Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

NGUYỄN văn THIÊN KHẢO sát sử DỤNG ALBUMIN TRUYỀN TĨNH MẠCH tại BỆNH VIỆN đa KHOA QUỐC tế VINMEC TIMES CITY KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 71 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THIÊN

KHẢO SÁT SỬ DỤNG
ALBUMIN TRUYỀN TĨNH MẠCH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ
VINMEC TIMES CITY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THIÊN
MÃ SINH VIÊN: 1401579

KHẢO SÁT SỬ DỤNG
ALBUMIN TRUYỀN TĨNH MẠCH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ
VINMEC TIMES CITY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. Ths. Nguyễn Tứ Sơn
2. Ths. Dương Thanh Hải
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược lâm sàng
2. Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Ths.
Dương Thanh Hải – Dược sỹ lâm sàng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times
City và Ths. Nguyễn Tứ Sơn – Giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng Trường Đại học
Dược Hà Nội, những người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình làm khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Phan Quỳnh Lan – Trưởng khoa
Dược – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cùng toàn thể anh chị Dược sỹ
lâm sàng – Tổ Dược lâm sàng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã luôn
tạo điều kiện tốt nhất, chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị tại phòng Hồ sơ bệnh án, phòng Công
nghệ thông tin – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã nhiệt tình giúp đỡ,
tạo điều kiện để tôi có thể thực hiện được đề tài của mình.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm
sàng – Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và chỉ bảo tôi rất nhiều không chỉ trong
học tập mà còn cả các vấn đề trong cuộc sống.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân yêu
đã luôn động viên, giúp đỡ, chia sẻ với tôi mọi thăng trầm trong suốt quá trình học tập
và thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Văn Thiên



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................2
1.1. Tổng quan về albumin............................................................................................2
1.1.1. Cấu trúc phân tử, quá trình chuyển hóa và chức năng của albumin............2
1.1.2. Chế phẩm albumin người (human albumin) ..................................................5
1.2. Tổng kết một số hướng dẫn và nghiên cứu đánh giá sử dụng albumin ............9
1.2.1. Các hướng dẫn sử dụng albumin ....................................................................9
1.2.2. Các nghiên cứu đánh giá sử dụng albumin ..................................................10
1.3. Giới thiệu về Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City .........................................12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................13
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................13
2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................13
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................13
2.2.2. Xây dựng phiếu thu thập thông tin ................................................................13
2.2.3. Lấy mẫu ...........................................................................................................14
2.2.4. Thu thập thông tin ..........................................................................................14
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................................16
2.3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ...........................................................16
2.3.2. Đặc điểm sử dụng albumin ............................................................................16
2.4. Xử lý số liệu ...........................................................................................................16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................17
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................................17
3.2. Đặc điểm sử dụng albumin ..................................................................................18
3.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng albumin ở các khoa lâm sàng ..............................18
3.2.2. Nồng độ albumin máu trước khi truyền albumin .........................................18
3.2.3. Lí do chỉ định albumin ...................................................................................19
3.2.4. Đặc điểm lâm sàng của một số chỉ định albumin .........................................25
3.2.5. Tổng lượng albumin sử dụng và thời gian dùng ..........................................28
3.2.6. Tốc độ truyền và dung môi pha albumin .......................................................28



CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................30
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................................30
4.2. Đặc điểm sử dụng albumin ..................................................................................30
4.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng albumin ở các khoa lâm sàng ..............................30
4.2.2. Nồng độ albumin máu trước khi truyền albumin .........................................30
4.2.3. Lí do chỉ định albumin ...................................................................................30
4.2.4. Đặc điểm lâm sàng của một số chỉ định albumin .........................................31
4.2.5. Tổng lượng albumin sử dụng và thời gian dùng ..........................................41
4.2.6. Tốc độ truyền và dung môi pha albumin .......................................................41
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................44
PHỤ LỤC .....................................................................................................................48


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Tên viết tắt
ĐKQT
ARDS
ALI
FDA

UHC

Đa khoa Quốc tế
Acute/Adult Respiratory Distress Syndrome: Hội chứng suy hô

hấp cấp/suy hô hấp tiến triển ở người lớn
Acute Lung Injury: Tổn thương phổi cấp
Food and Drug Administration: Cục quản lí Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ
University Hospital Consortium: Hiệp hội Bệnh viện các Trường
Đại học ở Mỹ

NHS

National Health Service: Dịch vụ y tế quốc gia Anh

BMI

Body Mass Index: Chỉ số khối cơ thể

AASLD
BN

American Association for the Study of Liver Diseases: Hiệp hội
nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ
Bệnh nhân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các trường hợp dùng albumin để tăng thể tích huyết tương ..........................5
Bảng 1.2. Các trường hợp dùng albumin để tăng nồng độ albumin máu ........................6
Bảng 1.3. Các chỉ định lâm sàng của albumin ................................................................6
Bảng 3.1. Các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .....................................................17
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng albumin ở các khoa lâm sàng ...............................18
Bảng 3.3. Nồng độ albumin máu trước khi truyền albumin ..........................................18

Bảng 3.4. Tỷ lệ các lí do chỉ định albumin chung toàn bệnh viện ................................19
Bảng 3.5. Đặc điểm của bệnh nhân không phân loại được lí do chỉ định albumin .......21
Bảng 3.6. Tỷ lệ các lí do chỉ định albumin tại khoa ICU ..............................................22
Bảng 3.7. Tỷ lệ các lí do chỉ định albumin tại khoa Nội chung – Tim mạch ................23
Bảng 3.8. Tỷ lệ các lí do chỉ định albumin tại khoa Ngoại tổng hợp ............................24
Bảng 3.9. Đặc điểm lâm sàng của chỉ định giảm albumin máu ....................................25
Bảng 3.10. Đặc điểm lâm sàng của chỉ định can thiệp dinh dưỡng ..............................26
Bảng 3.11. Nồng độ albumin lúc bắt đầu sử dụng albumin do phẫu thuật ...................26
Bảng 3.12. Tổng lượng albumin sử dụng và thời gian dùng .........................................28
Bảng 3.13. Tốc độ truyền và dung môi pha albumin ....................................................28


