Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BAN THU HOACH HOC TAP TAM GUON ĐẠO ĐUA HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.74 KB, 3 trang )


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Khuê Ngọc Điền, ngày 25 tháng 9 năm 2010
BẢN THU HOẠCH 4 NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG
“HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐƯC HỒ CHÍ MINH”
Tên tôi là : Phạm Văn Ngàn - Sinh ngày 12 tháng 5 năm 1965.
Vào Đảng : Ngày 09 tháng 6 năm 2004 – Chính thức ngày 09 tháng 6 năm 2005.
Đơn vị công tác : Trường THCS Phan Chu Trinh.
Chức vụ : Giáo viên – Kiêm chủ tịch công đoàn.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu nội dung các chuyên đề về “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” bản thân tôi nhận thức được những vấn đề sau :
1)Nhận thức của cá nhân về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí minh .
- Tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng quýet sạch chủ nghĩa cá nhân, sửa đổi nề nếp làm việc đã
nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải tránh các bệnh địa phương chủ nghĩa, óc bè phái, hẹp hòi, quân phiệt quan
liêu, ham chuộng hình thức, làm việc bàn giấy xa rời nhân dân, bệnh kiêu ngạo tự mãn vô kỷ luật, ích kỷ, hủ
hóa, chỉ "lo ăn ngon mặc đẹp, lo chiếm của công làm của tư", "giữ thói một người làm quan cả họ được
nhờ” Ngại gian khổ, khó khăn, sống lãng phí, xa hoa tham danh, trục lợi, tham địa vị, quyền hành. tự cao, tự
đại, coi thường tập thể, khinh thường quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, xa rời quần chúng, xa rời thực
tế, không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập tiến bộ... Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh mất
đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân".
Qua lời căn dặn trên tôi nhận thấy Cán bộ, đảng viên phải là người vừa có đức vừa có tài nhưng đức
là gốc. Quần chúng chỉ yêu quý những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn quần chúng thì bản thân
phải làm mực thước cho người ta bắt chước, tuyên truyền nhân dân tiết kiệm thì mình phải tiết kiệm trước
đã. Rèn luyện đạo đức cách mạng là để làm cách mạng, làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao, để xứng đáng là
công bộc của dân.
- Về tư tư tưởng tấm gương đạo đức của Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan
liêu . Để chống tham ô, lãng phí, trước hết và quan trọng nhất là phải chống chủ nghĩa cá nhân. Bác nói:
"Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Mỗi người đều có
tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình”.
Bác khuyên dạy cán bộ, đảng viên, quân đội... không xâm phạm cái kim sợi chỉ của dân, lên án


