Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

ĐINH THỊ vân NGHIÊN cứu đặc điểm THỰC vật, THÀNH PHẦN hóa học và tác DỤNG TĂNG lực của cây ĐINH LĂNG RĂNG THU hái tại THÁI BÌNH LUẬN văn THẠC sĩ dược học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.54 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐINH THỊ VÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG
TĂNG LỰC CỦA CÂY ĐINH LĂNG RĂNG
THU HÁI TẠI THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐINH THỊ VÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG
TĂNG LỰC CỦA CÂY ĐINH LĂNG RĂNG
THU HÁI TẠI THÁI BÌNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi nhận được rất nhiều sự hướng
dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình và động viên của thầy cô, gia đình và bạn bè, đặc
biệt là PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển và các thầy giáo, cô giáo của Bộ môn
Dược học cổ truyền, Bộ môn Thực vật, Bộ môn Dược liệu, Bộ môn Dược lực –
Trường Đại học Dược Hà Nội và khoa Hoá phân tích tiêu chuẩn, khoa Dược lý
sinh hóa – Viện Dược liệu.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ chu đáo hết lòng của Ban Giám hiệu nhà
trường và phòng Sau Đại học đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tại Trường Đại học Dược Hà Nội.
Vậy tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng yêu mến tới PGS.TS.
Nguyễn Mạnh Tuyển đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ, dành thời gian
trao đổi và định hướng cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi cũng
xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học và
các Bộ môn đã giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Do điều kiện chủ quan và khách quan, chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu
sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá của các thầy cô và hội
đồng.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2019
Học viên


Đinh Thị Vân


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI POLYSCIAS ......................................................... 3
1.1.1.Vị trí phân loại .......................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Polyscias .................................3
1.1.3. Thành phần hóa học chi Polyscias .......................................................4
1.1.4. Tác dụng sinh học.............................................................................. 14
1.2. CÔNG DỤNG CỦA ĐINH LĂNG .......................................................... 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 20
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU .................. 20
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu .................................................................... 20
2.1.2. Động vật thí nghiệm .......................................................................... 20
2.1.3. Trang thiết bị nghiên cứu .................................................................. 20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 21
2.2.1. Nghiên cứu thực vật học ................................................................... 21
2.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học ................................................... 22
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng tăng lực............................................................ 24
2.2.4. Nơi tiến hành thí nghiệm ................................................................... 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 26


3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ............................. 26

3.1.1 Đặc điểm thực vật mẫu nghiên cứu .................................................... 26
3.1.2. Giám định tên khoa học của cây Đinh lăng răng .............................. 28
3.1.3. Đặc điểm vi học ................................................................................. 28
3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC .......................... 35
3.2.1. Định tính và phân lập một số hợp chất trong lá và thân Polyscias
guilfoylei (W.Bull) L.H.Bailey cv. quinquefolia.......................................... 35
3.2.2. Xác định cấu trúc của các hợp chất ................................................... 40
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG TĂNG LỰC ............................ 56
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 60
4.1. VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ................................................................... 60
4.2. VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ............................................................... 63
4.3. VỀ TÁC DỤNG TĂNG LỰC .................................................................. 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Công thức một số saponin trong chi Polyscias .................................... 9
Bảng 3.1. Khóa phân loại chi Polyscias [69] và thứ trồng trọt [43] ................... 28
Bảng 3.2. Kết quả định tính lá và thân bằng phản ứng hóa học ......................... 35
Bảng 3.3. So sánh số liệu NMR của hợp chất 1 với tài liệu tham khảo ............. 41
Bảng 3.4. So sánh số liệu NMR của hợp chất 2 với tài liệu tham khảo ............. 43
Bảng 3.5. So sánh số liệu NMR của hợp chất 3 với tài liệu tham khảo ............. 45
Bảng 3.6. So sánh số liệu NMR của hợp chất 4 với tài liệu tham khảo ............. 47
Bảng 3.7. So sánh số liệu NMR của hợp chất 5 với tài liệu tham khảo ............. 49
Bảng 3.8. So sánh số liệu NMR của hợp chất 6 với tài liệu tham khảo ............. 51
Bảng 3.9. So sánh số liệu NMR của hợp chất 2a với tài liệu tham khảo ............ 55
Bảng 3.10. Thời gian bám trên trụ quay của chuột tại thời điểm trước khi uống
và sau khi uống cao Đinh lăng 60 phút (n=12-13).............................................. 56
Bảng 3.11. Thời gian bám trên trụ quay của chuột tại thời điểm trước khi uống

