Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

TINH THẦN NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

PHẠM THỊ PHƢƠNG MY

TINH THẦN NH P TH
VI T N M TRONG

Ủ PH T GI O
I ẢNH N N

INH T THỊ TRƢ NG HI N N Y

LU N VĂN THẠ SĨ TRI T HỌ

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢ NG ĐẠI HỌ
HO HỌ XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

PHẠM THỊ PHƢƠNG MY

TINH THẦN NH P TH
VI T N M TRONG

Ủ PH T GI O
I ẢNH N N



INH T THỊ TRƢ NG HI N N Y

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng

Hà Nội - 2019


L I

M ĐO N

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng. Các số liệu, tài liệu được sử
dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Phƣơng My


L I ẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ về đề tài


là kết quả của quá trình học tập

và nghiên cứu một cách nghiêm túc của tác giả trong chương trình cao học Triết

học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Hội đồng khoa học, Hội đồng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Triết học của
Khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội cùng quý thầy cô khoa Triết học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thúy Hằng –
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu cho luận
văn cũng như truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu,
song luận văn không tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự góp ý của các
thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Phạm Thị Phƣơng My


DANH MỤC CÁC CHỮ VI T TẮT
Chủ nghĩa xã hội:

CNXH

Giáo hội Phật giáo Việt Nam:

GHPGVN

Kinh tế thị trường:


KTTT

Nhà xuất bản:

Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh:

TP. HCM

Xã hội chủ nghĩa:

XHCN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
hƣơng 1. MỘT S

VẤN Đ LÝ LU N V TINH THẦN NH P TH CỦA

PH T GIÁO VÀ N N

INH T THỊ TRƢ NG Ở VI T NAM ..................... 11

1.1. Tinh thần nhập thế của Phật giáo và tinh thần nhập thế của Phật giáo
Việt Nam ............................................................................................................................. 11
1.1.1. Tinh thần nhập thế của Phật giáo......................................................................... 11
1.1.2. Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam ........................................................ 26
1.2. Nề


ế





m ............. 38

1.2.1. Khái niệm................................................................................................................ 38
1.2.2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam .................................................................................................... 41
1.3. Tinh thần nhập thế của Phật giáo và các vấ

ề trong nền kinh tế th

ng hiện nay ................................................................................................................. 43
1.3.1. Tinh thần nhập thế của Phật giáo và vấn đề phát triển kinh tế .......................... 43
1.3.2. Tinh thần nhập thế của Phật giáo và vấn đề văn hóa, giáo dục, đạo đức ......... 44
1.3.3. Tinh thần nhập thế của Phật giáo và vấn đề từ thiện, nhân đạo ........................ 45
1.3.4. Tinh thần nhập thế của Phật giáo và vấn đề khoa học công nghệ ..................... 45
1.3.5. Tinh thần nhập thế của Phật giáo và vấn đề đối ngoại, hợp tác quốc tế ........... 47
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 48
hƣơng 2. TINH THẦN NH P TH
I ẢNH N N



PH T GI O VI T N M TRONG


INH T THỊ TRƢ NG HI N N Y: THỰC TRẠNG,

Đ NH GI VÀ GIẢI PHÁP .................................................................................. 49
2.1. Thực trạ
nề

ế






ế ủ





.................................................................................... 49

2.1.1. Thực trạng tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam biểu biện ở phương diện
phát triển kinh tế ............................................................................................................... 49
2.1.2. Thực trạng tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam biểu hiện ở phương diện
văn hóa, giáo dục và đạo đức.......................................................................................... 54


2.1.3. Thực trạng tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam biểu hiện ở phương diện
từ thiện, nhân đạo............................................................................................................. 63
2.1.4. Thực trạng tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam biểu hiện ở phương diện

khoa học công nghệ.......................................................................................................... 67
2.1.5. Thực trạng tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam biểu hiện ở phương diện
đối ngoại, hợp tác quốc tế................................................................................................ 69
2.2. Nhữ

về tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong b i

c nh nền kinh tế th

ng hiện nay ......................................................................... 74

2.2.1. Những đóng góp tích cực đối với tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam
trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay .............................................................. 74
2.2.2. Những hạn chế, bất cập đối với tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam
trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay .............................................................. 75
2.3. Gi i pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cự
thần nhập thế của Phật giáo Việ




i v i tinh
ế

............................................................................................................................... 78

2.3.1. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân để phát huy ảnh hưởng
tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam. 78
2.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục giúp tăng ni, Phật tử và quần
chúng nhân dân nhận thức đúng về giá trị cũng như hạn chế đối với tinh thần nhập

thế của Phật giáo Việt Nam ............................................................................................. 81
2.3.3. Khuyến khích tăng ni, Phật tử tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo nhằm
phát huy truyền thống nhập thế tích cực Phật giáo Việt Nam ...................................... 85
2.3.4. Tăng cường công tác quản lý của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động và tổ chức
của Phật giáo.................................................................................................................... 86
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 88
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Ó LIÊN QU N Đ N

LU N VĂN .............................................................................................................. 91
TÀI LI U THAM KHẢO ...................................................................................... 92


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một học thuyết tôn giáo - triết học lớn hình thành ở Ấn Độ vào
thế kỷ thứ VI trước công nguyên với mục tiêu dạy con người tu tập để thoát khổ,
giác ngộ và giải thoát. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo đã có ảnh
hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở một số nước châu Á, trong
đó có Việt Nam. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu Công
nguyên đã sớm hòa mình với tín ngưỡng và văn hóa bản địa hình thành nên nền
Phật giáo dân tộc – Phật giáo Việt Nam. Hơn hai nghìn năm tồn tại cùng dân tộc
Việt Nam, Phật giáo luôn thể hiện tinh thần nhập thế tích cực đồng hành cùng với
dân tộc trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước. Cho đến nay, Phật giáo vẫn tồn tại và gắn bó khăng khít, hòa
quyện vào mọi mặt trong đời sống xã hội của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối
cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, rất nhiều vấn đề như: xung đột dân tộc, sắc tộc,
chống khủng bố, ứng phó biến đổi khí hậu, thảm họa về môi trường, gia tăng dân
số,... mức độ giải quyết không chỉ dừng ở phạm vi quốc gia, dân tộc mà có tầm ảnh

hưởng quốc tế. Phật giáo Việt Nam - với tinh thần nhập thế vốn có của mình - đã và
đang thể hiện vai trò và vị thế bằng những cách thức mới như thế nào. Để đánh giá
đúng vị thế cũng như vai trò của Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh mới này rất cần
những nghiên cứu cả ở phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
Hơn nữa, khi Việt Nam đang xây dựng nền KTTT định hướng XHCN với
nhiều bước chuyển mình quan trọng, đã đạt được những thành tựu nổi bật về kinh
tế, từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Bên cạnh mặt tích cực,
KTTT cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Sự phân hóa giàu - nghèo làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội; dễ nảy sinh
tham nhũng, tội phạm, bạo lực; kích thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân,
lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý… Để ứng phó với mặt trái của nền
KTTT ở nước ta hiện nay đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra thông qua các văn
bản pháp luật, cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên mọi

