Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

luận văn thạc sĩ nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.88 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGUY CƠ MẤT CÂN ĐỐI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

NGUYỄN KHOA TRƯỜNG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGUY CƠ MẤT CÂN ĐỐI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Ngành: Tài chính - Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 83.40.201

Họ và tên học viên: Nguyễn Khoa Trường
Người hướng dẫn: PGS, TS Nguyễn Hoàng Ánh

Hà Nội - 2019




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nguy cơ mất cân đối quỹ bảo
hiểm xã hội ở Việt Nam.Thực trạng và giải pháp.” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào trước đây. Các
số liệu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tất cả
những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tác giả luận văn

Nguyễn Khoa Trường


ii

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn thạc sĩ bên cạnh việc tự nghiên cứu từ
các nguồn tài liệu khác nhau, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình cũng
như sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè và cơ quan nơi tôi đang công tác.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS, TS Nguyễn Hoàng Ánh đã
dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn


Nguyễn Khoa Trường


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................. vi
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẤT CÂN ĐỐI QUỸ BẢO HIỂM XÃ
HỘI........................................................................................................................................................ 4
1.1 Giới thiệu chung về bảo hiểm xã hội............................................................................ 4
1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm xã hội................................................................................ 4
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm xã hội:.................................................................................... 8
1.1.3 Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội............................................................ 10
1.1.4 Mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội............................................................ 12
1.2. Mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội............................................................................... 13
1.2.1 Khái niệm mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.................................................. 13
1.2.2 Các nguyên nhân gây nên mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội....................15
1.2.3 Những rủi ro của việc mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội...........................17
1.3. Kinh nghiệm của quốc tế về quản lý quỹ bảo hiểm xã hội để phòng tránh
nguy cơ mất cân đối bảo hiểm xã hội................................................................................ 18
1.3.1 Bài học quản lý quỹ bảo hiểm xã hội để phòng tránh nguy cơ mất cân
đối bảo hiểm xã hội của nước Đức................................................................................ 18
1.3.2 Bài học quản lý quỹ bảo hiểm xã hội để phòng tránh nguy cơ mất cân
đối bảo hiểm xã hội của nước Malaysia...................................................................... 19
1.3.3 Bài học quản lý quỹ bảo hiểm xã hội để phòng tránh nguy cơ mất cân
đối bảo hiểm xã hội của nước Philippines.................................................................. 21
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG MẤT CÂN ĐỐI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM...................................................................................................................................... 24

2.1 Giới thiệu chung về quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam........................................ 24
2.1.1 Sự hình thành quỹ bảo hiểm xã hội.................................................................... 24
2.1.2 Thực trạng thu bảo hiểm xã hội........................................................................... 27
2.1.3 Thực trạng chi bảo hiểm xã hội........................................................................... 32
2.1.4 Thực trạng đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội............................................................ 36


iv

2.2. Thực trạng mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam................................ 38
2.2.1 Cán cân thu chi quỹ bảo hiểm xã hội................................................................. 39
2.2.2 Rủi ro của việc mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội......................................... 46
2.2.3 Nguyên nhân mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội............................................ 46
2.3. Đánh giá về thực trạng quỹ bảo hiểm xã hội hiện nay....................................... 49
2.3.1 Các biện pháp để ngăn chặn nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội
thời gian qua............................................................................................................................... 49
2.3.2 Đánh giá tình hình ngăn chặn nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội
thời gian qua............................................................................................................................... 54
CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ MẤT CÂN ĐỐI QUỸ
BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .............................. 60
3.1 Phương hướng phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới
60
3.1.1 Mục tiêu phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020 tầm
nhìn đến 2030......................................................................................................................... 60
3.1.2 Kế hoạch triển khai thực hiện............................................................................... 61
3.2 Giải pháp ngăn chặn nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội trong thời
gian tới.......................................................................................................................................... 64
3.2.1 Những giải pháp lớn mang tính định hướng........................................................ 64
3.2.2 Những giải pháp chi tiết nhằm giảm thiểu nguy cơ mất cân đối quỹ
BHXH............................................................................................................................................ 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 77


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình số đối tượng tham gia BHXH từ năm 2015-2018...................28
Bảng 2.2: Tình hình thu BHXH từ 2015-2018........................................................ 31
Bảng 2.3: Tình hình chi BHXH từ 2015-2018......................................................... 33
Bảng 2.4: Tỷ lệ đầu tư các quỹ giai đoạn 2015-2018............................................... 36
Bảng 2.5 : Phân bổ danh mục đầu tư từ BHXH Việt Nam....................................... 37
Bảng 2.6 : Tình hình cân đối quỹ BHXH giai đoạn 2015-2018...............................39
Bảng 2.7: Dự báo cân đối quỹ ốm đau, thai sản...................................................... 40
Bảng 2.8 : Dự báo cân đối quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp........................41
Bảng 2.9: Dự báo cân đối quỹ hưu trí, tử tuất.......................................................... 43
Bảng 2.10: Dự báo cân đối quỹ BHXH tự nguyện.................................................. 45
Bảng 2.11: Tình hình nợ đọng, trốn đóng BHXH từ 2015-2018..............................53


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế


BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

NSNN

Ngân sách nhà nước

TNLĐ-BNN

Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả
năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập
trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo
an toàn xã hội.
BHXH là trụ cột cơ bản trong chính sách an sinh của quốc gia, giải quyết
những “rủi ro” xảy ra đối với những người lao động, góp phần tích cực của mình
vào việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của họ và tác động trực tiếp
đến việc nâng cao năng suất lao động cá nhân đồng thời góp phần vào việc nâng cao
năng suất lao động xã hội. Thông qua sự trợ giúp của BHXH đối với người lao động
đã gián tiếp tác động đến chính sách tiêu dùng quốc gia, kích thích tiêu dùng của xã
hội, hỗ trợ và bổ sung các chính sách vĩ mô khác của Chính phủ.

