhờ cuộc cách mạng 4.0 trong nông nghiệp và những khó khăn
về khâu tiêu thụ sản phẩm, áp dụng công nghệ vào thực tiễn hoạt động. Tuy vậy, bài


4

viết chưa phân tích các hoạt động, mô hình sản xuất của startup thực phẩm hữu cơ
cũng như đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn mà những người đang
hoạt động trong lĩnh vực này gặp phải như việc tìm đầu vào hay đầu ra cho các sản
phẩm, vai trò của chính sách đối với việc phát triển của doanh nghiệp.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Không chỉ ở Việt Nam, startup nông nghiệp hữu cơ cũng là vấn đề nóng hổi
tại nhiều quốc gia trên thế giới, được rất nhiều chuyên gia, học giả và báo chí đào
sâu nghiên cứu, phân tích. Ngày 24/10/2018, trang Working Knowledge đăng tải bài
báo với tiêu đề “Khởi nghiệp hay gia nhập công ty? Đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho
bạn?” của tác giả Julia Austin với nội dung đưa ra định hướng, những lý luận để
người đọc so sánh hai xu thế kinh doanh hiện giờ là tự thành lập doanh nghiệp – tự
làm chủ hay trở thành nhân viên của một công ty đã có sẵn nền tảng. Bài viết đưa ra
được cả những mặt lợi và hại của cả hai hình thức để doanh nhân có thể tham khảo
và chọn cho mình lối đi đúng đắn và phù hợp nhất. Tuy nhiên, đây chỉ là một cái
nhìn rất chung về tổng quan của các startup mà chưa đưa ra được những mặt lợi, hại
của cả hai xu thế này trong từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau, điều này tác động
rất lớn đến quyết định có đầu tư vào một mặt hàng, sản phẩm hay một dịch vụ nào
đó hay không.
Ngày 21/1/2019 trang Bioeco Actual có đăng tải bài viết “Thông tin hữu cơ
2019: Sản phẩm hữu cơ vẫn đang trên đà phát triển toàn cầu” (BIOFACH 2019:
Organic products still on growth track worldwide) với nội dung đưa ra thông tin về
tình hình phát triển của thị trường thực phẩm hữu cơ tại các nước lớn trên thế giới

như Đúc, Pháp, Anh. Bài viết cung cấp cho người đọc những thông số cụ thể về sự
tăng trưởng của thị trường nông nghiệp hữu cơ các nước từ năm 2017. Tuy nhiên,
bài viết không chỉ ra cho người đọc thấy những thị trường đang gặp vấn đề suy
thoái về loại hình sản phẩm này để nhà khởi nghiệp có thể phân khúc thị trường tiêu
thụ, đúc rút kinh nghiệm cũng như tính toán rủi ro cho doanh nghiệp.

Tóm lại, đề tài này sẽ tập trung thống kế lại thực trạng khởi nghiệp trong lĩnh


5

vực thực phẩm hữu cơ và đi vào nghiên cứu để có hướng giải quyết thích hợp cho
những vấn đề còn “bỏ ngỏ” hoặc chưa được đào sâu trong các nghiên cứu hiện giờ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Trình bày được thực trạng và cách thức hoạt động của các doanh nghiệp
startup thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay với sự
bùng nổ công nghệ thông tin; cụ thể liên quan đến những hoạt động lớn trong một
startup là xác định mô hình kinh doanh, hoạt động huy động vốn, hoạt động
marketing, lựa chọn đầu vào - đầu ra, lựa chọn hình thức thanh toán và đào tạo
nguồn nhân lực chuyên môn.
- Đưa ra đánh giá chính xác nhất về thành tựu mà các doanh nghiệp startup
đạt được cũng như hạn chế cần xem xét, khắc phục.
- Đề xuất giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, mở rộng
mạng lưới kinh doanh thực phẩm sạch trong bối cảnh “nền kinh tế số” tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp mới bắt tay vào xây dựng hệ thống
nuôi trồng và kinh doanh thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành với một số doanh nghiệp
thuộc lĩnh vực sãn xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ (rau, quả, thịt và hải sản
hữu cơ) trong phạm vi nước Việt Nam và nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát một

nhóm đối tượng người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng thực phẩm hữu cơ thuộc khu
vực Hà Nội để so sánh và rút ra nhận xét khách quan nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn chú trọng sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể bao gồm:
- Phương pháp quan sát khoa học: quan sát trực tiếp và gián tiếp các sản phẩm
hữu cơ của những startup được phân phối và tiêu dùng trên thị trường.

