Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM, hạ ACID URIC TRÊN mô HÌNH THỰC NGHIỆM và độc TÍNH cấp của CHẾ PHẨM NHÂN CHÍNH ĐAN KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dƣợc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 54 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC HUY

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU,
CHỐNG VIÊM, HẠ ACID URIC TRÊN
MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VÀ ĐỘC
TÍNH CẤP CỦA CHẾ PHẨM NHÂN
CHÍNH ĐAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC HUY
Mã sinh viên:
1401274

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU,
CHỐNG VIÊM, HẠ ACID URIC TRÊN
MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VÀ ĐỘC
TÍNH CẤP CỦA CHẾ PHẨM NHÂN
CHÍNH ĐAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Đào Thị Vui
2. ThS. Ngô Thanh Hoa


Nơi thực hiện:
Bộ môn Dƣợc lực

HÀ NỘI - 2019


Lời cảm ơn
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn
tới các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và những người đã giúp đỡ em trong thời gian
vừa qua.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Thị
Vui – Trưởng bộ môn Dược lực và ThS. Ngô Thanh Hoa, những người thầy kính mến
đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và chỉ bảo em trong suốt thời gian học tập và thực
hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo tại bộ môn Dược lực đã
tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em được học tập và nghiên cứu. Em xin cảm ơn
các thầy cô giáo đã dạy dỗ em trong năm năm học tại trường Đại học Dược Hà Nội,
thầy cô không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người dạy cho sinh viên
chúng em về đạo đức nghề nghiệp và những kinh nghiệm sống quý báu.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Phạm Đức Vịnh, anh Đinh Đại Độ, chị
Đinh Thị Kiều Giang cùng các anh chị kĩ thuật viên tại bộ môn Dược lực đã giúp đỡ
em trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn đã và đang cùng nghiên cứu khoa học
tại bộ môn Dược lực đã luôn động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến để mình có thể
hoàn thiện khóa luận.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và người thân, những người luôn bên
cạnh, ủng hộ và động viên con trong suốt thời gian con thực hiện khóa luận này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên


Nguyễn Đức Huy


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.................................................................................... 2
1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ BỆNH GÚT ................................................................................. 2
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 2
1.1.2. Dịch tễ học ................................................................................................................. 2
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ............................................................................. 2
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh gút ................................................... 3
1.1.5. Một số nhóm thuốc điều trị gút .................................................................................. 4
1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH DƢỢC LÝ THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU VÀ HẠ ACID URIC ........................................................ 7
1.2.1. Mô hình đánh giá tác dụng chống viêm .................................................................... 7
1.2.2. Mô hình đánh giá tác dụng giảm đau ........................................................................ 9
1.2.3. Mô hình đánh giá tác dụng hạ acid uric ................................................................. 10
1.3. TỔNG QUAN VỀ CHẾ PHẨM NHÂN CHÍNH ĐAN ........................................ 11
1.3.1. Thành phần của chế phẩm Nhân Chính Đan .......................................................... 11
1.3.2. Tác dụng của một số vị thuốc trong chế phẩm Nhân Chính Đan ........................... 12

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 15
2.1. ĐỐI TƢỢNG, NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ ............................................ 15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 15
2.1.2. Động vật thí nghiệm ................................................................................................. 15
2.1.3. Hóa chất, thuốc thử .................................................................................................. 15
2.1.4. Thiết bị nghiên cứu ................................................................................................... 16

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................................... 16
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 17
2.3.1. Phương pháp đánh giá tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm Nhân Chính Đan 17
2.3.2. Phương pháp đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm Nhân Chính Đan........... 21
2.3.3. Phương pháp đánh giá tác dụng hạ acid uric máu của chế phẩm Nhân Chính
Đan

................................................................................................................................. 22


2.3.4. Phương pháp xác định độc tính cấp của chế phẩm Nhân Chính Đan .................... 24
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 24

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................... 25
3.1. KẾT QUẢ ................................................................................................................... 25
3.1.1. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm của chế phẩm Nhân Chính Đan ................ 25
3.1.2. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm Nhân Chính Đan trên mô
hình gây đau quặn bằng acid acetic ................................................................................... 28
3.1.3. Kết quả đánh giá tác dụng hạ acid uric máu của chế phẩm Nhân Chính Đan
trên mô hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat ....................................................... 29
3.1.4. Kết quả xác định độc tính cấp của chế phẩm Nhân Chính Đan .............................. 31
3.2. BÀN LUẬN ................................................................................................................ 32
3.2.1. Về tác dụng chống viêm, giảm đau của chế phẩm Nhân Chính Đan ....................... 32
3.2.2. Về tác dụng hạ acid uric máu của chế phẩm Nhân Chính Đan ............................... 36
3.2.3. Về độc tính cấp của chế phẩm Nhân Chính Đan ..................................................... 37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
COX

Cyclooxygenase

COX-2

Cyclooxygenase-2

CRP

C-reactive protein

CT CPDP

Công ty Cổ phần Dược phẩm

FDA

Food and Drug Administration (Cơ quan quản lý thực phẩm và
dược phẩm Hoa Kỳ)

HSD

Hạn sử dụng

IgG

Immunoglobulin G


IL-1

Interleukin - 1

IL-6

Interleukin - 6

IL-8

Interleukin - 8

LOT

Số lô sản xuất

LPS

Lipopolysaccharide

Na-CMC

Natri carboxymethyl cellulose

NCĐ1

Nhân Chính Đan 1

NCĐ2


Nhân Chính Đan 2

NSAID

Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drug (Thuốc chống viêm
không steroid)

PGE1

Prostaglandin E1

PGE2

Prostaglandin E2

TEN

Hoại tử biểu bì nhiễm độc

TNFα

Yếu tố hoại tử u - alpha

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độ viêm khớp chân chuột dựa theo triệu chứng.20

Bảng 3.1. Tác dụng chống viêm của chế phẩm Nhân Chính Đan trên mô hình gây phù
bàn chân chuột bằng carrageenan ................................................................................. 25
Bảng 3.2. Tác dụng chống viêm của chế phẩm Nhân Chính Đan trên mô hình gây viêm
màng hoạt dịch khớp gối bằng tinh thể natri urat ......................................................... 27
Bảng 3.3. Tác dụng giảm đau của chế phẩm Nhân Chính Đan lên trên mô hình gây đau
quặn bằng acid acetic .................................................................................................... 28
Bảng 3.4. Tác dụng hạ acid uric của chế phẩm Nhân Chính Đan trên mô hình gây tăng
acid uric máu cấp bằng kali oxonat .............................................................................. 29


