Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo ở lớp 5 tuổi a3 trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 15 trang )

“Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo ở lớp 5 tuổi A3
Trường mầm non Ký Phú”.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển thể
chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và thẩm mỹ. Nói đến sự phát triển thể chất của
trẻ em là đề cập đến sự lớn lên của trẻ về mặt hình thể bên ngoài, những thay đổi
và hoàn thiện chức năng của các cơ quan tương ứng với từng độ tuổi. Giáo dục
phát triển thể chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần phát
triển toàn diện cho trẻ mầm non.
Đối với mỗi con người, vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là
với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đã
và đang thực hiện đề án về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân theo tinh
thần Nghị Quyết Trung ương 4 Khóa XII. Chính vì vậy, vận động có vai trò hết sức
quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động
của trẻ là khác nhau. Hiện nay, khoa học đã chứng minh được rằng: Phần lớn
những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật
thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng
lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh, gây ra tình trạng thừa


cân, béo phì, chậm chạp và ngại vận động. Chính vì vậy, phát triển tính tích cực
vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần được tiến hành một
cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều
kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất và nâng cao chất
lượng, hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của ngành và nhà trường với
mụ tiêu đã đề ra nên tôi chọn “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ mẫu
giáo ở lớp 5 tuổi A3 Trường mầm non Ký Phú” để áp dụng vào thực hiện nhiệm
vụ đồng thời nâng cao chất lượng giáo phát triển thể chất tại đơn vị mình.
Qua thời gian nghiên cứu sáng kiến này với thực trạng trong đó gồm;
Tính mới: Sáng kiến đã khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển thể
chất trong đó bao gồm các kỹ năng, kỹ xảo vận động, các tố chất thể lực của trẻ. Thông


qua đó góp phần hình thành và phát triển ở trẻ những nhân cách mới, với những yếu tố
tích cực, khỏe khoắn, mạnh dạn, tự tin, đặc biệt nó giúp cho trẻ phát triển một cách toàn
diện hơn.
Tính khoa học:


Sáng kiến có cơ sở lý luận sâu sắc, có luận cứ khoa học xác thực, được tổ
chức thực hiện tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 trường Mầm non Ký Phú. Các biện pháp
đưa ra đều khả thi, dễ áp dụng, trên thực tế cho thấy khi thực hiện đã đạt được kết
quả rất tốt
Tính thực tiễn:
Điều kiện cơ sở vật chất tuy đã được trang bị xong, tất cả chỉ ở mức độ tối
thiểu, chưa đa dạng và phong phú để đáp ứng được hết nhu cầu của người học. Đồ

dùng, dụng cụ để tổ chức hoạt động thể dục, thể thao và phát triển vận động cho
trẻ còn hạn chế cả về môi trường trong và ngoài lớp.
Với thực trạng như vậy tôi đẫ đưa ra một số giải pháp phát triển thể chất
sau:
1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển thể
chất cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A3, trường Mầm non Ký Phú.
2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
3. Biện pháp 3: Quan tâm phát triển kỹ năng và sự hứng thú vận động của trẻ:
4. Biện pháp 4: Gây được hứng thú cho trẻ trong hoạt động thể dục
5. Biện pháp 5: Trẻ vận đông thông qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi:


6. Biện pháp 6: Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng.
7. Biện pháp 7: Sử dụng đồ dùng trực quan:
8. Biện pháp 8: Xây dựng bài tập đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm
cá nhân của trẻ.

9. Biện pháp 9: Phối kết hợp với phụ huynh.
Lợi ích thu được từ sáng kiến:
* Đối với trẻ: tôi thấy các cháu lớp tôi đã tiến bộ nên rõ dệt, mạnh dạn tự
tin, khỏe mạnh, thích học thể dục, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của trẻ tốt
hơn rất nhiều, có thể lực khỏe mạnh vì vậy trẻ ít ốm hơn, đi học đều hơn luôn
duy trì sĩ số và tỷ lệ chuyên cần đạt trên 96%, đặc biệt là không có trẻ nào bị
suy dinh dưỡng, thấp còi hay béo phì nữa.
* Đối với giáo viên: Giúp nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp
bộ môn. Tạo môi trường phong phú. Sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu
quả. Biết khai thác những nội dung, thông tin cần thiết để ứng dụng vào trong
giảng dạy. Nâng cao khả năng sử dụng linh hoạt, đa dạng hoá các hoạt động cho
trẻ đỡ nhàm chán và làm tăng sự tích cực hoạt động của trẻ.
* Đối với phụ huynh:


Phụ huynh đã hiểu được sự cần thiết của việc giáo dục phát triển thể chất cho
trẻ, đã biết phối hợp cùng cô giáo trong việc giáo dục thể chất cho trẻ tại trường và
các phong trào hoạt động khác trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Một số hình ảnh chuyên đề:


Hình ảnh 1: Giáo viên trong lớp cùng xây dựng kế hoạch và cách tổ chức

Hình ảnh 2: Trẻ tập các vận động thô mọi lúc mọi nơi


Hình ảnh 3: Giờ vận động “Bật quan vật cản” Trẻ lớp mẫu giáo 5 Tuổi A3
Trường mầm non Ký Phú



Hình ảnh 4: Trẻ vui chơi với các đồ chơi phát triển vận động


Hình ảnh 5: Trẻ lớp 5 tuổi A3 vui chơi tại khu vực hòn non bộ


Hình ảnh 6: Trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 chơi trò chơi vận động
“Ném vòng cổ chai”


Hình ảnh 7: Trẻ chơi trò chơi vận động “Mèo đuổi chuột”


Hình ảnh 8: Trẻ lớp mấu giáo 5 tuổi A3 trải nghiệm thực tế lao động nhổ cỏ,
chăm sóc cây cảnh.


Hình ảnh 9: Giờ ăn của trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 Trường mầm non Ký Phú.



Hình ảnh 10: Bài tập vận động “Bật khép tách chân” của trẻ lớp mẫu giáo 5
tuổi A3 Trường mầm non Ký Phú.

Ký Phú ngày 10 tháng 04 năm 2019

Tác giả: Vũ Thị Hồng Gấm




×