Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm trên mô hình thực nghiệm và độc tính cấp của hai loài Stephania Lour. ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 60 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÝ THỊ VÂN ANH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM TRÊN
MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VÀ ĐỘC
TÍNH CẤP CỦA HAI LOÀI STEPHANIA
LOUR. Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÝ THỊ VÂN ANH
1401026

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM TRÊN
MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VÀ ĐỘC
TÍNH CẤP CỦA HAI LOÀI STEPHANIA
LOUR. Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn : 1.PGS.TS. Nguyễn Thùy Dương
2.NCS. Hoàng Văn Thủy
Nơi thực hiện : Bộ môn Dược lực



HÀ NỘI - 2019


Lời cảm ơn
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo, gia đình, anh chị, bạn bè và
những người đã giúp đỡ, ủng hộ em trong thời gian vừa qua.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn
Thùy Dương – Phó trưởng bộ môn Dược lực và NCS. Hoàng Văn Thủy, những người
thầy kính mến đã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực
hiện đề tài. Cảm ơn thầy cô vì ngoài những kiến thức chuyên môn em còn được dạy kĩ
năng thực nghiệm và phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả và trung thực.
Em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo tại bộ môn Dược lực đã tận tình
giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận này.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầy Đinh Đại Độ, chị Nguyễn Thị Thủy,
chị Đinh Thị Kiều Giang, Ths. Lê Thiên Kim cùng các anh chị KTV, các bạn sinh
viên nghiên cứu tại bộ môn Dược lực đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa
luận. Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới những người thầy, cô đã dạy dỗ em
trong suốt năm năm học tập tại trường Đại học Dược Hà Nội, cám ơn các thầy cô vì sự
tận tâm với nghề, luôn là tấm gương sáng cả về lối sống và đạo đức nghề nghiệp đối với
sinh viên chúng em.
Cuối cùng xin gửi lời cám ơn tới những người bạn đã luôn sát cánh, sẻ chia trong
mọi hoàn cảnh, cám ơn gia đình thân yêu đã luôn bên con trong suốt cuộc đời.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Lý Thị Vân Anh



MỤC LỤC
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... ..1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Tổng quan chi Stephania Lour. .............................................................................3
1.1.1. Đặc điểm thực vật ..................................................................................................3
1.1.2. Phân bố. .................................................................................................................3
1.1.3. Thành phần hóa học các loài thuộc chi Stephania Lour........................................4
1.1.4. Tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Stephania Lour. ...................................5
1.2. Thông tin về hai loài Bình vôi nghiên cứu............................................................8
1.2.1. Thông tin về loài Stephania viridiflavens H.S. Lo & M. Yang .............................8
Đặc điểm thực vật và phân bố ............................................................................8
Thành phần hóa học của loài Stephania viridiflavens H.S Lo & M. Yang ........9
Tác dụng sinh học của loài Stephania viridiflavens H.S. Lo & M. Yang ..........9
1.2.2. Thông tin về loài Stephania venosa Bl. Spreng ..................................................10
Đặc điểm thực vật và phân bố ..........................................................................10
Thành phần hóa học của loài Stephania venosa BL. Spreng ...........................10
Tác dụng sinh học của loài Stephania venosa Bl. Spreng ................................ 11
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........14
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu và hóa chất, thiết bị .....................................................14
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu.......................................................................................14
2.1.2. Động vật thí nghiệm ............................................................................................ 15
2.1.3. Hóa chất và thiết bị, dụng cụ thí nghiệm ............................................................. 15
Hóa chất ............................................................................................................15
Dụng cụ và thiết bị dùng trong nghiên cứu ......................................................16
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................17

2.3.1. Phương pháp đánh giá tác dụng giảm đau ...........................................................17
Đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi ............................................................... 17
Đánh giá tác dụng giảm đau trung ương ..........................................................18


2.3.2. Đánh giá tác dụng chống viêm ............................................................................19
Đánh giá tác dụng chống viêm cấp ..................................................................20
Đánh giá tác dụng chống viêm mạn .................................................................21
2.3.3. Đánh giá độc tính cấp ..........................................................................................22
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ.............................................................................................. 24
3.1. Nghiên cứu về tác dụng giảm đau của hai loài Bình vôi nghiên cứu ...............24
3.1.1. Nghiên cứu tác dụng giảm đau ngoại vi .............................................................. 24
3.1.2. Nghiên cứu tác dụng giảm đau trung ương .........................................................25
3.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm của hai loài Bình vôi nghiên cứu ................26
3.2.1. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp .................................................................26
3.2.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn ................................................................ 28
3.3. Nghiên cứu độc tính cấp của hai loài Bình vôi nghiên cứu............................... 29
3.3.1. Kết quả thử độc tính cấp của mẫu thử BV1 ........................................................29
3.3.2. Kết quả thử độc tính cấp của mẫu thử BV2 ........................................................30
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................33
4.1. Tác dụng giảm đau của hai loài Bình vôi nghiên cứu .......................................33
4.1.1. Tác dụng giảm đau ngoại vi trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic..........33
4.1.2. Tác dụng giảm đau trung ương trên mô hình mâm nóng ....................................34
4.2. Tác dụng chống viêm của hai loài Bình vôi nghiên cứu....................................35
4.2.1. Tác dụng chống viêm cấp qua mô hình gây phù chân chuột bằng Carrageenan 35
4.2.2. Tác dụng chống viêm mạn qua mô hình tạo u hạt...............................................36
4.3. Độc tính cấp của hai loài bình vôi nghiên cứu ...................................................37
KÊT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .........................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
5-HT
ADP
BC
Bl.
BV1
BV2
DMSO
DPPH
EC50
FK-3000
FRAP

5-hydroxytryptamine receptors
Adenosin diphosphat
Breast cancer (ung thư vú)
Blum
Stephania viridiflavens (Bình vôi 1)
Stephania venosa (Bình vôi 2)
Dimethyl sulfoxid
α, α-diphenyl-β-picrylhydrazyl
Half maximal effective concentration (nồng độ có tác
dụng 50%)
Hoạt chất phân lập từ Stephania cepharantha
Ferric ion reducing antioxidant power (Test sắt làm giảm
sức mạnh chống oxy hóa)

