Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI NHẬN DIỆN VÀ NÊU NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG BIỂU HIỆN CHƯA ĐÚNG TRONG LỐI SỐNG CỦA MỘT BỘ PHẬN SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.15 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CHỦ ĐỀ: NHẬN DIỆN VÀ NÊU NHỮNG NGUYÊN
NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ
KHẮC PHỤC NHỮNG BIỂU HIỆN CHƯA ĐÚNG
TRONG LỐI SỐNG CỦA MỘT BỘ PHẬN SINH
VIÊN HIỆN NAY

GIẢNG VIÊN: PHẠM TẤN XUÂN TƯỚC


NHÓM 19
HỌ TÊN VÀ NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN
1. NGUYỄN HỮU HOÀNG OANH – MSSV: 1651010 ( Thuyết
trình).
2. NGUYỄN NHƯ QUỲNH – MSSV: 1651010523 – QTKD9-K10
( Soạn văn bản word, tìm kiếm tài liệu).
3. LÊ THỊ THU HƯỜNG – MSSV: 1651010530 – QTKD9-K10
( Làm PowerPoint).
4. BÙI NGỌC SANG – MSSV: 1651010 140 – QTKD1-K10 (Làm
câu hỏi trắc nghiệm )
5. – MSSV: 1651010 ()


1. NHẬN DIỆN CỦA BIỂU HIỆN CHƯA ĐÚNG TRONG LỐI SỐNG
CỦA MỘT BỘ PHẬN SINH VIÊN HIỆN NAY.
Bên cạnh những hình ảnh đẹp về sinh viên, dưới tác dụng của những mặt
trái kinh tế thị trường và toàn cầu về văn hóa ngày càng sâu rộng cũng đã xuất
hiện một bộ phận không nhỏ tầng lớp sinh viên có lối sống lệch lạc, sống thiếu lý
tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống thực dụng,


đua đòi, lãng phí, có biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số
thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, tội phạm.
Theo thống kê cho thấy có 60% sinh viên hiện nay sống khép mình, ít tham
gia hoạt động xã hội. Kiểu của nhóm sinh viên này chiếm tỉ lệ cao nhất trong các
kiểu sống. Họ vẫn chú ý đến việc học tập và thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn bè,
người thân nhưng thường trong phạm vi hẹp. Ngoài ra họ còn xem tivi, đọc sách
báo. Có điều họ lại ít tham gia các hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt tập thể.
Đậy là cách song thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hòa nhập vào đời sống xã hội.
Trước những sự kiện xảy ra xung quanh mình, họ luôn tỏ thái độ bàng quan.
20% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ. Gồm những sinh viên có
hướng hoạt động vào việc vui chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý
đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân cách. Tuy vậy, họ là những con
người rất năng động, hứng thú với những hoạt động vui chơi, giải trí, hưởng thụ
những thú vui của tuổi trẻ, thể hiện một lối sống tiêu dùng “sành điệu”, lắm khi ăn
chơi đến quên cả lối về.
Và có 20% sinh viên say mê học tập và ai cũng biết rằng trách nhiệm của
mỗi người sinh viên hôm nay đến giảng đường là để học hỏi, tìm kiếm một ngành
nghề nào đó cho cuộc sống tương lai, hoặc để tự nâng cao kiến thức hiểu biết.
Nhưng điều đáng tiết xảy ra là chỉ có 20% trong số họ thực hiện công việc này.
Đây là nhóm sinh viên có thái độ sống tích cực, năng động, có chí hướng và say
mê học tập.


 Thụ động
Trong mỗi giờ học, chuyện sinh viên phát biểu ý kiến là rất ít thay vào đó là
“Giảng viên nêu vấn đề, sinh viên cúi mặt xuống bàn...” Đó là việc các thầy cô
đứng trên bục giảng và yêu cầu nhiều lần các sinh viên trả lời câu hỏi. Đó không
phải là những câu hỏi khó. Thông thường nó đều nằm trong phạm vi hiểu biết và
có thể trả lời của sinh viên. Thế nhưng rất ít có cánh tay nào giơ lên. Trong khi đó,
giờ giảng dạy của giảng viên trên lớp không có gì hơn ngoài một cái micrô cứ ọcẹc theo kiểu “mạnh thầy thầy cứ nói”, còn lớp học đông đúc thì “mạnh trò, trò

ngủ”.
Ở các nước tiên tiến, một giáo sư khi giảng dạy trên lớp luôn phải đi kèm từ một
đến hai trợ giảng. Những trợ giảng này luôn đảm nhiệm công tác điều phối không
khí lớp học, nội dung học tập của sinh viên và tổ chức những cemina cho sinh
viên bàn thảo đề tài học tập, gợi mở kiến thức. Từ đó, người học bị lôi cuốn theo
chiều hướng chủ động và sáng tạo. Nhưng đó là chuyện ở các nước, còn ở các
trường ĐH chúng ta hiện nay, để làm được việc này vẫn còn khoảng cách khá xa!

