Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

luận văn thạc sĩ thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.59 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA
SẺ TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

NGUYỄN VĂN PHÚ

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA
SẺ TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

Nhóm ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 83.40.121

Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Phú
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Quang Minh


Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
của tập thể và cá nhân . Tôi thực sự trân trọng và biết ơn sâu sắc đối với tất cả sự giúp
đỡ quý báu đó.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Quang Minh,
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo của Khoa sau Đại học, Đại
học Ngoại Thương đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
lớp Kinh doanh Thương mại K24.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế
FPT đã ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp
đã quan tâm, động viên, chia sẻ để tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện nghiên cứu nên chắc
chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả kính mong
nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để bài luận văn được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm
2019
Học viên

Nguyễn Văn Phú

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Nguyễn Quang Minh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan các nhận xét,
đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn
và chú thích nguồn gốc.
Nết phát hiện bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình.

Học viên

Nguyễn Văn Phú

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... ii
MỤC LỤC...................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ........................................................ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................... viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA
SẺ.................................................................................................................................. 8
1.1. Tổng quan về kinh tế chia sẻ.................................................................................8
1.1.1. Khái niệm về kinh tế chia sẻ, mô hình kinh tế chia sẻ và phát triển kinh tế chia
sẻ................................................................................................................................ 8

1.1.2. Lịch sử phát triển của kinh tế chia sẻ............................................................. 10
1.1.3. Mô hình hoạt động của kinh tế chia sẻ........................................................... 12
1.2. Các đặc điểm của kinh tế chia sẻ........................................................................ 13
1.2.1. Dựa trên nền tảng số, nền tảng trực tuyến...................................................... 14
1.2.2. Hợp tác tiêu dùng để tận dụng nguồn lực dư thừa.......................................... 14
1.2.3. Là mô hình kinh doanh thu lợi nhuận............................................................. 16
1.2.4. Khả năng tiếp cận, linh hoạt và dễ chia sẻ...................................................... 16
1.3. Phân loại kinh tế chia sẻ...................................................................................... 17
1.4. Lợi ích của phát triển kinh tế chia sẻ................................................................. 17
1.4.1. Tận dụng tài nguyên, nguồn lực của xã hội.................................................... 17
1.4.2. Giảm chi phí giao dịch trong các hoạt động kinh doanh................................18
1.4.3. Tạo cơ hội việc làm........................................................................................ 19
1.4.4. Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ............................................................ 19
1.4.5. Tạo môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định............................................. 20
1.5. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của kinh tế chia sẻ................................21
1.5.1. Yếu tố công nghệ............................................................................................ 21
1.5.2. Yếu tố kinh tế - Xã hội – Môi trường............................................................. 22
1.5.3. Yếu tố chính sách........................................................................................... 24
1.6. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của kinh tế chia sẻ........................................... 25
iii


1.6.1. Các lĩnh vực, nhóm ngành nghề ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ................25
1.6.2. Chính sách, hành lang pháp lý hỗ trợ kinh tế chia sẻ...................................... 25
1.6.3. Hạ tầng CNTT phục vụ kinh tế chia sẻ........................................................... 26
1.6.4. Đóng góp của kinh tế chia sẻ cho nền kinh tế................................................ 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA ĐIỂN HÌNH..................................... 27
2.1. Tình hình phát triển kinh tế chia sẻ trên thế giới.............................................. 27
2.1.1. Các lĩnh vực phát triển................................................................................... 27

2.1.2. Các chính sách phát triển kinh tế chia sẻ........................................................ 29
2.1.3. Hạ tầng CNTT phục vụ kinh tế chia sẻ trên thế giới......................................30
2.1.4. Đóng góp của kinh tế chia sẻ cho nền kinh tế thế giới...................................36
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế chia sẻ tại một số quốc gia................................38
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế chia sẻ tại Mỹ................................................... 38
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế chia sẻ tại Trung Quốc...................................... 45
2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế chia sẻ tại Singapore......................................... 49
2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế chia sẻ trên thế giới........................................ 53
2.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ...................................................................................... 53
2.3.2. Kinh nghiệm củaTrung Quốc:........................................................................ 55
2.3.3. Kinh nghiệm của Singapore:.......................................................................... 56
2.4. Đánh giá chung sự phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ............................... 58
2.4.1. Những thành công đã đạt được....................................................................... 58
2.4.2. Những vấn đề đang đặt ra............................................................................... 59
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH
TẾ CHIA SẺ TẠI VIỆT NAM................................................................................... 61
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế chia sẻ tại Việt Nam........................................... 61
3.1.1. Các lĩnh vực phát triển................................................................................... 61
3.1.2. Đóng góp của kinh tế chia sẻ tại Việt Nam..................................................... 63
3.1.3. Các chính sách quản lý và phát triểnkinh tế chia sẻ ở Việt Nam....................64
3.1.4. Cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ kinh tế chia sẻ................................................. 68
3.1.5. Những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế chia sẻ tại Việt Nam.....70
3.2. Xu thế phát triển của nền kinh tế chia sẻ trên thế giới..................................... 86
3.2.1. Triển vọng phát triển...................................................................................... 86
iv


3.2.2. Tài chính công nghệ (FinTech)....................................................................... 87
3.2.3. Kinh tế chia sẻ ứng dụng công nghệ Blockchain............................................ 88
3.3. Kiến nghị giải pháp phát triển kinh tế chia sẻ tại Việt Nam............................. 89

