Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

luận văn thạc sĩ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG bắc á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.87 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG ĐÔNG BẮC Á

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

NGUYỄN THỊ HÀ GIANG

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG ĐÔNG BẮC Á

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 83.40.121

HỌ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ HÀ GIANG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN QUANG MINH



Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà Giang


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này trước hết tôi xin trân trọng cám ơn TS. Nguyễn
Quang Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi chọn lọc các số liệu, tài liệu đến các
nội dung trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Phòng
Đào tạo và Khoa Sau đại học của Nhà trường cùng tập thể các nhà khoa học, các tổ
chức cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Thị Hà Giang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH................................................ vi
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................ viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN...........................................ix
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ GIỚI
THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐÔNG BẮC Á....................................6
1.1. Khái quát về xuất khẩu lao động..................................................................... 6
1.1.1. Một số quan điểm, khái niệm liên quan đến xuất khẩu lao động.............6
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động............................................................ 9
1.1.3. Vai trò kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động......................................12
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu lao động của quốc gia . 15

1.2. Tiêu chí đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động........................................ 18
1.2.1. Số lượng lao động xuất khẩu................................................................... 18
1.2.2. Tỷ trọng xuất khẩu lao động sang một thị trường trong tổng số lao động
được xuất khẩu của cả nước............................................................................. 18
1.2.3. Cơ cấu xuất khẩu lao động...................................................................... 19
1.2.4. Mức tiền lương của người lao động........................................................ 19
1.2.5. Thị phần lao động tại thị trường nước ngoài.......................................... 20
1.2.6. Mức sinh lời của xuất khẩu lao động...................................................... 20
1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số quốc gia sang thị trường Đông

Bắc Á và bài học đối với Việt Nam....................................................................... 20
1.3.1.. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số quốc gia sang thị trường
Đông Bắc Á........................................................................................................ 20
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG BẮC Á................................................................. 32
2.1. Cơ sở pháp lý đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam sang các nước
Đông Bắc Á............................................................................................................ 32


iv

2.1.1. Các quy định về xuất khẩu lao động của Việt Nam ................................. 3
2
2.1.2. Các văn bản pháp lý được ký kết giữa Việt Nam và các nước Đông Bắc
Á ............................................................................................................................ 3
4
2.2. Giới thiệu thị trường lao động Đông Bắc Á ................................................... 35
2.2.1. Khái quát về khu vực Đông Bắc Á ............................................................ 3
5
2.2.2. Khái quát tình hình nhập khẩu lao động của các nước Đông Bắc Á ..... 3
8
2.3. Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường
Đông Bắc Á .............................................................................................................. 48
2.3.1. Số lượng lao động xuất khẩu .................................................................... 4
8
2.3.2. Tỷ trọng xuất khẩu lao động sang thị trường Đông Bắc Á trong tổng số
lao động được xuất khẩu của Việt Nam ............................................................. 5
1
2.3.3. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề .......................................... 5

2
2.3.4. Thu nhập của người lao động ................................................................... 5
4
2.3.5. Thị phần xuất khẩu lao động của Việt Nam tại thị trường Đông Bắc Á 56
2.3.6. Hiệu quả của xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á. 59
2.4. Đánh giá tình hình XKLĐ của Việt Nam sang Đông Bắc Á ........................ 62
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được ................................................................... 6
2
2.4.2. Những vấn đề đang đặt ra đối XKLĐ của Việt Nam sang Đông Bắc Á . 67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG BẮC Á ............................................. 73
3.1. Dự báo XKLĐ trong thời gian tới .................................................................. 73
3.1.1. Dự báo chung xu hướng XKLĐ trên thế giới .......................................... 7
3
3.1.2. Dự báo XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á ............................................ 7
3
3.2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị
trường Đông Bắc Á trong bối cảnh mới ................................................................ 77
3.2.1. Những cơ hội ............................................................................................. 7
7
3.2.2. Một số thách thức ...................................................................................... 8
0


3.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường
Đông Bắc Á .............................................................................................................. 82
3.3.1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước ................................ 8
2
3.3.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động .................... 9
0

3.3.3. Nhóm giải pháp đối với người xuất khẩu lao động ................................. 9
3
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 96


v

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97
PHỤ LỤC I ............................................................................................................
xiii
PHỤ LỤC II ...........................................................................................................

xiv

PHỤ LỤC III ...........................................................................................................

xv

PHỤ LỤC IV .........................................................................................................

