Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khảu hàng nông sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.63 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Trong 15 năm đổi mới, ngành nông nghiệp có những thuận lợi cơ bản là đã có được xuất phát điểm cao
hơn về nhiều mặt, quá trình đổi mới nền kinh tế còn được tiếp tục đẩy mạnh, vị thế nước ta trên trường quốc tế
cao hơn. Quá trình hội nghập khu vực và hội nhập quốc tế tạo ra nghiều cơ hội và thách thức. Vậ đâu là cơ hội và
đâu là thách thức cho nông sản Việt Nam nhất là trong thời kỳ hiện nay tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp
hàng hoá mạnh trên cơ sở [hát huy các lợi thế so sánh từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, áp dụng thành
tựu khoa học công nghệ phát triển bền vững, sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra không chỉ phục vụ nhu cầu trong
nước mà còn phục vụ nhu cầu xuát khẩu. vậy làm thế này để việc xuất khẩu hàng hoá nông sản phát triển đi xa
hơn nữa?
Bàn về vấn đề này, nhóm em đã chọn đề tài tiểu luận: “ Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khảu hàng
nông sản Việt Nam”.
Bài tiểu luận này chúng em chia làm 4 phần:
Phần I: Khái quát về thị trường nông sản Việt Nam.
Phần II:Thực trạng về việc sản xuất nông sản ở Việt Nam và việc xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Phần III: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng nông sản.
Phần IV: Kết luận.
A-Kết luận
B-Một vài ý kiến của nhóm
PHẤN I: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM
I- Tầm quan trọng của nông nghiệp đối nền kinh tế quốc dân:
Đất nước ta cất cánh tứ một nến kinh tế nông nghiệp, nộng nghiệp Việt Nam chiếm 30% giá trị xuất khẩu
và 25% tổng GDP quốc gia, 76% dân số sống ở nông thôn. Giai đoạn 1977-1978, lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra
việc làm cho lao động cả nước thu nhập danh nghĩa của người dân nông thôn tăng 12%/năm trong thời kì 1992-
1993 đến 1997- 1998, trong đó nông nghiệp đóng góp 76%. Sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn được
coi là cơ sở cho sự phát triển kinh tế thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước (CNH-HĐH) đất nước.
Việc đổi mới trong nông nghiệp đã mở đầu cho quá trình cải tổ kinh tế ở Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc để
Việt Nam phất triển kinh tế. Trước năm 1998, Việt Nam luôn trong tình trạng mất an ninh lương thực thực phẩm,
phải nhập khẩu hằng năm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhờ những chính sách đúng đắn trong giao quyền sử
dụng đất cho nông dân, phát triển kinh tế nông hộ, tự do hoá thương mại,… giai đoạn 1990-1991 nông nghiệp
đạt tốc độ phát triển nhanh. Sự phát triển nhanh trong lĩnh vực nọng nghiệp có ý nghĩa quan trọng không những
đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế mà còn tạo ra việc làm, giảm đói nghèo.Đời sống nhân dân được cài


thiện rõ rệt, tốc độ tăng thu nhập trên 10%từ năm 1995 tới nay. Hướng tới mục tiêu phát triển dài hạn về nông
nghiệp là xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng và mạnh dựa trên các cơ sở so sánh, áp dụng công
nghệ mới, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Xây dựng nông thôn mới có cơ cấu kinh tế phù hợp, cơ
cấu công – nông - dịch vụ cùng phát triển, được CNH-HĐH gắn với đô thị hoá mọi người có việc làm, có cuộc
sống sung túc, không còn đói nghèo, xã hội nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, gìn giữ bản sắc dân tộc.