Quỹ BHXH tác động mạnh mẽ tới hệ thống tài chính quốc gia, tới hoạt động
của hệ thống tín dụng, tiền tệ, ngân hàng. Chính vì vậy, trong các hoạt động của
BHXH Việt Nam, luôn đặt ra một yêu cầu: Quỹ BHXH phải được bảo tồn và phát
triển bằng nhiều hình thức khác nhau. Đây là một trong những kênh vốn quan trọng,
có tác động không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế của đất nước, là một trong
những nguồn đầu tư lớn tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, góp phần quan
trọng tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần
tăng thu nhập cá nhân cho người lao động và tăng tổng sản phẩm quốc dân.
Do đặc thù người tham gia BHXH đóng phí trong một thời gian dài và thường
là rất lâu sau họ mới được hưởng các chế độ trợ cấp dài hạn (như hưu trí, tuất...),
đồng thời số người tham gia đóng phí và hưởng tại một thời điểm thường có chênh
lệch dương (đôi khi khá lớn) nên quỹ BHXH tại một thời điểm nhất định có số tiền
kết dư lớn. Mặt khác, quỹ BHXH cũng luôn phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro,
như việc tính toán mức đóng - mức hưởng của đối tượng không khoa học; những
biến động xã hội đặc biệt dẫn đến việc bội chi quỹ; bị giảm giá trị do lạm phát thông


2

thường, do lạm phát từ các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trong nước
và nước ngoài tác động...
Những đặc thù đó, đòi hỏi quỹ BHXH phải được quản lý và kiểm soát chặt chẽ
để đảm bảo an toàn, thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội của quốc gia và hỗ trợ cho
nền kinh tế phát triển bền vững.
Trong điều kiện cả nước đang chú trọng tới công tác an sinh xã hội, nhất là
công tác quản lý quỹ BHXH, việc tìm kiếm những giải pháp nhằm cân đối quỹ
BHXH là vấn đề rất cấp thiết. Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài “Nguy cơ
mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.”

2. Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về các đề tài quản
lý đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
nhàn rỗi của quỹ BHXH có thể kể đến như:
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam,
giai đoạn 2007-2011” của tác giả Nguyễn Văn Huy, Trường đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2012; Luận văn đã đề cập đến công tác quản lý và sử
dụng quỹ BHXH. Tác giả đưa ra được các kiến nghị và giải pháp tăng cường công
tác quản lý hoạt động đầu tư quỹ BHXH tại Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Thanh Thủy về "Phát triển hoạt
động đầu tư tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam", năm 2007; Đề tài tập trung phân tích,
đánh giá hoạt động đầu tưtại BHXH, tác giả đã chỉ ra được những điểm mạnh và
điểm yếu qua đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển hoạt động đầu tư
tại BHXH.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên thường đánh giá theo một góc độ rộng
như: công tác quản lý đầu tư của BHXH Việt Nam, phát triển hoạt động vốn đầu tư của
quỹ BHXH… nhưng qua tìm hiểu, tác giả chưa thấy có đề tài nào nghiên cứu về nguy
cơ mất cân đối quỹ BHXH ở Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp để giảm thiểu
nguy cơ mất cân đối quỹ. Vì vậy, đề tài “Nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã


3

hội ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.” sẽ làm phong phú thêm tình hình
nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này đồng thời đóng góp ý nghĩa thực tế trong việc
cân đối quỹ BHXH ở Việt Nam trong thời gian tới.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định khung lý thuyết về quỹ BHXH.
- Phân tích thực trạng sử dụng quỹ BHXH tại Việt Nam, làm rõ những ưu điểm
đạt được, chỉ rõ những hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế.

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản hoàn thiện sử dụng quỹ BHXH an toàn và
bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thu BHXH, chi BHXH, đầu tư từ nguồn
quỹ BHXH và dự báo nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH tại Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Tại BHXH Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2018.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là sự vận dụng của nhiều phương pháp
nghiên cứu cơ bản như: thống kê, tổng hợp và so sánh, đối chiếu và phân tích.
6. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mất cân đối quỹ BHXH.
Chương 2: Thực trạng mất cân đối quỹ BHXH ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH ở Việt Nam
trong thời gian tới.
Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn tài liệu tham khảo nên luận văn này
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp, đánh giá của các thày cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