xvi

PHỤ LỤC V ..........................................................................................................

xvii


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

LĐNK

Lao động nhập khẩu

LĐXK

Lao động xuất khẩu

NKLĐ

Nhập khẩu lao động

NLĐ

Người lao động

TNS

Tu nghiệp sinh

TTS

Thực tập sinh

XKLĐ


Xuất khẩu lao động

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt
ILO

IM Japan

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

International Labour
Organization

Tổ chức Lao động Quốc tế

International Manpower
Development Organization,

Cơ quan phát triển nguồn nhân

Japan

lực Nhật Bản

IOM

International Organization for
Migration


Tổ chức di cư quốc tế

JETRO

The Japan External Trade
Organization

Tổ chức xúc tiến thương mại
Nhật Bản

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành tích xuất khẩu lao động của Philippines sang khu
vực Đông Bắc Á từ năm 2012 đến năm 2017
Bảng 1.2. Thành tích xuất khẩu lao động của Trung Quốc sang Nhật
Bản và Hàn Quốc từ năm 2012 đến năm 2017
Bảng 1.3. Thành tích xuất khẩu lao động của Thái Lan sang khu vực

22


25

27

Đông Bắc Á từ năm 2012 đến năm 2017
Bảng 2.1: Số lượng lao động nhập khẩu của Đài Loan từ năm 2012

39

đến năm 2017
Bảng 2.2: Số lượng LĐNK tại Đài Loan từ các thị trường chính theo

40

ngành nghề năm 2017
Bảng 2.3: Số lượng lao động nhập khẩu theo ngành nghề tại Hàn

43

Quốc năm 2017
Bảng 2.4 : Số lượng lao động nhập khẩu tại Nhật Bản từ năm 2012

45

đến năm 2017
Bảng 2.5: Số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường

48

Đông Bắc Á

Bảng 2.6: Cơ cấu ngành nghề của NLĐ Việt Nam tại thị trường Đông

53

Bắc Á
Bảng 2.7: Thị phần xuất khẩu lao động sang thị trường Đông Bắc Á

58

so với lao động được giải quyết việc làm của Việt Nam 2010 – 2018
Bảng 2.8: So sánh mức thu nhập của lao động xuất khẩu ở ba nước
Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản

60


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng lao động nhập khẩu tại Hàn Quốc từ năm
2014 đến năm 2017
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động nhập khẩu theo ngành nghề tại Nhật
Bản năm 2017
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
Đông Bắc Á (2010 - 2018)

42

46


51


ix

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
XKLĐ một chủ trương của Đảng và Nhà nước góp phần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho một bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, vấn
đề này đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, thị trường Đông Bắc
Á là thị trường tương đối ổn định và có xu hướng tiếp nhận số lượng lao động ngày
càng nhiều do vậy, cần được quan tâm nghiên cứu thỏa đáng.
Chương 1 đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về XKLĐ như: Khái quát
về XKLĐ, tiêu chí đánh giá thực trạng XKLĐ, giới thiệu thị trường lao động Đông
Bắc Á. Đồng thời nhấn mạnh XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á cần phải chú ý
đến các hình thức XKLĐ, vai trò kinh tế xã hội của XKLĐ, các yếu tố ảnh hưởng
tới hoạt động XKLĐ, tìm hiểu nhu cầu các ngành nghề cần nhân lực lao động và tìm
hiểu thị trường lao động này. Để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ sang thị trường Đông
Bắc Á cần phải chú ý đến hệ thống pháp luật của nước sở tại, yêu cầu về trình độ
của lao động xuất khẩu, cũng như quản lý chặt chẽ hệ thống tổ chức đưa người đi
XKLĐ.
Chương 2 phân tích thực trạng XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á, gồm cơ sở
pháp lý đối với XKLĐ của Việt Nam sang các nước Đông Bắc Á, thực trạng XKLĐ
của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc và đánh giá tình hình XKLĐ của Việt Nam
sang Đông Bắc Á. XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á đã có rất nhiều các văn bản
pháp lý đang được xã hội quan tâm, nhiều người lao động chú ý, nhưng cũng đang
gặp những khó khăn. Từ đó đề tài khẳng định XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng tuy nhiên, cũng còn có vấn đề cần hoàn
thiện, đẩy mạnh hoạt động XKLĐ sang thị trường này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan của việc thực hiện các biện pháp quản lý tác động.
Chương 3 đề tài đã phân tích cơ hội và thách thức đối với XKLĐ của Việt Nam