Hep-2

HepG-2
HIV

Hepatocellular carcinoma (Ung thư gan)
Liver hepatocellular carcinoma
Human immunodeficiency virus (Virus gây suy giảm miễn
dịch ở người)

HSV
IC50

Virus herpes simplex
Half maximal inhibitory concentration (nồng độ ức chế
50%)
Epidermoid carcinoma

KB
LD50
LC
NaCMC
NF-KB
NMDA
PBMCs

Lethal dose 50% (liều gây chết trung bình)
Lung cancer (ung thư phổi)
Sodium carboxymethyl cellulose
Nuclear Factor-kappa B (Yếu Tố Nhân kappa)
N-methyl-D-aspartate receptor
Peripheral blood mononuclear cells (Tế bào bạch cầu đơn

nhân trong máu ngoại vi)

Raw 264.7

Dòng tế bào đại thực bào chuột

RD

Rhabdosarcom (Ung thư cơ vân)

RNA
RPMI

Acid ribonucleic
Roswell park memorial institute

S.
WHO

Stephania
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng

Trang

Bảng 1.1. Một số chất đã được phân lập trong các loài bình vôi Việt Nam


4

Bảng 1.2. Một số acaloid đã được phân lập trong S. viridiflavens

9

Bảng 1.3. Một số alcaloid đã được phân lập trong S. venosa

11

Bảng 2.1.Thông tin cao đặc

15

Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu giảm đau ngoại vi của hai loài Bình vôi
nghiên cứu
Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu giảm đau trung ương của hai loài Bình vôi
nghiên cứu
Bảng 3.3. Kết quả chống viêm cấp trên mức độ phù chân chuột theo thời
gian
Bảng 3.4. Số lượng chuột nhắt trắng chết khi dùng mẫu thử BV1 ở các
mức liều thử
Bảng 3.5. Số lượng chuột nhắt trắng chết khi dùng mẫu thử BV2 ở các
mức liều thử

24

25


27

29

31


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình

Trang

Hình 2.1. Mẫu củ S.viridiflanvens

14

Hình 2.2. Mẫu củ S.venosa

14

Hình 2.3. Sơ đồ thiết kế nội dung nghiên cứu

17

Hình 2.4. Quy trình đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi

18

Hình 2.5. Quy trình đánh giá tác dụng giảm đau trung ương


19

Hình 2.6. Quy trình đánh giá tác dụng tác dụng chống viêm cấp

20

Hình 2.7. Quy trình đánh giá tác dụng chống viêm mạn

22

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn độ tăng khối lượng u hạt tươi trên mô hình

28

gây u hạt bằng viên bông
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn độ tăng khối lượng u hạt khô trên mô hình
gây u hạt bằng viên bông

28


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Stephania Lour. là một chi lớn thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), trên thế
giới có khoảng 100 loài phân bố ở vùng Đông Nam Á, Nam Á, nhiều nước như Việt
Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Nhật Bản… [23].
Ở Việt Nam, các loài thuộc chi Stephania Lour. thường có tên gọi là “Bình vôi”,
có khoảng 20 loài thuộc chi Stephania Lour. đã được nghiên cứu về đặc điểm thực vật,
thành phần hóa học và tác dụng sinh học [16], [18], [24], [28]. Một số tác dụng được
quan tâm nghiên cứu của các loài thuộc chi Stephania Lour bao gồm: tác dụng an thần,
giảm đau, chống viêm, chống dị ứng, gây độc tế bào ung thư... Từ đó đã chứng minh

được kinh nghiệm sử dụng các loài thuộc chi Stephania Lour trong dân gian.
Trong quá trình phát triển, nền y học hiện đại đã có rất nhiều nghiên cứu và tổng
hợp ra các nhóm thuốc hóa dược có tác dụng giảm đau, chống viêm. Các nhóm thuốc
điều trị giảm đau như: nhóm thuốc giảm đau trung ương (morphin, codein…), nhóm
thuốc giảm đau ngoại vi (paracetamol), nhóm thuốc chống viêm không steroid
(ibuprofen, piroxicam…) và các nhóm thuốc chống viêm steroid. Ngoài ra, nền y học
cổ truyền cũng đã có rất nhiều tài liệu ghi nhận các cây thuốc và dược liệu có tác dụng
giảm đau như Độc hoạt, Dây đau xương, Cốt toái bổ... với công dụng điều trị đau nhức
xương khớp, đau đầu) và các cây thuốc có tác dụng chống viêm như Xạ can, Sài đất với
công dụng chữa viêm sưng cổ họng, viêm da, viêm mủ [20]. Trong quá trình nghiên cứu
sàng lọc các cây thuốc có công dụng giảm đau, hai loài Bình vôi thu hái ở Bà Rịa - Vũng
Tàu và Yên Bái, đã được nhóm nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Huy xác định tên
khoa học lần lượt là là Stephania viridiflavens H.S. Lo & M. Yang [26] và Stephania
venosa (Bl.) Spreng [17]. Hai loài này được dân gian sử dụng để chữa các bệnh vôi hóa
khớp, viêm khớp. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu, đánh giá dược lí nào về
tác dụng giảm đau, chống viêm và độc tính của hai loài này ở Việt Nam. Để xác định
căn cứ khoa học nhằm nâng cao chất lượng sử dụng cây thuốc hiệu quả và an toàn,
chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm
trên mô hình thực nghiệm và độc tính cấp của hai loài Stephania Lour. ở Việt Nam“
với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng giảm đau của loài Stephania viridiflavens H.S. Lo &
M. Yang và loài Stephania venosa (Bl.) Spreng trên mô hình thực nghiệm.
1


2. Đánh giá tác dụng chống viêm của loài Stephania viridiflavens H.S. Lo &
M. Yang và loài Stephania venosa (Bl.) Spreng trên mô hình thực nghiệm.
3. Xác định độc tính cấp của loài Stephania viridiflavens H.S. Lo & M. Yang
và loài Stephania venosa (Bl.) Spreng.


