Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tạ Duy Anh và tác phẩm Đi tìm nhân vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.59 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
BỘ MÔN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY

Đề tài:
TÁC GIẢ TẠ DUY ANH VÀ TÁC PHẨM
“ ĐI TÌM NHÂN VẬT ”

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 – 2018


1


2
MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………………………
4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG........................................................6
1.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội tác động đến văn học Việt Nam giai đoạn
từ năm 1986 đến nay...................................................................................6
1.2. Giới thiệu về tác giả và tác phẩm........................................................8
1.2.1 Tác giả Tạ Duy Anh.....................................................................8
1.2.2 Tác phẩm “ Đi tìm nhân vật”.......................................................8
1.2.3. Tóm tắt tác phẩm.........................................................................9
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG TRONG SÁNG TÁC NGHỆ THUẬT
CỦA TẠ DUY ANH NÓI CHUNG VÀ TÁC PHẨM “ĐI TÌM NHÂN VẬT
NÓI RIÊNG.......................................................................................................10
2.1. Tác giả Tạ Duy Anh – tín hiệu của một dòng văn học mới.............10
2.1.1 Quan niệm về văn chương nghệ thuật của Tạ Duy Anh............10
2.1.1.1 Quan niệm nghệ thuật về hiện thực.....................................10


2.1.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người....................................11
2.1.2 Đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh...............15
2.1.2.1 Tính chất phóng sự..............................................................15
2.1.2.2 Sự cộng hưởng của truyện ngắn và tiểu thuyết...................16
2.2 Tác phẩm “ Đi tìm nhân vật”.............................................................18
2.2.1. Chủ đề.......................................................................................18
2.2.2 Hình tượng nhân vật...................................................................20
2.2.3 Kết cấu tác phẩm………………………………………………23
2.2.4 Yếu tố kì ảo……………………………………………………24
2.2.5 Motif nghệ thuật………………………………………………26
2.2.6 Giọng điệu……………………………………………………..28


3
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ MÀ TẠ DUY ANH MANG LẠI CHO NỀN VĂN
HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY............................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................33


4
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đứng trước hàng loạt những hiện tượng nổi bật dưới một nền văn học
chịu nhiều phân tán, có sự dung hợp cả các yếu tố truyền thống, hiện đại và hậu
hiện đại, việc lựa chọn một tác giả trong một thời kỳ cụ thể để làm nổi bật giá trị
mà họ mang lại là một việc không dễ. Nhóm chúng em dựa vào việc xét “ hai
trục chính” để tìm ra phong cách riêng biệt của một tác giả. Trục lịch sử, tức là
xem lại trước đó có ai mang phong cách như vậy hay không, và trục xã hội, tức
sự đồng đại, xét trong mối quan hệ với những văn nghệ sỹ khác cùng thời.
Bên cạnh những tác giả như Trần Thùy Mai, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn
Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Đỗ Hoàng Diệu v.v…theo nhóm, tác giả Tạ Duy

Anh có thể nói là nhà văn “ giao thời” khi xã hội ta chuyển từ thời “ bao cấp”
sang thời “ đổi mới”. Ông được thừa nhận là cây bút có tư tưởng làm mới tiểu
thuyết một cách quyết liệt, là một hiện tượng manh nha mà càng về sau này càng
“ phát triển đến mức không kiểm soát được”. Ở thời kỳ đó, vấn đề mà mọi người
quan tâm nhiều nhất là vấn đề về con người cùng những lí giải mới về thời cuộc.
Các tác phẩm của Tạ Duy Anh hầu như đều khiến độc giả có thể chạm sâu vào
đời sống thực tế, giúp họ hiểu hơn về bản chất của nó cũng như những trạng thái
nhân sinh trong buổi đầu đổi mới, vậy nên độc giả luôn chờ đợi và săn đón ông.
Với bút danh là Lão Tạ, trong sự nghiệp sáng tác văn chương của mình,
ông gần như đã đạt được cái sự “ lão” trong việc tìm được rất nhiều ý tưởng để
chuyển tải vào tác phẩm của mình. Không muốn để những từ ngữ vô nghĩa làm
loãng ý tưởng, ông luôn luôn trăn trở để tạo ra những vấn đề mới mẻ, khuôn đúc
ra những cách nghĩ lạ, tạo thành những tác phẩm lạ gây nhiều cảm hứng cho
người đọc. Một điểm khác biệt rõ rệt giữa ông và các nhà văn cùng thời, đó là ý
thức tuyệt vời về tự do cá nhân, ý thức phản biện cuộc sống tích cực mà ông
luôn giữ lửa, đầy trách nhiệm và thuyết phục người đọc bằng tài năng hiếm hoi.


5
Tạ Duy Anh cũng là người khiến cho báo chí tốn không ít giấy mực về
những vấn đề xung quanh việc xuất bản, và những cuộc tranh luận giữa những
nhà phê bình, tiêu biểu là giữa Đoàn Ánh Dương và Phùng Gia Thế. Điều này
củng cố thêm cho việc hướng đến tiêu chí ( lạ và gây tranh cãi) trong khi lựa
chọn tác giả của nhóm.
“ Đi tìm nhân vật” chính là tác phẩm khẳng định độ “ chín” thực sự của
tài năng tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong nỗ lực đổi mới ngòi bút. Câu hỏi được
thốt lên: “ Tôi là ai? Là tôi? Là hắn? Hay không phải là tôi? “ chính là câu hỏi
mà tất cả chúng ta đều phải tự vấn, đều phải tự nhìn thấu được bản chất của
mình. Cái hay của cuốn tiểu thuyết này ở chỗ, nó như một thiên biến vạn hóa
qua mỗi lần lật trang. Trinh thám, tình cảm, hiện thực, phê phán, huyền ảo, hài

kịch, bi kịch… “ Đi tìm nhân vật” đều có đủ cả nhưng không chắc đâu là cái cốt
lõi. Vì lẽ đó, Tạ Duy Anh luôn hướng người đọc tới sự cùng khám phá, cùng
thưởng thức, cùng tranh luận. Nghệ thuật tạo sự bí hiểm, nhiều ẩn dụ cung cấp
cho ta cái nhìn khác về thế giới chính là ở đó.