những cán bộ, đảng viên nặng đầu óc cá nhân chủ nghĩa, chỉ biết chăm lo thu vén cho bản thân mình, không
quan tâm đến lợi ích của tập thể cộng đồng và của những người xung quanh mình. Phải kiên quyết quét sạch
chủ nghĩa cá nhân trong bộ máy của Đảng, của Nhà nước thì Đảng mới thực sự trong sạch và vững mạnh,
mới giành được sự tin yêu thực sự của nhân dân.
Muốn chống tham ô, lãng phí phải phát huy quyền làm chủ tối đa của nhân dân, phải biết dựa vào
dân Bác đã chỉ rõ: Dân chủ là dân làm chủ. Chỉ khi nào toàn thể nhân dân đều tham gia vào quản lý thì khi
ấy mới có thể đã phá tận gốc chủ nghĩa quan liêu. Trên thực tế, nếu các cơ quan nhà nước thực hiện nghiêm
chỉnh và đồng bộ phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” cũng là một biện pháp chống chủ
nghĩa quan liêu, chống tham ô lãng phí một cách tích cực, có hiệu quả.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ
quốc, phục vụ nhân dân. Trước hết là thể hiện trong mối quan hệ với nhiệm vụ được giao, với công việc
phải làm. Khi được giao việc gì, bất kỳ to, hay nhỏ, khó hay dễ, đều phải dồn hết tâm huyết làm đến nơi,
đến chốn, tự giác làm. Nếu làm việc theo lối cẩu thả, dễ làm, khó bỏ, làm cho qua chuyện, gặp sao làm
vậy… là không có tinh thần trách nhiệm. Ý thức trách nhiệm còn thể hiện không thụ động, trông chờ, ỷ nại;
phải chủ động nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, thực hiện đúng đường lối quần
chúng.
Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân là phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết,
trước hết. Phải tận tâm, tận lực, tận tình . Phục vụ nhân dân theo tư tưởng Bác Hồ là hướng dẫn nhân dân tự
chăm lo đời sống của chình mình.
2) Nhận thức của cá nhân và ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một chủ trương lớn của
Đảng, là đợt sinh hoạt chính trị nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, là yêu cầu đặt ra
hết sức bức thiết, có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Đó là xây dựng và thực hiện chuẩn mực làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh đây là yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn có tác dụng điều chỉnh hành vi, quan hệ của
con người đối với con người và con người đối với xã hội.
Thấm nhuần những nguyên tắc xây dựng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nói đi đôi với làm”
biến quyết tâm thành hành động. Đổi mới tác phong công tác, thực hiện nếp sống văn hoá , nâng cao hiệu
quả làm việc, lao động sáng tạo, thực hành, tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, rèn luyện phẩm chất
chính trị, đạo đức lối sống, giỏi nghiệp vụ chuyên môn, từng bước đổi mới, phát huy tính sáng tạo trong
công tác, thực hiện soạn giảng theo phương pháp đổi mới, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.

3) Những kết quả cụ thể trọng việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của bản thân.
- Đã nâng cao ý thức tự học tập, rèn luyện, thực hành tiết kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói đi
đôi với làm, nêu cao tinh thần chống tham nhũng, lãng phí.
- Nêu cao ý thức trách nhiệm đối Đảng, với nhân dân, với công việc được giao cũng như công việc
kiêm nhiệm.
- Có ý thức xây dựng tinh thần đoàn kết trong cơ quan đơn vị cũng như nơi cư trú, nêu cao tính tự
phê bình, phê bình trong sinh hoạt Đảng.
- Bản thân nêu cao tinh thần gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật
của nhà nước cũng như việc xây dựng gia đình văn hoá mới. Có thái độ giao tiếp, ứng xử trong giao tiếp với
đồng nghiệp và với nhân dân hoà nhà, cởi mở, ân tình. Luôn thực hiện tốt nghĩa vụ công dân .
4) Trách nhiệm cá nhân về việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác trong
thời gian tới .
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng
của Bác trở nên hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng
của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua
thử thách, khó khăn để tiến lên. Nhận thức đầy đủ, sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm,
chống tham ô, lãng phí, quan liêu và đặc biệt là học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một
biện pháp quan trọng để khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, giữ vững niềm tin của nhân
dân về sự lãnh đạo của Đảng, để xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế
- xã hội.
Học tập, tu dưỡng đạo đức thường xuyên là cơ sở để hoàn thiện mỗi cá nhân, vì đạo đức của mỗi
người không phải tự nhiên xuất hiện, mà do mỗi người tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực
tiễn và tiếp thu sự giáo dục, quản lý của tổ chức, tập thể, cộng đồng, gia đình và xã hội. Vì vậy, để giữ gìn
và phát huy những giá trị cao đẹp, đòi hỏi mỗi người phải thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tự
hoàn thiện chính bản thân. Mọi sự buông thả, thiếu tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng, xa rời sự quản lý,
giáo dục của tập thể, cộng đồng, đoàn thể và gia đình là con đường dẫn tới hư hỏng, tự đánh mất chính bản
thân mình.
Trong thời gian tới bản thân sẽ nêu cao hơn nữa về ý thức trách nhiệm trong công việc, hoàn thành
tốt công việc được giao, góp phần thực hiện tốt sự nghiệp trồng người.


Người viết

Phạm Văn Ngàn

×