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan chi Stephania Lour.
Chi Stephania Lour. được xếp vào họ Tiết Dê (Menispermaceae), thuộc bộ Hoàng
liên (Ranunculales), phân lớp Hoàng liên (Ranunculidae), lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) [16].
1.1.1. Đặc điểm thực vật
Các loài thuộc chi Stephania Lour. là cây leo sống lâu năm hoặc hàng năm [7].
Thân gỗ hay thân cỏ. Rễ dạng sợi hoặc phình to thành rễ củ, rất đa dạng về hình thái,
kích thước và màu sắc [3]. Lá mọc cách, hình lọng. Cuống lá thường mảnh, dài 2(-5)15(-20) cm, hai đầu phình lên [23], có khi gấp khúc ở gốc [6], [16]. Cuống lá đính vào
phiến lá có thể từ 1/15 đến 1/3 chiều dài phiến lá. Phiến lá mỏng hoặc dày, nhẵn bóng
hoặc rải rác có lông, hình khiên, hình lọng, hình tam giác rộng, hình trứng - tam giác,
tam giác tròn hoặc gần tròn, mép lá nguyên hoặc chia thùy, gân lá dạng chân vịt gồm
8(-9)- 10(-12), gân lá xuất phát từ đỉnh cuống lá [16], [53].
Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực và cái thường mọc từ kẽ lá hay mọc trên thân
cây già không lá (S. viridiflavens) [12]. Cụm hoa thường có dạng tán đơn, tán kép, xim
tán kép, hình đầu đến tán ngù [26]. Quả hạch, hình gần tròn, hình trứng, hình trứng
ngược, trứng bầu, 2 bên dẹt. Quả chín màu vàng đậm hay đỏ tươi nhẵn bóng. Hạt (hình
dạng tương tự vỏ quả trong) hình móng ngựa, trứng dẹt hoặc hơi tròn, lưng mang một
dải hình móng ngựa gồm 2 hoặc 4 dãy dọc các bướu (gai) hay những gờ ngang (vân)
[48].
1.1.2. Phân bố
Chi Stephania Lour. phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới như: Việt
Nam, Indonesia, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippin, Ấn Độ, Bangladesh,
Srilanca, Trung Quốc, Đài Loan, Papua New Guinea, Nhật Bản, Australia, Nigeria,
Ethiopia [22]. Ở Việt Nam, các loài Bình vôi thường mọc hoang ở một số vùng núi đá
vôi, núi đất, núi đất lẫn đá, ở đồng bằng, ven biển, có loài mọc ngay trên bãi cát hoặc gò
hoang vùng ven biển. Các loài Bình vôi ở nước ta phân bố rộng trên cả 3 miền Bắc,

Trung, Nam [3], [4], [5].

3


1.1.3. Thành phần hóa học các loài thuộc chi Stephania Lour.
Các nhóm chất đã được xác định có trong củ của loài Bình vôi bao gồm: alcaloid,
flavonoid, tinh bột, đường khử tự do và một số chất khác. Trong đó alcaloid là thành
phần chính. Một số hoạt chất đã được phân lập trong củ của nhiều loài Bình vôi như là
L-tetrahydropalmatin, palmatin, cepharanthin, dehydrodicentrin, corypalmin...
Ở Việt Nam, nhiều tác giả xác định được một số thành phần hóa học và phân lập
các chất trong các loài Bình vôi. Các chất đã phân lập được tóm tắt trong Bảng 1.1:
Bảng 1.1. Một số chất đã được phân lập trong các loài Bình vôi Việt Nam
Nhóm
Bisbenyl
isoquinolin

Proto-berberin

TT

Hoạt chất phân lập

Loài

TLTK

1

Cycleanin


Stephania sp3.

[28]

2
3
4
5
6
7
8

L-corypalmin
L-isocorypalmin
L-corydalmin
L-discretamin
L-stepholidin
Dehydro-corydalmin
Palmatrubin

Stephania brachyandra
Diels

[16]

9

Rotundin
(L-tetrahydropalmatin)


10

Morphinan

Aporphin

Pro-aporphin

Flavonoid

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Palmatin

Sinomenin
Crebanin
Thailandin
Dehydro-crebanin
Oxostephanin

Roemerin
(+) Stepharin
Stepharin
Kaempferin
Juglanin
Quercetin

S. glabra (Roxb.) Miers
S. kuinanensis H.S.Lo
Stephania sp3.
S. brachyandra Diels
S. dielsiana Y. C. Wu.
S. sinica Diels
S. glabra (Roxb.) Miers
Stephania sp3.
S.brachyandra Diels
S. sinica Diels

[16]

[16]
[16]
[16]
[16]

S. dielsiana Y. C. Wu.

[22]

S. dielsiana Y. C. Wu.

S. dielsiana Y. C. Wu.
S. glabra (Roxb.) Miers
S. brachyandra Diels
S. kuinanensis H.S.Lo

[16]
[16]
[28]
[16]
[22]
[16]
[16]
[16]

S. brachyandra Diels

Ngoài ra, còn có một số alcaloid khác cũng đã được công bố nhưng phần lớn từ
các loài chưa xác định rõ tên khoa học [85].
4


1.1.4. Tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Stephania Lour.
Tác dụng sinh học các loài của chi Stephania Lour. được nghiên cứu trên dịch chiết
toàn phần hoặc dựa trên các hoạt chất phân lập trong cây như cepharanthin, tetrandrin,
oxostephanin, tetrahydropalmatin, stepholidin, cycleanin, fangchinolin, tetrandra...
 Tác dụng chống viêm
Dịch chiết phân đoạn 1 trong dung môi dicloromethan và ethyl acetat của loài S.
dielsiana thu hái tại Ba Vì, liều 9 g dược liệu/kg chuột có tác dụng làm giảm phù trên
chân chuột gây ra bằng carrageenan ở tất cả các thời điểm và làm đều giảm khối lượng
u hạt tươi và khô trên mô hình gây viêm mạn bằng cấy viên bông [27].

