Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm và độc tính của chế phẩm tecan trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.79 KB, 51 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THANH HOÀI
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU,
CHỐNG VIÊM VÀ ĐỘC TÍNH CỦA
CHẾ PHẨM TECAN TRÊN
THỰC NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI - 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THANH HOÀI
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU,
CHỐNG VIÊM VÀ ĐỘC TÍNH CỦA
CHẾ PHẨM TECAN TRÊN
THỰC NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
Ts. Đỗ Thị Nguyệt Quế
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược lực - trường Đại học
Dược Hà Nội
HÀ NỘI – 2013
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, thời điểm hoàn thành khóa luận cũng là lúc tôi xin
phép được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình đến những người đã hướng dẫn,
dìu dắt và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trước hết, tôi xin được thể hiện lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới Ts.
Đỗ Thị Nguyệt Quế, giảng viên bộ môn Dược lực. Cô vừa là người chỉ bảo dạy dỗ
cho tôi kiến thức trong học tập, vừa sửa chữa cho tôi những sai sót, khuyết điểm của
bản thân và cho tôi những lời khuyên quý giá trong cuộc sống thực tế, giúp tôi đủ tự


tin để bước tiếp trên con đường phía trước. Một lần nữa, tôi xin dành cho người
thầy kính yêu sự biết ơn chân thành nhất của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Thu Hằng đã giúp đỡ và cho tôi
rất nhiều lời khuyên quý giá trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị kĩ thuật viên tại bộ môn Dược lực đã
tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tiến hành các thử nghiệm
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Dược lực đã
truyền thụ cho tôi những kiến thức bổ ích thông qua các bài giảng, tạo những điều
kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu tại bộ môn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo và các thầy cô giáo
trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi suốt 5
năm học tập.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự yêu thương và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bè
bạn, những người luôn ở bên chăm sóc, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt những
năm tháng cuộc đời.
Hà nội, ngày 21 tháng 05 năm 2013
Sinh viên,
Nguyễn Thị Thanh Hoài
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Chương 1: TỔNG QUAN
3
1.1
Tổng quan về viêm

3
1.1.1
Khái niệm viêm
3
1.1.2
Nguyên nhân gây viêm
3
1.1.3
Phân loại viêm
4
1.1.4
Sinh lý, cơ chế quá trình viêm
4
1.1.5
Các thuốc chống viêm
7
1.1.6
Các mô hình nghiên cứu tác dụng chống viêm của thuốc
9
1.2
Tổng quan về đau
11
1.2.1
Định nghĩa
11
1.2.2
Cơ chế của đau
11
1.2.3
Nguyên nhân gây đau

12
1.2.4
Phân loại đau
12
1.2.5
Thuốc giảm đau
14
1.2.6
Một số mô hình nghiên cứu tác dụng giảm đau của thuốc
14
1.3
Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
14
1.3.1
Nguồn gốc và đặc điểm của tectoridin
14
1.3.4
Một số nghiên cứu về tác dụng sinh học của tectoridin và một số dịch
chiết từ xạ can
15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
18
2.1
Đối tượng nghiên cứu
18
2.1.1
Động vật nghiên cứu
18
2.1.2
Dụng cụ, hóa chất nghiên cứu

18
2.2
Phương pháp nghiên cứu
19
2.2.1
Phương pháp đánh giá tác dụng giảm đau
19
2.2.2
Phương pháp đánh giá tác dụng chống viêm cấp
20
2.2.3
Phương pháp đánh giá độc tính cấp tính
21
2.2.4
Phương pháp đánh giá độc tính bán trường diễn
22
2.3
Phương pháp xử lý số liệu
24
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
25
3.1
Kết quả nghiên cứu
25
3.1.1
Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau
25
3.1.2
Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm
26

3.1.3
Kết quả đánh giá độc tính cấp tính
27
3.2.4
Kết quả đánh giá độc tính bán trường diễn
28
3.2
Bàn luận
34
3.2.1
Bàn luận về tác dụng giảm đau của Tecan
34
3.2.2
Bàn luận về tác dụng chống viêm của Tecan
35
3.2.3
Bàn về độc tính của Tecan
36
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
40
4.1
Kết luận
40
4.1.1
Về tác dụng giảm đau
40
4.1.2
Về tác dụng chống viêm cấp tính
40
4.1.3

Về độc tính cấp tính
40
4.1.4
Về độc tính bán trường diễn
40
4.2
Kiến nghị
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
41
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADN
Acid deoxyribo Nucleic
NSAIDs
Non steroidal anti-
inflammatory drugs
TNFα
Tumor necrosis factor alpha
PAF
Platelet Activating Factor
UV
Ultra violet radiation
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
TT
Tên bảng/hình vẽ
Trang
1
Bảng 3.1. Số cơn đau quặn của chuột tại các thời điểm.
25
2

Bảng 3.2. Tỉ lệ phù chân chuột tại các thời điểm.
26
3
Bảng 3.3. Cân nặng của động vật thí nghiệm.
28
4
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Tecan trên các thông số huyết học
HC, Hb và HCT của chuột thực nghiệm.
29
5
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Tecan trên số lượng tiểu cầu và số
lượng bạch cầu của chuột thực nghiệm.
30
6
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Tecan trên công thức bạch cầu.
31
7
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của tectoridin đến hoạt độ SGPT, SGOT
31
8
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của Tecan đến nồng độ cholesterol toàn
phần và protein toàn phần.
32
9
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Tecan đến thông số creatinin huyết
thanh của chuột thực nghiệm.
33
10
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của tectoridin.
15