sang thị trường Đông Bắc Á, kinh nghiệm XKLĐ của một số quốc gia và bài học đối
với Việt Nam, giải pháp đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á.
Đề tài khẳng định XKLĐ Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á là một chủ trương
đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở phân tích điểm mạnh yếu, cơ


x

hội và thách thức đối với XKLĐ Việt nam sang thị trường Đông Bắc Á thời gian tới,
đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp cần thiết.
Để đẩy mạnh XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á và đáp ứng yêu cầu của thị
trường này, ngoài những nỗ lực từ phía Nhà nước, doanh nghiệp và bản thân người
lao động thì vấn đề quan trọng là cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
XKLĐ là một chiến lược quan trọng, một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước để góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lao động, tạo
nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. XKLĐ còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao
công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng và
tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam
hội nhập tốt hơn nữa vào khu vực và quốc tế.
XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á từ đầu những năm 2000 đến
nay đang được cơ sở xuất khẩu đẩy mạnh chiếm tỷ trọng lớn và có tác động tích cực
đối với người lao động cũng như sự phát triển chung của các ngành, địa phương của
Việt Nam. Đông Bắc Á là một thị trường rộng lớn và là thị trường chủ lực của Việt
Nam. Tổng sô lượng LĐXK sang Đông Bắc Á từ 2010 đến 2018 ước tính 1.076.772

người, chiếm khoảng 71,82% tổng số lao động được xuất khẩu của Việt Nam ra
nước ngoài.
Việt Nam hiện nay đang có nhưng cơ hội rất lớn và rộng mở trong XKLĐ sang
Đông Bắc Á. Việt Nam hiện nay đang có cơ cấu dân số vàng rất phù hợp cho việc
thực hiện XKLĐ. Việt Nam và khu vực Đông Bắc Á là các quốc gia có nền văn hóa
tương đồng, con người ở các quốc gia này là những người cần cù, chịu khó và rất
cẩn thận. Chính vì thế thị trường XKLĐ mở ra là một thuận lợi lớn dành cho lao
động Việt Nam những người muốn học tập, làm giàu, cải thiện cuộc sống. Hơn thế
nữa các quốc gia Đông Bắc Á đang có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, là nơi có
trình độ cao về phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ, kinh tế và là khu vực có
nhu cầu nhập khẩu khá cao nhiều loại lao động. Và gần đây quan hệ ngoại giao của
Việt Nam và các quốc gia khu vực Đông Bắc Á ngày càng được cải thiện tích cực.
Thực tế cho thấy khu vực Đông Bắc Á là một thị trường XKLĐ quan trọng đối với
Việt Nam, trong đó các nước nhập khẩu lao động chính là Nhật Bản, Hàn Quốc và
Đài Loan.


2

Tuy nhiên, XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á thời gian qua đã
bộc lộ những hạn chế, khó khăn, có những diễn biến phức tạp và phát sinh các tiêu
cực, rủi ro mà Việt Nam vẫn chưa có các biện pháp khắc phục triệt để. Hiện tượng
người lao động Việt Nam bỏ trốn, hết thời hạn lao động không chịu về nước, một số
lao động tự ý phá hợp đồng dẫn đến cư trú bất hợp pháp,… Nếu chúng ta không có
biện pháp ngăn chặn hữu hiệu thì rất khó khăn cho những đợt xuất khẩu tiếp theo
thậm chí ngay những nước tiếp nhận lao động có thể ngừng tiếp nhận lao động Việt
Nam. Bên cạnh đó, còn có các hiện tượng như NLĐ bị phân biệt đối xử về tiền
công, điều kiện làm việc và sinh hoạt bị lạm dụng, trình độ chuyên môn cũng như
ngoại ngữ của NLĐ chưa cao,…Những hiện tượng này ít nhiều đã tác động không
tốt tới quan hệ hợp tác lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực, là