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Quá trình tuần hoàn của albumin [21] .............................................................3
Hình 2.1. Chọn mẫu nghiên cứu khảo sát bệnh án ........................................................14
Hình 2.2. Quy trình xác định lí do chỉ định albumin .....................................................15


ĐẶT VẤN ĐỀ
Albumin là protein quan trọng nhất của huyết thanh tham gia vào 2 chức năng
chính là: duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương; liên kết và vận chuyển một số
chất nội sinh hoặc ngoại sinh như bilirubin, hormon steroid và thuốc có trong máu.
Albumin trong các chế phẩm thuốc được điều chế từ huyết tương, lấy từ máu của người
tình nguyện khỏe mạnh. Tác dụng điều trị của albumin có liên quan đến tác dụng trên
áp lực thẩm thấu keo huyết tương, do đó, albumin được sử dụng trong nhiều tình huống
lâm sàng khác nhau [3], [9].
Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, nhiều chỉ định albumin vẫn còn tranh cãi
do chưa đủ bằng chứng về lợi ích của thuốc [14], [17]. Một số bệnh viện và hiệp hội đã
phải xây dựng hướng dẫn riêng để thống nhất việc chỉ định sử dụng albumin [23], [30],
[38], [41], [42]. Bằng việc đánh giá sử dụng thuốc, tỷ lệ sử dụng albumin phù hợp với

hướng dẫn ghi nhận được trong các nghiên cứu khá dao động từ khoảng 13% [19] tới
trên 60% [39]. Các chỉ định albumin không phù hợp phổ biến như giảm albumin máu,
hỗ trợ dinh dưỡng, điều trị phù hay dẫn lưu dịch… [18], [39], [40]. Chi phí liên quan
đến các chỉ định không phù hợp của albumin có thể lên tới hàng trăm ngàn USD [15],
[18], [40].
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có hướng dẫn điều trị chuẩn về sử dụng albumin
quốc gia cũng như chưa có tổng kết nào về sử dụng albumin trên số lượng lớn bệnh
nhân. Tuy nhiên một số nghiên cứu trên cỡ mẫu nhỏ cũng chỉ ra tỷ lệ sử dụng albumin
không hợp lý ở mức cao. Việc dùng sai và chỉ định không hợp lý cũng gây tốn kém hàng
tỷ đồng mỗi năm [6], [7]. Việc sử dụng một thuốc có giá trị lớn nhưng có nhiều chỉ định
còn tranh cãi như albumin đang là câu hỏi được đặt ra ở nhiều bệnh viện.
Do đó, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Khảo sát sử dụng albumin truyền
tĩnh mạch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City” với mục tiêu: Khảo sát
các đặc điểm về chỉ định, cách dùng albumin truyền tĩnh mạch trên bệnh nhân nội trú
tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City. Kết quả của khảo sát sẽ góp phần vào việc
xây dựng “Hướng dẫn sử dụng albumin truyền tĩnh mạch” tại bệnh viện nhằm mục
tiêu sử dụng thuốc hợp lí, an toàn và hiệu quả.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về albumin
1.1.1. Cấu trúc phân tử, quá trình chuyển hóa và chức năng của albumin
1.1.1.1. Cấu trúc phân tử
Albumin chiếm hơn một nửa lượng protein toàn phần trong huyết thanh và là
thành phần chủ yếu trong các dịch ngoài lòng mạch như dịch não tủy, nước tiểu, nước
ối, dịch kẽ. Albumin có cấu trúc hình cầu với trọng lượng phân tử khoảng 66,3 kDa,
được tạo bởi một chuỗi polypeptid gồm 585 acid amin (580 acid amin [8]). Phân tử
albumin có 17 cầu nối S-S nội phân tử và chỉ có một nhóm -SH tự do ở vị trí acid amin

34. Đây là một trong số ít protein huyết thanh không gắn với carbonhydrat. Albumin rất
bền, có độ âm điện cao ở pH sinh lý và dễ tan trong nước [8], [17], [35].
1.1.1.2. Quá trình chuyển hóa
Albumin được tổng hợp bởi các tế bào nhu mô gan trừ ở giai đoạn đầu của quá
trình bào thai thì được tổng hợp bởi noãn hoàng. Ở người trưởng thành khỏe mạnh,
khoảng 10 – 15 g albumin (0,2 g/kg cân nặng [11]) được tổng hợp mỗi ngày bởi tế bào
gan. Albumin được tổng hợp chỉ khi tình trạng dinh dưỡng, hormon và môi trường thẩm
thấu phù hợp. Trong đó áp suất keo và áp suất thẩm thấu của dịch kẽ quanh tế bào gan
là tác nhân quan trọng nhất điều hòa sinh tổng hợp albumin. Các cytokin viêm (ví dụ:
interleukin 6, yếu tố hoại tử khối u TNF-α) làm giảm sinh tổng hợp albumin. Tốc độ
tổng hợp albumin có thể giảm khi thiếu hụt amino acid nhưng hiếm khi quan sát được
trên lâm sàng, ngoại trừ tình trạng suy dinh dưỡng nặng. Việc bổ sung amino acid để
làm tăng tổng hợp albumin là chưa rõ ràng [8], [17], [21], [35].
Sau khi được tổng hợp, một lượng nhỏ albumin được lưu trữ ở gan (< 2 g), phần
lớn được giải phóng vào khoang nội mạch. Khoảng 30 – 40% lượng albumin của toàn
cơ thể nằm ở khoang nội mạch, trên 60% nằm ở khoang ngoài lòng mạch. Albumin từ
khoang nội mạch có thể qua thành mao mạch vào khoảng kẽ và trở về máu thông qua
hệ bạch huyết (hình 1.1). Sự di chuyển của albumin qua thành mao mạch được gọi là
tốc độ thoát mạch, khoảng 5% mỗi giờ. Tốc độ thoát mạch có thể tăng trong rất nhiều
trường hợp như: tăng huyết áp, suy tim sung huyết, tập thể dục, đái tháo đường, nhiễm
trùng, nhiễm khuẩn huyết và sốc, suy giáp, phẫu thuật lớn và chấn thương, quá tải dịch,
2