3.3.1. Công nhận kinh tế chia sẻ là tất yếu, là một thành phần kinh tế của Việt Nam,
phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ thông tin............................................. 89
3.3.2. Nâng cao nhận thức của xã hội và tăng cường năng lực của các bên tham gia
kinh tế chia sẻ........................................................................................................... 90
3.3.3. Ban hành Luật điều chỉnh và quản lý đối với kinh tế chia sẻ tại Việt Nam....93
3.3.4. Xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các hoạt động kinh tế chia sẻ
và truyền thống........................................................................................................ 95
3.3.5. Đầu tư phát triển mạng lưới Internet, hạ tầng CNTT phục vụ KTCS.............96
KẾT LUẬN................................................................................................................. 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................100

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
STT

Tên bảng, biểu đồ, hình vẽ

Trang

Hình 1.1

Mô tả hoạt động của mô hình kinh tế chia sẻ

15

Bảng 1.2

Tổng hợp các đặc điểm chính của kinh tế chia sẻ


17

Biểu đồ 2.1

Số lượng người sử dụng Internet trên thế giới (1995-2018)

34

Biểu đồ 2.2

Dân số sử dụng Internet theo khu vực trên thế giới

35

Biểu đồ 2.3

Doanh thu thị trường thanh toán di động trên thế giới (Từ
2015-2019)

36

Biểu đồ 2.4

Số lượng người sử dụng các mạng xã hội trên thế giới (triệu
người)

37

Hình 2.5


So sánh tăng trưởng mô hình kinh tế chia sẻ và truyền thống

39

Bảng 2.6

Top 5 các startup có giá trị lớn nhất – tính đến tháng 1/2019

40

Hình 2.7

Các lĩnh vực của kinh tế chia sẻ và doanh nghiệp điển hình
tại Mỹ

41

Biểu đồ 2.8

Cơ cấu nhóm độ tuổi lao động giữa kinh tế chia sẻ và kinh
tế Mỹ

44

Biểu đồ 2.9

Cơ cấu trình độ lao động giữa kinh tế chia sẻ và kinh tế Mỹ

45


Biểu đồ 2.10

Giá trị thanh toán di động tại Trung Quốc so với Mỹ

52

Biểu đồ 3.1

Quy mô thị trường gọi xe tại các nước Đông Nam Á

70

Bảng 3.2

Một số điều kiện kinh doanh của các hãng Uber, Grab và
các hãng taxi truyền thống

80

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt


Nghĩa Tiếng Anh

1

BEA

Ủy ban phân tích kinh tế Mỹ

2

CMCN 4.0

Cách mạng Công nghiệp 4.0

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

GTVT

Giao thông vận tải

5

KTCS


Kinh tế chia sẻ

6

P2P Lending

Cho vay ngang hàng

7

SMEs

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Small and Medium
Enterprises

8

TTĐT

Thanh toán điện tử

vii

Bureau of Economic
Analysis

Peer to Peer Lending



TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dưới đây là những kết quả mà tác giả đạt được sau khi nghiên cứu đề tài “Thực
tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với Việt

Nam”
Thứ nhất, luận văn đã tổng hợp và khái quát được toàn bộ hệ thống cơ sở lý luận
về kinh tế chia sẻ, phát triển kinh tế chia sẻ; các đặc điểm, bản chất của kinh tế chia sẻ,
lợi ích của mô hình kinh tế chia sẻ đối với nền kinh tế. Đồng thời chỉ ra các yếu tố tác
động tới sự phát triển của kinh tế chia sẻ cũng như xác định được các tiêu chí đánh giá
sự phát triển của kinh tế chia sẻ. Tác giả chỉ ra được 4 tiêu chí đó là: Các lĩnh vực phát
triển của kinh tế chia sẻ, các chính sách, hành lang pháp lý hỗ trợ kinh tế chia sẻ, hạ
tầng công nghệ thông tin phục vụ kinh tế chia sẻ và các đóng góp của kinh tế chia sẻ
cho nền kinh tế.
Thứ hai, luận văn đã đi sâu phân tích tình hình phát triển chung của kinh tế chia
sẻ trên thế giới và điển hình tại các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Singapore theo các
tiêu chí đã xác định tại Chương 1. Luận văn cũng chỉ ra những thành tựu, hạn chế khi
phát triển kinh tế chia sẻ trên thế giới.
Thứ ba, tác giả nghiên cứu thực trạng phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt
Nam; chỉ ra những thành tựu và thách thức trong vận dụng kinh nghiệm phát triển kinh
tế chia sẻ của các nước trên thế giới vào Việt Nam. Từ đó kiến nghị các giải pháp phát
triển kinh tế chia sẻ trong cuộc cách mạng Công nghệ 4.0 đang diễn ra.
Với những kết quả nghiên cứu trên cùng với sự tổng hợp từ một số nguồn tài
liệu tham khảo đã nghiên cứu trước, hi vọng luận văn giúp người đọc có cái nhìn chi
tiết và thấu đáo hơn về kinh tế chia sẻ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

viii


MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế chia sẻ (KTCS) là một mô hình kinh tế mới phát triển trong bối cảnh của

cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin,
việc cung cấp sản phẩm dịch vụ tới tay người tiêu dùng đã vượt qua giới hạn về cả
khoảng cách thời gian cũng như không gian địa lý, đồng thời nó ngày càng đáp ứng tốt
yêu cầu của khách hàng cũng như tối thiểu hóa chi phí trong quá trình vận hành.
Hiện nay thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn đến mô hình kinh tế chia sẻ.
Sự xuất hiện của các công ty như Grab, Uber, Airbnb... không còn xa lạ với nhiều quốc
gia phát triển trên thế giới. Những lợi ích đạt được của nền kinh tế chia sẻ là rất lớn. Cụ
thể là : tạo ra một phương thức kinh doanh mới, mở ra cơ hội kinh doanh mới dựa trên
nền tảng số, ứng dụng công nghệ 4.0; thị trường cạnh tranh hơn, loại hình dịch vụ đa
dạng hơn, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng; mở ra cơ hội đầu tư, tạo việc làm cho
người lao động, tăng thêm thu nhập; tiết kiệm tài nguyên, tận dụng tối đa công suất tài
sản dư thừa, bảo vệ môi trường; giảm các chi phí giao dịch trong hoạt động kinh
doanh; thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở các quốc gia.
Đây chính là những yếu tố khiến mô hình nền kinh tế chia sẻ có những tiềm năng phát
triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai, sẽ không chỉ là một thị trường ngách hay một
hiện tượng nhất thời mà là tương lai của môi trường kinh doanh toàn cầu.
Tuy nhiên, sự nở rộ nhanh chóng của mô hình kinh tế này đã và đang gây ra
không ít quan ngại cho các nhà quản lý và đặt ra không ít thách thức đối với các doanh
nghiệp kinh doanh theo phương thức truyền thống. Những thách thức về khung pháp lý
đặt ra cho mô hình kinh doanh chia sẻ, đó là sự cạnh tranh “không công bằng” giữa các
doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp kinh tế chia sẻ. Bên cạnh đó, việc trốn
thuế của các công ty tham gia nền kinh tế chia sẻ cũng sẽ trở thành mối quan tâm lớn
của Chính phủ các quốc gia, khi mà những khoản lợi nhuận mà các công ty này thu
được ước tính lên tới những con số khổng lồ.
1



Đối với Việt Nam, vì là một mô hình khá mới, nên “kinh tế chia sẻ” đang đặt ra
nhiều thách thức đối với các nhà quản lý. Việc quản lý nhà nước đối với các loại dịch
vụ KTCS không có một hình mẫu chung mà là những chính sách thể hiện cụ thể ở từng
lĩnh vực. Hiện tại đang có một khoảng trống chính sách khi chưa có các quy định pháp
luật chặt chẽ liên quan đến KTCS, các chính sách, quy định về nghĩa vụ tài chính và
các chính sách khác, thiếu các chính sách đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa kinh tế
truyền thống và KTCS trong từng ngành cụ thể, thiếu các quy định về quản lý chất
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ để bảo vệ người tiêu dùng, thiếu các quy định liên quan
đến trách nhiệm của các nền tảng về cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý. Cùng
với đó là thiếu cơ chế, chính sách quản lý các giao dịch thanh toán điện tử và thiếu quy
định về an toàn thông tin….
Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết như vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Thực tiễn

phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với Việt
Nam” với mong muốn tập trung nghiên cứu thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia
sẻ trên thế giới, nhận diện những thành công, thách thức của việc phát triển mô hình
kinh tế chia sẻ, qua đó đề xuất một số khuyến nghị về chính sách nhằm giúp phát triển
và quản lý hiệu quả mô hình kinh tế này trong thời gian tới, phù hợp với giai đoạn phát
triển của đất nước.
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
PwC. (2015). “The sharing economy.” PwC Consumer Intelligence Series.
Báo cáo về kinh tế chia sẻ của PwC tập trung nghiên cứu nền kinh tế chia sẻ tại
nước Mỹ, quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ nhất của kinh tế chia sẻ. Kết quả điều tra của
PwC cho thấy 19 % người tiêu dùng được khảo sát đã tham gia vào một giao dịch kinh tế
chia sẻ tại Mỹ, trong khi 44 % đã quen thuộc với thuật ngữ kinh tế chia sẻ. Các nhà cung

cấp dịch vụ trong ngành chiếm bảy phần trăm dân số Hoa Kỳ và chủ yếu xuất phát từ độ
tuổi 25-34. Tám phần trăm tất cả người lớn ở Hoa Kỳ đã tương tác với một số