1


bình diện từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho đến tín ngưỡng, tôn giáo. Trong
những giải pháp khắc phục mặt trái của nền KTTT ở nước ta hiện nay, giải pháp từ
bình diện tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều điểm mạnh, vì tín ngưỡng, tôn giáo vốn dĩ
là nhu cầu tinh thần đối với đại đa số người Việt. Vì thế, việc phát huy vai trò của
các tôn giáo trong xây dựng đời sống tinh thần, hoàn thiện đạo đức cho người dân
Việt Nam là một vấn đề hết sức có ý nghĩa. Và để phát huy vai trò của các tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay, không thể không nói đến đạo Phật. Bởi, lịch sử đã chứng
minh trong quá khứ nghìn năm Bắc thuộc cũng như trong thời kỳ thực dân Pháp
xâm lược và đế quốc Mỹ đô hộ, đạo Phật vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc đấu
tranh chống giặc ngoại xâm. Và trong bối cảnh KTTT hiện nay, đạo Phật vẫn tiếp
tục đồng hành cùng dân tộc kiến thiết đất nước, tạo ra những đóng góp to lớn trong
nhiều lĩnh vực như: an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, hoàn thiện đạo đức, lối sống
cho người dân…

Tuy nhiên, chính trong bối cảnh này, Phật giáo Việt Nam cũng bộc lộ những
“hạn chế”, “bất cập” trong cách quản lý tăng ni, cách tổ chức các hoạt động tín
ngưỡng tâm linh tạo nên sự phản ứng từ phía dư luận xã hội, làm méo mó hình ảnh
của Phật giáo, dẫn tới phủ nhận vai trò nhập thế tích cực của Phật giáo. Tín ngưỡng,
tôn giáo là một vấn đề khá nhạy cảm vì liên quan đến đời sống tinh thần, tâm linh
của đại đa số quần chúng nhân dân. Do đó, rất cần có những đánh giá khách quan,
khoa học định hướng dư luận xã hội nhận thức đủ và đúng về tinh thần nhập thế của
Phật giáo Việt Nam, đồng thời phát huy vai trò của Phật giáo trong giáo dục hoàn
thiện đạo đức, lối sống cho người dân nhằm khắc phục mặt trái của nền KTTT ở
nước ta hiện nay.
Với tất cả những lý do nêu trên, học viên lựa chọn vấn đề


làm đề tài

luận văn Thạc sĩ Triết học, chuyên ngành Triết học của mình với kỳ vọng góp thêm
những ý kiến nhằm phát huy vai trò của Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh mới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam đối với công cuộc xây dựng,

2


bảo vệ và phát triển đất nước luôn là chủ đề được quan tâm bởi các nhà khoa
học, các nhà nghiên cứu với nhiều công trình ở các góc độ tiếp cận khác nhau.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tổng quan tình hình nghiên cứu ở những
hướng tiếp cận sau:


ấ,




ô

ì

ê

ứu v

Ở hướng nghiên cứu này phải nói đến những công trình như: Lược sử Phật
giáo Ấn Độ của Thích Thanh Kiểm (1989); Tìm hiểu về tinh thần nhập thế của Phật
giáo Việt Nam của tác giả Đặng Thị Lan (2003); Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập và toàn cầu hóa của Đỗ Quang Hưng (2006); Chức năng của Phật giáo
đối với vấn đề kinh tế của tác giả Trần Hồng Liên (2007); Phật giáo dân gian: con
đường nhập thế của Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Thị Minh Ngọc (2008); Giải
thoát luận Phật giáo của Nguyễn Thị Toan (2010); Vài nét về vấn đề nhập thế của
Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê của Nguyễn Tuấn Anh (2010); Những điểm chính
yếu của Phật giáo nhập thế của Quán Như (2011); Nhận thức chuẩn về tinh thần
nhập thế của Phật giáo của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn (2017); Nhập thế của
Phật giáo – truyền thống và yêu cầu mới của tác giả Hoàng Thị Thơ và Nguyễn Thị
Luyến (2017),… Cụ thể:
Cuốn Lược sử Phật giáo Ấn Độ của Thích Thanh Kiểm được Thành hội Phật
giáo thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1989 đã khái quát về lịch sử xuất hiện
cũng như những vấn đề Phật giáo giải quyết. Tác giả đã viết, “Hai giai cấp Bà-lamôn và vua chúa là giai cấp thống trị, hai giai cấp bình dân và tiện dân là hai giai
cấp bị trị… giai cấp tiện dân lại bị xã hội khinh miệt, không được pháp luật bảo hộ,
cấm chế không cho dự phần tín ngưỡng tôn giáo, và tán tụng kinh điển Veda. Do đó
mà gây thành sự tổ chức xã hội bất công, dân chúng họ hằng khát vọng có bậc thánh
nhân xuất hiện cứu đời. Để đáp lại lòng mong mỏi đó, nên đã phát sinh một tôn giáo

tha thiết với mục đích nhất vị bình đẳng cứu đời, chính là Đức Phật Thích Ca Mâu
Ni sáng lập” [52]. Như vậy, sự xuất hiện của Phật giáo với hình tượng Phật Thích
Ca Mâu Ni đã đáp ứng được nhu cầu của thời đại đó là khát vọng giải thoát chúng
sinh khởi áp bức, bất công. Điều này cho thấy, tư tưởng nhập thế của Phật giáo đã

