Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Văn hóa trong lễ hội giỗ tổ Hùng Vương. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.98 KB, 5 trang )



Trước kia hội Đền Hùng mở trong ba ngày từ
mồng 8 đến mồng 10, ngày mồng mười là ngày
chính hội và cũng là ngày giã hội. Thời vua Lê
Thánh Tông ngày Giỗ Tổ đã trở thành quốc lễ.
Đên thời vua Tự Đức triều Nguyễn việc này tiếp
tục duy trì, theo lệ Chính hội 5 năm một lần chủ
tế là quan Thượng thư bộ lễ, thường hội năm lẻ
tuần phủ Phú Thọ làm đồng chủ trì, chủ tế. Lễ
được cử hành vào sáng mồng 10, về dự có tri
huyện Lâm Thao, Phù Ninh làm bồi tế và các
chức dịch Tổng lý các xã.
T

g
h
g
Hội Đền Hùng có nhiều hoạt động văn hóa trong đó có các hoạt động phục vụ việc lễ và
những trò vui giải trí phục vụ người dự hội. Khi xưa trong lễ hội có diễn xướng mô
phỏng lại cảnh sinh hoạt thời dựng nước như cảnh đi săn, rước voi, chạy địch, rước lúa
Thần (trò Trám- Tứ Xã), rước chúa gái ( Ngọc Hoa)... Không chỉ có xã sở tại Hy Cương
làm giỗ mà nhiều xã khác ở Lâm Thao, Phù Ninh cũng thờ Hùng Vương, vợ con tướng
lĩnh Vua Hùng cũng mở hội tại làng và rước kiệu về Đền
Hùng. Xưa này có đến mấy chục cỗ kiệu được rước từ đình
làng các xã đến chầu ở Đền Hùng. Kiệu được xếp hàng ở
chân núi để chấm giải. Kiệu nào được giải nhất lần sau được
rước lên Đền Thượng. Một đám rước như vậy được các
làng, xã tổ chức rất công phu gồm ba kiệu đi liền nhau. Cỗ
kiệu đầu đầy hương hoa, đèn nến, trầu cau, bình nước, nậm
rượu. Cỗ kiệu thứ hai rước bài vị thánh có lọng vàng che. C


thứ ba rước bánh chưng, bánh dầy hoặc xôi, thủ lợn. Tiến
trống tiếng chiêng trang nghiêm thôi thúc, phường bát âm
hòa tấu nhịp nhàng theo điệu Lưu thủy hành vân, trai than
mang đồ tế khí, nữ tú mang hương hoa, hộp trầu, quạt; các bô lão và các chức dịch hàng
đôi trang nghiêm trước sau kiệu. Có thể nói khắp con đường vào hôi rực rỡ sắc màu, rộn
một không khí vừa trang nghiêm vừa huyền bí, vừa náo nức lòng người. Hội đền Hùn
xưa có khá nhiều trò chơi: đu tiên, ném còn, tổ tôm múa rối, cờ tướng, cờ người, kéo lửa
nấu cơm thi. Đặc biệt là hát Xoan của các phường Xoan gốc Kinh Đức, An Thái trình
diễn ở đền Thượng. Ngoài hát xoan còn có hát nhà tơ của phường Do Nghĩa, Trinh Nữ
tham gia hát thờ. Trai gái đến hội Hùng còn hát ví giao duyên có khi cuộc hát kéo dài hết
đêm.
Đu tiên trong Hội là trò chơi có sức thu hút thanh
niên nam nữ. Đu tiên là hình thức đu xe làm theo
hình chiếc bàn đu, mỗi bàn có một cô gái xinh
đẹp của xã sở tại mang y phục lễ hội, đội mũ hoa
sen. Các cô gái vừa đu và hát ví giao duyên với
các chàng trai dự hội. Trò bách nghệ khôi hài (trò Trám) của Tứ Xã cũng thu hút rất
nhiều người xem. Đây là loại trò diễn trình nhgề "tứ dân": Sĩ, Nông, Công, Thương với
những trang phục, câu nói của người tham gia đóng các nhân vật gây cười, mua vui cho
dân làng và những người dự hội. Hội Đền Hùng còn có trò diễn dân gian của đồng bào
Mường- Thanh Sơn, Yên Lập: Chàmthau, đâm đuống, biểu diễn cồng chiêng đã đem đến
lễ hội những âm thanh rộn rã, gợi nhớ hình bóng xã hội Hùng Vương thuở xưa. Hội Đền
Hùng từ năm 1969 đến nay mỗi năm đồng bào về dự hội càng đông, quy mô tổ chức ngày
càng lớn hơn. Đặc biệt năm 1995 đã có 40-45 vạn lượt người về dự hội; năm 1996 con số
này lên đến 50 vạn lượt người.
Từ những năm 80 và 90 nhiều hoạt động văn hóa, văn nhgệ, thể thao hiện đại được đưa
vào lễ hội bên cạnh các sinh hoạt truyền thống như: biểu diễn của các đoàn văn công
chuyên nghiệp, biểu diễn xiếc, ảo
thuật, ca nhạc tạp kỹ, thi đấu bóng
chuyền, đốt cây bông, bắn pháo hiệu...