nguyên nhân gây ra nguy cơ bị đóng băng hoặc mất thị trường XKLĐ vào tay các
nước khác, gây khó khăn cho công tác quản lý lao động Việt Nam ở các nước này.
Hơn nưa, các nước đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường này như Thái
Lan, Trung Quốc, Phillippines, Indonexia đang liên tục mở rộng thị phần tại Đông
Bắc Á. Xét về tầm chiến lược, những vấn đề đó nếu không được giải quyết triệt để
sẽ làm mất uy tín của người lao động cũng như các doanh nghiệp XKLĐ của Việt
Nam trên thị trường lao động quốc tế, tạo dư luận và tâm lý không tốt trong xã hội
đối với hoạt động XKLĐ, ảnh hưởng xấu tới mục tiêu và hiệu quả của hoạt động
XKLĐ của Việt Nam sang khu vực này trong thời gian tới.
Do vậy, cần có các giải pháp thực hiện đồng bộ đẩy mạnh hoạt động XKLĐ
của Việt Nam sang thị trường khu vực này. Các giải pháp này là rất cần thiết và có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan các nghiên cứu về đề tài
Từ lâu hoạt động XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á đã được các tác giả
quan tâm nghiên cứu, trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu ở
trong nước và nước ngoài như sau:
Nghiên cứu ngoài nước:


3

Futaba Ishizuka (2013), International labor Migration in Vietnam and the
Impact Receiving Countries’ Policies, Institute of Developing Economies (IDE),
JETRO, Japan: Nghiên cứu tìm hiểu về chính sách XKLĐ và hiệu quả tổ chức đưa
lao động đi nước ngoài của Việt Nam dựa trên thực trạng XKLĐ của Việt Nam
trong giai đoạn 2002 - 2012, đặc biệt chú trong tới hai thị trường chính là Hàn Quốc
và Nhật Bản. Nghiên cứu giải đáp câu hỏi tại sao vẫn tồn tại tình trạng lao động bỏ
trốn khi tham gia lao động, giải pháp của chính phủ hai bên với vấn đề này như thế
nào? Phần cuối nghiên cứu đưa ra kết luận về các tác động của chính sách tiếp nhận
lao động của Hàn Quốc và Nhật Bản tới XKLĐ Việt Nam nói chung và tình trạng

lao động bỏ trốn nói riêng.
Nghiên cứu trong nước:
Trần Thị Thanh Trà (2006), Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường
Đông Bắc Á (Luận văn Thạc sỹ Kinh tế đối ngoại); Đoàn Thị Trang (2009), Xuất
khẩu lao động nữ của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á (Luận văn Thạc sỹ
Kinh tế); Nguyễn Tiến Dũng (2010), Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, (Luận án Tiến sĩ).
Các công trình nghiên cứu này nhìn chung đã tiếp cận vấn đề XKLĐ của Việt
Nam sang thị trường Đông Bắc Á ở nhiều góc độ khác nhau, tập trung vào việc
phân tích đánh giá hoạt động XKLĐ của Việt Nam, hoặc về các khía cạnh chính
sách, cơ chế quản lý hoạt động XKLĐ.
XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á là hoạt động quan trọng đã được nhiều tác
giả quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, vấn đề đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động
của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á trong giai đoạn hiện nay (từ năm 2014
tới nay) với nhiều cơ hội nhưng cũng có những khó khăn thách thức mới thì chưa
được tìm hiểu và giải quyết thỏa đáng.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về XKLĐ, phân tích
và đánh giá thực trạng XKLĐ của Việt Nam sang thị trường các nước khu vực Đông
Bắc Á, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt
Nam sang thị trường này trong thời gian tới.


4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận chung về xuất khẩu lao động và giới thiệu về thị trường
lao động Đông Bắc Á.
- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị
trường Đông Bắc Á.

- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang thị trường Đông Bắc Á.
5. Phạm vi và đối tượng nghiên
cứu 5.1. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trường Đông
Bắc Á, trong đó tập trung là thị trường: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn
Quốc. Trong luận văn, Đài Loan được hiểu là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
- Thời gian: Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động XKLĐ Việt
Nam sang thị trường Đông Bắc Á giai đoạn từ năm 2010 – 2018, đề xuất các giải
pháp cho giai đoạn đến 2030, giải pháp bao gồm cả vĩ mô, vi mô.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là XKLĐ của Việt Nam sang thị trường
Đông Bắc Á.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp lý thuyết: Thu thập và phân tích
những kết quả nghiên cứu mang tính lý luận nhằm xây dựng các khái niệm của luận
văn. Tổng hợp các quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, Bộ
nghành để xác định các yêu cầu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt
Nam sang thị trường Đông Bắc Á.
- Khái quát hóa lý luận: Để xây dựng các khái niệm của luận văn.
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Để khái quát hóa, so sánh đối chiếu để có cơ
sở phù hợp.