hóa trị, viêm ống dẫn tinh/viêm cầu thận, bắc cầu tuần hoàn tim phổi, thiếu máu cục
bộ/tái tưới máu, bỏng… [3], [11], [17], [21], [35].

Hình 1.1. Quá trình tuần hoàn của albumin [21]
Albumin được giáng hóa ở rất nhiều mô nhưng chủ yếu là cơ, gan và thận (40 –
60%) với tỷ lệ khoảng 14 g/ngày ở người trưởng thành khỏe mạnh 70 kg, hoặc 4% lượng

protein toàn phần của cơ thể. Nồng độ albumin huyết tương, sự thiếu hụt protein và calo
ảnh hưởng đến tốc độ giáng hóa albumin. Albumin cũng bị mất vào đường tiêu hóa
(khoảng 1 g mỗi ngày) và một tỷ lệ rất nhỏ albumin (vài miligam) cũng bị mất vào nước
tiểu [17], [20], [31], [35].
Thời gian bán hủy của albumin huyết thanh theo Dược thư Quốc gia Việt Nam
là 15-20 ngày [3].
Nồng độ albumin máu ở người trưởng thành khỏe mạnh dao động từ 35 - 52 g/L.
Sự sinh tổng hợp, tốc độ giáng hóa và sự phân bố của albumin giữa khoang nội mạch và
ngoại mạch là các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ albumin máu. Tăng albumin máu là
trường hợp hiếm trong khi giảm albumin máu là dấu hiệu đặc trưng của rất nhiều bệnh
lý khác nhau như các bệnh về gan, ung thư và nhiễm trùng huyết nặng [8], [17], [35].

3


1.1.1.3. Chức năng của albumin
Chức năng chính của albumin là duy trì áp suất keo trong và ngoài lòng mạch và
liên kết vận chuyển một số chất nội sinh và ngoại sinh như bilirubin, hormon steroid và
các thuốc có trong máu.
Tác dụng điều trị của albumin có liên quan đến tác dụng trên áp lực thẩm thấu
keo huyết tương. Trong trường hợp nồng độ albumin huyết thanh bình thường (40-50
g/L), albumin có thể đảm nhiệm tới 60-80% áp lực thẩm thấu keo đó. Albumin có khả
năng liên kết với nước cao (khoảng 18 ml/g). Truyền 1 gam albumin vào máu có thể
làm tăng thể tích huyết tương tuần hoàn lên khoảng 18 ml. Khi dùng đường tĩnh mạch
ở bệnh nhân được tiếp nước đầy đủ, mỗi thể tích albumin 20% hoặc 25% kéo theo tương
ứng khoảng 2,5 hoặc 3 thể tích dịch vào tuần hoàn, trong vòng 15 phút và làm tăng nhẹ
nồng độ protein huyết tương. Lượng dịch thêm này làm giảm hematocrit và độ nhớt của
máu. Thời gian tác dụng của albumin phụ thuộc vào thể tích máu ban đầu của người
bệnh. Nếu lượng máu giảm thì thời gian làm tăng thể tích máu sẽ kéo dài trong nhiều
giờ, nếu lượng máu bình thường thì thời gian tác dụng sẽ ngắn hơn. Trong trường hợp

tính thấm mao mạch bình thường, thời gian albumin nằm ở khoang nội mạch là khoảng
4 giờ [3], [8], [9], [11], [17], [21], [35].
Do điện tích lớn, albumin có khả năng gắn nước, calci, natri và các nguyên tố vi
lượng. Albumin cũng là protein quan trọng tham gia vận chuyển acid béo, bilirubin,
hormon và các thuốc. Mặc dù chức năng vận chuyển của albumin quan trọng về sinh lý
và dược lý nhưng hiện tại không có liệu pháp nào ghi nhận việc sử dụng albumin để cải
thiện chức năng vận chuyển [3], [8], [9], [11], [17], [21], [35].
Ngoài ra, albumin còn có một số chức năng khác như: chống oxy hóa; hệ đệm
cân bằng acid - base; làm tăng tính thấm của màng; làm giảm đáp ứng viêm của tiểu cầu
và bạch cầu trung tính… [8], [11], [17], [21], [35].