11
Hình 3.1. Sự thủy phân tectoridin thành tectorigenin dưới tác
động của acid HCl và vi khuẩn Bacteriodes spercoris trong
đường ruột của người.
34
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm là quá trình bệnh lý phổ biến, có nhiều yếu tố cụ thể có thể gây
viêm, bất cứ cơ quan nào và mô nào cũng có thể bị viêm. Viêm vừa là một phản
ứng bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố gây bệnh, vừa là phản ứng bệnh lý. Quá
trình viêm gây ra tổn thương, hoại tử, rối loạn chức năng cơ quan… Phản ứng
viêm vì thế gây nhiều ảnh hưởng đến cơ thể. Viêm nặng và cấp tính gây đau
đớn, khiến bệnh nhân giảm ngon miệng, mất ngủ và ảnh hường xấu đến toàn
trạng. Vậy nên, bên cạnh việc điều trị nguyên nhân gây viêm, cần phải điều trị
làm giảm các triệu chứng viêm nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhân [8].
Hai nhóm thuốc kháng viêm chính hiện nay đang được sử dụng nhiều là
thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc chống viêm steroid
(glucocorticoid). Cả hai nhóm thuốc này đều có những tác dụng phụ thường
gặp như gây loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa… Sự ra đời của các
NSAID ức chế đặc hiệu cyclooxygenase-2 tưởng như là một giải pháp mới
trong điều trị viêm nhưng sau đó lần lượt rofecoxib, valdecoxib bị cấm lưu
hành do gây tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch [2]. Vì vậy việc tìm kiếm những
loại thuốc giảm đau, chống viêm mới hiệu quả và an toàn hơn vẫn là vấn đề của
Y học hiện nay. Bên cạnh việc phát minh những thuốc tân dược mới, tìm kiếm
thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên dựa trên kinh nghiệm điều trị của Y học cổ
truyền cũng luôn được các nhà khoa học đào sâu nghiên cứu. Flavonoid là hợp
chất tự nhiên đã được biết đến với các tác dụng dược lý đáng chú ý như tác
dụng chống khối u, tác dụng chống xơ vữa động mạch, chống viêm, chống dị
ứng, chống oxy hóa…[5] Thân rễ loài Xạ can (Belamcanda chinensis Lem.) chứa

nhiều loại isoflavonoid như irigenin, tectoridin, tectorigenin, belamcanidin,
methylirisolidon, iristectoriginin A [12]. Trong đó tecroridin phân lập từ dịch
chiết thân rễ Xạ can đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm in vitro do
ức chế tổng hợp chất hóa học trung gian gây viêm prostaglandin E
2
[31]. Tuy
nhiên chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào đánh giá tác dụng chống viêm
2
của tectoridin cũng như về tác dụng giảm đau và độc tính của tectoridin ở in
vivo. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với những mục tiêu sau:
- Đánh giá tác dụng chống viêm của Tecan trên mô hình gây viêm bàn
chân chuột bằng carageenin.
- Đánh giá tác dụng giảm đau của Tecan trên mô hình gây đau quặn
Kostler.
- Đánh giá độc tính cấp tính và độc tính bán trường diễn của Tecan trên
thực nghiệm.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM
1.1.1. Khái niệm viêm
Viêm là một phản ứng không đặc hiệu của mô do bị các yếu tố hóa học,
vật lý hay sinh học tấn công [8]. Biểu hiện bên ngoài của viêm ở da và niêm
mạc đã được Celcus mô tả từ cách đây 2000 năm với 4 dấu hiệu điển hình gồm:
Sưng, nóng, đỏ và đau [28]. Viêm vừa là một phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại
yếu tố gây bệnh vừa là phản ứng bệnh lý vì quá trình viêm gây ra tổn thương,
hoại tử, rối loạn chức năng cơ quan…Phản ứng viêm có thể xuất hiện với nhiều
mức độ khác nhau thậm chí rất nặng nề và nguy hiểm đến tính mạng [8].
1.1.2. Nguyên nhân gây viêm
Có thể xếp nguyên nhân gây viêm thành 2 nhóm lớn là nguyên nhân ngoại
sinh và nguyên nhân nội sinh [8]:

1.1.2.1.Nguyên nhân ngoại sinh
Các nguyên nhân ngoại sinh gây viêm thường gặp như:
- Tác nhân cơ học: Từ xây sát nhẹ tới chấn thương nặng đều có thể gây
phá hủy tế bào và mô, làm giải phóng ra những chất gây viêm nội sinh.
- Tác nhân vật lý: Nhiệt độ quá cao hay quá thấp làm thoái hóa protid tế
bào gây tổn thương enzym. Tia xạ (UV, tia X) do tạo ra các gốc oxy tự do gây
phá hủy một số enzym oxy hóa đều dẫn đến phản ứng viêm. Ngoài ra tia xạ còn
gây tổn thương ADN của tế bào.
- Tác nhân hóa học: Các acid mạnh, kiềm mạnh và các chất hóa học khác
như thuốc trừ sâu, các độc tố… gây hủy hoại tế bào hoặc phong bế các hệ
enzym trong cơ thể.
- Tác nhân sinh học: Là nguyên nhân phổ biến nhất, gồm virus, vi khuẩn,
ký sinh trùng đơn bào, đa bào hay nấm…
1.1.2.2.Nguyên nhân nội sinh
Thiếu oxy tại chỗ, hoại tử mô, xuất huyết, rối loạn thần kinh dinh dưỡng
(tắc mạch) là các nguyên nhân gây viêm thường gặp. Ngoài ra, viêm có thể do
4
phản ứng kết hợp giữa kháng nguyên – kháng thể (như khi viêm cầu thận, viêm
trong hiện tượng Arthus).
1.1.3. Phân loại viêm
Có nhiều cách phân loại viêm như [8]:
- Theo nguyên nhân gồm viêm nhiễm khuẩn và viêm vô khuẩn.
- Theo vị trí viêm gồm viêm nông, viêm sâu (bên ngoài và bên trong).
- Theo dịch rỉ viêm gồm viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ…tùy
theo dịch viêm.
- Theo diễn biến gồm viêm cấp và viêm mạn.
- Theo tính chất viêm gồm viêm đặc hiệu và không đặc hiệu. Viêm đặc
hiệu do hậu quả xấu của phản ứng miễn dịch; còn lại là viêm không đặc hiệu.
Hai loại này chỉ khác nhau về cơ chế viêm mà không khác về bản chất.
1.1.4. Sinh lý, cơ chế quá trình viêm