- Phương pháp điều tra: khảo sát một nhóm đối tượng để phát hiện mức độ ưa


6

thích và sẵn sàng khi sử dụng thực phẩm hữu cơ.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: dựa trên sự phân tích từ các tài liệu
thông tin về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện tại để tổng
hợp lại xu hướng hoạt động và quy luật phát triển trên thị trưởng startup thực phẩm
hữu cơ.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
 Về lý thuyết:
- Hệ thống hóa một số lý thuyết liên quan đến thực trạng và hoạt động cảu các
startup thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam
 Về ứng dụng:
- Nghiên cứu, phân tích nêu ra thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm giải
quyết những vấn đề còn tồn đọng của các doanh nghiệp startup thực phẩm hữu cơ
tại Việt Nam.
- Làm nguồn tài liệu cho các startup trẻ khác có tham vọng phát triển thị
trường thực phẩm hữu cơ Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì

nội dung chính của Đề tài gồm 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1. Cơ sở lí luận về công ty khởi nghiệp và thực phẩm hữu cơ
CHƯƠNG 2. Thực trạng hoạt động của các startup thực phẩm hữu cơ tại
việt nam trong bối cảnh nền kinh tế số.
CHƯƠNG 3. Một số giải pháp cho các startup thực phẩm hữu cơ tại việt
nam trong bối cảnh nền kinh tế số.


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ STARTUP VÀ THỰC PHẨM HỮU CƠ
1.1. Tổng quan về hoạt động của startup – công ty khởi nghiệp
1.1.1. Khái niệm startup
Trong vài năm trở lại đây, cụm từ startup được nhắc đến khá thường xuyên
và được gắn với hình ảnh của các thanh niên trẻ tuổi với những ý tưởng táo bạo
(thậm chí còn được coi là điên rồ), cùng nhau góp vốn thành lập một công ty nho
nhỏ. Nhưng ý niệm đó đã làm mọi người nhầm lẫn cho rằng startup phải là một
công ty có quy mô nhỏ và tuổi đời non nớt.
“Khởi sự doanh nghiệp” thường được dùng ngắn gọn với hai từ “Khởi
nghiệp”, đề cập tới việc một cá nhân hay nhóm người khởi sự công việc kinh
doanh và theo đuổi con đường kinh doanh như một lựa chọn nghề nghiệp (Trần
Văn Trang, 2017). Thông thường, Startup – khởi nghiệp được hiểu là thuật ngữ chỉ
những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, nghĩa là những
công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Những công ty đang ở
trong giai đoạn này thường được cấp vốn bởi chính những người sáng lập để phát
triển sản phẩm và dịch vụ của họ. Do nguồn thu hạn hẹp và chi phí cao, hầu hết các
startup với quy mô nhỏ thường không ổn định trong khoảng thời gian dài nếu
không có nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư.
Theo ThS. Nguyễn Thị Hà Thanh – Trung tâm sáng tạo và ươm tạo doanh
nghiệp (2018), “Khởi nghiệp” là giai đoạn đầu một cá nhân, nhóm cá nhân có ý

tưởng kinh doanh và tìm cách gây dựng một tổ chức hay doanh nghiệp để triển
khai ý tưởng kinh doanh đó trong các điều kiện thiếu chắc chắn. Theo đó, khởi
nghiệp chỉ là một giai đoạn trong cả một hành trình kinh doanh rất dài. Đó là giai
đoạn khởi đầu, là giai đoạn mà nhà khởi nghiệp phải đối đầu với rất nhiều khó
khăn để biến từ 0 thành 1, từ chưa có gì đến tạo ra cái gì đó trong những điều kiện
rất thiếu hụt thông tin, kinh nghiệm và nguồn lực. Đó cũng là giai đoạn mà nhà
khởi nghiệp thể hiện rõ nhất năng lực "tạo giá trị" của chính mình – đặc điểm cốt
yếu giúp phân biệt giữa một nhà khởi nghiệp (entrepreneur) với những người cũng
tham gia các hoạt động kinh doanh nhưng trong những điều kiện khác, giai đoạn
khác (khi có sẵn nhiều nguồn lực và có sẵn nhiều thông tin).


