Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài 26-lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.9 KB, 3 trang )

Tuần 26 - Tiết 26 Ngày sọan: 22 tháng 2 năm 2010
Lớp 6 Ngày dạy: 26 tháng 2 năm 2010
GVHD: Lê Phương Thanh Quyên
Bài 26 SVTT: Nguyễn Thị Minh Ngọc
Vẽ Tranh
I/ Mục tiêu:
- Học sinh thêm yêu thương, quý trọng cha mẹ.
- Giúp học sinh hiểu thêm về các công việc hằng ngày của người mẹ.
- Học sinh có thể vẽ được tranh về mẹ bằng khả năng và cảm xúc của
mình.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dung dạy - học:
* Giáo viên:
o Bộ tranh đề tài về mẹ (ĐDDH MT6)
o Tranh, ảnh của họa sĩ, của học sinh về hình ảnh người mẹ.
* Học sinh:
Giấy vẽ, bút chì, màu các lọai.
2. Phương pháp dạy - học:
 Phương pháp trò chơi.
 Phương pháp gợi mở.
 Phương pháp vấn đáp.
 Phương pháp luyện tập.
III/ Tiến trình dạy - học:
A- Ổn định lớp.
B- Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh xem một số tranh dân gian và yêu cầu
học sinh gọi tên của bức tranh đó.
C- Giới thiệu bài mới thông qua trò chơi vận động
Chia lớp ra làm 2 đội, mỗi đội cử 3 người chơi. Người A sẽ dựa vào
hình ảnh trên bảng và gợi ý cho người B. Người A chỉ được dùng hành
động để diễn tả. Người B sẽ đứng quay lưng vào bảng và không thấy
được hình ảnh đáp án. Khi người B trả lời đúng thì người C sẽ chạy đến


bàn chọn 1 mảnh tranh dán lên bảng. Cần 4 mảnh ghép để tạo thành 1
Người soạn: Nguyễn Thị Minh Ngọc
1
bức tranh hòan chỉnh. Trong thời gian 30 giây, đội nào hòan thành trước
đội đó thắng.
D- Nội dung:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV HỌAT ĐỘNG CỦA HS & ND
Họat động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài
Gv đặt câu hỏi yêu cầu hs kể về mẹ
của mình:
- Hãy tả về mẹ của em?
- Điều em thích nhất ở mẹ là gì?
- Kỉ niệm hoặc những việc cùng
làm với mẹ?
=> Đề tài vẽ mẹ rất phong phú.
Có thể vẽ mẹ ở miền núi, nông
thôn, thành thị… với nhiều công
việc như là dạy học, thu họach
mùa màng, làm việc nhà, chăm sóc
con, cháu…
Cho hs xem một số tranh về mẹ và
yêu cầu hs cho biết
- Nội dung tranh.
- Bố cục, hình vẽ.
- Màu sắc.
 I/ Tìm và chọn nội dung đề tài
Hs nhớ lại và kể về mẹ
- Hình dáng, tính tình…
- Đặc điểm của mẹ ( mái tóc,
khuôn mặt, những việc mẹ hay

làm cho em…)
- Đi du lịch, đi chơi, mua sắm,
làm việc nhà…
Xem tranh và trả lời câu hỏi của giáo
viên.
- Tranh chân dung mẹ, tranh mẹ
và con, mẹ đang làm ruộng.
- Bố cục cân đối, hình ảnh mẹ là
trọng tâm.
- Màu sắc hài hòa.
 Có nhiều cách vẽ tranh về mẹ:
- Vẽ chân dung mẹ.
- Vẽ mẹ và con
- Vẽ mẹ đang làm một công việc
gì đó.
Họat động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh

Cho hs xem các bước vẽ tranh và
yêu cầu hs sắp xếp lại theo đúng thứ
tự.

 II/ Cách vẽ tranh
Nhớ lại các bước vẽ tranh và sắp
xếp lại theo đúng thứ tự đồng thời
nhắc lại các bước vẽ tranh.
 B1: Tìm bố cục, sắp xếp hình
Người soạn: Nguyễn Thị Minh Ngọc
2
(chính, phụ)
B2: Vẽ phác các nét chính

B3: Vẽ chi tiết
B4: Vẽ màu (màu sắc hài hòa)
* Chú ý: Hình ảnh của mẹ phải là
hình ảnh chính.
Họat động 3: Hs làm bài
- Giúp hs khai thác nội dung,
cách vẽ hình và màu.
- Gv theo dõi hs làm bài để kịp
thời chỉnh sửa, gợi ý cho hs.
 III / Bài tập: Vẽ một tranh đề tài
“Mẹ của em” (khổ giấy A4)
Hs vẽ tranh theo cách cảm nhận
của mình.
Họat động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Cho hs tự chọn một số bài vẽ
của các bạn trong nhóm treo
lên bảng.
- Bổ sung nhận xét của hs.
- Biểu dương những bài có nội
dung hay, bố cục và màu sắc
đẹp.
- Xem những bài vẽ trên bảng.
- Tự đánh giá bài mình và bài
của bạn.
F- Dặn dò:
- Tiếp tục hòan thiện bài vẽ ở lớp.
- Chuẩn bị bài sau “Kẻ chữ nét thanh, nét đậm”.
- Xem lại cách kẻ chữ (phần II – bài 24)
Rút kinh nghiệm:
_____________________________________________________________

_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
Người soạn: Nguyễn Thị Minh Ngọc
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×