2


hình thức chia sẻ ô tô. Mặc dù con số ban đầu còn ít, PwC nhấn mạnh tiềm năng tăng
trưởng trong nền kinh tế chia sẻ: giữa năm lĩnh vực chia sẻ chính (ô tô, khách sạn, tài
chính, nhân sự và truyền thông), doanh thu từ kinh tế chia sẻ năm 2007 là 14 tỷ đô và
dự kiến là 335 tỷ đô la vào năm 2025.
Yaraghi, Niam; Ravi, Shamika (2017). “The Current and Future State of the Sharing
Economy,” Brookings India IMPACT Series No. 032017. March 2017.
Các tác giả nhận thấy nền kinh tế chia sẻ là một hoạt động kinh tế dựa trên cơ sở
chia sẻ ngang hàng, cho hoặc chia sẻ quyền truy cập hàng hóa và dịch vụ . Nền kinh tế
chia sẻ được ước tính tăng từ 14 tỷ đô la trong năm 2014 lên 335 tỷ đô la vào năm
2025. Ước tính này dựa trên sự tăng trưởng nhanh chóng của Uber và Airbnb và các
doanh nghiệp chia sẻ khác.
Admir Čavalić&Damir Bećirović (2017) “Sharing Economy : Critical Review” , Social
Responsible Entrepreneurship, 2017
2 tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu về kinh tế chia sẻ của các tác giả đi trước.
Tác giả trình bày quan điểm phát triển của nền kinh tế chia sẻ, tập trung vào các lợi ích
được cung cấp bởi mô hình kinh tế này. Những lợi ích này có thể liên quan đến việc
giảm thất nghiệp và nền kinh tế phi chính thức, sử dụng tốt hơn các nguồn lực, tăng
cường vốn xã hội và cộng đồng, và tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài viết cũng
phân tích những thách thức chính của kinh tế chia sẻ, có liên quan đến tính linh hoạt
của môi trường pháp lý và kinh tế. Cuối cùng đưa ra các khuyến nghị để cải thiện sự
phát triển của nền kinh tế chia sẻ.
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Thâm nhập vào thị trường Việt Nam vài năm trở lại đây, kinh tế chia sẻ được đánh
giá sẽ có nhiều tác động tích cực tới nền kinh tế Việt Nam. Việc nghiên cứu một cách hệ

thống cơ sở lý luận và đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế chia sẻ; các kinh
nghiệm của một số nước và hiện trạng đánh giá tình hình thực hiện kinh tế - xã hội

3


của nước ta hiện naylà những nội dung rất quan trọng và cần thiết, trên cơ sở đó đề
xuất đổi mới, xây dựng phương pháp đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế chia sẻ
Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng như phương pháp tiếp cận còn hết sức mới mẻ,
cả đối với việc nghiên cứu cũng như quản lý của nước ta, trên thực tế đây là vấn đề còn
đang trong quá trình vừa nghiên cứu vừa áp dụng thí điểm để hình thành một phương
pháp phát triển kinh tế chia sẻ phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay. Dưới đây là
tổng hợp tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước về kinh tế chia sẻ:
“Phát triển kinh tế chia sẻ và một số giải pháp áp dụng kinh tế chia sẻ ở Việt Nam”,
TS.Đào Đăng Kiên, Tạp chí phát triển nhân lực – Số 1 (50), 2016
Tác giả bài báo đã đưa ra khái niệm về kinh tế chia sẻ : mô hình kết nối để những
người tiêu dùng có thể tận dụng nguồn lực dư thừa của nhau - được đánh giá đó mô
hình đem lại giá trị kinh tế cao, tác động không nhỏ đến người tiêu dùng cũng như
doanh nghiệp kinh doanh kiểu truyền thống. Tác giả cũng khái quát các mô hình của
nền kinh tế chia sẻ trên thế giới hiện nay, phân tích theo từng doanh nghiệp điển hình
của từng mô hình: Uber, Airbnb, TaskRabbit, Kickstarter...
“Chuyên đề Số 14: Quản lý nhà nước trong nền kinh tế chia sẻ: kinh nghiệm quốc tế
và gợi ý cho Việt Nam”, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ươngTrung tâm Thông
tin – Tư liệu.
Bài nghiên cứu đã trình bày khái quát về quan điểm và bản chất của nền kinh tế chia
sẻ, nhấn mạnh bản chất của mô hình kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh doanh mới của
kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số giúp tiết kiệm chi phí
giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số. Các tác giả
cũng trình bày về cơ hội, thách thức của nền kinh tế chia sẻ, kinh nghiệm quản lý của một
số quốc gia điển hình từ đó rút ra những gợi ý cho phát triển chính sách tại Việt Nam. Các

tác giả khẳng định cần thiết cần phải có những giải pháp điều chỉnh và bổ sung kịp thời
các văn bản pháp quy để quản lý tốt hoạt động kinh doanh theo mô hình

4


kinh tế chia sẻ và khai thác tối đa tiềm năng của mô hình này, qua đó giúp nâng cao
năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Một số vấn đề về kinh tế chia sẻ ( sharing economy), Vụ kinh tế- Tổng hợp (Ban kinh
tế Trung ương) (2017)
Qua nghiên cứu bước đầu, các tác giả nhận định rằng "kinh tế chia sẻ" đang là xu
hướng mới song hành cùng cuộc cách mạng về công nghệ thông tin trở thành một trong
những trụ cột quan trọng của nền kinh tế số (Digital Economy), là mối quan tâm hàng
đầu của các doanh nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp tại nhiều quốc gia và được ví
như là "gà đẻ trứng vàng" mới cho nhiều nền kinh tế. "kinh tế chia sẻ" vẫn còn nhiều
không gian rộng lớn để phát triển và lấp đầy những khoảng trống của các thị trường
kinh doanh truyền thống hiện tại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải có những điều
chỉnh, bổ sung trong hệ thống luật pháp để có chính sách quản lý phù hợp khai thác
những yếu tố tích cực và ngăn chặn những yếu tố tiêu cực nhằm tạo ra môi trường kinh
doanh bình đẳng và lành mạnh để mô hình kinh tế chia sẻ phát triển, góp phần nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của mỗi quốc gia trong bối cảnh
hội nhập sâu rộng trên toàn cầu.
“Lợi ích của mô hình kinh tế chia sẻ và những Thách thức cho nhà quản lý”, TS. Nguyễn
Mạnh Hải, Nguyễn Hoàng Anh - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 2019.