và sau khi uống cao Đinh lăng 7 ngày (n=12-13). .............................................. 57
Bảng 3.12. Thời gian bám trên trụ quay của chuột tại thời điểm trước khi uống
và sau khi uống cao Đinh lăng 14 ngày (n=12-13). ............................................ 58
Bảng 3.13. Trọng lượng chuột tại thời điểm ngày 1, ngày 7 và ngày 14 uống cao
Đinh lăng (n=12-13) ............................................................................................ 59


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Công thức các hợp chất sterol và glycosid của sterol ........................... 5
Hình 1.2. Công thức các hợp chất polyacetylen ................................................... 6
Hình 1.3. Công thức các hợp chất tinh dầu ........................................................... 6
Hình 1.4. Công thức các hợp chất phenol ............................................................. 7
Hình 1.5. Công thức các triterpenoid .................................................................... 8
Hình 1.6. Công thức các ceramid và cerebrosid ................................................... 8
Hình 1.7. Công thức một số saponin của loài Polyscias guilfoylei..................... 14
Hình 3.1. Đặc điểm thực vật của mẫu Đinh lăng răng ........................................ 27
Hình 3.2. Vi phẫu rễ của Đinh lăng răng ............................................................ 29
Hình 3.3. Vi phẫu thân của mẫu Đinh lăng răng................................................. 31
Hình 3.4. Cấu tạo giải phẫu lá Đinh lăng răng .................................................... 32
Hình 3.5. Bột rễ của Đinh lăng răng ................................................................... 33
Hình 3.6. Bột thân của Đinh lăng răng ............................................................... 34
Hình 3.7. Bột lá của Đinh lăng răng.................................................................... 35
Hình 3.8. Sơ đồ chiết xuất, phân lập hợp chất từ lá của Polyscias guilfoylei cv.
quinquefolia ......................................................................................................... 38
Hình 3.9. Sơ đồ chiết xuất, phân lập hợp chất từ thân của Polyscias guilfoylei cv.
quinquefolia ......................................................................................................... 40
Hình 3.10. Công thức cấu tạo của hợp chất 1 ..................................................... 42
Hình 3.11. Công thức cấu tạo của hợp chất 2 ..................................................... 44
Hình 3.12. Công thức cấu tạo của hợp chất 3 ..................................................... 46
Hình 3.13. Công thức cấu tạo của hợp chất 4 ..................................................... 48

Hình 3.14. Công thức cấu tạo của hợp chất 5 ..................................................... 50


Hình 3.15. Công thức cấu tạo của hợp chất 6 ..................................................... 53
Hình 3.16. Tương tác HMBC (

) của hợp chất 6 ......................................... 54

Hình 3.17. Công thức cấu tạo của hợp chất 2a ................................................... 56
Hình 4.1. Loài Polyscias guilfoylei cv. quinquefolia [78] .................................. 62


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ

CD3OD

Deuterated methanol

cv.

Cultivar

ESI-MS

ElectroSpray Ionization Mass Spectroscopy

EtOAc


Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Correlation

MeOH

Methanol

NMR

Nuclear magnetic resonance

P.