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Quy trình thí nghiệm đánh giá tác dụng chống viêm của chế phẩm Nhân
Chính Đan trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan ........................... 18
Hình 2.2. Quy trình thí nghiệm đánh giá tác dụng chống viêm của chế phẩm Nhân
Chính Đan trên mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng natri urat .............. 20
Hình 2.3. Quy trình thí nghiệm đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm Nhân Chính
Đan trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic ......................................................... 21
Hình 2.4. Quy trình thí nghiệm đánh giá tác dụng hạ acid uric máu của chế phẩm Nhân
Chính Đan trên mô hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat ............................... 23
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện tác dụng chống viêm của chế phẩm Nhân Chính Đan trên
mô hình gây phù bàn chân chuột .................................................................................. 26
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện tác dụng hạ acid uric của chế phẩm Nhân Chính Đan trên
mô hình gây tăng acid uric máu cấp ............................................................................. 30


ĐẶT VẤN ĐỀ
Gút là hậu quả của sự chuyển hóa acid uric bất thường, tăng nồng độ acid uric
máu và lắng đọng tinh thể urat ở các khớp, mô mềm và đường tiết niệu. Biểu hiện lâm
sàng của bệnh gút thường là những cơn đau khớp cấp tính, khởi phát đột ngột với các
triệu chứng sưng đau dữ dội, nóng đỏ. Các triệu chứng này ảnh hưởng không nhỏ tới

chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh gút được báo cáo
là từ 0,1% đến xấp xỉ 10%, có xu hướng ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia [28]. Tại
Việt Nam, theo một nghiên cứu ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh gút đứng thứ tư về tỷ lệ
mắc trong các bệnh xương khớp, chiếm 8,57% [10]. Năm 2003, tỷ lệ mắc bệnh gút ở
nước ta là 0,14% dân số [33], [44].
Hiện nay, các thuốc điều trị bệnh gút còn ít, chỉ tập trung vào giảm triệu chứng
viêm và đau do cơn gút cấp gây ra. Tuy nhiên những thuốc này còn nhiều hạn chế do
làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân khi sử dụng
lâu dài. Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm ra thuốc mới có thể giảm thiểu nhược điểm
của các thuốc đang sử dụng là rất cần thiết. Một hướng nghiên cứu là đi từ các thuốc
dược liệu hiện nay đang được quan tâm và tập trung phát triển.
Chế phẩm Nhân Chính Đan xuất phát từ bài thuốc cổ truyền, đã được các lang y
sử dụng để điều trị viêm đau do bệnh gút cho người dân cho thấy kết quả khả quan, tuy
nhiên chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào đánh giá tác dụng trên bệnh gút của chế
phẩm này. Vì vậy việc sử dụng chế phẩm còn bị hạn chế. Để chứng minh hiệu quả và
bước đầu đánh giá tính an toàn của chế phẩm làm cơ sở cho việc sử dụng rộng rãi, góp
phần đưa chế phẩm Nhân Chính Đan vào thực tế điều trị trên lâm sàng, chúng tôi thực
hiện đề tài “Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric trên mô hình thực
nghiệm và độc tính cấp của chế phẩm Nhân Chính Đan” với 3 mục tiêu chính:
 Đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau thực nghiệm của chế phẩm Nhân Chính
Đan.
 Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu thực nghiệm của chế phẩm Nhân Chính Đan.
 Xác định độc tính cấp của chế phẩm Nhân Chính Đan.

1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ BỆNH GÚT
1.1.1. Khái niệm

Gút là một bệnh do sự lắng đọng của các tinh thể monosodium urat trong tổ chức,
hoặc do bão hòa nồng độ acid uric trong dịch ngoại bào [6].
1.1.2. Dịch tễ học
Tỷ lệ mắc bệnh gút là 1 – 4% dân số nói chung. Bệnh chủ yếu gặp nam giới, tỷ lệ
bệnh nhân nam chiếm khoảng 90% các trường hợp, thường gặp ở độ tuổi trên 40, bệnh
ít khi xảy ra ở người trẻ tuổi, ở nữ giới bệnh ít khi xảy ra trước tuổi mãn kinh [6].
Ở các nước phương tây, bệnh xuất hiện với tỷ lệ 3 – 6% ở nam và 1 – 2% ở nữ,
một số nước khác tỷ lệ này có thể lên tới 10%. Tỷ lệ tăng lên tới 10% ở nam và 6% ở
nữ hơn 80 tuổi. Hằng năm, có 2,68 trên tổng số 1000 người mới mắc bệnh. Bệnh liên
quan tới mức sống và chế độ dinh dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng do thói
quen ăn uống giàu đạm, thiếu rèn luyện thể lực, tăng tỷ lệ béo phì và hội chứng chuyển
hóa [42].
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân chính gây bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể muối urat trong
mô sụn, ổ khớp gây ra các triệu chứng viêm. Tăng acid uric máu là điều kiện cần dẫn
đến lắng đọng tinh thể muối urat tại tổ chức. Tinh thể muối urat có vai trò chính trong
cơ chế bệnh sinh của bệnh gút.
Cơ chế bệnh sinh bệnh gút:
Urat là dạng ion hóa của acid uric có trong cơ thể. Acid uric là một acid yếu có
pH 5,8. Sự lắng đọng tinh thể urat trong các mô bắt đầu xảy ra khi nồng độ acid uric
huyết thanh tăng cao hơn ngưỡng bình thường [42]. Tăng acid uric máu kéo dài, cơ thể
thích nghi bằng một loạt các phản ứng nhằm giảm acid uric trong máu bằng cách: tăng
bài tiết qua thận, lắng đọng muối urat ở một số tổ chức như da, màng hoạt dịch, kẽ
thận, gân… dẫn đến sự biến đổi về hình thái của các tổ chức này. Lắng đọng acid uric
trong dịch khớp tạo thành các tinh thể hình kim gây tổn thương sụn, màng hoạt dịch,
bao khớp. Các tinh thể lắng đọng gây viêm tại chỗ bằng cách tấn công đại thực bào.
Các tế bào này sau đó giải phóng các cytokines, TNFα, dẫn đến hoạt hóa yếu tố
hageman, hoạt hóa bổ thể, hoạt hóa plasminogen gây tăng tính thấm thành mạch, tăng
khả năng xuyên mạch của bạch cầu, rối loạn vi tuần hoàn tại chỗ, giảm pH tổ chức làm
2