Tác giả nhìn nhận kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh doanh mới nhưng không phải
là một bộ phận tách rời hoặc một thành phần kinh tế riêng rẽ trong nền kinh tế. cần tạo
ra một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các hoạt động kinh tế chia sẻ và kinh tế
truyền thống, giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy
nhiên, để phát huy được lợi ích của kinh tế chia sẻ, Nhà nước cần có các chính sách

thúc đẩy mô hình này theo hướng nới lỏng các điều kiện kinh doanh truyền thống (áp
dụng chung cho cả khu vực truyền thống và khu vực kinh tế chia sẻ); nâng cao năng
lực quản lý của bộ máy nhà nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để
đáp ứng yêu cầu quản lý và khuyến khích sự phát triển của các mô hình kinh tế chia sẻ.
5


3.

Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn phát triển mô hình kinh

tế chia sẻ trên thế giới, phân tích những những ưu điểm ưu thế và những mặt hạn chế
của mô hình kinh tế chia sẻ, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm phát triển mô hình
kinh tế chia sẻ vào tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh phát triển
của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về kinh tế chia sẻ, phát triển kinh tế
chia sẻ các đặc điểm của kinh tế chia sẻ, lợi ích khi phát triển kinh tế chia sẻ.
Thứ hai: Đánh giá thực trạng tình hình phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên
thế giới và một số quốc gia điển hình.
Thứ ba: Rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, đồng thời đề xuất những
kiến nghị chính sách đối với nhà nước để tạo điều kiện phát triển kinh tế chia sẻ hiệu
quả trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.
4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Mô hình kinh tế chia sẻ


-

Phạm vi nghiên cứu: Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới, trong đó

tập trung nghiên cứu một số quốc gia có nền kinh tế chia sẻ phát triển trên thế giới:
Mỹ, Trung Quốc, Singapore. Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2018. Các
giải pháp đề xuất cho giai đoạn đến 2030 ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu

như: Quá trình nghiên cứu được tiến hành tuần tự, theo một quy trình chặt chẽ từ
nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đến phân tích, đánh giá hiện trạng và trên cơ sở những
kết quả nghiên cứu đó, đưa ra kiến nghị, định hướng xây dựng đổi mới phương pháp
đánh giá đối với mục tiêu phát triển kinh tế chia sẻ tại Việt Nam.
Phương pháp luận duy vật lịch sử và phương pháp luận duy vật biện chứng:
Phương pháp này sẽ được sử dụng xuyên suốt trong quá trình tổng hợp, phân
6


tích, luận giải về cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng cũng như đề xuất, kiến
nghị các giải pháp trong luận văn.
Phương pháp kế thừa: Kế thừa và vận dụng các tư tưởng, lý luận, kinh nghiệm, các
kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước, từ đó có những đề xuất, bổ sung, phát triển
để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu, xây dựng luận văn.

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này để so sánh phương
pháp đánh giá việc phát triển kinh tế chia sẻ của các nước đang phát triển và nước ta

qua từng giai đoạn phát triển, so sánh với các phương pháp của một số nước.
Đồng thời, luận văn sẽ sử dụng các số liệu thống kê, báo cáo, khảo sát, và kết
quả nghiên cứu của các dự án, đề tài, các công trình nghiên cứu về vấn đề có liên quan.
6.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của

luận văn được chia thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển mô hình kinh tế chia sẻ.
Chương 2: Thực trạng phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và một số quốc
gia điển hình.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam

7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ
1.1. Tổng quan về kinh tế chia sẻ
1.1.1. Khái niệm về kinh tế chia sẻ, mô hình kinh tế chia sẻ và phát triển kinh tế chia
sẻ
1.1.1.1. Khái niệm kinh tế chia sẻ:
Sự chia sẻ giữa người với người đã diễn ra hàng ngàn năm qua, hình thức chia
sẻ trước kia rất đơn giản, có khi chỉ là chia sẻ một ngọn lửa với hàng xóm hay một túp
lều nghỉ tạm mỗi khi xa nhà. Tuy nhiên từ giữa thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của
Internet, với sự hỗ trợ, kết nối nhờ tận áp dụng công nghệ, người tiêu dùng đã tận dụng
hiệu quả hơn đối với tài sản cá nhân mình có. Việc này giúp những thứ được lãng phí
do không dùng đến được tận dụng thông qua nền tảng công nghệ. Tuy nhiên ngày nay
sự chia sẻ không còn gói gọn trong phạm vi hẹp, nó đã trở thành một xu hướng, một

loại hình kinh tế mới mang tính toàn cầu - kinh tế chia sẻ.
Kinh tế chia sẻ (sharing economy) có nhiều tên gọi và khái niệm đồng nghĩa khác
như kinh tế cộng tác (collaborative economy), kinh tế theo cầu (on-demand economy),
kinh tế nền tảng (platform economy), kinh tế truy cập (access economy), kinh tế dựa
trên các ứng dụng di động (app economy), v.v…
Theo từ điển Tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary, 2015) “kinh tế chia sẻ
là một hệ thống kinh tế trong đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ giữa các cá nhân
miễn phí hoặc thu phí, thông qua mạng Internet”; Hay theo Viện nghiên cứu và quản lý
kinh tế, kinh tế chia sẻ (Sharing economy) là mô hình kinh tế mà trong đó đề cập đến
việc chia sẻ ngang hàng quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ (phối hợp thông qua
các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng).