8

Tóm lại, có thể khái quát rằng, khởi nghiệp là bạn tự mình tạo dựng một
công việc kinh doanh riêng, tự quản lí và kiếm thu nhập cho bản thân. Bạn cung
cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà xã hội cần, mua bán lại một
sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó ví dụ như
hoạt động tự kinh doanh cửa hàng như bún bò, phở, xôi, quán cafe, tiệm Internet,
cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng tiêu dùng hay mở trang trại trồng cây, chăn nuôi,
xưởng sản xuất một mặt hàng nào đó hay đơn giản bạn chỉ tham gia quá trình
thương mại đơn giản tức là mua đi bán lại. Người khởi nghiệp đang tạo ra giá trị có
lợi cho người cho xã hội hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho
người lao động, cho cộng đồng và nhà nước. Bên cạnh đó, khởi nghiệp bằng việc
thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và dưới một góc độ nào đó sẽ
tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội nói chung.
Phần lớn các startup đều có một mục tiêu đó là phải phát triển để dần trở
thành một công ty “bền vững”. Mục tiêu trong giai đoạn startup chưa phải là đạt tối
đa lợi nhuận, có thật nhiều khách hàng, nâng giá trị thương hiệu,… mà chính là các
startup đó phải thực hiện rất nhiều thử nghiệm và phải điều chỉnh mô hình kinh

doanh liên tục để có thể xác lập một mô hình khả thi, vững vàng, có lợi nhuận, có
thể chuẩn hóa và có thể nhân rộng quy mô.
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của startup
Không ai có thể biết chính xác “Thời kì khởi nghiệp” (the startup era) bắt
đầu từ khi nào. Thế nhưng khái niệm “startup” được phổ biến rộng rãi khi có sự
xuất hiện của hệ thống Thung lũng Silicon. Thung lũng Silicon hay còn được gọi là
Thung lũng Điện tử nằm ở vùng phía Nam của vùng vịnh San Francisco tại Bắc
California ở Mỹ. Ban đầu tên này được dùng để chỉ một số lượng lớn các nhà phát
minh và hãng sản xuất các loại chip silicon (bộ xử lý vi mạch bằng silic), nhưng
sau đó nó trở thành cái tên hoán dụ cho tất cả các khu thương mại công nghệ cao
(high – tech) trong khu vực. Chúng ta có thể khẳng định rằng những startup đầu
tiên là những công ty thuộc hệ thống Thung lũng Silicon với những cái tên đình
đám như International Business Machines (IBM); tập đoàn công nghệ máy tính đa
quốc gia được thành lập năm 1911 bởi Charles Ranlett Flint; ông hoàng của thiết bị


9

di động smartphone Apple thành lập vào năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Woniaz
và Ronald Wayne hay công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google được thành lập
năm 1998 và còn rất nhiều công ty lớn khác thuộc hệ thống Thung lũng Silicon.
Biểu đồ 1.1: Thống kê số thương vụ đầu tư vào các doanh
nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2011 đến 2017

Nguồn: Theo Tạp chí Tài
chính
Tại Việt Nam, những ghi nhận đầu tiên về các thương vụ đầu tư cho doanh
nghiệp khởi nghiệp được bắt đầu từ năm 2011 và được thống kê liên tục cho đến
thời điểm hiện tại. Trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp ở Vệt Nam
có nhiều chuyển biến tích cực. Điều này được thể hiện trực tiếp thông qua số

thương vụ được nhận đầu tư và các lĩnh vực khởi nghiệp nhận được nhiều sự quan
tâm trong thời gian vừa qua.
Theo VnExpress thống kê xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam, tính đến hết
năm 2017, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã ghi nhận có 92 thương vụ đầu
tư với tổng giá trị là gần 300 triệu USD, tăng gần 2 lần so với số thương vụ của năm
2016 và tăng hơn 9 lần so với năm 2011. Đồng thời, năm 2017 cũng ghi nhận sự