3


hình thành ngay từ thời Phật Thích Ca Mâu Ni.
Năm 2011, Quán Như với bài viết Những điểm chính yếu của Phật giáo nhập
thế đăng trên website Thư viện hoa sen đã cho độc giả hình dung rõ hơn về tinh
thần nhập thế của Phật giáo. Trong bài viết, tác giả nhìn nhận Phật giáo nhập
thế từ góc độ khác nhau như truyền thống – hiện đại, trí tuệ - hành động, chính niệm
và nhập cuộc. Tác giả định nghĩa Phật giáo nhập thế là “tham dự, nhập cuộc, hành
động chuyển hóa thế giới bên ngoài” [68]. Tác giả cũng đã đưa ra những đặc
tính chính yếu của Phật giáo nhập thế gồm chuyển hóa thân tâm và thế giới bên
ngoài; Trí tuệ và từ bi cũng như từ bi và hành động liên hệ mật thiết với nhau; Lý
tưởng Bồ tát là sự chỉ đường trí tuệ của Phật giáo nhập thế; Người lãnh đạo Phật
tử nhập thế kết hợp được những quan niệm tiến bộ như dân chủ, công bằng kinh tế,
chính trị và xã hội; Con đường hành trì mới chú tâm trên khả năng thực hiện giác
ngộ của cả tăng sĩ lẫn cư sĩ.
Công trình nghiên cứu Nhận thức chuẩn về tinh thần nhập thế của Phật giáo
của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn trong Hội thảo Khoa học Quốc tế Phật giáo nhập
thế và các vấn đề xã hội đương đại năm 2017. Trong công trình này, tác giả khẳng định
“Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, được thể hiện qua hành động, người có lòng từ bi thì
không thể làm ngơ trước thống khổ của nhân loại, hoằng pháp lợi sinh thì phải đi vào
đời sống nhân sinh và đây chính là hành động thể hiện hạnh nguyện bồ tát như tinh
thần nhập thế với tấm lòng từ bi thương tưởng chúng sinh” [67, tr. 22]. Từ đó, tác giả
nhận định rằng Phật giáo cũng thể hiện tinh thần nhập thế uyển chuyển của mình trên
nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội tùy theo con người và bối cảnh thời đại.

Hoàng Thị Thơ và Nguyễn Thị Luyến với bài viết Nhập thế của Phật giáo –
Truyền thống và yêu cầu mới trong Hội thảo Khoa học Quốc tế Phật giáo nhập thế
và các vấn đề xã hội đương đại năm 2017. Trước khi phân tích tinh thần nhập thế
của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử và trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã làm rõ
tinh thần nhập thế của Phật giáo nói chung. Theo tác giả “Phật giáo không phải từ
hư không hay từ trên trời rơi xuống mà nó được thai nghén từ các vấn đề của cuộc
sống, và sinh ra để giải quyết các vấn đề đó của cuộc sống”, “Có thể hiểu về căn

4


bản nhập thế đã vốn có ở Phật giáo Ấn Độ…, và đến nay, tinh thần nhập thế của
Phật giáo vẫn không ngừng được phát huy mỗi khi bản thân Phật giáo cần chấn
hưng, canh tân để đáp ứng hơn nữa những đòi hỏi phát triển Phật giáo cũng như
trước những nhiệm vụ của dân tộc, của xã hội” [82, tr. 483].
Như vậy, ở hướng nghiên cứu tinh thần nhập thế của Phật giáo được nhiều
tác giả quan tâm. Đây là cơ sở giúp cho tác giả của luận văn có điều kiện nghiên
cứu và triển khai nhằm đạt được mục đích và nhiệm vụ đề tài đã đặt ra.
Thứ hai,



ô

ì

ê

ứu v






Kinh tế thị trường đã được chấp nhận ở Việt Nam từ năm 1991, cho đến nay
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như: Kinh tế thị trường trong
sự nghiệp phát triển đất nước của Nguyễn Hữu Vượng (2002); Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của tác giả Vũ Đình Bách (2008); Kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Lý luận và thực tiễn của Nguyễn Duy
Hùng (2009); Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam của Đỗ Hoài Nam (2013); Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam của Trần Thị Minh Châu (2014);…
Cụ thể, bài viết “Kinh tế thị trường trong sự nghiệp phát triển đất nước” của
tác giả Nguyễn Hữu Vượng trong cuốn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
– Lý luận và thực tiễn của tập thể tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa,
Đặng Hữu Toàn được Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2002 đã đề cập tới nền
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Các tác giả nhận định: “nền kinh tế thị
trường mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế vận động theo cơ chế tự nhiên của nó
nhưng có sự quản lý, hướng dẫn và điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm xây dựng
chủ nghĩa xã hội” [100, tr. 517]. Đảng ta chỉ rõ: “Vận dụng các hình thức và
phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường là để sử dụng mặt tích cực của nó phục
vụ mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không đi theo con đường tư bản chủ
nghĩa” [100, tr. 517].
Năm 2008, cuốn Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
của tác giả Vũ Đình Bách, do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành đã có những luận giải

5


về nền KTTT định hướng XHCN. Theo đó, nền KTTT định hướng XHCN “vừa

tuân theo những quy luật thị trường, đồng thời lại dựa trên cơ sở và được dẫn dắt,
chi phối bởi các nguyên tắc mang bản chất chủ nghĩa xã hội, nhằm mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và từng bước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội” [2, tr.31]. Tác giả khẳng định, “Đảng Cộng sản và Nhà nước xã
hội chủ nghĩa giữ vai trò lãnh đạo, tổ chức và quản lý nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” [2, tr.31].
Bài viết Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 431 – Tháng 4/2014, tác giả Trần Thị
Minh Châu đã làm rõ bản chất khác biệt của KTTT định hướng XHCN với KTTT
tư bản chủ nghĩa và nội dung căn bản trong phát triển KTTT định hướng XHCN ở
nước ta. Theo tác giả sự khác biệt duy nhất giữa nền KTTT tư bản chủ nghĩa và nền
KTTT định hướng XHCN là ở chỗ “ai làm chủ sức mạnh kinh tế thị trường và sức
mạnh chính trị trong một nước. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa: đó là
giới chủ; trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: đó là đông đảo
nhân dân lao động” [10, tr. 29]. Tính chất XHCN trong nền KTTT định hướng
XHCN “là đa phần tư liệu sản xuất đã được tích lũy phải nằm trong tay nhân dân
lao động dưới một hình thức nào đó… và Nhà nước là của nhân dân lao động, vì
nhân dân lao động” [10, tr. 31].
Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập khá toàn diện các vấn đề
liên quan đến KTTT và KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Đây là những tư
liệu cần thiết để chúng tôi có thể tiếp cận, phân tích tinh thần nhập thế của Phật giáo
Việt Nam trong bối cảnh của KTTT ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba,