acid uric dễ kết tủa hơn. Sau khi tấn công lớp sụn, tinh thể urat ăn sâu xuống tận lớp
xương dưới sụn hình thành các hạt tophi, phá hủy cấu trúc xương dưới dạng ổ khuyết
xương hình cầu. Viêm màng hoạt dịch, tăng sinh màng hoạt dịch, thâm nhiễm các tế
bào lympho là tổn thương thứ phát. Lắng đọng tinh thể urat ở thận dẫn tới tổn thương
thận như viêm thận kẽ, sỏi thận, xơ hóa cầu thận, lâu dần sẽ tiến triển tới suy thận,
tăng huyết áp [6].
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh gút
1.1.4.1. Đặc điểm lâm sàng
Cơn gút cấp tính đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 - 55, ít khi trước 25 hoặc
sau 65 tuổi. Ở nữ ít xảy ra trước tuổi mãn kinh, ở nam tuổi càng trẻ thì bệnh càng
nặng. Cơn gút cấp tính thường xảy ra sau bữa ăn có nhiều thịt (nhất là loại thịt có
nhiều purin), rượu, sau chấn thương kể cả vi chấn thương, sau nhiễm khuẩn, dùng các
thuốc lợi tiểu thiazid…[1].
 Triệu chứng lâm sàng của cơn gút cấp:
- Xuất hiện đột ngột vào ban đêm, bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp, thường là
khớp ngón chân cái (60-70%): khớp sưng to, đau dữ dội và ngày càng tăng. Lúc đầu
chỉ viêm một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp.
- Ngoài khớp ra, túi thanh dịch, gân, bao khớp cũng có thể bị thương tổn.
- Các dấu hiệu viêm có thể kéo dài nhiều ngày, thường từ 5 – 7 ngày rồi các dấu
hiệu viêm giảm dần: đỡ đau, đỡ phù nề. Hết cơn, khớp trở lại hoàn toàn bình thường.
- Cơn gút cấp dễ tái phát, khoảng cách có thể gần nhưng cũng có thể rất xa, có
khi > 10 năm.
- Bên cạnh thể điển hình, cũng có thể tối cấp với khớp viêm sưng tấy dữ dội,
bệnh nhân đau nhiều nhưng cũng có thể gặp thể nhẹ, kín đáo, đau ít dễ bị bỏ qua.
1.1.4.2. Cận lâm sàng
- Acid uric máu tăng > 420 µmol/l (7 mg/dl), tuy nhiên khoảng 40% bệnh nhân có
cơn gút cấp nhưng acid uric máu bình thường.
- Định lượng acid uric niệu 24 giờ: để xác định tăng bài tiết (> 600 mg/24h) hay

giảm thải tương đối (< 600 mg/24h). Nếu acid uric niệu tăng dễ gây sỏi thận và không
được chỉ định nhóm thuốc tăng đào thải acid uric.
- Xét nghiệm dịch khớp: quan trọng nhất là tìm tinh thể urat trong dịch khớp. Dịch
khớp viêm giàu tế bào (> 2000 tb/mm3), chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Trong
3


cơn gút cấp có thể có tăng tốc độ máu lắng, tăng bạch cầu trong dịch khớp 5000/mm3,
đa số là loại đa nhân, dưới kính hiển vi thấy nhiều tinh thể urat.
- Xquang khớp: giai đoạn đầu bình thường, nếu muộn có thể thấy các ổ khuyết
xương hình hốc ở đầu xương, hẹp khe khớp, gai xương…
- Các xét nghiệm khác: tốc độ máu lắng tăng, CRP bình thường hoặc tăng…[1].
1.1.5. Một số nhóm thuốc điều trị gút
1.1.5.1. Thuốc ức chế xanthin oxidase
Xanthin oxidase là enzym xúc tác cho 2 bước cuối cùng trong chu trình chuyển
hóa purin, quá trình hydroxyl hóa hypoxanthin thành xanthin và từ xanthin thành acid
uric. Thuốc ức chế xanthin oxidase ngăn cản sự tạo thành acid uric do bất kì nguyên
nhân nào, trên lâm sàng được sử dụng nhiều để điều trị tăng acid uric máu và gút mạn
tính, ngăn ngừa các cơn gút tái phát. Các thuốc hiện đang được sử dụng là allopurinol
và febuxostat [12], [16].
 Allopurinol
Allopurinol và chất chuyển hóa oxypurinol làm giảm sản xuất acid uric do ức chế
enzym xanthin oxidase. Allopurinol cũng làm tăng tái sử dụng hypoxanthin và xanthin
để tổng hợp acid nucleic và nucleotid, kết quả làm tăng nồng độ nucleotid dẫn tới ức
chế ngược lần nữa tổng hợp purin [2]. Thuốc được sử dụng để điều trị tăng acid uric
máu do viêm khớp bệnh gút mạn tính, bệnh sỏi thận do acid uric, tăng acid uric máu
thứ phát sau hóa trị liệu ung thư [12], [51]. Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng
nhất của allopurinol là phản ứng dị ứng (ban dát sẩn, ngứa, hội chứng Stevens –
Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc – TEN), có thể gây tử vong [2], [12]. Một số tác
dụng không mong muốn khác có thể gặp bao gồm: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,

viêm thần kinh ngoại biên, viêm mạch máu, rối loạn chức năng tủy xương gây thiếu
máu bất sản, sốt và đau cơ cũng có thể xảy ra và thường xuyên hơn ở những người suy
thận, gan to và tăng nồng độ transamine, bilirubin máu, vàng da, có thể làm tăng tần số
cơn gút cấp trong 6 – 12 tháng đầu điều trị [51].
 Febuxostat
Febuxostat tạo phức hợp bền vững với cả dạng oxy hóa và dạng khử của xanthin
oxidase, do đó ức chế hoạt động của enzym. Febuxostat cũng được FDA chấp thuận để
điều trị tăng acid uric ở bệnh nhân mắc bệnh gút, nhưng không được khuyến cáo điều
trị tăng acid uric không triệu chứng. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy febuxostat
4