4

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẤT CÂN ĐỐI QUỸ BẢO HIỂM
XÃ HỘI
1.1 Giới thiệu chung về bảo hiểm xã hội
1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm xã hội
1.1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng
ta thì luôn luôn có xu hướng ngăn ngừa, đề phòng và hạn chế các rủi ro bất ngờ xảy

ra và bảo hiểm được xem là một phần quan trọng trong việc quản lý rủi ro của các
tổ chức cũng như cá nhân.
Do đó, chúng ta có thể định nghĩa bảo hiểm trên các góc độ sau đây:
- “Bảo hiểm là một phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có
khả năng gặp một loại rủi ro nào đó đóng góp tạo nên” (Nguyễn Văn Định 2005, tr.
13). Định nghĩa này chỉ mới đề cập đến phương pháp lập quỹ dự trữ bảo hiểm,
mà chưa rõ phương thức sử dụng nó.
- “Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường (theo
quy luật thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi
ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho
1

chính anh ta hoặc cho người thứ ba” (Nguyễn Văn Định 2005, tr. 13). Điều này có
nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp
khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất,
người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo
hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham gia
đăng ký với người bảo hiểm. Đây là định nghĩa mang tính chung nhất của bảo hiểm.
Như vậy, hoạt động của bảo hiểm vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội
nhưng vẫn có đặc trưng của ngành dịch vụ, cụ thể:
- Tính kinh tế thể hiện qua mối quan hệ giữa người tham gia với quỹ bảo
hiểm. Người tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm theo một tỷ lệ nhất định và người
1Nguyễn Văn Định, Giáo trình Bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội 2005, trang 13


5

bảo hiểm sẽ sử dụng quỹ này để trợ cấp hoặc bồi thường cho người tham gia khi
gặp phải rủi ro.
- Tính xã hội nằm ngay ở nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm là “số đông bù

số ít” nên phản ánh được tính cộng đồng.
- Bảo hiểm là ngành hoạt động dịch vụ nên sản phẩm của ngành này có những
đặc thù riêng nên ở đâu có nhu cầu chuyển giao rủi ro thì ở đó sẽ cần có bảo hiểm.
- Bảo hiểm là từ chỉ chung của các hoạt động bảo hiểm nhưBHXH, BHYT,
BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNNvà bảo hiểm thương mại. Tuy nhiên, BHXH, BHYT,
BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNN mang tính xã hội rõ nét hơn, còn bảo hiểm thương
mại mang tính kinh doanh nhiều hơn.
1.1.1.2 Khái niệm về phúc lợi xã hội
Để hiểu rõ hơn về BHXH thì cần phân biệt một số khái niệm như phúc lợi xã
hội và an sinh xã hội.
- “Social welfare is an organised system of social services and institulitions,
designed to aid individuals and groups, to attain satisfying standards of life and
health. Social welfare therefore, aims at providing services to weaker sections of the
population who because of various handicaps such as physical, mental, economic
and social, are unable to make use of social services provided by society or have
2

been traditionally deprived of these services.” (Dr. Ramesh Bharadwaj, tr.
108) – Theo Tiến sĩ Ramesh Bharadwaj thì “Phúc lợi xã hội là một hệ thống đượctổ
chứcbởi các dịch vụ xã hội và cơ quan phúc lợi, được thiết kế để hỗ trợ cho các cá
nhân và tập thể, nhằm đạt được các tiêu chuẩn về mức sống và y tế. Do đó, phúc lợi
xã hội nhằm mục đích cung cấp dịch vụ cho những bộ phận dân số yếu thế hơn như
những người khuyết tật về thể chất, tinh thần, kinh tế và xã hội, mà họ không thể
tiếp cận sử dụng các các dịch vụ do xã hội cung cấp hoặc bị tước bỏ các dịch vụ
này.”

2

Dr. Ramesh Bharadwaj, Social Welfare Administration: Concept, Nature and Scope, trang 108



6

- Phúc lợi xã hội được hiểu rộng hơn, đó chính là “Hệ thống các định chế, các
chính sách và các hoạt động nhằm bảo đảm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất
của người dân, với mục tiêu là làm sao cho mọi người dân có được một cuộc sống
3

đàng hoàng, tử tế, xứng đáng với phẩm giá con người.” (Trần Hữu Quang 2009, tr.
13). Hệ thống này bao gồm các lĩnh vực như: giáo dục, y tế, nhà ở, BHXH, BHYT,
các chính sách trợ giúp xã hội (hỗ trợ những tầng lớp nghèo và khó khăn…) và các
chính sách cứu trợ xã hội (cứu trợ thiên tai, dịch bệnh…).
1.1.1.3 Khái niệm về an sinh xã hội
“Social Security is the protection that a society provides to individuals and
households to ensure access to health care and to guarantee income security,
particularly in cases of old age, unemployment, sickness, invalidity, work injury,
4

maternity or loss of a breadwinner.” (Facts on Social Security 2001, tr. 1) – Theo
Nghị quyết và kết luận tại Hội nghị Lao động quốc tế thì “An sinh xã hội được hiểu
là sự bảo đảm mà xã hội thực hiện nhằm đảm bảo về chăm sóc sức khoẻ và đảm
bảo về thu nhập cho cá nhân và gia đình họ trong các trường hợp như khi về già,
khi thất nghiệp, ốm đau, mất khả năng lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản hoặc
khi không may mất đi người trụ cột gia đình”.
“An sinh xã hội là tổng hợp những sự bảo vệ đa dạng của các chính sách xã
hội nhằm trợ giúp cho con người – những thành viên của xã hội trong những
trường hợp rủi ro, hiểm nghèo mà bản thân họ không tự giải quyết được. Thông qua
sự trợ giúp mà những khó khăn của con người được khắc phục, góp phần làm cho
5


xã hội ổn định và phát triển bền vững” (Nguyễn Tiệp 2010, tr. 113).
Như vậy, có thể hiểu an sinh xã hội bao quát một phạm vi rộng lớn và có ảnh
hưởng tới nhiều người, kể cả khi người đó chưa sinh ra cho tới khi mất đi và thậm
chí có ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