Chiết xuất của S. cepharantha có chứa các alcaloid biscoclaurin như cepharanthin.
Trong một cuộc sàng lọc ở Nhật Bản, cepharanthin đã được chỉ ra là có tác dụng chống
viêm [46]. Hoạt chất này cũng đã được nghiên cứu tác dụng chống viêm trên mô hình
gây u hạt ở chuột [45]. Thuốc mỡ có chứa thành phần cepharanthin (hàm lượng 2%) có
tác dụng điều trị viêm khớp mạn tính do ức chế sản xuất yêu tố hoại tử khối u (TNFa)
và có tác dụng ức chế viêm tốt nhất ở thời điểm 2 giờ sau khi gây viêm trên chuột bằng
lipopolysaccharid [75].
Tetrandrin có tác dụng độc tế bào với đại thực bào thông qua cơ chế tăng sản xuất
prostaglandin. Tác dụng này mở ra triển vọng của alcaloid này trong điều trị bệnh bụi
phổi silic [76]. Ngoài ra, tetrandrin cũng được chứng minh có tác dụng điều trị viêm
giác mạc do virus herpes simplex typ I (HSV) gây ra ở chuột [54]. Một nghiên cứu khác
của Chen Y. J. và Tu M. L cho thấy tetrandrin có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại tác
dụng chiếu xạ của tia X liều cao và có thể hạn chế các phản ứng viêm gây ra bởi tia X
[35]. Tetrandrin liều 7,5-30 mg/kg làm giảm khối lượng u hạt và giảm số lượng tế bào
viêm, làm giảm sự hình thành ống (gấp 100 lần so với hydrocortison) của tế bào nội mạc
thành mạch xảy ra trong quá trình tân tạo mạch được hoạt hóa trong giai đoạn viêm mạn
tính [61]. Tetrandrin có triển vọng trong điều trị các bệnh miễn dịch, bệnh tăng huyết áp
và bệnh viêm khớp mạn tính ở Trung Quốc [63].
Ở các nước châu Á, tiêu biểu là Hàn Quốc, hai hoạt chất fangchinolin và tetrandrin
phân lập từ loài Stephania tetrandra đều có tác dụng chống viêm trên mô hình gây phù
tai chuột bằng dầu croton. Cơ chế chống viêm củ hai hoạt chất này là ức chế lên các yếu
tố gây viêm. Fangchinolin với nồng độ 100 µM làm ức chế cyclooxygenase, nhưng nồng
độ tetrandrine tương tự không có tác dụng này. Mặt khác, tetrandrin nồng độ 12,5 µM
5


có tác dụng dụng ức chế rất hoạt động của murin interleukin-5, trong khi fangchinolin
lại không có tác dụng này [37].
 Tác dụng giảm đau
Dịch chiết phân đoạn 1 từ củ của loài S. dielsiana liều 9 g dược liệu/kg cân nặng

chuột làm giảm tổng số cơn đau quặn của chuột trên mô hình gây đau quặn bằng acid
acetic. Trên mô hình mâm nóng có cải tiến (tiêm thêm carrageenan trước khi thực hiện
đo thời gian chịu đau) liều 3 g/kg, 6 g/kg và 9 g/kg đều có tác dụng làm tăng ngưỡng
đau của chuột [27].
 Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương
Hỗn hợp alcaloid chiết từ củ Bình vôi với liều 100 mg/kg cân nặng chuột làm tăng
cường tác dụng gây ngủ của thiopental một cách rõ rệt khi kéo dài giấc ngủ tới 1,5 lần
so với lô chuột chỉ được sử dụng thiopental [21]. Dịch chiết nước toàn phần của
S.dielsiana Y.C.WC với mức liều từ 0,03 g/kg đến 1 g/kg cân nặng chuột làm tăng thời
gian lưu lại tay hở, tăng số lần di chuyển vào trong tay hở và kéo dài thời gian gây ngủ
của thiopental [1].
Trong một nghiên cứu của tác giả Mai Thị Huế về bài thuốc An thần hoàn có chứa
Bình vôi, kết quả nghiên cứu cho thấy liều dùng trên chuột 4,54 g/kg cao khô An thần
hoàn có tác dụng giải lo âu, liều 9,08 g/kg lại có tác dụng gây ngủ [15].
Hai hoạt chất D-tetrahydropalmatin và L-tetrahydropalmatin được phân lập từ
nhiều loài thuộc chi Stephania Lour. và cây Corydalis ambigua không chỉ có tác dụng
giảm đau mà còn có tác dụng an thần gây ngủ [99]. L- tetrahydopalmatin liều 0,3 mg/kg
có tác dụng cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ in vivo trên chuột [11], mức liều 3
mg/kg trở lên thể hiện tác dụng an thần khi làm tăng thời gian và điểm bất động cũng
như làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột trong môi trường mở [13].
Theo nghiên cứu của Dương Hữu Lợi khi tiêm cho chuột nhắt trắng 0,1 ml dung
dịch L-tetrahydropalmatin ở các nồng độ khác nhau: 0,5%, 1%, 2% nhận thấy đều có
tác dụng làm chuột nhắt trắng trấn tĩnh, tác dụng này được duy trì trong vòng 3-5 giờ
[19].
Hoạt chất roemerin phân lập từ củ cây Bình vôi có tác dụng an thần, gây ngủ ở liều
thấp nhưng lại có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, gây co giật và chết khi
dùng ở liều cao. Roemerin có tác dụng gây tê niêm mạc và phong bế dẫn truyền. Tính
theo công thức G. Valette, dung dịch 0,5% có tác dụng gây tê niêm mạc tương đương
6