1.1.4.1.Giai đoạn viêm cấp tính
Viêm cấp: Khi thời gian diễn biến viêm ngắn (vài phút – vài ngày) và có
các đặc điểm như tiết dịch, dịch tiết chứa nhiều protein huyết tương và nhiều
bạch cầu đa nhân trung tính. Trong giai đoạn cấp tính của viêm, có ba biến đổi
chủ yếu là: Rối loạn tuần hoàn, rối loạn chuyển hóa, tổn thương mô và tăng
sinh tế bào. Trên thực tế, ba quá trình này đan xen và liên quan chặt chẽ đến
nhau [8].
 Sự rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm [8]:
Rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm thường xảy ra sớm, ngay khi yếu tố gây
viêm tác động lên cơ thể. Theo Conheim, có thể quan sát thấy 4 hiện tượng của
rối loạn tuần hoàn gồm: Rối loạn vận mạch, tạo dịch rỉ viêm, bạch cầu xuyên
mạch và hiện tượng thực bào.
Rối loạn vận mạch: Ngay khi yếu tố viêm tác động, tại ổ viêm lần lượt có
các hiện tượng sau:
Hiện tượng co mạch: Xảy ra rất sớm và rất ngắn. Co mạch có tính phản xạ,
do thần kinh co mạch hưng phấn làm các tiểu động mạch co lại.
5
Hiện tượng sung huyết động mạch: Xảy ra ngay sau hiện tượng co mạch,
đầu tiên do cơ chế thần kinh và sau đó được duy trì và phát triển bằng cơ chế
thể dịch. Cơ chế thể dịch chính là sự giải phóng các enzym từ lysosom của tế
bào chết, các chất trung gian (như histamin, bradykinin, prostaglandin,
leucotrien…) từ tế bào mast và bạch cầu hay các sản phẩm từ hoạt động thực
bào của bạch cầu (như protease, ion H
+
, K
+
…), các cytokin, yếu tố hoại tử khối
u (TNFα), interleukin 1 (IL-1), yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF), đặc biệt là sự
có mặt của nitric oxyd (NO) do NO synthetase của các tế bào viêm bị hoạt hóa,
sinh ra. Ở giai đoạn này, động mạch vi tuần hoàn dãn rộng, tăng cả lưu lượng

lẫn áp lực máu đến ổ viêm. Ổ viêm được tưới một lượng máu lớn giàu oxy phù
hợp với yêu cầu năng lượng của các tế bào thực bào và sự chuyển hóa ái khí
của chúng. Nhờ sung huyết động mạch, bạch cầu được cung cấp oxy và glucose
để tạo ra năng lượng dùng cho quá trình thoát mạch, di chuyển và thực bào, do
vậy làm nhiệt độ tại ổ viêm tăng lên. Các tác nhân gây dãn mạch (histamin,
bradykinin, prostaglandin…) tích lại làm tăng tính thấm thành mạch và gây
thoát dịch ra ngoài lòng mạch [8].
Histamin là chất hóa học trung gian được tìm thấy đầu tiên liên quan đến
quá trình viêm. Mặc dù có một số thuốc ức chết cạnh trạnh với histamin (đối
vận H
1
histamin receptor) có tác dụng trong viêm nhẹ ở giai đoạn đầu.
Bradykinin và 5-hydroxytryptamin (serotonin, 5-HT) cũng có vai trò trong
viêm, nhưng chất đối kháng của chúng chỉ có đáp ứng trong một số viêm nhất
định. Leucotrien (LT) tham gia giai đoạn tiền viêm, các chất đối kháng LT-
receptor được dùng để điều trị hen. Tổng hợp prostanoid tăng rõ rệt trong viêm.
Prostaglandin E
2
(PGE
2
) và prostacyclin (PGI
2
) là những prostanoid chính liên
quan đến phản ứng viêm, có tác dụng tăng lưu lượng máu ở tổ chức tổn thương,
tăng tính thấm thành mạch và tăng bạch cầu đến tổ chức tổn thương [14].
Hiện tượng sung huyết tĩnh mạch: Khi đã dọn sạch về cơ bản các tế bào
chết, các yếu tố gây viêm (đối tượng thực bào), quá trình thực bào bắt đầu
yếu đi, sung huyết động mạch giảm dần và chuyển sang sung huyết tĩnh mạch.
6
Biểu hiện bên ngoài ổ viêm thay đổi: Bớt nóng, phù chủ yếu do tăng tính thấm

nên độ căng giảm, giảm cảm giác đau, chuyển sang đau âm ỉ do các chất hóa
học trung gian và ion K
+
, H
+
tích lại. Vai trò sinh lý của sung huyết tĩnh mạch
là dọn sạch ổ viêm, chuẩn bị cho quá trình sửa chữa và cô lập ổ viêm, ngăn cản
sự lan rộng của tác nhân gây bệnh [8].
Hiện tượng ứ máu: Xảy ra sau sung huyết tĩnh mạch, nguyên nhân do thần
kinh vận mạch của huyết quản bị tê liệt và tác dụng của các chất giãn mạch như
NO, đồng thời các chất hóa học trung gian như: Histamin, prostaglandin,
leucotrien… làm tăng tính thấm thành mạch gây thoát huyết tương ra khỏi
mạch máu đến mức máu đặc quánh. Những nguyên nhân khác gây nên hiện
tượng này có thể kể đến như bạch cầu bám vào thành mạch cản trở lưu thông
dòng máu, tế bào nội mạc mạch máu hoạt hóa và phì đại cản trở sự vận chuyển
máu, nước tràn vào mô kẽ gây phù và chèn ép thành mạch, sự hình thành huyết
khối gây tắc mạch. Hiện tượng ứ máu có vai trò cô lập ổ viêm, làm yếu tố gây
bệnh không thể lan rộng, đồng thời tăng cường quá trình sửa chữa [8].
Hình thành dịch viêm: Dịch viêm là các sản phẩm xuất tiết tại ổ viêm.
Dịch rỉ viêm xuất hiện ngay từ khi sung huyết động mạch. Dịch viêm hình
thành do 3 yếu tố chính là: Do tăng áp lực thủy tĩnh trong các mạch máu tại ổ
viêm, do tác động của các chất trung gian hóa học làm tăng tính thấm thành
mạch, giãn các khe giữa các tế bào nội mô thành mạch gây thoát protein và yếu
tố cuối cùng là do tăng áp lực thẩm thấu trong ổ viêm, hậu quả của sự tích lại
các ion và các chất phân tử nhỏ như K
+
, H
+
… [8].
Bạch cầu xuyên mạch: Khi tính thấm thành mạch tăng, có sự thoát mạch,