8


1.1.1.2. Khái niệm mô hình kinh tế chia sẻ
Khái niệm mô hình: Mô hình là sự đơn giản hóa hiện thực một cách có chủ định.
Nó cho phép nhà nghiên cứu bỏ qua các mặt thứ yếu để tập trung vào phương diện chủ
yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề nghiên cứu.
Bản chất của KTCS là mô hình kinh doanh mới, tận dụng lợi thế của công nghệ
số, qua đó tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông
qua các nền tảng số. So với mô hình kinh tế truyền thống, KTCS là trung tâm với ứng
dụng công nghệ số. Trong đó, giao dịch được thực hiện qua nền tảng trực tuyến do bên
thứ ba cung cấp, mở ra nhiều cơ hội hơn cho người tiêu dùng lựa chọn với giá rẻ hơn.
Các cá nhân có thể tham gia dưới hình thức bán thời gian, tạo thêm việc làm và tăng
thu nhập, khách hàng và nhà cung cấp có thể tạo nên sự đảm bảo chung và xây dựng
lòng tin bằng hệ thống xếp hạng và đánh giá đối tác giao dịch. Cùng với đó, những tài
sản vật chất được “chia sẻ” hoặc sử dụng như những dịch vụ, thay đổi phương thức
kinh doanh truyền thống, từ “sở hữu tài sản” sang phương thức “sử dụng tài sản mà
không cần sở hữu”. Giá trị tạo ra nhờ đổi mới sáng tạo/kết nối mạng trên nền tảng số,

thu lợi từ hiệu suất kinh tế nhờ quy mô.
Tóm lại, kinh tế chia sẻ là là một thuật ngữ đề cập đến mô hình kinh doanh khai
thác các yếu tố tài nguyên sẵn có của người dùng cuối cùng và kết hợp với các yếu tố
công nghệ để hợp thành một mô hình kinh doanh, trong đó:
- Đề cập đến vai trò ngang hàng dựa trên sự chia sẻ quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ
nhằm gia tăng lợi ích cho các bên tham gia.
- Tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp
cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số.
1.1.1.3. Khái niệm phát triển kinh tế chia sẻ
Khái niệm “phát triển”:
Trước hết cần làm rõ khái niệm “phát triển”, “phát triển” tuy ban đầu được các nhà
kinh tế học định nghĩa là “tăng trưởng kinh tế”, nhưng nội hàm của nó từ lâu đã vượt

9


khỏi phạm vi này, được nâng cấp sâu sắc hơn và chính xác hơn. Theo Từ điển Tiếng
Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ
phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội…
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra
tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính
của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác
nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong…nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập”
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao
gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh
tế, chất lượng cuộc sống.
Khái niệm phát triển kinh tế chia sẻ
Phát triển kinh tế chia sẻ là tổng thể các quan điểm, mục tiêu, công cụ, giải
pháp, nhằm hướng đến việc xây dựng mô hình kinh tế chia sẻ phát triển hiệu quả và

bền vững; tận dụng và khai thác tối đa điểm mạnh của kinh tế chia sẻ, hạn chế tới mức
thấp nhất những bất cập mà mô hình này đem lại.
Phát triển kinh tế chia sẻ bao gồm quá trình phát triển các lĩnh vực, ngành nghề
ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ; phát triển các chính sách, hành lang pháp lý hỗ trợ
kinh tế chia sẻ và phát triển hạ tầng CNTT phục vụ kinh tế chia sẻ.
Sự phát triển của kinh tế chia sẻ là rất cần thiết, là tất yếu, phù hợp với xu thế phát
triển của công nghệ thông tin hiện đại và có nhiều tác động tích cực tới nền kinh tế. Sự
phát triển của kinh tế chia sẻ gắn với sự phát triển của tất cả các ngành, lĩnh vực và của
nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa,
giao thông vận tải, logistic, tài chính, ngân hàng) mà công nghệ số được áp dụng.

1.1.2. Lịch sử phát triển của kinh tế chia sẻ

10


Trên thực tế, mô hình chia sẻ đã có từ rất lâu: thư viện, thuê xe, CLB, phòng luyện
tập…được chia sẻ trong làng xã, thị trấn. Tuy nhiên từ giữa thế kỷ 20, việc chia sẻ trở nên
đắt đỏ và rắc rối hơn việc sở hữu, do sự bùng nổ của sản xuất hàng loạt (cách mạng công
nghiệp). Từ đó xuất hiện chủ nghĩa tiêu dùng: xây dựng trên ý tưởng tin rằng việc tiêu
dùng sẽ giúp người dân thấy hạnh phúc, việc tiêu dùng giúp nền kinh tế phát triển mạnh
hơn. Giờ thì xu hướng lại đảo ngược trở lại do việc chia sẻ dần trở nên rẻ hơn.