4


1.1.2. Chế phẩm albumin người (human albumin)
1.1.2.1. Nguồn gốc, thành phần
Dung dịch albumin là dung dịch vô khuẩn được chiết xuất từ huyết tương của
người khỏe mạnh hiến tặng. Albumin lấy từ máu của người tình nguyện chứa 4, 5, 20
hay 25% albumin huyết thanh với hàm lượng Na+ từ 130 – 160 mmol/lít. Chế phẩm
chứa các protein hòa tan và các chất điện giải nhưng không có các yếu tố đông máu,
kháng thể nhóm máu hay cholinesterase huyết tương nên chúng cóus (không bao gồm dịch
truyền duy trì, dịch truyền
mang, vv). Không bao gồm
dịch truyền được cung cấp
trong phẫu thuật

Không có bằng chứng cho thấy hiệu quả
của albumin trong bỏng nặng và những lợi
ích về thời gian nằm viện và tỷ lệ tử vong
(khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng

trung bình)
Sử dụng albumin đẳng trương nên được
hạn chế trong những trường hợp nồng độ
albumin huyết thanh < 20 g/l sau 18h bị
thương (khuyến cáo yếu, mức độ bằng
chứng trung bình)
Bởi vì hầu hết nghiên cứu không cung cấp
bằng chứng cho thấy hiệu quả và lợi ích
của albumin đẳng trương trong thời gian
nằm viện và tỷ lệ tử vong khi sử dụng sớm
trong phẫu thuật tim với việc bắc cầu tuần
hoàn tim phổi, albumin nên được sử dụng
cẩn thận (khuyến cáo yếu, mức độ bằng
chứng rất yếu)


Sốc giảm
thể tích

Dịch tinh thể nên là lựa chọn ban Không được chỉ định (chỉ
đầu; dịch keo cũng phù hợp khi định không được phê duyệt)
kết hợp với dịch tinh thể. Không
có bằng chứng mạnh ủng hộ việc
dùng thường quy dịch keo, bao
gồm albumin.

Phục hồi thể tích
trong giảm thể tích
tuần hoàn hoặc cai
thở máy. KHÔNG

được
sử
dụng
thường xuyên: có
thể sử dụng ở BN
quá tải dịch.

Dịch tinh thể nên là lựa chọn đầu Không được chỉ định (chỉ
tay. Không có sự khác biệt giữa định không được phê duyệt)
dịch tinh thể và dịch keo trong
điều trị sốc nhiễm khuẩn.

KHÔNG được sử
dụng thường xuyên.
Có thể dùng ở bệnh
nhân sốc nhiễm
trùng khó điều trị,
đã được hồi sức
bằng dịch tinh thể
và đã dùng > 0,2
mcg/kg/phút
norepinephrine

Sốc nhiễm
khuẩn

Tăng
bilirubin ở
trẻ sơ sinh


Một chỉ định được FDA phê
duyệt cho albumin 25%. Theo
Micremedex, bằng chứng là
không thuyết phục. Không nên
dùng kết hợp với liệu pháp chiếu
đèn, không nên dùng trước khi
thay máu.

1. BN giảm thể tích tuần hoàn thứ phát do
chấn thương, phẫu thuật, vv khi đó dịch
truyền được coi là cần thiết để duy trì hoặc
mở rộng thể tích tuần hoàn, việc sử dụng
albumin không cải thiện tỷ lệ tử vong so
với dịch tinh thể (khuyến cáo mạnh, mức
độ bằng chứng mạnh).
2. Khi albumin được sử dụng để thay thế
thể tích trong giảm thế tích tuần hoàn thứ
phát do chấn thương, phẫu thuật... nó có
thể cải thiện tình trạng bệnh (khuyến cáo
yếu, mức độ bằng chứng yếu).
1. BN nhiễm trùng huyết nặng hoặc sốc
nhiễm trùng, việc sử dụng albumin không
liên quan đến việc cải thiện tỷ lệ tử vong
so với dịch tinh thể (khuyến cáo mạnh,
mức độ bằng chứng trung bình)
2. Điều trị ban đầu ở BN nhiễm trùng huyết
nặng, việc dùng albumin giúp ổn định
huyết động (khuyến cáo yếu, mức độ bằng
chứng yếu)



Hút dịch cổ trướng> 4 lít: Xem Hút > 4 L dịch cổ trướng
xét albumin để phòng ngừa các (hoặc bất kỳ lượng dịch nào
biến chứng. Có thể sử dụng 6 đến nếu creatinin > 130 μmol/L).
8 g albumin cho mỗi lít dịch cổ
trướng được loại bỏ.

Trường hợp Nên dùng cho tất cả
cổ trướng các lần dẫn lưu.
khó điều trị
bằng việc
hạn chế natri
(2g/ngày),
albumin
được
chỉ
định sau khi
chọc
hút
dịch.

Điều trị bằng albumin tĩnh mạch
cùng với kháng sinh làm giảm tỷ
lệ suy thận và tử vong so với điều
trị chỉ bằng kháng sinh. bệnh nhân
với: Số lượng bạch cầu trung tính
dịch cổ trướng ≥ 250 tế bào/mm3
(0,25x109/L); Lâm sàng nghi ngờ
SBP; Creatinine huyết thanh > 1
mg/dL; BUN > 30 mg/dL hoặc

bilirubin toàn phần > 4 mg/dL.
Một trong những tiêu chí trong
chẩn đoán HRS bao gồm không
cải thiện chức năng thận sau khi
ngưng thuốc lợi tiểu và bắt đầu

Dùng
albumin
trong SBP
làm giảm tỷ
lệ suy thận
và giảm tỷ lệ
tử vong.