với dung dịch cocain clohydrat 1,8%. Theo thí nghiệm của Mak và Nelson dung dịch
roemerin 0,5% có tác dụng gây tê phong bế thần kinh mạnh hơn dung dịch cocain
clohydrat 1% và dung dịch novocain 3% [19].
Hoạt chất stepholidin phân lập từ củ Bình vôi có tác dụng trong điều trị bệnh tâm
thần phân liệt, giảm một số triệu chứng của bệnh Parkinson [41], [94], [97].
 Tác dụng chống ung thư
Shiraishi N., Akiyama S. và cộng sự [82] đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm
thuốc Biscoclaurin lên dòng tế bào đa kháng phát sinh từ dòng tế bào ung thư KB ở
người. Cepharanthin - một loại biscouclaurin alcaloid được phân lập từ củ của Stephania
cepharantha có tác dụng ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư do khởi động quá
trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis) [47]. Khả năng ức chế các tế bào ung thư
biểu mô dạng vẩy ở miệng của cepharanthin rất đáng kể với nồng độ ức chế dao động
trong khoảng 10-20 µg/ml [52]. Cepharanthin có tác dụng ức chế lên 2 dòng tế bào ung
thư đại trực tràng và ung thư gan với giá trị IC50 tương ứng là 2,4 và 5,3 µM [34].
Thử nghiệm in vitro được tiến hành cho thấy hoạt chất tetrandrin phân lập từ loài
S. tetrandra ức chế sự phân bào và gây cảm ứng apoptosis trên dòng tế bào ung thư gan
HepG-2 với giá trị IC50 = 9,0 ±1,0 µM [95]. Tetrandrin có tác dụng bảo vệ gan tế bào
trên mô hình viêm gan gây ra bởi conconavalin-A [42] và ức chế sự di căn của tế bào ở
gan chuột [36]. Ngoài ra, tetrandrin còn có tác dụng làm ngừng sự phát triển tế bào ung
thư trực tràng [67], ức chế sự hoạt hóa NF-KB, do đó cải thiện được viêm trực tràng gây
ra bởi dextran sulfat natri ở chuột [96].
Hoạt chất oxostephanin - một alcaloid đã được phân lập từ củ Bình vôi cũng được
chỉ ra có tác dụng gây độc trên 2 dòng tế bào là ung thư da (Epidermoid carcinoma-KB)
và ung thư vú (Breast cancer-BC) [91], tế bào ung thư gan (Hep-2), ung thư phổi (LC)
và ung thư cơ vân (RD) [16].
 Tác dụng chống dị ứng
Cơ chế chống dị ứng của cepharanthin trong viêm mũi dị ứng có thể là do ức chế
giải phóng histamin từ các tế bào mast và tác động ổn định màng thông qua sự kích thích
chức năng của tuyến yên và tuyến thượng thận. Trong thực nghiệm trên chuột bị viêm

mũi dị ứng, dung dịch cepharanthin liều 0,1 mg/ml nhỏ vào khoang mũi có tác dụng
kích thích kháng nguyên, ức chế sự rò rỉ thuốc nhuộm và tăng hoạt động của enzym
lysosomase [62].
7


 Tác dụng trên tim mạch và chuyển hóa
Martinez J. A., Bello A. và cộng sự [66] đã nghiên cứu tác dụng của cycleanin
phân lập từ cây Bình vôi trên tim. Kết quả cho thấy, cycleanin có tác dụng đối kháng
calci chọn lọc trên mạch máu. Cycleanin có tác dụng ức chế bơm Na+- K+- ATPase qua
đó tác dụng lên hệ thống bơm của tế bào cơ tim [83].
Hoạt chất fangchinolin phân lập từ loài S. tetrandra với liều 0,3-3 mg/kg làm
giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu của chuột trên mô hình gây đái tháo đường
[87]. Fangchinolin còn có khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào cơ trơn động mạch
chủ [98].
Roemerin có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, làm giảm cả huyết áp tối đa và huyết
áp tối thiểu [19].
 Các tác dụng khác
Cepharanthin phân lập từ loài S. cepharantha có khả năng ức chế mạnh đối với sự
nhân lên của virus HIV typ I phát triển trong tế bào bạch cầu đơn nhân [73], [74].
Hai chất aromolin và FK-3000 được phân lập từ dịch chiết methanol từ củ của loài
S. cepharantha có khả năng kìm hãm HIV typ 1 rất mạnh [64]. Hợp chất FK-3000 còn
có hoạt tính ức chế mạnh với 2 virus herpes simplex là HSV typ 1 và HSV typ 2 [70].
Ngoài ra còn có rất nhiều tác dụng sinh học khác của các loài thuộc chi Stephania
Lour. đã và đang được nghiên cứu trên thế giới.
1.2. Thông tin về hai loài Bình vôi nghiên cứu
1.2.1. Thông tin về loài Stephania viridiflavens H.S. Lo & M. Yang
Đặc điểm thực vật và phân bố
Đặc điểm thực vật
Loài Stephania viridiflavens H.S. Lo & M. Yang thu hái ở Yên Bái [26] có các

đặc điểm đặc trưng của loài so với các loài thuộc chi Stephania Lour. bao gồm: Thân
mảnh, nhựa trong. Cành non màu xanh lá, cành già màu xanh đậm, hóa gỗ. Toàn cây
không lông. Mép lá nguyên hoặc có gợn sóng nông bất qui tắc, hai mặt lá không lông,
cuống lá gần bằng hoặc dài hơn phiến lá.
Cụm hoa đực mọc xim tán kép, cuống cụm hoa dài 6-10 cm. Cuống hoa đực dài
1-2mm. Hoa nhỏ, đường kính 2 mm. Đài 6, rời hoặc dính nhau rất ít ở cuống. Bộ nhị có
chỉ nhị hàn liền thành hình trụ, hạt phấn rất nhiều, hình cầu, trắng.

8


Cụm hoa cái dạng xim tán kép, số lượng hoa lớn hơn và dài hơn so với hoa đực,
cuống cụm hoa 6-9 cm. Cuống hoa cái dài 2mm. Hoa nhỏ, đường kính 1,5-2 mm. Bao
hoa gồm 2 vòng. Tràng rời, mép quăn và hơi cụp vào phía trong. Bầu trên, lệch, 0,5mm
x 0,7 mm, một ô, bên trong mang một noãn đính mép. Vòi nhụy 5, rất ngắn.
Hạt hình móng ngựa, kích thước dài 5 – 8 mm, rộng 4 – 5mm, lưng dày 2mm; lưng
hạt có ba hàng gai, các gai tù ở đỉnh cách đều nhau một khoảng 0,5 mm, hạt có một lỗ
nhỏ hình trái xoan, hạt có nội nhũ đảo.
Phân bố
Loài S. viridiflavens phân bố chủ yếu ở phía Tây Trung Quốc [65], còn ở Việt Nam
đã được tìm thấy ở Sơn La [12], Yên Bái [26].
Thành phần hóa học của loài Stephania viridiflavens H.S Lo & M. Yang
Hoạt chất phân lập quan trọng nhất từ loài S. viridiflavens được tổng hợp theo
Bảng 1.2:
Bảng 1.2. Một số acaloid đã được phân lập trong S. viridiflavens
Chất phân lập