5

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về XKLĐ và giới thiệu về thị trường lao động Đông
Bắc Á.

Chương 2: Thực trạng XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị
trường Đông Bắc Á.


6

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ
GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐÔNG BẮC Á
1.1. Khái quát về xuất khẩu lao động
1.1.1. Một số quan điểm, khái niệm liên quan đến xuất khẩu lao động
- Sức lao động: Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động được thừa nhận là
một loại hàng hóa với vai trò là một yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất,
được đem ra mua bán, trao đổi trên thị trường ở cả trong và ngoài nước, tạo ra sự di
chuyển quốc tế của hàng hóa sức lao động và hình thành hoạt động mua bán, xuất
nhập khẩu hàng hóa sức lao động giữa các nước. Sức lao động thì luôn gắn liền với
người lao động, do đó hoạt động mua bán hay xuất nhập khẩu hàng hóa sức lao
động trên phạm vi quốc tế luôn gắn với sự di chuyển của người lao động (Lưu Văn
Hưng, 2011, tr.13).
Trên thị trường lao động, giá cả hàng hóa sức lao động cũng tuân theo quy luật
cung cầu thị trường để xác định giá cả. Và do có sự phát triển không đồng đều trong
một quốc gia và mỗi quốc gia có nguồn nhân lực khác nhau vì vậy trong mỗi quốc
gia và giữa các quốc gia hình thành thị trường lao động.
- Thị trường lao động và thị trường lao động quốc tế
+ Thị trường lao động là nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm và người có
nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ lao động thông qua
các hình thức xác định giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện thỏa thuận
khác (thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, v.v…) trên cơ sở một
hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng hoặc thông qua các dạng hợp
đồng hay thỏa thuận khác. (Đoàn Minh Duệ, 2011, tr.18)

+ Thị trường lao động quốc tế: Là nơi diễn ra quan hệ mua bán sức lao động
giữa các nước trên thế giới. Người cung cấp và lượng nhu cầu sức lao động không
thuộc về cùng một quốc gia, lưu động của sức lao động vượt qua biên giới quốc gia.
(Đoàn Minh Duệ, 2011, tr.18)
-

Di cư quốc tế và di cư lao động quốc tế


7

+ Di cư quốc tế: Chỉ những người di chuyển từ nước này sang nước khác vì
nhiều mục đích khác nhau với nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau, trong đó có
một bộ phận là người lao động (Lưu Văn Hưng 2011, tr.26).
Thực tế cho thấy, các quốc gia đang và kém phát triển thường có dân số đông,
nguồn cung lao động lớn, thiếu việc làm ở trong nước hoặc có thu nhập thấp trong
khi đó ở những nước phát triển với nhu cầu việc làm cao, mức thu nhập cao hơn thì
thường có ít dân, hoặc số lượng lao động không đủ đáp ứng nhu cầu, NLĐ không
chấp nhận làm việc những ngành nghề có tính chất nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại,
v.v… Vì vậy, xuất hiện hiện tượng di cư quốc tế.
+ Di cư lao động quốc tế: Là sự di chuyển của người lao động từ một nước
hay vùng lành thổ này tới một nước hay vùng lãnh thổ khác để làm việc hay có mục
đích để tìm việc làm. Những nước có người lao động di cư ra nước ngoài được gọi
là các nước xuất cư, nước XKLĐ. Còn những nước tiếp nhận NLĐ nước ngoài tới
làm việc được gọi là nước nhập cư, nước NKLĐ (Lưu Văn Hưng, 2011, tr.26).
Khi thị trường thế giới ngày càng mở rộng việc di cư có cơ hội được thực hiện
dễ dàng thông qua quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế, di cư lao
động quốc tế ngày càng trở thành hiện tượng phổ biến gần với các hoạt động kinh tế
xã hội của các quốc gia, từ đó thuật ngữ “xuất khẩu lao động” cũng dần hình thành
và được sử dụng một cách rộng rãi.

Khái niệm xuất khẩu lao động
- Khái niệm của ILO, IOM: Hoạt động XKLĐ là kết quả của sự mất cân bằng
giữa nước tiếp nhận và nước gửi lao động, thường là mất cân đối về kinh tế, về khả
năng cung - cầu lao động, về sự phân bố tài nguyên, địa lý không đồng đều và sự
phụ thuộc vào các chính sách quốc gia. Các yếu tố này đã tạo nên sự di chuyển hoặc
tuyển người lao động từ nước này sang nước khác để bù đắp sự thiếu hụt và dư thừa
lao động giữa các nước và khu vực với nhau (IILS&ILO, 2013).