Dẫn lưu
dịch cổ
trướng

NT màng
bụng tự
phát (SBP)

Chẩn đoán
hội chứng
gan thận
(HRS)

Được xác định là bệnh nhân
với dịch cổ trướng có số
lượng bạch cầu hạt ≥ 250 tế

bào/mm3 cộng với ít nhất
một trong các điều sau: 1.
creatinine huyết thanh > 130
μmol/L; 2. BUN > 30
mg/dL; 3. Bilirubin toàn
phần > 4 mg/dL.
Chẩn đoán nghi ngờ HRS:
Được xác định là rối loạn
chức năng thận cấp tính

1. BN cổ trướng thứ phát do xơ gan đang
dùng thuốc lợi tiểu, albumin làm giảm cổ
trướng, ngăn ngừa tái phát và cải thiện tỷ
lệ sống sau 1 thời gian dài dùng thuốc
(khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng
trung bình)
2. Khi ≤ 4 tới 5 lít dịch cổ trướng trong mỗi
lần dẫn lưu, albumin là không cần thiết vì
dẫn lưu gây ra rối loạn tuần hoàn có thể
được quản lý với dung dịch điện giải thay
thế. Khi 1 lượng lớn dịch cổ trướng bị lấy
đi, 1 dung dịch albumin ưu trương với mức
liều từ 8-10g trên lít dịch cổ trướng là hiệu
quả (khuyến cáo mạnh, mức độ bằng
chứng mạnh)
Tất cả BN dùng Nhiễm trùng màng bụng tự phát với suy
albumin kết hợp với giảm chức năng thận có lợi từ việc dùng
kháng sinh phù hợp albumin ưu trương ở mức liều 1.5 g/kg cân
nặng trong vòng 6h sau chẩn đoán, sau đó
là 1 g/kg cân nặng vào ngày thứ 3 của bệnh

(khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng
mạnh)


tăng thể tích với việc truyền
albumin 1g/kg (lên đến 100 g)
mỗi ngày trong 2 ngày liên tục
Điều trị HRS typ I: Việc truyền
Albumin cộng với việc sử dụng
các thuốc co mạch như octreotide
và midodrine nên được xem xét.

Hội chứng
gan thận
(HRS)

Bệnh thận
và hội
chứng thận


Sử dụng ngắn hạn albumin, kết
hợp với lợi tiểu ở BN phù cấp,
phù ngoại vi nặng hoặc phù phổi,
những người đã thất bại với lợi
tiểu. Đây là chỉ định được FDA
phê duyệt cho albumin 25% trong
các trường hợp cấp tính, nhưng nó

(creatinin huyết thanh > 130

μmol/L) khi có xơ gan.
Hội chứng Hepatorenal
(HRS), xác định: Được xác
định là: i. Creatinine huyết
thanh > 130 μmol/L khi có
xơ gan; ii. Không có sốc,
nhiễm khuẩn liên tục,
và/hoặc điều trị hiện tại với
các loại thuốc gây độc cho
thận; iii. Không có sự cải
thiện liên tục chức năng thận
sau khi ngưng thuốc lợi tiểu
và dùng thử albumin 1 g/kg;
iv. Không có protein niệu
(<500 mg/ngày) hoặc tiểu
máu (<50 tế bào hồng cầu
trên một vi trường); v.
Không có bằng chứng siêu
âm về bệnh lý thận tắc nghẽn
hoặc bệnh nhu mô thận.
Được phê duyệt khi khoa
thận tham gia hội chẩn trước
khi sử dụng. Có thể được sử
dụng trong hội chứng thận
hư nặng (ví dụ như có viêm
màng phổi hoặc phù phổi):
protein niệu > 3 g/ngày +

Dùng
Đủ điều kiện cấy

albumin và ghép gan kết hợp
thuốc
co với thuốc co mạch.
mạch

phương
pháp điều trị
hiệu quả ở
60% bệnh
nhân

HRS và có
liên
quan
đến cải thiện
sự sống còn.

Dùng albumin ưu trương và 1 thuốc co
mạch là hiệu quả trong việc cải thiện hội
chứng gan thận typ 1. Albumin nên được
dùng ở mức liều 1g/kg cân nặng vào ngày
1 và 20-40g/người vào những ngày sau đó,
phối hợp với terlipressin và các thuốc khác
(khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng
mạnh)

Hội chứng thận hư ở
trẻ em: Trẻ em có: a)
phù nề nghiêm
trọng; b) các triệu

chứng và dấu hiệu
của sự giảm thể tích
nội mạch bán cấp,

Trong hội chứng thận hư với phù kháng trị
hoặc phù phổi, albumin ưu trương chỉ cho
thấy hiệu quả ngắn hạn và không được
khuyến cáo ngoại trừ sử dụng trong trường
hợp cần thiết (khuyến cáo yếu, mức độ
bằng chứng rất yếu)


không có hiệu quả trong trường tăng cholesterol máu + giảm
hợp mạn.
albumin máu) và kháng
thuốc lợi tiểu quai.

ARDS/ALI

Thay thế
huyết tương

Kết hợp dịch keo (albumin 25% ) Không được chỉ định (chỉ
và lợi tiểu có thể được xem xét ở định không được phê duyệt)
những bệnh nhân ALI/ARDS
giảm áp lực keo. Là một chỉ định
được FDA phê duyệt cho albumin
25% ở người lớn.
Albumin dùng trong thay thế thể
tích lớn huyết tương là phù hợp.

Trao đổi thể tích lớn huyết tương
được định nghĩa là > 20 mL/kg
trong một phiên, hoặc > 20 ml/kg
trong các phiên lặp đi lặp lại. Các
dịch tinh thể hoặc phối hợp
albumin/tinh thể nên được xem
xét về chi phí-hiệu quả thay thế
cho việc trao đổi thể tích nhỏ hơn

Sử dụng albumin 5% như
protocol thay thế huyết
tương (dựa trên thể tích
huyết tương và nồng độ
fibrinogen huyết thanh)

bao gồm thiểu niệu,
tưới máu ngoại vi
kém, đau vùng
bụng, tăng creatinin
và hematocrit; Dưới
sự giám sát của bác
sĩ nhi khoa chuyên
ngành thận học.
Nên được sử dụng
cùng với frusemid
hoặc bất cứ cách
nào khác để kiểm
soát cân bằng dịch
như liệu pháp thay
thế thận.