Polyscias

ppm

Parts per million

SE

Standard error


SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TLC

Thin-layer chromatography

TT

Thuốc thử


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới thực vật là nguồn tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá về
những hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học. Việt Nam là quốc gia nằm ở
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều điều kiện thuận lợi cho các sinh vật
phát triển, tạo ra hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, cung cấp nguyên liệu cho
nền y học cổ truyền Việt Nam. Nguồn cây thuốc dân gian cũng như tri thức sử
dụng dược liệu phong phú của nhân dân vẫn là kho tàng quý giá để khám phá,
tìm kiếm các loại thuốc mới có hiệu lực cao trong phòng và chữa bệnh. Ngày
nay, xu hướng đi sâu nghiên cứu và tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính
sinh học cao từ các loài thực vật làm dược phẩm chữa bệnh đang ngày càng thu
hút được sự quan tâm của các nhà khoa học bởi ưu điểm của chúng là không độc
hoặc rất ít khi có độc tính, dễ hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể.
Chi Polyscias là chi lớn thứ hai thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) [67], với
nhiều loài được sử dụng trong các bài thuốc cổ phương, tuy nhiên cho đến nay
trên thế giới mới chỉ có một số loài của chi Polyscias được nghiên cứu thành
phần hóa học: P. fruticosa (L.) Harms, P. filicifolia Bail., P. scutellaria (Burm.

f.) Merr., P. amplifolia (Baker) Harms, P.dichroostachya Baker, P. fulva, P.
murrayi Harms và Polyscias sp. nov. Ở Việt Nam, hiện nay có hơn 10 loài Đinh
lăng [9], đa số Đinh lăng hiện này được sử dụng làm cây cảnh, chỉ có vài loài
được sử dụng làm thuốc, loài Đinh lăng được sử dụng làm thuốc phổ biến nhất
là Polyscias fruticosa (L.) Hams. Tuy nhiên ở một số vùng, ngoài loài Polyscias
fruticosa (L.) Hams thì một số loài Đinh lăng khác cũng được trồng với nhu cầu
sử dụng cao như loài Đinh lăng răng. Đây là một trong những loài Đinh lăng
được trồng phổ biến tại Thái Bình, được nhân dân sử dụng làm cây cảnh cũng
như làm thuốc tương tự Đinh lăng lá xẻ để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức
đề kháng, giảm đau đầu, giảm mệt mỏi... Tuy nhiên, hiện có rất ít nghiên cứu về
đặc điểm thực vật, thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lý của loài Đinh
lăng này.

1


Do đó, để bổ sung cơ sở dữ liệu thực vật, hóa học cũng như nâng cao
công dụng và giá trị ứng dụng thực tiễn của cây Đinh lăng răng, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng
tăng lực của cây Đinh lăng răng thu hái tại Thái Bình" với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học và mô tả đặc điểm vi
học của cây Đinh lăng răng thu hái tại Thái Bình.
2. Chiết xuất, phân lập và nhận dạng 2-3 hợp chất từ phần trên mặt đất
của cây Đinh lăng răng.
3. Đánh giá tác dụng tăng lực của cao chiết nước từ phần trên mặt đất của
cây Đinh lăng răng.

2



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI POLYSCIAS
1.1.1.Vị trí phân loại
Theo nghiên cứu về phân loại thực vật, chi Polyscias có vị trí phân loại như sau
[35]:
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Bộ Sơn thù du (Cornales)
Họ Nhân Sâm (Araliaceae)
Chi Polyscias
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Polyscias
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật chi Polyscias [1], [23]
Cây gỗ nhỏ hay nhỡ có dáng mảnh và có tán lá đẹp, thường xanh, không
gai. Lá kép lông chân vịt hay lá đơn có thùy chân vịt hoặc lá kép lông chim với
các lá chét có hình dạng thay đổi; lá kèm không có hay hợp lại ở gốc thành một
phần phụ nhỏ. Cụm hoa tán tạo thành chùm hay chùy; cuống hoa có khớp rụng
hay hơi có khớp; đài nguyên hay có 5 răng; cánh hoa 5, tiền khai van. Bộ nhị 5,
bao phấn hình trứng hay thuôn. Bầu dưới 2 ô, ít khi 3-4 ô; vòi nhụy 2-4 rời hay
hợp ở gốc. Quả dẹt, ít khi gần hình cầu. Hạt dẹt.
1.1.2.2. Phân bố chi Polyscias
Chi Đinh lăng (Polyscias) là một chi trong thực vật có hoa thuộc họ Nhân
sâm (Araliaceae) [67], chứa khoảng 114-150 loài (tùy theo quan điểm phân
loại), chủ yếu phân bố tại khu vực Madagascar, đặc biệt ở một số đảo ở Thái
Bình Dương [1], [35], [41], [54], [77]. Chi Polyscias là chi lớn thứ hai trong họ
Nhân sâm [67], cho đến nay trên thế giới chỉ có một số loài của chi Polyscias đã
được quan tâm nghiên cứu như: P. fruticosa (L.) Harms., P. filicifolia Bail., P.
scutellaria (Burm. f.) Merr., P. amplifolia (Baker) Harms, P. dichroostachya