II- Mặt hàng nông sản với việc xuất khẩu ra thị trường thế giới:
Những năm gần đây, thế giới biết đến Việt Nam như là một nước tiến hành thành công trong việc đổi mới,
trong đó có sự góp sức đáng kể của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Được thành lập năm 1945 cùng
với nước Việt Nam độc lập, ngành nông gnhiệp đã trải qua 55 năm thăng trầm của sự phát triển kinh tế. do xuất
phát từ nến kinh tế quá thấp, hậu quả của chiến tranh nặng nề với thiếu sót và sai lầm trong công tác chỉ đạo nên
đến năm 1985 kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Thực hiện đổi mới toàn diện (12/1986),
trong đó đổi mới kinh tế trọng tâm, ngành nông nghiệp đã có những tiến bộ vượt bậc. Kết quả là như năm 1988
ta phải nhập khẩu gạo gần 1triệu tấn, mở đầu cho thời kỳ gạo và các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam có
mặt trên thị trường thế giới. Sản lượng lương thực tăng bình quan 1.2 triệu tấn / năm, lượng gạo xuất khẩu năm
1999 đạt 4.5 triệu tấn. Trồng trọt phát triển theo xu hướng đa dạng hoá sản phẩm, bằng hiểu quả đát đai và lao
động, một số cây công nghiệp chủ yếu đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung với khối lượng
lớn. Khối lượng sản phẩm cà phê hiện đạt trên 400.000 tấn, cao su trên 200.000 tấn, chè 65.000 tấn, đương các
loại 750.000 tấn .v.v… Diện tích cây ăn quả đạt diện tích khoảng 480.000 ha, sản lượng ước chừng 4.5 triệu tấn.
Trong khi một số sản phẩm như đường, rau quả, … chủ yếu được sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước nhưng nhiều loại sàn xuất ra để xuất khảu với tỷ lệ rất cao như cà phê 95%, điều 100%, cao su 80-85%, hạt
tiêu 95%,… Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, xuất
khầu điều lớn thứ 4 thế giới. năm 1999, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam ước đạt 3.5 tỷ USD, tăng
11%. Đây là một số nét chính về việc xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới mà nước ta đã đạt được trong
thời gian qua.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN Ở VIỆT
NAM VÀ XUẤT KHẢU RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
I- Tình hình chung:
Nếu như kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 1991-1995 đạt 1.3 tỷ USD/năm, thì đến giai đoạn 1995-
2000 đã đạt 2.5 tỷ USD/năm, giai đoạn 2001-2003 đạt 2.8 tỷ USD/năm. Với số lượng xuất khảu như hiện nay,
Việt Nam đang đứng thứ nhất trên thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, thứ 2 về gạo và cà phê, thứ 7 về cao su, thứ 8 về

chè,… (theo số liệu 2004). Đây là những thành tựu không thể phủ nhận đối với xuất khảu nông sản Việt Nam
trong những nam qua. Tuy nhiên tiến trình hiện nay đã đặt ra cho hàng nông sản xuết khẩu của Việt Nam không
ít khó khăn.
Đi lên từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp, chuyển sang nền sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu, khó
khăn và hạn chế của nước ra hiện nay là quy mô sản xuất nông nghiệp theo hộ gia đình còn quá nhỏ bé, đất đai
hạn chế. Theo thống kê của bộ NN&PTNT Việt Nam cho biết bình quân cả nước về diện tích đất nông nghiệp
trên hộ gia đình chỉ khoảng 0.86ha/hộ (có khoảng 10,9 triệu hộ), nếu như so sánh với Malaysia là 5ha/hộ, Thái
Lan là 3ha/hộ thì Việt Nam vào loại thấp nhất trong khu vực. Chính điều này đã hạn chế khả năng đưa tiến bộ
KHKT vào sản xuất trên diện rộng, đa số nông dân chỉ đủ sống, không có khả năng tích luỹ để áp dụng các thiết
bị, kỹ thuật nhằm HĐH-CNH sản xuất nông nghiệp. Do đó nhìn chung năng xuất và chất lượng nhiều loại nông
sản trên cả nước còn thấp.
Bên cạnh đó công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản của chúng ta phát triển chậm, một số ngành có tỷ
lệ chiếm thấp như rau quả (trên dưới 10%) dẫn đến việc đem lại giá trị gia tăng là rất hạn chế. Không chỉ vậy kết
cấu hạ tầng, lưu hành nông sản phát triện chậm, hệ thống chợ buôn bán, chợ nông sản, kho, cảng,… còn nhiều
bất cập. Chi phí bến, bãi , kho, cảng, vận chuyển của nước ta thường cao hơn 25-30% so với các nước khác trong
khu vực. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam.