3

Trần Hữu Quang, Phúc lợi xã hội trên thế giới: Quan niệm và Phân loại, Tạp chí Khoa học xã hội, số
04/2009, trang 13
4
ILO, Facts on Social Security, In 2001, the International Labour Conference adopted the Resolution and
Conclusions concerning Social Security, Switzerland 2001, trang 1
5
Nguyễn Tiệp, Giáo trình Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2010, trang 113


7

Về cơ bản thì“Hệ thống an sinh xã hội gồm các bộ phận chủ yếu sau: Bảo
hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội
nhằm thực hiện các chức năng cơ bản của an sinh xã hội là phòng ngừa rủi ro,
6

giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro” (Nguyễn Tiệp 2010, tr. 114).
Như vậy, an sinh xã hội là sự phân phối lại thu nhập giữa những người tham
gia nhưng phúc lợi xã hội với các chính sách của mình nhằm mang tới sự công bằng
cho người dân và BHXH là một phần cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội, nó là cơ
sở để phát triển các bộ phận an sinh xã hội khác. Ngoài ra, BHXH còn là căn cứ để
đánh giá trình độ quản lý rủi ro của mỗi quốc gia và mức độ an sinh xã hội đạt được
của mỗi nước.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong Công ước 102 (1952) thì BHXH
của các nước thành viên cần lựa chọn ít nhất ba trong chín chế độ: chăm sóc y tế,
trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí, trợ cấp TNLĐ-BNN, trợ cấp gia
đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật và trợ cấp tiền tuất.Mỗi chế độkhi xây dựng
đều cần phải được dựa trên cơ sở như: kinh tế xã hội, tài chính, thu nhập, tiền
lương... Ngoài ra, còn cần phải tính đến các yếu tố sinh học hay tuổi thọ bình quân.
1.1.1.4 Khái niệm về bảo hiểm xã hội
Hiểu theo nghĩa rộng thì “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù
đắp một phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi người lao động tham
gia bảo hiểm xã hội bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động do các sự kiện bảo hiểm
xảy ra và trợ giúp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế cho họ trên cơ sở quỹ bảo
hiểm xã hội do các bên tham gia đóng góp, nhằm ổn định đời sống cho người lao
7

động và gia đình người lao động, đảm bảo an sinh xã hội” (Nguyễn Tiệp 2010, tr.
13).
Hiểu theo nghĩa hẹp thì “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ từ quỹ bảo hiểm xã hội do
các bên tham gia đóng góp, khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bị giảm
6

Nguyễn Tiệp, Giáo trình Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2010, trang 114

7

Nguyễn Tiệp, Giáo trình Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2010, trang 13


8


hoặc mất thu nhập từ lao động do các sự kiện bảo hiểm xảy ra, nhằm đảm bảo ổn
8

định đời sống gia đình người lao động và đảm bảo an sinh xã hội” (Nguyễn Tiệp
2010, tr. 14).
Theo ILO, “Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo trợ mà xã hội dành cho các
thành viên của mình thông qua nhiều biện pháp công nhằm khắc phục tình trạng
khó khăn về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc giảm một phần thu nhập vì ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, tuổi già và tử vong;
9

chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình” (Nguyễn Tiệp 2010, tr. 73).
Theo Luật BHXH năm 2014 thì “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu
nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động
hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”. Do đó, nếu theo định nghĩa
trong luật thì BHXH được hiểu theo nghĩa hẹp và không bao gồm bảo hiểm y tế.
Như vậy, BHXH có thể hiểu một cách đơn giản là sự bù đắp hoặc thay thế cho
phần thu nhập cho người lao động khi họ không may gặp phải các rủi ro, bất trắc
làm giảm hoặc không có khả năng tạo ra thu nhập dựa trên sự đóng góp của họ vào
quỹ BHXH hàng tháng.
Vì thế, BHXH mang tính xã hội, nhân văn sâu sắc và nó chính là một chính
sách xã hội được luật hóa tùy theo điều kiện của từng nước.
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm xã hội:
1.1.2.1 Đối với người lao động
BHXH với vai trò chính là giúp thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao
động hay khi mất việc làm.
BHXH giúp người lao động nâng cao khả năng tiết kiệm trong chi tiêu để có
các khoản tiết kiệm nhỏ, đều đặn dùng khi bị giảm hoặc mất thu nhập nên ngoài


8
9

Nguyễn Tiệp, Giáo trình Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2010, trang 14
Nguyễn Tiệp, Giáo trình Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2010, trang 73


9

việc có hỗ trợ về vật chất, BHXH còn giúp hỗ trợ về mặt tinh thần và ổn định tâm lý
khi phải đối mặt với các rủi ro

10

(Nguyễn Tiệp 2010, tr. 31)

