Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Học tốt TĐ lớp 3: 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.67 KB, 23 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH 3A
ĐỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
......
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
- Đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên ở mỗi học sinh tiểu học. Biết đọc
mới học được, bởi có đọc tốt học sinh mới hiểu bài và học tốt các môn học
khác.
- Đọc tốt tạo ra hứng thú và khả năng tự học của học sinh. Đọc tốt giúp
các em nhanh chóng tiếp thu được nền văn minh, hình thành những ước mơ
tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cho học sinh.
- Đọc tốt phân môn Tập đọc tức là phát âm chính xác các từ trong tiếng
Việt, tốc độ đọc phải nhanh, vừa đọc, vừa có thể hiểu ý của từ ngữ, câu văn,
đoạn văn....đồng thời diễn tả được ý đó đến người nghe một cách hấp dẫn trên
cơ sở ngữ điệu,....Đây chính là cơ sở tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tư
duy đáp ứng yêu cầu nghe nhanh, hiểu nhanh; nói đúng, nói chuyện hay và
viết đúng chính tả theo phương pháp chính âm ( đọc đúng, viết đúng).
- Dạy học có một ý nghĩa to lớn cho học sinh tiểu học nói chung, vì nó
bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
- Đọc tốt giúp học sinh biết tìm hiểu bài sâu sắc, biết nhận thức các mối
quan hệ tự nhiên, xã hội, biết tư duy cao. Chính đọc tốt đã hình thành nhân
cách toàn diện cho học sinh.
NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ XUÂN HƯƠNG
Trang 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B
- Dạy học tốt, giúp học sinh trao dồi vốn tiếng Việt và văn học, giúp
học sinh mở rộng hiểu biết và phát triển tư duy.
2. Mục đích nghiên cứu :
Việc nghiên cứu của tôi là nhằm giải quyết những hạn chế về tâm lý của
học sinh lớp 3A trường tiểu học Mỹ Tú “B”. Tạo điều kiện để các em đọc tốt


phân môn tập đọc. Qua đó các em cũng có thể nghe tốt, nói tốt, viết tốt và học
tốt các môn học khác.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng của việc dạy và học phân môn tập đọc ở lớp
3 qua 2 năm học 2007- 2008; 2008-2009 và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân của thực trạng trên, đề ra một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn tập đọc ở lớp 3.
4. Đối tượng nghiên cứu :
- Các nguyên nhân tâm lý, môi trường sống… có ảnh hưởng đến cách
đọc và hình thành những thói quen không tốt trong đọc bài.
- Những biện pháp, cách làm hợp lí để có thể giúp các em học tốt phân
môn tập đọc.
5. Khách thể, phạm vi nghiên cứu :
- Học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Mỹ Tú B.
- Xây dựng và triển khai một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 3
đọc tốt phân môn tập đọc.
- Vấn đề phát âm không chuẩn, đọc bỏ dấu, đọc ê a, không lưu loát,
thiếu tự tin và thói quen đọc được, viết được của học sinh người thuộc khu
vực vùng sâu ở lớp 3A trường Tiểu học Mỹ Tú “B” vẫn còn diễn ra hàng
ngày.
NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ XUÂN HƯƠNG
Trang 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I .
CƠ SỞ LÝ LUẬN

Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ
bản ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh tiểu học có hiểu biết đơn
giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người ; có kỹ năng cơ bản về nghe,
đọc, nói, viết và tính toán ; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có
hiểu biết ban đầu hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
Dựa vào mục đích yêu cầu và hướng dẫn dạy học nêu trong sách giáo
viên, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, giáo viên soạn giáo án lên
lớp sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và đạt hiệu quả thiết thực sau mỗi
bài dạy.
Tuy nhiên, đối với các phân môn giáo viên phải biết vận dụng một cách
linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả thiết thực cho từng năm
học, từng đối tượng học sinh trong một lớp học.
Chính vì thế, để nâng cao chất lượng dạy và học theo xu hướng tích
cực, lấy học sinh làm trung tâm, kích thích và tăng cường khả năng tự học của
học sinh, cũng như tạo cho học sinh sự say mê, ham thích học tập. Trong đó
phân môn tập đọc là rất quan trọng vì : Giúp học sinh rèn kỹ năng đọc, kết hợp
rèn kỹ năng nghe - viết, cung cấp và mở rộng vốn sống cho học sinh.
NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ XUÂN HƯƠNG
Trang 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B
Theo giáo trình phương pháp giáo dục tiếng Việt của trường sư phạm Hà Nội:
- Đọc được xem như một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với
nhau. Là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện- Một mặt là quá trình
vận dụng của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành
với dòng văn tự ghi lại lời nói. Mặt khác, đó là sự vận động của tư tưởng tình
cảm sử dụng bộ mã chữ - nghĩa. Nói cách khác đây là mối liên hệ giữa các con
chữ và ý tưởng.
- Đọc được bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động
của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và tư duy để thông hiểu
những gì được đọc.
- Ngữ điệu ( theo nghĩa hẹp) là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc là sự

lên cao hay hạ thấp giọng đọc, giọng nói. Mỗi ngôn ngữ có một ngữ điệu. Ngữ
điệu tiếng Việt như các ngôn ngữ có thanh điệu khác, chủ yếu được biểu hiện
ở sự lên giọng, xuống giọng, sự nhấn giọng, sự ngừng giọng và sự chuyển
giọng.
Vậy ( theo nghĩa rộng) rõ ràng tất cả những phương tiện sử dụng để đọc
diễn cảm như lên giọng, xuống giọng, ngừng giọng, tốc độ, nhấn giọng…
được thống nhất thành một tổ hợp phản ánh đúng thái độ, tình cảm, cảm xúc
của tác giả khi mô tả gọi là ngữ điệu.
- Các bài học trong chương trình dạy học lớp 3 bố trí theo từng tuần. Nó
được sắp xếp vào đầu tuần với nội dung mang chủ đề: Măng non, mái ấm, tới
trường, cộng đồng, quê hương, Bắc – Trung – Nam, anh em một nhà, thành thị
và nông thôn, bảo vệ tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật, lễ hội, thể thao, ngôi nhà
chung, bầu trời và mặt đất, vừa mang giá trị tư tưởng nghệ thuật, có tác động
đến trái tim, khối óc học sinh nhằm bồi dưỡng thái độ, tình cảm, thẩm mĩ…
NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ XUÂN HƯƠNG
Trang 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B
thúc đẩy các em hành động theo cái hay, cái đẹp vừa là cơ sở cho một số
chuyên môn khác như chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn…
- Yêu cầu đọc ở lớp 3 là:
+ Đọc được một bài văn dài 70 tiếng / phút.
+ Đọc rõ ràng, rành mạch từng câu, từng đoạn trong bài đọc, biết đọc rõ
từ, nghỉ hơi ở dấu chấm và ngắt hơi ở dấu phẩy.
+ Đọc thầm, hiểu nội dung, nêu được ý chính của đoạn văn, bài văn đã
đọc, trả lời được những câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
+ Có giọng đọc phù hợp với thể loại bài đã học thuộc lòng.
- Tổ chức dạy học:
Do chỉ khi học sinh thực hiện thành thạo hai hình thức đọc thành tiếng
và đọc thầm thì mới được xem là biết đọc. Trong một lớp học hai hình thức
này được thực hiện đồng thời: Lúc cô giáo ( hoặc một học sinh) đọc mẫu