Đó là một số nét chính về tình hình chung của thị trường nông sản trong nước, dưới đây là một số nết về
thị trường quốc tế đối với nông sản Việt Nam:
Đối với khu vực mậu dịch ASEAN-Trung Quốc (AC-HA), hàng nông sản Việt Nam sẽ phải cạng tranh gay
gắt đối với hàng cùng loại của các nước trong ASEAN cũng xuất khẩu sang Trung Quốc. Các nhà chuyên gia cho
rẳng lợi thế sẽ nghiêng về các nước như Thái Lan, Singapo,… Vì đây là các nước có trình độ công nghiệp chế
biến nông sản thực phẩm tốt hơn nước ta ví dụ một số mặt hàng : đường, rau quả chế biến, đầu thực vật,… Mặt
khác, để đảm bảo cho nền sản xuất trong nước , Trung Quốc đã đặt ra thuế nhập khẩu, một số mặt hàng nông sản
rất cao như: gạo 71%, rau tươi 13%, hoa quả tươi 24-36%, đường 65%,… nên đã hạn chế tốc độ tăng trưởng
hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Đối với hiệp địng thương mại Việt-Mĩ, các chuyên gia
dự đoán những mặt hàng có khả năng tăng xuất khẩu sang Mĩ như rau củ quả sẽ bị sự hạn chế bởi sự cồng kềnh,
khoảng cách 2 nước khá xa, yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn cao. Hơn nữa khi xuất khẩu vào Mĩ, yêu cầu phải
kê khai thong tin lien quan đến cơ sở sản xuất, xuất khẩu hàng hoá sang Mĩ,… điều này sẽ làm tnăg chi phí
XK,giảm khả năng cạnh tranh đối với hàng nông sản Việt Nam. Trên đây là một số nét chính về tình hình phát
triển nông sản trong nước và xuất khẩu ra thế giới khi nước ta đang trong tiến trình hội nhập.

II- Đánh giá:
a) Lợi thế:
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển khoảng
3200 km, lại nằm ở vị trí ngã 3 đường nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các nước. Hơn nữa nước ta
có hệ thống cảng biển, cảng sông và giao thông đường sắt tương đối thuận lợi.
Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, ấm ẩm mưa nhiều rất thuận lợi cho việc phát triển ngành
nông nghiệp. Nuớc ta có khí hậu đa dạng, phân biệt rõ dệt giữa các vùng. Từ Bắc vào Nam với mùa đông lạnh ở
miền Bắc; khí hậu kiểu Nam á ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; khí hậu có tính chất
trung gian chuyển tiếp ở ven Trung Bộ. Thêm vào đó diện tích đất nông nghiệp Việt Nam vào khoảng từ 10 đến
11,57 triệu ha, trong đó khoảng gần 8 triệu ha trồng cây hàng năm và 2,3 triệu ha trồng cây lâu năm. Hiện nay,
Việt Nam mới chỉ sử dụng hết khoảng 65% quỹ đất nông nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng năm là 5,6 triệu ha
và cây trồng lâu năm là 86 vạn ha. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên nông sản nước ta rất phong phú,
đa dạng.
Một yếu tố quan trọng nữa là người dân Việt Nam có tính cần cù sáng tạo, kiên nhẫn học hỏi, thông minh
nên tiếp thu nhanh những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó lại có khoảng 71,6% lao động xã hội và
khoảng 80% dân số sống bằng nghề nông. Đây là điều kiện thuận lợi để đưa đất nước ta trở thành một nước
đứng đầu về sản xuất nông nghiệp.
Chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể chủ động kinh doanh,
chủ động về tài chính. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, năng động hơn trong công
việc, tìm kiếm được hướng đi phù hợp với mình.
Với những lợi thế so sánh nêu trên thì triển vọng tăng các mặt hàng nông sản của nước ta là rất lớn.
b) Khó khăn:
Trong quá trình xuất khẩu hàng nông sản vẫn còn nhiều yếu kém khó khăn. Những yếu kém khó khăn đó
có thể nói bắt nguồn từ hai phương diện: tác động từ môi trường bên trong và tác động từ môi trường bên ngoài.