1.1.2.2 Đối với người sử dụng lao động
Giúp cho người sử dụng lao động có thể ổn định hoạt động nhờ việc phân phối
các chi phí cho người lao động hợp lý nên hoạt động kinh doanh sẽ được liên tục và
không bị gián đoạn.
Khi tham gia BHXH nó sẽ giúp gắn bó lợi ích giữa người lao động và ngườisử
dụng lao động, giữa người lao động và xã hội bởi họ cùng đóng góp chung vào quỹ
BHXH và khi người lao động có gặp phải rủi ro hay khi họ hưởng các chế độ thì
BHXH sẽ thay người sử dụng lao động bù đắp lại phần thu nhập bị mất cho người
lao động. Khi tham gia BHXH thì người lao động sẽ chia sẻ rủi ro với xã hội theo
nguyên tắc số đông bù số ít, do đó sẽ giúp gắn bó lợi ích giữa người lao động và xã
hội chặt chẽ hơn

11


(Nguyễn Tiệp 2010, tr. 32)

1.1.2.3 Đối với xã hội
BHXH có vai trò phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham
gia BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội. Với quy luật số đông bù số ít,
BHXH giúp phân phối lại thu nhập theo cả chiều ngang và chiều dọc, giữa người
thu nhập cao và người có thu nhập thấp; giữa người khỏe mạnh và người ốm đau,
bệnh nghề nghiệp nghỉ việc.
Ngoài ra, BHXH như là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao
năng suất lao động cá nhân và nâng cao năng suất lao động xã hội vì khi khỏe mạnh
họ tham gia lao động và được người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công. Khi
họ ốm đau, thai sản hay tai nạn lao động thì họ được BHXH trợ cấp thay thế cho
khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất. Vì thế, cuộc sống của người lao động sẽ luôn
được đảm bảo và họ sẽ tích cực lao động, sản xuất hơn.
Từ sự đóng góp của các bên tham gia nên BHXH cũng có vai trò quan trọng
trong việc huy động vốn đầu tư giúp cho thị trường tài chính đa dạng hơn.
10

Nguyễn Tiệp, Giáo trình Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2010, trang 31

11

Nguyễn Tiệp, Giáo trình Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2010, trang 32


10

Như vậy, BHXH giúp chúng ta có cuộc sống sống tốt hơn, ổn định hơn khi
không may gặp phải rủi ro không mong muốn, khi chúng ta không thể tạo ra thu

nhập hoặc mất đi một phần thu nhập do ốm đau, bệnh tật hay tuổi già. BHXH là hạt
nhân cơ bản của Hệ thống an sinh xã hội, góp phần điều tiết các chính sách trong Hệ
thống an sinh xã hội đồng thời góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế, ổn định
chính trị - xã hội, nhân tố quan trọng đảm bảo an sinh xã hội lâu dài và bền vững

12

(Nguyễn Tiệp 2010, tr. 33-34).
1.1.3 Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là: “Quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình
thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của
nhà nước” theo Luật BHXH 2014.
QuỹBHXH được dùng để trợ cấp cho người lao động theo các quy định của
Luật BHXH. Trong đó, phần đóng góp của người lao động tuy là không nhiều
nhưng quyền lợi họ nhận được lại lớn khi gặp phải rủi ro. Đối với người sử dụng lao
động, việc đóng góp vào quỹ BHXH là để bảo hiểm cho người lao động mà mình sử
dụng. Trên thực tế, người sử dụng lao động cũng được lợi khi đóng góp vào quỹ
BHXH vì khi người lao động bị mất hoặc suy giảm khả năng lao động họ không
phải chi trả khoản tiền đó mà quỹ BHXH sẽ là bên chi trả khoản tiền đó cho người
lao động. Bên cạnh đó, quỹ BHXH còn được sử dụng để chi phí cho sự nghiệp quản
lý BHXH ở các cấp, các ngành.
Như vậy, có thể hiểu quỹBHXH được xây dựng bởi sự đóng góp từ các bên
tham gia BHXH gồm người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước với vai
trò bù thiếu nhằm mục đích chi trả cho các chế độ BHXHvà đảm bảo cho hoạt động
chung của hệ thống BHXH.
QuỹBHXHlà quỹ tiền tệ tập trung và được hạch toán độc lập với NSNN, được
nhà nước bảo hộ và bù thiếu. Quỹ này được quản lý theo cơ chế cân bằng thu chi do
đó, quỹ BHXH không đơn thuần ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự biến động theo
chiều hướng tăng lên hoặc thâm hụt.
12


Nguyễn Tiệp, Giáo trình Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2010, trang 33-34