đã làm cho lễ hội Đền Hùng mang
thêm một sắc thái mới.Hội Đền Hùng
năm nay ngoài các sinh hoạt văn hóa
văn nghệ trò diễn dân gian, đặc sắc
của vùng Đất Tổ như: hát xoan, đánh
trống đồng, đâm đuống, biểu diễn
ức, Hùng Lô, Chu Hóa, Cao Mại, Sơn
Vi cò có biểu diễn nghệ thuật của đoàn chèo và kịch nói Phú Thọ với các vở: Thánh
khổng lồ và chàng thợ đúc, Mai An Tiêm, Thầy khóa làng tôi, các trích đoạn chèo hay,
các vở kịch ngắn, kịch vui đặc sắc; chiếu phim video màn ảnh 100 inch của Công ty điệ
ảnh băng hình, hội trại văn hóa của 12 huyện, thị, thành và 6 ngành thông tin cổ động của
các tỉnh miền Bắc do Cục VHTT cơ sở tổ chức, 4 đoàn văn công TW được Bộ VHTT
điều động phục vụ đồng bào ở Việt Trì và Đền Hùng; đốt cây bông, thả đèn trời ở khu
trung tâm lễ hội; về hoạt động thể thao có bắn nỏ, cờ tướng cờ người, thi đấu bóng
chuyền, giãi vô địch của tỉnh Phú Thọ, giải vật dân tộc toàn quốc do ủy ban thể thao VN
tổ chức...
cồng chiêng, cờ người, rước kiệu của các xã Kim D

n



V
ề Phú Thọ trong những ngày hội làng và nhất là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, khách thập phương
được chứng kiến những cảnh sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, hấp dẫn. Nổi bật là hình thức
diễn tấu trống đồng - một biểu hiện rực rỡ của nền văn mình nông nghiệp thời các Vua Hùng dựng
nước.

Ngày xưa trống đồng được cất giữ trong các gia
đình lang đạo Mường và chỉ đem ra đánh vào dịp

hội hè tế lễ. Khác với những hội cồng, chiêng để
cầu sinh sôi nảy nở, hội đánh trống đồng nhằm
mục đích cầu mưa và cầu dứt mưa. Trên mặt trống có tượng cóc gắn với quan niệm cổ
truyền "Con Cóc là cậu ông Trời", biểu hiện sự cầu mong mưa gió thuận hòa để làm ăn
được thuận lợi dễ dàng. Âm thanh của trống đồng nghe náo động và hùng vĩ, có sức cuốn
hút mọi người. Trống đồng thuộc loại nhạc cụ không định âm, dùng tiết tấu để hòa tấu và
đệm cho hát múa. Trong ngày hội đánh trống đồng những người đánh trống đều ăn mặc,
hóa trang mô phỏng trang phục của hình người khắc trên trống đồng xưa. Số người tham
gia đánh là 4,6,8 phù hợp với quy luật số chẵn trong các họa tiết của trống như "cánh
sao", "hình chim"-người đánh giỏi nhất được chọn làm Cái, số còn lại là Con. Có nghệ
nhân hai tay cầm hai gậy làm cả hai nhiệm vụ Cái và Con, theo các nghệ nhân, phải có
trình độ điêu luyện mới đánh được như vậy. hiện nay một số nơi ở các bản thuộc huyện
Thanh Sơn vẫn còn tục lệ chú rể khi đến đón dâu trong ngày cưới phải biết cầm Cái mới
được vào nhà. Có lẽ do vậy mà hầu hết các nghệ nhân nam giới ở những khu vực có tục
lệ đó đều biết cầm Cái đánh trống đồng. Bài bản trống đồng có những quy định khác
nhau tùy theo địa phương, nhưng nói chung nó mang nhiều yếu tố dị bản, vì khi đánh
trống các nghệ nhân thường hay ngẫu hứng. Khi người cầm Cái chuyển bài thì các Con
cũng chuyển theo.
Nhịp đánh trống đồng thường là loại nhịp giống như thi ca Việt Nam. Hiếm thấy các loại
nhịp lẻ như 3 / 4, 5 / 4...
Trong cuốn Đả cổ lục, cách đánh trống của người xưa được minh họa bằng 4 câu thơ sau:
Chinh tùng chinh
Chinh tùng chinh
Bất diệt thù hề
Bất quyên sinh!
Nếu mượn chữ chinh để chỉ âm thanh khi đánh vào vành h
văn của trống đồng và chữ
oa
g.
ạo