Các tác động từ môi trường bên ngoài đó là những nhân tố thuộc hoàn cảnh, tình hình thế giới, hệ thống pháp
luật, chủ trương, chính sách phát triển đối với nông nghiệp của Chính phủ và nhà nước ta. Các tác động từ môi
trường bên trong chính là từ các đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh. Sau khi nghiên cứu tình hình sản xuất kinh
doanh của các ngành hàng nông sản xuất khẩu, ta thấy vẫn cón nhiều yếu kém, nhiều khó khăn cần được nêu ra
và có hướng giải pháp khắc phục.
Trước hết là về vấn đề chất lượng sản phầm, các doanh nghiệp Việt Nam đã không kiểm soát được chất

lượng sản phẩm để xuất khẩu ngay từ khi nông dân mới thu hoạch sản phẩm đến khi chế biến. Đo đó vấn đề chấ
lượng kém luôn là vấn đề khách hàng than phiền nhiều nhất. Chẳng hản như gạo Việt Nam không thuần giống và
luôn bị công ty xuất khẩu paha trộn giống, cà phê thì đủ loại hạt và cở hạt,… khi đó khách hàng không thề trả giá
cao cho sản phẩm như thế.
Việc quy hoạch và tổ chức sản xuất nông sản (tiêu biểu là trái cây) theo từng vùng chuyên canh, quy mô
lớn còn nhiều khó khăn. Đo đó không thể đáp ứng các đơn đặt hàng lớn, ổn định được mặc dù nước ta có nhiều
loại trái cây ngon và có lợi thế cạnh tranh như: Thanh Long, Vú sữa Lò rèn, Xoài cát Hoà Lộc, Bưởi Năm roi,…
Cạnh đó là sàn xuất không có sự lien kết được của nhà sản xuất, nhà khoa học lẫn người buôn bán nên chưa có
thể tạo được sự mong muốn.
Một bất lợi nữa là sau khi Trung Quốc tham gia và WTO, họ ngay lập tức ký miễn thuế 180 mặt hàng, phần
lớn là trái cây, trong khi Việt Nam không nắm bắt cơ hội hay có biện pháp gì để gửi thị trường Trung Quốc vốn
chiếm 80% lượng trái cây xuất khẩu hằng năm của Việt Nam. Do đó vài năm gần đây, lượng hàng xuất khẩu trái
cây của Việt Nam đã giảm sút do mất thị trường Trung Quốc. Và điều bức xúc nữa là các doanh nghiệp chưa ý
thức rõ ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu, chính điều này đã gấy khó khăn cho đầu tư xây dựng chiến lược
tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm.
Đó là một số thử thách cơ bản làm giảm kim ngach xuất khẩu nông sản của nước ta.
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ
MẶT HÀNG NÔNG SẢN
I- Các giải pháp từ phía Nhà nước:
Nhà nước cần có những biện pháp thích hợp để giúp đỡ các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
nông sản, và cụ thể là:
a) Quy hoạch sản xuất nông sản.
Vấn đề quy hoạch nông sản là vấn đề đã được các nhà chuyên môn nghiên cứu và tìm ra giải pháp hiệu
quả nhất bởi vì quy hoạch nông sản giúp cho việc phát huy được những thế mạnh của từng vùng nông sản.
b) Cải tiến, làm đơn giản hơn các quy trình thủ tục.
Những quy định về XNK và hàng rào thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động
XNK nói chung. Để tạo điều kiện cho hoạt động XNK nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng thì hệ thống
chính sách và quy định trong xuất khẩu phải được đổi mới, hoàn thiện. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng trao đổi, buôn bán.
c) Nhà nước cần có chính sách trợ giúp các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản để tạo ra các sản

phẩm nông sản xuất khẩu có chất lượng cao, chi phí thấp làm tăng sức cạnh tranh của mặt hàng nông sản Việt
Nam trên thị trường thế giới.
d) Hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu

×