11

Quỹ BHXHđược hình thành và hoạt động nhằm giải quyết những rủi ro của tất
cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất theo nguyên tắc số đông bù số ít
nênrủi ro được dàn trải cho số đông người tham gia. Đồng thời, quỹBHXH cũng
góp phần giảm gánh nặng chi ngân sách cho nhà nước; khi có biến cố xã hội xảy ra
như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, quỹ BHXH cũng là một khoản không nhỏ giúp
nhà nước thay cho cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội…
Ngoài ra, quỹ BHXH cũng là một nguồn đầu tư cho nền kinh tế. Tuy nhiên,
quỹ BHXH muốn đượcbảo toàn và tăng trưởng thì cần phải được quản lý chặt chẽ
và được sử dụng đúng mục đích.
Theo Luật BHXH 2014 thì “Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung,
thống nhất công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán
độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương
do nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định”
và quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn chính như sau (theo Điều 82 Luật Bảo
hiểm xã hội):
- Người sử dụng lao động đóng góp: quỹ BHXH được xác định dựa trên quỹ
lương của đơn vị, doanh nghiệp. Sự đóng góp này thể hiện trách nhiệm của người
sử dụng lao động đối với người lao động nhưng cũng đồng thời sẽ giúp người sử
dụng lao động có thể tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn
khi rủi ro xảy ra đối với lao động của mình. Theo quy định của BHXH Việt Nam,
hàng tháng người sử dụng lao động đóng bằng 17,5% trên tổng quỹ tiền lương của
đơn vị mình; trong đó 14% để chi các chế độ hưu trí, tử tuất, 3% để chi các chế độ
ốm đau - thai sản và 0,5% để chi cho chế độ TNLĐ-BNN.
- Sự đóng góp từ người lao động: Đối với các nước trên thế giới thì hệ thống

BHXH vẫn được thực hiện theo nguyên tắc có đóng, có hưởng nên người lao động
cũng cần phải tham gia đóng góp cho quỹBHXH cùng với người sử dụng lao động
thì mới được hưởng chế độ BHXH. Thông qua đó, người lao động đã dàn trải rủi ro
theo thời gian và đồng thời chia sẻ rủi ro với số đông người tham gia BHXH khác.
Khoản đóng góp vào quỹBHXH chính là khoản để dành, khoản tiết kiệm cho về sau


12

bằng cách là hưởng lương hưu hoặc được hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro xảy ra.
Khoản trợ cấp này được xác định một cách khoa học và có cơ sở theo nguyên nhân.
- Sự hỗ trợ thêm từ nhà nước: nhằm bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH đối
với người lao động: Quỹ BHXH được nhà nước bảo hộ và đóng góp khi quỹ bị
thâm hụt không đủ khả năng để chi trả cho các chế độBHXH,nhằm mục đích đảm
bảo cho các hoạt động xã hội diễn ra được đều đặn, ổn định. Nguồn thu từ sự hỗ
trợNSNN đôi khi là khá lớn, đóng vai trò quyết định duy trì và bảo đảm sự ổn định
và gia tăng của quỹ BHXH.
- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ: Phần quỹ nhàn rỗi được sử dụng
cho hoạt động đầu tư nhằm mục đích tăng trưởng quỹ BHXH nhưng phải đảm bảo
an toàn và được quản lý chặt chẽ để trước hết là bảo toàn được quỹ và đảm bảo
quyền lợi chính đáng cho người tham gia về chi trả các chế độ BHXH, thực hiện an
sinh xã hội.
- Các nguồn khác: Bao gồm sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài
nước, khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH, khoản bổ sung
thường xuyên từ các cơ quan, tổ chức của nhà nước...
1.1.4 Mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
QuỹBHXH được hình thành và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì
lợi ích của người lao động và nhằm thực hiện an sinh của xã hội nên có thể xem
quỹBHXH giống như một quỹ xã hội, nhưng phương tiện để hoạt động là phương
tiện kinh tế. Thông qua đó, quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH được

đảm bảo; đồng thời xã hội có một khoản tài chính để chi trả các khoản trợ cấp
BHXH, phần nhàn rỗi của quỹ có thể được đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, có thể thấy quỹBHXH được quản lý theo nguyên tắc kinh tế nhưng
mục đích sử dụng thì mang tính xã hội sâu sắc. Mục đích chính của việc sử dụng
quỹBHXH là để chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH và chi cho sự nghiệp quản
lý BHXH.
Theo Điều 84 Luật BHXH 2014 thì quỹBHXH được sử dụng với năm mục
đích chính như sau:


13

- Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động: chế độ ốm đau, thai sản,
TNLĐ-BNN, hưu trí và tử tuất
- Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp
TNLĐ-BNN hàng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc
nhận con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc
bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
- Chi phí quản lý BHXH như tuyền truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về
BHXH, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ BHXH; Cải cách thủ tục
BHXH; Tổ chức thu, chi trả BHXH và hoạt động bộ máy của cơ quan BHXH các
cấp.
- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp
không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả
năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH.
- Phần quỹ nhàn rỗi được phép đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ nhưng
hoạt động đầu tư phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và có khả năng thu hồi được vốn.
1.2. Mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội
1.2.1 Khái niệm mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội
“Cân đối quỹ bảo hiểm xã hộilà biểu hiện mối quan hệ bằng nhau hoặc tương

đương giữa hai đại lượng thu và chi, đồng thời là biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa
các yếu tố cấu thành thu và chi của quỹ bảo hiểm xã hội trong một thời kỳ nhất
13

định” . (Dương Xuân Triệu 2009, tr. 207)
Tổng số thu của quỹ không được nhỏ hơn tổng số chi của quỹ. Ít nhất tổng số
thu phải bằng tổng số chi của quỹ mới đảm bảo đủ kinh phí chi trả cho các chế
độBHXH.
Mất cân đối quỹ BHXH là hiện tượng thu – chi quỹ BHXH không cân bằng và
thực chất là do việc chi nhiều hơn thu, gây ra hiện tượng thâm hụt quỹ BHXH.