hiệu quả hơn allopurinol trong việc làm giảm acid uric máu [12]. Một số tác dụng
không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc bao gồm: buồn nôn, rối loạn chức
năng gan, đau khớp và phát ban, phù, gia tăng đợt bùng phát gút cấp tính khi bắt đầu
điều trị, tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim và đột quỵ…[12], [51].
1.1.5.2. Thuốc làm tăng thải trừ urat qua thận
Thuốc làm tăng thải trừ urat qua thận bằng cách cạnh tranh ức chế tái hấp thu
acid uric tại ống lượn gần, thông qua ức chế các chất vận chuyển anion ở tế bào ống
thận. Hai thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trong nhóm là probenecid và sulfinpyrazon
[16]. Nhóm thuốc này ít được sử dụng hơn so với nhóm ức chế xanthin oxidase, bị
chống chỉ định với các bệnh nhân suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinin <
50 mL/phút), tiền sử bị sỏi thận, đặc biệt là sỏi urat. Các tác dụng không mong muốn
của nhóm thuốc này có thể gặp phải bao gồm: phản ứng quá mẫn (nổi mề đay, hội
chứng Stevens - Johnson), thiếu máu bất sản, gây độc tính trên gan (hoại tử gan), đau
bụng, tiêu chảy, làm khởi phát cơn gút cấp [2], [16]. Một số thuốc trong nhóm:
probenecid, sulfinpyrazon, benzbromazon.
 Probenecid
Probenecid được dùng để điều trị tăng acid uric máu do bệnh gút, tăng acid uric
máu thứ cấp do dùng thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, pyrazinamid và ethambutol.

Thuốc không được sử dụng cho tình trạng tăng acid uric không triệu chứng, tăng acid
uric do hóa trị liệu ung thư [2].
 Sulfinpyrazon
Sulfinpyrazon được sử dụng để điều trị tăng acid uric máu tương tự như
probenecid và có thể dùng phối hợp với allopurinol để tăng tác dụng, đặc biệt ở bệnh
nhân có hạt tophi.
 Benzbromazon
Benzbromazon là thuốc có tác dụng tăng thải trừ acid uric mạnh, có thể được sử
dụng hiệu quả cho bệnh nhân suy thận nhẹ và vừa, bệnh nhân bị dị ứng hoặc thất bại
điều trị với thuốc khác. Thuốc dùng phối hợp với allopurinol có hiệu quả hơn so với
thuốc đơn độc trong việc làm giảm nồng độ acid uric máu [12].
1.1.5.3. Thuốc làm tiêu acid uric
Các thuốc trong nhóm này được tái tổ hợp và biến đổi từ enzym uricase ở động
vật, có tác dụng kích thích chuyển hóa acid uric thành allantoin dễ tan khiến nồng độ
5


acid uric máu giảm xuống. Pegloticase là thuốc được FDA phê duyệt vào năm 2010 để
điều trị gút mạn tính không đáp ứng với các thuốc hạ acid uric khác [37]. Rasburicase
được phê duyệt cho điều trị tăng acid uric máu thứ phát ở trẻ em điều trị ung thư, sử
dụng thường quy rasburicase trên người trưởng thành có nguy cơ phát triển kháng thể
kháng uricase, có thể dẫn đến quá mẫn [10], [16].
1.1.5.4. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Các thuốc nhóm NSAID ức chế enzym COX-2 là enzym chuyển hóa acid
arachidonic thành prostaglandin, làm giảm sự tạo thành prostaglandin tại ổ viêm.
Thuốc nhóm này được sử dụng để điều trị triệu chứng đau và viêm trong các bệnh về
xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gút. Indomethacin, naproxen,
sulindac, celecoxib và etoricoxib đều đã được biết đến có hiệu quả trong bệnh gút, tuy
nhiên chỉ có ba thuốc đầu tiên là được FDA phê duyệt cho điều trị gút cấp tính [12],
[16].

Tất cả các NSAID đều có nguy cơ gây ra tác dụng không mong muốn như viêm
loét đường tiêu hóa (NSAID ức chế COX không chọn lọc); đột quỵ, nhồi máu cơ tim
(các NSAID ức chế chọn lọc COX-2); phản ứng quá mẫn (nổi mề đay, co thắt phế
quản, hen phế quản dẫn đến phù thanh quản); giảm độ thanh thải creatinin huyết thanh,
tăng huyết áp, đau đầu [16]…Mặc dù nguy cơ loét dạ dày tá tràng và xuất huyết là
tương đối thấp khi điều trị gút trong thời gian ngắn, tuy nhiên vẫn cần cân nhắc sử
dụng trên người cao tuổi, người có tiền sử loét, hoặc đang sử dụng các thuốc chống
đông máu.
1.1.5.5. Corticosteroid
Corticosteroid thường được sử dụng để điều trị viêm khớp cấp tính do gút khi có
chống chỉ định với NSAID. Một số bằng chứng gần đây chỉ ra rằng corticosteroid có
hiệu quả tương đương với NSAID trong điều trị gút cấp tính, có thể dùng đường toàn
thân hoặc tiêm nội khớp. Sử dụng corticosteroid đường uống lâu dài có thể gây ra các
tác dụng phụ liên quan đến liều lượng sử dụng và thời gian điều trị như: tăng huyết áp,
tăng đường huyết, tăng cân, hạ kali máu và gây phù... Sử dụng đường tiêm nội khớp
phải được thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm, và cần xác định khớp không bị
nhiễm trùng [16]. Phương pháp điều trị này phức tạp bởi nó đòi hỏi yêu cầu cao về
trình độ chuyên môn của người trực tiếp thực hiện kỹ thuật tiêm. Tác dụng không

6


mong muốn thường gặp nhất khi sử dụng corticosteroid đường tiêm nội khớp là nhiễm
khuẩn tại vị trí khớp tiêm.
1.1.5.6. Colchicin
Colchicin làm giảm đáp ứng viêm đối với sự lắng đọng các tinh thể urat lên các
mô của khớp, có thể thông qua nhiều cơ chế, bao gồm ức chế hóa ứng động và kích
hoạt bạch cầu trung tính, làm bạch cầu trung tính giảm sản xuất acid lactic, giảm thực
bào. Colchicin là một thuốc có hiệu quả cao trong việc làm giảm các cơn gút cấp tính,
nhưng lại có tỷ lệ lợi ích/độc tính thấp nhất trong các phương pháp điều trị gút bằng

thuốc [16]. Colchicin được chỉ định trong đợt cấp của gút, phối hợp với probenecid để
phòng tái phát viêm khớp do gút và điều trị dài ngày bệnh gút [2]. Các triệu chứng
giảm sau 2 – 3 ngày dùng thuốc, tuy nhiên bệnh nhân có thể thường xuyên gặp phải
tác dụng bất lợi trên đường tiêu hóa phụ thuộc liều: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu
chảy, nổi ban, tổn thương thận [12]. Tác dụng phụ quan trọng khác bao gồm giảm
bạch cầu trung tính, bệnh lý thần kinh sợi trục, rụng tóc, giảm số lượng tinh trùng [2],
[16].
1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH DƢỢC LÝ THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU VÀ HẠ ACID URIC
1.2.1. Mô hình đánh giá tác dụng chống viêm
1.2.1.1. Mô hình đánh giá tác dụng chống viêm cấp