ô

ì


ê

ứu v

iáo


Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh nền KTTT hiện
nay được đề cập trong các công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác
nhau như văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị,... như Phật giáo Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa của Nguyễn Đức Lữ (2006); Phật giáo nhập thế và phát triển

6


của Lê Mạnh Thát và Thích Nhật Từ (2008); Vai trò của Phật giáo Việt Nam đối
với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước qua phương chân hoạt động “Đạo
pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội của Hòa thượng Thích Gia Quang (2012); Đặc
trưng của Phật giáo Việt Nam trong thời đại hội nhập toàn cầu của Hòa thượng
Thích Phước Đạt (2013); Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại ở Việt
Nam của Hòa thượng Thích Gia Quang (2017), Phật giáo nhập thế: tiếp cận từ hoạt
động đối ngoại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam của Thượng tọa Thích Đức Thiện
(2017), Phật giáo Việt Nam nhập thế trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0 hiện nay của
Thượng tọa Thích Nguyên Đạt (2017), Chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện xã
hội: Xu hướng nhập thế của Phật giáo Việt Nam đương đại của tác giả Hoàng Thu
Hương (2017); Lễ Hằng thuận – Một biểu hiện sống động tinh thần nhập thế của
Phật giáo Việt Nam hiện thời của tác giả Mai Thị Thơm (2017),…Cụ thể:
Năm 2006, trên tạp chí Triết học số 11, bài viết Phật giáo Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa, Nguyễn Đức Lữ đã khẳng định “Xu hướng chung của Phật
giáo Việt Nam không phải là thoát tục, mà là nhập thế… Ngày nay, truyền thống

nhập thế của Phật giáo Việt Nam không còn chung chung, trừu tượng mà đã đi vào
cuộc sống đời thường cụ thể và thiết thực hơn” [59, tr. 43]. Tuy nhiên, theo tác giả,
trong bối cảnh hiện nay, Phật giáo không thể tránh khỏi những tác động mạnh mẽ từ
xu thế toàn cầu hóa và cơ chế thị trường, trong đó có cả tác động tích cực và tiêu
cực. Để thích ứng với bối cảnh hiện đại, theo ông, Phật giáo Việt Nam cần phải biết
“tự điều chỉnh”, “cùng đất nước bước trên lộ trình đổi mới để phù hợp với bối cảnh
lịch sử mới” [59, tr. 45].
Bài viết Vai trò của Phật giáo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước qua phương châm hoạt động “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã
hội trên tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3 năm 2012, Hòa thượng Thích Gia Quang
đã phân tích phương châm hoạt động của tăng ni, Phật tử GHPGVN từ trước đến
nay là “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. “Đó là sự kế thừa có chọn lọc tư
tưởng giáo lý của Đức Phật và truyền thống Hộ quốc an dân của Phật giáo Việt
Nam”, “Giáo hội đã và đang chia sẻ trách nhiệm của mình và nỗ lực phấn đấu góp

7


phần giải quyết những khó khăn còn tồn tại trong sự nghiệp đổi mới của đất nước”
[71, tr. 18]. Qua đây, tác giả đã cho chúng ta thấy được tinh thần nhập thế tích cực
của GHPGVN hiện nay.
Năm 2017, Hòa thượng Thích Gia Quang với bài viết Phật giáo nhập thế và
các vấn đề xã hội đương đại ở Việt Nam đã đưa ra tư tưởng Phật giáo nhập thế đối
với xã hội đương đại là tính ứng dụng của giáo pháp Phật giáo trong cuộc sống [72,
tr. 158]. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích thực trạng tinh thần nhập thế của Phật giáo
Việt Nam trên hai phương diện tích cực và tiêu cực ở các vấn đề gia đình và xã hội;
từ thiện, nhân đạo; phát triển kinh tế; giáo dục; môi trường và biến đổi khí hậu;
khoa học công nghệ; quan hệ quốc tế. Từ đó, tác giả đề xuất phải pháp để tinh thần
nhập thế của Phật giáo phát triển hơn trong tương lai.
Như vậy, qua quá trình khảo cứu các công trình đã liệt kê, chúng tôi rút ra

những kết luận sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của những công trình nêu trên, ở mức độ khác
nhau là cơ sở để tác giả luận văn có điều kiện đi sâu nghiên cứu.
Thứ hai, trong những công trình mà chúng tôi khảo cứu cho đến nay chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về tinh thần nhập thế của
Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh nền KTTT hiện nay. Tuy nhiên, các công trình
nêu trên đều rất bổ ích, không chỉ cung cấp tư liệu mà còn gợi mở cho học viên
hướng tiếp cận, triển khai các nội dung nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn.
Thứ ba, về vấn đề tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh
nền KTTT hiện nay. Đây là mảng nghiên cứu tinh thần nhập thế của Phật giáo trong
bối cảnh nền kinh tế hiện đại và hội nhập, cho nên các công trình nghiên cứu chưa
thành hệ thống, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và chủ yếu khai thác dưới góc
độ văn hóa, lịch sử.
Vì vậy, kế thừa thành quả trong những công trình nghiên cứu của các học
giả đi trước, dưới góc độ tiếp cận triết học, luận văn triển khai nghiên cứu, làm
rõ những vấn đề sau: 1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tinh thần nhập thế của
Phật giáo và Phật giáo Việt Nam, cũng như nền KTTT định hướng XHCN; 2. Phân

8


tích, đánh giá thực trạng tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong bối
cảnh nền KTTT hiện nay; 3. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt
tích cực, hạn chế mặt tiêu cực tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong
bối cảnh nền KTTT hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mụ đí

ê


ứu

Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận về tinh thần nhập thế của Phật giáo
và Phật giáo Việt Nam, cũng như nền KTTT định hướng XHCN, luận văn làm rõ
thực trạng tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh nền KTTT, từ
đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh nền KTTT hiện nay.
3.2. Nhi m vụ nghiên cứu
Để đáp ứng được mục đích đề ra, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tinh thần nhập thế của
Phật giáo và Phật giáo Việt Nam, cũng như nền KTTT định hướng XHCN;
Thứ hai, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng tinh thần nhập thế của Phật
giáo Việt Nam trong bối cảnh nền KTTT hiện nay;
Thứ ba, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh nền KTTT hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đ



ê

ứu

Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh nền KTTT hiện nay.
Bối cảnh nền KTTT trong luận văn bàn đến chính là nền KTTT định hướng XHCN.
4.2.




v

ê

ứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu tinh thần nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lấy
mốc từ thời gian từ năm 1991 cho đến nay khi Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VII (1991).