6
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội tác động đến văn học việt nam giai đoạn
từ 1986 đến nay.
Hoàn cảnh kinh tế xã hội trong thời kì trước đổi mới: kinh tế khủng hoảng
trầm trọng, sản xuất kinh tế trì trệ, đất nước bị cấm vận nhân dân mất niềm tin
vào Đảng giảm sút lung lay.
Tháng 12/1986 diễn ra Đại hội Đảng lần thứ VI với nhiều chính sách đổi
mới về kinh tế xã hội. Đại hội IV được xem là dấu mốc lịch sử quan trọng với
đường lối đổi mới đã tác động tích cực đến kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn
sau.
Tình hình văn học : sau thời kì đổi mới văn học trong nước có nhiều bước
chuyển mình với nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại, góp phần xây
dựng vào nền tảng văn hóa, tinh thần của con người và xã hội. Hoàn cảnh kinh
tế xã hội mới đã tạo ra một luồn cảm hứng sáng tác mới, người cầm bút sáng tác
cũng ý thức sâu sắc hơn, tìm tòi đổi mới về phương thức thể hiện. Văn học thời
kì này là một thể đa dạng phong phú thấm đầy tinh thần nhân dân hiện đại. Dòng
chính vẫn là dòng văn học gắn bó với sự nghiệp cách mạng.
*Cao trào đổi mới văn học/tiểu thuyết:
Văn học/tiểu thuyết bước vào cao trào, theo chúng tôi, vào khoảng cuối
những năm tám mươi, đầu những năm chín mươi của thế kỷ XX. Văn học đổi
mới đã đi được bước đầu tự tin và thành tựu của mình với những tác giả truyện
ngắn tài năng như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp. Nếu nói văn xuôi là
“mặt tiền” của văn học đổi mới thời hậu chiến thì truyện ngắn là trinh sát viên,

người lính xung kích. Khi những cỗ máy cái văn học - tiểu thuyết - ngự trị văn
đàn thì đó là lúc văn học đổi mới, “lên đỉnh”. Có thể kể đến một số tiểu thuyết
mà nếu thiếu chúng thì sự hiện diện của một thể loại nòng cột của văn học chưa


7
thực sự định vị. Đó là Đi về nơi hoang dã (1988) của Nhật Tuấn, Thiên sứ
(1988) của Phạm Thị Hoài, Chim én bay (1988) của Nguyễn Trí Huân, Góc
tăm tối cuối cùng (1990) của Khuất Quang Thụy, Người đưa đường thọt chân
(1990) của Bùi Việt sỹ,…
Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991, theo giới chuyên môn, là một
“đỉnh” của văn học/tiểu thuyết đổi mới. Giải thưởng đã tôn vinh tiểu thuyết
Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh, Bến không chồng của Dương Hướng,
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. Đây là những bức
tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam trong thời chiến cũng như thời bình. Cả ba
tiểu thuyết thành công này đều được viết bằng hình thức của “cái bi kịch”. Vì
sao? Vì trong thế kỷ XX thì cuộc kháng chiến thần thánh 30 năm (1945-1975)
chống Pháp và Mỹ cũng như xã hội thời hậu chiến chính là một hiện thực phong
phú, phức tạp và dữ dội nhất bộc lộ những mâu thẫu, xung đột có tính thời đại.
Đây là thời của tiểu thuyết. Thời khám phá nghệ thuật cái chưa hoàn tất của hiện
thực và con người, thời khám phá những biến đổi triệt để nhất. Những giải
thưởng hàng năm và cuộc thi tiểu thuyết sau này của Hội Nhà văn Việt Nam tuy
không gọi là thoái trào nhưng rõ ràng là có sự “đuối sức”. Xin dẫn ra một ví dụ.
Trong bài Cái thường nhật trong sự vĩnh hằng (Báo cáo của BCH Hội NVVN
do nhà văn Vũ Tú Nam - Tổng Thư ký Hội NVVN - đọc trong Lễ trao Giải
thưởng văn học năm 1992) đã thẳng thắn thừa nhận: “Năm nay khi xem xét các
tác phẩm văn xuôi được in trong năm 1991…Những người được giao công việc
giám khảo nhận thấy chưa có tác phẩm văn xuôi nào vượt qua được cái ngưỡng
do các tác phẩm được giải đã tạo nên năm trước…Và thông thường sau một
bước tiến mạnh, vẫn hay có một bước chững lại, lâu hay mau, để chuẩn bị cho

một bước vượt lên tiếp sau…Không trao giải thưởng văn xuôi năm nay, Hội Nhà
văn Việt Nam muốn thể hiện một đòi hỏi cao hơn của xã hội đối với văn học”.
Như vậy khi nói về những bước thăng trầm của tiểu thuyết là nói về một thực tế


8
không thể chối cãi về những trồi sụt của sáng tác văn chương nói chung, tiểu
thuyết nói riêng.
1.2 Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
1.2.1 Tác giả Tạ Duy Anh
Tạ Duy Anh (1959) tên khai sinh là Tạ Việt Dũng. Ông còn viết với các bút
danh khác như Lão Tạ, Chu Quý, Quý Anh, Bình Tâm...
Quê ông ở Cổ Hiền xã Hoàng Việt, huyện Chương Mỹ, Hà Tây nay thuộc
Hà Nội.
Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở Nhà máy thủy điện Hòa
Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Sau đó Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường
viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng
viên. Là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới. Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất
bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm
1993.
Các tác phẩm chính: Bến thời gian, Gã và Nàng, Bố cục hoàn hảo, Ngày
hội cuối cùng, Quả trứng vàng, Đi tìm nhân vật, Bức tranh của em gái tôi...
Giải thưởng: Giải truyện ngắn nông thôn, giải C cuộc thi truyện ngắn 19891990, giải nhì cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi", hai giải thưởng của nhà xuất
bản Kim Đồng cho hai tập truyện Quả Trứng Vàng và Vó Ngựa Trở Về, giải
thưởng Văn học Thủ Đô 2012 cho tập truyện ngắn Lãng Du.
1.2.2 Tác phẩm Đi tìm nhân vật
Thể loại: Tiểu thuyết
Sáng tác: Hoàn tất năm 1999 bao gồm 15 chương.
Mở đầu chương một là cái chết khó hiểu của cậu bé đánh giày mà nhân vật
tôi trong tác phẩm là một phóng viên phải đi tìm kiếm mạnh mối để viết bài.



9
Qua từng chương, một câu chuyện khác lại mở ra, có lúc là hồi ức xen lẫn thực
tại. Ban đầu tác phẩm không được đón nhận rộng rãi vì không gian thời gian,
các nhân vật cứ chồng chéo lên nhau. Gần mười năm trở lại đây người đọc mới
khai thác được hết những giá trị mà ngòi bút họ Tạ mang lại thông qua tác phẩm
và thông điệp mà tác phẩm mang lại: Hãy đương đầu, hãy dũng cảm thay vì hèn
nhát cuối đầu than vãn trước sự lộng hành của quỹ dữ.