Mô hình gây phù bàn chân chuột:
Nguyên tắc:
Khi tiêm carrageenan vào bàn chân chuột sẽ kích thích giải phóng các chất trung

gian hóa học như histamin, serotonin, prostaglandin… và kết quả là gây phù. Sau đó
tiến hành đo thể tích bàn chân chuột hoặc trước và sau khi tiêm chất gây viêm để so
sánh hiệu quả ức chế phù [13], [17], [54], [56]. Các thuốc có tác dụng chống viêm sẽ
làm giảm mức độ phù chân chuột.
Các chất gây viêm tương tự:
Tương tự mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenin, nhiều nhà nghiên
cứu đã tìm ra các mô hình gây viêm sử dụng các chất kích thích khác như: formalin
1%, dung dịch dextran 1 đến 3%, lòng trắng trứng 1% (Turner 1965); hỗn dịch kaolin
5% (Lorenz 1961, Wagner-Jauregg và cộng sự 1962); dung dịch carrageenan 0,2%,
dung dịch carrageenan 1% thêm 100ng PGE2 hoặc PGI2, dung dịch ß7


naphthoylheparamin 0,5%, dung dịch collagenase 0,1%, dung dịch trypsin 0,1%, dung

dịch serotonin 0,02%, bradykinin 0,005%, PGE2 0,1mg/ml, anti-IgG 0,05%, hỗn dịch
Aerosil 2,5%, gel bentonit; nystatin 15000 đơn vị, hỗn dịch bột mù tạt 2,5%, dung dịch
chứa 1 đơn vị yếu tố nọc độc rắn hổ mang (Leyck và Parnham 1990)…


Mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối
Nguyên tắc:
Viêm khớp do gút là do sự tích tụ của tinh thể urat trong khớp gây nên. Năm

1963, Faires và McCarty lần đầu tiên phát triển mô hình gây viêm màng hoạt dịch
khớp gối dựa trên sinh lý bệnh gút cấp tính [54]. Khi tiêm hỗn dịch natri urat vào khớp
gối, chuột trải qua cơn đau dữ dội giống như triệu chứng của một cơn gút cấp. Tiến
hành cho chuột sử dụng thuốc đối chiếu và thuốc thử, sau đó gây viêm màng hoạt dịch
khớp gối bằng natri urat để đánh giá tác dụng chống viêm của thuốc. Thông số đánh
giá là điểm mức độ viêm của chuột ở các lô, được tính từ 1+ đến 4+ lần lượt cho từng
biểu hiện: không có biểu hiện di chuyển bất thường, đi khập khiễng, đi khập khiễng
bằng 3 chân không liên tục và đi hoàn toàn bằng 3 chân.
Các chất gây viêm tương tự:
Tương tự mô hình của McCarty, một số nhà nghiên cứu đã cải tiến và tìm ra các
phương pháp sử dụng chất gây viêm màng hoạt dịch khác: tiêm prostaglandin E1 và
E2 vào khớp gối của chó (Rosenthale 1972), tiêm hỗn dịch kaolin 4% vào khớp gối
của mèo (Schaible và Schmidt 1985), tiêm 300µg carrageenan trong 50 µl nước muối
sinh lý vào khớp xương chày chuột (Schött 1994), tiêm chất P (Carleson 1996)…
1.2.1.2. Mô hình đánh giá tác dụng chống viêm mạn


Mô hình gây u hạt thực nghiệm
Nguyên tắc:
Khi đưa vào cơ thể một vật lạ không có khả năng hấp thu được như amian,


bông… thì cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tập trung nhiều loại tế bào tạo ra mô bào lưới
và nguyên bào sợi bao quanh vật lạ, tạo thành một khối u gọi là u hạt thực nghiệm.
Quá trình tạo u hạt thực nghiệm tương tự với tiến triển của viêm mạn tính. Năm 1950,
Meier và cộng sự đã phát triển mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng bông trên chuột
cống trưởng thành [8], [54]. Thông số đánh giá là khối lượng khô thực của u hạt giữa
các lô, tỷ lệ phần trăm ức chế u hạt của lô thử so với lô chứng.

8


Các chất gây viêm tương tự:
Các nhà nghiên cứu đã đề xuất và cải tiến nhiều mô hình gây u hạt thực nghiệm
sử dụng các chất gây viêm khác như: gây u hạt bằng viên giấy lọc tẩm formalin 7%
(Tanaka 1960); gây u hạt bằng viên bông tẩm dịch chiết xuất từ ớt (Hicks 1969); thay
viên bông băng đĩa giấy (Tsurumi, 1986); gây u hạt bằng tinh dầu thông (Levy 1968),
mảnh kính (Vogel 1970), bọt biển (Saxena 1960)…
1.2.2. Mô hình đánh giá tác dụng giảm đau
1.2.2.1. Mô hình đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi


Mô hình gây đau quặn
Nguyên tắc:
Khi tiêm một chất kích thích gây đau vào khoang màng bụng của chuột, chuột

phản ứng lại bằng một hành vi đặc trưng gọi là cơn đau quặn. Tiến hành cho chuột sử
dụng thuốc đối chiếu và thuốc thử rồi gây đau, có thể đánh giá được tác dụng giảm đau
của thuốc thông qua việc làm giảm số cơn đau quặn. Đếm số cơn đau quặn của chuột
trong mỗi khoảng thời gian và tính phần trăm ức chế cơn đau quặn của lô sử dụng
thuốc so với lô chứng. Thuốc có phần trăm ức chế lớn hơn 70% được coi là có hoạt
tính giảm đau cao [19], [27], [54].