( thành tiếng) thì những học sinh khác đọc thầm được. Để trả lời câu hỏi, học
sinh phải đọc thầm từng câu, đoạn…
Nên việc tổ chức dạy đọc phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề như sau:
+ Chuẩn bị cho việc đọc:
Chuẩn bị về tư thế, tâm thế có liên quan đến thể chất trước cả hai hình
thức đọc.
Trong giao tiếp, khi đọc thành tiếng, người đọc một lúc đóng hai vai:
một vai là người tiếp nhận thông tin bằng chữ viết, một vai là người trung gian
để truyền thông tin, đưa văn bản viết đến người nghe… Vì thế giáo viên phải
đặc biệt lưu ý chất lượng đọc mẫu ( giáo viên và học sinh).
+ Các biên pháp luyện đọc đúng.
NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ XUÂN HƯƠNG
Trang 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B
Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị
tiếng Việt, đó là đọc đúng các phụ âm đầu, đúng các vần mà địa phương dễ sai
ở âm chính, âm cuối…, đọc đúng dấu thanh, biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu chấm,
dấu phầy, giữa các cụm từ.
+ Các biện pháp luyện đọc nhanh.
Đọc lưu loát, có tốc độ, không ê,a, ngắc ngư…
+ Đọc thầm:
Việc đọc thầm phải hình thành thông qua rèn luyện theo qui trình
chuyển dần từ ngoài vào trong. Từ đọc to (đến ) đọc nhỏ đọc mấp máy
môi đọc hoàn toàn bằng mắt.
Hiệu quả của đọc thầm phải thể hiện bằng khả năng thông hiểu nội
dung văn bản. Đọc thầm hình thành ý thức đọc hiểu.
+ Đọc hiểu:
Được thực hiện trên cơ sở đọc thầm và trên cơ sở tư duy cùng lúc
với đọc thành tiếng.
Việc rèn học sinh đọc tốt tiếng Việt đòi hỏi phải có biện pháp định

hướng cụ thể hợp lí với cả một quá trình lâu dài vì “ Học sinh tiểu học không
dễ dàng hiểu ngay điều mình đang học. Hầu hết sức chú ý đều tập trung vào
việc nhận ra mặt chữ, đánh vần để phát thành âm, còn nghĩa thì chưa có đủ thì
giờ nhận biết. Mặt khác do vốn từ ngữ còn ít, năng lực liên kết thành câu,
thành ý còn hạng chế, nên việc hiểu và nhớ nội dung còn khó khăn. Đây là cơ
sở đề xuất các biện pháp hình thành năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học
”- Sách phương pháp giảng dạy Tiếng Việt của trường sư phạm Hà Nội I.
NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ XUÂN HƯƠNG
Trang 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG
Lớp 3A trường tiểu học Mỹ Tú “ B” có 27 học sinh là sinh sống ở nông
thôn, điều kiện vận dụng tốt Tiếng Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Khẩu hình phát âm tiếng Việt chịu ảnh hưởng một số lỗi: đọc chậm, đọc
nhiều tiếng không có thanh điệu, nhất là học sinh học yếu thường bỏ hoặc sai
dấu (như dấu huyền thành sắc, hỏi thành ngã…).
Đọc sai, lẫn lộn một số phụ âm đầu.
+ tr thành ch. Ví dụ: Trưởng thành đọc thành chưởng thành.
+ s thành x. Ví dụ: San sẻ đọc xan xẻ.
+ r thành g . Ví dụ: rạng rỡ đọc gạng gỡ.
Đọc sai một số vần phức tạp, hoặc không phân biệt được một số âm cuối có t
với c có r đứng sau.
Đọc ngắt nghỉ tùy tiện, học sinh thường đọc vấp, đọc ê a, đọc sai, đọc
lướt cho có…
Đa số học sinh điều có hoàn cảnh khó khăn đông anh em. Phụ huynh phải tất
bật với cuộc sống bằng nhiều nghề. Không có thời gian, ít quan tâm việc học
hành của con cái (Con mình biết đọc, biết tiếng Việt là được. Chất lượng vận
dụng tiếng Việt đọc hay là điều họ không để ý tới).
Học sinh chưa có ý thức yêu sách. Chưa hình thành phương pháp và