8

Nhìn ở phạm vi khu vực và thế giới thì hiện tượng XKLĐ ngày nay mang tính
toàn cầu. Nhiều quốc gia đều có những chính sách XKLĐ riêng của mỗi nước.
Philippines bắt đầu chương trình việc làm ngoài nước từ năm 1974 đến nay vẫn
được duy trì, phát triển. Trong Luật số 8042 có tên “Luật về lao động di cư và
người Philippines ở nước ngoài” (1995), XKLĐ được xem là đưa lao động trong
nước đi làm thuê ở nước ngoài trong một thời hạn, có sự quản lý chặt chẽ của Nhà
nước. Còn bộ luật lao động của Thái Lan (1985) quan niệm XKLĐ là cho thuê lao
động để tạo việc làm ngoài nước và thu nhập ngoại tệ cho NLĐ. Chính phủ Thái
Lan cho phép cá nhân tự do đi làm việc ở nước ngoài nhưng phải đăng ký được cấp
giấy phép sau khi đã đóng thuế phúc lợi.
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ban
hành ngày 29 tháng 11 năm 2006) định nghĩa người đi XKLĐ là: “là công dân Việt
Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam
và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy
định của Luật này”.
Lưu Văn Hưng (2011) cho rằng XKLĐ là: “Hoạt động cung ứng hàng hóa sức
lao động từ một nước cho nhu cầu sử dụng ở một nước và vùng lãnh thổ khác theo
cơ chế thị trường, trên cơ sở các thỏa thuận mua bán hàng hóa sức lao động giữa
NLĐ trong nước với người sử dụng ở nước ngoài có qua hoặc không qua các tổ

chức môi giới, có sự quản lý của nhà nước nhằm mục tiêu về kinh tế xã hội.” (Lưu
Văn Hưng, 2011, tr.34).
Hoạt động XKLĐ không đơn thuần là sự dịch chuyển lao động từ quốc gia này
sang quốc gia khác mà XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia theo đó NLĐ
sẽ sang làm việc tại một quốc gia hay một vùng lãnh thổ khác trong một thời hạn
nhất định có sự giám sát, quản lý của Nhà nước (Hà Mạnh Hùng, 2013, tr.130).
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đi tới một quan niệm tương đối toàn
diện về XKLĐ như sau: XKLĐ là một hình thức của phân công lao động quốc tế
thuộc lĩnh vực của hợp tác kinh tế quốc tế và là một loại xuất khẩu dịch vụ phi vật
thể - hàng hóa sức lao động trên thị trường lao động quốc tế, ở đó người bán sức


9

lao động và người sử dụng sức lao động ở nước ngoài phải thông qua sự môi giới
của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ XKLĐ. Thực chất của XKLĐ là
hoạt động xuất khẩu hàng hóa sức lao động – một loại hàng hóa đặc biệt – bản chất
của hoạt động này là việc bán hàng hóa sức lao động trong nước cho nước ngoài sử
dụng. Theo đó, NLĐ thông qua các tổ chức môi giới, hay các tổ chức, doanh nghiệp
XKLĐ đi làm thuê cho chủ sử dụng lao động nước ngoài
XKLĐ giữa các quốc gia xuất phát từ nhiều nguyên nhân tuy nhiên, mục đích
kinh tế có thể nhận thấy rõ nhất là các nước XKLĐ thường là những nước kém phát
triển, tỷ lệ thất nghiệp cao, có nguồn lao động dư thừa. Trong khi các nước phát
triển có nền kinh tế tăng trưởng cao lại thiếu lao động chính điều này đã làm cho
nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu lao động của các nước nảy sinh, tạo nên cung - cầu
trên thị trường lao động thế giới.
Có thể khái quát một số đặc điểm của hoạt động XKLĐ như sau:
- XKLĐ là một đặc thù của kinh tế đối ngoại, tính chất đặc thù của hoạt động
XKLĐ trước hết được thể hiện ở chỗ là hoạt động kinh tế nhưng mang tính xã hội
sâu sắc. Tính xã hội của hoạt động XKLĐ bắt nguồn từ tính chất đặc biệt của hàng