máu chảy chậm, lúc đó bạch cầu rời khỏi dòng trục, xuyên mạch và di chuyển
đến ổ viêm [8].
Bạch cầu thực bào: Sau khi tập chung đến ổ viêm, bạch cầu sẽ tiếp cận với
đối tượng thực bào, bắt giữ và tiêu hóa đối tượng. Đối tượng bị thực bào gồm
các vi sinh vật và các mảnh tế bào bị phân hủy tại ổ viêm. Hiện tượng thực bào
có vai trò dọn sạch ổ viêm, tạo điều kiện cho quá trình hồi phục [8].
7
 Rối loạn chuyển hóa trong ổ viêm
Viêm gây rối loạn chuyển hóa glucid, tạo ra nhiều acid lactic. Acid lactic
tích lại trong ổ viêm, làm pH giảm dần từ rìa vào trong trung tâm ổ viêm. Viêm
nặng có thể gây nhiễm toan toàn cơ thể. Rối loạn glucid muộn gây tăng chuyển
hóa yếm khí rối loạn chuyển hóa lipid và protid [8].
 Tổn thương mô
Thường có hai loại tổn thương: Tổn thương tiên phát do nguyên nhân gây
viêm tạo ra và tổn thương thứ phát do các rối loạn tại ổ viêm tạo nên [8].
 Tăng sinh tế bào và quá trình làm lành vết thương
Viêm bắt đầu bằng tổn thương và kết thúc bằng quá trình tái tạo. Mô xơ và
các mạch máu mới là cơ sở hình thành sẹo thay thế cho mô tổn thương, làm
lành vết thương [8].
1.1.4.2.Giai đoạn viêm mạn tính
Viêm mạn diễn biến từ vài ngày đến hàng tháng thậm chí đến hàng năm.
Về mô học có sự xâm nhập của lympho bào và đại thực bào, mức tổn thương
ngang bằng với mức độ sửa chữa tổn thương.
Giai đoạn mạn tính của phản ứng viêm gồm phản ứng tế bào phát triển
chậm và sự hình thành mô tạo keo. Sự di cư tế bào nguồn gốc từ máu hoặc từ
trung mô vẫn tiếp diễn ở ổ viêm rất lâu sau sự can thiệp của yếu tố tấn công. Ổ
viêm có thể diễn tiến tới chỗ làm mủ hoặc hoại tử. Sự tăng sinh nguyên bào sợi
và tân tạo mao mạch tạo thành u hạt. U hạt khi tiến triển, mất các thành phần tế
bào và các mao mạch đồng thời mô tạo keo xuất hiện dần dần [13].
1.1.5. Các thuốc chống viêm

Hiện nay thuốc chống viêm gồm có 2 nhóm: thuốc chống viêm không
steroid (các NSAID) và thuốc chống viêm steroid (các glucocorticoid).
1.1.5.1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
 Cơ chế chống viêm: Các thuốc chống viêm không steroid đều ức chế
enzym cyclooxygenase (COX), ngăn cản tổng hợp prostaglandin là chất trung
gian hóa học gây viêm, do đó làm giảm quá trình viêm. Ngoài ra NSAIDs còn
8
đối kháng với hệ enzym phân hủy protein, ngăn cản quá trình biến đổi làm bền
vững màng lysosom và đối kháng tác dụng của các chất trung gian hóa học như
bradykinin, histamin, serotonin, ức chế hóa ứng động bạch cầu, ức chế sự di
chuyển của bạch cầu tới ổ viêm [4][14].
Một số thuốc thuộc nhóm NSAID như: Aspirin, indomethacin, meloxicam,
peroxicam, diclofenac, celecoxib, ibuprofen, nimesulid… Ngoài tác dụng
chống viêm các NSAID còn có tác dụng hạ sốt và giảm đau [4][14].
 Chỉ định chung: Các dạng viêm cấp và mạn (viêm khớp dạng thấp,
viêm thấp khớp cấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gout…) [4].
 Tác dụng không mong muốn: Chủ yếu liên quan đến ức chế tổng hợp
prostaglandin [4]. Trên tiêu hóa gây kích ứng, đau thượng vị, nặng hơn có thể
loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa… Trên máu gây kéo dài thời gian chảy
máu do ức chế kết tập tiểu cầu, giảm tiểu cầu và giảm prothrombin, hậu quả
gây kéo dài thời gian đông máu, mất máu không nhìn thấy qua phân, tăng nguy
cơ chảy máu. Trên thận, giảm sức lọc cầu thận, ứ nước, tăng kali máu, viêm
thận kẽ… Trên hô hấp gây cơn hen giả.
Các tác dụng không mong muốn khác: Mẫn cảm, gây độc với gan, dị tật ở
thai nhi nếu dùng thuốc trong ba tháng đầu của thai kì…
1.1.5.2. Thuốc chống viêm steroid (glucocorticoid)
Glucocorticoid bao gồm glucocorticoid tự nhiên do vùng bó vỏ thượng
thận sản xuất ra (hydrocortison và cortison) và glucocorticoid tổng hợp như
predinisolon, methyprednisolon, triamcinolon, dexamethason Ngoài ra
glucocorticoid còn có tác dụng ức chế miễn dịch, chống dị ứng, tác động trên

quá trình chuyển hóa glucid, protid, lipid, chuyến hóa muối nước [4].
 Cơ chế chống viêm: Glucocorticoid có tác dụng chống viêm là do ức
chế phospholipase A2 thông qua kích thích tổng hợp lipocortin, làm giảm tổng
hợp cả leucotrien và prostaglandin. Ngoài ra nó còn có tác dụng ức chế dòng
bạch cầu đơn nhân, đa nhân, lympho bào đi vào mô để gây khởi phát phản ứng
viêm. Thuốc có tác dụng chống viêm do mọi nguyên nhân [4].
9
 Chỉ định trong điều trị viêm: Điều trị viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm
da tiếp xúc, viêm cơ, khớp, viêm da…[4].
 Chống chỉ định: Loét dạ dày tá tràng, mẫn cảm với thuốc, nhiễm nấm,
virus, đang dùng vaccin sống [4].
 Tác dụng không mong muốn: Phù, tăng huyết áp do giữ natri và nước;
Loét dạ dày, tá tràng; Vết thương chậm lên sẹo, dễ nhiễm trùng; Tăng đường
huyết hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường; Nhược cơ, teo cơ, mỏi cơ;
Loãng xương, xốp xương, rối loạn phân bố mỡ, suy thượng thận cấp khi dùng
thuốc đột ngột…[4].
1.1.6. Các mô hình nghiên cứu tác dụng chống viêm của thuốc
Căn cứ vào các giai đoạn trong quá trình viêm, có thể chia các mô hình
thử nghiệm tác dụng chống viêm của một thuốc thành hai nhóm, bao gồm các
mô hình gây viêm cấp và bán cấp và các mô hình gây viêm mạn [29].
Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ tổng quan về các mô hình gây viêm
cấp và bán cấp.
Các mô hình gây viêm cấp và bán cấp
 Mô hình gây phù bàn chân chuột [13][22][28]:
Nguyên tắc tiến hành: Sau khi tiêm vào bàn chân sau của chuột các tác
nhân gây viêm như formaldehyd, dextrin, albumin trứng, kaolin, sulfat
polysaccharid (carrageenin, naphthoyheparamin…), các chất này sẽ kích hoạt
phản ứng viêm, gây giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch. Kết quả của quá
trình viêm này là hiện tượng phù bàn chân chuột. Các thuốc có tác dụng chống
viêm sẽ có khả năng ức chế hiện tượng phù.