Mô hình kinh tế chia sẻ được bắt đầu manh nha khái niệm năm 1995, khi kỷ
nguyên Internet bùng nổ. Khởi điểm tại Mỹ với mô hình ban đầu có tính chất “chia sẻ
ngang hàng” nhưng không rõ rệt. Nó khởi đầu bằng dịch vụ website thông tin cho thuê
quảng cáo, người tìm việc, việc tìm người… và giúp cho những cá nhân có thể kiếm
được việc làm, kiếm được tiền quảng cáo. Khi Internet được lan rộng, các trang như
Ebay và Craigslist giúp kết nối những người có và những người cần một cách hiệu quả
hơn. Chia sẻ và tái phân phối tài nguyên bắt đầu rẻ hơn so mới đi mua đồ mới và vứt

đồ cũ đi. Mọi người không chỉ là người mua hàng mà còn có thể bán thông qua thương
mại ngang hàng. Con người thay vì sở hữu để thỏa mãn nhu cầu của mình thì sẽ tìm
những nguồn lực trong cộng đồng. Họ nhận ra những thứ đắt đỏ trong việc sở hữu hoặc
duy trì, không thử dụng thường xuyên đều nên thuê chứ không nên mua. Điều này đã
làm thay đổi tâm lý “tư hữu” của người dân.
Mô hình kinh doanh này thực sự phát triển mạnh mẽ khi nền kinh tế Mỹ rơi vào
khủng hoảng năm 2008, người dân buộc phải thay đổi cách tiêu dùng, thắt chặt chi tiêu
để thích ứng với bối cảnh khó khăn, trong khi rất nhiều người cần kiếm được nhiều tiền
hơn từ chính những gì đang có. Bối cảnh đó khiến con người quay lại với một mô hình
ưu việt, tiết kiệm, tận dụng nguồn lực sẵn có và đề cao tính chia sẻ hơn tư hữu tài sản.
Đó cũng là lúc Uber - dịch vụ đi chung xe ra đời, năm 2009 và sau đó là sự bùng nổ
hay đúng hơn là sự tái sinh mạnh mẽ của mô hình kinh tế này.
Việc “chia sẻ” những tài nguyên sẵn có bằng các ứng dụng công nghệ cùng những
khoản lợi nhuận khổng lồ đem lại cho nhà cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê và sử

11


dụng tài nguyên, đã khiến mô hình kinh doanh này nhanh chóng phát triển vượt ra khỏi
biên giới Mỹ, lan rộng khắp châu Âu và toàn thế giới.
1.1.3. Mô hình hoạt động của kinh tế chia sẻ
Hình 1.1: Mô tả hoạt động của mô hình kinh tế chia sẻ

(Nguồn: Business Model Toolbox: />Hoạt động của mô hình kinh tế chia sẻ có thể được mô tả như sau: Chủ tài sản
(Owner) có tài sản nhàn rỗi như nhà cửa, xe cộ, thời gian…và muốn sử dụng chúng để
kiếm thêm thu nhập. Khách hàng (người sử dụng) đang cần sử dụng các tài sản đó mà
không muốn bỏ chi phí lớn để sở hữu. Sẽ có một bên thứ ba xuất hiện được gọi là nền tảng
(Platform) và giúp thực hiện việc kết nối giữa người cung cấp với khách hàng để sử dụng
các tài sản nhàn rỗi đó bằng việc họ sẽ sử dụng những ứng dụng công nghệ được cài đặt
trên máy tính hoặc điện thoại. Khách hàng sẽ lên các ứng dụng đó và tìm kiếm những

người cung cấp để bắt đầu thuê và sử dụng dịch vụ, sản phẩm. Người sử dụng phải trả phí
cho tài sản hoặc dịch vụ mình được sử dụng và có lợi ích được thỏa mãn từ việc sử dụng
đó. Mỗi bên tham gia vào mô hình này đều có quyền lợi ngang nhau và

12


ngang hàng như nhau.Nhà cung cấp nền tảng trong mô hình kinh tế chia sẻ chỉ là người
trung gian, giúp các bên mua/bán hoặc cho thuê tìm kiếm đến nhau. Các nền tảng cũng
có lợi ích từ dịch vụ kết nối thông qua việc định giá hoặc thu phí của các bên còn lại.
Với mô hình này, nhiều người sẽ không cần phải mua những thứ có thể thuê, chủ
sở hữu có thể kiếm tiền từ tài sản đang tạm thời nhà rỗi của mình, Thông qua sự hỗ trợ
của thiết bị công nghệ cao trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 ngày nay, cơ sở hạ tầng cứng và hạ tầng mềm có thể đáp ứng tốt kết nối trong nền
kinh tế chia sẻ.
Mô hình kinh tế chia sẻ khác với mô hình kinh tế truyền thống ở chỗ mô hình kinh
tế chia sẻ sử dụng nền tảng ứng dụng công nghệ số để thực hiện các giao dịch giữa
người cung ứng và người sử dụng với chi phí rẻ nhất cho cả hai bên. Mô hình kinh tế
chia sẻ tiện lợi, hiện đại, hiệu quả và nhanh chóng hơn so với mô hình kinh tế truyền
thống trong việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm.
Kinh tế chia sẻ cũng được coi là hoạt động tái thiết kinh tế, trong đó các cá nhân ẩn
danh có thể sử dụng các tài sản, dịch vụ nhàn rỗi (bao gồm cả các tài sản vô hình như
kỹ năng cá nhân và thời gian rảnh rỗi), được sở hữu bởi các cá nhân khác thông qua
các nền tảng kết hợp trên Internet. Đó là một mô hình kết nối để những người tiêu dùng
có thể tận dụng nguồn lực dư thừa của nhau.Hiện nay, có ba yếu tố giúp cho việc chia
sẻ quyền sử dụng các hàng hóa và dịch vụ mới được thuận lợi như:
Thứ nhất, hành vi của khách hàng đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được thay đổi
tính chất từ sở hữu đến chia sẻ.
Thứ hai, liên kết mạng lưới người tiêu dùng qua các mạng xã hội trực tuyến và thị
trường điện tử dễ dàng hơn.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin qua các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử
làm cho việc sử dụng, chia sẻ các hàng hóa và dịch vụ trở nên thuận tiện hơn.
1.2. Các đặc điểm của kinh tế chia sẻ
13