tùng để chỉ âm thanh phát ra khi
đánh vào núm mặt trời ở giữa, có thể hình dung tiết tấu sinh
động của lối đánh trống trong lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vươn
Có lúc
Cái thay đổi âm sắc bằng cách đảo ngược âm sắc
chinh và tùng.
Như vậy ta thấy phần
Con chỉ đánh chinh và tùng một cách
đều đặn, đơn giản. Phần Cái đi đảo phách. Cứ 3 nhịp 1 /4 thì
Cái với Con lại cùng chập ở nhịp thứ 4, tạo nên những chu
kỳ đều đặn mang tính trường canh. Khi Cái chuyển "bài" t
ra một màu sắc và không khí mới thì tất cả các Con đều
chuyển theo, các nghệ nhân thường giã nặng tay hơn, do đó
lực độ mạnh hơn. Không khí rộn ràng, linh hoạt hẳn lên.
Hãy tạm gọi những chỗ Cái và Con cùng đánh là phần "xô" để kết thúc một "vế", thì ở vế
Cái thường đi cùng tiết tấu với Con và làm hiệu để tiếp vào vế 2 chẳng hạn.
Tùng chinh tùng chinh (Vế 1)
Rồi đến Tùng tùng tùng chinh ( vế 2)
Cũng có khi vế 2 được nhắc lại hai lần rồi mới quay lại vế 1, tuỳ theo sự ngẫu hứng của
nghệ nhân. Cũng có khi nghệ nhân đánh đánh 7 nhịp rồi mới cho
Cái và Con gặp nhau ở
nhịp thứ 8.
Nghệ thuật diễn tấu trống đồng của đồng bào Mường trong lễ hội Giổ Tổ Hùng Vương
gắn liền với một ý thức cộng đồng có tổ chức rõ ràng. Tuy không biết chính xác lối diễn
tấu trống đồng của người Lạc Việt từ buổi bình minh lịch sử, song dựa trên những sinh
hoạt dân gian truyền thống của đồng bào Mường ở vùng đất Tổ hiện nay, chúng ta biết
chắc rằng từ ngàn xưa cha ông mình đã có những sinh hoạt trống đồng phong phú.


ở vùng Đất Tổ có rất nhiều hội làng được tổ chức vào mùa xuân. Các tròn diễn về thần