9


5. ơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý lu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ, về tín ngưỡng, tôn giáo nói
chung, Phật giáo nói riêng. Ngoài ra, luận văn còn kế thừa, tiếp thu có chọn lọc
những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa học đã có như các bài viết,
các tư liệu điều tra, khảo sát… có liên quan đến nội dung được đề cập trong luận văn.
ơ

5.2.

ê

ứu


Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, luận văn sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử - logic kết hợp với các phương
pháp khác như: Phân tích - tổng hợp, so sánh, thống kê, thu thập thông tin,... Các
phương pháp này được lựa chọn sử dụng phù hợp với từng nội dung cụ thể.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý

ĩ lý lu

Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tinh thần nhập thế
của Phật giáo và Phật giáo Việt Nam, cũng như nền KTTT ở Việt Nam, đồng thời
làm sáng tỏ thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực,
hạn chế mặt tiêu cực tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh nền
KTTT hiện nay.
6.2. Ý

ĩ





Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học
tập, nghiên cứu các môn học như: triết học, tôn giáo học, văn hóa học,… trong các
cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt
Nam hiện nay.
7.

ết cấu của đề tài


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục các công trình
của tác giả có liên quan đến luận văn, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.

10


hƣơng 1
MỘT S

VẤN Đ LÝ LU N V TINH THẦN NH P TH

PH T GI O VÀ N N



INH T THỊ TRƢ NG Ở VI T N M

1.1. Tinh thần nhập thế của Phật giáo và tinh thần nhập thế của Phật
giáo Việt Nam
1.1.1. Tinh th n nh p th c a Ph t giáo
1.1.1.1. Khái niệm nhập thế
* Nhập thế
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2004, “nhập
thế được định nghĩa là “dự vào cuộc đời (thường là ra làm quan), gánh vác việc đời,
không đi ở ẩn, theo quan niệm của Nho giáo” [98, tr. 714].
Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2011 định
nghĩa, nhập thế là “gánh vác việc đời, không xa lánh cõi đời” [87, tr. 1243], còn
xuất thế là “lánh đời, lui vào ở ẩn hoặc đi tu, không tham gia vào hoạt động xã hội”
[87, tr. 1875].

Trên cơ sở khảo cứu quan niệm của các học giả, trong nghiên cứu này chúng
tôi cho rằng, nhập thế là không xa lánh cuộc đời và chủ động tham gia vào các hoạt
động của đời sống xã hội.
* Nhập thế trong tôn giáo
Nói đến khái niệm nhập thế trong tôn giáo, nhà nghiên cứu Đỗ Quang Hưng
trong bài viết Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đã phân
biệt khái niệm “nhập thế” (engage in life) và khái niệm “thế tục hóa”
(secularization) trong tôn giáo. Theo ông, nhập thế là sự chủ động tham gia của các
lực lượng tôn giáo vào các vấn đề thế tục như chính trị, văn hóa, kinh tế,… vì xã
hội. Thế tục hóa là sự chuyển giao các quyền chính trị, giáo dục cho các lực lượng
thế tục, nghĩa là tách quyền lực tôn giáo ra khỏi quyền lực nhà nước [46, tr. 58-66].
Như vậy, nhập thế và thế tục hóa là hai khái niệm không đồng nhất với nhau.
Theo Từ điển Nho, Phật, Đạo do Lao Tử, Thịnh Lê chủ biên giải thích, “Đạo
gia cho rằng, tại gia mà tu đạo, đó có nghĩa là hòa nhập theo thế tục mà lập thân
11


hành đạo, cho nên gọi là công phu nhập thế. Như Lão Tử thờ nhà Chu, Trương
Lương phò nhà Hán, Lưu Cơ giúp nhà Minh hưng thịnh, đều gọi là công phu nhập
thế, để đối lập với công phu xuất thế. Hơn nữa, nếu lại làm các việc đời để làm nên
công đức sửa mình, giúp đời, độ thế hành đạo, vì thế gian mà làm mọi đạo đức tế vật,
tích lũy công hạnh để chứng đạo quả thì đều gọi là công phu nhập thế” [91, tr. 1001].
Như vậy, khái niệm nhập thế trong tôn giáo có thể được hiểu là tôn giáo chủ
động dấn thân, tiếp cận và thích ứng với thực tế sống động của đời sống thế gian;
vận dụng tư tưởng từ phía tôn giáo cùng với xã hội thế tục giải quyết các vấn nạn
của xã hội. Nói cách khác, nhập thế trong tôn giáo chính là sự mở rộng phạm vi
hoạt động ra ngoài phạm vi tôn giáo, như: chính trị, kinh tế, giáo dục, ngoại
giao,…Tôn giáo nhập thế để phát triển.
Nhập thế trong tôn giáo còn là sự thể hiện mối quan hệ giữa tôn giáo và xã
hội thế tục. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là kết quả của nhu cầu tinh thần

và tâm linh của xã hội thế tục. Tôn giáo không thể tách rời xã hội thế tục cũng như
không thể tồn tại và phát triển bên ngoài nhu cầu tâm linh của đời sống xã hội. Khi
quan hệ giữa tôn giáo và xã hội thế tục tốt, nghĩa là tôn giáo góp phần giải quyết
nhiều vấn đề của xã hội thế tục, thì tôn giáo ngày càng phát triển. Với xã hội thế tục,
khi những ưu việt của tôn giáo được phát huy sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
trên nhiều phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,… Nói tóm lại, khi tôn
giáo dấn thân vào cuộc đời, thể hiện tinh thần nhập thế tích cực của mình thì không
chỉ tôn giáo mà cả xã hội thế tục với những phương diện của nó đều phát triển.
Khái niệm này cho phép ta có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của tinh
thần nhập thế trong tôn giáo như sau:
Thứ nhất, tinh thần nhập thế trong tôn giáo thuộc lĩnh vực đời sống của
con người.
Thứ hai, tinh thần nhập thế trong tôn giáo biểu hiện mối quan hệ giữa tôn
giáo và xã hội của con người. Vì vậy, tinh thần nhập thế trong tôn giáo mang tính
lịch sử - xã hội, gắn với sự vận động và phát triển của xã hội. Nó biểu hiện trình độ
và lợi ích khác nhau của con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