hóa sức lao động. Khác với hàng hóa thông thường, sức lao động còn bao hàm các
yếu tố thể chất và tinh thần gắn liền với nền văn hóa và lịch sử nên nó mang tính xã
hội sâu sắc;
- Với mục đích kinh tế, nhiều nước coi XKLĐ là một trong những ngành kinh
tế mũi nhọn góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực tăng tính tích
lũy vốn từ nguồn tiền chuyển về nước của NLĐ đi XKLĐ và các khoản thu nhập
khác từ dịch vụ này.
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động
1.1.2.1. Phân loại theo địa lí biên giới giữa các quốc gia
Xuất khẩu lao động giáp ranh: Đây là hiện tượng người lao động ở các nước
có chung biên giới. Người lao động làm việc tại quốc gia láng giềng, sau đó lại trở
về nhà mình để ở, nghĩa là không kèm theo sự thay đổi về chỗ ở. Hình thức này phổ


10

biến ở các nước trong liên minh Châu Âu hoặc các nước trong khối ASEAN như
Singapore và Malaysia.
Xuất khẩu tại chỗ: Theo hình thức này thì người lao động không cần phải ra
ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình. Hình thức này chủ yếu hiện nay là làm việc
cho nước ngoài tức là dùng nhân lực tại chỗ để sản xuất chế biến sản phẩm, bán thành
phẩm theo yêu cầu của nước ngoài để tạo công ăn việc làm ngay trong nước, tăng tỷ
trọng xuất khẩu các sản phẩm thông qua các hợp đồng với nước ngoài. XKLĐ tại chỗ
hiện nay rất phổ biến, thu hút được một lượng lớn lao động trong nước tham gia đặc
biệt là trong khu vực FDI, và các khu vực sản xuất hướng tới xuất khẩu, các khu công
nghiệp, chế xuất hay cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

1.1.2.2. Phân loại theo loại hình lao động
Lao động làm việc trên biển (thuyền viên): Đây là loại lao động có cường độ
làm việc cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro lớn từ lúc rời bến đến khi tàu về cảng. Do

vậy, công việc này đòi hỏi thuyền viên phải có thể lực tốt, chịu được sóng gió, có
tay nghề và kinh nghiệm, có tác phong sản xuất công nghiệp, có vốn ngoại ngữ khá
để thực hiện chuẩn xác mệnh lệnh của thuyền trưởng.
Thợ xây dựng: Người lao động thường làm cho các ông chủ xây dựng và chủ
yếu làm tại công trường. Đây là công việc nặng nhọc, phần lớn lao động diễn ra
ngoài trời. Công nghệ xây dựng và máy móc hiện nay khá hiện đại, các khâu của
quá trình làm việc được chuyên môn hóa cao, tổ chức thi công trên công trường rất
khoa học và chặt chẽ, kỹ thuật lao động nghiêm khắc tuy nhiên tiền công thường
không cao.
Công nhân nhà máy: Người lao động chủ yếu làm trong các nhà máy hoặc
phân xưởng. Thông thường thì những người lao động được làm trong các nhà máy
có trình độ tự động và chuyên môn khá cao, các công nhân trong quá trình sản xuất
được bố trí hết sức chặt chẽ, đòi hỏi người lao động phải có sức bền để chịu đựng
cường độ lao động cao, tinh thông nghề nghiệp và ý thức kỷ luật để hòa nhập với
công nhân cũng như kịp tiến độ lao động. Phần lớn số lao động này được chủ lao
động tuyển chọn trực tiếp với quy trình chặt chẽ.


11

Lao động giúp việc gia đình: Đây là công việc mang tính đặc thù không đòi
hỏi người lao động có trình độ chuyên môn nhưng người lao động phải thông thạo
ngôn ngữ đủ để giao tiếp hàng ngày. Đây là công việc vất vả và đòi hỏi sự tỉ mẩn,
thành thạo các công cụ sinh hoạt, chăm chỉ, trung thực và tận tụy với công việc.
Lao động chăm sóc người bệnh tại gia đình hoặc trại dưỡng lão: Công việc
đòi hỏi chất lượng lao động cao hơn, có khả năng giao tiếp, có kiến thức cơ bản về y
tá, hộ lý, đồng thời còn yêu cầu sự kiên nhẫn, cần cù.
1.1.2.3. Phân loại theo hợp đồng đưa lao động ra nước ngoài
Thông qua hoạt động đấu thầu công trình hoặc đầu tư nước ngoài có sử dụng
lao động trong nước: Hình thức này do các doanh nghiệp tổ chức dưới dạng nhận