13

Dương Xuân Triệu, Quản trị bảo hiểm xã hội, NXB Lao động – Xã hội 2009, trang 207


14

Trong đó, mức đóng góp vào quỹBHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu - chi
quỹ BHXH.
Cân đối quỹ BHXH là sự tương quan hợp lý về lượng giữa các khoản thu và
chi của quỹ BHXH được đảm bảo trong một thời kỳ nhất định (có thể trong trung
hạn hoặc dài hạn). Đây là một trong những hoạt động quan trọng trong quản lý quỹ
BHXH do cân đối quỹ BHXH không những phụ thuộc vào quản lý nhà nước thông
qua chính sách pháp luật, mà còn phụ thuộc vào quản lý sự nghiệp thông qua tổ
chức thực hiện chính sách pháp luật. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần phải
có những điều chỉnh phù hợp trong những thời kỳ nhất định, vừa để thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế - xã hội, vửa phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho
người tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH. Việc quản lý cân đối quỹ BHXH được
thực hiện qua hai nội dung sau:

Dự báo về nguồn hình thành quỹ BHXH trong từng thời kỳ (trung hạn và dài
hạn) được thực hiện trên cơ sở dự báo về thị trường lao động, về tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia theo từng thời kỳ để xác định đối tượng tham gia, mức
đóng góp vào quỹ BHXH của các bên tham gia, cũng như các nguồn thu hợp pháp
khác và sự hỗ trợ của Nhà nước (nếu có) vào quỹ BHXH.
Dự báo về nguồn chi từ quỹ BHXH trong cùng thời kỳ dựa trên cơ sở sự phát
triển của nền kinh tế, ổn định xã hội, biến động về số người thụ hưởng chính sách
và mức hưởng, thời gian hưởng các chế độ BHXH theo quy định, đảm bảo chi trả
kịp thời cho người thụ hưởng chế độ, giúp họ ổn định cuộc sống trong những thời
kỳ dự báo.
Thông qua hoạt động quản lý cân đối quỹ BHXH nhằm dự báo tình hình hoạt
động thu, chi trong khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh chính sách, chế độ
BHXH.
Nguyên tắc cơ bản trong quản lý đầu tư quỹ BHXH là: an toàn, hiệu quả và
đảm bảo khả năng thanh toán.Chính vì vậy, đòi hỏi cơ quan quản lý quỹ BHXH phải
tổ chức công tác kế toán, kiểm tra sử dụng một cách chặt chẽ, đúng pháp luật. Sử
dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lợi có hiệu quả nhằm đảm bảo quỹ phải được bảo
toàn và phát triển để đảm bảo được quyền lợi của người lao động và giảm được


15

sự tài trợ của nhà nước. Sự xoay vòng bảo tồn và tăng trưởng quỹ là một đặc trưng
cơ bản của hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong nền kinh tế thị trường. Đây là một
trong những hoạt động cần thiết, khách quan, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của
quỹ BHXH.
Việc quản lý đầu tư quỹ BHXH phải phân tích các cấu trúc thị trường vốn
trong nước có liên quan tới các phương thức đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
tỷ lệ lãi suất dự báo... Phần thu được từ đầu tư phải được chuyển kịp thời, đầy đủ
vào quỹ BHXH. Phần quỹ kết dư phải được đầu tư có thời hạn phù hợp với yêu cầu

chu chuyển tiền mặt nhằm đảm bảo chi trả kịp thời các quyền lợi cho người tham
gia BHXH. Ngoài ra, hoạt động đầu tư quỹ, bên cạnh lợi ích kinh tế cũng cần được
cân nhắc đến lợi ích xã hội, nhất là việc đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực
tạo được nhiều việc làm, thu hút được nhiều lao động vào hoạt động kinh tế.
Quỹ BHXH là một công cụ để thực hiện chức năng tài chính BHXH, bao gồm
thu, chi và cân đối thu – chi BHXH. Quỹ BHXH giữ vai trò trung tâm trong thực
hiện chính sách BHXH và tài chính BHXH. Kết quả hoạt động tài chính, cân đối
quỹ là một chỉ số quan trọng giúp cho việc nghiên cứu, đánh giá, điều chỉnh chính
sách BHXH và ra quyết định liên quan đến BHXH. Sự tồn tại và hoạt động của quỹ
gắn liền với khả năng thực thi chính sách BHXH.
Các khoản đóng góp vào quỹ BHXH phụ thuộc vào mức độ chi trả của các chế
độ BHXH, nếu quỹ không đủ bù đắp thì phải nâng mức đóng góp hoặc hạ thấp mức
chi trợ cấp BHXH để bảo đảm nguồn quỹ luôn luôn cân đối giữa thu và chi.
1.2.2 Các nguyên nhân gây nên mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội
Nguyên nhân gây ra mất cân đối quỹ có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng
có thể đánh giá theo ba tiêu chí như sau

14

(Dương Xuân Triệu 2009, tr. 209-210):

- Nguyên nhân ảnh hưởng tới nguồn thu của quỹ BHXH làm cho quỹ bị thiếu
hụt:


14

Công tác quản lý thu kém hiệu quả nên xuất hiện các hiện tượng doanh nghiệp
trốn đóng, chậm đóng quỹ BHXH nên không đảm bảo số thu, ảnh hưởng tới
Dương Xuân Triệu, Quản trị bảo hiểm xã hội, NXB Lao động – Xã hội 2009, trang 209-210



16

nguồn thu chính của quỹ BHXH vì thất thu khoản đóng góp của người lao
động và người sử dụng lao động.