Dịch thay Albumin 4,5% hoặc Liệu pháp thay thế huyết tương (PE) không
thế chuẩn 5% là dịch thay thế yêu cầu thay thế các yếu tố đông máu
cho
thay phổ biến.
1. PE sử dụng albumin đẳng trương hoặc
huyết tương
pha loãng dung dịch ưu trương như một
là albumin
chất lỏng thay thế (1 đến 1,5 lần thể tích
5% có hoặc
huyết tương cho mỗi phiên) được khuyến
không

cáo để điều trị các rối loạn thần kinh, chẳng
Gelofusine.
hạn CIDP và GBS (khuyến cáo mạnh, mức
độ bằng chứng mạnh)
2. PE sử dụng albumin đẳng trương hoặc
pha loãng dung dịch ưu trương như một
chất lỏng thay thế được khuyến cáo để loại
bỏ kháng thể anti A hoặc anti B trong cấy
ghép ABO không tương thích khi được sử


Thiếu lợi ích nếu hạ albumin máu Không được chỉ định (chỉ
là do sản xuất không đầy đủ, tăng định không được phê duyệt)
dị hóa hoặc protein niệu.
Giảm
albumin
máu nặng


Can thiệp
dinh dưỡng

Albumin không nên được sử
dụng. BN tiêu chảy do không
dung nạp thức ăn đường ruột có
thể được hưởng lợi từ việc dùng
albumin nếu đáp ứng tất cả các
điều kiện sau: 1. Tiêu chảy đáng
kể (> 2 lít/ngày); 2. Albumin
huyết thanh < 20 g/L; 3. Tiếp tục
tiêu chảy mặc dù thử dùng peptid
chuỗi ngắn và các công thức cơ

dụng kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch
(khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng
trung bình)
3. Về nguyên tắc, điều trị bằng thuốc được
sử dụng trong bệnh đa xơ cứng hoặc rối
loạn huyết học (ví dụ, đa u tủy hoặc
macroglobulinemia) và liệu pháp PE bị
hạn chế (khuyến cáo yếu, mức độ bằng
chứng yếu)
Sử dụng albumin không được khuyến cáo
ở BN huyết động ổn định có giảm albumin
trong suốt giai đoạn phẫu thuật (khuyến
cáo yếu, mức độ bằng chứng yếu)
BN có phù phổi kháng trị hoặc phù rõ rệt,
việc sử dụng albumin ưu trương được xem

xét chỉ trong các trường hợp albumin máu
giảm rõ rệt (khuyến cáo yếu, mức độ bằng
chứng trung bình)
1. Việc dùng albumin như 1 nguồn cung
cấp protein thì ít có giá trị trong việc cung
cấp dinh dưỡng và việc sử dụng sớm nuôi
dưỡng đường ruột hoặc đường tĩnh mạch
là hiệu quả trong giảm albumin máu
(khuyến cáo yếu, mức độ bằng chứng yếu)
2. Mặc dù nồng độ albumin huyết thanh là
yếu tố tiên lượng độc lập cho bệnh nhân
nằm viện, việc sử dụng albumin nên tránh
vì nó không có tác dụng tích cực trong tỷ
lệ biến chứng hoặc thời gian nằm viện và


Thiếu máu
cục bộ/xuất
huyết não

Khác

bản; 4. Các nguyên nhân tiêu chảy
đã được xem xét và loại trừ
BN ICU phẫu thuật thần kinh,
dịch tinh thể và dịch keo (chủ yếu
muối và albumin) có thể được sử
dụng để duy trì lưu lượng máu
bình thường hoặc thậm chí lưu
lượng máu cao. BN có hematocrit

cao lúc nhập viện nên dùng dịch
tinh thể để tăng thể tích tuần hoàn,
tạo ra tình trạng lưu lượng máu
cao và pha loãng máu (hematocrit
khoảng 30% để tối đa hóa tưới
máu não)
- Albumin thích hợp để tiền xử lý
trong ghép động mạch chủ
Dacron.
- Các chỉ định albumin không phù
hợp:
+ Tăng hiệu quả của thuốc
+ Viêm tụy không biến chứng
+ Chấn thương sọ não

tiên lượng (khuyến cáo yếu, mức độ bằng
chứng yếu).
Thiếu máu não cục bộ
Sử dụng albumin đẳng trương nên được
xem xét để duy trì thể tích máu trong các
trường hợp co thắt mạch não trong xuất
huyết dưới nhện khi mà không đáp ứng với
dịch tinh thể (khuyến cáo yếu, mức độ
bằng chứng yếu).

- Albumin không được chỉ
định trong:
+ Chấn thương sọ não
+ Chấn thương nặng
+ Hội chứng phúc mạc


Bằng chứng cho
thấy có hại cho bệnh
nhân: Chấn thương
sọ não

- Albumin đẳng trương có thể sử dụng:
+ Sốc thứ phát do giảm thể tích tuần hoàn
do viêm tụy cấp.
+ Chống tăng huyết áp ở phụ nữ có thai.
+ Các trường hợp khó sử dụng các dịch
thay thế huyết tương hơn là albumin
- Albumin không được khuyến cáo trong:
+ Chấn thương sọ não hoặc bắt đầu điều trị
đột quỵ cấp
+ Viêm đường ruột
+ Tăng lượng chất hữu hình trong tuần
hoàn, như chạy thận nhân tạo, trong trường
hợp huyết động không ổn định.
+ BN giai đoạn cuối.


Số phiếu:………

PHỤ LỤC 2. PHIẾU TÓM TẮT THÔNG TIN BỆNH ÁN SỬ DỤNG ALBUMIN
I. THÔNG TIN BỆNH NHÂN
Mã PID:…………………………………….