Trong quá trình gây viêm bằng carragenin, mức độ viêm tối đa trong
khoảng thời gian 3-4 giờ, đối với aerosil và kaolin thời gian gây viêm có thể
kéo dài đến 24 giờ hay 2 ngày. Do đó cần lựa chọn tác nhân gây viêm phù hợp
với mục đích nghiên cứu, không chỉ theo tác dụng chống viêm mạnh hay yếu
mà còn phụ thuộc vào thời gian thuốc có tác dụng.
10
Các chỉ tiêu đánh giá: So sánh mức độ phù chân chuột ở cùng thời điểm
sau khi gây viêm giữa lô động vật được dùng mẫu thử và lô chứng để đánh giá
tác dụng chống viêm của mẫu thử.
Mô hình gây phù chân chuột bằng carragenin được sử dụng bởi nhiều nhà
nghiên cứu và được chứng minh phù hợp với mục đích sàng lọc đánh giá tác
dụng chống viêm của thuốc chống viêm không steroid, steroid, thuốc kháng
histamin, kháng serotonin.
Mô hình gây phù bàn chân chuột là mô hình đơn giản, dễ tiến hành viêm
cấp đáp ứng trong vài giờ, thời gian tiến hành ngắn.
 Mô hình gây ban đỏ bằng tia tử ngoại ở chuột lang [13][28]:
Nguyên tắc: Mô hình gây ban đỏ bằng tia tử ngoại được Wilhelmi mô tả
lần đầu tiên (1949), ông đã nhận thấy khả năng làm chậm sự phát triển của ban
đỏ do tia tử ngoại của phenylbutazon và các thuốc chống viêm không steroid.
Nồng độ prostaglandin E tăng lên trong suốt thời gian 24 giờ sau khi da chuột
tiếp xúc với tia cực tím bức xạ 280-320 nm. Ban đỏ là dấu hiệu đầu tiên của
viêm, khi phản ứng viêm chưa đi kèm với phù nề và tăng tiết dịch.
Chỉ tiêu đánh giá: Đánh giá mức độ viêm bằng cách đo diện tích ban đỏ.
Phạm vi áp dụng: Phương pháp này có thể áp dụng để nghiên cứu tác
dụng của thuốc chống viêm steroid.
 Mô hình gây phù tai chuột bằng oxazolon [22][28]:
Nguyên tắc: Mô hình gây phù tai chuột bằng oxazolon được mô tả đầu tiên
bởi Evans và cộng sự (1971) là mô hình dựa trên phản ứng quá mẫn muộn của
cơ thể gây ra bởi oxazolon. Kết quả của sự phơi nhiễm với oxazolon là làm vỡ
màng tế bào mast, giải phóng ra các chất trung gian gây phù.

Đánh giá: Tính tỉ lệ % tặng khối lượng của tai phải so với tai trái rồi tính
giá trị trung bình tỉ lệ % tăng khối lượng tai chuột trong mỗi lô. Sau đó tính tỉ
lệ phần trăm ức chế phù của lô thử so với lô chứng.
11
Phạm vi áp dụng: Mô hình này cho phép đánh giá khả năng chống viêm
tại chỗ của thuốc. Đây cũng là phương pháp phù hợp để đánh giá tác dụng
chống viêm của thuốc chống viêm steroid và không steroid.
Ưu điểm: Áp dụng cho cả thuốc chống viêm không steroid và steroid.
Nhược điểm: Quá trình tiến hành kéo dài, tốn nhiều thời gian.
 Mô hình đo mức độ thẩm thấu mạch máu [22][28]:
Nguyên tắc: Các chất trung gian hóa học gây viêm như là histamin,
prostaglandin và leucotrien được giải phóng sau khi tế bào bạch cầu mast bị
kích thích gây giãn các tiểu động mạch, làm tăng tính thấm mạch máu. Kết quả
là dịch và protein huyết tương thoát ra gây phù. Những tác động này bị ức chế
bởi những thuốc kháng histamin, thuốc ức chế sự chuyển hóa của acid
arachidonic và thuốc ức chế thụ thể của leucotrien.
Đánh giá: Đánh giá tác dụng chống tăng tính thấm của thuốc thông qua
nồng độ chất nhuộm xanh Evans khi tiêm dưới da.
Phạm vi áp dụng: Thử nghiệm này được dùng để đánh giá tác dụng của
các thuốc chống lại sự thẩm thấu mạch máu gây ra bởi các chất gây viêm.
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐAU
1.2.1. Định nghĩa:
Đau là cảm giác cục bộ có thể từ hơi khó chịu đến dữ dội không chịu nổi.
Đau là do sự kích thích vào đầu dây thần kinh cảm giác đau, thường sau chấn
thương hoặc bệnh [9].Đau là cơ chế tự vệ của cơ thể chống lại những kích thích
có hại, cũng có khi là triệu chứng báo trước của một bệnh nào đó. Tuy nhiên,
có những trường hợp đau chỉ do xúc cảm, tự kỉ ám thị của bệnh nhân [9].
1.2.2. Cơ chế của đau
Trên da có nhiều đầu tận cùng dây thần kinh biệt hóa (các thụ thể). Kích
thích vào những thụ thể này sẽ dẫn đến việc truyền các tín hiệu đau đến não.