 Tình yêu và vấn đề sống thử trong sinh viên
Yêu nhiều, yêu vô tội vạ, bạ đâu yêu đấy. Nghe có vẻ buồn cười nhưng đó là sự
thật. Nhiều sinh viên hiện nay quan niệm tình yêu đơn giản như mua một cái áo,
sắm một cái quần. Thấy vừa, đẹp thì “ mặc” lâu lâu một chút, không thấy ưng ý
thì lại thay ra ngay và chuyển sang chiếc khác. Một bộ phận sinh viên hiện nay
đang tán đồng tình yêu với tình dục. Nhiều người trong số họ quan hệ với bạn trai/
bạn gái mà thậm chí còn không nắm rõ quá khứ của nhau. Tiền sử những bệnh lây
truyền qua đường tình dục của đối phương lại càng mù mịt.




Học thức cao nhưng không ít đôi thiếu nghiêm trọng những

kiến thức sinh sản giới tính.
Hậu quả là tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam đứng hàng cao nhất thế giới và
không ít “ nam thanh nữ tú” phải lén lút, vội vàng đến những phòng khám hoa liễu
chữa trị căn bệnh “ khó nói”. Mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo phá thai,
trong đó có tới 20% trường hợp là học sinh THPT. Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS
và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng
đang ở mức báo động.Khám chữa không đến nơi đến chốn, nhiều bạn đã phải trả
giá quá đắt cho những phút giây lầm lỡ khi không còn khả năng sinh con.

-----Nguy hiểm nhất là tình trạng “ tình cho không biếu không”, những cô gái có
tiểu sử tình dục không rõ ràng tự động đến sống chung với các nam sinh viên. Họ
chỉ cần có chỗ ăn ở còn không cần yêu cầu gì khác. Đây thực chất là những cô gái
bán hoa đã hết thời tìm cách mồi chài, chèo kéo những sinh viên vốn tò mò, thích
của lạ.

 SỐNG ẢO
Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân
cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn. Sinh
viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây
cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, đôi
khi cực đoan nếu không được định hướng tốt. Một đặc điểm rất đáng chú ý đang
xuất hiện trong những người trẻ hôm nay, liên quan đến sự phát triển của công
nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi
trường ảo, hình thành một lối sống ảo. Đặc điểm này chỉ biểu hiện trong giới trẻ,
đặc biệt những người có tri thức như SV. Hình thành một phương pháp tư duy của
thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây


bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng
trực quan. Con người vì thế sống trong một môi trường ảo, và cái hiện thực ở đây
là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo.

 COI TRỌNG VẬT CHẤT
Sinh viên sùng bái đồng tiền, đi kèm với giá trị vật chất. Nét tiêu cực trong
lối sống của sinh viên còn thể hiện trong việc nhìn nhận một cách sai lầm về giá
trị cuộc sống. Đó là hiện tượng sùng bái giá trị và cho rằng “ những thứ không
mua được bằng tiền thì mua được bằng nhiều tiền, những thứ không mua được
bằng nhiều tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền, những thứ không mua được
bằng rất nhiều tiền thì mua được bằng rất rất nhiều tiền” rồi lại “ tiền là tiên là

phật, tiền là sức bật của lò xo, tiền là thước đo của tuổi trẻ” dường như chỉ có tiền
và tiền là nhất. Nhiều thanh niên lấy đồng tiền là thước đo giá trị trong cuộc sống,
sống không có lý tưởng hoặc lý tưởng chính là những yếu tố thực dụng như tiền
bạc, danh vọng và địa vị. Coi trọng giá trị vật chất, xem thường giá trị tinh thần, ít
nghĩ tới lợi ích chung nên họ quên đi những tình cảm thiêng liêng chung quanh
mình, quên đi những mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Đó là thước đo
giá trị của xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong xã hội ấy kẻ có tiền là kẻ mạnh. Chính
vì thế, không ít sinh viên con nhà giàu đã sử dụng đồng tiền gây ra nhiều chuyện
sai trái có liên quan đến đạo đức như mua điểm, chèn ép bạn bè…

 Lối sống hưởng thụ dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực khác trong sinh viên:
tệ nạn xã hội, thái độ không đúng đắn đối với lao động xảy ra nhiều
trong sinh viên.
Dẫu biết rằng việc đánh giá thực trạng lối sống sinh viên ngày nay cần có
những điều tra xã hội học toàn diện thì mới có thể rút ra được kết luận khoa học,
khách quan. Nhưng rõ ràng những con số thống kê nêu trên cũng đã phản ánh


được thực trạng văn hóa lối sống của sinh viên hiện nay. Những số liệu cụ thể là
những báo động hết sức lo ngại về một bộ phận không nhỏ của tầng lớp trẻ bị tha
hóa, hư hỏng, để lại hậu quả đau buồn cho gia đình và xã hội.