thầu xây dựng công trình công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, dân dụng, v.v… ở
nước ngoài, hình thức này được thực hiện thông qua các nhà thầu của nước XKLĐ
thắng thầu ở ngoài nước. Sau khi đã thỏa thuận trong đó có vấn đề đưa người lao
động của nước xuất khẩu, chủ yếu là công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật và cán
bộ quản lí, sang nước nhận thầu làm việc; về các điều kiện sinh hoạt như ăn, ở, làm
việc, các chi phí khác có liên quan đến lao động thì hai bên thực hiện hợp đồng.
Phía NKLĐ sẽ cung cấp cho bên XKLĐ máy móc, trang thiết bị làm việc, khi hợp
đồng kết thúc thì lao động về nước.
Hình thức này có ưu điểm sau: 1) Do việc điều hành và thực hiện dự án chủ yếu là
người trong nước do đó ít xảy ra hiện tượng bất đồng ngôn ngữ trong quá trình làm
việc, năng suất lao động được đảm bảo và nâng cao; 2) Tạo điều kiện cho người lao
động được rèn luyện, nâng cao tay nghề, tiếp thu trình độ quản lí tiên tiến trên thế giới,
nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng lao động trên trường quốc tế.

Thông qua hợp đồng cung ứng lao động: Hình thức này do các doanh nghiệp
có giấy phép XKLĐ được phép đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài. Đây là
hình thức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này được thực hiện thông qua các doanh
nghiệp được hoạt động chuyên về XKLĐ, hoặc được bổ sung thêm chức năng
XKLĐ. Các doanh nghiệp sẽ phải đào tạo cho người lao động về ngôn ngữ và
những kỹ năng sống cần thiết trước khi người lao động đi xuất khẩu. Các doanh


12

nghiệp của Việt Nam không trực tiếp quản lý những đối tượng lao động này mà là
nhiệm vụ của các đơn vị tiếp nhận người lao động tại nước ngoài.
1.1.3. Vai trò kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động
1.1.3.1. Lợi ích của xuất khẩu lao động
- XKLĐ góp phần tăng trưởng kinh tế. XKLĐ làm tăng thu nhập của người lao
động và gia đình họ vì mức lương nhận được khi lao động tại nước ngoài cũng cao

hơn nhiều lần so với mức lương người lao động nhận được tại nước mình. Chính
điều này làm cho điều kiện và mức sống của người lao động và gia đình họ được cải
thiện đáng kể. Hơn nữa lao động tại nước ngoài chỉ là tạm thời nên người lao động
luôn chịu khó một vài năm để lúc về có đồng vốn thoát nghèo. Vì thế thu nhập của
người lao động làm việc ở nước ngoài chuyển về nước đang trở thành một nhân tố
quan trọng không chỉ giúp các cá nhân tự cải thiện cuộc sống mà còn làm giàu cho
gia đình họ.
Xuất khẩu lao động nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia thông qua nguồn ngoại
tệ và các nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu lao động. Theo thống kê của Ngân hàng
Thế giới (World Bank) thì mỗi năm tổng số tiền lao động làm việc ở nước ngoài
chuyển về quê hương đạt 80 tỷ đô la, chiếm 1.3% GDP của toàn thế giới. Ngân
Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) cho biết: Trung bình mỗi năm số lao động người
Ấn Độ tại nước ngoài gửi về nước 15 tỷ USD, một nguồn ngoại tệ vượt quá cả xuất
khẩu của ngành công nghiệp phần mềm nổi tiếng của nước này. Nhiều nước đang
phát triển ngày càng trở nên phụ thuộc vào nguồn tiền của các công dân làm việc ở
nước ngoài gửi về, xem đó như là một nguồn tài chính từ bên ngoài. Tất cả những
hoạt động đầu tư này đều làm cho nền kinh tế của nước họ tiến triển theo chiều
hướng tốt, nhà nước tăng nguồn dự trữ quốc gia về ngoại tệ, thị trường vốn hoạt
động sôi động và tăng các nguồn thu từ thuế hay các khoản ngoại tệ này chính là
đồng vốn cho việc phát triển kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng và giải quyết tình trạng
các doanh nghiệp đói vốn.
Xuất khẩu lao động giải quyết việc làm cho người lao động và làm tăng doanh
thu của các đơn vị dịch vụ xuất khẩu lao động. Ngày nay, mọi quốc gia đều tham


×