3



Baker, P. fulva, P. murrayi Harms và Polyscias sp. Nov.
Ở Việt Nam, hiện nay có hơn 10 loài Đinh lăng [9], đa số Đinh lăng được
sử dụng làm cây cảnh, chỉ có vài loài được sử dụng làm thuốc.
Theo Phạm Hoàng Hộ ở Việt Nam có các loài Đinh lăng sau [9]:
+ Đinh lăng lá nhỏ thường gọi là cây Lá gỏi hay Đinh lăng lá xẻ, tên khoa
học: Polyscias fruticosa L. Harms.- Nothopanax fruticosus (L.) Miq.
Tieghemopanax fruticosus Vig.
+ Đinh lăng lá tròn: Polyscias balfouriana Baill.
+ Đinh lăng trổ còn gọi là Đinh lăng viền bạc: Polycias guilfoylei (Cogn
Marche) Baill.
+ Đinh lăng lá to còn gọi là Đinh lăng ráng, tên khoa học là Polyscias
filicifolia (Merr) Baill.
+ Đinh lăng đĩa: Lá to tròn, tên khoa học là Polyscias scutellarius (Burm.
F.) Merr.
+ Đinh lăng lá răng: Lá 2 lần kép, thân màu xám trắng, tên khoa học là
Polyscias serrata Balf.
1.1.3. Thành phần hóa học chi Polyscias
Trên thế giới, hiện có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của các
loài thuộc chi Polyscias. Thành phần hóa học chính trong củ các loài thuộc chi
Polyscias là saponin, alcaloid, glucosid, flavonoid, tanin, vitamin, các acid
amin…[11], [22], [23], [56], [58], các saponin triterpenoid trong rễ Đinh lăng
đều có phần sapogenin là các acid oleanolic và phần đường là glucose,
galactose, rhamnose…
1.1.3.1. Các sterol và glycosid của sterol
Có 6 hợp chất sterol và glycosid của sterol được phát hiện trong chi
Polyscias [7], [29], [59]: β-sitosterol (1); stigmasterol (2); spinasterol (3); 3-O-βD-glucopyranosyl-β-sitosterol (4); 3-O-β-D-glucopyranosylspinasterol (5); 3-Oβ-D-glucopyranosylstigmasterol (6) (Hình 1.1).

4



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Hình 1.1. Công thức các hợp chất sterol và glycosid của sterol
1.1.3.2. Các hợp chất polyacetylen
Có 4 hợp chất polyacetylen được phát hiện trong chi Polyscias [25], [57]:
(8E)-heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3,10-diol (7); (8E)-heptadeca-1,8-dien-4,6diyn-3-ol-10-on (8); (8Z)-heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on (9); falcarinol
(10) và panaxydol (11) (Hình 1.2).

5


(7)

(8)

(10)
(9)


(11)

Hình 1.2. Công thức các hợp chất polyacetylen
1.1.3.3. Tinh dầu
Có 4 tinh dầu được phát hiện trong chi Polyscias [36]: β-elemen (12), βgermacren-D (13), E-γ-Bisabolen (14), α-bergamoten (15) (Hình 1.3).