1.2.3 Tóm tắt tác phẩm:
Ở thành phố G sầm uất nhộn nhịp với nhiều tầng mưu sinh, xảy ra cái chết
bí ẩn của cậu bé đánh giày không rõ tên tuổi cũng chả ai buồn quan tâm khi hỏi
đến, nhân vật “tôi” trong tác phẩm tên là Chu Quý - một phóng viên tác nghiệp
để thu thập manh mối. Anh phải lân la qua nhiều hàng quán, quán bar, tiệm
vàng, cửa hiệu điện tử... để tìm ra người đã giết đứa trẻ mà anh gọi là "hắn".
"Hắn" đối với anh là một "bóng đen khổng lồ" không rõ tên tuổi mặt mũi, lúc
xa, lúc sắp hiện rõ nguyên hình là người đã gây ra cái chết của cụ nội, cha anh
thậm chí anh cũng bị cảnh báo sẽ là cái chết tiếp theo qua những câu chuyện
trong quá khứ đau buồn mà anh hồi ức lại qua từng chương. Càng đọc ta càng
thấy ranh giới giữa "tôi" và "hắn" càng mong manh hơn, thậm chí có lúc dường
như là một. Khi nghe người dân khu phố G kể về việc tên lừa đảo giống y hệt
anh, đến việc một gã giống anh tự thiêu đúng chỗ hẹn anh với cô gái mà anh cho
là một nửa cuộc đời (Thảo Miên ) . về sau câu chuyện diễn biến phức tạp hơn
với hàng loạt những suy nghĩ, tưởng tượng, hồi ức không theo một mạch thời
gian nào cả, về cô gái Thảo Miên, Tiến sĩ N, ông Bân ai cũng có một nhân vật
mà họ phải đi tìm kiếm cho riêng mình, và hàng loạt cái chết phần lớn là tự sát
để chạy trốn quá khứ của mình... câu chuyện kết thúc bằng cái chết hỏa thiêu
của Thảo Miên, và lá thư với lời dặn dò của người cha "Can đảm lên con đừng
sợ!"- như một thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua toàn tác phẩm. Và rốt



10
cuộc "hắn" là ai ? "hắn" có phải là "tôi" một câu hỏi cũng là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt tác phẩm mà người đọc phải tự tìm lấy câu trả lời. Dũng cảm đối mặt hay tự
tay kết liễu bản thân như một cách trốn chạy trước quỷ dữ.
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG TRONG SÁNG TÁC NGHỆ
THUẬT CỦA TẠ DUY ANH NÓI CHUNG VÀ TÁC PHẨM “ĐI TÌM
NHÂN VẬT NÓI RIÊNG
2.1 Tác giả Tạ Duy Anh – tín hiệu của một dòng văn học mới
2.1.1 Quan niệm về văn chương nghệ thuật của Tạ Duy Anh
2.1.1.1 Quan niệm nghệ thuật về hiện thực
Tạ Duy Anh viết “như đã lĩnh một sứ mệnh từ trên trời, từ khi mới sinh
ra”, đứng trước trang giấy như một thứ pháp trường trắng nghiệt ngã, mỗi trang
đầy ắp suy nghĩ và bản lĩnh nghề nghiệp. Viết là cách mà Tạ Duy Anh chống lại
nỗi đau tinh thần xuất phát từ hiện thực không ngừng vò xé. Viết là cách tốt nhất
để đối mặt và giải phẫu cuộc đời.
Ông viết về nhiều thực trạng đen tối của cuộc sống, cũng có khi cách viết
lạnh lùng cố ý trước một sự trả thù của ông lại bị chê là quá tàn nhẫn, mở đường
cho cái ác văn chương vì miêu tả quá chi tiết và khách quan. Thế nhưng Tạ Duy
Anh không phải là một nhà “hoài nghi chủ nghĩa”. Trái lại ông luôn đặt niềm tin
vào cuộc sống, tin vào điều kì diệu mà văn chương mang lại cho cuộc đời này,
dẫu có lúc “mỏi mệt đến tuyệt vọng vì xem tivi thấy người ta giết một lúc hàng
ngàn người, thấy bất lực đến chảy nước mắt vì chỉ một thằng quan tham làm
nhân dân mất đứt hàng tỉ tiền đóng thuế, thấy những gì mình viết ra vô nghĩa
đến thảm hại, nhưng rồi vẫn lại cầm bút và viết thôi, và vẫn phải tin là vì những
đóng góp nhỏ hơn cả hạt bụi của mình mà ngày mai sẽ sáng hơn hôm nay một
chút”.



11
Đối với Tạ Duy Anh, “bản thân lịch sử là vô ý, vô cảm và chẳng có giá trị
gì với chính nó. Nó chỉ có giá trị với tương lai ở khía cạnh kinh nghiệm và
những bài học. Những bài học lịch sử, đặc biệt là những bài học rút ra từ những
thảm họa, cần phải được nhắc đi nhắc lại. Mọi sự bóp méo, che giấu hoặc thổi
phồng các sự kiện lịch sử đều là tội ác”. Bảng lảng trong tác phẩm của ông tinh
thần hoài nghi về lịch sử, bởi lẽ một xã hội nhân văn, biết đề cao phẩm giá luôn
phải tạo điều kiện để các công dân tiếp cận với mọi sự thật lịch sử, thuộc làu nó
ngay từ trên ghế nhà trường và không ngừng truy tìm cận căn nguyên của từng
sự kiện chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến họ. Chậm làm điều đó hoặc làm ngược lại
vì bất cứ nguyên nhân gì đều là vô trách nhiệm và vô minh.
Mang trên mình sứ mệnh nhà văn, ông luôn tâm niệm không thể khốn
trắng cho lịch sử. Dẫu rằng những cái nhìn mới về lịch sử, về con người đôi khi
đã tạo cho số phận văn chương Tạ Duy Anh đầy thăng trầm và cha đẻ của nó
chịu những hệ lụy nhất định. Thế nhưng ông vẫn sẵn sàng trả giá để bước đi trên
con đường hẹp và đầy chông gai. Bởi lẽ, phong trào đổi mới văn học thực sự nào
cũng, nếu không xuất phát từ, thì cũng gắn liền với nhu cầu tái tạo lịch sử, từ đó,
không những hiện tại được đổi mới mà cả quá khứ cũng mang một diện mạo
mới, lịch sử được viết lại. Trong khi những người thủ cựu nỗ lực – thường là
một cách tuyệt vọng – duy trì nguyên trạng quá khứ, những người đổi mới có cố
gắng viết lại quá khứ để vun bồi gốc rễ cho các dự phóng hướng tới tương lai và
để mọi vận động lại được tiếp tục.