Các chất gây đau sử dụng cho mô hình gây đau quặn:
Một số mô hình gây đau quặn đã được các nhà nghiên cứu phát triển như: tiêm
màng bụng 0,1ml dung dịch acid acetic 0,6% (Koster 1959, Taber 1969); tiêm màng
bụng acetylcholin (Amanuma 1984, Nolan 1990); tiêm màng bụng prostaglandin E1
31,6 µg/kg (Sancillo 1987); bradykinin (Burns 1968, Emele và Shanaman 1963); hỗn
dịch 0,4ml gồm acid acetic 0,25%, kaolin 7,5 mg/ml, dung dịch zymosan 2,4 mg/ml
hoặc bradykinin 25 µg/ml (Heapy 1993)…


Mô hình Randall – Selitto
Nguyên tắc:
Viêm làm tăng độ nhạy cảm với đau của tổ chức, giảm ngưỡng phản ứng đau và

ngưỡng phản ứng này dễ tăng lên nhờ tác dụng của thuốc giảm đau. Tiêm chất kích
thích vào gan bàn chân chuột để gây đau rồi tiến hành đo ngưỡng phản ứng đau, so
sánh ngưỡng đau giữa lô thử và lô đối chiếu để đánh giá hiệu quả giảm đau của thuốc.
Thông số đánh giá là ngưỡng phản ứng đau của chuột ở các lô và tỷ lệ phần trăm ức
chế ngưỡng phản ứng đau của lô dùng thuốc so với lô chứng.
9


Các chất kích thích gây đau sử dụng cho mô hình Randall – Selitto
Mô hình Randall – Selitto lần đầu tiên được phát triển bởi Randall và Selitto sau
đó được Winter cải tiến năm 1963 bằng cách tiêm carrageenan vào gan bàn chân
chuột [54]. Một số nhà nghiên cứu dựa trên mô hình đó xây dựng các mô hình tương
tự sử dụng các chất kích thích khác như: tiêm 0,1 ml dung dịch trypsin (Vinegar
1990); tiêm chất P kết hợp capsaicin (Davis 1996); tiêm chất gây viêm như
bradykinin, carrageenan, LPS, PGE2, dopamin, TNFα, IL-1, IL-6 và IL-8 (Ferreira
1993)…
1.2.2.2. Mô hình đánh giá tác dụng giảm đau trung ương



Mô hình mâm nóng
Nguyên tắc:
Bàn chân chuột rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Khi đặt chuột lên một mâm nóng

có nhiệt độ duy trì 55 – 56oC, chuột phản ứng lại bằng một số biểu hiện như: nhảy lên,
co chân hoặc liếm bàn chân. Sử dụng đồng hồ bấm giây ghi lại thời gian từ lúc uống
thuốc cho đến khi chuột có biểu hiện như trên. Nếu thuốc có tác dụng giảm đau thì
chuột sẽ không có hoặc chậm xuất hiện các phản xạ trên [54]. Thông số đánh giá là
thời gian từ lúc chuột uống thuốc cho đến khi xuất hiện phản xạ nhảy, co chân hoặc
liếm bàn chân.
Các mô hình tương tự:
Mô hình mâm nóng lần đầu tiên được khởi xướng bởi Woolfe và MacDonald
năm 1944. Các nhà nghiên cứu sau này đã phát triển một số mô hình tương tự như: hạ
nhiệt độ mâm nóng xuống 49,5oC (O’Callaghan và Holtzman 1975, Zimer và cộng sự
1986), mô hình mâm nóng với nhiệt độ 50oC (Ankier 1974), sử dụng máy đo tự động
(O’Neill 1983), mô hình tăng dần nhiệt độ (Tjolsen 1991) [50].
1.2.3. Mô hình đánh giá tác dụng hạ acid uric
1.2.3.1. Mô hình đánh giá tác dụng hạ acid uric cấp


Mô hình gây tăng acid uric cấp thực nghiệm
Nguyên tắc:
Kali oxonat là một chất ức chế enzym uricase chọn lọc, làm giảm tác dụng oxy

hóa khử acid uric của uricase gan, dẫn tới làm tăng nồng độ acid uric máu [26], [30],
[45], [49]. Sau khi cho chuột sử dụng thuốc thử và thuốc đối chiếu, gây tăng acid uric
cấp bằng cách tiêm màng bụng kali oxonat. Để đánh giá tác dụng hạ acid uric của
10



thuốc, tiến hành đo nồng độ acid uric huyết thanh chuột ở các lô và tính tỷ lệ phần
trăm giảm nồng độ acid uric huyết thanh của lô sử dụng thuốc so với lô chứng.
Các mô hình tương tự:
Một số mô hình gây tăng acid uric cấp được các nhà nghiên cứu cải tiến như:
tiêm kali oxonat liều 80 mg/kg trong Na-CMC 1% trên chuột chù cây (Tang 2017);
gây tăng acid uric bằng kali oxonat 250 mg/kg hai lần mỗi ngày trên chuột cống
(Starvic 1975); kali oxonat 250 mg/kg (Kong 2004, D.Souza 2012)…
1.2.3.2. Mô hình đánh giá tác dụng hạ acid uric mạn


Mô hình gây tăng acid uric mạn
Nguyên tắc:
Acid oxonic và muối kali của nó là những chất ức chế enzym uricase làm acid

uric không chuyển hóa thành allatoin, dẫn đến tăng nồng độ acid uric trong máu. Bổ
sung vào thức ăn của chuột kali oxonat trong 3 tuần có thể làm tăng nồng độ acid uric
lên cao gấp ba lần bình thường (Stavric 1969). Tiến hành cho chuột sử dụng thuốc thử
và thuốc đối chiếu trong thời gian nghiên cứu, có thể đánh giá được hiệu quả giảm
nồng độ acid uric của thuốc trong mô hình gây tăng acid uric mạn tính [23], [25], [29],
[30], [46]. Tại các thời điểm sau 3 và 5 tuần, định lượng nồng độ acid uric huyết thanh
và so sánh giữa các lô. Kết thúc thực nghiệm, xét nghiệm mô bệnh học thận chuột.
Các mô hình tương tự:
Mô hình gây tăng acid uric mạn lần đầu tiên được phát triển bởi Stavric và cộng
sự năm 1969, bằng cách bổ sung vào thức ăn của chuột 5% kali oxonat và 1% acid
uric; các nhà nghiên cứu khác nghiên cứu và cải tiến thành nhiều mô hình tương tự
như: thêm 2% kali oxonat và 3% acid uric vào thức ăn (Bluestone 1975); tiêm kali
oxonat 250 mg/kg vào màng bụng chuột (Johnson 1969)…
1.3. TỔNG QUAN VỀ CHẾ PHẨM NHÂN CHÍNH ĐAN

1.3.1. Thành phần của chế phẩm Nhân Chính Đan
Thành phần của chế phẩm Nhân Chính Đan kết hợp nhiều vị dược liệu sau: hy
thiêm, thổ phục linh, ngưu tất, thiên niên kiện, phòng đẳng sâm, hà thủ ô, sinh địa, cốt
toái bổ, kê huyết đằng, bồ công anh, dây đau xương, cà gai leo, tang ký sinh, xấu hổ
tía, cam thảo, tinh bột nghệ và tá dược (ba gạc, tinh bột hoàng tinh).