12


Thứ ba, những nội của tinh thần nhập thế trong tôn giáo có ảnh hưởng quyết
định đến định hướng các hành vi của mỗi cá nhân hay cộng đồng.
*Nhập thế trong Phật giáo
Trong nghiên cứu “Phật giáo nhập thế - Tiếp cận tư tưởng Phật giáo nhập thế
của Trần Nhân Tông” in trong cuốn Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương
đại, tác giả Lại Quốc Khánh cho rằng, ở Việt Nam, từ thập niên 30 của thế kỷ XX,
đã xuất hiện một khái niệm có liên quan đến khái niệm “Phật giáo nhập thế”. Đó là
khái niệm “Nhân gian Phật giáo”. Khái niệm này xuất hiện lần đầu trên tờ báo Đuốc
Tuệ (ra mắt số đầu tiên ngày 10/12/1935) và gắn liền với loạt bài của học giả kiêm
tiểu thuyết gia Nguyễn Trọng Thuật. Theo đó, “Nhân gian Phật giáo” là đạo Phật

đóng vai trò dẫn dắt tinh thần với mục đích đem lại những điều có lợi cho nhân gian
[Dẫn theo 50, tr. 349].
Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong nghiên cứu Đạo Phật đi vào cuộc đời
(1964) cho rằng, “đem đạo Phật đi vào cuộc đời có nghĩa là thể hiện những nguyên
lý đạo Phật trong sự sống, thể hiện bằng những phương thức phù hợp với thực trạng
của cuộc đời để biến cải cuộc đời theo chiều hướng thiện, mỹ. Chừng nào sinh lực
của đạo Phật được trông thấy dào dạt trong mọi hình thức của sự sống chừng đó ta
mới có thể nói được rằng đạo Phật đang thật sự hiện hữu trong cuộc đời” [34, tr.
41]. Bản thân Thiền sư cũng đã giải thích: “Cuộc đời có nghĩa là cuộc sống hay xã
hội. Đạo Bụt nhập thế tiếng Việt được hiểu là đạo Bụt đi vào cuộc sống, đạo Bụt đi
vào xã hội” [36].
Theo nhà nghiên cứu Chân Minh khi đánh giá về tác phẩm nổi tiếng của
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là Hoa sen trong biển lửa (1966) - một tác phẩm đánh
dấu sự khởi đầu của khái niệm Phật giáo nhập thế, cho rằng “Cái tự thân của đạo
Phật là đi vào cuộc đời rồi. Nếu không đi vào cuộc đời thì đâu còn là đạo Phật nữa?
Điều này rất dễ hiểu. Chúng ta đã học Bát Chánh Đạo, chúng ta biết rằng Tứ Đế là
một giáo lý khuyên chúng ta, chỉ dẫn cho chúng ta đối diện trực tiếp với khổ đau mà
không phải chạy trốn khổ đau. Sự thật thứ nhất là sự có mặt của đau khổ, và mình
phải trực tiếp đối diện với đau khổ đó. Vậy thì ngay trong sự hình thành của Phật

13


giáo ta đã thấy cái tính chất dấn thân rồi. Vì nếu không là dấn thân, nếu không phải
là nhân gian, nếu không phải là đi vào cuộc đời, thì đạo Phật đâu còn là đạo Phật
nữa? Vậy thì tại sao đã là đạo Phật rồi mà còn phải thêm chữ dấn thân, phải thêm
chữ nhập thế nữa, phải thêm chữ engaged nữa? Tại vì sao? Là tại có những người
nghĩ rằng đạo Phật là chỉ dành cho những người tu ở trong chùa thôi! Vì vậy, cho
nên phải dùng chữ engaged cho họ hiểu. Khi người ta đã hiểu rồi thì mình bỏ chữ
engaged đi cũng được, bỏ chữ dấn thân đi cũng được” [Dẫn theo 60].

Từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: Tinh thần
nhập thế của Phật giáo là tinh thần gắn đạo với đời, là sự thích nghi của đạo Phật
trước mọi biến đổi, động thái mới của cuộc sống; biểu hiện bằng việc áp dụng các
tư tưởng của Phật giáo để cải biến nhân sinh, xã hội theo hướng tốt đẹp bằng nhiều
phương tiện khác nhau.
1.1.1.2. Một số nội dung tinh thần nhập thế của Phật giáo
Phật giáo được hình thành từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên.
Người sáng lập ra Phật giáo là Thái tử Siddhartha (Tất Đạt Đa), con vua
Suddhodama (Tịnh Phạn) trị vì Sykya - một bộ tộc nhỏ ven sông Ganga (sông
Hằng), thuộc Nepan ngày nay. Sau khi giácngộ, người ta tôn ông là Buddha hay
Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni).
Thích Ca Mâu Ni đã kế thừa các tư tưởng truyền thống của Ấn Độ cổ đại
(Kinh Veda, Kinh Upanishad của Balamon giáo… ) để sáng lập ra một trường phái
tôn giáo - triết học mới, trường phái vô thần, vô ngã, nhìn thẳng vào nỗi đau nhân thế
và tìm con đường giải thoát từ sự nỗ lực của bản thân con người. Sinh thời, Đức Phật
không viết kinh sách, mà chỉ truyền miệng. Về sau các đệ tử thuộc nhiều thế hệ khác
nhau đã biên tập lại thành những Kinh, Luật và Luận (gọi là Tam tạng) truyền bá lại
cho đời sau. Sau khi Phật Thích Ca mất, Phật giáo chia làm nhiều tông phái. Trong đó
nổi lên hai tông phái lớn về mặt triết học: Tiểu thừa (Hinayana) và Đại thừa
(Mahayana). Tiểu thừa phát triển ở miền Nam Ấn Độ và truyền sang các nước
Srilanca, Miến điện, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Việt Nam… còn gọi là Phật
giáo Nam truyền, Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Pali (vì ghi bằng tiếng Pali). Đại