Dựa trên định nghĩa về kinh tế chia sẻ chúng ta có thể đưa ra một số các đặc
điểm chính của kinh tế chia sẻ như sau :
Bảng 1.2: Tổng hợp các đặc điểm của kinh tế chia sẻ

• Digital/Online Platform (Dựa trên nền tảng số, nền tảng trực
tuyến)

Các đặc điểm
chính của kinh
tế chia sẻ

•Idle capacity/ under-ultilized resources and Collaborative form
of consumption (Hình thức hợp tác tiêu dùng và tận dụng nguồn
lực dư thừa )
• For profit activities (Cho mục đích kinh doanh có lợi nhuận)
•Accessibility, flexibility, ease of share (khả năng tiếp cận, linh
hoạt và dễ chia sẻ (thuận tiện cho người tham gia))

1.2.1. Dựa trên nền tảng số, nền tảng trực tuyến
Nền tảng (Platform) là nơi trung gian gặp gỡ giữa người bán và người mua,
người tạo ra giá trị và người tiêu thụ giá trị…Vì thế người bán, người tạo ra giá trị sẽ
không tham gia nền tảng nếu như ở đó không có người mua, người tiêu thụ giá trị. Và
ngược lại, người mua, người tiêu thụ giá trị cũng sẽ không tham gia vào nền tảng nếu
như ở đó không có người bán, người tạo ra giá trị.

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của kinh tế chia sẻ là hoạt động trên
nền tảng số, nền tảng trực tuyến. Thông qua nền tảng số, nền tảng trực tuyến sử dụng
website, ứng dụng di động…kinh tế chia sẻ có thể tạo lập một mạng lưới cho người
mua và người bán, kết nối nhà cung cấp và khách hàng với nhau để mua bán, trao đổi
hàng hóa dịch vụ.
1.2.2. Hợp tác tiêu dùng để tận dụng nguồn lực dư thừa
14


Hợp tác tiêu dùng là một hiện tượng mà ở đó có một sự thỏa thuận kinh tế cho
phép những người đồng ý tham gia chia sẻ sự kết nối đến sản phẩm, dịch vụ hơn là sở
hữu riêng lẻ. kinh tế chia sẻ mang lại nhiều tiềm năng mới khi người tiêu dùng có được
cơ hội tiếp cận và khai thác, sử dụng những tài sản mà họ không sở hữu hoặc không có
điều kiện sở hữu riêng, trong khi người sở hữu tài sản lại có cơ hội để tăng thêm thu
nhập. Với nguyên lý khuyến khích tận dụng các nguồn lực dư thừa trong xã hội, kinh tế
chia sẻ thúc đẩy việc phân bố và sử dụng tài sản, tài nguyên thêm hiệu quả. kinh tế chia
sẻ giúp cho người tiêu dùng có thể chia sẻ, tận dụng tối đa các nguồn lực dư thừa của
nhau như nhà cửa, xe cộ, vật dụng v.v.., thay vì phải chi phí đầu tư mới cho việc mua
sắm, sở hữu tài sản đó. Chúng ta sử dụng dịch vụ chia sẻ xe hơi vì không cần sở hữu
một chiếc xe (Grab/Uber); cho thuê lại một căn phòng trong nhà vì không muốn bỏ
trống lãng phí (Airbnb) hay thậm chí chia sẻ cả thời gian rảnh rỗi để hỗ trợ công việc
cho người khác và kiếm thêm thu nhập cho chính bản thân mình. Thêm nữa, lợi ích về
tiết kiệm tài nguyên của kinh tế chia sẻ còn có hiệu ứng tích cực tới môi trường khi
giảm được việc sản xuất và tiêu dùng quá mức trong nền kinh tế.
Trong mô hình kinh tế chia sẻ, nhà cung cấp và khách hàng hợp tác tiêu dùng
các nguồn lực mà được sử dụng dưới mức tối ưu. Mô hình kinh tế chia sẻ thường được
sử dụng trong trường hợp một tài sản đắt tiền nhưng không phải lúc nào cũng được sử
dụng đầy đủ, Do đó, tài sản hữu hình hay tài sản vô hình, không được sử dụng hoặc
không được sử dụng hiệu quả, được cung cấp cho những người khác cần chúng để sử
dụng tạm thời, và chủ sở hữu sẽ nhận được lợi ích kinh tế từ việc cho người khác sử

dụng tài sản đó.
Những tài sản vật chất được “chia sẻ” hoặc sử dụng như những dịch vụ, thay đổi
phương thức kinh doanh truyền thống từ “sở hữu tài sản” sang phương thức “sử dụng
tài sản mà không cần sở hữu”… Do đó không có sự chuyển quyền sở hữu diễn ra trong
nền kinh tế chia sẻ. “Hiệu quả sử dụng quan trọng hơn quyền sở hữu” – Đó là phương
châm hoạt động mang đến thay đổi đột phá trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ.
15


×