11


1.3.2. Tác dụng của một số vị thuốc trong chế phẩm Nhân Chính Đan
Một số vị thuốc theo y học cổ truyền đã biết có tác dụng chống viêm, giảm đau,
bổ can thận, mạnh gân cốt như: hy thiêm, ngưu tất, thổ phục linh, tang ký sinh, thiên
niên kiện, cốt toái bổ…Trong đó một số vị thuốc có các nghiên cứu chứng minh tác
dụng chống viêm, giảm đau liên quan tới bệnh gút được trình bày dưới đây:
1.3.2.1. Hy thiêm
-

Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L. (S.glutinosa Wall., Minyranthes
heterophylla Turcz.) thuộc họ Cúc Asteraceae [7].

-

Bộ phận dùng: toàn cây

-

Công dụng: khử phong thấp, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có tác dụng giải
độc an thần, hạ áp.
Một số nghiên cứu về tác dụng của hy thiêm trên bệnh gút:
Năm 2012, Nguyễn Thùy Dương đã nghiên cứu tác dụng trên bệnh gút thực


nghiệm của cây hy thiêm. Kết quả nghiên cứu cho thấy hy thiêm có tác dụng hạ acid
uric máu trên mô hình thực nghiệm [5].
Năm 2011, Wang và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau của
kirenol phân lập từ hy thiêm. Kết quả nghiên cứu cho thấy kirenol có tác dụng giảm
đau và chống viêm tại chỗ [55].
Hong và cộng sự năm 2014 đã nghiên cứu tác dụng chống viêm của dịch chiết
ethanol từ cây hy thiêm. Kết quả cho thấy dịch chiết ethanol từ cây hy thiêm có tác
dụng chống viêm trên cả mô hình invivo và invitro [21].
1.3.2.2. Thổ phục linh
-

Tên khoa học: Smilax glabra Roxb. (Smilax hookeri Kunth.) thuộc họ Hành
Liliaceae [7].

-

Bộ phận dùng: thân rễ.

-

Công dụng: khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc thủy ngân, chữa đau nhức khớp
xương.
Một số nghiên cứu về tác dụng chống viêm, giảm đau của thổ phục linh:
Năm 1997, Jiang và cộng sự nghiên cứu tác dụng của dịch chiết nước thổ phục

linh, kết quả cho thấy sự ức chế đáng kể phù nề trên chân viêm thứ cấp của chuột
trong mô hình gây phù bằng carrageenan [24].

12



Lu và cộng sự năm 2014 chứng minh tác dụng chống oxy hóa và chống viêm của
dịch chiết phenolic từ thổ phục linh, các tác dụng này được cho rằng có vai trò lớn của
các hoạt chất flavonoid như astilbin, epicatechin, catechin. Năm 2015, Lu và cộng sự
tiếp tục nghiên cứu các hợp chất phân lập từ thổ phục linh và đã phát hiện nhiều hoạt
chất chống viêm có tiềm năng như: trans-resveratrol, syringic acid, syringaresinol,
lasiodiplodin, de-O-methyllasiodiplodin và dihydrokaempferol [31].
Trong nghiên cứu của Man và cộng sự năm 2008, công thức thảo dược Tuhuai
gồm các vị dược liệu hòe hoa, thổ phục linh, cam thảo cho thấy tác dụng giảm viêm ở
cả mô hình viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc [32].
1.3.2.3. Ngưu tất
-

Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume. thuộc họ Rau dền Amaranthaceae
[7].

-

Bộ phận dùng: rễ cây.

-

Công dụng: phá huyết, hành ứ (sống), bổ can thận, mạnh gân cốt (chế biến chín),
trong dân gian sử dụng ngưu tất chữa bệnh viêm khớp, đau bụng.
Một số nghiên cứu về tác dụng của ngưu tất trên các bệnh về khớp:
Trong nghiên cứu của T. Vetrichelvan và M. Jegadeesan năm 2002, cao chiết cồn

từ rễ ngưu tất có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột trên mô hình viêm cấp tính, và
giảm trọng lượng u hạt ở mô hình viêm mạn tính [52].

Năm 2012, Zhang và cộng sự đã phân lập được 8 hợp chất phytoecdysteroid từ
ngưu tất, trong đó có các hợp chất ecdysteron đã biết là có tác dụng chống viêm [57].
Năm 2014, Gang He và cộng sự nghiên cứu tác dụng của saponin có trong cây
ngưu tất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các saponin này có tác dụng cải thiện mật độ
xương bằng cách thúc đẩy sự tăng sinh và biệt hóa các tế bảo tủy xương [20].
1.3.2.4. Tang ký sinh
-

Tên khoa học: Loranthus parasiticus (L.) Merr, là cây mọc ký sinh trên cây dâu
tằm, thuộc họ Tầm gửi Loranthaceae [7].

-

Bộ phận dùng: toàn cây.

-

Công dụng: bổ gan thận, mạnh gân cốt, chữa đau lưng, đau mình, an thai, ít sữa
sau đẻ.

13


Một số nghiên cứu về tác dụng chống viêm của tang ký sinh:
Gan và cộng sự năm 2010 tiến hành sàng lọc trên 50 dược liệu tại Trung Quốc có
liên quan tác dụng trong điều trị các bệnh về thấp khớp. Kết quả chỉ ra rằng Tang ký
sinh là một trong sáu dược liệu có hàm lượng phenolic cao nhất, tương ứng với khả
năng chống oxy hóa cao nhất trong các dược liệu được đưa vào nghiên cứu [18].
S.Z. Moghadamtousi và cộng sự năm 2014 nghiên cứu dịch chiết từ tang ký sinh
cho thấy có tác dụng chống oxy hóa mạnh, hoạt tính này được cho rằng liên quan đến

các hợp chất phenolic có trong cành và lá của cây tang ký sinh [35].
Võ Vân Anh và cộng sự năm 2012 nghiên cứu tác dụng của avicularin trong mô
hình invitro cho thấy avicularin thể hiện hoạt tính chống viêm bằng cách ức chế sản
xuất NO, PGE2 và ức chế giải phóng các cytokine [53].
1.3.2.5. Thiên niên kiện
-

Tên khoa học: Homalomena aromatica (Roxb). thuộc họ Ráy Araceae [7].