Alcaloid

TLTK


Jatrorrhizin
Protoberberin

Palmatin

[12], [16]

L – tetrahydropalmatin
Corydin
Aporphin

Isocorydin

[65]

Methyllaurotetanin
Proaporphin

Stepharin

[28]

Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Xuân Giang, trong rễ củ của loài S. viridiflavens
chứa nhiều L –hydropalmatin và lá nguyên liệu chủ yếu để chiết suất rotundin [12]. Gần
đây tại Việt Nam, Tác giả Nguyễn Quốc Huy và nhóm nghiên cứu của mình đã phân lập
thêm 3 alcaloid mới từ củ của S.venosa thu hái tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là roemerin,
thaicanin, stepharin [25].
Tác dụng sinh học của loài Stephania viridiflavens H.S. Lo & M. Yang
Hiện nay có rất ít tài liệu công bố về tác dụng sinh học của loài S. viridiflavens. Ở

Trung Quốc, các bộ phận của cây thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian
9


chữa đau dây thần kinh và các rối loạn ở ruột [65]. Ở Việt Nam, đặc biệt vùng Sơn La,
rễ củ to của loài này thường được sử dụng theo kinh nghiệm để điều trị đau dây thần
kinh, đau răng, viêm dạ dày, ruột, viêm họng, viêm đường hô hấp trên, trị nhọt độc và
các vết thương do các tác động cơ giới [8].
1.2.2. Thông tin về loài Stephania venosa Bl. Spreng
Đặc điểm thực vật và phân bố
Đặc điểm thực vật
Cây dây leo có củ, mủ đỏ. Rễ củ to trồi lên mặt đất, đường kính có thể lên tới 40
cm. Thân màu rơm hơi đỏ, không lông, nhẵn, lúc khô màu lục. Lá mọc cách, phiến lá
hình trứng rộng tam giác, gốc lá lõm hình tim, ngọn lá nhọn hay tù, mép lá nguyên hoặc
hơi chia thùy [23]. Phát hoa ở nách lá, mang vài tán dày. Hoa đực: đài 6, cánh hoa 3.
Hoa cái có cuống, đài 1, màu cam; cánh hoa 2 [14]. Quả hạch hình gần trứng, dẹp nhỏ.
Hạt hình trứng bầu, dẹt, dọc chiều lưng bụng có 4 hàng gai, mỗi hàng có 12-20 gai nhỏ
[17], [23].
Phân bố
S. venosa phân bố chủ yếu ở các nước châu Á: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,
Malaysia, Indoneisa, Philippin [43], [44], [55]. Ở Việt Nam, S. venosa phân bố tập trung
tại khu vực các tỉnh phía Nam. Chưa có ghi nhận nào về loài S. venosa được tìm thấy ở
phía Bắc Việt Nam [14], [23].
Thành phần hóa học của loài Stephania venosa BL. Spreng
Hoạt chất được quan tâm trong loài Stephania venosa (Bl.) Spreng. là các alcaloid.
Đến nay đã phân lập và xác định từ loài này chính xác được 30 alcaloid, thuộc 3 nhóm
(Bảng 1.3):
- Aporphin (17 chất),
- Proaporphin (11 chất),
- Protoberberin (2 chất).


10


Bảng 1.3. Một số alcaloid đã được phân lập trong S. venosa
Nhóm

STT
Hoạt chất phân lập
TLTK
1
(-)-O-Acetyl sukho diamin
[77]
2
Ayuthioninin
[38]
3
Crebanin
[38]
4
Dehydrocrebanin
[38]
5
Dicentrin
[50]
6
4-α-Hydroxyushinsunin
[50],[33]
7
Kamalin

[38]
8
Nantenin (domestin)
[33]
Aporphin
9
Oxocrebanin
[51]
10
Oxostephanin
[50]
11
Oxostephanosin
[38], [77]
12
Roemerin
[33]
13
Sukhodiamin-β-N-Oxid
[33]
14
Thailandin
[38],[50],[28]
15
Ushinsunin-β-N-Oxid
[33]
16
Uthongin
[50],[28]
17

O-methylbulbocapnin
[69]
18
(±) N carboxamido stephanin
[33]
19
11,12-Dihydrostepharin
[38],[33]
20
Glaziovin
[38]
21
N-methyltetrahydropalmatin
[69]
22
O-Methylstepharinosin
[33]
Proaporphin
23
Stepharin
[33]
24
Stepharanin
[56]
25
Cyclanolin
[56]
26
N-methyl stepholidin
[56]

27
Stepholidin
[56]
28
Corydalmin
[56]
29
L- tetrahydropalaatin
[28]
Protoberberin
30
Palmatin
[58]
Trong số trên chỉ có 4 hoạt chất được phân lập được từ loài S. venosa tại Việt Nam
là: Ayuthioninin, Thailandin, L-tetrahydropalmatin, Uthongin [16].
Tác dụng sinh học của loài Stephania venosa Bl. Spreng
 Tác dụng chống viêm
Dịch chiết của S. venosa dùng đường uống trên chuột với liều 250 mg/kg, cho tác
dụng chống viêm trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenan, tại thời điểm 1
giờ (với phần trăm ức chế viêm là 74,3%), không thể hiện tác dụng tại các thời điểm còn
lại [80].

11


Crebanin là một hoạt chất phân lập từ củ của S. venosa có tác dụng ức chế viêm
do lipopolysaccharid gây ra, cơ chế phân tử là ức chế các yếu tố gây viêm, làm giảm sự
sản xuất các cytokin khởi phát quá trình viêm như interleukin-6 và yếu tố hoại tử alpha
khối u gây ra bởi tế bào Raw 264.7. Hơn nữa, crebanin ức chế lipopolysaccharid gây ra
cảm ứng oxit nitric và prostaglandin E2 và giảm sự biểu hiện của oxit nitric cảm ứng