(12)

(13)

(14)

(15)

Hình 1.3. Công thức các hợp chất tinh dầu
1.1.3.4. Các hợp chất phenol
Có 11 hợp chất phenol được phát hiện trong chi Polyscias [29], [38], [55],
[59]:

3-O-β-D-glucopyranosyl

quercetin

(16);

3-O-β-D-galactopyranosyl

quercetin (17); quercetin-3,7,3’,4’-tetrametyl ete (18); kaempferol-3,7-di-O-α-Lrhamnopyranosid (19); lichexathon (20); acid 3-(4-hydroxyphenyl) propionyl

6



choline

(21);

acid

3-(4-hydroxyphenyl) propanoic

(22);

acid

3-(3,4-

dihydroxyphenyl) propanoic (23); acid 3,4-di-O-3-(4-hydroxyphenyl) propionyl1,5-dihydroxy cyclohexancarboxylic (24); acid 3,5-di-O-3-(4-hydroxyphenyl)
propionyl-1,4-dihydroxycyclohexancarboxylic (25); acid 3,5-dicaffeoyl-mucoquinic (26) (Hình 1.4).

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)


(22)

(23)

(24)

(25)

(26)

Hình 1.4. Công thức các hợp chất phenol

7


1.1.3.5. Các triterpenoid
Có 2 hợp chất triterpenoid phát hiện trong chi Polyscias [29], [34], [57],
[59]: acid oleanolic (27); hederagenin (28) (Hình 1.5).

(27)

(28)

Hình 1.5. Công thức các triterpenoid
1.1.3.6. Các ceramid và cerebrosid


2


chất:

(2S,3S,4R,8E)-2-[(2’R)-2’-hydroxypalmitoylamino]-8-

octadecene-1,3,4-triol (29) và (2S,3S,4R,8E)-1-O-β-D-glucopyranosyl-2-(2’R)
-2-hydroxypalmitoylamino]-8-octadecen-1,3,4-triol (30) được phát hiện trong
chi Polyscias [59] (Hinh1.6).

(29)

(30)

Hình 1.6. Công thức các ceramid và cerebrosid
1.1.3.7. Các saponin
Trong củ các loài thuộc chi Polyscias, đến nay đã xác định được khoảng
33 saponin, thuộc 3 nhóm chính (Bảng 1.1):
- Nhóm 1: Các saponin có aglycon là acid oleanolic: 24 chất.

8


- Nhóm 2: Các saponin có phần aglycon là hederagenin: 5 chất
- Nhóm 3: Các saponin khác: 4 chất.
Bảng 1.1. Công thức một số saponin trong chi Polyscias
R1

R2

acid 3-O-β-Dalactopyranosyloleanolic


Gal-

H

acid 3-O-β-D-galactopyranosyl(1→4)-β-Dgalactopyranosyloleanolic

Gal-(1→4)-Gal-

H

TLTK

Aglycon acid oleanolic

[41]

acid 3-O-β-D- galactopyranosyl(1→4)-β-DGal-(1→4)-Xylxylopyranosyloleanolic

H

acid 3-O-β-D-galactopyranosyl(1→4)-α-Larabinopyranosyloleanolic

Gal-(1→4)-Ara-

H

acid 3-O-β-D-glucopyranosyl(14)-β-Dglucuronopyranosyloleanolic

Glc-(1→4)-GlA-


H

[7], [29], [48]

acid 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(12)-αlarabinopyranosyloleanolic

Rha-(1→2)-Ara-

H

[59]

acid 3-O-β-D-galactopyranosyl(12)-β-Dglucopyranosyloleanolic

Gal-(1→2)-Glc-

H

acid 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(14)-β-D-glucopyranosyl 28O-β-D-glucopyranosyloleanolic

Rha-(1→4)-Glc

Glc-

acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-

Glc-(1→2)-GlA-

H


[40], [68]

9

[64], [48]


R1

R2

TLTK

H

[48]

H

[48]

H

[48]

Glc-

[7], [48]

Glc-


[48]

Glc-

[48]

Glc-

[48]

(12)-β-Dglucuronopyranosyloleanolic
acid 3-O-[β-D-glucopyranosyl(12), β-D-glucopyranosyl(14)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic

Glc-(1→2)
Glc-(1→4)

GlA-

acid 3-O-[α-Larabinopyranosyl-(12), β-Dglucopyranosyl(14)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic

Ara-(1→2)

GlA-

acid 3-O-[β-Dgalactopyranosyl-(12), β-Dglucopyranosyl-(13)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic

Gal-(1→2)
Glc-(1→3)