-

Bộ phận dùng: thân rễ.

-

Công dụng: khử phong thấp, mạnh gân cốt, chữa khớp xương đau nhức, co quắp,
tê dại, kích thích tiêu hóa.
Một số nghiên cứu về tác dụng của thiên niên kiện:
Năm 2002, Peana và cộng sự nghiên cứu tác dụng chống viêm của linalool và

linalyl acetate, kết quả nghiên cứu cho thấy linalool và linalyl acetat làm giảm mức độ
phù chân chuột trong mô hình gây phù bằng carrageenin [40].
Năm 2010, Batista và cộng sự nghiên cứu tác dụng giảm đau của linalool, kết quả
nghiên cứu cho thấy linalool có tác dụng ức chế cảm giác đau trong mô hình gây viêm
mạn bằng chất bổ trợ Freund và mô hình thắt đoạn dây thần kinh tọa [11], [14].

14


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG, NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chế phẩm Nhân Chính Đan do công ty TNHH Nhân Chính cung cấp.
Dạng bào chế: viên hoàn đan, khối lượng trung bình viên 2350 mg/viên.
Quy cách đóng gói: mỗi hộp 20 viên hoàn đan màu vàng.
Liều dùng cho nghiên cứu là liều được gợi ý từ liều dùng trên người (2
viên/ngày, tương đương 94 mg/kg cân nặng). Từ mức liều này, quy đổi thành các liều
thử tương ứng trên chuột:
-

Mức liều 1: 660 mg/kg đối với chuột cống; 1130 mg/kg đối với chuột nhắt
(tương đương liều dùng trên người).

-

Mức liều 2: 1320 mg/kg đối với chuột cống; 2260 mg/kg đối với chuột nhắt (gấp
đôi liều dùng trên người).

2.1.2. Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, cân nặng từ 18 - 22g, khỏe mạnh, do
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp.
Chuột cống trắng chủng Wistar, cả hai giống, cân nặng 150 ± 40g, khỏe mạnh, do
Học viện Quân y cung cấp.
Động vật được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm 5 ngày trước khi
thực hiện nghiên cứu tại phòng nuôi động vật thí nghiệm bộ môn Dược lực, trường
Đại học Dược Hà Nội; được nuôi dưỡng bằng thức ăn tiêu chuẩn do Viện Vệ sinh dịch
tễ Trung ương cung cấp, uống nước tự do.
2.1.3. Hóa chất, thuốc thử
-


Indomethacin (CT CPDP Hà Tây, SĐK: VD-15141-11, NSX: 8/9/2017 – HSD:
4/9/2019).

-

Allopurinol (Aspen Pharma, LOT: G00217, HSD: 11/2020).

-

Bộ hóa chất định lượng acid uric gồm hóa chất phản ứng (BioSystem, LOT:
223XA, HSD: 31/3/2019) và acid uric chuẩn (BioSystem, LOT: 081XB, HSD:
31/3/2020).

-

Kali oxonat 97%, dùng cho nghiên cứu và phát triển.

-

Carrageenan (Sigma Aldrich).

15


-

Natri hydroxid, acid uric, NaCl, natri carboxymethyl cellulose (Na-CMC), các
hóa chất và thuốc thử khác đạt chuẩn nghiên cứu.

2.1.4. Thiết bị nghiên cứu

-

Thiết bị đo độ phù chân chuột Plethysmometer LE 7500 (Letica Scientific
Instruments).

-

Đồng hồ bấm giây Nhật Bản.

-

Cân phân tích AY 220 (SHIMADZU).

-

Cân kỹ thuật GM 312 (Sartorius).

-

Micropipet một đầu kênh và đa kênh với các loại thể tích: 2-10 µl, 10-100 µl,
100-1000 µl.

-

Máy ly tâm EBA 20 (Hettich Zentrifugen, Đức).

-

Máy sinh hóa TC-3300 Plus (Teco Diagnostics USA).


-

Máy móc và dụng cụ sử dụng để pha thuốc lấy mẫu và xét nghiệm: đầu côn,
dụng cụ thủy tinh, chày, cối sứ, mao quản, bơm kim tiêm, ống nghiệm các loại…
thuộc phòng thí nghiệm bộ môn Dược lực Trường Đại học Dược Hà Nội.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để giải quyết ba mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu gồm ba nội dung chính:
 Nội dung 1: Đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau của chế phẩm Nhân Chính
Đan.
-

Đánh giá tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bàn chân chuột
bằng carrageenan.

-

Đánh giá tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng hoạt dịch
khớp gối bằng tinh thể natri urat.

-

Đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi trên mô hình gây đau quặn bằng acid
acetic.

 Nội dung 2: Đánh giá tác dụng hạ acid uric của chế phẩm Nhân Chính Đan trên
mô hình gây tăng acid uric máu cấp bằng kali oxonat.
 Nội dung 3: Xác định độc tính cấp của chế phẩm Nhân Chính Đan.

16



2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp đánh giá tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm Nhân Chính
Đan
2.3.1.1. Mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan
Nghiên cứu đánh giá tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm Nhân Chính Đan
trên mô hình gây phù thực nghiệm bằng carrageenan theo Winter (1962) [54], [56].
Thiết kế thí nghiệm:
Chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành 4 lô:
- Lô chứng bệnh: uống nước cất.
- Lô chứng dương: uống indomethacin liều 10 mg/kg cân nặng.
- Lô thử NCĐ1: uống chế phẩm Nhân Chính Đan liều 660 mg/kg cân nặng.
- Lô thử NCĐ2: uống chế phẩm Nhân Chính Đan liều 1320 mg/kg cân nặng.
Chuột được uống nước cất, thuốc chứng dương hoặc chế phẩm nghiên cứu với
cùng thể tích 1ml/100g cân nặng chuột vào một giờ nhất định hàng ngày trong 4 ngày
trước khi gây viêm. Ngày thứ 5, đo thể tích bàn chân sau phải của chuột tại thời điểm
trước khi gây viêm được giá trị V0. Một giờ sau khi uống nước cất, thuốc chứng dương
hoặc chế phẩm nghiên cứu lần cuối cùng, chuột được gây viêm bằng cách tiêm
carrageenan 1% pha trong nước muối sinh lý vào dưới da gan bàn chân sau phải. Đo
thể tích bàn chân sau phải của chuột tại các thời điểm: 1, 3, 5, 7 giờ sau khi gây viêm
được V1, V3, V5, V7.
Quy trình tiến hành thí nghiệm được mô tả như hình 2.1.

17


×