2.1.1.2 Quan niệm về nghệ thuật con người
Tạ Duy Anh đề cập đến số phận con người, số phận của những người
nông dân luôn phải sống trong sự đè nặng của biết bao thù hận, bao định kiến tối
tăm, bảo thủ. Chỉ ở một cái làng bé nhỏ mà lúc nào cuộc sống cũng căng lên,
ngột ngạt bởi các mối quan hệ chằng chịt phức tạp và rất nhiều cuộc đời không



12
được lựa chọn quyền sống cho chính mình. Không khinh bạc, không gai gốc,
mỗi trang viết của Tạ Duy Anh cứ da diết một cảm giác của những hồi ức đau
đớn, nhức nhối.
Tạ Duy Anh không viết về nông thơn rộng lớn chung chung, ông là nhà
văn viết về làng của mình – một làng quê nhỏ bé, tuy nhiên cái làng quê nhỏ bé
ấy lại không hề bình yên. Ở đó, cuộc sống luôn luôn bị khuấy đảo, những quan
hệ, những mâu thuẫn, những tập tục cổ xưa làm điêu đứng biết bao số phận con
người: Tạ Duy Anh đặc biệt có thiên hướng đi sâu vào mặt tối những mảng
khuất lấp của hiện thực nhưng bao giờ từ đó, người đọc cũng nhận ra được
những tia sáng nhân văn lấp lánh trong từng câu chữ. Hơn nữa, các trang viết
của ông đều hướng về một miền quê mà theo ông “lầy lội, tăm tối và đầy thù
hận”, cho nên không khí hội hè đình đám, tình cảm làng xóm thân tình đầm ấm,
hình ảnh những người nông dân đôn hậu mộc mạc… hầu như vắng bóng và
không thuộc về cảm hứng của ông.
Đọc Tạ Duy Anh, người ta chỉ thấy sau cái vẻ thanh bình, bé nhỏ của làng
quê là sự ẩn giấu biết bao nhiêu bão tố. Với sự thâm trầm, sâu sắc, trải nghiệm
của người đã từng sống, chứng kiến (Tạ Duy Anh luôn nói rằng bản thân ơng
xuất thân từ làng, là đứa con của làng) Tạ Duy Anh đã đem đến cho người đọc
những gốc nhìn sinh động, chân thực. Đó là những người mang trong mình đầy
những định kiến nặng nề, những nhận thức ấu trĩ, bảo thủ, thù hận. Có lẽ chính
cuộc sống khốn khó, vất vả, phải vật lộn với miếng ăn trên cái mảnh đất ấy đã
tạo ra họ những nếp nghĩ, nếp sống như vậy. Họ sống bằng hồi ức, bằng những
giai thoại và bằng cả những mối thù truyền lại từ bao kiếp trước. Bước qua lời
nguyền, Đắc đạo… đều nói về những mối thù như vậy. Cuộc sống của họ vòng
quanh luẩn quẩn, họ tự làm khổ mình và làm khổ những thế hệ sau. Thế giới nội
tâm của họ cũng đầy phức tạp, luôn tồn tại những nỗi dằn vặt, vị xé, đau đớn.
Họ sống, ứng xử theo những quan niệm và hồi ức của chính mình. Khi họ đã



13
mang một nỗi hận nào đó thì cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ mang nó suốt cuộc
đời. Hơn thế, còn truyền kiếp lại cho những đời con cháu họ, đừng mong chờ hai
chữ vị tha. Tuy nhiên, Tạ Duy Anh lại viết về những vấn đền này với sự cảm
thông, chia sẻ. Có những đòi hỏi quá sức chịu đựng của con người. Bản thân
những người nông dân đôi khi không hề muốn khoét sâu hơn vết hằn quá khứ
nhưng tất cả những gì họ đã trải qua luôn nhắc nhở và không cho phép họ bội tín
với những lời thề, những ràng buộc vô tình. Không chỉ luẩn quẩn, tăm tối với
những hận thù, người nông dân trong cái làng Đồng bé nhỏ ấy còn tự làm khổ
mình và làm khổ người khác với những nhận thức ấu trĩ và những định kiến sai
lầm.
Trong một số tác phẩm của Tạ Duy Anh hay láy đi láy lại môtíp những
người con gái xinh đẹp vượt trội trong làng luôn luôn phải chịu một cuộc sống
cơ độc, ghẻ lạnh bởi họ bị coi là hiện thân của tình yêu, ác quỷ về hãm hại dân
làng, thậm chí có khi họ còn bị chôn sống (Thiên thần ác quỷ, Truyền thuyết
viết lại, Ánh sáng nàng...). Cái đẹp là sự lạc lối nó làm người ta nhớ đến những
bi kịch của làng từ trong truyền thuyết. Bản chất của người nông dân là hiền
lành, thường thích cuộc sống an phận ít ham hố danh lợi nhưng khi họ có trong
tay một quyền lực nào đó thì cũng nảy sinh rất nhiều những thói hư tật xấu khác
nhau. Đó có thể là thói chuộng hư danh, quan liêu, bảo thủ, ngu dốt. Nhưng
trong Lũ vịt trời, nhật quật trên những con đường ngoằn nghoèo, nhan nhản cạm
bẫy. Phản ánh của nhân vật trước sự biến dạng, sự tha hóa là chấp nhận, thậm
chí thành niềm mong đợi. Nó gợi lên một cảm quan bi đát, một sự bất lực như
trạng thái tinh thần của nhân vật. Có giấc mơ biến dạng giống như sự điệp lại
của một ám ảnh, mang tính chất kết tội và hoán đổi ngôi vị. Đó là giấc mơ của
lão Đình trong “Bí mật của vĩnh cửu”, của giáo sư Bạch trong “Con vẹt”. Để
đàn sáo ở lại vườn nhà, tránh rơi vào tay gã Phỉ, lão Đình đã bắt tay vào việc
làm một chiếc lồng rất đẹp giống như một cung điện nhỏ. Lão không thể hiểu