Các thụ thể có độ nhậy cảm khác nhau, một số chỉ phản ứng khi bị kích thích
mạnh như cắt, nhiệt nóng trên da, những loại khác phản ứng với những kích
thích vừa phải như lực đè của vật rắn, kéo dãn hoặc nhiệt chưa đủ để gây bỏng.
12
Cũng có thụ thể đau tại các cấu trúc khác ngoài da, bao gồm các mạch máu và
gân. Phần lớn các cơ quan nội tạng có ít thụ thể [9].
1.2.3. Nguyên nhân gây đau
Tác nhân gây đau rất đa dạng: hóa học, vật lý, cơ học… Các tác nhân này
kích thích vào ngọn sợi cảm giác và truyền xung động về trung ương, báo cho
cơ thể biết mỗi nguy hiểm để rời bỏ nguyên nhân gây đau. Tại các mô bị tổn
thương, các chất trung gian hóa học (bradykinin, kinin, prostaglandin,
serotonin…) tiết ra lại góp phần làm tăng cảm giác đau., tăng tốc độ dẫn truyền
cảm giác đau và làm đau nặng thêm [2].
1.2.4. Phân loại đau
 Đau thực thể:
Kích thích gây cảm giác đau thường rõ ràng. Đau thường khu trú rõ, có thể
qui chiếu được đau nội tạng. Cảm giác đau giảm nếu dùng thuốc chống viêm
hoặc thuốc giảm đau gây ngủ [7].
 Đau do bệnh thần kinh:
Không có một kích thích rõ ràng nào gây đau cả. Đau thường không khu
trú rõ rệt. Cảm giác đau thất thường. Dùng thuốc giảm đau gây ngủ chỉ giảm
đau một phần [7].
1.2.5. Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm hoặc mất cảm giác đau mà không
tác dụng lên nguyên nhân gây đau, không làm mất cảm giác khác và không làm
mất ý thức Các thuốc giảm đau được phân biệt với thuốc gây tê, là chất ngăn
cản sự dẫn truyền kích thích có hại từ điểm áp dụng đến hệ thần kinh trung
ương. Các thuốc giảm đau được chia làm 2 loại: Thuốc giảm đau trung ương
(thuốc giảm đau gây ngủ) và thuốc giảm đau ngoại vi (không gây ngủ). Ngoài
ra còn có thêm nhóm thuốc hỗ trợ trong điều trị đau [13].

1.2.5.1. Thuốc giảm đau trung ương
• Cơ chế giảm đau: Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng giảm đau do ức
chế trung tâm đau ở não và ngăn cản dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên
13
não. Tác dụng giảm đau thường kèm tác dụng gây ngủ và gây nghiện [3]. Nhóm
này được phân làm 2 nhóm theo mức độ giảm đau [2]:
- Loại giảm đau mạnh: Morphin, meperidin, fentanyl, methadon…
- Loại giảm đau trung bình: Codein, tramadol, propoxyphen…
• Chỉ định trong điều trị đau: Các trường hợp đau nặng như gẫy xương
đùi, đau sau mổ, cơn nhồi máu cơ tim, ung thư giai đoạn cuối… [3]
• Tác dụng không mong muốn: Gây táo bón, buồn nôn và nôn, ức chế hô
hấp, gây nghiện, hội chứng kích thích, tụt huyết áp… [3]
1.2.5.2. Thuốc giảm đau ngoại vi
Một số thuốc thuộc nhóm giảm đau ngoại vi như: Aspirin, diclofenac,
indomethacin, ibuprofen, naproxen…[2]
• Cơ chế giảm đau của các NSAID: Các thuốc giảm đau ngoại vi ức chế
COX do đó ức chế sự tổng hợp prostaglandin, chất trung gian hóa học khởi
phát nhiều quá trình sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Prostaglandin sẽ khơi mào
cho việc tạo ra các chất trung gian hóa học khác như serotonin, bradikinin,
histamin… ở ngọn sợi cảm giác (ngoại vi) nên các thuốc nhóm này được xếp
vào nhóm giảm đau ngoại vi [2].
Thuốc giảm đau ngoại vi bao gồm: thuốc giảm đau - hạ sốt - chống viêm
và paracetamol.
• Chỉ định trong điều trị đau: Đau ở mức độ nhẹ và vừa: đau đầu, đau
bụng kinh, đau khớp… [4].
• Tác dụng không mong muốn: Loét dạ dày, suy thận, chảy máu…một số
thuốc như aspirin gây mẫn cảm (phù Quinck, ban da) [2].
1.2.5.3. Thuốc hỗ trợ điều trị đau
Thuốc chống động kinh (carbamazeplin, phenytoin…), thuốc an thần
(diazepam, clonazepam…), thuốc giãn cơ (dantrolen, baclifen…), corticoid,

thuốc chống trầm cảm (amitripty, imipramin,…) thuốc chống loạn nhịp… được
sử dụng để tăng tác dụng giảm đau trong nhiều trường hợp đau mạn tính, đau
do thần kinh [2].
14
1.2.6. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng giảm đau của thuốc
 Thử nghiệm trên sự đau quặn gây bởi hóa chất [13][22][28]:
Nguyên tắc: Koster và cộng sự đã sử dụng tác nhân gây đau là acid acetic
1%. Acid acetic kích thích giải phóng các chất trung gian như bradykinin,
prostaglandin và các cytokin như IL, TNF… gây cơn đau do viêm. Nếu thuốc
có tác dụng giảm đau thì số lượng cơn đau quặn sẽ giảm.
Phạm vi áp dụng: Thử nghiệm gây đau quặn là thử nghiệm thường dùng
nhất để khảo sát tác dụng của các thuốc giảm đau không gây ngủ.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ áp dụng.
Nhược điểm: Việc đếm số cơn đau quặn phụ thuộc vào người quan sát.
 Thử nghiệm mâm nóng [13]:
Nguyên tắc: Đặt chuột lên máy đo phản xạ bằng bản nhiệt có nhiệt độ ổn
định là 55±1 độ C. Dùng đồng hồ bấm giây xác định thời gian phản ứng đau
của từng con (là khoảng thời gian tính từ lúc đặt chuột lên máy đến khi chuột
có phản ứng liếm chân sau hoặc nhảy lên cao để tìm cách trốn khỏi tấm kim
loại nóng). Nếu thuốc thử nghiệm có tác dụng giảm đau thì chuột sẽ không có
hoặc chậm xuất hiện các phản xạ trên.
Đánh giá: Xác định thời gian phản ứng đau trung bình của động thí
nghiệm. So sánh kết quả giữa lô thử và lô chứng.
Phạm vi áp dụng: thử nghiệm tác dụng của thuốc giảm đau trung ương.
Ưu điểm: tiến hành và quan sát dễ dàng. Sơ bộ sàng lọc được tác dụng
giảm đau trung ương của thuốc.
Nhược điểm: Không xác định được mức liều tối ưu.
1.3. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
1.4.1. Nguồn gốc và đặc điểm của tectoridin
Tecan là một flavonoid có chứa 95% tectoridin được chiết xuất từ thân rễ