2. NGUYÊN NHÂN CỦA BIỂU HIỆN CHƯA ĐÚNG CỦA MỘT SỐ
BỘ PHẬN SINH VIÊN HIỆN NAY
 Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình
Hiện nay vấn đề “cơm áo gạo tiền” cũng là một trong những nguyên nhân
làm ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức con cái của các bậc cha mẹ vì
đời sống vật chất góp phần chi phối tinh thần của mỗi cá nhân. Hơn nữa trong
cuộc sống hôn nhân của cha mẹ cũng quyết định quá trình hình thành đạo đức của
trẻ. Cha mẹ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc quân tâm, yêu thương, giúp đỡ và

chia sẽ những khó khăn trong cuộc sống tạo nên niềm tin và định hướng cho con
cái phát triển. Ngược lại, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ không hạnh phúc sẽ tạo
nên một áp lực lớn về mặt tinh thần cho con cái, làm cho con cái chán nản, bi
quan trong cuộc sống và dễ sa vào các tệ nạn xã hội.
 Do sự phát triển của nền kinh tế
Nguyên nhân được đặt ra là kinh tế xã hội phát triển ngày càng cao và sự
bùng nổ thông tin, dẫn đến việc một bộ phận gia đình khá giả chiều chuộng con
mình, tạo nên sự đua đòi trong các em.
Điện thoại di động, internet, phim ảnh đã tác động không nhỏ đến nhận
thức, lối sống và cách hành xử của học sinh-sinh viên, làm hư hỏng học sinh-sinh
viên bởi bản tính tò mò ở tuổi mới lớn.
Tuy nhiên việc vi phạm đạo đức của học sinh-sinh viên không chỉ ở địa bàn
thành phố, đô thị hay chỉ rơi vào trường hợp có điều kiện kinh tế. Các trường hợp ở
vùng nông thôn, học sinh-sinh viên nghèo chưa có điều kiện tiếp cận với internet
vẫn đang phải đối mặt với vấn nạn vi phạm đạo đức.


 Do pháp luật chưa nghiêm
Hình thành nhân cách, đạo đức của con người đâu chỉ giáo dục trong nhà
trường là đủ. Nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội ít nhiều đều bị chi phối bởi
cách mà xã hội đó đang hành xử với nhau. Nếu được một môi trường nghiêm minh
về pháp luật, chuẩn mực về đạo đức, mọi người hành xử với nhau một cách có tình
có lý, chắc chắn đó sẽ là một môi trường giáo dục lý tưởng trong việc hình thành
nhân cách đạo đức của học sinh-sinh viên.
 Do những tiêu cực mà hằng ngày ta phải chứng kiến
Nhà trường thường xuyên giáo dục về tính trung thực, phải biết vươn lên
bằng chính đội chân của mình. Nhưng trong thực tế ta lại phải chứng kiến có quá
nhiều người không trung thực nhưng vẫn thành đạt.
Tệ nạn xã hội sử dụng bằng giả hay mua bằng, gian dối trong bao cáo thành
tích, sựu thiếu nghiêm minh của pháp luật tác động lên ta hằng ngày dẫn đến

những điều được dạy ở trường trở thành thứ không áp dụng được trong cuộc sống.
 Do chính nội dung giảng dạy trong nhà trường.
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó chính là chương trình giảng
dạy đạo đức ở các cấp học phổ thông. Chương trình GDCD bậc THPT, chỉ có 11
tiết dạy các vấn đề về đạo đức trên tổng số 105 tiết. Giáo dục đạo đức trong nhà
trường cần giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi
đắp lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh,
trọng đạo lý, sống có kỷ luật. Cần dạy cho học sinh những giá trị đạo đức cơ bản
của con người thay cho quá nhiều kiến thức triết học, hàn lâm, thiếu vắng việc hình
thành những thói quen đạo đức và kỹ năng sống phù hợp với những chuẩn mực xã
hội.

3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG BIỂU HIỆN CHƯA ĐÚNG
CỦA LỐI SÔNG SINH VIÊN HIỆN NAY.