14
nổi những lý lẽ riêng thuộc về cuộc sống tự nhiên và tự do. Khi lão ngất ngây
say sưa với ý tưởng mình cũng là lúc: “Lão gà gật và lạc vào những giấc mơ
chập chờn. Trong khi nửa thức nửa ngủ, lão thấy lão biến thành con sáo. Lão bị
cắt lưỡi học tiếng người. Bù lại, lão được ở trong một chiếc lồng sơn son thiếp
vàng, ăn bột trứng tẩm mật ong. Bỗng ở đâu xuất hiện con rắn loang lổ. Lão sợ
rúm rĩ, phá lồng chui ra. Lão lao đầu xuống đất trong cái ý thức bay lên bầu
trời”.Về sau này, khi lão Phỉ chết do bị rắn độc cắn, thì những ám ảnh đó vẫn
còn đeo bám lão: “Chốn hết tâm trí lão là hình ảnh một con rắn đen xì, khoắng
đuôi loạn xạ trong chiếc lâu đài, trở thành nỗi bí ẩn lớn nhất đời lão”.Giáo sư
Bạch cũng bị ám ảnh bởi khả năng hoán đổi ngoi vị trong mối quan hệ với con
vẹt thông minh. “Những giấc mơ của giáo sư Bạch trở nên nặng nề, u ám. Một
đêm nọ ông rơi tõm vào cơn ác mộng sau khi quá mệt mỏi. Trong mơ ông thấy
mình ở trong lồng còn con vẹt thì đang đi đi lại lại, bĩp đầu tìm những câu có thể
dạy cho ông. Nó đi lạch bạch trên đôi chân ngắn cũn cỡn. Chợt nó dừng lại như
một nhà hùng biện, ngửa cổ, ưỡn ngực đọc ngân nga chính khổ thơ mà ông đã
dán ngay trước bàn làm việc. Con vẹt đọc một cách đắc chí rồi cứ thế ngửa cổ
cười sằng sặc…, trong mơ ông thét vào mặt con vẹt: – Ta thà chết…”. Giấc mơ
của giáo sư Bạch khúc xạ những băn khoăn, day dứt về chính hành vi của ông
ta. Nó là sự phân hóa, là sự hạ bệ, phỏng nhại đang tạo ra những kẻ đồng dạng.
Chính qua giấc mơ, Tạ Duy Anh đã đặt nhân vật vào trong tình huống “tới hạn”,
để diễn đạt những tham vọng vơ nghĩa, hão huyền của nĩ.
Tạ Duy Anh thường mượn giấc mơ để cho nhân vật tự giác về sự trừng
phạt. Thức dậy sau giấc mơ, các nhân vật như bừng tỉnh và biết ghê sợ cái ác.
Nhiều khi chính những hư ảo chập chờn, những ám ảnh tâm linh lại là con
đường ngắn nhất để tìm lại nhân tính và khả năng phục thiện của con người.
Như vậy, bằng thủ pháp giấc mơ biến dạng, nhân vật trong tác phẩm của Tạ Duy
Anh thường được soi chiếu từ những ám ảnh, những ấm ức thầm kín riêng tư mà



15
đôi khi chính cho bản thân người trong cuộc cũng khơng cảm nhận được một
cách thực sự rõ ràng. Đây trước hết là một sáng tạo nghệ thuật làm phát lộ phần
khuất chìm trong bống tối, một “gương mặt” người không quen thuộc. Thông
qua cái chập chờn, mơ hồ, Tạ Duy Anh nêu bật những sự thật cốt lõi nhất, bản
chất nhất trong đời sống tinh thần và tình cảm của con người. Việc sử dụng
môtíp giấc mơ, ác mộng đã giúp nhà văn thâm nhập được vào những vùng bí ẩn
của đời sống nội tâm con người. Sự có mặt của những yếu tố này làm cho tác
phẩm của Tạ Duy Anh càng thêm độc đáo, hấp dẫn.

2.1.2 Đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh
2.1.2.1 Tính chất phóng sự
Như một quy luật của sự vận động thể loại, trong một giai đoạn với nhiều
sự kiện, biến cố, trong tính chất tiên phong của mình, phóng sự thể hiện vai trò
kép: phóng sự vừa là thể loại mở đường, thể loại “ tiếp sức” đồng thời phóng sự
cũng thâm nhập vào tiểu thuyết, tạo nên một chất mới trong tiểu thuyết đương
đại.
Dễ dàng nhận thấy những tiểu thuyết trong những năm đầu của cuộc đổi
mới văn học văn học hầu hết là những tiểu thuyết phóng sự. Chất phóng sự được
thể hiện ở sự đối thoại một cách trực diện trước cuộc sống hiện tại, ở tính thời sự
đầy ấm nóng, ở tính phản biện gay gắt của văn học với cuộc sống.
Trở lại với Tạ Duy Anh, Người đọc trước hết dễ nhận ra hơi hướng phóng
sự trong tiểu thuyết của ông - một thế giới nghệ thuật với bao tăm tối, ngột ngạt,
bao góc khuất nóng hổi tính thời sự cần phải được phơi mở. Có thể thấy, màu
đen là phông nền, là gam màu chủ đạo trong tiểu thuyết của nhà văn “luôn làm
bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề gai góc của xã hội hiện đại”.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Tạ Duy Anh nói: “Tôi là người thích đi mấp mé bên


16

bờ vực của cái ác và cái thiện với hi vọng có thể soi rọi vào nó ở những phần
khuất lấp ít người chạm tới”.
“Đi tìm nhân vật” được viết dưới hình thức một cuộc truy tìm thủ phạm
vụ giết chết thằng bé đánh giày của nhân vật “tôi”. Bằng lối kể tuyến tính, men
theo hành trình nhập cuộc của nhân vật “tôi”, câu chuyện liên tục được bồi đắp,
làm dày thêm bởi rất nhiều mảng bức tranh khác của cuộc sống. Đồng hành
cùng “tôi”, người đọc được “lùng sục” vào thế giới của bóng đêm, từ cửa hiệu
“Hơn cả sự gợi cảm”, “Bướm xanh” đến quán bar “Cảm giác thiên đường”,
khách sạn “Cổng vòm”, từ những khu ổ chuột nhầy nhụa, rách nát đến những
quán nước không tên, từ những tụ điểm tệ nạn đến cuộc sống nhếch nhác của
những con người trên hè phố… Con mắt của nhà phóng sự cho ta cái nhìn về
diện. “Đi tìm nhân vật” là đi tìm một hình mẫu khả tín của con người hôm nay,
hay là đi tìm bản ngã, đi tìm cái tôi vốn mang cảm giác hỗn loạn vì sự vong
thân, vong bản của mình? Con mắt quan sát nhanh nhạy, sắc nhọn của phóng sự
là một trợ thủ đắc lực để tiểu thuyết khái quát, tổng hợp, xây dựng nên tư tưởng
của tác phẩm.

2.1.2.2 Sự cộng hưởng của truyện ngắn và tiểu thuyết
Truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại rất gần gũi, do vậy, để nói đến
tương tác thể loại giữa hai thể loại này, dù không đầy đủ những vẫn phải đề cập
đến những đặc tính có tính chất nòng cốt của từng thể loại.
Với tính tự do bất tận và sự nỗ lực sáng tạo mạnh mẽ của mình, tiểu
thuyết Việt Nam đã không thể không tìm đến “ tấm gương của thể loại nhỏ” để
tự làm mới mình. Có thể thấy, sự thâm nhập của truyện ngắn vào tiểu thuyết
được biểu hiện qua hai xu hướng cơ bản: Xu hướng “lồng truyện” và xu hướng
“lắp ghép”