Xạ can. Xạ can hay còn gọi là Rẻ quạt, tên khoa học Belamcanda chinensis
Lem., họ La dơn - Iridaceae. Xạ can là cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,50-1m.
Thân rễ mọc bò, phân nhánh nhiều. Thân ngắn bao bọc bởi những bẹ lá. Lá
15
hình dải, dài 30 cm, rộng 2 cm, gốc ốp lên nhau, đầu nhọn, gân song song, hai
mặt nhẵn, gần như cùng màu, toàn bộ các lá xếp thành mặt phẳng và xòe ra như
cái quạt. Cụm hoa phân nhánh, dài 30-40 cm, lá bắc dạng vảy; hoa có cuống
dài, xếp trên nhánh như những tán đơn, màu vàng cam điểm những đốm tía; dài
có răng nhỏ hình mũi mác; tràng có cánh rộng và dài hơn lá đài; nhị 3, dính ở
gốc cánh hoa, bầu 3 ô. Quả nang, hình trứng; hạt nhiều, màu đen bóng [11].
Từ thân rễ Xạ can đã chiết được belamcandin (C
24
H
24
O
12
) và tectoridin
(C
22
H
22
O
11
), và các glycosid khác như iridin (C
24
H
28
O
4
) và shekarin [5].

Tectoridin thủy phân bởi hệ vi khuẩn đường ruột sẽ cho glucose và
tectorigenin (tinh thể hình phiến, độ chảy 227-230 độ C) [5].
Tectoridin có trong thân rễ Xạ can với hàm lượng 1,5% [5].
Hình 1.2: Cấu trúc hóa học của tectoridin.
1.4.2. Một số nghiên cứu về tác dụng sinh học của tectoridin và một số dịch
chiết từ Xạ can
 Các nghiên cứu về tác dụng chống viêm:
Kết quả nghiên cứu của Hong J và cộng sự cho thấy tectoridin,
tectorigenin chiết từ rễ của loài Belamcanda chinensis và một số các chất chiết
xuất từ các loài thảo dược truyền thống khác như plantycodin, imperatorin… có
tác dụng ức chế sự cảm ứng COX-2, vì thế chúng có tác dụng ức chế sự tạo
thành prostaglandin E
2
(một chất trung gian hóa học liên quan đến hai quá trình
viêm và đau) trên đại thực bào chuột [19].
Một nghiên cứu khác của Yong Pil Kim và cộng sự cũng chỉ ra rằng cơ
chế chống viêm của tectoridin và tectorigenin là thông qua việc ức chế tổng
15
hình dải, dài 30 cm, rộng 2 cm, gốc ốp lên nhau, đầu nhọn, gân song song, hai
mặt nhẵn, gần như cùng màu, toàn bộ các lá xếp thành mặt phẳng và xòe ra như
cái quạt. Cụm hoa phân nhánh, dài 30-40 cm, lá bắc dạng vảy; hoa có cuống
dài, xếp trên nhánh như những tán đơn, màu vàng cam điểm những đốm tía; dài
có răng nhỏ hình mũi mác; tràng có cánh rộng và dài hơn lá đài; nhị 3, dính ở
gốc cánh hoa, bầu 3 ô. Quả nang, hình trứng; hạt nhiều, màu đen bóng [11].
Từ thân rễ Xạ can đã chiết được belamcandin (C
24
H
24
O
12

) và tectoridin
(C
22
H
22
O
11
), và các glycosid khác như iridin (C
24
H
28
O
4
) và shekarin [5].
Tectoridin thủy phân bởi hệ vi khuẩn đường ruột sẽ cho glucose và
tectorigenin (tinh thể hình phiến, độ chảy 227-230 độ C) [5].
Tectoridin có trong thân rễ Xạ can với hàm lượng 1,5% [5].
Hình 1.2: Cấu trúc hóa học của tectoridin.
1.4.2. Một số nghiên cứu về tác dụng sinh học của tectoridin và một số dịch
chiết từ Xạ can
 Các nghiên cứu về tác dụng chống viêm:
Kết quả nghiên cứu của Hong J và cộng sự cho thấy tectoridin,
tectorigenin chiết từ rễ của loài Belamcanda chinensis và một số các chất chiết
xuất từ các loài thảo dược truyền thống khác như plantycodin, imperatorin… có
tác dụng ức chế sự cảm ứng COX-2, vì thế chúng có tác dụng ức chế sự tạo
thành prostaglandin E
2
(một chất trung gian hóa học liên quan đến hai quá trình
viêm và đau) trên đại thực bào chuột [19].
Một nghiên cứu khác của Yong Pil Kim và cộng sự cũng chỉ ra rằng cơ

chế chống viêm của tectoridin và tectorigenin là thông qua việc ức chế tổng
15
hình dải, dài 30 cm, rộng 2 cm, gốc ốp lên nhau, đầu nhọn, gân song song, hai
mặt nhẵn, gần như cùng màu, toàn bộ các lá xếp thành mặt phẳng và xòe ra như
cái quạt. Cụm hoa phân nhánh, dài 30-40 cm, lá bắc dạng vảy; hoa có cuống
dài, xếp trên nhánh như những tán đơn, màu vàng cam điểm những đốm tía; dài
có răng nhỏ hình mũi mác; tràng có cánh rộng và dài hơn lá đài; nhị 3, dính ở
gốc cánh hoa, bầu 3 ô. Quả nang, hình trứng; hạt nhiều, màu đen bóng [11].
Từ thân rễ Xạ can đã chiết được belamcandin (C
24
H
24
O
12
) và tectoridin
(C
22
H
22
O
11
), và các glycosid khác như iridin (C
24
H
28
O
4
) và shekarin [5].
Tectoridin thủy phân bởi hệ vi khuẩn đường ruột sẽ cho glucose và
tectorigenin (tinh thể hình phiến, độ chảy 227-230 độ C) [5].