10

thay đổi trong trào lưu đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp so với năm 2016.
Thống kê về 6 lĩnh vực khởi nghiệp nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà
đầu tư bao gồm Thương mại điện tử, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ tài chính,
Công nghệ giáo dục, Bất động sản và truyền thông, đã chỉ ra hai xu hướng sau:
Một là, sự quan tâm của các nhà đầu tư với các lĩnh vực khởi nghiệp tại Việt
Nam thay đổi theo thời gian. Cụ thể, trong số 6 lĩnh vực được quan sát chỉ có
thương mại điện tử, công nghệ tài chính và truyền thông duy trì được sự quan tâm
của các nhà đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2017, còn lại các lĩnh vực khác đã có sự
biến động mạnh. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư đã đánh giá tích cực về tiềm
năng khởi nghiệp trong các lĩnh vực được cho là tiến bộ tại Việt Nam và phù hợp
với xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới. Hai là, sự quan tâm của các nhà đầu tư với
cùng một lĩnh vực khởi nghiệp tại Việt Nam cũng thay đổi theo thời gian, cụ thể
công nghệ tài chính và thương mại điện tử là hai lĩnh vực đánh dấu sự đảo chiều rõ
rệt nhất, được giới chuyên môn quan tâm và các nhà đầu tư chú ý.
Theo phóng viên Anh Tùng, Trung tâm thông tin và thống kê Khoa học công
nghệ, Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam (2018), năm 2016 được đánh giá là năm
của các doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ tài chính. Lĩnh vực này nhận được
nhiều khoản đầu tư nhất với 129,1 triệu USD, chiếm 63,8% tổng số tiền đầu tư vào
khởi nghiệp. Cũng trong năm 2016, lĩnh vực thương mại điện tử đứng thứ hai với
chỉ 34,7 triệu USD, bằng 26,87% so với lĩnh vực công nghệ tài chính. Cho đến hết

năm 2017, thương mại điện tử vươn lên dẫn đầu với 83 triệu USD, chiếm 33% số
vốn đầu tư. Còn lĩnh vực công nghệ tài chính chỉ nhận được 57 triệu USD tiền đầu
tư, bằng 50% so với năm 2016, tụt xuống xếp hạng thứ hai.
1.2. Tổng quan về ngành thực phẩm hữu cơ
1.2.1. Khái niệm thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức
và tiêu chuẩn dựa trên các quy định của từng quốc gia, tổ chức đối với nông nghiệp
hữu cơ. Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ là khác nhau trên thế giới; tuy nhiên, nông
nghiệp hữu cơ nói chung luôn hướng đến nuôi trồng thúc đẩy cân bằng sinh thái và


11

bảo tồn đa dạng sinh học. Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ có thể hạn chế sử
dụng một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón tổng hợp. Thực phẩm hữu
cơ cũng không được phép xử lý bằng chiếu xạ, dung môi công nghiệp hoặc các chất
phụ gia thực phẩm tổng hợp.
Theo Jerom Irving Rodale – cha đẻ của ngành trồng trọt hữu cơ ở Mỹ thì thực
phẩm hữu cơ là nông sản không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Theo
website của VinaOrganic, xuất phát từ niềm tin của nông dân, rằng cây trái lớn lên
bằng phân xanh và không sử dụng hóa chất sẽ cho ra sản phẩm với chất lượng tốt
hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có các thông tin bằng chứng đầy đủ của y
khoa về những tuyên bố thực phẩm hữu cơ là an toàn hơn hay khỏe mạnh hơn so với
thực phẩm từ nuôi trồng thông thường. Có thể có một số khác biệt trong hàm lượng
các chất dinh dưỡng và chất ức chế hấp thụ dinh dưỡng ở thực phẩm hữu cơ so với
thực phẩm thông thường. Các thay đổi của sản xuất và chế biến thực phẩm dẫn đến
không thể kết luận một cách khẳng định tuyệt đối rằng thực phẩm hữu có là an toàn
hơn hay tốt hơn thực phẩm thông thường.
Theo Cộng đồng Organic Việt Nam, Chứng nhận hữu cơ USDA 2018, Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), để được chứng nhận là hữu cơ, nông sản phải được