17
Xu hướng “ lồng truyện”: Nhiều tiểu thuyết chứa đựng trong mình những

truyện ngắn hoàn chỉnh với những dấu hiệu nội dung và hình thức rất rõ ràng.
Thế nhưng nếu tìm hiểu kĩ, chúng ta có thể thấy mối liên hệ hết sức chặt chẽ của
những “ lát cắt” này với cấu trúc chỉnh thể tác phẩm. Những câu chuyện có vẻ
lỏng lẻo, độc lập, đứt đoạn ấy đều được xâu chuỗi về một cấu trúc lớn hơn – cấu
trúc tiểu thuyết.
Xu hướng “ lắp ghép”: Có thể coi sự lắp ghép ấy như trò chơi rubic mà sự
cố tình đặt bên cạnh nhau những mảng màu khác nhau đã tạo cho tác phẩm một
bức tranh nhiều màu sắc trong tiểu thuyết đương đại. Các nhà tiểu thuyết đương
đại đã khôn ngoan học tập “ tấm gương của thể loại nhỏ” trong việc lắp ghép
những câu chuyện – lắp ghép những ấn tượng bên cạnh nhau để biểu đạt một thế
giới lớn hơn, bao quát hơn.
Trong trò chơi thể loại này, Tạ Duy Anh đã khai thác gần như triệt để lợi
thế của truyện ngắn để phục vụ cho tiểu thuyết của mình. “ Đi tìm nhân vật” sử
dụng nhuần nhuyễn cả phương thức “lồng truyện” lẫn phương thức “lắp ghép”.
Đồng hành cùng hành trình “đi tìm nhân vật”, ta bắt gặp nhiều truyện, nhiều
nhân vật. Tác phẩm có 15 chương và phần phụ lục thì gần như mỗi chương là
một truyện ngắn có nội dung và nhân vật chính rất rõ ràng và khá độc lập:
chương 1 là nhân vật cô gái với nội dung thiên thần bị bóp chết; chương 2: anh
thợ săn và bản án tử hình của anh thợ săn… Bên cạnh những truyện được sắp
xếp liên tiếp nhau theo tuyến tính ta còn thấy những “truyện ngắn trong truyện
ngắn”. Chẳng hạn chương 6 là truyện ngắn Tự thú của tiến sĩ N do nhân vật
“tôi” giới thiệu với bạn đọc. Chương 7 là motif rất đặc trưng: nhân vật nhà văn
viết truyện ngắn trong tiểu thuyết - ông Bân viết tác phẩm có nhan đề y như
nhan đề của tiểu thuyết - “Đi tìm nhân vật”. Chương 8, độc đáo hơn, chúng ta
gặp lại truyện ngắn “Những chiếc gáy” từng in trong tuyển tập truyện ngắn “Bố
cục hoàn hảo” của Tạ Duy Anh. Có thể Tạ Duy Anh đã tách truyện - tách


18
chương 8 của tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật” thành truyện ngắn “Những chiếc

gáy”, hoặc lồng truyện - lồng truyện ngắn “Những chiếc gáy” vào chương 8 của
tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật” (điều này không thể khẳng định một cách đơn giản
bằng việc dựa vào thời gian xuất bản). Tách hay lồng có lẽ không quan trọng, vì
cả hai cách đó đều có khả năng mang đến sự giao lưu, cộng hưởng thể loại thú
vị. Đặc biệt, Tạ Duy Anh như đang tung hứng trong trò chơi thể loại khi phân
tách và nối kết giữa phần chính và phần phụ lục của tác phẩm. Ở chương 5 tiểu
thuyết “Đi tìm nhân vật”, nhân vật “tôi” đề cập đến việc viết một bài tham luận
hội thảo khoa học có tên là “Đọc lại bốn truyện cổ tích được đem ra dạy trẻ con”
nhằm luận về chủ đề “Sự uyển chuyển trong tính cách người Việt”. Đó là các
truyện dân gian đã ăn sâu vào tâm thức người Việt: Rùa chạy thi với thỏ, Trí
khôn của ta đây, Tấm Cám, Mỵ Châu - Trọng Thủy.Tất cả những kĩ thuật được
trình diễn ở phần phụ lục này phục vụ cho tinh thần đối thoại, phản biện với dân
gian của cuốn tiểu thuyết.

2.2. Tác phẩm Đi tìm nhân vật
2.2.1. Chủ đề
Đi tìm nhân vật là một tác phẩm hư cấu với những sự việc, diễn biến
trong một thời gian và không gian hoàn toàn không xác định. Tác phẩm mở đầu
bằng ý đồ của một nhân vật muốn đi tìm những nhân chứng để thu góp những sự
việc liên quan đến một vụ án mạng vừa xảy ra. Đó là vụ án về cái chết của thằng
bé đánh giày vô danh. Thông qua sự việc đó Tạ Duy Anh đã đưa người đọc tiếp
cận đến hàng loạt vấn đề trong cuộc sống: sinh tử, ý nghĩa của sự sống. Hay cụ
thể hơn là cái chết và cách chết.
Con người với bản chất ích kỉ, thờ ơ, thường ngoảnh mặt đi, “không dính”
vào những sự việc lôi thôi, có thể gây phiền hà cho mình. Nhưng con người lại


19
hay vụ lợi, lèm bèm và ưa nói xấu, nên cũng sẵn sàng bôi nhọ, phết hồ vào
những điều “hắn” biết và không biết, vì sợ sệt, vì quyền lợi, vì vô tình, vì ác ý…

vì tất cả những lí do có thể mường tượng ra được. Tác giả đặt ra câu hỏi: “Tôi là
ai?” và “Ai là tôi?”, vì chính tác giả cũng không nhận ra được ai trong cái xã
hội quay cuồng những dối trá và sự tự tiêu diệt lẫn nhau. Tạ Duy Anh muốn
thông qua tác phẩm “kín đáo” vạch trần bản chất “cộng đồng” vô trách nhiệm,
đầy ám hiệu và phản trắc ấy.
Cụ thể là ở tác phẩm Đi tìm nhân vật, đây là quá trình điều tra tội ác để
tìm ra gốc gác những đau khổ của con người. Điều tra nguyên nhân của những
cái chết. Điều tra những lời nguyền, nguyên do nào đã đưa đến những hận thù
dòng họ, tiếp sức cho hận thù đấu tranh giai cấp? Sự hận thù đến từ đâu? Nó bắt
rễ ra sao? Nó được nuôi dưỡng bằng cách nào? Tại sao nó lại được tự do phát
triển tươi tốt như vậy, trong khi con người, hết thế hệ này đến thế hệ khác đều
tàn tạ gục ngã trước những cái chết khác nhau, hệ quả của tội ác và trừng phạt.
Mở vào nội dung tác phẩm, Tạ Duy Anh không gợi nhắc qua lí lẽ mà bằng
những sự việc, cảnh ngộ, tai ương, tâm trạng… gắn liền với từng con người tiêu
biểu kể trên được lọc lựa từ cuộc sống bi thảm, đượm đầy chua cay và cũng
không thiếu tình hài hước của xã hội Việt Nam suốt thế kỉ qua. Tác giả dẫn
người đọc vào một cuộc sống ngột ngạt, nhầy nhụa và nhố nhăng, trong đó con
người luôn bị đứng trước lựa chọn duy nhất: “Bán linh hồn để giữ thể xác hoặc
ngược lại”.
Bản năng ham sống đã đẩy con người vào tư thế sẵn sàng chối bỏ linh hồn
của mình và từ đó mọi nhơ nhuốc, mọi sa đọa đã trở thành những hình ảnh huy
hoàng được tô vẽ bằng các màu sắc rực rỡ nhất do thuộc tính dối trá, gian ác, đê
tiện luôn tiềm ẩn nơi mỗi con người trong một xã hội vô cảm, phi lí, phi lịch sử.
Quá trình vong thân vì tham lam đã biến con người từ nạn nhân của tha nhân
của quyền lực và thời thế thành nạn nhân của chính mình. Và khi cuộc sống đó