3-O-β-D-Glucopyranosyl(14)-β-Dglucuronopyranosyloleanolic
28-O-β-D-glucopyranosyl ester

GlA-

Glc-(1→4)-GlA-

3-O-[β-D-Glucopyranosyl(12), β-D-glucopyranosyl(14)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic28-O-β-D-glucopyranosyl ester

Glc-(1→2)
Glc-(1→4)

3-O-[α-L-arabinopyranosyl(12), β-D-glucopyranosyl(14)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic

Ara-(1→2)
Glc-(1→4)

GlA-

GlA-

28-O-β-D-glucopyranosyl ester
3-O-[β-D-galactopyranosyl(12), β-D-glucopyranosyl(13)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic
28-O-β-D-glucopyranosyl ester
3-O-β-D-glucopyranosyl(14)-β-Dglucuronopyranosyloleanolic

Gal-(1→2)
Glc-(1→3)

Glc-(1→4)-GlA-


10

GlA-

Rha[48]
(1→3)-Glc-


R1

R2

TLTK

Rha(1→3)-Glc

[48]

GlA-

H

[62]

Glc(1→3)-GlA-

H

[62]


Glc-(1→3)-GlA-

Glc-

[62]

Glc-(1→4)-Glc-(1→2)GlA-

H

[63]

Glc-(1→4)-Glc-(1→2)GlA-

Glc-

[65]

Glc-(1→4)-GlA-

Me

[7]

28-O-α-L-rhamnopyranosyl(13)-β-D-glucopyranosylester
3-O-[ β-D-glucopyranosyl(12), β-D-glucopyranosyl(14)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic
28-O-[α-L-rhamnopyranosyl(13)-β-D-glucopyranosyl
ester
acid 3-O-β-Dglucuronopyranosyloleanolic

acid 3-O-β-D-glucopyranosyl(13)-β-Dglucuronopyranosyloleanolic

Glc-(1→2)
Glc-(1→4)

GlA-

(47)
3-O-β-D-glucopyranosyl(13)-β-Dglucuronopyranosyloleanolic
28-O-β-D-glucopyranosyl ester
acid 3-O-β-D-glucopyranosyl(12)-β-D-glucopyranosyl(14)-β–Dglucuronopyranosyloleanolic
3-O-β-D-glucopyranosyl(14)-β-D-glucopyranosyl(12)-β-D
glucuronopyranosyloleanolic
28-O-β-D-glucopyranosyl ester
3-O-β-D-glucopyranosyl(14)-β-Dglucuronopyranosyloleanolic
28-O-metyl ester

11


R1

R2

TLTK

Ara-

H


Rha-(1→2)-Ara-

H (αhederin)

3-O-β-D-glucopyranosyl(12)-α-Larabinopyranosylhederagenin

Glc-(1→2)-Ara-

H

3-O-α-L-rhamnopyranosyl(12)-α-Larabinopyranosylhederagenin
28-O-β-D-glucopyranosid

Rha-(1→2)-Ara-

Glc-

Rha-(1→2)-Ara-

Rha(1→4)-Glc- [33]
(1→6)-Glc-

Aglycon hederagenin
3-O-α -Larabinopyranosylhederagenin
3-O-α-L-rhamnopyranosyl(12)-αL-arabinopyranosylhederagenin

3-O-α-L-rhamnopyranosyl(12)-α-Larabinopyranosylhederagenin
28-O-β-L-rhamnopyranosyl(14)-β-D-glucopyranosyl(16)-β-D-glucopyranosyl

[33], [45], [59]


ester(kalopanax saponin B)

Các saponin khác [33], [59], [62], [63], [64], [65]

12-Oxo-3,16-20(S)-trihydroxydammar-24-en-3-

12

acid 3-O-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-α-


O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-β-D-

L-arabinopyranosyl]echinocystic

glucopyranosid

3-O-α-L-arabinopyranosylcollinsogenin
3-O-β-glucopyranosyloleanan

1.1.3.8. Thành phần hóa học của loài Polyscias guilfoylei L.H.Bailey
Trong củ loài Polyscias guilfoylei đã phân lập được 9 hợp chất: entlabda-8,