thời gian làm việc với sách, học sinh lười đọc sách. Đôi khi không có sách để
đọc dù là sách báo truyện thiếu nhi, phần lớn là do nếp sống ở những gia đình
lao động bình dân nghèo, trình độ dân trí còn hạn chế.
NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ XUÂN HƯƠNG
Trang 7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B
Đọc hiểu : khả năng học sinh đọc hiểu còn thấp, câu hỏi đưa ra thì học
sinh trả lời chưa tròn câu hoặc chưa đúng theo yêu cầu của câu hỏi, cũng có
khi học sinh không trả lời được câu hỏi
Các em chưa có thói quen đọc sách ở nhà cũng như giờ ra chơi, chỉ đọc
những bài có trong sách giáo khoa không biết tìm thêm sách để đọc.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH 3A
ĐỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
I./ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
TẬP ĐỌC LỚP 3.
1./ Đầu tư vào hoạt động dạy:
Với vai trò của một người chủ đạo, tổ chức, cung cấp mẫu để học sinh
khai thác, tự rèn, tự chiếm lĩnh, việc đọc mẫu trong tập đọc của giáo viên rất
quan trọng. Muốn thể hiện tốt vai trò của mình, hay trong soạn giảng, giáo
viên phải xác định rõ ràng những yếu tố quan trọng liên quan đến kĩ năng đọc,
tự rèn luyện để có thể đọc tốt trong tất cả các lượt đọc trong lớp. Âm thanh,
ngữ điệu…của giáo viên luôn là gương, là mẫu mực mà học sinh tự bắt trước
làm theo.
Trong quá trình phối hợp các phương pháp giáo viên đặc biệt quan tâm
đến lượt đọc nhiều của đọc yếu. Nhất là những từ ngữ khó đọc mà các em
đang có thói quen đọc không chuẩn.
Giáo viên phải chuẩn bị hết sức chu đáo, nghiên cứu kỹ nội dung có liên
quan đến phát âm theo địa phương, đọc hiểu nghĩa các từ và nói được nghĩa
các tử đã hiểu, hiểu nội dung đồng thời nói được và đúng nội dung bài học.

NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ XUÂN HƯƠNG
Trang 8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B
Từ mục tiêu yêu cầu, nội dung và hình thức luyện tập giáo viên cần xác
định chính xác các phương pháp dạy học cần sử dụng trong tiết dạy hoặc cần
xáx định các phương pháp dạy nào phù hợp, sử dụng trang thiết bị và đồ dùng
dạy học nào để đạt kết quả tối ưu nhất.
2./ Đầu tư vào hoạt động học trên lớp:
Tuy học sinh có vị trí chủ động, khai thác để chiếm lĩnh cái gì đó thuộc
thế giới quan để tạo ra sự phát triển, nhưng nếu việc xác định đúng khẩu hình
của bộ máy phát âm hay đọc và khả năng tái hiện đúng mẫu trong não thuộc
về kiến thức thì việc vận dụng nó vào thực tế qua âm thanh đọc lên lại là một
kĩ năng, nên học sinh phải được trang bị tốt một số yêu cầu sau :
- Đầy đủ sách giáo khoa để đọc.
- Nghiêm túc tập trung nghe ( không làm việc riêng), kết hợp đọc thầm
( từ nhẩm theo tiến tới bằng mắt) khi giáo viên ( học sinh) đọc mẫu.
- Học sinh đọc phải được uốn nắn thật kĩ trong các giai đoạn của một
tiết tập đọc. Lượng từ mà các em được rèn đọc là tất cả những từ mà các em
có thể đọc sai ( không chỉ giới hạn theo sách hướng dẫn).
- Học sinh có thói quen biết nhận xét việc đọc của bạn như : ngắt, nghỉ
hơi đúng sau các dấu câu, đọc trôi chảy, ...
- Được tuyên dương khen thưởng khi thể hiện khả năng đọc có tiến bộ.
II./ TỔ CHỨC RÈN ĐỌC NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ
ĐANG TỒN TẠI:
1./ Giáo viên với ý thức tự rèn đọc của học sinh:
- Tranh thủ tốt nguồn động viên môi trường vận động tiếng Việt từ phía
gia đình học sinh. Việc làm này có thể trình bày như sau:
+ Đầu năm, những hạn chế sau khi điều tra chất lượng đọc của học sinh,
giáo viên tiến hành họp phụ huynh học sinh, nêu lên tầm quan trọng của đọc
NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ XUÂN HƯƠNG

Trang 9

×