nuôi trồng, bảo quản và chế biến trong điều kiện không dùng thuốc trừ sâu, phân
bón tổng hợp, công nghệ sinh học và phóng xạ hóa học. Ngoài ra, USDA còn đặt ra
quy định nghiêm ngặt cho việc dán nhãn nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết chính
xác chất liệu hữu cơ có trong các sản phẩm. Các nhãn phổ biến bao gồm:
- Nhãn “100% Organic” phải hoàn toàn là hữu cơ.
- Nhãn “Organic” dùng cho sản phẩm có ít nhất 95% là hữu cơ
- Nhãn “Made with organic ingredients” (chế biến từ sản phẩm có chất hữu cơ)
dùng cho sản phẩm có ít nhất 70% là hữu cơ.
- Sản phẩm dưới 70% hữu cơ chỉ được phép liệt kê các thành phần hữu cơ hiện
hữu.
Theo Organic Word, khi tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch, người tiêu dùng
thường cảm thấy bối rối trước muôn vàn lời quảng cáo hay những thuật ngữ như


12

“thân thiện với môi trường”. Không ít người đã nhầm lẫn “Organic” với các nhãn
khác không được chứng nhận hoặc khá tương đồng và khó phân biệt. Các nhãn và
khái niệm dưới đây chỉ những nhãn được dán trên các sản phẩm trên thị trường, chỉ
có điều chúng không hẳn là “hữu cơ”:
- Locally Grown (Nuôi trồng tại địa phương): Thường được ghi trên bao bì
nhưng không phải là nhãn chính thức. Khái niệm “địa phương” khá mơ hồ vì thực
phẩm hữu cơ không nhất thiết là của địa phương và của địa phương thì chưa chắc đã
là thực phẩm hữu cơ.
- Natural (Nuôi trồng tự nhiên): đây cũng không phải là nhãn chính thức mặc
dù hay được ghi trên bao bì của sản phẩm. Vì đã là “tự nhiên” thì không bao gồm
các thành phần nhân tạo, trong khi đó nhãn này cũng thường được dán cho các sản
phẩm chăm sóc, vệ sinh cơ thể.
- Free-Range (Nuôi thả tự do): Không có nhãn “Free-Range” chính thức mặc
dù nó thường đi kèm các sản phẩm bơ sữa, trứng và thịt. Động vật có thể tận hưởng

những điều kiện sống tốt hơn khi được thả ngoài trời, nhưng điều đó không có nghĩa
là chúng được nuôi bằng chất hữu cơ và an toàn đối với người tiêu dùng.
- Biodynamic (Sinh học năng động): “Biodynamic” là nhãn chính thức được
xác nhận bởi một bên thứ ba độc lập với các tiêu chuẩn nhất định. Một sản phẩm có
thể được chứng nhận cả “Organic” và “Biodynamic” nhưng đây là hai khái niệm
khác nhau. Chúng ta không thể giả định rằng nhà sản xuất Biodynamic cũng sẽ áp
dụng cả các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ lên các sản phẩm của họ.
- Hormone-Free (Không có chất tăng trưởng): Nhãn này thường được thấy trên
các sản phẩm như bơ sữa và thịt, tuy nhiên đây cũng không phải là nhãn chính thức.
Khái niệm “Hormone-Free” sai về mặt kỹ thuật vì hầu như tất cả các loài động vật
đều được sinh ra với kích thích tố. Chỉ có thể tuyên bố là không có “Hormone nhân
tạo”.
- Fair – Trade (Mậu dịch công bằng): Nhãn “Fair-Trade” rất hữu ích vì nó đảm
bảo sản phẩm về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, “Fair-Trade” không
có nghĩa là được chứng nhận hữu cơ và “Organic” không liên quan gì đến điều kiện
lao động và nguồn gốc xuất xứ.


13

- GMO Free – Genetically Modified Organism Free (Không biến đổi gen):
“GMO Free” chưa được pháp luật công nhận vì một số hạn chế về phương pháp thử
nghiệm cũng như rủi rõ lây nhiễm từ cây trồng sang vật nuôi khác. Thực phẩm
“GMO Free” hoặc “NonGMO” không có nghĩa là được nuôi trồng bằng chất hữu cơ.
Nó có thể tương đồng ở một cấp độ nào đó những không thể hoán đổi.
- GAP – Good Agricultural Practices (Thực hành nông nghiệp tốt): Đây không
phải là các sản phẩm được sản xuất ra có sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,
trừ cỏ hóa học…nhưng có kiểm soát về hàm lượng an toàn.
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ khi được đưa ra thị trường phải đáp ứng được các nguyên