13-diene-15,18-diol,

dihydroxyoctadecan-2-yl)

stigmasterol,


palmitamide,

glucopyranosylstigmasta-5,22-diene-3-β-ol,

spinasterol,

N-(1,3-

panaxydiol,

3-O-β-D-

(8Z)-2-(2-hydroxypentacosanoyl-

amino)-octadeca-8-ene-1,3,4-triol, 4-hydroxybenzoic acid, và tamarixetin 3,7di-O-α-L-rhamnopyranoside) [32]; và 7 saponin được phân tách từ phần trên
mặt đất của Polyscias guilfoylei [42] bao gồm: 3β-O-[α-L-rhamnopyranosyl(1→4)-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-α-L-arabinopyranosyl]olean-12-en-28-O-[βD-glucopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl]

este

(1);

3β-O-α-L-

arabinopyranosyl-olean-12-en-28-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→6)-β-Dglucopyranosyl]

ester

(2);

3β-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2)-α-L-


arabinopyranosyl]-echinocystic acid 28-[O-β-Dglucopyranosyl-(1→6)-O-β-Dglucopyranosyl] ester (3); 3β-O-α-L-arabinopyranosylolean-12-en-28-O-α-Lrhamnopyranosyl-(1→4)-β-Dglucopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside
3β-O-α-L-arabinopyranosyl

(4);

-(1→2)-β-D-glucopyranosyl-olean-12-en-28-O-β-

D-glucopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyrano-side

(5);

3β-O-α-L-

arabinopyranosyl-(1→2)-α-L-rhamnopyranosylolean-12-en-28-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside (6); 3β-

13


O-α-L-arabino-pyranosyl-(1→3)-β-D-glucopyranosyl-olean-12-en-28-O-β-Dglucopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyrano-side (7) (Hình 1.7). Năm 2011, Văn Bá
Lãnh đã cô lập từ lá cây 2 hợp chất là 3-O-β-D-glucopyranosylstigmasterol và 3O-β-D-glucopyranosyl(1→4)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic-28-O-β-Dglucopyranosylester [18]. Năm 2012, Nguyễn Trần Bảo Huy đã phân lập được
acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic trong vỏ
cây [10].
Ngoài ra, trong lá của Polyscias guilfoylei L.H.Bailey định tính được
saponin và tanin, với hàm lượng phenol tổng trong dịch chiết methanol từ lá là
10,36 mg GAE/ g [72].

Hình 1.7. Công thức một số saponin của loài Polyscias guilfoylei

1.1.4. Tác dụng sinh học

1.1.4.1. Tác dụng sinh học của chi Polyscias
Các loài Đinh lăng (Polyscias sp.) được coi như Nhân sâm vì có tác dụng
tương tự Nhân sâm như làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng
của cơ thể, giảm mệt mỏi, bổ dưỡng, giúp ăn ngon, ngủ yên, tăng khả năng lao

14


động và làm việc bằng trí óc, tăng cân và chống độc…. [6], [20], đặc biệt với
cao phối hợp rễ - lá Đinh lăng (còn gọi là cao đinh lăng):
- Tác dụng tăng lực [3], [31]: Cao Đinh lăng làm tăng sức chịu đựng cơ
thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, nóng. Đối với người, Đinh lăng làm
cho nhịp tim trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và làm tăng khả năng chịu
nóng. Người bệnh bị suy nhược uống Đinh lăng nhanh chóng hồi phục sức khỏe,
ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân. Nó cũng làm tử cung co bóp mạnh hơn. Đinh lăng ít
độc hơn Nhân sâm và khác với Nhân sâm, nó không làm tăng huyết áp.
- Nước sắc rễ Đinh lăng có tác dụng tăng sự dẻo dai của cơ thể trên thí
nghiệm cấp tính tương tự như Nhân sâm.
- Tác dụng trên thần kinh trung ương [26]: Cao Đinh lăng có tác dụng rút
ngắn thời gian ngủ của natri barbital ở khoảng liều từ 45-180 mg/kg. Cao Đinh
lăng có tác dụng làm gia tăng vận động tự nhiên của chuột nhắt trắng ở khoảng
liều từ 45-90 mg/kg thể trọng và làm giảm vận động tự nhiên ở khoảng liều
>180 mg/kg. Do đó, cao Đinh lăng có khả năng kích thích thần kinh trung ương
ở khoảng liều <180 mg/kg.
- Tác dụng tăng lực, chống suy nhược [26]: Cao Đinh lăng có tác dụng tăng
lực ở khoảng liều <180 mg/kg được xác định bằng hai biện pháp thực nghiệm là
mô hình chuột bơi kiệt sức của Brekman và chuột leo dây của Cabureb .
- Tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục [27]: Đinh lăng còn thể hiện tác dụng
nội tiết tố sinh dục (hiệu lực androgen và hiệu lực estrogen) trên cơ địa động vật
bình thường và cơ địa động vật bị gây thiểu năng sinh dục.