lên hai enzym synthase và cyclooxygenase-2. Crebanin còn ức chế phosphoryl
lipopolysaccharid gây ra các protein viêm và protein kinase mitogen-activated, bao gồm
cả ngoại bào tín hiệu điều tiết các kinase [57].
 Tác dụng chống oxy hóa
Dịch chiết ethanol từ củ của S. venosa có tác dụng chống oxy hóa với EC50 là 4,98
mg/ml trên thử nghiệm dọn gốc tự do DPPH [80], dịch chiết methanol từ củ loài này
cũng có tác dụng chống oxy hóa qua thử nghiệm dọn gốc tự do DPPH và FRAP (khả
năng chống oxi hóa liên quán đến sắt) [81].
 Tác dụng giảm lo âu
Cho chuột sử dụng dịch chiết ethanol toàn phần của S. venosa theo đường uống
với liều khác nhau, từ 5, 10 và 20 mg/kg cân nặng mỗi ngày một lần trong thời gian 2
tuần. Chỉ có liều 20 mg/kg cân nặng cho tác dụng giải lo âu và không có tác dụng chống
trầm cảm [86].
 Tác dụng ức chế sự phát triển và gây độc tế bào
Dịch chiết nước từ củ của S. venosa có hoạt tính gây độc tế bào, cảm ứng chu trình
chết cả hai tế bào lympho bình thường và tế bào lympho thu được từ các bệnh nhân ung
thư cổ tử cung, chống sự tăng sinh, xâm lấn, di căn tế bào ung thư. Hiệu quả nhất trong
khi kết hợp 0,5 Gy60Co tia gamma với 300 µg/ml S.venosa. IC50 của dịch chiết nước từ
củ S.venosa được xác định bằng cách cho tiếp xúc giữa 4x105 lympho (từ máu người
khỏe mạnh được nuôi cấy trong môi trường RPMI) với các nồng độ khác nhau của
S.venosa trong 48 giờ, thuốc nhuộm xanh Trypan được dùng để phát hiện các hoạt động
gây độc tế bào. Sự thay đổi pH và các dấu hiệu gây độc tế bào của S.venosa đã được
nghiên cứu trong thời gian 12 tuần. IC50 của dịch chiết nước tại 300 µg/ml được chọn để
kiểm tra về hoạt tính cảm ứng chu trình chết, cả trong tế bào lympho người bình thường
và tế bào lympho của bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Hoạt tính cảm ứng chu trình chết
đã được phát hiện ở 48 giờ sau khi tiếp xúc luôn với terminal transferase
deoxynucleotidyl [60], [78].
12



Dịch chiết nước từ S.venosa có hoạt tính gây độc tế bào PBMCs với IC50 là 300
µg/ml [59], [79], [78] ,[84]. Ngoài ra dịch chiết nước Stephania venosa (Bl.) Spreng có
hoạt tính chống tăng sinh tế bào trên mô hình khảo nghiệm 3 H-thymidine để đánh giá
sự phát triển của tế bào ung thư, với IC50 của dịch chiết là 40 µg/ml [84].
Dịch chiết cồn 95° từ củ 6 năm tuổi của loài S. venosa không có tác dụng gây
hướng hoạt tính estrogen, nhưng lại có dấu hiệu gây độc trên chuột đã cắt buồng trứng.
Vì vậy, sử dụng dược liệu này để điều trị chống ung thư buồng trứng ta cần phải được
đánh giá lại hoặc sử dụng một cách thận trọng [49].
 Tác dụng khác
Dịch chiết methanol từ củ Stephania venosa (Blume) Spreng. có tác dụng chống
kết tập tiểu cầu với IC50 55,9 µg/ml trong thử nghiệm xác định hoạt động ức chế kết tập
tiểu cầu gây ra bởi adenosin diphosphat (ADP) [81].
Dịch chiết ethanol chiết từ củ của S. venosa cho hoạt động ức chế rõ rệt trên
Artemia sp. với LC50 của 260,26 µg/ml. Liều gây độc/liều gây chết đối với vi khuẩn của
dịch chiết là 750 mg/kg. Thí nghiệm với phương pháp pha loãng trong môi trường thạch
cho thấy rằng dịch chiết có hoạt tính ức chế sự phát triển vi khuẩn khác nhau, với nồng
độ ức chế tối thiểu (MIC) giữa 5-30 mg/ml [80]. Ngoài ra dịch chiết ethanol và n-hexan
của củ Stephania venosa (Blume) Spreng còn cho hoạt tính kháng khuẩn in vitro đối với
vi khuẩn Bacillus cereus, Escherichia coli và Staphylococcus aureus (phương pháp
khuếch tán đĩa). Kết quả thử nghiệm cho thấy phân đoạn chiết xuất ethanol của S. venosa
cho tác dụng ức chế mạnh đối với các chủng vi khuẩn thử nghiệm, giá trị MIC cho B.
cereus, E. coli và S. aureus lần lượt là 0,078; 0,625 và 0,078 mg/ml. Trong khi phân
đoạn n-hexan cho tác dụng ức chế kém hơn với cả 3 chủng vi khuẩn, nhất là với E. coli
(giá trị MIC lần lượt là 2,5; lớn hơn 5,0 và 2,5 mg/ml) [93].
Dịch chiết ethanol từ củ Stephania venosa (Blume) Spreng. có tác dụng ức chế
nấm tyrosinase với IC50 1,74 mg/ml trong thử nghiệm với phương pháp Dopachrome
[80].

13



CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu và hóa chất, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
 Dược liệu nghiên cứu
Nguyên liệu nghiên cứu là củ của hai loài Bình vôi đã được tác giả Nguyễn Quốc
Huy và cộng sự xác định tên khoa học trong khi đi thực địa tại Yên Bái và Vũng Tàu
[17], [26].