Mã bệnh án:……………


Họ tên BN:…………………………………
Ngày sinh:……/..…../……

Giới tính:  Nam  Nữ
Chiều cao:………cm BMI:……..
Cân nặng:……….kg

Ngày vào viện:..……./……/20.…
Ngày ra viện:………./……/20.…

Tổng số ngày nằm viện:……….. ngày

Các khoa điều trị:
……………………………………….. từ ngày…../……/………
……………………………………….. từ ngày…../……/………
……………………………………….. từ ngày…../……/………
Chẩn đoán ban đầu:……………………
Chẩn đoán xác định:…………………………
Bệnh mắc kèm:………………………………
Kết quả:
 Ra viện
 Chuyển viện
 Tử vong

Lý do:
 Người bệnh tự nguyện
 Bác sĩ chỉ định

II. THÔNG TIN VỀ VIỆC SỬ DỤNG ALBUMIN
1. LÍ DO DÙNG ALBUMIN

NGOẠI KHOA: Thời điểm phẫu thuật:…………Thời điểm bắt đầu dùng albumin:………
Chỉ định
 Cắt gan

 Cấy ghép gan

 Cấy ghép thận

 Bỏng

Đặc điểm lúc bắt đầu sử dụng albumin
Tỷ lệ gan được cắt bỏ:……%
Lượng dịch tinh thể đã dùng (ml/kg/h):………..
Thời gian từ khi bị bỏng tới lúc dùng albumin:…..h
Nồng độ albumin máu:…………g/L
Nồng độ albumin máu:……….. g/L
Áp lực mao mạch phổi bít PCWP:…… mmHg
Hematocrit:……….L/L
Lượng dịch tinh thể đã dùng (ml/kg/h):……….
Thời gian từ sau PT đến lúc dùng albumin:…….h
Nồng độ albumin máu:……….. g/L
Tỷ lệ diện tích bỏng:…….% BSA
Thời gian từ khi bị bỏng tới lúc dùng albumin:…..h
Lượng dịch tinh thể đã dùng (ml/kg/h):……….
Nồng độ albumin máu:……….. g/L


 Phẫu thuật tim mạch
…………………………


Lượng dịch tinh thể đã dùng (ml/kg/h):……….
Thời gian từ sau PT đến lúc dùng albumin:…….h
Nồng độ albumin máu:……….. g/L
 Phẫu thuật tiêu hóa
Lượng dịch tinh thể đã dùng (ml/kg/h):……….
………………………… Thời gian từ sau PT đến lúc dùng albumin:…….h
Nồng độ albumin máu:……….. g/L
 Chấn thương
Lượng dịch tinh thể đã dùng (ml/kg/h):……….
…………………………. Thời gian từ sau PT đến lúc dùng albumin:…….h
Nồng độ albumin máu:……….. g/L
 Khác:
Lượng dịch tinh thể đã dùng (ml/kg/h):……….
………………………… Thời gian từ sau PT đến lúc dùng albumin:…….h
Nồng độ albumin máu:……….. g/L
NỘI KHOA:
Chỉ định
 Sốc giảm thể tích

Đặc điểm lúc bắt đầu sử dụng albumin
Lượng dịch tinh thể đã dùng (ml/kg/h):…………..
Thời gian từ lúc bắt đầu truyền dịch tinh thể đến lúc dùng
albumin:…….h
Nồng độ albumin máu:……….. g/L
 Sốc nhiễm trùng
Lượng dịch tinh thể đã dùng (ml/kg/h):……….
Loại thuốc vận mạch, liều lượng:…………………...
………………………………………..mcg/kg/phút
Thời gian từ lúc bắt đầu truyền dịch tinh thể đến lúc dùng
albumin:…….h

Nồng độ albumin máu:……….. g/L
 Tăng bilirubin ở trẻ sơ Nồng độ bilirubin tự do (gián tiếp):………. μmol/L
sinh (< 1 tháng)
Nồng độ bilirubin toàn phần:…………. μmol/L
Nồng độ albumin máu:………...g/L
 Suy gan cấp
Phù (khám):…………….
Tràn dịch đa màng:……………
Nồng độ albumin máu:………...g/L
 Dẫn lưu dịch cổ trướng Thể tích dịch cổ trướng dẫn lưu/1 lần (ml):………..
Nồng độ creatinin huyết thanh:………μmol/L
Nồng độ albumin máu:………...g/L
 NT màng bụng tự phát Số lượng BC trung tính dịch cổ trướng:….. TB/mm3
Nồng độ creatinin huyết thanh:………. μmol/L
BUN:………..mg/mL
Bilirubin toàn phần:………. μmol/L
Thời gian từ lúc chẩn đoán đến lúc dùng albumin:……h
Nồng độ albumin máu:………...g/L
 Chẩn đoán HC gan
Nồng độ creatinin huyết thanh:………. μmol/L
thận
Nồng độ albumin máu:………...g/L


 Điều trị HC gan thận

 Hội chứng thận hư

 Bệnh thận cấp


Nồng độ creatinin huyết thanh:………. μmol/L
Protein niệu:…………..g/ngày
Hồng cầu niệu:……………..tế bào/vi trường
Nồng độ albumin máu:………...g/L
Phù (khám):……………
Protein niệu:……….g/ngày
Cholesterol máu:………….
Lợi tiểu, liều dùng, cách dùng:……………..
Nồng độ hematocrit……………..L/L
Nồng độ creatinin huyết thanh:…………… μmol/L
Nồng độ albumin máu:………...g/L
Phù (khám):…………..
Tràn dịch đa màng:………..
Nồng độ creatinin huyết thanh:………… μmol/L
Nồng độ albumin máu:………...g/L