 Một là, thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối
sống trong sạch, lành mạnh cho học sinh, sinh viên.
Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người
mới xã hội chủ nghĩa cho thanh niên. Trước hết cần quan tâm giáo dục những vấn
đề cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí
Minh, nhằm xây dựng cho học sinh, sinh viên thế giới quan, phương pháp luận
đúng đắn để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Chú trọng giáo dục làm
cho học sinh, sinh viên nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhà trường, gia đình, các tổ chức, đoàn thể, đặc
biệt Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải thường xuyên quan tâm bồi
dưỡng cho học sinh, sinh viên những tình cảm cao đẹp về tình yêu quê hương, đất
nước. Từ đó hình thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo
đức trong sáng phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại.
Để việc giáo dục bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các phong trào hành động

cách mạng của học sinh, sinh viên mà tiêu biểu là phong trào “Thanh niên tình
nguyện”, “Chiến dịch mùa hè xanh”…
 Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh
viên.
Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo
đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người
mới XHCN. Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho học sinh, sinh viên.
Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo
đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hiện nay do sức ép về lao động,
việc làm khiến cho không ít các bậc làm cha, làm mẹ mải miết mưu sinh hoặc chỉ
lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái. Nhiều khi con


cái vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết. Để giáo
dục đạo đức cho thanh niên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong,
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm
cao đẹp cho thế hệ con cháu. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là
nơi dạy người. Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị kiến thức chuyên
môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học
sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và
mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị
lực lượng vũ trang cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để học sinh,
viên phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành.
 Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo
đức, lối sống của học sinh, sinh viên.
Phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo
đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành.
Trước hết phải hình thành cho học sinh, sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn

luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ,
vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh
viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá
kết quả, định hướng phấn đấu cho học sinh, sinh viên. Quan tâm đáp ứng những
nhu cầu chính đáng của học sinh, sinh viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ
phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt
để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi học sinh, sinh viên phải xác định rõ
trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao
vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm
chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại
người. Học sinh, sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong
cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như


Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”. Giáo dục là quốc sách hàng
đầu, thì việc giáo dục đạo đức học sinh chính là trang đầu của quốc sách ấy.
 Bốn là , nội dung chương trình SGK cần chú trọng giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh…
Đã đến lúc xã hội cần nhìn nhận vấn đề đạo đức học sinh, sinh viên trong
nhà trường hiện nay với một tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc. Cần phải đổi
mới hoàn toàn cách thức mà lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo đức học
sinh, sinh viên. Bản thân giáo dục đã mang tính xã hội hóa, nhà nước cần tạo điều
kiện để toàn dân tham gia vào công tác giáo dục học sinh, sinh viên. Điều quan
trọng là cần có một môi trường xã hội lành mạnh, mọi người sống tuân thủ pháp
luật và tôn trọng những giá trị đạo đức xã hội. Một môi trường xã hội tốt sẽ tác
động vào nhận thức của học sinh, sinh viên và các em cũng phải tuân thủ những
nguyên tắc ứng xử đã được học trong nhà trường mà cả xã hội đang áp dụng.
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”, thế hệ ấy
không ai khác chính là các thế hệ thanh niên. Với sự kỳ vọng của toàn xã hội, sự
năng động, bản lĩnh, nhạy bén của thế hệ trẻ hôm nay tin chắc rằng tuổi trẻ Việt

Nam sẽ mãi xứng đáng là mùa xuân đất nước và là tương lai của dân tộc như Bác
Hồ hằng mong ước. Hãy sống xứng đáng với sự mong mỏi, kì vọng của xả xã hội,
đừng chỉ biết làm con sâu trong cái kén, đừng chỉ biết sống như một kẻ vô dụng,
không lí tưởng, không nghề nghiệp, không tương lai…

CÂU HỎI CỦNG CỐ:
1.

Biểu hiện nào sau đây chưa đúng trong lối sống của một bộ

phận sinh viên hiện nay?
A.

Thụ động, yêu nhiều, yêu vô tội vạ, bạ đâu yêu đấy, sống ảo, coi trọng vật

chất, chỉ biết hưởng thụ.


B.

Say mê học hỏi, tham gia vào các hoạt động xã hội.

C.

Rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức.

D.

Có hoài bão, mục tiêu cho cuộc sống.


Đáp án: A

2.

Nguyên nhân của các biểu hiện chưa đúng của một số bộ phận

sinh viên hiện nay?
A.

Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình.

B.

Do những tiêu cực hằng ngày ta phải chứng kiến.

C.

Do pháp luật chưa nghiêm.

D.

Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

3.

Biện pháp khắc phục những biểu hiện chưa đúng của lối sống

sinh viên hiện nay?

A.

Thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch,

lành mạnh cho học sinh, sinh viên.
B.

Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục, rèn

luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
C.

Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng.

D.

Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

4.

Là học sinh, sinh viên cần xác định rõ những gì?

A.

Trách nhiệm trước Tổ Quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, hoài bão, khát

khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ.
B.


Bỏ mặc mọi việc .

C.

Hướng vào vui chơi, hưởng thụ.

D.

Sống khép mình, thụ động trước mọi việc.


Đáp án: A

5.

Đâu là lời dạy của Bác Hồ?

A.

Học, học nữa, học mãi.

B.

Học đi đôi với hành.

C.

Gian nan rèn luyện mới thành công.


D.

Có công mài sắt có ngày nên kim.

Đáp án: C



×