tắc cơ bản nhất trong ngành nông nghiệp hữu cơ như sau:
- Nguyên tắc lành mạnh: Nông nghiệp hữu cơ nên phát triển theo hướng duy

trì và nâng cao sức khỏe của đất, thực vật, động vật, con người và hành tinh như là
một thể thống nhất. Nguyên tắc này chỉ ra rằng sức khỏe của cá nhân và cộng đồng
không thể tách rời khỏi sức khỏe của hệ sinh thái. Sức khỏe là sự nguyên vẹn và sự
toàn vẹn của hệ sinh thái bao gồm nhiều yếu tố như: giảm thiểu bệnh tật, nâng cao
sự miễn dịch, khả năng phục hồi tái tạo, liên kết văn hóa xã hội và phúc lợi.
- Nguyên tắc sinh thái: Nông nghiệp hữu cơ phải được dựa trên hệ sinh thái

sống và duy trì trạng thái cân bằng. Nguyên tắc này chỉ ra sản xuất là dựa trên
nguyên lý sinh thái tự nhiên. Nuôi dưỡng và thành quả đạt được thông qua các hệ
sinh thái của môi trường sản xuất cụ thể. Nông nghiệp hữu cơ nên phù hợp với chu
kỳ và cân bằng sinh thái trong tự nhiên và tăng cường tái sử dụng để duy trì và cải
thiện chất lượng môi trường và bảo tồn tài nguyên. Nông nghiệp hữu cơ nên đạt
được sự cân bằng sinh thái thông qua việc thiết kế các hệ thống canh tác, thành lập
và duy trì môi trường sống đa dạng.
- Nguyên tắc về sự công bằng: Nông nghiệp hữu cơ nên xây dựng các mối quan
hệ để đảm bảo sự công bằng đối với môi trường chung. Nguyên tắc này nhấn mạnh
rằng những người tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên tiến hành các mối quan hệ
giữa các bên một cách công bằng ở tất cả các cấp và tất cả các bên – người


14

nông dân, công nhân, bộ vi xử lý, nhà phân phối, thương nhân và người tiêu dùng
nhằm cung cấp tất cả mọi người tham gia cuộc sống tốt hơn xóa đói giảm nghèo.
Ngoài ra đối với động thực vật trong hệ sinh thái phải được cung cấp các điều kiện
và cơ hội sống phù hợp với tự nhiên.
- Nguyên tắc chăm sóc: Nông nghiệp hữu cơ cần được quản lý một cách thận

trọng và có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương
lai và môi trường. Nguyên tắc này chỉ ra rằng việc gia tăng năng suất có thể được
thực hiện nhưng không hàm chứa nguy cơ tác động nguy hại đến sức khỏe và hệ
sinh thái. Nông nghiệp hữu cơ nên phòng ngừa rủi ro bằng cách áp dụng công nghệ
phù hợp và từ bỏ các phương pháp có rủi ro cao, chẳng hạn như kỹ thuật di truyền.
Quyết định phải phản ánh các giá trị và nhu cầu của tất cả những người có thể bị
ảnh hưởng, thông qua quá trình minh bạch và có sự tham gia.
1.2.3. Các tiêu chuẩn chất lượng hữu cơ
Thứ nhất, các tiêu chuẩn hữu cơ của Hiệp hội Hữu cơ thế giới (IFOAM):
Theo website Biosat, trước xu thế phát triển sản phẩm hữu cơ trên thế giới,
ngay từ những năm 20 của thế kỉ trước, các nước phát triển phương Tây đã nhận
thấy được tính cần thiết của nông nghiệp hữu cơ. Đến đầu thập niên 70, các nước
Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Nam Phi, …đã bắt đầu xây dựng Hiệp hội Hữu cơ quốc tế
(IFOAM), đến nay đã có trên 100 nước và trên 1000 tổ chức tham gia IFOAM. Từ
đó IFOAM đã lập ra các tiêu chuẩn cơ bản cho nông nghiệp hữu cơ và chế biến. Các
tiêu chuẩn này cơ bản phản ánh tình trạng sản xuất nông sản hữu cơ và thực hiện
các phương pháp chế biến trong phong trào nông nghiệp hữu cơ, cụ thể bao gồm 23
tiêu chuẩn IFOAM:
(1) Cấm sử dụng các loại phân bón hóa học.
(2) Cấm sử dụng chất hóa học bảo vệ thực vật.
(3) Cấm sử dụng thiết bị bình phun được dùng trong ruộng truyền thống
cho ruộng hữu cơ.
(4) Các công cụ nông nghiệp sử dụng trong canh tác truyền thống phải
được làm sạch trước khi đem sử dụng cho ruộng hữu cơ.