Tectoridin có trong thân rễ Xạ can với hàm lượng 1,5% [5].
Hình 1.2: Cấu trúc hóa học của tectoridin.
1.4.2. Một số nghiên cứu về tác dụng sinh học của tectoridin và một số dịch
chiết từ Xạ can
 Các nghiên cứu về tác dụng chống viêm:
Kết quả nghiên cứu của Hong J và cộng sự cho thấy tectoridin,
tectorigenin chiết từ rễ của loài Belamcanda chinensis và một số các chất chiết
xuất từ các loài thảo dược truyền thống khác như plantycodin, imperatorin… có
tác dụng ức chế sự cảm ứng COX-2, vì thế chúng có tác dụng ức chế sự tạo
thành prostaglandin E
2
(một chất trung gian hóa học liên quan đến hai quá trình
viêm và đau) trên đại thực bào chuột [19].
Một nghiên cứu khác của Yong Pil Kim và cộng sự cũng chỉ ra rằng cơ
chế chống viêm của tectoridin và tectorigenin là thông qua việc ức chế tổng
16
hợp PGE
2
tại tế bào viêm. Nghiên cứu cũng phát hiện cả 2 chất đều không ức
chế sự giải phóng acid arachidonic [31].
 Các nghiên cứu khác:
Yu Xionga và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của tectoridin
và cơ chế của nó. Trong nghiên cứu này tectoridin được chiết xuất từ hoa của
P. lobata (Willd.) Ohwi. Nghiên cứu được tiến hành trên chuột gây độc gan
bằng ethanol (với liều 5g/kg cân nặng/12h/1 lần), tổng cộng ba liều. 1h sau khi
động vật nghiên cứu nhận liều ethanol cuối cùng, cho chuột uống tectoridin
(25, 50 và 100mg/kg) năm lần trong ba ngày liên tiếp. Lấy máu và giết chuột
tại thời điểm 4h sau khi điều trị bằng tectoridin để làm giải phẫu gan. Kết quả
của nghiên cứu cho thấy điều trị bằng tectoridin làm giảm độc tính của ethanol
trên gan, cụ thể: Tectoridin ức chế tăng serum glutamo-oxalo transaminase

(SGOT) và serum glutamo-pyruvic transaminase (SGPT), triglycerid và ức chế
sự rối loạn chức năng ty thể ở gan. Hơn nữa, tectoridin cũng làm giảm mức độ
biểu hiện của PPARα và các gen mục tiêu, bao gồm cả acyl-CoA
dehydrogenase chuỗi trung bình (MCAD), acyl-CoA oxidase (ACO) và 4A
cytochrome P450 (CYP 4A) mRNA và gây giảm hoạt động của enzym này.
Điều đó chứng tỏ tectoridin có tác dụng bảo vệ gan, giảm nhiễm mỡ gan do
ethanol chủ yếu là thông qua việc gây gián đoạn con đường điều hòa PPARα và
cải thiện chức năng của ty lạp thể tại gan [32].
Sang Hoon Jung và cộng sự cũng đã tiến hành đánh giá tác dụng ức chế
tổn thương gan gây bởi carbon tetrachlorid (CCl
4
) của tectorigenin và tectoridin
phân lập từ thân rễ Belamcanda chinensis cả in vitro và in vivo. Tectorigenin và
tectoridin đều làm giảm đáng kể hoạt độ enzym transaminase huyết thanh của
chuột nhiễm độc CCI
4
. Cả hai hợp chất này cũng làm gia tăng mạnh mẽ các
enzym chống oxy hóa như hepatic-ytosolic superoxide dismutase (SOD),
catalase và glutathione peroxidase (GSH-px). Những kết quả này gợi ý rằng
tectorigenin và tectoridin phân lập từ thân rễ của B. chinensis không chỉ có tác
17
dụng chống oxy hóa mà còn có tác dụng bảo vệ gan chuột trong trường hợp bị
nhiễm độc bởi CCI
4
[26].
Nghiên cứu khác của Sang Hoon Jung và cộng sự về tác dụng chống tạo
mạch và chống khối u của tectoridin và tectorigenin cho thấy cả 2 chất đều có
tác dụng làm giảm quá trình tạo mạch và ức chế đáng kể sự tăng khối lượng
khối u trên chuột gây u bằng tế bào, tương ứng là 24.8% và 44.2% [27].
Ngoài ra, trên in vitro cao cồn thân rễ Xạ can có tác dụng ức chế các

chủng vi khuẩn: Streptococcus pneumonia, Streptococcus pneumonia, Bordetella
pertussis, Bacillus subtilis; và có tác dụng yếu đối với các chủng vi khuẩn:
Staphylococcus aureus, Shigella dysenteriae, Sh.shigae, Enterococcus. Lá Xạ
can không thể hiện tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn trên [12].
Theo tác giả Đỗ Tất Lợi, thân rễ Xạ can có tác dụng chống viêm trong mô
hình gây phù bàn chân bằng kaolin và gây u hạt thực nghiệm bằng amian ở
chuột cống trắng, và có độc tính thấp. Flavonoid toàn phần của Xạ can có tác
dụng ức chế yếu hoạt tính của men polypheniloxydase huyết thanh người. Hoạt
tính của men này trong huyết thanh người tăng rõ rệt trong các bệnh nhiễm
khuẩn, trong viêm cấp tính hoặc mạn tính [12].
18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Động vật nghiên cứu
Chuột nhắt trắng, chủng Swiss, khoẻ mạnh, cả hai giống, khối lượng trung
bình 18-20g (để nghiên cứu tác dụng giảm đau và độc tính cấp) do Viện Vệ
sinh dịch tễ trung ương cung cấp.
Chuột cống trắng cả hai giống, khoẻ mạnh, khối lượng 180 – 220g để
nghiên cứu tác dụng chống viêm và đánh giá độc tính bán trường diễn do Viện
quân Y cung cấp.
Động vật thí nghiệm sau khi mua về được nuôi ổn định 5 ngày trước khi
thí nghiệm, được ăn thức ăn chuẩn do Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội cung cấp,
uống nước tự do.
2.1.2. Dụng cụ, hóa chất nghiên cứu
 Thuốc và hóa chất nghiên cứu:
- Chế phẩm Tecan ở dạng bột khô màu vàng, hàm lượng tectoridin 95%,
chiết xuất từ thân rễ Xạ can do Ts. Lê Minh Hà, viện Hóa Học các hợp chất tự
nhiên cung cấp.
- Indomethacin bột tinh khiết, lọ 200 mg do Viện Kiểm Nghiệm – Bộ Y tế
cung cấp.

- Aspegic bột pha dung dịch uống, hàm lượng 100 mg/gói do Công ty
Sanofi Synthelabo cung cấp.
- Các hóa chất đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm như ether, NaCMC,
carrageenin, dung dịch acid acetic 1%.
 Máy móc, thiết bị, dụng cụ:
- Tủ lạnh, tủ sấy, tủ ấm Memmert.
- Cân phân tích Precisa XB 220A và cân kĩ thuật GM 312.
- Đồng hồ bấm giây.
- Bơm và kim tiêm đầu tù.

×