14


thừa phát triển ở miền Bắc Ấn và truyền qua các nước Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật
Bản, Bắc Việt Nam… còn gọi là Phật giáo Bắc truyền, Phật giáo Bắc tông hay Phật
giáo Sanskrit (vì ghi bằng tiếng Sanskrit). Lịch sử phát triển Phật giáo trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau. Sau khi Phật Thích Ca nhập diệt đã diễn ra 4 lần kiết tập để

chỉnh lý thống nhất giáo lý. Sau mỗi lẫn kiết tập thì nội dung của giáo lý ít nhiều có
sự thay đổi nhằm phù hợp với con người và môi trường xã hội mới. Giáo lý Phật giáo
bao gồm hệ thống quan niệm có kết cấu chặt chẽ về thế giới quan và nhân sinh quan.
Thế giới quan Phật giáo được phản ánh trong thuyết Duyên khởi. Duyên
khởi là nói tắt câu “Chư pháp do nhân duyên nhi khởi” nghĩa là các pháp – vạn vật,
bao gồm cả vật chất và tinh thần đều do nhân duyên mà có. Nhân là nhân tố cơ bản
để hình thành vạn vật, duyên là điều kiện tác động làm cho nhân sinh khởi. Duyên
khởi do tâm mà ra. Tâm là nguồn gốc của duyên khởi và là nguồn gốc của vạn vật.
Phật giáo đưa ra thuyết Thập nhị nhân duyên – mười hai cái vừa là nhân vừa
là duyên quyết định đến đau khổ. Mười hai nhân duyên đó được sắp xếp theo chiều
thời gian: Già chết (12) khâu cuối cùng của sinh mệnh; già do Sinh (11); sinh do
Hữu (10): ý muốn sinh tồn, hiện hữu; hữu do Thủ (9): sức bám víu, níu kéo sự
sống; thủ do Ái (8) lòng khát khao, ham muốn, dục vọng; ái do Thụ (7): cảm giác,
tình cảm nảy sinh do thân tâm tiếp xúc với ngoại cảnh; thụ do Xúc (6): sự tiếp xúc
của sáu căn (các giác quan của con người) với sáu trần (những thuộc tính của ngoại
giới); xúc do Lục nhập (5): tên gọi khác của sáu căn, sáu căn tiếp xúc với sáu trần
khiến cho ngoại cảnh trôi vào trong tâm thức; sáu căn có được là do Danh sắc (4): cơ
chế tâm linh, hình hài hay sự hội họp của các yếu tố vật chất và tinh thần; danh sắc lại
do Thức (3): ý thức ban sơ của thai nhi; thức do Hành (2): hoạt động mù quáng
hướng tới sự sống; hành do Vô minh (1): sự mê lầm, không sáng suốt. Như vậy, đây
là con đường dẫn tới khổ đau, luân hồi được dẫn dắt và chi phối bởi vô minh.
Từ đây, Phật giáo chủ trương vô tạo giả tức không có vị thần linh tối cao tạo
ra thế giới. Quan niệm này đối lập với các quan điểm hữu thần của các tôn giáo Ấn
Độ đương thời. Phật giáo đã chứng minh vạn vật là do nhân và duyên tạo thành,
nhân duyên hòa hợp thì vạn vật sinh, nhân duyên tan rã thì vạn vật diệt. Thuyết vô

15


tạo giả gắn liền vơi thuyết vô ngã, vô thường. Trong Kinh Trường A hàm Đức Phật

cho rằng, “nên biết tất cả các hành là vô thường, biến dịch, hư hoại, không đáng
nương tựa” [96, tr. 437]. Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng đều vô thường, đều phải
nằm trong quá trình “sinh, trụ, dị, diệt” hay “thành, trụ, hoại, không”, không bao giờ
ổn định và luôn bị cuốn vào dòng biến hóa hư ảo theo luật nhân quả. Nhân nhờ
duyên mới sinh quả, quả nhờ duyên mà thành nhân mới, nhân mới nhờ duyên mà
thành quả mới,… cứ như thế vạn vật biến đổi luân hồi, không có nguyên nhân đầu
tiên và kết quả cuối cùng. Do vô thường nên mọi vật đều vô tự tính (không có tự
tính, không có bản thể riêng). Không có một cái ngã ổn định tuyệt đối, lâu dài ở vạn
vật. Theo Phật giáo, cái ngã, “cái tôi” cũng chỉ là một tập hợp của ngũ uẩn “Phàm
sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cái gì thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai, nội hay ngoại, thô
hay tế, tiệt hay thắng, xa hay gần… đây gọi là sắc uẩn, thụ uẩn, tưởng uẩn, hành
uẩn, thức uẩn” [94, tr. 121].
Như vậy, thế giới quan Phật giáo mang tính vô thần, vạn vật đều tồn tại
khách quan theo quy luật nhân quả.
Về nhân sinh quan Phật giáo, nội dung tập trung trong thuyết Tứ diệu đế,
gồm: Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Khổ đế là chân lý về các nỗi khổ. Phật giáo
cho rằng cuộc đời của con người là khổ, “Đời là bể khổ, đời là cả những chuỗi bi
kịch liên tiếp, bốn phương đều là bể khổ” [49, tr. 12]. Tất cả mọi người đều bình
đẳng với nhau về nỗi khổ. Phàm đã là người thì đều khổ, không có sự loại trừ về
đẳng cấp, xuất thân hay dân tộc. Theo Đức Phật, có tám nỗi khổ gọi là Bát khổ gồm:
sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly (xa những người, vật, điều mình yêu), oán tăng hội
(phải gần gũi với người, vật, điều mà mình oán ghét), cầu bất đắc (cầu mà không
được) và ngũ thụ uẩn (nghĩa là thân và tâm phải chịu hết thảy những nỗi khổ. Đó là
sự kết hợp của các yếu tố sắc, thụ, tưởng, hành, thức làm cho con người phải chịu
hết nỗi khổ này đến nỗi khổ khác cả về thân và tâm).
Tập đế là nguyên nhân của nỗi khổ. Phật giáo cho rằng con người chìm đắm
trong bể khổ khi không thoát khỏi luân hồi. Luân hồi do nghiệp tạo ra. Theo Phật
giáo, trong suốt một đời người, tất cả những hành động thiện, ác về thân thể, về lời