15

(5) Người nông dân phải nghi chép tất cả vật tư đầu vào của trang trại.
(6) Cấm sản xuất song song: cây trồng ở ruộng hữu cơ phải khác cây trồng

ở ruộng truyền thống.
(7) Nếu ruộng bên cạnh sử dụng các chất bị cấm thì ruộng hữu cơ phải có
vùng đệm để ngăn cản sự ô nhiễm hóa học. Cây trông hữu cơ phải cách vùng đệm ít
nhất là một mét.
(8) Nếu có sự ô nhiễm xảy ra qua đường không khí, thì cần phải có một
loại cây trồng để tránh sự xâm nhiễm qua đường phun. Cây trồng ở vùng đệm bắt
buộc phải khác với cây trồng hữu cơ. Nếu ô nhiễm xảy ra theo đường nước thì phải
có bờ đất hoặc mương rãnh để ngăn sự ô nhiễm chảy qua.
(9) Cấm phá rừng nguyên sinh để canh tác hữu cơ.
(10) Cây trồng ngắn ngày có giai đoạn chuyển đổi tối thiểu là 12 tháng. Cây
trồng ngắn ngày được gieo hạt sau giai đoạn chuyển đổi có thể cấp chứng nhận là
cây trồng hữu cơ.
(11) Cây trồng dài ngày có giai đoạn chuyển đổi tối thiểu là 24 tháng. Cây
trồng dài ngày được thu hoạch sau giai đoạn chuyển đổi có thể được cấp chứng
nhận là cây trồng hữu cơ.
(12) Cấm sử dụng tất cả các loại vật tư đầu vào trang trại có chứa sản phẩm
gây biến đổi gen
(13) Trong điều kiện cho phép, nên sử dụng hạt giống và nguyên liệu thực
vật hữu cơ.
(14) Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lí hạt giống trước khi gieo trồng.

(15) Phân bón hữu cơ nên bao gồm nhiều loại khác nhau bao gồm phân ủ,
phân xanh và các chất khoáng khác có nguồn gốc tự nhiên.
(16) Cấm đốt than cây, cành lá, rơm rạ.
(17) Cấm dùng phân tươi, phân bắc (phân người).
(18) Về việc mua phân gia cầm (vịt, gà, chim), chỉ mua phân gia cầm được
nuôi ở các trang trại hoặc gia cầm chăn thả tự nhiên.


16


(19) Cấm sử dụng phân ủ đô thị.
(20) Người nông dân phải có biện pháp ngăn chặn những nguy cơ xói mòn
đất bề mặt và đất bị mặn.
(21) Bao và những dụng cụ chứa khi vận chuyển và đựng sản phẩm hữu cơ
phải sạch và mới. Không được tái sử dụng bao đựng phân tổng hợp.
(22) Cấm sử dụng các loại thuốc diệt sinh vật hại trong kho chứa sản phẩm.
(23) Có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và thảo dược đã được phê
chuẩn. Thứ hai, các tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam:
Ngày 30/12/2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ban
hành các tiêu chuẩn cơ bản cấp quốc gia Tiêu chuẩn số 10TCN 602-2006 áp dụng
đối với sản xuất theo hình thức hữu cơ, áp dụng làm quy chiếu cho các nhà sản xuất,
chế biến và những người khác quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ dành cho thị
trường trong nước.
Tóm tắt các tiêu chuẩn PGS – (Participatory Guarantee System: Hệ thống
bảo đảm cùng tham gia) cơ bản, theo Tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến
các sản phẩm hữu cơ 10TCN 602-2006 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
nghiệp ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2006:
(1) Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch,
không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN
5942-1995).
(2) Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm
như các nhà máy, khu sản xuất côn nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường
giao thông chính…
(3) Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học trong sản xuất hữu cơ.
(4) Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
(5) Cấm sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng.
(6) Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường
không được sử dụng trong canh tác hữu cơ.



×