 Hội chứng suy hô hấp
Lợi tiểu, liều dùng, cách dùng:………………..
cấp (ARDS) hoặc tổn
Nồng độ albumin máu:………...g/L
thương phổi cấp (ALI)
 Thay thế huyết tương Thể tích huyết tương trao đổi:…………../1 phiên
Nồng độ fibrinogen huyết thanh:…………..g/L
Nồng độ albumin máu:…………g/L
 Giảm albumin máu
Phù (khám): ………..
Tràn dịch đa màng:………..
Nồng độ albumin máu:…………g/L
 Can thiệp dinh dưỡng Tình trạng tiêu chảy:………..
Nồng độ albumin máu:………...g/L

 Hội chứng quá kích Phù (khám): ………..
buồng trứng
Tràn dịch đa màng:………..
Nồng độ albumin máu:…………g/L
 Xuất huyết não
Phù (khám): ………..
Tràn dịch đa màng:………..
Nồng độ albumin máu:…………g/L
 Khác:……………
Phù (khám):……………
Tràn dịch đa màng:………..
Nồng độ albumin máu:…………g/L
 Không phân loại được Đặc điểm bệnh nhân:
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Nồng độ albumin máu:…………g/L


2. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG ALBUMIN:
Ngày
Nồng độ
albumin (g/L)
Liều dùng
(ml)
Tốc độ truyền
(ml/h)
Dung môi
pha, lượng
dùng

Ngày
Nồng độ
albumin (g/L)
Liều dùng
(ml)
Tốc độ truyền
(ml/h)
Dung môi
pha, lượng
dùng
Ngày
Nồng độ
albumin (g/L)
Liều dùng
(ml)
Tốc độ truyền
(ml/h)
Dung môi
pha, lượng
dùng
Ngày
Nồng độ
albumin (g/L)
Liều dùng
(ml)
Tốc độ truyền
(ml/h)
Dung môi
pha, lượng
dùng


Khoảng tham chiếu albumin:…………g/L


PHỤ LỤC 3. TỶ LỆ CÁC LÍ DO CHỈ ĐỊNH ALBUMIN CHUNG TOÀN BỆNH VIỆN VÀ TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG
Lí do chỉ định
Cắt gan

Chung toàn
viện

ICU

Nội Chung
Tim mạch

27 (5,5)

Ngoại

Cấy ghép gan

17 (3,4)

14 (7,0)

13 (11,5)

cơ quan


Cấy ghép thận

8 (1,6)

1 (0,5)

7 (6,2)

Thay van tim

21 (4,3)

21 (10,6)

Sửa chữa Fallot 4

6 (1,2)

6 (3,0)

Bắc cầu chủ vành

4 (0,8)

4 (2,0)

Vá thông liên nhĩ/liên thất

2 (0,4)


2 (1,0)

Thay quai động mạch chủ

1 (0,2)

1 (0,5)

Cắt đại tràng

3 (0,6)

Cắt dạ dày

2 (0,4)

Cắt ruột thừa

2 (0,4)

2 (1,8)

Cắt trực tràng

2 (0,4)

2 (1,8)

Cắt ruột non


1 (0,2)

Khâu lỗ thủng tạng rỗng

1 (0,2)

Mổ teo đường mật bẩm sinh

1 (0,2)

Nối mật ruột do tắc mật

1 (0,2)

1 (0,9)

Nối vị tràng do hẹp môn vị

1 (0,2)

1 (0,9)

Sốc giảm thể tích

8 (1,6)

8 (4,0)

Sốc nhiễm trùng


36 (7,3)

30 (15,1)

tim mạch

Phẫu thuật
tiêu hóa

Sốc

Sản

Nhi

27 (23,9)

Cấy ghép

Phẫu thuật

Sơ sinh

1 (0,9)*

1 (0,9)*

3 (2,7)
1 (0,5)


1 (0,9)

1 (4,2)
1 (0,5)

1 (0,9)*
1 (4,2)

6 (18,2)

Ung bướu


Tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh

2 (0,4)

Suy gan cấp

4 (0,8)

Xơ gan cổ Dẫn lưu dịch cổ trướng

5 (1,0)

trướng

3 (0,6)

1 (0,5)


2 (1,7)*

Bệnh thận cấp

3 (0,6)

2 (1,0)

1 (0,9)

Hội chứng thận hư

2 (0,4)

Hội chứng suy hô hấp cấp

2 (0,4)

2 (1,0)

Thay thế huyết tương

13 (2,6)

8 (4,0)

223 (45,2)

66 (33,2)


65 (56)

38 (33,6)

Can thiệp dinh dưỡng

33 (6,7)

10 (5,0)

15 (12,9)

8 (7,1)

Hội chứng quá kích buồng trứng

10 (2,0)

Xuất huyết não

7 (1,4)

7 (3,5)

2 (1,7)*

Phù/tràn dịch

17 (3,4)


4 (2,0)

9 (7,8)

Bù dịch

10 (2,0)

5 (2,5)

5 (4,3)

Thiếu máu

1 (0,2)

Điều trị hội chứng gan thận

Giảm albumin máu

Khác

Không phân loại được
Tổng

14 (2,8)
493 (100,0)

2 (6,1)

3 (1,5)

1 (0,9)
4 (3,4)

1 (0,9)

1 (5,3)
1 (4,2)

1 (0,9)

1 (0,9)*
5 (4,4)
24 (72,7)

14 (46,7)

20 (83,3)

11 (57,9)
5 (26,3)

10 (33,3)

1 (0,9)

2 (6,7)
2 (6,7)


2 (10,5)
1 (4,2)

1 (3,3)
2 (1,0)

8 (6,9)

2 (1,8)

199 (100,0) 116 (100,0) 113 (100,0)

*Albumin được sử dụng duy trì với lí do chỉ định như khoa trước đó.

1 (3,0)

1 (3,3)

33 (100,0)

30 (100,0)

24 (100,0)

19 (100,0)


×