16



nói, về ý nghĩ đều tạo nên nghiệp (thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp) và kết quả
của nghiệp ấy gọi là nghiệp báo. Khi con người chết, thân thể mất đi nhưng nghiệp
do con người tạo ra giống như luật vô hình quay lại gặp nhân duyên tạo thành một
sinh linh mới. Sinh linh này phải trả quả cho những giây phút trước, kiếp trước và
đồng thời lại tạo nhân cho những giây phút sau, kiếp sau cứ thế không bao giờ
ngừng nghỉ, như chiếc bánh xe quay liên tục gọi là luân hồi. Phật giáo nhấn mạnh
nghiệp do Tam độc là tham, sân, si gây nên.
“Này các Tỳ kheo, đây là nhân sinh khổ thật sự là ái dục. Ái dục là nhân làm
cho chúng sinh phải sinh vào cảnh giới mới, khi ấy lại phải lẫn lộn với sự ham
muốn trong các đề mục” [78, tr. 63]. Như vậy, ái dục (lòng đam mê) là nguyên nhân
chính yếu của khổ. Chính lòng đam mê đã khiến con người bám víu vào sự sống
dưới mọi hình thức. Từ dục dẫn đến tham. Sự tham lam của con người, xúi giục con
người hành động để thỏa mãn lòng tham của mình. Sân là khi lòng tham không
được thỏa mãn thì con người trở nên tức giận, bực tức, nóng nảy làm cho tâm phiền
não, u buồn, khiến con người không có cái nhìn sáng suốt, tỉnh táo, khách quan
được, đó gọi là si. Si theo nghĩa rộng này thì cũng chính là vô minh. Vô minh là
không sáng suốt, “chỉ cái tâm âm độn, không chiếu rọi được rõ ràng sự lý của pháp.
Là tên gọi khác của si” [86, tr. 46]. Vô minh mang ý nghĩa là sự mê lầm, không
sáng suốt, lẫn lộn thật giả, thực hư, không hiểu lẽ vô thường vô ngã và Tứ diệu đế.
Như vậy, vô minh là nguyên nhân trực tiếp của ái dục và là nguyên nhân sâu
xa của khổ. Vô minh đã đẩy con người tái sinh qua các kiếp luân hồi để gánh chịu
sự trầm luân không cùng của nghiệp báo. Nghiệp báo luân hồi trong Phật giáo là
khái niệm dùng để chỉ sự chuyển sinh vô tận của đời sống.
Diệt đế là chân lý về sự chấm dứt các nỗi khổ. Phật giáo cho rằng, nỗi khổ
của cuộc đời con người có thể chấm dứt được bằng cách diệt vô minh, khi đó tam
độc sẽ biến mất, luân hồi chấm dứt, con người đạt tới Niết bàn (Nirvana).
Niết bàn, theo tiếng Phạn gồm hai phần: “Nir” là hình thức phủ định, không;
“Vana” có nghĩa là ái dục, là diệt. Cho nên, diệt trừ được lòng tham, diệt trừ được

nóng giận, oán thù, diệt trừ được mê lầm (vô minh), đó là Niết bàn. “Về phương

17


diện siêu hình, Niết bàn là hoàn toàn giải thoát ra khỏi mọi khổ đau. Về phương
diện tâm lý, Niết bàn là tận diệt “Tự Ngã”. Về phương diện luân lý, Niết bàn là sự
tận diệt tham, sân, si” [77, tr. 578]. Như vậy, Niết bàn là một trạng thái tinh thần
hoàn toàn thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xóa vô
minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.
Trong kinh Phật nguyên thủy có đề cập tới hai hình thức của Niết bàn đó là:
Hữu dư Niết bàn và Vô dư Niết bàn. Cả Hữu dư Niết bàn và Vô dư Niết bàn đều để
chỉ trạng thái tinh thần tự do, thanh tịnh tuyệt đối của con người. Tuy nhiên, Hữu dư
Niết bàn là Niết bàn xét ở phương diện tương đối. Người đạt tới Hữu dư Niết bàn là
người đã thoát khỏi vòng luân hồi nhưng thể xác vẫn còn tồn tại. Mặc dù đang sống
nhưng tam độc, mọi phiền não đã được tiêu trừ. Vô dư Niết bàn là Niết bàn hiểu
trên phương diện tuyệt đối. Đó là Niết bàn chỉ đạt được khi đã chấm dứt sự tồn tại
của thân xác. Điểm khác biệt của hai trạng thái này là ở chỗ, Niết bàn đạt được khi
thân thể còn sống (Hữu dư Niết bàn) hay đã chết (Vô dư Niết bàn). Đây cũng là cơ
sở căn bản của sự khác biệt giữa lối tu xuất gia hay tại gia, lối giải thoát bằng xuất
thế hay nhập thế của hai dòng Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa sau này.
Đạo đế là chân lý về con đường diệt khổ hay là phương pháp thực hiện việc
diệt khổ. Con đường đó gọi là Bát chính đạo (8 con đường đúng). Nội dung của Bát
chính đạo gồm: 1. Chính kiến là hiểu đúng Tứ điệu đế; 2. Chính tư duy là suy nghĩ
đúng với lẽ phải; 3. Chính ngữ là lời nói chân chính; 4. Chính nghiệp là hành động
đúng đắn; 5. Chính mệnh là sống chân chính; 6. Chính tinh tấn là siêng năng rèn
luyện đúng đắn; 7. Chính niệm là suy nghĩ chân chính, tin tưởng chính pháp, gạt bỏ
những suy nghĩ sai lầm; 8. Chính định là kiên định, tập trung tư tưởng, ngẫm nghĩ
đúng đắn.
Tám nguyên tắc trên có thể thâu tóm vào Tam học – ba điều cần học tập và

rèn luyện để khắc phục tam độc, gồm: Giới, Định, Tuệ. Trong đó, tham được khắc
phục bằng giới (chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh); sân được khắc phục bằng
định (chính tinh tấn, chính niệm, chính định); si được khắc phục bằng tuệ (chính
kiến, chính tư duy).

18


×