Diện bao phủ BHXH thấp: người sử dụng lao động trốn đóng cho đối tượng
thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc còn nhiều; số lượng người tham gia
BHXH tự nguyệnchưa cao nên sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu và đóng góp vào
quỹ BHXH. Bởi vì, nguyên tắc của BHXH là số đông bù số ít nên nếu số
người tham gia ít thì số thu sẽ ít và không đảm bảo đủ tiền để chi trả cho các
chế độ BHXH.





Mức đóng BHXH phải phù hợp với mức hưởng đối với từng đối tượng. Ví dụ:
nếu nâng mức hưởng lương hưu lên cao nhưng không tăng mức đóng BHXH
thì sẽ dẫn đến thu không đủ chi và quỹ sẽ bị mất cân đối.
Công tác đầu tư quỹ tăng trưởng kém hiệu quả cộng với nhân tố rủi ro nên
không thu hồi được vốn, không có lãi; hoặc có lãi nhưng tỷ lệ lãi thấp hơn tỷ
lệ trượt giá trên thị trường, hoặc lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thị trường
cùng thời điểm sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu của quỹ BHXH.
- Nguyên nhân ảnh hưởng tới nguồn chi của BHXH khiến nguồn chi tăng:








Việc dân số già hóa, tuổi thọ ngày càng nâng cao nhưng tuổi về hưu thấp làm
cho tỷ lệ người hưởng ngày càng cao gây ra gánh nặng cho quỹ BHXH, bởi
chi trả cho chế độ hưu trí ngày càng lớn.
Tình trạng trục lợi BHXH, làm dụng quỹ ngày càng gia tăng ảnh hưởng tới
nguồn chi cho các chế độ tăng cao xuất phát từ việc quản lý chưa tốt.
Việc cân đối các khoản chi: chi trả chế độ BHXH, chi quản lý bộ máy và chi
cho đầu tư nếu không hợp lý sẽ dẫn tới bội chi.
Mất cân đối do quan hệ đóng hưởng, do các tham số khi đánh giá giữa mức
đóng và mức hưởng của người lao động không khoa học. Nếu mức hưởng
BHXH cao hơn so với mức đóng sẽ dẫn tới tổng số chi cao hơn tổng thu gây
mất cân đối cho quỹ BHXH.
- Một số nguyên nhân khác:



Nhà nước bảo trợ quỹ BHXH nên nếu nhà nước có các chính sách thay đổi
kinh tế xã hội làm mất cân đối thu, chi quỹ BHXH hoặc các rủi ro bất khả


17

kháng sẽ dẫn tới mất cân đối thu chi quỹ BHXH và có thể sẽ dẫn tới mất cân
đối quỹ BHXH.






Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp nên sẽ
gián tiếp ảnh hưởng tới nguồn thu của quỹ BHXH vì doanh nghiệp và người
lao động có tham gia đóng góp vào quỹ BHXH.
Lạm phát tăng cao ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và giá trị đồng tiền
trượt giá ảnh hưởng tới các hoạt động tài chính nói chung và quỹ BHXH nói
riêng vì quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập và ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư
quỹ.
Do đó, quỹ BHXH cần phải được chú trọng để tránh mất cân đối, bởi vì khi

quỹ bị mất khả năng thanh toán và mất cân đối tài chính sẽ có nguy cơ dẫn đến
khủng hoảng tài chính nếu nhà nước không có khả năng bù đắp phần thiếu hụt của
hệ thống bằng NSNN và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động do
mất khả năng chi trả các chế độ BHXH, ảnh hưởng đến thực hiện an sinh xã hội.
1.2.3 Những rủi ro của việc mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội
- Gây bội chi quỹ nên không bảo toàn được quỹ BHXH, ảnh hưởng tới độ an
toàn của quỹ, gây mất khả năng chi trả trong tương lai. Do đó, gánh nặng sẽ đè lên
vai nhà nước, gây khó khăn cho NSNN nhất là trong các trường hợp bội chi.
- Ảnh hưởng tới việc chi trả các chế độBHXH cho người lao động, do đó sẽ
gây ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của người lao động.
- Ảnh hưởng đến khả năng thực thi chính sách BHXH.
- Gây ảnh hưởng tới khủng hoảng tài chính và có thể xảy ra bất ổn về chính trị
và xã hội, mất lòng tin của người dân.
- Ảnh hưởng đến việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân gây ảnh hưởng
tới sự phát triển của nền kinh tế.
Như vậy, có thể thấy nếu quỹ BHXH bị mất cân đối, chi lớn hơn thu có ảnh
hưởng lớn như thế nào. Trong đó, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của
người lao động; ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị, xã hội; ảnh hưởng tới NSNN, do

đó,để có thể bảo toàn được vốn, tránh mất cân đối quỹ BHXH thì có thể xem xét


×