Hình 2.1. Mẫu củ S.viridiflavens

Hình 2.2. Mẫu củ S.venosa

- Củ của loài Stephania viridiflavens (BV1) thu hái tại tỉnh Yên Bái năm 2018.
Tiêu bản mẫu cây được lưu giữ tại Phòng tiêu bản Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật
- Viện Hàn lâm khoa học và CN Việt Nam với mã số ‘‘Tiêu bản số HV – Thủy 2’’.
- Củ của loài Stephania venosa (BV2) thu hái tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm
2018. Tiêu bản mẫu cây được lưu giữ tại Phòng tiêu bản, Bộ môn Thực vật, Trường Đại
học Dược Hà Nội mã số tiêu bản là: ‘‘HNIP/18073/14’’.
 Mẫu cao thử BV1 và BV2
Củ của hai mẫu nghiên cứu được cắt nhỏ, sấy khô ở nhiệt độ 55oC đến hàm ẩm
dưới 10%, sau đó xay thành bột thô, xác định hàm ẩm bột. Tiến hành chiết xuất bằng
phương pháp chiết ngấm kiệt, dung môi ethanol 70% (ngâm trương nở 24 giờ, tốc độ
chảy 1ml/phút, thể tích dung môi ước tính: khối lượng dược liệu là 20:1). Gộp dịch chiết
ethanol, sau đó cô thu hồi dung môi bằng dụng cụ cất quay đến cao 1:1. Cao 1:1 sau đó
được đem cô trên nồi cách thủy với mức công suất 800W, đến khi thể chất cao đặc, xác
định khối lượng cao thu được. Thông tin về mẫu cao được trình bày trong Bảng 2.1

14



Bảng 2.1. Thông tin cao đặc
Liều quy
đổi sang
chuột
nhắt

Liều quy
đổi sang
chuột
cống

Loài

Hàm
ẩm

Lượng dược liệu
trong 1 g cao

Liều dùng trên
người quy đổi
theo cao

Stephania
viridiflavens

10,2%

5,55 g dược liệu

khô tuyệt đối

2,16 g
cao/ngày/người
50 kg

520 mg/kg

300 mg/kg

Stephania
venosa

9,8%

4,56 g dược liệu
khô tuyệt đối

2,42 g
cao/ngày/người
50kg

580 mg/kg

340 mg/kg

 Mẫu chế phẩm thử BV1 và BV2
Cao đặc được hòa tan trong DMSO theo tỷ lệ 1g cao/1,5 ml DMSO (sau khi pha
chế phẩm thử %DMSO pha loãng từ 2,15% đến 8% tt/tt tùy vào nồng độ liều của chế
phẩm), siêu âm ở 30°C trong 20 phút cho tan hoàn toàn. Sau đó phân tán thành hỗn dịch

trong NaCMC 0,8% ra các liều thích hợp. Chế phẩm thử sau pha chế được bảo quản
trong tủ lạnh 8°C. Cho động vật uống hỗn dịch chế phẩm thử qua kim đầu tù với các
liều thử nghiệm đã được thiết kế.
2.2. Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, cân nặng 20  2g, đạt tiêu chuẩn thí
nghiệm, do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp.
Chuột cống trắng chủng Wistar giống đực, khỏe mạnh, cân nặng 120  20g, đạt
tiêu chuẩn thí nghiệm, do trung tâm huấn luyện Học Viện Quân Y cung cấp.
Động vật thí nghiệm được nuôi dưỡng ổn định ở điều kiện phòng thí nghiệm bằng
thức ăn tiêu chuẩn do Viện Vệ sinh Dịch tễ cung cấp, uống nước tự do tại phòng nuôi
động vật thí nghiệm của bộ môn Dược lực, trường Đại học Dược Hà Nội.
2.2.1. Hóa chất và thiết bị, dụng cụ thí nghiệm
Hóa chất
-

Indomethacin chất chuẩn, đạt tiêu chuẩn phân tích do Viện Kiểm Nghiệm Thuốc
Trung Ương cung cấp.

-

Acid acetic (Merck).

-

Prednisolon dạng viên nén 5mg sản xuất bởi công ty cổ phần NAHAPHARM.
Số đăng kí VD-16472-12, hạn sử dụng 04/05/2022.
15


-


Carrageenan (Sigma Aldrich).

-

Dung môi pha mẫu cao toàn phần dược liệu : Dimethyl sulfoxid do công ty Kanto
Chemical Nhật Bản sản xuất, Cat.no 10378 – 01, Lot No 701B1131.
Dụng cụ và thiết bị dùng trong nghiên cứu

-

Cân phân tích AY 220 (SHIMADZU).

-

Cân kĩ thuật GM 312 (Sartorius).

-

Máy siêu âm (Power sonic 405).

-

Máy đo đau dùng mâm nóng Hot plate LE 7406 (Panlab).

-

Đo độ phù chân chuột bằng máy Plethysmometer LE 7500 (Letica Scientific
Instruments).


-

Đồng hồ bấm giây (Nhật Bản).

2.3. Nội dung nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu gồm 3 nội dung:
Nội dung 1: Đánh giá tác dụng giảm đau của hai loài Bình vôi nghiên cứu BV1 và
BV2 trên mô hình thực nghiệm:
-

Đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi trên mô hình gây đau quặn bằng acid
acetic.

-

Đánh giá tác dụng giảm đau trung ương trên mô hình đo đau mâm nóng.

Nội dung 2: Đánh giá tác dụng chống viêm của hai loài Bình vôi nghiên cứu BV1
và BV2 trên mô hình thực nghiệm:
-

Đánh giá tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bằng
carrageenan.

-

Đánh giá tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt.

Nội dung 3: Đánh giá độc tính cấp của hai loài Bình vôi nghiên cứu BV1 và BV2.
Sơ đồ nghiên cứu như sau:


16


Hình 2.3. Sơ đồ thiết kế nội dung nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp đánh giá tác dụng giảm đau
Để đánh giá tác dụng giảm đau của mẫu thử, nhóm nghiên cứu tiến hành thực
nghiệm trên đối tượng chuột nhắt trắng với các liều thiết kế như sau: BV1 ba mức liều
260 mg/kg, 520 mg/kg, 1040 mg/kg và BV2 ba mức liều 290 mg/kg, 580 mg/kg, 1160
mg/kg.
Đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi
Đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi trên mô hình gây quặn đau bằng acid acetic
(phương pháp Koster) [40]:
 Thiết kế thí nghiệm
Chuột nhắt trắng đực được chia ngẫu nhiên thành 8 lô, mỗi lô 10 con:
-

Lô 1 (lô chứng): uống dung môi pha mẫu chế phẩm thử (NaCMC 0,8%) liều
0,1ml/10g chuột.

-

Lô 2 (lô chứng dương): uống indomethacin liều 10 mg/kg chuột.

-

Lô 3: uống chế phẩm thử BV1 liều 260 mg/kg.

-


Lô 4: uống chế phẩm thử BV1 liều 520 mg/kg.
17


×