20
tiếp tục theo năm tháng đủ để tạo nên những thói quen, hình thành một nếp sống
thì con người không chỉ còn là diễn viên nữa mà đã hóa thân thành một bầy lũ

cuồng tín của những “cái thiện bị nhân danh” để tự trở nên một loại Satan lần
đầu có mặt bằng xương bằng thịt. Cảm giác bơ vơ cô độc hòa trộn với những
khắc khoải vì các nỗi niềm riêng, rồi sự băn khoăn ngờ vực dâng lên như thác lũ
với hàng loạt câu hỏi bằng hoàn toàn bị bế tắc để cuối cùng là cảnh chìm nghẹn
trong tâm trạng ghê tởm và phẫn nộ.
Trích đoạn hội thoại giữa Chu Quý và Thảo Miên:
“Em không đi đâu ra khỏi đây à?...
…- Em chỉ có một người bà con, ấy là Quỷ Satan” (trang 204)
Những vấn đề không có cách nào giải đáp buộc các nhân vật của Tạ Duy
Anh lựa chọn kết cục cuối cùng là cái chết – tự kết liễu đời mình. Nhưng, “tự tử
chỉ giúp người ta chấm dứt kiếp trâu ngựa chứ không mở được lối phục sinh”
trong khi cuộc sống đầy nhơ nhuốc kia vẫn tiếp tục tồn tại. Cho nên Tiến sĩ N đã
quả quyết rằng việc ông tự kết liễu cuộc đời mình là hành vi chạy trốn chứ nó
không thể khiến ông gột rửa cái lương tâm ô uế của mình. Ông đã có một phút
được tự do nhưng lại không thể tìm được lối phục sinh. Và cuối cùng, quá trình
đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh là quá trình đi tìm hướng phục sinh cho con
người, cho cuộc sống này. Đó là ánh sáng của Tự do. Và, điều này ở trong chính
mỗi con người của nhân vật.
Tạ Duy Anh không đưa ra giải đáp cho toàn bộ những thắc mắc nhưng
người đọc có thể nhận ra một điều, đó là: Sự hèn nhát và ngu dốt đã khiến cho
quỷ dữ trong con người trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc sống.

2.2.2. Hình tượng nhân vật


21
Bốn nhân vật chính trong truyện là: Chu Quý – nhà báo; tiến sĩ N – một
trí thức có danh vị trong xã hội đương thời; ông Trần Bân – nhà văn; Thảo Miên
– một cô gái hạng sang. Bên cạnh đó là nhân vật không danh tính, không diện
mạo, được gọi tên là “hắn”, là bóng đêm, là sự ác trùm lấy toàn bộ những sự

kiện và những nhân vật trong tác phẩm.
Chu Quý, nhà văn kiêm nhà báo chuyên nghiệp và là thế hệ thứ tư của
một dòng họ bị chi phối bởi một mối thù truyền kiếp từ đời cụ nội. Bị ám ảnh về
cái chết của một em bé đánh giầy vất vưởng trên hè khu phố G, anh lao vào một
cuộc truy lùng, săn đuổi vô vọng. Không phải chỉ săn đuổi thủ phạm đã giết em
bé đánh giầy mà còn là kẻ đã sát hại cụ nội, ông nội rồi đến cha anh. Và nếu
đường giây hận thù oan nghiệt không đứt đoạn thì cả chính anh cũng không
thoát. Từ những cảnh ngộ và suy tư của Chu Quý, tác giả mở ra cho người đọc
đi vào một thế giới mênh mông, với những sự kiện, lối sống, cách hành sử của
hầu hết nhân vật tuồng như bị rập khuôn, như đã lập trình, đã mã hóa, khiến thân
phận con người như bị mất hút trước những thế lực hung hãn, bạo tàn vây hãm
chung quanh.
Tiến sĩ N., biểu tượng của tham vọng và quyền lực đương thời, một trí
thức khoa bảng do thời thế đưa lên địa vị cao sang, quyền quý. Ông là đại biểu
của những con người có hai khuôn mặt, hai cuộc sống, luôn bị giằng co bởi hai
khuynh hướng đối nghịch: thật và giả, thiện và ác. Thân phụ tiến sĩ N. từng bị
treo cổ tới hai lần bởi một thế lực không tên trong bóng tối. Và để tránh cho
giòng họ khỏi bị tuyệt tự, ông và người em song sinh đã được đổi họ thay tên,
mỗi người lưu lạc một phương. Vào những lúc khuynh hướng thiện trỗi dậy lấn
lướt khuynh hướng ác, hơn một lần ông toan tính tìm cái chết như một giải
thoát, ngay cả khi tình nguyện vào Nam chiến đấu cũng như lúc đang ở nấc
thang tột đỉnh của quyền uy, danh vọng, nhưng đều thất bại. Cuối cùng ông đã
toại nguyện. Giữa những giây phút phù du được sống lại với con người thực (mà