- Tác dụng chống xơ vữa động mạch [28]: Cao Đinh lăng ở liều 90-180
mg/kg thể trọng làm gia tăng cholesterol huyết và lipid toàn phần trong huyết
thanh của động vật bị gây xơ vữa động mạch thực nghiệm bằng chế độ ăn giàu
cholesterol (gây tăng cholesterol ngoại sinh) và bằng Tween 80 (gây tăng
cholesterol nội sinh).

15


- Tác dụng kháng khuẩn [20]: Cao Đinh lăng có tác dụng trên các chủng
Staphylococus mạnh hơn trên các chủng vi khuẩn và nấm mốc khác. Tác dụng
kháng khuẩn của dịch ether dầu hỏa > dịch chiết ethanol trên các chủng
Staphylococus, đặc biệt là chủng Staphylococus gây bệnh.
- Tác dụng lợi tiểu [26]: Cao Đinh lăng thể hiện tác dụng lợi tiểu nhẹ trên
chuột nhắt trắng ở liều 300 mg/kg thể trọng.
- Tác dụng chống trầm cảm [12], [13]: Trong thực nghiệm của Porsolt, cao
Đinh lăng ở ba liều thực nghiệm đường uống: 45, 90, 180 mg/kg có tác dụng
làm giảm bớt thời gian bất động ở động vật thử nghiệm và đạt ý nghĩa thống kê
so với lô chứng ở liều 180 mg/kg. Kết quả cho thấy ở liều 45 mg/kg không có
tác dụng chống trầm cảm đạt ý nghĩa thống kê khi sử dụng một liều duy nhất,
khi cho uống trong 3-7 ngày thì thể hiện tác dụng chống trầm cảm.
- Tác dụng chống stress [12], [60], [61]: Cao Đinh lăng làm gia tăng
ngưỡng chịu đựng độ nóng của động vật thử nghiệm trong stress vật lý (stress ở
nhiệt độ 37-42oC). Cao Đinh lăng thể hiện tác dụng chống trầm cảm và phục hồi
thời gian ngủ bị rút ngắn trong thí nghiệm gây stress khi cô lập chuột ở liều 45180 mg/kg. Khoảng liều này cũng là khoảng liều được báo cáo có tác dụng dược
lý khác như: tăng lực, kích thích hoạt động bộ não và nội tiết, gia tăng sức đề
kháng của cơ thể trong stress nhiệt độ, kháng viêm và phòng chống xơ vữa động
mạch.
- Tác dụng cải thiện trí nhớ của cao Đinh lăng liều 50, 100 và 200 mg/kg
thử nghiệm cho thấy liều 100 mg/kg làm tăng thời gian bơi trong vùng có phao.

Thể hiện tác dụng cải thiện trí nhớ trên thực nghiệm gây suy giảm trí nhớ bằng
scopolamin [17], [49].
- Tác dụng chống oxy hóa [14], [15], [16]: trên thực nghiệm gây stress tâm
lý với liều 100 mg/kg/ngày, cao rễ Đinh lăng cho thấy tác dụng ức chế peroxy
hóa lipid. Tác dụng của cao Đinh lăng tương tự với vitamin E – một chất chống
oxy hóa điển hình.

16


×