tích và truyền thuyết dân gian trong các hội này hầu hết tập
trung vào 2 nhân vật các vua Hùng và Tản Viên Sơn Thánh.
Các trò diễn "nổi đình nổi đám" và được diễn với lòng sùng
mộ chất phác nhất của người dân Đất Tổ vẫn là trò diễn về
Tản Viên, con rể vua Hùng thứ 18. Câu chuyện Sơn Tinh-
Thủy Tinh đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người. ở đó,
ngoài việc phản ánh công việc trị thủy, tình trạng lụt lội của
đồng bằng Bắc Bộ, sức mạnh phi thường của nhân dân
chống lại thiên tai ta còn biết thêm việc hôn nhân của Sơn
Tinh và suy rộng ra là tục lệ cưới xin của thời Hùng Vương.
Trải qua bao đời, hình ảnh đám cưới của Sơn Tinh, Ngọc
Hoa vẫn còn giữ đậm nét trong ký ức của mỗi người dân
vùng đất Tổ mà mỗi một kỳ làng mở hội thì hình ảnh này lại
được thể hiện một cách sinh động.
Đám cưới của Sơn Tinh, Ngọc Hoa thường được diễn lại ở
khá nhiều xã thuộc huyện Phong Châu như Cao Mại, Sơn Vi, Phù Ninh, Chu Hóa- một
thanh niên trong làng được chọn đóng vai Sơn Tinh, những người khác đóng vai tùy tùng,
trò vui diễn ra đông như một đám cưới thật. Dân làng ném đất, đá và hao quả vào người
Sơn Tinh. Tục này hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn ở nhiều địa phương tỉnh Phú Thọ
trước cách mạng tháng Tám. Trên đường đi đón dâu, nhà trai còn phải chịu nhiều thử
thách: bị ném đất, đá, hoa quả và nhiều khi đoàn đón dâu đến cửa nhà gái còn phải dừng
lại đối đáp những câu đối của họ nhà gái để thử tài trí thông minh của chàng rể, sau đó
mới được đón dâu.
Lễ cưới được tổ chức chu đáo và có nhiều trò vui nhộn. Nó đúng là ngày vui của hai họ,
của cô dâu chú rể, của cả dân làng. Tục lệ này theo những cụ già tuổi từ 80-90 ở các xã
vùng ven chân núi Nghĩa Lĩnh nói là có từ xa xưa. Phải chăng nó chính là hình ảnh của
tục lệ cưới thờ Hùng Vương? Quanh khu vực đền Hùng còn có nhiều trò diễn dân gian
khá sinh động như trò diễn "Bách nhgệ khôi hài" và trò "Rước Chúa gái". Tìm hiểu trò
diễn "Rước Chúa gái" ở xã Hy Cương. Hàng năm, dân làng tuyển chọn một cô gái đẹp,
nết na có đủ tiêu chuẩn như gia đình không có tang, cô gái chưa chồng- làm Chúa gái.

Gần đến ngày hội, dân làng đến trang trí phòng ở cho cô gái sau đó để cô ở một mình
tách hẳn với gia đình. Mọi việc ăn uống sinh hoạt có các cô gái khác phục vụ. Ngày rước
Chúa gái, dân làng tổ chức trò diễn "Bách nghệ khôi hài" để mong cho Chúa gái được
vui. Theo các cụ kể lại thì đó là tục của làng diễn lại sự tích công chúa Ngọc Hoa. Sau
khi kết hôn với Sơn Tinh nàng lại trở về với bố mẹ đẻ ở vùng này, lâu không trở về với
chồng vì thế Tản Viên phải đến đón vợ. Vì thương nhớ cha mẹ, Ngọc Hoa buồn nên nhân
dân đã phải làm trò "khôi hài" để nàng vui. Người con gái lấy chồng sau đó lại trở về nhà
mình một thời gian đó là phong tục có từ thời Hùng Vương khi xã hội phụ quyền đã hình
thành nhưng vẫn còn tàn dư của xã hội mẫu quyền. Điều này không chỉ được thể hiện ở
hội làng, ở các trò diễn, mà nó còn là thực tế trong đám cưới ở một địa phương ở Phú
Thọ. ở đám cưới của người Mường huyện Thanh Sơn, Yên Lập trong đêm tân hôn, cô
dâu ngủ chung với bạn bè tới dự rồi sớm hôm sau trở về nhà mình một thời gian, sau đó
mới về nhà chồng. Trong một thời gian ở nhà mình thường khi nhà trai cođ việc hoặc
ngày rằm, ngày tiệc cô dâu mới về nhà chồng, nhưng chỉ về vào buổi tối, sớm hôm sau lại
về nhà mình. Từ lễ cưới đến xin về (có nơi gọi là lễ lại mặt) thời gian không quy định, có
thể vài ba ngày, có thể một thời gian khá dài khi cô dâu có thai mới làm lễ xin về. Lễ này
cũng được tổ chức long trọng vui vẻ, sau đó bà con trong họ, bạn bè của cô dâu giúp cô
dâu mang của hồi môn về nhà chồng.

×