22
tiến sĩ N. gọi là bản gốc khác với bản sao), vào một buổi sáng tinh sương, ông đã
xuống tay hạ nhát búa oan nghiệt vào vầng trán xinh xắn của người vợ mà ông
hằng yêu thương quý trọng, trước khi dùng độc dược tự kết liễu đời mình.
Ông Trần Bân, một nhà văn trọn đời miệt mài săn tìm nhân vật cho một

tác phẩm lớn đang thai nghén. Ngay từ lúc lên mười, ông đã biết yêu. Người yêu
trong mộng của ông là một bé gái xuất thân từ một gia đình mang bệnh cùi. Và
để tuyệt mầm chứng bệnh ghê khiếp này, cha ông, một người cả đời nhìn mọi sự
chỉ là Láo Toét cùng đám bạn bè tối ngày lang thang, say sưa, đập phá, đã nhẫn
tâm hùa nhau chôn sống cô bé. Vết thương đầu đời để lại trong ông một vết
thương và đã khiến ông trở thành một nhà văn bất đắc dĩ. Cho đến khi gặp Chu
Quý, ông nhận ra là đã tìm thấy nhân vật cho kiệt phẩm của mình: nhân vật đầy
mâu thuẫn có một quá khứ mù mờ, bí ẩn, suốt đời lao đầu vào việc truy tầm
những cái chết. Nhưng đấy cũng là lúc ông chợt ngộ là “nó quá mọi sức tưởng
tượng của tôi. Tôi cố đánh lừa rằng nó chỉ là một dạng thức của quý Satan.
Nhưng nếu nó có tính quý thì nó vẫn không phải là quỷ. Nó đích thị là nhân vật,
là dấu ấn của một thời đại mà tôi không được chuẩn bị một chút gì để hiểu nổi
nó. Điều đó còn thê thảm, nặng nề hơn cả cái chết…” (tr. 238)
Thảo Miên, cô gái ăn sương hạng sang, nạn nhân của tấn thảm kịch gia
đình và xã hội trước sự xuống cấp đến tận cùng của những giá trị nhân luân và
đạo lý. Chứng kiến cảnh ngoại tình bỉ ổi và trắng trợn của thân mẫu với một gã
đào giếng vai u thịt bắp không tên tuổi, không lý lịch, cô thoát ly gia đình, tự
hiến thân cho bất cứ ai để nhất quyết trở thành gái điếm, chỉ với một mục đích
mơ hồ là trả thù. Trả thù ai? Trả thù cái xã hội mà cô đang sống nhưng luôn có
cảm tưởng rằng mình chưa hề được sống. Trả thù những kẻ có quyền sinh sát
sống phè phỡn đàng sau những khuôn cửa sắt nặng nề kiên cố mà mỗi lần mở ra
đóng vào giống như miệng con quái vật sẵn sàng đớp, nuốt, nghiền nát kẻ hiền
lương. Và dường như trả thù cả chính mình, vì cô luôn bị ám ảnh bởi cái cảm


23
giác là kẻ “hút máu” đám lương dân vô tội. Do những tình cờ đưa đẩy, hai kẻ
lạc loài Chu Quý và Thảo Miên gặp nhau. Và, như một định mệnh, họ yêu nhau
bằng một mối tình trong suốt nhưng vô vọng. Giống như chính cuộc đời của họ.
Giống như những gì đang diễn ra hàng ngày chung quanh đời sống. Cuối cùng

Thảo Miên đã chọn cái chết bằng cách tự biến mình thành ngọn đuốc. Cô chọn
con đường tự hủy với hy vọng thắp sáng niềm tin và để tìm lại cái giá của Tự Do
cho chính mình, cho dù tiêu cực. Như tiến sĩ N. Như Trần Bân.
Hắn, nhân vật không diện mao, không danh tính nhưng lại là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt tác phẩm Đi tìm nhân vật. Hắn bám riết nhân vật chủ là Chu Quý,
tạo nên một nỗi ám ảnh khôn nguôi về một mối thù truyền kiếp từ đời nội tổ.
Đến nỗi mới vừa nghe tâm sự của gã thợ săn, Chu Quý nghĩ ngay đến chuyện
của mình “…câu chuyện gã kể dường như liên quan mật thiết tới câu chuyện
của gia đình tôi…Có thể vẫn là hắn, kẻ tôi truy lùng không mệt mỏi… Có thể
vẫn là hắn, dưới bộ mặt khác, đã hạ sát thằng bé đánh giầy. Tất cả hiện vẫn là
câu hỏi chưa có lời giải đối với tôi. Hồi đó hắn xuất hiện trước mặt tôi như một
khối đen khổng lồ. Từ cái buổi tối định mệnh ấy, tuổi thơ của tôi vĩnh viễn bị
chôn sống. Tôi thấy cha tôi bị cùm giải đi…” (tr. 48)
Tất cả những nhân vật của Tạ Duy Anh đều mang một nỗi riêng mà chỉ
bản thân họ mới hiểu nhưng ở họ đều có chung một điểm là muốn tìm được cho
mình con đường đi để giải thoát bản thân.

2.2.3. Kết cấu tác phẩm
Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh mở đầu bằng một không gian ở thành
phố G. Tiếp theo đó, không gian và thời giant hay đổi liên tục, không cố định.
Sự việc, sự kiện được kể theo lời của nhân vật tôi lúc đầu và dường như theo
dòng suy nghĩ của nhân vật. Trong mạch văn và ở những chương đầu, nếu không


24
chú ý, người đọc sẽ không thấy được sự kiện người cha “bị ám giải đi” có liên
quan tới những cơ chế, những chuyện thời sự trước mắt, mà chỉ coi đó như là
một tiến trình, là hệ quả của một cơn ác mộng, một nỗi oan trong quá khứ. Trong
những đoạn tiếp theo, tác giả đã đẩy Chu Quý vào dòng hồi tưởng với không khí
âm u, hoài niệm. Với không khí âm u, huyễn hoặc trong cách thuật chuyện,

người đọc dễ lầm tưởng như đã nói ở trên về sự bất định về không gian và thời
gian của câu chuyện.
Bên cạnh đó là ngôn ngữ và cách hành xử của nhân vật Tạ Duy Anh đã
đưa cảm xúc của người đọc lên tận cùng nỗi đau cùng các nhân vật. Tất cả
dường như cùng đổng loạt hét lên tiếng hét thất thanh của những con người
trong cái xã hội lúc đấy.

2.2.4. Yếu tố kì ảo
Trong Tiếng Việt, kì ảo là từ Hán Việt. Trong đó, “kì” có nghĩa là lạ lùng,
“ảo” là không có thực, “kì ảo” có nghĩa là chuyện lạ lùng, không có thực, không
thể xảy ra trong đời thực.
Sử dụng yếu tố kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu
giúp các nhà văn thể hiện quan niệm về cuộc sống và con người. Dostoiepxki
từng nhận xét rằng: “Cái có tính huyễn hoặc là cần thiết để tiếp cận hiện thực”.
Kì ảo là một trong những yếu tố góp phần làm phong phú thêm cách tiếp nhận
hiện thực. Với cái kì ảo, cuộc sống và thế giới nội tâm, tâm linh của con người
được biểu hiện rõ nét, sinh động và chân thực hơn. Theo Hồ Anh Thái, “Không
gợi dậy được những yếu tố kì ảo thì nhân vật, hiện thực chỉ còn là cái vỏ khô
cứng, thô sơ mà thôi”, và với ông, “Tiểu thuyết như một giấc mơ dài, gấp sách
lại người ta mừng rơn như vừa thoát khỏi cơn ác mộng, lại vừa nuối tiếc vì phải
chia tay những điều mà đời thực không có. Nếu chỉ dùng phương pháp hiện thực


×